Đức Đầu Sư Thượng Trung Nhựt Giảng Đạo ( Đức Qu. Giáo Tôn Thượng Trung Nhựt )

Ngày 24 tháng 8 An-Nam năm Mậu Thìn ( 07 Octobre 1928). Tại nhà Ông Cã Hồ Văn Nhơn tỉnh Bến Tre. CHƯ QUÍ ĐẠO-HỮU, ĐẠO MUỘI, CHƯ THIỆN NAM, TÍN NỮ:
Đường xa viễn vọng cách trở ngàn trùng, anh em chúng tôi chẵng ngại ngùn đi đến đây. Trước khai Đàn cho Ông cã Hồ văn Nhơn và vợ là Lê thị Liểng, sau chỉ rỏ cho anh em được biết mục đích tôn chỉ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.Vả chăng hạt Bến Tre đây là chổ Địa Linh, Nhơn Kiệt, xuất hiện nhiều nhà thi văn đặc biệt. Tôi đâu dám tự phụ tài hay học giỏi mà dám múa búa trước cửa Lổ-Ban, diển văn nơi làng Khổng Thánh, nhưng sở dỉ có mấy lời hèn mọn tỏ ra đây trông cho anh chị em hiểu rỏ nguồn cơn Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ Độ. Đạo vẫn rất cao sâu mầu nhiệm, nếu dẩn từ khí hư vô sanh ra Thái cực, Lưỡng Nghi,
sanh Tứ Tượng vân vân...thì dông dài và rất khó hiểu cho phần nhiều trong em út chưa rỏ Đạo. Vậy tôi xin cắt nghĩa cuộc tuần hườn giác thế, nên Đạo khai và khai tại nước Việt Nam ta cho chư Đạo hữu, chư Đạo muội hiểu rỏ đặng có đủ đức tin, ngỏ hầu sốt sắng lo Đạo theo thời kỳ nầy.

Từng nghe: Thiên địa tuần hườn châu nhi phục thỉ.
Từ tạo Thiên lập địa Càn khôn phát khởi tới ngày nay, biết mấy muôn mấy vạn lần Xuân qua Hè lại, Thu mãng, Đông tàn, nay tới đời Hạ-nguơn, mạt kiếp cũng gọi là cuối cùng.

Phàm muôn việc đều có thỉ có chung, có khởi có cùng: Như một ngày một đêm 12 giờ khởi ư Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Tới Hợi cùng rồi phải khởi lại Tý. Mổi tháng khởi mồng một tới ba mươi cuối tháng rồi lại khởi lại mồng một nửa. Năm thì khởi tháng giêng, đầu năm rồi tới tháng chạp là cuối năm thì phải khởi lại tháng giêng. Mổi tháng chia ba tuần mổi tuần mười ngày, mổi năm chia ra tam ngươn: Thượng nguơn, Trung nguơn, Hạ nguơn. Ấy là luật tuần hườn của Trời phân định, việc thế thì cũng phải có tuần huờn vậy. Hồi tạo Thiên lập Địa Càn khôn phát khởi rồi cũng phải tới cuộc cuối cùng; như cùng năm, tháng, cùng ngày, cùng đêm, cùng giờ, cùng khắc v..v. Nên cũng chia ra tam nguơn: Thượng nguơn, Trung nguơn, Hạ nguơn; mổi nguơn Trời Đất đều lớn hơn nguơn năm. Nay tới đời Hạ nguơn hầu bước qua Thượng nguơn khởi lại nên nhơn vật đỗi dời. Đạo là tối trọng. Tối quí trong Đời.


Đạo vẩn có trước rồi mới có đời, Đạo đời đi cập nhau. Đạo như cái lưới bao trùm Càn-khôn thế giới, không có việc chi từ lớn chí nhỏ mà ra khỏi Đạo. Nay vì cuộc tuần huờn và vì bổn háo sanh nên Đâng Chí Tôn chuyễn Đạo lại Dẩn hồi tạo Thiên lâp Địa thì nội vùng Á-Đông đây văn minh trước nên từ Bàn Cổ sơ khai Đạo cũng khai bên vùng Á-Đông trước như Đạo Phật thì mở khai tại Thiên Trước là Đức Nhiên-Đăng Cổ-Phật và Thích Ca khai Đạo Phật. Đại Đạo là Đạo Tiên thì Lão Tử khai tại Trung Huê, sau nửa Khổng Phu-Tử khai Đạo Thánh cũng ở Trung Huê là ở miền Á Đông. Sau lần lần Đạo trải khắp qua hướng Tây, nên Đức Chúa Gia Tô truyền Đạo Thánh bên hướng Tây. Kế đó Đạo mới roi truyền ra khắp Năm Châu.

Ngày nay là Châu-nhi phục thỉ nên Đại Đạo phải ra tại Á Đông nầy. Bởi cớ ấy nên trong bài Khai kinh của Đức Lữ Tổ cho hai câu đầu như vầy.
Biển trần khổ vơi vơi Trời nước.
Ánh Thái dương giọi trước phương Đông.
Mặt Trời mọc hướng Đông rồi lần lần lặng thì qua hướng Tây
Đạo truyền ra cũng như thế.Người nước Nam từ Cổ chí Kim thiệt không có Đạo trong nước nhà mà người Nam ta có tâm Đạo, người Nam trổi danh khắp Địa-câu về bề tín ngưởng, Đạo Phật, Đạo Tiên, Đạo Nho tuy khai bên Ấn-Độ và bên Trung Quốc, sau người Nam biết đặng cũng hết lòng sùng bái. Đạo Gia Tô của mấy vị Linh mục bên Thái Tây đem gieo truyền bên nước ta thì người Nam cũng kính trọng. Phần nhiều trong người Nam thì hay đi chùa, đi miểu, đi Nhà thờ cầu khẩn vọng tưởng hết lòng, ngưởng mộ Trời Phật. Người không đi chùa đi Miểu không đi nhà thờ, thì trong nhà cũng thờ Ông Bà cha mẹ quá vãng rồi, Ấy là Đạo Nho. Mấy bằng cớ trên chỉ rỏ rằng người Nam Việt tin tưỡng Trời, Phật, Thánh, Thần; tin tưởng chắc rằng chết thì cái xác phàm nầy chết tiêu diệt chớ Linh hồn bất tiêu bất diệt, vì Đạo tâm ấy mà trong thời kỳ chuyễn Đạo nầy. Đấng Chí-Tôn thương lòng thành thật cũa nhơn-sanh nơi đây mà mở Tam-Kỳ Phổ Độ (Ân xá lần thứ ba).

Tuy khai Đạo tại nước Nam mà cũng khởi ư Đông . Bàn Cổ sơ khai Thiên sanh ư tý, Địa tịch ư Sửu, Nhơn-sanh ư Dần, Từ năm Bính Dần, Đạo phát khai tại Tây Ninh lần lần truyền ra Gia-Định, Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Chợ Lớn là mấy hạt ở về hướng Đông, qua năm thứ nhì, thứ ba Đạo mới truyền lần ra mấy hạt hướng Tây.Trong thời đợi hạ-nguơn đây nhơn loại ở Thế-gian phần đông vì ham mê cái văn minh vật chất, ham ăn mặc sung sướng giành giựt cấu xé mùi phú quí, bả vinh hoa, vẽ cân đai, mùi chung đỉnh, mạnh còn yếu mất, đua chen lẫn lộnThan ôi!!. Nhân loại như thế sao khỏi động lòng Trời. Đấng Chí Tôn vì háo sanh, đại từ đại bi; thấy nhơn loại đang mờ mệt trong giòng hắc ám, lầm đường lạt nẽo mới khai Đại Đạo để độ dẫn chúng sanh thoát khỏi bến trầm luân khỗ hải nầy.

Tôi chỉ rỏ cho Thiện Nam, Tín Nữ biết rằng người Nam không Đạo nhà, mà nay Đấng Chí Tôn thương tâm Đạo chúng ta nên khai Đạo tại đậy: Hồi năm đầu khai Đạo Đấng Chí Tôn có cho Ông Nguyễn Thế Vinh cũng là người Đạo đức và con nhà Nho phong ở tại Chợ Lớn một bài thi:
Từ trước nước Nam chẵng Đạo nhà.
Nay ta gầy dựng lập nên ra.
Ví dâu ai hỏi sao bao nã.
Rằng trẽ roi sau biến hoá già.

Bài tứ tuyệt nầy chứng rỏ rằng từ cổ chí kim nước ta không Đạo nhà, nước mà không Đạo cũng thí như người ta không hồn, nhà không Đạo-đức tự nhiên cang thường luân lý phải suy bại. Đạo là gì: Đạo rất cao siêu mầu nhiệm, Đạo bao trùm càn khôn thế giớ không có vật chi, không có việc chi ra khỏi Đạo Tôi xin diển tắc rằng hể có đời tức nhiên có Đạo.



Trong thế sự chia ra hai bên, một bên hửu hình, một bên vô hình hữu hình hữu hoại, vô hình bất tiêu bất diệt.Hửu hình là những vật chi mình rờ nắm đượcnhư: Cái bàn cái ghế cái xác phàm của ta đây là hửu hình vì ta rờ nắm được. Ấy vậy xác phàm ta phải tiêu, phãi diệt. Còn vô hình như gió như mây, muôn năm ngàn kiếp, gió mây có tận diệt bao giờ mà có ai bắt gió đón mây cho được. Linh hồn ta cũng như gió như mây vậy, bất tiêu, bất diệt, nên phải luân hồi chuyễn kiếp, tuỳ theo công quả của ta câu kết nơi trần thế đây. Hể hiền thì thăng, dữ phãi đoạ, vay-vay, trả-trả, y theo Thiên điều phán định, lổ kim không lọt, một mảy chẳng sai, nên Thánh-nhơn Ngài có chỉ trong câu : Thiên vỏng khôi-khôi sơ vi bất lậu.

Than ôi !. Ít người nghĩ cho kỷ, vì trong cuộc trần thế nầy nhiều bẩy rập, níu kéo chúng sanh đem thân trần cấu gieo miếng trầm luân. Ai-ai cũng tranh giành nhau trên đường danh bễ hoạn lo ăn ngon mặc đẹp, ở lầu cao các rộng, nhà dọc, giảy ngang, thềm gấm, sân hoa, tiêu xài huy hoát. Than ôi! Đường thế bài trò hư hoại, người bị chôn lấp trong chốn hí tràng qua lại ngựa xe. Than ôi ! Nhơn loại chỉ biết đời, bao giờ nghĩ đến Đạo, người một họ nhau, mà nhiều khi nhìn như kẻ Tần, người Việt, trong một làng một xóm với nhau mà coi nhau như cách biễn sở sông Ngô, chỉ bo bo lo cho mình, một mình mình ấm, một mình mình no, một mình mình yêu, một mình mình sung sướng, từ sớm mơi đến tối, từ tối đến sáng, thỏn mỏn lần lựa tháng ngày cứ lo giành giựt, giựt giành lao thân tiêu tứ. Ít ai nghĩ khi hồn lìa khỏi xác thì đem theo có một chữ tội với một chữ phước. Người có tu tâm dưỡng tánh biết thương đồng loại biết giữ Đạo nhơn luân thì hồn đặng siêu thăng tịnh độ.

Người ít nhơn đức hơn nữa, đều cũng có làm lành lo âm chất trong khi ở thế, thì được đầu thai lại mà hưỡng phước. Còn kẽ vô Đạo đức không kễ nhơn luân, chẵng biết thờ kính Trời, Phật, Tiên, Thánh, Thần thì bị đoạ A-Tỳ, chịu ngụt hình, khảo phạt trừng trị những tội ác đã kết ra trên thế sự, ấy là những viêc huyền bí nhiệm mầu trong Đạo .

Người muốn cho Linh hồn khỏi mấy điều khổ nhọc ấy thì phải biết Đạo mà trau dồi hạnh đức, phãi lo tu tâm dưỡng tánh. Tu nghĩa là trau dồi tánh hạnh. Tu không phãi là từ mơi tới chiều tụng kinh gỏ mỏ mới gọi rằng tu. Tu có nhiều bậc: Thượng Thừa phãi ép mình hành xác phãi nâu sồng khỗ hạnh, lo làm âm chấc lo công quả cho Trời Phật, chừng quả mãng mới tìm chổ u nhàn mà luyện Đạo ấy là bậc Thượng Thừa. Nếu trong Thế gian mổi người đều phế công vịêc tìm chổ u nhàn mà luyện Đạo, ấy là bậc Thượng -Thừa

Nếu trong Thế gian mổi người đều phế công việc mà tìm chổ u nhàn như vậy, thì thế sự nầy phải ấm lạnh có ai đâu mà lo nhơn Đạo. Con người ở thế cá nhơn đều có phận sự, nếu bỏ phận sự thì thất nhơn Đạo, mà không Đạo nào tránh khỏi Nhơn Đạo cho được. Người hành Đạo mà bỏ Nhơn Đao, không lo Nhơn Đạo cho hoàn toàn thì hành Đạo vô ích.

Ấy vậy trước hết phải biết Đạo là biết có Trời, có Phật, Tiên, Thánh, Thần ; phải biết có luân hồi chuyễn kiếp. Theo Nhơn Đạo: Trai thì lo Tam-cang ngủ-thường, gái thì tam-tùng, tứ-đức.

Trước hết lo tu tại gia, tại thiền tại thị. Lo làm lành lánh dữ, trau dồi tâm tánh chơn thành, ấy là tu. Đạo làm người nhơn, nghỉa, lễ, trí, tín phải giử hẳn hòi, tam cang phải nắm chặc. Ớ thế phải tùng theo luật thế. Đối vơi quan viên chức sắc phải biết bổn phận, làm dân phãi nhớ câu sám hối .
Chớ làm con giặc tôi loàn.
Thuế sưu đóng đủ đừng toan kế tà.

Nếu mình sanh rối loạn trong xã tắc, nếu mình không tuân pháp luật thì mình là người loạn, có Đạo đức chi. Đối với cha mẹ, anh em, chị em, vợ chồng con cái thì phải biết công sanh thành dưỡng dục là ơn trọng không xiết kể. Phải giữ câu hiếu để mà bồi đấp ơn sâu. Anh em cốt nhụt đồng bào, phải giữ chử thuận hoà cho vẹn Vợ chồng nghĩa nặng, đối đáp nhau như cân thẳng bằng, giữ được vậy mới trọn nghĩa. Đạo làm cha thay mặt cho Tạo Hoá đăng dìu dắt Linh hồn ấu nhi trọn bề Đạo đức.Người nào giữ Nhơn Đạo cho hoàn toàn thì lo gì không gần Thiên Đạo.
Thượng-Đầu-Sư. THƯỢNG-TRUNG-NHỰT

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét