Sơ Nét Về Đạo Cao Đài ( Quách Minh Chương )

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
CƠ ÂN XÁ KỲ BA TẠI PHƯƠNG ĐÔNG
(NĂM ĐẠO THỨ 47)
TÒA THÁNH TÂY NINH
Sơ Nét Về Đạo Cao Đài

Chuyển thể từ Pháp Ngữ ra Anh Ngữ:
Ngoc Đoan Thanh
Chuyển thể từ Anh Ngữ ra Việt Ngữ:
Khai Tâm Quách Minh Chương
 
Đôi Nét Về Đạo Cao Đài.
"Nhân loại ngày nay sống trong những nỗi đau khổ.
Chúng ta đã chịu nỗi thống khổ do hậu quả của những cuộc chiến xung đột tàn bạo đau thương, mâu thuẫn về hệ tư tưởng cũng như sự suy tàn đạo đức. Chúng ta trải qua một giai đoạn đau khổ khủng khiếp vơi sự pha trộn hỗn tạp trong sự lụn tàn về đạo đức và giai đoạn vô tâm linh.
Trách nhiệm của chúng ta là phải truy tần bằng tất cả phương tiện để xóa đi nỗi khổ đau ấy, nếu không thì ít ra có thể làm giảm đi một phần nào.
Cửa đạo là nơi nương náo duy nhất cho con người chúng ta, cho sự toàn vẹn nhất. Sẽ không có nền hòa bình chân thật khả thi, không có hạnh phúc và đại đồng nhân loại trừ khi chúng ta phục sinh lại ánh sáng chân lý trường cửu làm trí não chúng ta được quang minh và tâm hồn an vui bằng đời sống anh em."

Tổng quan khuôn viên Tòa Thánh Tây Ninh

Tổng quan khuôn viên chợ Long Hoa

LỜI PHÁN TRUYỀN CỦA THƯỢNG ĐẾ
“Vốn từ trước THẦY lập ra Ngũ Chi Ðại Ðạo là:
Nhơn Ðạo,
Thần Ðạo,
Thánh Ðạo,
Tiên Ðạo,
Phật Ðạo.

Tùy theo phong hóa của nhân loại mà gầy Chánh giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn loại duy có hành đạo nội tư phương mình mà thôi.
Còn nay thì nhơn loại đã hiệp đồng, Càn Khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều đạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn nhau, nên THẦY mới nhứt định qui nguyên phục nhứt. Lại nữa, trước THẦY lại giao Chánh Giáo cho tay phàm, càng ngày lại càng xa Thánh Giáo mà làm ra phàm Giáo. THẦY lấy làm đau đớn, hằng thấy gần trót mười ngàn năm, nhân loại phải sa vào nơi tội lỗi, mạt kiếp chốn A Tỳ”
Toà Thánh Tây Ninh
Nội tâm Thiên Bàn Đền Thánh Cao Đài và Thiên Nhãn tại ngôi sao Bắc Đẩu trên Quả Càn Khôn, tượng trưng Tâm của Vũ Trụ.
Các Chức Sắc và tín đồ đang hành lễ bên trong Toà Thánh trong buổi lễ.
Nội tâm Đền Thánh thờ Thiên Nhãn trên sao Bắc Đẩu, trên quả Càn Khôn tượng trưng trung tâm Càn Khôn Vũ Trụ.

Các Chức Sắc và Tín Đồ hành lễ trên trong chánh điện.

BẢN ĐỒ MIỀN NAM VIỆT NAM


TÒA THÁNH TÂY NINH VÀ CÁC CẢNH QUAN XUNG QUANH
(Xem bản đồ trang 6)
TÒA THÁNH – Một vùng đất hoang vu bao phủ bởi 1 khu rừng với những cây to lớn đã chuyển thành một vùng Thánh Linh với dân số khoảng hơn 100.000. Phố thị đã mọc lên với khu chợ, trường học và bệnh viện. Được chia thành các khu hành chánh dưới sự trông quả của vị Lễ Sanh sở tại.
1. TỔ ĐÌNH cách thị trung tâm trấn của khoảng 4km.
2. ĐỀN THỜ PHẬT MẪU (Xem trang 33)
3. CHỢ LONG HOA: Cách Tòa Thánh khoảng 2,5km.
4. BÁO QUỐC TỪ: Nơi thờ các bậc yêu nước của Việt Nam.
5. ĐỊA LINH ĐỘNG: Trí Giác Cung tọa lạc tại đây dưới quyền điều khiển của cơ quan Phước Thiện, cách Tòa Thánh Tây Ninh 4km.
9. THIÊN HỶ ĐỘNG: Trí Huệ Cung, là nơi thông thiên với các Đấng Thiêng Liêng.
7. SƠN ĐÌNH: Một cơ sở nông nghiệp thuộc cơ quan Phước Thiện.
8. VẠN PHÁP CUNG: Một cung dành cho riêng cho các vị tu chơn.

SƠ ĐỒ TÒA THÁNH TÂY NINH





TOÀ THÁNH VÀ CÁC CƠ QUAN
1 - Toà Thánh, 2 - Điện Thờ Phật Mẫu (Báo Ân Từ), 3 - Toà Nội Chánh, 4 - Truyền giáo hải ngoại, 5 - Giáo Tông Đường, 6 - Nữ Đầu Sư Đường, 7 - Hộ Pháp Đường, 8 - Văn Phòng Hiệp Thiên Đài, 9 - Cơ Quan Phước Thiện, 10 - Dưỡng Lão Đường, 11 - Đường Nhơn, 12 - Văn phòng Việt Nam, 13 - Tần Nhơn, 14 - Hạnh Đường, 15 - Tịnh Tâm đường, 16 - Công Sở, 17 - Sở dệt, 18 - Phòng thông tin, 19 - Trai đường, 20 - Nhà bếp, 21 - Sở mộc, 22 - Nhà Điện, 23 - Y tế, 24 - Bãi xe, 25 - Y Viện Hành Chánh, 26 - Chốt canh gác, 27 - Học Viện, 28 - Bệnh Viện, 29 - Khách Đình, 30 - Nhà thuyền, 31 - Ban Mỹ Thuật, 32 - Bộ Nhạc, 33 - Nhà nghỉ cho khách thập phương 34 - Kiosk, 35 - Cô Nhi viện 36 - Đài Truyền Thanh, 37 - Văn phòng 38 - Rừng cây 39 - Nhà May Linh Đức, 40 - Sở dệt 41 - Sở Nông Viện.
A. Tượng Phật Thích Ca
B. Cửu Trùng Thiên.
C. Cây Bồ Đề
D. Cột Phướn.
O. Chốt canh.

X. Tháp chư Chức sắc Đại Thiên Phong.
1 – THƯỢNG ĐẾ GIÁNG TRẦN
Giữa năm Ất Sửu (1925),một nhóm trí thức Việt Nam ham thích việc xây bàn cầu cơ tiếp cận với các vong vô hình Qua các buổi chấp bút, họ đưa ra các câu hỏi và nhận được các câu trả lời rất đổi ngạc nhiên. Tổ phụ cha mẹ cũng như thần bằng cố hữu cho hay về thế sự và gia sự qua các cuộc gặp mặt ấy. Những điều bí mật được lột tả một cách xúc động làm họ biết đến sự tồn tại điều huyền nhiệm nơi cõi vô hình.
Không còn hồ nghi về một thế giới huyền linh dù trước tiên, mọi thứ đều rất lạ lẫm đối với tất cả. Không thể hoài nghi vì một lý do nào khác và vì sự phúc hồi từ các vị về cơ qua buổi trao đổi hiển nhiên, lột cả tất cả những tình cảm, cảm xúc, tri thức khoa học và triết học sâu mà trong chúng ta không ai có thể hiểu đặng.
Một trong các Đấng đến giao hảo, có một Đấng đáng lưu tâm với những lời dạy đạo đức và triết lý cao siêu. Ngài đến và xưng là A, Ă, Â một trong các chữ cái đầu tiên của chữ tiếng Việt và Ngài cũng không thố lộ về thân phận Ngài dù những người xây bàn khẩn nài muốn biết danh hiệu Ngài.
Vào đêm Noel, ngày 24 tháng 12, năm 1925, Đấng A, Ă, Â cho họ biết Ngài chính Đức Chí Tôn giáng trần với danh hiệu Cao Đài đến để giáo hóa và truyền dạy chơn lý tại nước Việt. Đức Ngài nói:
“Ðêm nay, 24 Décembre phải vui mầng vì là ngày của Ta xuống trần dạy Ðạo bên Thái Tây (Europe).
Ta rất vui lòng mà thấy đệ tử kính mến Ta như vậy. 
Nhà nầy sẽ đầy ơn Ta”.

2. NHỮNG LỜI TIÊN TRI
Đức Chúa Jesus Christ đã tiên tri Đức Thượng Đế giáng trần trong kinh Tân Ước (Mathew XXIV: 42, 43, 44 John X: 16, 17, 18).
Người đã cho dân Do Thái hay rằng: “Các con sẽ lang thang ở cõi trần này cho đến khi nào Ta trở lại”. Chỉ đến năm 1948, sau khi Đức Thượng Đế tá trần tại Việt Nam, dân Do Thái tái lập lại đất nước họ tại vùng Trung Đông.
Việc giáng lâm của Đức Thượng Đế cũng được các giáo sĩ Phật Giáo tiên tri như vậy.
3. NỀN TÂN TÔN GIÁO KHAI SINH
Nền Tân Tôn Giáo khai sinh và bắt đầu truyền bá năm 1926 sau khi lễ khai Đạo chính thức vào ngày 02 tháng 10 năm1926.
Đứng đầu là Giáo - Tông (POPE) mà ngôi Giáo Tông vô vi là Đức Lý Thái Bạch.
Quyền Giáo Tông tại thế là Đức Lê Văn Trung được thiên phong dưới quyền Giáo Tông vô vi là Đức Lý Thái Bạch. Sau khi Đạo được khai sáng, Ngài Lê Văn Trung được phong làm Quyền Giáo Tông mà đến nay vẫn chưa có người kế vị. Do thiếu ngôi Giáo Tông, Đức HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC đảm trách chưởng quản lưỡng Đài của Đạo Cao Đài thông qua  Đại Hội Nhơn Sanh và Đại Hội Hội Thánh.
4. Ý NGHĨA CỦA HAI CHỮ CAO ĐÀI
Đạo CAO ĐÀI bắt nguồn từ hai chữ CAO ĐÀI. CAO có nghĩa là trên cao. ĐÀI có nghĩa là một cái đài, ám chỉ một Đài Cao nơi THƯỢNG ĐẾ ngự, thống quản vạn vật càn khôn. Đó là Ông Thầy Thiêng Liêng, là ông Cha vô hình của toàn thể chúng ta.
CAO ĐÀI  là một danh từ tượng trưng của Đấng THƯỢNG ĐẾ tá trần trong thời tam kỳ Đại Đạo lập tại cõi Á Đông (Á Đông là cái nôi của vạn Giáo).
5. BA THỜI KỲ PHỔ ĐỘ CỦA THƯỢNG ĐẾ
Từ khi có nhân loại, Đức THƯỢNG ĐẾ đã gieo truyền mối Đạo trong ba kỷ nguyên khác nhau:

Thời kỳ I
Thời kỳ II
Thời kỳ III
Phật Giáo Tiên Giáo
Khổng Giáo
Công Giáo Hồi Giáo
Nhiên Đăng
Cổ Phật
Thái Thượng Đạo Quân Phục
Hy Moses
Thích Ca Lão Tử Khổng Tử Chúa Jesu Mahomet
Năm1926, Đức Cao Đài Thượng Đế qui hợp các mối Đạo với tên gọi là CAO ĐÀI

Trong hai thời kỳ đầu tiên, vạn loại trên quả cầu đã không biết nhau, thiếu sự hoà ái tương thân, Đức THƯỢNG ĐẾ đã đem đến cho con người các mối Đạo khác nhau trên các quốc gia khác nhau, tuỳ theo phong hoá khác nhau, tập quán khác nhau của các dân tộc, để giáo huấn con người.
Ngày nay, tất cả các nơi trên thế giới biết tìm đến với nhau một cách nhanh chóng, Đức THƯỢNG ĐẾ qui hợp các nền Tôn Giáo làm một gọi là: ĐẠO CAO ĐÀI. Hơn nữa, lòng người luôn thay đổi và mong muốn có một thuyết vũ trụ duy lý mang bác ái và công bình để có thể trường tồn ý nghĩa thăng tiến. Họ  mong mõi sự hoà hợp lẫn nhau. Không ai trong chúng ta có thể nói rằng: “Đạo của tôi là hườn thuốc cứu sinh cho nhân loại”.
Nếu thế, quan niệm này sẽ đem đến cho nhân loại một tấn tuồng bi thảm và những cuộc chiến huỷ hoại tận diệt.
6. TÂM LINH HỌC
Như chúng ta thấy như bên trên, Đạo CAO ĐÀI khai nguyên do sự thông công qua huyền diệu cơ bút do bởi các đồng tử là các Chức Sắc Cao Cấp thuộc cơ quan Lập Pháp. Chúng ta đã có thể thông công cùng Đức THƯỢNG ĐẾ cùng các Đấng Thiêng Liêng nơi cõi hư linh để được dạy dỗ và nghe những lời phán truyền.
 Trước tiên hết, chúng ta dùng một cái bàn. Khi THƯỢNG ĐẾ giáng, cây cơ chuyển động ra hiệu các ký tự để có thể ráp vần thành chữ.
 Ngài trong Tam Kỳ, thay vì xuống trần lập Đạo trong xác hữu vi, Đức THƯỢNG ĐẾ chính mình Người đến  bằng việc thông linh tức là cầu cơ xây bàn, nhằm truyền dạy Chơn Lý cho nhơn loại. Ngài đến lập giáo nhưng không để cho xác thân của bất kỳ dân tộc quốc gia nào lập Đạo. Chính vì thế Ngài đã đến với nhân loại bằng phương pháp mới đó là thông công, bởi lẽ tất cả các nền Tôn Giáo hiện hữu lệ thuộc vào quyền hạn của vị Giáo Chủ, mà điều này ngày nay không còn phù hạp với vạn hữu trong bối cảnh hiện thời. Chúng ta thấy rằng, những lời tiên tri của Ngài sai biệt so với chân lý tuyên ngôn của các Tôn Giáo qua các hệ đức tin đã tô vẽ lên sự bất dung trong đời sống.
 Do vậy, Đức THƯỢNG ĐẾ sẽ qui hợp các Tôn Giáo và theo đó khoa học ứng dụng đối với đời sống vật chất và tâm linh của loài người cũng sẽ theo lời dạy của Ngài mà đạt thăng hoa đến trình độ tiến cấp về với bản nguyên vốn có của nó.
 Đức Chúa Jesus Christ đã tiên tri sự giáng lâm của Đức THƯỢNG ĐẾ trong kinh Tân Ước: “Ta sẽ đến như kẻ trộm” (Kinh Phúc Âm chương XII, 40 Mark XII: 32, 33, Kinh Phúc Âm của Thánh Matthew XXIV: 42, 43, 44, Thê-xa-lô-ni-ca - lonica, I Chap V: 2 Tối Thư của Peter, Chap III: 10, Kinh Khải Truyền III: 3).
 Qua việc thông linh này, nó đã minh chứng rằng Ngài đến trần gian không bằng thể xác phàm trần con người mà Ngài đến với chúng ta nhưng không ai biết và thấy, Ngài đến như 1 kẻ trộm lưu ẩn trong nhà của chúng ta vậy.
7. THIÊN NHÃN
Chúng ta thờ THƯỢNG ĐẾ bằng cách nào? Thờ Ngài bằng hình tượng con người chăng? Thưa không! Bởi lẽ điều đó đã không còn phù hợp với lương năng của nhân loại ngày nay.
 Đức THƯỢNG ĐẾ phán dạy chúng ta thờ Ngài bằng biểu tượng, đó là con mắt, biểu trưng cho hình ảnh ngôi Thái Cực của Càn Khôn Vũ Trụ và cũng là linh tánh của mỗi chúng ta. Duy chỉ có một Đấng THƯỢNG ĐẾ mà thôi, đó là nguyên lý duy nhất biến sanh ra vạn hữu. Chúng ta chỉ phụng lạy, kính ngưỡng và thờ duy một Đấng THƯỢNG ĐẾ toàn năng mà thôi dù rằng có nhiều danh hiệu khác nhau hiện hữu trong những tinh cầu trong vũ trụ.

8. NHỮNG NGUYÊN TẮC CĂN BẢN
Học thuyết Cao Đài giáo không chỉ đơn thuần hòa giảng các mối bất hòa tôn giáo mà còn hướng đến sự hoàn thiện thích ứng với các trình độ tiến hóa Tâm Linh của nhân loại.
 1 – TỪ QUAN ĐIỂM ĐẠO ĐỨC: Nhắc nhở con người hoàn thiện trách vụ đối với bản thân, với gia đình, với xã hội và rộng ra thêm là cộng động nhân loại trong một đại gia đình.
 2 – TỪ QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC: dạy chúng ta xem nhẹ quyền lợi, danh vọng, giàu sang, vinh hiển trên cõi thế tạm bợ này để giải phóng tinh thần qui lụy vật chất mà tìm về đời sống tâm linh, nơi chốn bình yên của bản thể linh tâm chiếu diệu.
 3 – TỪ QUAN ĐIỂM THỜ PHƯỢNG: nó dạy chúng ta biết tưởng về nguồn cội và kỉnh ngưỡng Đức THƯỢNG ĐẾ, là Đấng Cha chung của toàn thể vạn vật chúng sanh, và giúp chúng ta biết sùng bái các Đấng Thiêng Liêng cao trọng oai nghi huyền thâm.
 4 – TỪ QUAN ĐIỂM TÂM LINH HỌC: Nói lên điểm hòa hợp cùng thể đối với các Tôn Giáo cũng như hệ thống luận triết tâm linh và triết học vô hình; nói lên sự hiện hữu của linh hồn trong thế giới hữu vi sắc tướng; nói lên con đường tiến hóa qua các biến thiên của sinh tử luân hồi liên tiến; nói lên trạng thái linh tánh của điểm linh quang sau khi bỏ xác từ tác động các hành tang tại thế gian của con người dưới qui luật chi phối, gọi là luật nhân quả.
 5 – TỪ QUAN ĐIỂM THỌ PHÁP MÔN: Điều này khải truyền sự thụ thánh với những ai đã xứng danh đạo hạnh trở thành tín đồ của Đại Đạo, họ sẽ được khai ngộ và truyền dạy nhiều điều huyền bí giúp họ thực thi tu tiến trên bước đường tu học tâm linh.

9. VỀ PHƯƠNG DIỆN ĐIỀU HÀNH MỐI ĐẠO
 Đạo Cao Đài được điều hành dưới hai quyền năng: Thiên Năng và Nhơn Năng.     
A – VỀ THIÊN NĂNG
Quyền năng của Thiêng Liêng định tại Bát Quái Đài dưới quyền điều khiển tối cao của Đức THƯỢNG ĐẾ, Ngài ban truyền cho sắc lệnh phán dạy trong vũ trụ càn khôn. Dưới Ngài, có muôn vàn chư Thiên hộ giá và tá trợ.
B – NHƠN NĂNG
Do Đức THƯỢNG ĐẾ không muốn con người thế gian cầm giềng cả hai Quyền Năng Thiêng Liêng và Quyền Năng tại thế tức là Nhơn Năng, Ngài đã phân rạch ròi hai Quyền này thông qua lưỡng Đài: Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài. Như thế ấy, chúng ta sẽ tránh được hiện trạng độc đoán.
 a. HIỆP THIÊN ĐÀI: Là cơ quan để nhân loại có thể thông công với Đức THƯỢNG ĐẾ, là cơ quan Lập Pháp của Đạo hiện hữu trên cõi trần.
- Đài này tượng trưng cho quyền năng Thiêng Liêng, có quyền phán xử và điều khiển.
 Đức HỘ PHÁP chưởng quản Hiệp Thiên Đài.
 b – CỬU TRÙNG ĐÀI: dưới sự chưởng quản của Đức GIÁO TÔNG, là cơ quan hành pháp.
Là cơ quan đại diện quyền hành hữu vi, tức là cơ quan Hành Chánh Đạo.
Ngoài hai Cơ Quan kể trên, còn có cơ quan Phước Thiện đặt dưới sự trông quản của Hiệp Thiên Đài.
 Chúng ta biết sự thống trị vạn vật của ĐỨC CHÍ TÔN gồm có hai quyền riêng biệt:
 - Một là đối với chơn hồn vạn loại.
 - Thứ nữa là đối với huấn chỉ và đào tạo.

10  SƠ ĐỒ CÁC CƠ QUAN
HIỆP THIÊN ĐÀI
Cơ Quan Lập Pháp
Là nơi Thiên Nhân hiệp nhất.
CỬU TRÙNG ĐÀI
Cơ Quan Hành Pháp
Cửu phẩm Thần Tiên
1 HỘ PHÁP
1 GIÁO TÔNG
1 THƯỢNG PHẨM
1 THƯỢNG SANH
3 CHƯỞNG PHÁP
Xem xét luật lệ trước buổi thi hành.
(1) THẬP NHỊ THỜI QUÂN
3 ĐẦU SƯ
Cai trị phần Đạo và phần đời của chư môn đệ.
TIẾP DẪN ĐẠO NHƠN
Số lượng không giới hạn CHƯỞNG ẤN
Số lượng không giới hạn.
36 PHỐI SƯ
Trấn nhậm các nơi Đạo. Phối Sư cùng công cử 03 Chánh Phối Sư.
CẢI TRẠNG
Số lượng không giới hạn.
GIÁM ĐẠO
Số lượng không giới hạn.
72 GIÁO SƯ
Chịu trách nhiệm dạy dỗ Chư Môn Đệ.
THỪA SỬ
TRUYỀN TRẠNG
Số lượng không giới hạn cho cả hai phẩm.
3.000 GIÁO HỮU
Chịu trách nhiệm phổ thông Chơn Đạo.
SĨ TẢI
Số lượng không giới hạn.
LỄ SANH
Làm chủ các đàn lễ. Số lượng không giới hạn.
LUẬT SỰ
Số lượng không giới hạn.
CHỨC VIỆC
Gồm ba chức cấp: Chánh Trị  Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự chịu trách nhiệm hành chánh hương Đạo.
TÍN ĐỒ

Người nhập môn đạo CAO ĐÀI, trước tiên được gọi là Tín Đồ. Họ có thể đi theo một trong hai cơ quan, hoặc Hiệp Thiên Đài, hoặc là Cửu Trùng Đài.
(1) Thập Nhị Thời  Quân liệt kê ra như sau: Bảo Đạo, Hiến Đạo, Khai Đạo, Tiếp Đạo (thuộc chi Đạo); Bảo Pháp, Hiến Pháp, Khại Pháp, Tiếp Pháp (thuộc chi Pháp); Bảo Thế, Hiến Thế, Khai Thế, Tiếp Thế (thuộc chi Thế).
Thập Nhị Thời Quân còn được các Viện chuyên môn trợ giúp:          
Bảo Huyền Linh Quân, Bảo Tinh Quân, Bảo Cô Quân, Bảo Văn Pháp Quân, Bảo Học Quân, Bảo Y Quân, Bảo Sanh Quân, Bảo Nông Quân, Bảo Công Quân, Bảo Thương Quân, Bảo Vật Quân, Bảo Sĩ Quân.
10 – CẦU PHONG VÀ CẦU THĂNG.
Việc Cầu Phong và Cầu Thăng trong hệ thống phân cấp sẽ được tổ chức trong Hội Nhơn Sanh với phẩm  vị Lễ Sanh, Chức Việc và Tín Đồ. Theo sau đó, họ có thể cầu thăng theo các phẩm trật bằng cách đệ trình xin cầu phong cho Hội Thánh gồm các phẩm vị Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối Sư và Chánh Phối. Tiếp theo còn có thể đệ trình lên Thượng Hội gồm Đầu Sư, Chưởng Pháp và Giáo Tông, nhưng vẫn phải được sự chấp thuận Đức CHÍ TÔN hay Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch. Ngoài ra, có những ngoại lệ do Đức Chí Tôn phong thưởng trực tiếp.
Với Chức Sắc Nữ Phái, Đầu Sư là phẩm vị cao nhất.

11 – BA SẮC PHÁI CỦA ĐẠO CAO ĐÀI
Đối với Chức Sắc Nam Phái thuộc cơ quan Hành Pháp, gồm Chưởng Pháp đổ xuống phẩm Lễ Sanh; mỗi phẩm được phân thành ba Phái tương ứng với ba nền Tôn Giáo chính yếu: Phật Giáo, Tiên Giáo và Khổng Giáo.
a – PHÁI THÁI: Chức Sắc Phái Thái bận đạo phục màu vàng tượng trưng cho sự thanh trong thuần ngã.
 b – PHÁI THƯỢNG: Chức Sắc bận đạo phục màu xanh, màu tượng trưng cho sự khoan dung và hoà bình.
c –PHÁI NGỌC: Chức Sắc bận đạo phục màu đỏ tượng trưng cho quyền năng.
Các Chức Sắc được Thiên Phong và theo phái nào do Đức CHÍ TÔN chọn lọc. Ba Phái vàng xanh đỏ là biểu trưng Tam Sắc của đạo CAO ĐÀI.
Chứ Sắc thuộc Phái nào, dù Thái, Thượng, Ngọc đều đồng phẩm với nhau.
Giả dụ, ông John Smith được Thiên Phong làm Lễ Sanh Phái Thái. Ông sẽ có thánh danh là Thái Smith Thanh, bận đạo phục màu vàng. Còn ông thuộc Phái Thượng thì thánh danh là Thượng Scott Thanh, bận đạo phục màu xanh. Ví như ông Burne thuộc Phái Ngọc, ông sẽ có thánh danh là Ngọc Burne Thanh, bận đạo phục màu đỏ.
Tịch Đạo dưới sự chưởng quản của Đức Lý Giáo Tông, các Chức Sắc nam phái có Tịch Đạo là Thanh, nghĩa là từ Thanh sẽ đặt sau nên của vị Chức Sắc đó. Chức Sắc ấy sẽ vẫn giữ Thánh Danh dù có cầu thăng lên phẩm cao hơn.
 Các hàng phẩm Chức Việc và Đạo Hữu đều mặc phẩm phục toàn trắng, tượng trưng cho sự trắng trong thuần khiết.
 CHỨC SẮC NỮ PHÁI: Với Nữ Phái, không có sắc phục không chia theo Tam Thanh mà tất cả các Chức Sắc Nữ Phái mặc toàn hàng trắng. Tịch Đạo của thời kỳ này là Thanh Hương, do đó từ Hương đặt trước tên của vị chức sắc nữ phái ấy. Ví dụ tên là Margaret, thì Thánh Danh là Hương Margaret.  

12 – HIẾN PHÁP CỦA CAO ĐÀI GIÁO
Thể chế của Đạo Cao Đài là Dân Chủ. Ba Hội sẽ điều hành Đạo, ba Hội ấy bao gồm:
a – HỘI NHƠN SANH (Do Lễ Sanh, Chức Việc và đại diện Tín Đồ theo tỉ lệ 1/500, nghĩa là cứ 500 Tín Đồ thì có 1 vị đại diện). Hội này sẽ bàn thảo, trù hoạch hoạt động Đạo sự tương lai.
b – HỘI THÁNH (Do Giáo Hữu, Giáo Sư, Phối Sư và Chánh Phối Sư) quan sát các hoạch định của Hội Nhơn Sanh .
c – THƯỢNG HỘI (Do Đầu Sư, Chưởng Pháp, và Giáo Tônh. Tất cả các bàn nghị chi chi đều đệ trình cho Thượng Hội chuẩn phê.
Trong trường hợp không có sự nhất trí của ba Hội này, sẽ cầu ĐỨC CHÍ TÔN xét phê.

13 – CƠ CẤU HÀNH CHÁNH ĐẠO
A – HÀNH CHÁNH TRUNG ƯƠNG (Tại Toà Thánh)
Ba vị Đầu Sư trực thuộc Cơ Quan Hành Pháp chịu trách nhiệm nền hành chánh Đạo. Bên dưới, có ba vị Chánh Phối Sư trợ giúp, chịu trách nhiệm trông quản Cửu Viện thuộc từng Sắc Phái:
a – THÁI CHÁNH PHỐI SƯ trong quản Hộ Viện, Lương Viện, Công Viện.
b – THƯỢNG CHÁNH PHỐI SƯ trông quản Học Viện, Y Viện, Nông Viện.
c – NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ trông Lại Viện, Lễ Viện, Hòa Viện.
B – HÀNH CHÁNH ĐỊA PHƯƠNG.
a – TRẤN ĐẠO bao gồm Châu Đạo, chưởng quản Trấn Đạo gọi là Khâm Trấn Đạo được chọn lựa trong hàng phẩm Giáo Sư.
b – CHÂU ĐẠO do vị Khâm Châu Đạo chưởng quản, chọn lựa trong hàng phẩm Giáo Hữu và dưới sự cai quản của Châu Đạo.
c – TỘC ĐẠO do vị chưởng quản gọi là Đầu Tộc Đạo, được chọn lựa trong giáo phẩm Lễ Sanh và dưới sự cai quản của Châu Đạo.
d – HƯƠNG ĐẠO là đơn vị hành chánh đạo nhỏ nhất. Trông coi Hương Đạo là Chánh Trị Sự với sự hỗ trợ của Phó Trị Sự đại diện cho cơ quan Hành Pháp và Thông Sư đại diện cho cơ quan Lập Pháp.

14 – NGHI LỄ CAO ĐÀI
Thời cúng Toà Thánh, Thánh Thất hay tại tư gia đều như nhau:
TÝ thời           : giữa 11 tối và 1 sáng.
MÃO Thời     :     -          5 sáng     -    7 sáng.
NGỌ Thời      :     -        11 sáng.    -   1 chiều.
DẬU Thời      :     -         5 chiều.    -  7 chiều.
Các buổi Đàn Sóc Vọng được thiết lễ tại Thánh Thất mỗi ngày 14 và 30 hàng tháng tính theo Âm lịch.
Nghi lễ bao gồm:
 - Niệm Hương
 - Khai Kinh
 - NGỌC HOÀNG kinh, tán tụng công đức Ngài.
- Ba bài kinh Thích Giáo, Tiên Giáo và Nho Giáo.

BÀI CẦU NGUYỆN THIÊN NHÃN
THIÊN NHÃN

Ngài là huỳnh kim và tinh thể của trời.
Khí hư vô là tinh hoa hiện hữu trong muôn loài, và Ngài cũng hiện hữu trong tất cả.
Linh hồn được biểu lộ trong ánh mắt (người trí không nên nhầm lẫn biểu hiệu với cái mà biểu hiệu tượng trưng). Mắt trời nhìn thấu suốt vô cực.
Trí huệ của Ngài là hoàng đạo xuyên thấu và bao trùm.
Sự sống: Nguyên lý của sự sống, sự sống của tất cả nguyên lý phát triển và nẩy nở do ánh sáng mặt trời ở cõi hoàng thiên.
Đêm tịnh trong ánh sáng của mặt trăng.
- Tinh thể của trời.
- Ánh sáng của thiên thể.
- Ánh sáng mặt trời.
- Ánh sáng mặt trăng.
- Tất cả là ánh sáng duy nhất nơi Thiên Nhãn, Tức là ánh sáng duy nhất của Thiên Nhãn.
- Tuy là ba, nhưng là một trong Thiên Nhãn.
- Mắt của Trời.
- Xin gội nhuần linh hồn tôi trong ánh sáng huỳnh kim và tinh thể của Ngài.

- Xin được như nguyện. –
(Ghi chú: Bài Cầu Nguyện Thiên Nhãn này do
Hiền Tài Bùi Đắc Hùm chuyển thể)
15 – QUI ĐIỀU ĐỐI VỐI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI
Tất cả các Tín Đồ phải gìn giữ Giới Cấm sau:
1 – Bất sát sanh. Vì vạn hữu chúng sanh đều có linh tánh.
2 – Bất du đạo.
3 – Bất tà dâm.
4 – Bất tửu nhục.
5 – Bất vọng ngữ.
Ngoài nữa, phải tuân thủ theo Tứ Đại Điều Qui: Phải tuân lời dạy của bề trên, phải kiêm cung, phải trung trực, và phải kỉnh lẫn nhau.
Buộc họ phải trai giới 10 ngày đổ lên.
16 – CÁC PHÉP BÍ TÍCH
1 – Lễ Tắm Thánh.
2 – Lễ hôn phối. Cấm lấy vợ hầu trừ khi vợ chính tác đồng cho cưới thêm. Cấm ly hôn.
3 – Phép giải oan.

CÁCH SẮP XẾP THIÊN BÀN


1 – Thiên nhãn 2 – Đèn Thái Cực 3 – Trái cây 4 - Hoa 5 – Ly trà 6,7,8 – Ba ly rượu 9 – Ly nước trắng 10, 12 – Hai cây đèn 1l – Lư hương, cấm năm cây nhang.
 Ý NGHĨA CỦA TỪNG CÚNG PHẨM
Số 1 - Hình THIÊN NHÃN: Dạy rằng nơi cõi Ngọc Hư, Ngai Đức CHÍ TÔN ngự tại phương Bắc. Nơi Kim Khuyết cao tít ấy, bên tay trái Ngày là Dương, tay phải là Âm. Vì thế Ngài dạy thiết lập ngôi thờ Ngài day về phương Bắc. Trong càn khôn vũ trụ, hai nguyên lý Âm Dương là nguồn gốc khai sinh ra càn khôn vạn vật.
 Số 2 – Ngọn đèn dầu nhỏ gọi là THÁI CỰC đăng, đặt chính giữa bàn thờ làm bằng thủy tinh hằng sáng trong, tượng trưng cho Ngôi Thái Cực. Thời hồng mông hỗn độn sơ khai, Vô Cực sanh Thái Cực, rồi Thái Cực mới biến xuất ra Càn Khôn vạn loại. Vì vậy, Thái Cực là Đại Hồn của Vũ Trụ Càn Khôn. Đó chính là ngôi ĐỨC CHÍ TÔN vậy.
 Số 10 và 12 – HAI CÂY ĐÈN: Theo đó, tức là từ Ngôi Thái Cực phân tánh ra Lưỡng Nghi là Âm Dương. Do vậy, hai cây đèn tượng trưng cho hai nguyên lý Âm Dương: đèn bên trái (số 12) tượng trưng cho ngôi Dương tức là mặt trời hay là ánh Thái Dương, đèn bên phải (số 10) tượng trưng ngôi Âm.
 Âm Dương lưỡng hiệp biểu tượng cho sự duy trì biến hóa, tạo thành nguồn sống trong vũ trụ càn khôn này.
 Cây đèn bên trái (số 12) tượng trưng cho Thái Dương, phải được luôn luôn thắp sáng trong các kỳ đàn lễ.



Số 3 – TRÁI CÂY tượng trưng cho Âm.
 Số 4 -  HOA trượng trưng cho Dương bên tay trái so với Thiên Nhãn.
 Số 5 -  LY TRÀ bên tay phải so với Thiên Nhãn, biểu thị cho Âm.
 Số 9 – LY NƯỚC TRẮNG bên tay phải Thiên Nhãn tượng trưng cho Dương. Nước trà và nước trắng hòa nhau tức là Âm Dương hỗn hiệp, làm nước Thánh dụng trong các phép bí tích Đạo.
 Số 6 và 7 – BA LY RƯỢU tượng trưng cho Chơn Thần của con người tức là Khí vậy.
 Dâng Tam Bửu hoa, trà, quả theo thứ tự biểu trưng cho ba món báu của con người là: TINH, KHÍ, THẦN.
- TINH là hình thể của vạn loại, là hình thể của sự sống càn khôn. Nếu không có hình thể, thì chẳng lấy gì mà nương náo vậy. Nó là năng lực giới tính của con người và loài thú, và là chủng tử của các loài cây cỏ. Tinh hiện hữu trong thân thể bốc hơi thành Khí chất, tức là sự sống của Khí trường lưu trong cơ thể. Có Tinh nuôi khí, thì cơ thể mới tráng kiện và tươi trong được.
- KHÍ, là khí chất lưu thông trong cơ thể, còn gọi là Chơn Thần làm trung gian giữa Tinh và Thần.
- THẦN là gốc cội của sự sáng suốt hiện ngự trong xác thân, còn được gọi Hồn hay Chơn Linh thuộc dương. Nó là Thánh Tâm của con người.
Đó là Tinh, Khí, Thần, gọi là Tam Bửu. Luyện sao cho đặng Tinh hóa Khí, Khí hóa Thần là dòng tiến hoá căn bản cốt tuỷ của kiếp sanh con người.
Số 11 – LƯ HƯƠNG: Năm cây nhang cấm trên lư hương theo thứ tự tượng trưng cho tiến trình tấn hoá khai hoát tâm sau:
1 - Giải hương
2 - Định hương
3 - Huệ hương
4 - Tri kiến hương
5 - Giải thoát hương
Trong mỗi đàn lễ, năm cây hương này được cấm trên lư hương theo thứ tự như hình ảnh và nghĩa lý đã giải bày.

GIẢI THÍCH VỀ NĂM BẬC THĂNG HOA TÂM THỨC
Để bước chân vào ngưỡng cửa khai tâm giải thoát, điều kiện tiên quyết đối với người tu là cần phải có sự thuần khiết, tinh trong đối với thân thể, với lời nói, với hành động và lẫn tư tưởng. Đó được xem là “giải hương”, bước đầu tiên vậy.
Một khi đã bước qua “giải hương”, hành giả sẽ tiến tới giai đoạn “định hương”. Thông qua những bài tập tâm thức, hành giả sẽ đạt được tư tưởng xa rời tục thế, đẩy đưa chơn linh đến bước thăng hoa cao trọng. Hành giả từng bước một ngộ ra những điều ảo huyền của thế tục mà lần hồi về ánh sáng chơn lý.
Khi đạt đến sự tỉnh giác cao nhất, hành giả cảm thấy tự thân sự an nhiên tự tại giác tánh để lĩnh ngộ tất cả các pháp và kiểm soát cả hiện nghiệp, tiền nghiệp và hậu nghiệp. Trong mức huệ kiến này, hành giả có thể chánh định mà không có bất kỳ u muội nào nhờ vào Thiên Quang chiếu soi vạn nẻo. Trước sự hiện hữu, con đường cứu cánh giải thoát thênh thang rộng mở: Đó là “giải thoát hương” vậy.

VỊ TRÍ CÁC NGÓN TAY VÀ CÁCH BẮT ẤN TÝ:





Tính theo Âm Lịch, mỗi một năm tương ứng với một con giáp:
 - Tý
 - Sửu
 - Dần
 - Mão
 - Thìn
 - Tỵ
 - Ngọ
 - Mùi
 - Thân
 - Dậu
 - Tuất
 - Hợi
BƯỚC ĐẦU: đặt ngón tay cái của bàn tay trái tại chân ngón áp út, tức thuộc năm Tý. (xem hình minh hoạ 2)
BƯỚC TIẾP: sau đó nắm bàn tay lại. Bàn tay phải ôm lấy bàn tay trái sao cho ngón tay cái tay phải đặt ngay chân ngón trỏ của tay trái, tức là thuộc năm Dần (xem hình minh hoạ số 3).

LUẬN GIẢNG VỀ Ý NGHĨA CỦA BẮT ẤN TÝ
Thiên khai ư Tý, Địa tịch ư Sửu, Nhơn sanh ư Dần. Đó là lẽ tại sao ta đặt ngón tay cái của bàn tay trái ngay năm Tý và tại sao, ngón tay phải đặt ngay năm Dần. Đạo Cao Đài khai năm 1926, tức là năm Dần vậy.
Ngoài ra, theo các nghi tiết của các Đấng giáo chủ như Đức Nhiên Đăng Cổ Phật, Đức Moses…trong nhất kỳ và trong nhị  kỳ với Đức Jesus Christ, Đức Thích Ca Mâu Ni, Đức Khổng Tử… cũng tương thích giống nhau về mặt thể pháp. Do vậy, chúng ta để ý rằng những môn đồ trong các thời kỳ này hành lễ với đôi tay chấp như búp với những cánh hoa. Sau này, CAO ĐÀI dạy phải hành sao cho như hoa trái sanh (vì vậy, hai tay nắm lấy nhau như thể biến tạo thành trái và hai ngón tay cái giấu bên trong.

CÁCH LẠY HÀNH LỄ




KHẨU NIỆM VÀ LẠY:
            Nam Mô Cao Đài Tiên Ông …
            Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát …
            Nam Mô Lý Thái Bạch…
            Nam Mô Hiệp Thiên Đại Đế …
            Nam Mô Chư Phật, Tiên, Thánh, Thần


TỔ ĐÌNH TOÀ THÁNH


1. Lầu chuông 2. Lầu trống 3. Nghinh phong đài 4. Hình đức Phật Di Lạc cỡi cọp, chủ hội Long Hoa 5.  Thiên Nhãn 6. Bà Nữ Đầu Sư 7. Đức Quyền Giáo Tông 8. Tượng Ông Ác 9. Tượng Ông Thiện.
Tổ Đình là hỗn hợp của ba lối kiến trúc Đạo căn bản: Phật Giáo qua kiến trúc phương diện ngang, Thiên Chúa Giáo thể hiện qua góc nhìn thẳng,  Hồi Giáo thể hiện qua cấu trúc hình tròn.
Đền Thánh chứa nhiều kiến trúc kỳ bì được xây dựng bởi Đức Phạm Công Tắc trong hoàn cảnh hết sức khó khăn, thiếu thốn. Đức Ngài dù không phải là một kiến trúc sư hay nhà thiết kế, nhưng dưới sự dẫn dắt truyền dạy của ĐỨC CHÍ TÔN và Đức Giáo Tông vô vi, ngôi Thánh Toà đã nguy nga huyền bí sừng sững
Đền thánh được xây cất dưới sự chung lo công sức tình nguyện ngày đêm chung xây ngôi Thánh Toà, nhất là các thanh thiếu niên. Và đặc biệt hơn, trong suốt quá trình xây dựng, người công quả phải ăn chay và kiên cử việc chăn gối vợ chồng.
Vào năm 1941, cuộc binh chiến xảy ra, trước khi Đức PHẠM CÔNG TẮC bị lưu đài hải ngoại ở đảo Madagascar, Ngài đã hoàn tất công trình kiến trúc xây dựng Toà Thánh (Đức  PHẠM CÔNG TẮC bị Pháp bắt lưu đài từ 1941 đến 1946).

SƠ ĐỒ ĐỀN THÁNH





THÁNH TƯỢNG TRƯỚC NGÔI THỜ ĐỨC CHÍ TÔN (Nội Tâm Đền Thánh)


(1) Đức Quan Âm Bồ Tát, Đức Lý Thái Bạch và Đức Quan Thánh Đế Quân, tức là Tam Trấn Oai Nghiêm trong thời Tam Kỳ.
(2) Đức Chúa Jesus trung gian giữa Khổng Giáo, Lão Giáo và Phật Giáo. Ngài giáng thế vùng đất Viễn Đông khai truyền mối Đạo và tạc tượng bên dưới vì Ngài đã đến thế cách đây nhiều niên kỷ sau.

NGAI HỘ PHÁP


Trong đàn cúng, Chư Vị Chức Sắc Thập Nhị Thời Quân đứng chầu lễ THẦY theo thứ lớp phẩm trật.
1. NGAI HỘ PHÁP
Chưởng Quản Cơ Quan Lập Pháp
HỘ: nghĩa là bảo vệ, gìn giữ. PHÁP: là pháp luật
2. Tượng Đức Thượng Phẩm cầm cây quạt gọi là Long Tu Phiến đưa các chơn hồn về Cực Lạc cảnh.
3. Tượng Đức Thượng Sanh, trông nôm vạn loại dẫn dắt con người đến con đường chân lý. Ngài cầm pháp bảo là Thư Hùng Kiếm tượng trưng cho gươm trí huệ, tánh tan u phiền nghiệp báo.
4. Chữ KHÍ.
5. Thất Đầu Xà tượng trưng cho thất tình của con người bao gồm:
Ba đầu bên trên tượng trưng cho: Ái, Hỷ, Lạc.
Bốn đầu bên dưới tượng trưng cho: Nộ, Ố, Ai, Dục. ba tình bên trên cần được phát triển lên mãi. Còn bốn tình dưới cần chế ngự nó đi.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRANG TRÍ
CỬA SỔ: Hình Thiên Nhãn được đặt chánh giữa như trung tâm của vũ trụ.
Hình tam giác tượng trưng cho công bình. Hoa sen tượng trưng cho sự thánh khiết trong sạch.


KHUNG HÌNH VỚI DÂY NHO VÀ TRÁI NHO
- Dây nho và trái nho tượng hình thể vật chất, tức là Tinh của con người.
- Nước của nho tượng trưng thuộc khí chất, tức là biểu trưng cho Khí của con người.
- Dây nho và trái nho tượng trưng cho Thánh Chất của con người, tức là Thần.
BIỂU TƯỢNG CỦA TỨ LINH
 - CON RỒNG: biểu tượng trưng cho trí tuệ.
 - CON RÙA: biểu tượng trưng cho bền bỉ và hoàn mỹ.
 - CON LÂN: biểu tượng của thái bình và tính nhẫn nại.
 - CON PHỤNG: biểu tượng sự thịnh vượng.
Theo tín ngưỡng dân gian truyền thống, Tứ Linh này sẽ có năng lực xua đuổi tà thần quỷ quái lánh xa.

CÁC ĐÀI TRÊN NÓC TOÀ THÁNH



NGHINH PHONG ĐÀI:
Tại Đài này suốt buổi Đại Lễ, Đồng Nhi đứng nơi đây tụng kinh. Hoà âm ngân vang, trỗi lên khắp Thánh Toà.
BÁT QUÁI ĐÀI:
Trong Đại Đàn, nam đồng nhi tụng kinh nơi Bát Quái.
(1) Con Long Mã tượng trưng sự khai hoá văn minh nhân loại, trên lưng mang tín vật là Hà Đồ Lạc Thư.
Đầu nó xoay về hướng Đông biểu trưng cho “Thiên địa tuần hoàn, châu nhi phục thỉ”.
(2) Hình Tam Thế Phật: Brahma Phật mặt xoay về hướng Tây, Civa Phật xoay đầu về hướng Bắc và Chiristna Phật xoay đầu về hướng Nam.
 - BRAHMA PHẬT: cỡi trên con Thiên Nga tượng trưng ngươn vô tội.
 - CIVA PHẬT: cỡi trên con rắn thất đầu xà, tượng trưng ngươn tấn hoá, tức là Trung ngươn. Ngài thổi sáo để thức giác chúng sanh về con đường Đạo.
 - CHRISTNA PHẬT: cỡi trên con rồng, tượng trưng cho ngươn tái tạo.

TƯỢNG TAM THÁNH


Đây là Tượng Tam Thánh ký THIÊN NHÂN Hoà Ước.
Bên trái là: TÔN DẬT TIÊN (1866 1925), nhà Lãnh Đạo cuộc cách mạng Trung Hoa năm 1911.
VICTOR HUGO (1802 - 1885), một Thi Sĩ lừng danh của Pháp Quốc bộc lộ lòng trắc ẩn sâu sắc với nỗi đau khổ của nhân loại. Nơi cõi thiêng liêng, Thánh danh Ngài là Đức Chưởng Đảo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn.
NGUYỄN BỈNH KHIÊM (1492 - 1587), thường  người Việt Nam gọi là Đức Trạng Trình, một bậc thi sĩ tài hoa, nổi tiếng. Người là Chưởng Đạo nơi Bạch Vân Động với nhiều vị Thánh và Môn Đồ, trong đó có Đức Victor Hugo và Tôn Dật Tiên.
BA VỊ TAM THÁNH ĐƯỢC ĐỨC CHÍ TÔN GIAO LÀM BA VỊ ĐẠI DIỆN KÝ BẢN HOÀ ƯỚC THỨ BA GIỮA ĐỨC CHÍ TÔN VÀ NHÂN LOẠI. (Bản Thiên Nhân Hoà Ước Thứ nhứt được ký bởi Ngài Dipamkara, Vua Phục - Hy, Thánh Moses, Bản Hoà Ước Thứ hai do Đức Thích Ca Mâu Ni, Đức Lão Tử, Đức Khổng Tử và Đức Chúa Jesu). TAM THÁNH HƯỚNG DẪN TRUYỀN BÁ GIÁO LÝ CỦA NỀN TRUYẾT THUYẾT ĐẠI ĐẠO TRONG THỜI KỲ THỨ BA.
ĐỨC VICTO HUGO LÀM CHƯỞNG ĐẠO VÔ VI ĐIỀU HÀNH CƠ QUAN TRUYỀN GIÁO HẢI NGOẠI..
TÔN DẬT TIÊN tay cầm nghiên mực, biểu tượng cho nền văn minh Trung Hoa đối với văn minh Thánh Giáo và cũng biểu trưng cho sự khai sinh nền Thánh Giáo Cao Đài. Đức VICTOR HUGO người Pháp và Đức TRẠNG TRÌNH người Việt Nam đang viết chữ: “THƯỢNG ĐẾ và CON NGƯỜI” (Học Thuyết Cao Đài), “BÁC ÁI và CÔNG BÌNH” (Luật Pháp và Nguyên Tắc của Học Thuyết).

ĐỀN THỜ PHẬT MẪU



Đức PHẬT MẪU tạo ra Chơn Thần của vạn hữu sanh chúng. Sự sống dài ngắn của con người tại mặt thế do Ngài cầm giữ nơi tay.
Đền thờ ĐỨC PHẬT MẪU xem như là một mái nhà, hay một đại gia đình của toàn thể con cái Người trong sự bình đẳng. Trong mắt ĐỨC PHẬT MẪU, đẳng đẳng sanh chúng đều như nhau, vì thế ai cũng như ai, khi chầu lễ Ngài đều mặc phẩm phục toàn trắng mà thôi.
Ngược lại, Đền Thờ ĐỨC CHÍ TÔN tượng trưng cho Ngọc Hư Cung. Nên cả thảy đều đi theo hàng ngũ, phẩm thứ nghiêm nhặt. Chư Chức Sắc phải chầu lễ và bận phẩm phục theo sắc phái của mình.

Viện Sử Cao Đài - Ban Thế Đạo Hải Ngoại

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét