HIỆP THIÊN ĐÀI
V/P: THƯỢNG SANH
Số : 121 / TS
THƯỢNG SANH
CHƯỞNG QUẢN HIỆP THIÊN ĐÀI
Kính Gởi: Hiền Huynh HIẾN
PHÁP CHƯỞNG QUẢN BỘ PHÁP CHÁNH
Tham chiếu : Quý Thánh Thơ
số 15/ DS ngày 12-6-1970
Theo đề nghị của Hiền
Huynh tôi chấp nhận cho Ban Đạo Sử xuất bản để phổ biến những bài Thuyết Đạo
tại Tòa Thánh của ĐỨC HỘ PHÁP từ năm 1946 đến năm 1955.
Những bài giảng được chọn
để ấn hành phải có sự kiểm duyệt của Ban Kiểm Duyệt Kinh Sách.
Nay Kính
Tòa Thánh, ngày 14
tháng 5 Canh Tuất
( dl 17-6-1970 )
THƯỢNG SANH
( ấn ký )
Phụ
bản:
LỜI TỰA
Những bài
Thuyết–Đạo trong quyển sách này là lời vàng ngọc của Đức HỘ-PHÁP, một vị
Giáo-Chủ của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, một
bậc Vĩ-Nhân của thế hệ; nên một Ủy-Ban sưu tầm và biên tập thành lập có Đức THƯỢNG-SANH
chấp thuận, để xúc tiến việc sưu tầm biên tập và ấn hành các bài Thuyết-Đạo ấy.
Nay cuộc sưu tầm và biên tập đã có kết quả mỹ mãn, nên Ủy-Ban đem ra ấn hành
cho toàn đạo được lãnh hội lời vàng ngọc nói trên.
Trong Ban Đạo-Sử của
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ đã có sẵn một thư viện tàng trữ các loại kinh sách cổ kim đông tây cho các
nhà khảo cứu và toàn Đạo có thêm tài liệu, những quyển “Lời Thuyết Đạo” của Đức HỘ-PHÁP sẽ lưu trữ vào Thư-Viện nầy để chư độc giả đến xem.
Đức HỘ-PHÁP là một trong
các vị tiền bối khai sáng nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, đã thực hiện trước hết chủ
thuyết Tam-Lập: “Lập Đức, Lập Công, Lập
Ngôn”.
Về lập đức: thì Đức Ngài
là người đầu tiên đã nghe theo tiếng gọi Thiêng-Liêng mà khai sáng mối Đạo cho
toàn sanh chúng được chung hưởng hồng ân của ĐỨC-CHÍ-TÔN (NGỌC- HOÀNG - THƯỢNG-
ĐẾ ).
Về lập công: thì Đức Ngài
vừa lập đức vừa lập công trong việc khai sáng. Từ cái không làm ra cái có, bắt
gió nắn hình tạo thành một đại nghiệp Đạo ở cõi thế nầy. Nếu Ngài không phải là
một Đại-Đức thì làmsao thành công được ?!
Về lập ngôn: thì Đức Ngài
lưu lại lời vàng tiếng ngọc trong các bài Thuyết-Đạo mà chúng ta đang thưởng
thức và còn nhiều lời giáo huấn cao siêu khác nữa mà chư quý độc giả và toàn
Đạo nên lưu ý.
Nhơn danh Hiến-Pháp
Hiệp-Thiên-Đài kiêm Trưởng Ban Đạo Sử, tôi xin trân trọng giới thiệu cùng quý
độc giả bốn phương quyển sách quý giá này đáng được lưu niệm mãi mãi.
Trân trọng kính
chào.
Hiến-Pháp TRƯƠNG
HỮU ĐỨC.
LỜI TRẦN THUYẾT
Mỗi lần ly loạn là mỗi lần
thư tịch bị làm mồi cho binh lửa. Nhìn vào lịch sử : những vụ “Phần-Thư”, những vụ chiếm đọat thư tịch
đã xảy ra như một hệ luận trước những biến cố. Tình trạng này đã kéo dài qua
các thời đại, ấy là biện pháp của những kẻ mạnh nhắm vào mục đích thực hiện
chính sách ngu dân và đồng hóa triệt để.
Những kinh nghiệm đau
thương ấy là nguyên nhân thúc đẩy chúng tôi cố gắng thực hiện công việc sưu tập
những tài liệu này.
Chúng tôi nghĩ rằng : “Nếu tài liệu kinh sách chỉ được tập trung
tàng trữ vào một chỗ, tránh sao cho khỏi bị hủy diệt khi kẻ cường quyền đến
cướp phá”. Do đó chúng tôi quyết định quay ra nhiều bản để gởi đến, và ký thác vào những tâm hồn
trung kiên với Đạo, những người dám chết để bảo tồn những tiếng nói của Đấng
thay Trời dạy Đạo.
Nếu một may thay thời cuộc
lại biến thiên, có thể các cuộc phần
thư lại tái diễn, thì thiết tưởng trong
số tài liệu này vẫn còn có nhiều người
nhiệt tâm gìn giữ được vẹn toàn
Đây không phải là việc làm
của một cá nhân hay một đoàn thể, nhưng
là sự đóng góp chung của những người vô danh nguyện đem hết năng lực của mình
để phụng sự cho lý tưởng bảo tồn truyền thống giáo lý của Đạo. Trong khi quyển
tài liệu này đến tay Qúi vị thì cũng đã có người vì qúa hăng say trong công
việc thực hiện lý tưởng mà đã phải ngã gục vì kiệt sức.
Việc làm của chúng tôi
không phải là một ý nghĩ nông nổi của một sớm một chiều, nhưng là một hòai bảo
trong suốt thời gian ly loạn. Chúng tôi hằng cầu nguyện ĐỨC CHÍ TÔN và PHẬT MẪU
ban bố phước lành sớm gặp dịp may để thực hiện hoài bảo ấy.
Ngày nay chân trời đã rạng tỏ, ý nguyện đã đắc thành. Chúng tôi
xin hiến dâng trọn vẹn cho Hội Thánh tất cả những tài liệu mà chúng tôi đã ghi
chép, góp nhặt sau bao nhiêu năm theo đuổi mục đích bảo tồn những lời vàng
tiếng ngọc của Đức HỘ PHÁP.
Từ đây bản quyền sẽ tùy
thuộc hoàn toàn vào Hội Thánh. Kính xin hội Thánh cho kiểm duyệt và ấn hành, để
cho mọi người đều được nghe lời dạy dỗ đầy yêu
ái của Đức HỘ PHÁP đã dành cho chúng ta
trong thời gian Đức Ngài còn tại thế.
Tòa Thánh, ngày 28
tháng 8 năm Bính-Ngọ (dl 12-1-1966)
BAN TỐC KÝ
LỜI CHÚ CỦA NGƯỜI
SOẠN
Kính thưa: Chư Huynh, Tỷ,
Muội cùng các bạn đồng môn.
ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC
lúc còn sanh tiền Ngài đã để lại nhiều lời vàng tiếng ngọc dạy dỗ chúng sanh
qua các buổi thuyết Đạo.
Nay kẻ hậu sinh được may
duyên học Đạo với Đấng Thiên Tôn qua các bài Thuyết Đạo từ quyển I đến quyển VI
(từ năm 1946 đến năm 1955 do Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh
ấn hành), trong những bài giảng nầy, Đức Ngài đã giáo hóa rất nhiều chủ đề về
Đấng Thượng Đế, Tôn Giáo, Nhân Loại ... theo dòng thời gian của từng thời kỳ
lịch sử.
Với lòng tôn kính Đức Tôn
Sư, con xin được sắp xếp các bài giảng theo từng chủ đề để con và các bạn đồng
môn dễ dàng sưu khảo trên đường tu học.
Thành kính cầu nguyện Đức
Tôn Sư luôn luôn dẫn dắt chúng con trên đường phụng sự.
Kỉnh bút
1. - Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo Tại Tại Hiệp Thiên Ðài.
Ngày 10 tháng 10 năm Ðinh Hợi ( 1947)
Dạy phương pháp giảng đạo
Bài học văn chương của Chí
Tôn rất giản dị. Hành tàng Pháp hay Việt cũng chẳng khác nhau, nói hay viết
cũng giống như một bài thi. Cách hành văn chia ra từng đoạn. Sujet đối với phá
thừa. Développement đối với trạng luận. Conclusion đối với kết. Diễn văn phải
giữ chặt niêm luật, có mực thước như một bài viết, phải khép vào một khuôn luật
nhứt định, nếu không, nghẹt lối không ngỏ ra. Trong các nền tôn giáo, đó là sự
rất trọng hệ, như Ðạo Gia Tô ngày xưa mở ra, mười hai vị Thánh Tông Ðồ học ở
nhà bà Saint Maria, nhờ có chơn linh giáng hạ giúp sức. Ngày kia Ðức Chúa Jésus
nói: Miệng các người là miệng Ta, các người phải đi truyền Tân Ước ( Nouveau
Testament ), 12 vị Tông Ðồ đều dốt, nhờ chơn linh giáng hạ nhập thể, hễ nhập
thể thì phát huệ.
Lúc chưa biết Ðạo, tôi
cũng không tin điều ấy, đến lúc ở chùa Gò Kén trước mấy ngàn người, tôi bước
lên giảng đài đi qua đi lại đến 16 vòng, mà hễ ngước mặt lên thấy đầu người lố
nhố, sợ hải không thuyết được. Kế phát sật sừ như say rượu không còn thấy ai
nữa hết. Say đáo để, nói mà không biết nói những gì, chừng xuống đài thiên hạ
khen mới biết, may là trước tập nhiều rồi đó. Chí Tôn dạy tôi và anh Cao Thượng
Phẩm, hễ người nầy thuyết thì người kia nghe, nhờ vậy nhứt là nhờ anh Cao
Thượng Phẩm kiêu ngạo nên phải cố gắng, vậy mà lúc lên đài còn quáng mắt.
Tôi buộc mấy anh chị em
tập cho quen dạn, Ðạo sau nầy muốn truyền ra thiên hạ cần phải thuyết. Ðó là vô
tự kinh, viết sách truyền bá không bằng thuyết giảng, cần phải có niêm luật.
Với ai thì sợ chớ với nòi giống Việt Nam mình đã có sẵn văn hiến bốn ngàn năm
làm bổn. Có ba môi giới: Phú, Tỉ, Hứng.
Phú: là đọc thông sách vở,
đem nguyên văn ra giảng giải cho rõ nghĩa.
Tỉ: lấy cổ soi kim, dùng
tích xưa giải hiện tại.
Hứng : là đứng lên giảng
đài rồi thì phát hứng chí mà nói.
Hậu thuẩn do ba môi giới
nầy là : Kinh, Ðiển, Luật. Muốn Phú phải thuộc kinh mới phú được. Tỉ thì phải
lấy điển tích ra mà ví dụ so sánh. Hứng là không được ra ngoài khuôn luật,
ngoài sự thật, không được nói bậy.
Nhớ ba chơn tướng trước,
ba hậu thuẩn sau. Một bài thi đủ cho mình thuyết giáo rồi, với Chí Tôn điều chi
cũng không khó, như là :
" Yến Tử Hà xưa lúc vận cùng,
Còn mang dép rách đến Quang Trung.
Nay con chưa rõ thông đường Ðạo,
Cứ ngóng theo chơn Lão tháp tùng."
Ngài ngụ điển rồi mới lấy
tích, như hai câu đầu, hỏi tại sao Yến Tử hà lại mang dép rách đến Quang Trung
? Yến Tử Hà là tôi của nước Hàn, nước Hàn mất đi tìm nơi cầu cứu hầu rửa nhục
cho nước mình, Sở Bá Vương chê người Hàn không dùng nên Yến phải lận đận, nghèo
khó phải mang dép rách đến Quang Trung tìm Hớn Bái Công. Hai câu sau các con cứ
theo Thầy, con để bước của con lên dấu chơn củaThầy thì không bao giờ lạc lối.
Yến bị bạc đãi, nước Hàn bị chiếm ( Trương Tử Phòng là người Hàn cũng trong
thời đó ).
Hỏi vậy Chí Tôn lấy tích
gì ? nước mình cũng mất như nước Hàn, Yến đi làm tôi cho Hớn đặng báo thù cho
Hàn, Chí Tôn muốn nói : Các con muốn báo thù nước thì làm như Yến vào Quang
Trung, muốn nước các con còn thì theo Thầy. Thôi, thí nghiệm thử xem, mấy anh
em cho tôi một cái đề đi rồi tôi thuyết, như bài thi:
'Phong Thần đừng tưởng
chuyện mờ hồ,
Giữa biển ai từng gặp Lão
Tô.'
* Chuyện Phong Thần đừng
tưởng viết ra là bịa đặt, Lão Tô là Tô Ðông Pha, ông tổ của nòi giống Phù Tang,
ai dè ngoài biển có Tô Ðông Pha, nghĩa là có sắc dân bên Phù Tang. Ai từng gặp
mà gặp là có đa!
"Mượn thế đặng toan phương giác thế."
- Mượn thế, bày tàn ác vô
đạo đức, đặng thức tỉnh cho bây.
" Cũng như mượn bút của chàng Hồ"
- Ông Ðổng Hồ lãnh cầm cây
viết, viết sử của Vương Kiệt là đắc thắng, thấy Vương Kiệt bị hại mà không sợ,
vào đó lãnh cũng như Thầy hiện giờ, đến đây nhơn loại đương tàn ác, mượn cái
tàn ác đó đặng thức tỉnh chúng sanh, như Ðổng Hồ đã không sợ chết thì Thầy sẽ
thắng như Ðổng Hồ vậy, đặng lập quyền cho các con của Ngài đặng thành tựu. Hồi
đời đó có một người tướng tài của nhà Tần mà ngồi không, không chịu kháng
chiến, Ðổng Hồ ghi: Tội thất quốc nầy là của anh chàng, hỏi tại sao ? Tại anh
ngồi không, làm liệt bại tinh thần tranh đấu, nên tội ấy của anh gánh chịu đó.
Bài nầy đầy đủ trong khuôn luật . (Thuyết Ðạo QI / tr 90)
2. - Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo - Ðêm 15 tháng 5 năm Ất
Mùi ( 1955 ).
Hồng Oai và Hồng Từ.
Ðêm nay Bần Ðạo giảng đặc
biệt cho Hội Thánh nam nữ lưỡng phái và Hiệp Thiên Ðài, Ðêm nay Bần Ðạo giảng
vềHồng Oai và Hồng Từ.
Hai tiếng Hồng Oai, Hồng
Từ ấy là đặc biệt của Ðại Từ Phụ đã tạo đoan càn khôn vũ trụ mà lại vì hai tánh
đức ấy Ngài trị cả vạn linh. Nếu ta luận Hồng Oai và Hồng Từ thì ta có thể nói
luận ác và thiện, rồi ta có thể đem ra hai kiểu mẫu, xã hội tức nhiên đời cũng
như Ðức Khổng Phu Tử và Ðạo Chích, nói về Ðạo chẳng khác nào ta luận Ðức Chúa
Jésus Christ và Juda, đã nói tới Ðạo Phật, ta thử luận Ðức Thích Ca Mâu Ni và
Dévadata, cái luận thuyết về nghĩa lý ấy vẫn không cùng, ta chỉ nương nơi nghĩa
lý và quyền hành ấy đặng để cho Thánh Thể Ðức Chí Tôn đi cho trúng đường lối.
Hại thay ! Chớ phải chi
hai lẽ thiện ác ấy cả thánh Thể của Ngài đi một lối mà thôi, nói đơn giản thà
làm thầy chùa thì thầy chùa, thầy pháp là thầy pháp, Ðạo thời Ðạo đi cho triệt
để hay Ðời cho triệt để đi. Khổ não thay Thánh Thể Ðức Chí Tôn vì lãnh nơi mạng
lịnh của Ngài, đến làm tôi con của Ngài cho toàn vẹn, thế gian của Ngài hỏi vậy
chớ Ðại Từ Phụ đã giao cho ta có phải giao Thánh hay là giao Phàm, nếu ta lấy
theo sự suy gẫm của ta, ta phải nhìn rằng Ðại Từ Phụ đã giao cho ta Phàm nhiều
hơn Thánh, lẽ dĩ nhiên trước mắt ta đã ngó thấy.
Tự thuở nay, con người dầu
sức lực mạnh mẽ thế nào gánh một vai mà thôi. Ðại Từ Phụ lại buộc cả Thánh Thể
của Ngài gánh hai vai Ðời và Ðạo. Cái kiểu vở hai tôn giáo trước mắt ta, ta ngó
thấy Phật giáo thì nghiêng cái gánh bên Ðạo, Công giáo lại nghiêng cái gánh bên
Ðời, Ðời Ðạo Phàm Thánh. Ðức Chí Tôn đến lập Thánh Thể của Ngài, Ngài biểu phải
đứng ngay chính giữa của nó. Luận ra cho cùng lý, thì Hội Thánh của Ngài, buộc
không Ðời mà cũng không Ðạo ở giữa cái mức trung tim của Ðời và Ðạo.
Cái khó khăn cho phận sự
Thiêng Liêng ấy là vì lẽ đó, Hồng Từ ta thử kiếm hiểu, phải có cái tinh thần
Ðại Từ Bi, Ðại Bác ái, nghĩa là mọi điều nó phải do nơi luật tương đối, hiện
tượng bây giờ là cái tình đời thì phải khoan hồng dung thứ. Muốn làm cho không
lầm phải có tinh thần lịch lãm và khoan dung. Nắm được tính đức Hồng Từ của Ðức
Chí Tôn, lịch lãm ta phải biết mình, biết người, một cái gương lịch lãm từ cổ
tới kim chưa hề có một lần thứ nhì nữa là Vua Nghiêu có 9 người con, 7 trai, 2
gái, mà đi tìm ông Thuấn đặng truyền ngôi Vua, lại còn 7 người con trai kia ta
thử nghĩ thế nào đã. Khi tìm đặng ông Thuấn đem 2 người con gái gả hết, Nga
Hoàng và Nữ Anh, mà ta thử nghĩ ông Thuấn là gì, là người ít học, cày ruộng,
cha là Cổ Tẩu em là Tượng ghét đáo để, nhứt là bà kế mẫu của ngài, bị hiếp bức,
ít học bất quá là một người cày ruộng vậy thôi.
Ta thử nghĩ vì lẽ gì Vua
Nghiêu chọn ông Thuấn làm vua kế nghiệp cho Ngài, chỉ vì ông Thuấn có hiếu mà
thôi, với cái lịch lãm vua Nghiêu, Ngài cho tính đức Hiếu nghĩa đó là đủ hết
rồi. Hễ hiếu cùng cha mẹ, nghĩa cùng anh em, hai tính đức đó đủ cả tinh thần
đặng trị thiên hạ, Ngài đoán rồi chọn ông Thuấn, Ngài không lầm, quả nhiên ông
Thuấn đã thành một vị Hoàng Ðế từ cổ chí kim chưa hề có một người thứ nhì nữa.
Ấy là lịch lãm, nhờ cái tâm thần lịch lãm của vua Nghiêu mà cả cái sự hèn hạ
của ông Thuấn kia nó mất hết, ông chỉ lấy có hiếu với nghĩa mà thôi, ấy là cái
gương lịch lãm khoan dung mà cái cử chỉ của ông Nghiêu đã truyền ngôi cho ông
Thuấn là một cái Hồng Từ mà từ thử tới giờ chưa có ai làm một lần thứ nhì nữa.
Bây giờ luận về Hồng Oai,
hồng oai nhiều cái khúc chiết, phải có tâm thần suy đoán và tha thứ cả tội tình
thiên hạ. Ta chỉ chọn một cái hồng oai của ta, khi ta trị ta, ta phải làm sự
trị ấy của ta lại vì cho kẻ bị trị, cái trị đó, ta toan tính liệu lượng thế
nào, cái hồng oai của ta đây nó là một món thuốc trị bịnh cho kẻ đã bị bịnh.
Cái tính đức suy đoán có
nhiều khi nó không cùng luận, một điều nên nói, Bần Ðạo đem ra hai cái thí dụ :
1./ Mới đây có hai vợ
chồng ông đó ( người Pháp ) , bà vợ đau bịnh lao không thể trị được, thấy chết
trước mắt đó vậy, bà vợ biết mình không thể sống, chỉ có sống đi thì chỉ làm
cho khổ não chồng và con mà thôi. Cái tình thương vợ chồng nồng nàn mà thân
hình của bà hôm nay như thế đó, chỉ có trông cái chết mà không chết đặng, bà
mới cậy ông chồng giết mình giùm, tội nghiệp ! bà đã khóc cầu khẩn không biết
bao lần, ông chồng chỉ có khóc mà chịu thôi, chừng đáo để ông chồng ngó thấy sự
đau đớn của bà không thể gì mà hết được, không thế gì mà thoát khỏi bịnh ngặt
đó được, nghe lời yêu cầu của bà vợ, ông bắn vợ. Tòa đem ra Ðại Hình và buộc án
sát nhân, nhưng may thay cả thảy thiên hạ đều biết tính đức hiền từ của ông,
nên họ làm chứng và quả quyết rằng : bà kia cầu xin ông nọ giết mình giùm, nên
được tha.
2. / Gương thứ nhì, Bần
Ðạo đã đọc sự tích đó hồi còn đi học, có hai anh em bạn học chung một trường
với nhau, tới kỳ thi Tú Tài thì người bạn thi rớt về thất chí đến nước muốn hủy
mình, mà may có một điều được người bạn tâm tình kia, đem cả sự đau khổ tâm hồn
của mình tỏ cho bạn mình, người bạn an ủi, khuyên lơn chi cũng không đặng hết.
Hôm nọ người thất chí đó nhứt định đi ra đón xe lửa đặng nhào đầu vô xe lửa tự
tử chết, mà không dè người bạn của mình đi theo bén gót, đi theo xa xa giữ gìn
mà không hay. Ông ta mới vừa đi lại gần xe lửa, người bạn chạy theo níu, năn nỉ
giữ lại đó, người kia vùng vẩy đổ quạu lên nói : Bạn tưởng đâu bạn thương tôi
mà bạn kéo dài sự đau khổ của tôi, chớ không phải bạn thương tôi.
Bây giờ không thế gì can
gián được, phải dùng chiến lược khác, phát gây lộn nói : Cái thân thể bạn đã
dở, bạn ngu, bạn thi rớt rồi bạn muốn hủy mình bạn, bạn mà có chết đi nữa linh
hồn xuống địa ngục là thằng tù ngu, dầu bạn có được Ðức Chí Tôn tức nhiên Ðức
Chúa Trời ban cho bạn thành ông Thánh đi nữa, bạn cũng là ông Thánh ngu.
Mắng xong hai đàng đánh
lộn ôm vật với nhau, đánh thẳng tay mà cái ông kia mình làm mưu không nở đánh
lắm, đánh sợ đau bạn. Còn ông kia, ông bạn kia đổ quạu thật, đánh thôi mình mẩy
sưng tùm lum, rồi đem vô nhà thương nằm. Vô đó, người bạn đó mới nói : Bạn ơi,
tôi cốt yếu, cố tâm đặng cứu bạn mà bạn làm thân thể tôi như vầy, thôi hết sức
nói
Tới chừng người kia nằm kế
gần bên động lòng khóc mướt, rồi ôm người bạn mà khóc. Cứu được, từ đó anh kia
thi mãi, tới thi đậu ra trường thôi.
Ðó là Hồng Oai, hai cái
Hồng Oai đó. Bây giờ mình mới nghĩ coi Hồng Oai mà làm được như vậy cũng nên
làm chớ.
Bây giờ luận trong Hội
Thánh, mấy em thì đông, nam nữ gần đôi ba triệu, được cái phải của đứa nầy, nó
có cái quấy của đứa khác, không đồng nhau, vì lẽ đó Ðức Chí Tôn mới lập Pháp
Chánh thử cái cân Công Bình của Hội Thánh nghĩ làm sao mà chớ ? Chỉ có mong một
điều là đàn em nó đặng đắc giáo, được dạy dỗ cho hiểu Ðạo, đặng nó sống giùm
cho bạn của nó. Ðại gia đình Thiêng Liêng nầy nó phải tương liên sống chung,
chết chung với nhau đó. Nếu cả Thánh Thể Ðức Chí Tôn không có giáo hóa cho họ
hiểu thấu đáo nghĩa lý cái sống trong cửa Thiêng Liêng nầy, trong đại gia đình
Thiêng Liêng nầy là gì ?
Thì bao giờ cũng vậy, đứa
phải trở lại đả đảo đứa quấy, đứa quấy cũng không nhịn đả đảo trở lại đứa phải.
Tấn tuồng đời chuyển luân ngay giữa cửa Thiêng Liêng, cửa Ðạo đây. Nam, nữ em
cũng đồng em hết, mình coi quyền lợi cả thảy của nó, mình tính cái nào nhiều
theo đa số, giờ bắt chước theo kiểu vở chánh trị thiên hạ bên Âu Châu, hễ đầu
phiếu nhiều là được, bây giờ hễ đàn em của mình, hễ đa số chịu cái gì, nếu phải
mình làm theo nó, giúp đỡ cho nó làm, đa số nó không bằng lòng cái gì thì mình
từ, rán cố gắng mà tránh.
Có một điều nên để ý hơn
hết, trước mặt Ðức Ðại Từ Phụ, Ðại Từ Phụ coi cả con cái của Ngài ở dưới thế
gian nầy là đám mồ côi, nam nữ cũng vậy, vì lý mồ côi đó nên Ngài chống gậy
đến, Ngài nói con Ngài mồ côi, bây giờ ta cũng kể em ta là đám mồ côi nương lấy
anh, muốn nuôi nấng dạy dỗ nó, nhứt là phải dạy dỗ chẳng phải bằng miệng mà
thôi, mà dạy dỗ sự hành vi của nó. Có nhiều đứa nhứt là đám mồ côi phái nữ, tâm
tần thì hay thương yêu, có nhiều đứa mồ côi chưa được mẹ hôn một cái, nó thèm
thuồng tìm kiếm trong cửa Ðạo mẹ của nó. Cả Thánh Thể Ðức Chí Tôn cố gắng làm
cha làm mẹ nó giùm, cố gắng mọi người đều dạy dỗ.
Bần Ðạo chỉ có buồn một
điều thay vì dạy nó đặng dìu dắt nó đi vào Thánh Ðức, có nhiều người dạy nó đi
theo cái gì, Bần Ðạo không nên nói rõ ra đây. Từ đây tới sau, xin cả Thánh Thể
Ðức Chí Tôn, đã gọi là Thánh Thể của Ngài thì bắt chước mảy may theo Ngài đặng
cho có tánh đức Hồng Oai Hồng Từ ấy. (Thuyết Ðạo QVI / tr 297)
3. - Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo Tại Ðền Thánh
Ðêm 14 tháng 9 năm Nhâm Thìn ( 1952 )
Nhứt tâm nhứt đức
Ðêm nay Bần Ðạo giảng câu
cổ ngữ " Nhứt Tâm Nhứt Ðức "
Chữ Nhứt Tâm
Nhứt Ðức, riêng Tâm và Ðức có một mà thôi. Chúng ta chẳng cần gì luận, chẳng
cần để công kiếm cho lắm. Chữ Tâm Bần Ðạo đã giảng, cổ nhơn chưa có biết Chơn Linh
của ta đó vậy. Nó là Hồn cái danh là Tâm hay là chữ Ðạo.
Tâm ấy tức nhiên Chơn Linh chúng ta đó. Vậy
chơn linh ấy tại sao có một mà thôi ? Tức nhiên chữ Tâm biến ra đó vậy. Bởi vì
ta muốn nói nó là Thiên Tâm. Còn Ðức, Nhứt Ðức thì chúng ta chẳng cần kiếm xa
xôi, chỉ biết nó là Thiên Ðức mà thôi. Thiên Tâm, Thiên Ðức, Ðức Chí Tôn đến để
hiển nhiên trước mặt đó vậy.
Ta đã biết nguơn linh của
chúng ta do nơi Ðức Chí Tôn mà sản xuất, tức nhiên cả toàn thể nhơn loại thống
hiệp lại là cái khối Nguơn Linh của Ðức Chí Tôn. Vì cớ cho nên Ðức Chí Tôn đã
để " Thiên Thượng, Thiên Hạ ". Thiên hạ tức nhiên toàn thể nhơn loại, bây giờ ta
muốn nói toàn cả nhơn loại có Nhứt Tâm hay chăng ? Ta đã rõ biết rằng do nơi
nguyên căn của nó, tức nhiên do nơi Ðức Chí Linh sản xuất; nếu nó hiệp lại làm
một với nhau thành ra Ðấng Chí Linh, mà cả thảy biết mình là một căn bản với
nhau hay chăng ? Nếu cả toàn nhơn loại biết mình là một căn bản, xuất hiện do
Nhứt Tâm ấy, thì cơ thể sống của họ, tranh sống lại với nhau nơi mặt thế nầy,
nạn tương tàn tương sát không có hiệu lực đau đớn vậy.
Vì họ chưa biết Nhứt Tâm
ấy, hễ nói chữ Tâm thì tức nhiên nói đến thiên lương vô đối, mà lấy thiên lương
vô đối làm căn bản, tức nhiên nhơn loại có thể lấy nhơn luân làm căn bản, họ
thống hiệp làm một cùng nhau, con người chẳng hề kiếm mà phải đến và họ đương
tìm nẽo đặng đến. Chúng ta ngó thấy họ đang tò mò rờ rẫm tiến tới trạng luận vô
đối. Nào là Trung Quốc, nào là Liên Hệp Quốc, nơi Á Ðông, Âu Châu, nơi Mỹ Quốc
họ đang đem cái tinh thần họ tìm tòi.
Ấy vậy, Nhứt Tâm ta đã
biết ta đã do nơi Trời, lấy cái căn bản của ta chỉ biết duy Thiên Tâm mà thôi,
mà Thiên Tâm ấy nó đã biểu ta tôn sùng mạng sống, tức nhiên tôn sùng cái nguơn
linh của người, không đặng chia lìa rẻ rúng, câu: " Khi nhơn tức khi Tâm, khi
Tâm tức khi Thiên ". Hễ khi người tức khi lại mình, mà khi lại nguơn linh của
mình tức nhiên khi Ðấng Chí Linh là Ðức Chí Tôn đó vậy. Hễ khi Trời tức nhiên
có tội " Khi Thiên vô sở đảo dã ", hễ khi Trời thì không có chỗ trốn.
Trái ngược lại Ngài đã căn
dặn một điều trọng yếu nầy: Ngài nói, thà là các con vô lễ cùng Thầy, Thầy
đặng lòng từ bi mà tha thứ ; Thầy chỉ dặn các con chẳng nên vô lễ cùng chư
Thần, Thánh, Tiên, Phật, bởi họ chẳng hề tha thứ bao giờ. Ðức Chí Tôn đã căn
dặn rõ ràng, biểu chúng ta đừng sát sanh, biết đâu trong một cành hoa kia không
phải là một vị Phật giáng sanh, nếu chúng ta đang tay bẻ nó, chúng ta đã phạm
đến cái tội ấy rồi.
Hại thay ! Các Chơn Linh
cao trọng đã đến thế gian nầy, có một điều nguy hiểm cho chúng ta hơn hết là họ
sẽ lấy một hình thể căn bản của họ hèn tiện, thiệt thòi, có khi họ lại lấy hình
thể họ ngu dại nữa chứ. Hại thay ! Những kẻ đó không biết tôn trọng nguơn linh
của người, khi rẻ đến họ, họ hiện diện trên thế gian nầy họ sẽ chịu những hình
phạt chẳng hề khi nào tránh khỏi.
Bần Ðạo mục kiến vài ba
bằng cớ rõ ràng, dầu cho Tiên vị, một chơn linh cao trọng mà họ phạm đến điều
ấy, Thiên Ðiều chẳng hề tha thứ họ. Bằng cớ Bần Ðạo chỉ rõ căn nguyên của Ðức
Quyền Giáo Tông là Tiên vị, những kẻ đã khi rẻ Ngài hồi còn sanh tiền, các con
cái của Ðức Chí Tôn dòm coi, những kẻ đó giờ phút nầy thế nào, dầu cho hạng
đồng bực cùng Ngài mà đã khi rẻ Ngài, rồi giờ phút nầy không còn gì hết. Một
cảnh tượng nữa, Bần Ðạo mục kiến Phối Thánh Màng, người thiệt thòi làm sao,
hiền lương không thể nói, bần tiện lắm, mà có kẻ đã khi rẻ hiếp đáp, giờ phút
nầy tàn gia cả thảy, những người đó không thể chối tội. Phối Thánh Thoại cũng
vậy, cũng thế đó.
Mấy vị Ðại Thiên Phong và
cả con cái của Ðức Chí Tôn, nam nữ phải dè dặt cho lắm, đừng thấy sắp em của
mình nó hèn tiện thiệt thòi, ngu dại mà khi dễ nó. Biết chừng đâu Ðức Chí Tôn
đã dành để một tình cờ bất ngờ chúng ta sẽ phạm đến họ, rán coi chừng cho lắm,
nhứt là trong cửa Ðạo Cao Ðài dầu nam cũng vậy, nữ cũng vậy, không biết có chơn
linh trong ấy. Bần Ðạo xin căn dặn một điều trọng yếu hơn hết là đừng khi
người. (Thuyết Ðạo QV / tr 83)
4. - Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo Tại Ðền Thánh
Ðêm mồng 1 tháng 4 năm Mậu Tý ( 1948 ).
Quốc Ðạo Kim Triệu Thành Ðại Ðạo,
Quốc Ðạo Kim Triệu Thành
Ðại Ðạo, Nam phong thử nhựt biến nhơn phong.
Hôm nay Bần Ðạo giảng một
vấn đề trọng yếu nhưng chẳng giảng một bữa mà đủ, nên cần phải tiếp tục nhiều
lần Bần Ðạo mới giảng dứt.
Sau một buổi lễ cúng rồi,
thì giờ lên giảng đài rất ít, Bần Ðạo phải thúc nhặt lại là vì mỗi lần hành lễ
rồi cả thảy đều mệt. Bần Ðạo sẽ liệu phương sắp đặt lại là giảng trước giờ hành
lễ.
Theo trong bài thi của Ðức
Chí Tôn gởi cho Hoàng Ðế Bảo Ðại có hai câu yếu trọng cho nền Thánh Giáo Chí
Tôn hơn hết là hai câu nầy :
" Quốc Ðạo kim triêu thành
Ðại Ðạo
Hai câu nầy chúng ta hiểu
rằng, Ðức Chí Tôn muôn nói với Ngài Bảo Ðại nền Quốc Ðạo của Người, ngày nay đã
thành Ðại Ðạo, trong chữ Ðại Ðạo bao trùm cả đức tin loài người, câu thứ nhì
'Nam phong thử nhựt biến nhơn phong' chữ phong không phải là gió, nó có nghĩa
lý lắm !
Phong đây là phong tục,
Chí Tôn muốn nói phong tục nước nhà của Người sẽ làm nền phong hóa của loài
người, hai câu ấy chúng ta nên đoán xét, suy gẫm coi Ðức Chí Tôn vì thương mà
quá lời không ? Thảng như tôn giáo nào kích bác họ sẽ nói Chí Tôn tự tôn, tự trọng
hay là họ có đức tin hơn nữa họ có thể bàn luận rằng : Chí Tôn vì quá thương mà
nói, vậy chúng ta thử coi nền Quốc Ðạo của chúng ta trở nên nền Tôn Giáo của
toàn cầu chăng ? Và phong hóa chúng ta có thể thay thế cho cả nhơn loại trên
mặt địa cầu nầy chăng ? Chúng ta nên quan sát, suy gẫm rồi tưởng tượng coi có
thể đặng vậy không ?
Có thể được và Bần Ðạo tin
quả quyết rằng nó phải như vậy đó. Tội nghiệp thay ! Một sắc dân đã từng bị
nước Trung Hoa khắc phục, tuy chịu trong hoàng đồ, chúng ta có một lịch sử
trong 4.000 năm tranh đấu, vẫn tự do độc lập, không chịu tùng mạng lịnh của
Trung Hoa. Nước chúng ta như cái vải áo, còn Trung Hoa như cái áo, chúng ta
không có cái lý lẽ gì từ chối tinh thần một sắc dân anh dũng ấy, nó phải nương
năng lực nơi chỗ nào ? Ấy là nương tinh thần đạo giáo nước nhà của nó, chúng ta
phải chịu ảnh hưởng trọng hệ hơn hết của hai nền tôn giáo Trung Hoa:
Nho giáo dạy chúng ta tu
cho được chí thiện, chí nhơn.
Phật giáo bên Ấn Ðộ dạy
chúng ta tự tu đặng đạt đại từ đại bi.
Hai cái khối tinh thần
hiệp nhau lại làm một nền tôn giáo để được bảo trọng tinh thần quốc túy của
mình. Chí Tôn đã nói cùng người Pháp : " Từ thử một sắc dân ấy chỉ biết nô lệ
chưa biết vi chủ, vì vậy mà ta đến bồi thường sự bất công ấy."
Ðạo giáo đã dạy chúng ta
chí thiện chí nhơn, đại từ đại bi, tinh thần đó vậy, hỏi vậy ngày nay chúng ta
phải tùng hay chăng ? Tôi dám chắc giọt cam lồ ấy, tinh thần loài người đã khao
khát để bảo tồn sanh mạng, bằng chẳng vậy thì nhơn loại phải tự diệt mà chớ.
Tại sao tự diệt ? Chúng ta thấy trường hổn độn một nền văn minh gồm có tinh
thần duy vật mạnh mẽ mà chớ, cái chánh sách của loài người chạy theo duy vật
đương nhiên thì mặt địa cầu nầy chưa hòa bình vì họ chỉ biết tranh sống với duy
vật chớ chưa sống với tinh thần chí thành. Cái quyền năng của Ðạo giáo Gia Tô
mạnh mẽ dường nào mà ngày nay phải thoái bộ trước năng lực của toàn cầu, còn
Ðạo giáo mà đến thay thế đặng cái năng lực ấy rồi đây cũng chưa chắc quyết
thắng tấn tuồng tương lai mà vật chất sẽ dẫn đến con đường tử lộ không phương
cứu chữa, duy có Ðức Chí Tôn đến cứu loài người mà thôi.
May thay! Trong nòi giống
tổ phụ chúng ta để lại một tủ thuốc, tủ thuốc ấy ngày nay lấy ra làm món thuốc
cứu cả tinh thần nhơn loại trong hoàn cầu nầy và trong tủ thuốc thiêng liêng đó
để làm vị cứu sanh, tức nhiên là cái phương cứu khổ chẳng khi nào sai chạy.
Nhưng vì chẳng đủ năng lực để cứu thế, đem hoàn thuốc hằng sống ấy bảo sanh
mạng loài người. (Thuyết Ðạo QII / tr44)
* * *
5. - Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo Tại Ðền Thánh
Ðêm mồng 5 tháng 4 năm Mậu Tý ( 1948 )
Quốc Ðạo Kim Triệu Thành Ðại Ðạo,
Giảng tiếp câu Thánh Ngôn
QUỐC ÐẠO KIM TRIÊU THÀNH ÐẠI ÐẠO
Bần Ðạo ngày nay giảng
tiếp câu Thánh Ngôn " Quốc Ðạo Kim Triêu Thành Ðại Ðạo " của Ðức Chí Tôn.
Giảng hôm kỳ lễ vừa rồi,
Bần Ðạo để đại khái đề mục cho toàn cả tiềm tàng thử coi nền tôn giáo của chúng
ta sẽ biến tướng ra thành nền Ðại Ðạo là chỗ nào ? Nó đã đem cái gì cho nhơn
loại về mặt tinh thần đạo đức mà biến ra đại đồng ?
Chúng ta đã ngó thấy
nguyên do Ðạo giáo bao giờ loài người phải chung hợp lại với nhau, nào xã hội,
nào là gia đình, dầu trong buổi ăn lông ở lỗ loài người chẳng hề qua mặt luật
Thiêng Liêng đó đặng. Buổi ấy, tất cả có bí pháp, hội họp gia đình ; Ðức Chí
Tôn duy có một mình, Ngài phân ra mới có Phật Mẫu, Ngài phân ra đệ nhị quyền
hiệp lại với đệ nhứt quyền, đủ quyền năng tạo ra càn khôn vũ trụ để lập gia
đình cho loài người đó vậy.
Nhờ Chí Tôn phân tánh là
bí pháp lập thành xã hội đó, chúng ta đã hằng tưởng hiểu cả, loài cầm thú phải
có hiệp lại mà biến sanh được, giải rõ là trống mái, đực cái hay nam nữ cũng
vậy, nó tương liên trước mặt chúng ta, hoặc một cách âm thầm bí mật, vậy loài
người bao giờ cũng có xã hội nhơn quần, gia đình vì mặt luật buộc như vậy, lời
chúng ta thường nói : 'Chưa ai ở đất nẻ mà chun lên'. Mỗi cá nhân đều có nguyên
do căn bản.
Hại thay ! Xã hội bình
quyền tức nhiên mặt địa cầu ngày nay bị một quyền năng vật chất ấy nương với
quyền năng tinh thần mà loài người đạt đến địa vị cao trọng và đạt cơ mầu nhiệm
của Tạo Ðoan, đời có triết lý, khoa học làm cho đảo lộn tinh thần, họ làm rồi
họ tự kiêu là làm chủ cả cơ quan bí mật của loài người, tự khoe mình là Trời ;
tự kiêu, tự đắc, tự tôn, tự đại, chúng ta đã thấy họ từ chối mọi lẽ thiên
nhiên. Ngày giờ nhân loại xu hướng theo phương pháp vật hình, quyền năng khoa
học, lý thuyết quái gở dị đoan ấy làm cho tinh thần loài người ngu xuẩn cho
rằng không Trời, không đất, tức nhiên không Ðạo, không người, không xã hội,
không gia đình ; sống như con vật chung hiệp với nhau đồng sống vậy thôi.
Sống không quyền lực tinh
thần vi chủ, không thể nào nhơn loại tự bảo tồn cho dân chúng đặng mà tránh
khỏi nạn tiêu diệt, họ coi mạng sống của loài người là một vật dụng, để hưởng
hạnh phúc sung sướng, lường gạt, buộc tinh thần làm người nô lệ cho vật hình,
chúng ta thấy tấn tuồng nguy ngập, xô đẩy loài người đi đến diệt vong. Tổ phụ
chúng ta sống từ thượng cổ đến nay, một vị chí Thánh để lưu lại cho đời mực
thước niêm luật xã hội nhơn quần, Ngài định phải có gia đình, có tông tổ, có xã
hội, Ngài lập pháp trọn trong điều ấy từ thường dân chí vương đế, không ai ra
khỏi mặt luật.
Tổ phụ chúng ta chịu ảnh
hưởng Ðạo giáo để lại sự thờ phượng tông tổ gia đình chúng ta, tức nhiên thờ kẻ
quá vãng, ta coi người chết như sống, chúng ta tôn sùng mạng sống của con cái
người vì loài người là Thiên Hạ mà Thiên Hạ là Trời. Chúng ta biết nhìn nhận
Trời trên mặt địa cầu, chúng ta biết thờ phượng Trời, tức nhiên thờ loài người
đó vậy. Ðạo giáo chúng ta để lại 2.000 năm, vậy điều trọng hệ là thờ Trời và
thờ Người, buổi hỗn độn nầy nhơn loại vì khoa học mà đi đến một đường tử lộ.
Chúng ta cần đến đạo giáo phô trương trên mặt địa cầu nầy cho nhơn loại họ biết
tự tỉnh để trụ cả tánh loài người lại, hưởng hoàn thuốc cứu sanh mạng họ.
Bần Ðạo giảng lần trước,
tiếp kỳ nầy kết luận là hườn thuốc thờ Trời và thờ Người, thảng vạn loại phản
phúc mà còn chối nữa thì chịu tận diệt mà thôi. (Thuyết Ðạo QII / tr46)
* * *
6. - Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo Tại Ðền Thánh
Ngày 14 tháng 4 năm Mậu Tý ( 1948 ).
Quốc Ðạo Kim Triệu Thành Ðại Ðạo,
Giảng tiếp câu Thánh Ngôn
QUỐC ÐẠO KIM TRIÊU THÀNH ÐẠI ÐẠO, NAM PHONG THỬ NHỰT BIẾN NHƠN PHONG
Hôm nay, Bần Ðạo giảng
tiếp Thánh Ngôn của Thầy câu : " Quốc Ðạo kim triêu thành Ðại Ðạo, Nam phong thử
nhựt biến nhơn phong " của Ðức Chí Tôn. Chúng ta quan sát coi nền Quốc Ðạo của
chúng ta có phương thế gì để làm một nền tôn giáo cho hoàn cầu ?
Ðương nhiên bây giờ, cái
tinh thần của loài người chỉ xu hướng theo trí thức đương nhiên của họ. Họ có
thể được cái hành vi bí mật thiêng liêng mà lập nên cơ giới phi thường ở măt
địa cầu nầy, nhưng cái cơ giới ấy do nơi hóa công sản xuất ra tâm não của kẻ
trí thức thông minh đặng bảo vệ sanh mạng của loài người và lập hạnh phúc cho
loài người. Trái ngược lại, những hạng trí thức thông minh ở trong thời đại nầy
đều nảy sanh do một tâm lý khoa học mà thành hình, rồi tâm lý khoa học ấy trở
lại tàn sát sanh mạng của loài người, đó là đến những cảnh bạo ngược. Hơn nữa,
trước mắt chúng ta đã ngó thấy hai trận giặc trên hoàn cầu đã giết hại nhau,
nên hiện giờ trên mặt địa cầu đã tự giết chết bao nhiêu mà kể.
Cái trí thức tinh thần ấy
có làm gì cho đồng bào và thời đại nầy đặng hạnh phúc chăng ? Trái lại, nó đem
cho đời một tấn tuồng thống khổ trước mắt cả thảy. Bần Ðạo chỉ nhắc lại cho con
cái Ðức Chí Tôn thấy rõ, nhơn loại hiện nay đã xu hướng theo hạng trí thức tinh
thần khoa học thì có kể đâu là thương chủng tộc, nên ngày nay đã gây ra biết
bao tấn tuồng thê lương thảm đạm, nhơn loại hết yêu ái nhau mà trái lại người
với người họ đối nhau còn quá hơn thú dữ, người với người mà họ chưa biết tôn
trọng mạng sống với nhau, họ lại đoạt mạng sống của nhau đặng tìm hạnh phúc.
Mặt địa cầu nầy, sanh ra
các đảng phái nào thì chỉ biết tương tàn tương sát với nhau mà thôi, họ không
kể gì là sanh mạng của con người ra thế nào cả. Họ không biết tôn trọng mạng
sanh của loài người, họ chỉ biết lấy xương cốt của loài người mà lập đài danh
dự của họ thôi. Cái mục đích bạo tàn của họ, chúng ta đã thấy hiển nhiên trước
mắt, cái thảm khổ của đời mà chưa hề có ai thấu rõ tâm lý khổ não của đời, đem
lòng thương hại đến nhơn sanh.
Từ Phật Giáo ra đời đến
bây giờ, tinh thần của loài người mới biết thương hại cho nhau, một nơi nào có
tâm hồn ưu ái thì các tôn giáo đương nhiên trước kia là một huờn thuốc để cứu
chữa cái bịnh thảm khổ của loài người nơi mặt địa cầu nầy nhưng nay huờn thuốc
cứu chữa ấy để tại mặt thế nầy, nó không thể trị đặng một bịnh tinh thần, khoa
học đương nhiên của họ đã sản xuất trên mặt địa cầu nầy. Thử hỏi chúng ta có
đem gì hạnh phúc cho họ không ?
Chúng ta chỉ biết đem hai
chữ nhơn nghĩa mà lập nền hạnh phúc cho họ thôi. Tuy vậy, nòi giống của chúng
ta là một sắc dân chiến đấu, một sắc dân oanh liệt. Từ xưa tổ phụ ta biết hiền
lành, biết kỉnh trọng, biết thương yêu, kỉnh trọng mạng sống của loài người
lắm, cái tánh thông thái, cái tánh thông minh của tổ phụ chúng ta sản xuất
trong một nguồn cội từ lành, không điều gì đem đến trước mắt tổ phụ chúng ta mà
tổ phụ chúng ta tìm tòi không đặng.
Nước Việt Nam ở trong
khoản đất phì nhiêu nên tổ phụ chúng ta biết trọng sanh mạng con cái của Trời,
biết nhận nhơn loại là anh em, là cốt nhục đồng chung mà ra, biết nhìn câu :
'Tứ hải giai huynh đệ' ; Tổ phụ ta biết thương yêu nhơn loại, bất kỳ là một sắc
dân nào, một nòi giống nào có trí thức cao minh làm cho loài người đặng hạnh
phúc thì tổ phụ ta kỉnh trọng tôn thờ vậy.
Một nền tôn giáo nào đến
nước Việt Nam ta truyền bá thì tổ phu ta kỉnh trọng tôn sùng ngay, nên mối Ðạo
nào vào nước Việt Nam ta đều được kết quả mỹ mãn. Lòng mộ Ðạo của tổ phụ ta
trước kia lấy lương thiện làm căn bản, lấy nhơn nghĩa làm môi giới, cái sự tôn
nghiêm của tổ phụ ta từ thử hiển nhiên chúng ta đã ngó thấy.
Trong nước hiện giờ thì có
các Ðạo giáo thanh liêm chánh trực đang làm cha mẹ cho dân, cái tinh thần tạo
hạnh phúc cho dân, một trang anh dũng biết bảo trọng nền quốc túy, nâng đỡ nước
nhà, biết tôn sùng nhơn nghĩa, chúng ta đã thấy các Ðạo giáo của chúng ta đem
cái nhơn nghĩa làm huờn thuốc đem vào tâm lý của loài người là có thể trị đặng
cái tinh thần bạo ngược của họ.
Nhơn loại vì quá ỷ tài sức
nương theo cái tinh thần khoa học mà làm mất cái tinh thần căn bản nhơn luân,
nên nay ta đem cái đạo nhơn nghĩa mà thức tỉnh loài người đặng cho họ nhìn với
nhau vì danh nhơn nghĩa hầu thương yêu nhau, dắt nhau đi đến chủ nghĩa đại
đồng. Cái nền nhơn nghĩa của chúng ta, nó có thể làm môi giới cho các chủng tộc
trên thế giới, đạo nhơn nghĩa của chúng ta là một căn bản của quốc thể của nước
Việt Nam và có thể thành Quốc Ðạo được . (Thuyết Ðạo QII / 48)
* * *
7. - Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo Tại Ðền Thánh
Thời Tý, Mồng 5 tháng 5 năm Mậu Tý ( 11.6.1948
).
Quốc Ðạo Kim Triệu Thành Ðại Ðạo,
Giảng tiếp câu Thánh Ngôn
NAM PHONG THỬ NHỰT BIẾN NHƠN PHONG.
Hôm nay Bần Ðạo giảng tiếp
câu Thánh Ngôn của Ðức Chí Tôn " Nam phong thử nhựt biến nhơn phong ". Bữa trước
Bần Ðạo đã giải rõ đại công nền nhơn luân phong hóa của ta. Nay ta sưu tầm
nguyên căn của Nam Phong coi do đâu mà sản xuất, Bần Ðạo đã giảng là cốt yếu
muốn thực hành phong hóa nhà Nam, phải do nơi Nho Tông mà làm căn bản.
Thời kỳ nầy Chí Tôn đến
lấy Nho Tông để chuyển thế và thi thố cho cả toàn vạn quốc một triết lý tối tân,
đặng chỉnh đốn sửa đương những tệ tục tồi phong của nhơn loại mà đem vào thánh
chất của con người. Ðức Chí Tôn đã tìm định đến đặng sửa đương. Vậy ta nên tìm
hiểu Nho Tông là thể nào ? Ðã cho ta vật gì ? Có đủ phương tiện mà chuyển thế
đặng chăng ?
Trước hết ta phải biết
trong tay ta có khí cụ gì rồi mới có đủ can đảm xông pha ra chiến trường quyết
thắng, tìm xem coi nhơn loại đang thiếu thốn điều gì và xem coi nhơn loại đang
tìm kiếm vật gì mà vật ấy chúng ta có hay không ?
Nói đến Nho Tông thì chẳng
còn gì phải biện thuyết nữa, vì đã có chẳng biết bao nhiêu là hiền môn, Thánh
tích để lại từ thử. Kể từ ngày Ðức Khổng Phu Tử giáng thế đã hai ngàn năm trăm
năm ( 2.500 ) nếu ta suy xét cao xa hơn nữa thì ta thấy Ðạo Nho phát sanh từ
Vua Phục Hi là tối cổ hơn hết. Ta không thể tìm đâu xa hơn nữa duy biết rằng
Ðức Khổng Phu Tử học Nho của ông Châu Công đặng chỉnh đốn lại Ðạo Nho khi Ngài
đến tại thế nầy vậy. Ðạo Nho đã làm được những gì ?
Ta thấy Ðạo Nho của chúng
ta có Hội Thánh mà Hội Thánh ấy bí ẩn khéo léo lạ lùng duy có một người có thể
kiến thiết quốc phong của một nước mà thôi, chớ không đủ năng lực chuyển cả tâm
lý toàn cầu được. Vì sự khuyết điểm ấy Ðức Chí Tôn mới đến lập Hội Thánh, Ðền
Thờ của Ngài gọi là Cao Ðài, danh từ đó chỉ rõ Ðền Thờ cao trọng của Ngài tại
thế nầy, tiếng Pháp gọi là Haute Église ( nghĩa là đức tin cao trọng). Hỏi Hội
Thánh của Ðạo Khổng lập quốc thế nào?
Ta thấy Hội Thánh của Ðạo
Khổng trong gia đình làm gia pháp biến sanh ra phong hóa gia nghiêm đó vậy.
Người chưởng quản gia đình tức là giáo sư Hội Thánh của Ðạo Khổng tức là ông
cha, nên thiên hạ thường kêu là chủ gia. Trong hương đảng có Hội Thánh của
hương đảng, theo cổ tục thì ông Hương chủ là chủ của Hội Thánh Hương Ðảng, còn
chức Hương cả và đại Hương cả là người ta mới bày ra sau đây mà thôi. Trong
hương lân ngày xưa, chức Hương Chủ là lớn hơn hết vậy.
Khởi đầu trong gia đình,
rồi mới tới Hương lân, rồi mới ra đến quốc gia, người chủ của quốc gia ấy là
nhà Vua. Ông cha ta trong gia đình, ông Hương Chủ trong hương thôn, ông Vua
trong nước, cả ba người ấy giữ ba giềng mối đạo, phụng thờ ba tôn giáo. Tổng số
ba tôn giáo ấy lại là Nho Tông.
Ông cha trong nhà thì thờ
Tiên, Tằng (ông cố), Tổ (ông nội), Khảo (cha) của Tông môn, ông là giáo sư là
thầy cả trong gia đình. Ông Hương chủ thì thờ chư Thần tức là cả công thần vì
nước mà hy sinh tánh mạng được nhà Vua ân tứ làm chủ Hương lân, nên trong làng
ta chỉ có thấy Ðình thờ Thần thiên thu phụng sự mà thôi, nên ông Hương chủ là
Thầy cả của làng. Nhà Vua thì thờ Ðức Chí Tôn tức là Ngọc Hoàng Thượng Ðế , ta
thấy sự tế tự Ðấng Chí Tôn ấy lưu truyền từ đời thượng cổ, nên hằng niên mới có
Tế Nam Giao, đó là tế Ðức Chí Tôn vậy.
Từ đời lập quốc đến giờ,
trong phong hóa nhà Nam không thấy lúc nào sơ thất phụng tự, nếu đoán chắc là
nhờ âm chất của tổ tiên ta biết phụng thờ Ðức Chí Tôn, cái thâm tình ấy còn lưu
truyền lại mà ngày hôm nay Ngài mới đến đặng đền bồi ân nghĩa ấy lại có lẽ. Thế
thì Ngài đến vì tổ tiên ta đã gieo mối thâm tình nồng hậu, chớ chẳng phải vì sự
tình cờ mà Ngài đến nước Việt Nam nầy đâu. Trong phong hóa của ta gồm có :
Phong hóa của nhà, phong hóa của làng, phong hóa của nước tức là phong hóa
chung của xã hội nhơn quần Việt Nam ta đó. Bây giờ chúng ta khảo cứu coi Nho
Tông đối với xã hội là gì ?
Tức nhiên ta thấy là luật
pháp, tuy rằng 86 năm nay bị ảnh hưởng của nền văn minh Âu Châu, chúng ta lãng
quên nền phong hóa tốt đẹp của ta mặc dầu nhưng tự cổ chí kim chưa nước nào có
đặng. Chí Tôn đã đến, Ðạo Nho có thất thập nhị Hiền và tam thiên Ðồ Ðệ. Chí Tôn
lập Hội Thánh có nhứt Phật, tam Tiên, tam thập lục Thánh, thất thập nhị Hiền và
tam thiên Ðồ Ðệ, rõ ràng là Hội Thánh của Ðạo Nho đó.
Hiện giờ ta nhận thấy Ngài
áp dụng nền chánh trị của nhà Châu đặng lập chánh trị của Ðạo, làm cho cả cơ
quan thiết yếu của Ðạo Cao Ðài ra thiệt tướng, đặng đủ năng lực chuyển thế ta
không có gì mà nghi ngờ nữa cả. Gia nghiêm của ta lập thành do phong hóa của tổ
phụ để lại có những gì ?
Căn bản gia nghiêm hay gia
pháp do nhơn luân chi đạo nên lấy nhơn luân làm chuẩn đích, mà nói về nhơn luân
thì mỗi người đều biết. Khởi đoan là hôn phối, việc vợ chồng đối với nhau để
trọn quyền của ông chủ gia định liệu là người chồng, sau quyền chủ gia ấy lại
có quyền nội trợ để cho người vợ, hai quyền ấy vô đối. Ta thấy lối 100 năm
trước đây, quyền của cha bảo con chết cũng phải chết, không phải bất hiếu như
ngày hôm nay của những kẻ học đòi theo lượn sóng tự do văn minh vật chất rồi
còn trở lại muốn làm chủ cha mẹ. Không ! Nho pháp không cho có quyền lực ấy bao
giờ, Nho pháp không chịu cho cái giọt máu, cái giọt máu khí huyết do vật ấy tạo
hình, lại muốn làm chủ vật ấy tạo đoan ra nó, như vậy là sái luật thiên nhiên
của Chí Tôn dĩ định. Hỏi vậy cái quyền nắm đạo nhơn luân trong tay của ông cha
ta quan sát theo con mắt của đời văn minh nầy thì nói là quyền áp bức có phải?
Hại thay! Nếu quyền ấy
không chỉnh đốn lại phong hóa của con người đem vào khuôn khổ thuần phong mỹ
tục thì cả nhơn loại trên mặt địa cầu nầy sẽ chạy theo hưởng ứng với sự tự do
mà đi đến địa vị con vật là mất hết tính chất làm người đó. Tự do kết hôn, tự
do định phận, không cần cha mẹ là những người đã trọn kiếp sanh lịch duyệt thế
tình, mà sự lịch duyệt ấy còn vốn thiếu ; nên ta hằng thấy cảnh tượng của sự tự
do, định phận ấy đã làm bại hoại thân hình, tâm lý của con người tại thế, thế
nào rồi điều ấy không chối cãi được.
Bần Ðạo buổi ấu xuân bị
ảnh hưởng của tự do, thấy sự kềm thúc của gia nghiêm lấy làm khó chịu. Khi ấy
Bần Ðạo đang học Pháp Văn, lúc về thăm ông thầy Nho, khi đến đó ông mới tường
thuật tình cảnh bối rối gia đình của một vị quan viên bà con xa với Bần Ðạo, vì
vợ làm khổ tâm cho chồng là vị quan viên ấy, đến nỗi gia đình phải tan nát. Ông
tường thuật câu chuyện nầy vừa xong thì lại than rằng:
" - Hại thay! Vì buổi trước
không phải cha mẹ định hôn, mà tự do kết hôn nên ngày hôm nay mới ra dường ấy. "
Thừa dịp ấy Bần Ðạo mới
vấn nạn ông, Bần Ðạo hỏi rằng :
" - Gia pháp của ta nghiêm
khắc quá lẽ, đến sự chăn con như chúa ngục chăn tù, nếu không có quyền tự do
thì con sẽ tối tăm ngu dốt ? "
Ông lại trả lời rằng :
"- Không, không phải gia
pháp áp bức làm cho con mất tự do đâu, mà trái lại người có quyền lắm chớ, đến
nỗi gia pháp định cho mẹ phải tùng con kia mà."
Tại gia tùng phụ, xuất giá
tùng phu, phu tử tùng tử. Quyền của con còn có thể thế cho quyền cha được rồi
thì có áp bức chỗ nào đâu ? Chỉ có kềm thúc tâm tình của con cho nó đừng thương
ai trước khi thương vị hôn phối của nó, để cho nó đủ đầy tình ái mà thương
người vợ tương lai của nó vậy thôi. Muốn định hôn cho con thì trước hết cha mẹ
đã lựa chọn tâm lý của vị hôn thê coi có hòa hiệp với tâm tình của con mình
không, chứ chẳng phải xem xét tánh đức mà thôi, mà cha mẹ là người lịch lãm thế
tình, nên thâm hiểu cả tâm tình của đôi lứa, dầu cho đôi lứa chưa biết nhau
trước mà cũng có thể chung khổ cùng nhau, đồng tâm đồng chí thương yêu nhau
đặng.
Ðạo nhơn luân khởi thủy từ
hôn nhơn mà Nho phong đã định cho cha mẹ vi chủ, nếu để cho đứa con vi chủ thì
chỉ có hư mà thôi, mà gia đình hư tức nhiên sẽ có ảnh hưởng tới xã hội vậy. Ðây
là bần Ðạo duy mới nói có gia nghiêm mà thôi, vậy bây giờ chúng ta luận về tâm
lý. Sự hám vọng tự do quá lẽ mà đưa tâm lý con người đến mức khả ố, nguy hiểm
không thể tả được. Ta thấy nó gieo trên mặt địa cầu nầy một triết lý vô lối là
triết lý : vô phụ, vô quân, không quê hương, không gia đình. Bởi vậy ta mới
thấy thế tình con sanh ra ngỗ nghịch, không tuân phụ huấn.
Thảng như ngoại nhơn có
hỏi đến tại sao đã lớn, đã khôn mà không biết nghe lời phụ huấn cư xử với đời
vô đễ (đễ: thuận kính người trên; chữ hiếu, chữ đễ) vô nhơn không còn tình
thương nhơn phẩm thì chư đạo hữu biết kẻ bất hiếu kia sẽ trả lời ra sao không ?
Nó trả lời rằng: Tôi không xin họ sanh tôi, tôi không muốn họ sanh tôi, chẳng
qua là họ vì lỡ mà sanh tôi nên họ phải nuôi tôi đó thôi. Ôi ! Ân đức thâm sanh
thật ra không còn có nghĩa gì hết. Những tệ tục ấy nếu Ðạo Cao Ðài không xuất
hiện đặng chỉnh đốn lại, sợ e cả nhơn loại trên mặt địa cầu nầy sẽ thành ra ác
thú. (Thuyết Ðạo QII / tr 50)
* * *
8. - Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo Tại Báo Ân Từ, 4 giờ
chiều.
Ngày 15 tháng 8 năm Ðinh Hợi ( 1947 )..
Thích nghĩa : Kinh Phật Mẫu
Ngày nay là
ngày Ðại Lễ Ðức Diêu Trì Kim Mẫu, Bần Ðạo tưởng cả thảy toàn Ðạo nên biết
quyền hành của Phật Mẫu như thế nào ? và tại sao chúng ta thờ Người ?
Muốn biết quyền hành ấy
Bần Ðạo phải thuyết minh và giải nghĩa bài kinh Ðức Phật Mẫu mà chúng ta thường
tụng niệm hằng ngày đó. Trước khi giải nghĩa Bần Ðạo cũng nên nói rõ ai đến cho
bài kinh ấy ? Cho hồi nào ? Và tại nơi đâu ?
Kinh Ðức Phật Mẫu cho tại
Kiêm Biên Tông Ðạo (Cao Miên Quốc ) nơi Báo Ân Ðường của hai vợ chồng Thừa Sử
Huỳnh Hữu Lợi. Lúc trước chưa có Kinh Phật Mẫu, chúng ta chỉ biết Phật Mẫu đến
Hiệp Thiên Ðài Khai Ðạo Cao Ðài, nhờ thi phú văn tự của Cửu Vị Tiên Nương cho
biết nguyên do đến Khai Ðạo, chớ chúng ta chưa biết quyền hành của Người.
Nơi Kiêm Biên cả chức sắc
Hội Thánh Ngoại Giáo đến cầu kinh, khiến khi đó bần Ðạo đến nhằm lúc cúng vía
Phật Mẫu. Bát Nương đến cầm cơ viết, chính mình Bần Ðạo phò loan nơi Ðại Ðiện.
Có nhiều người làm chứng, có chư đạo hữu và một người không biết Ðạo là gì, là
ông Hiếu ( kêu Bần Ðạo bằng chú ) ngồi trước sân chơi, thấy tứ phía đều có hào
quang giáng hạ xẹt xuống rất ngay Báo Ân Ðường. Tới chừng trọn bài kinh rồi, cả
thảy đều nói lại không biết cái gì xẹt khi nảy như sao xẹt qua xẹt lại vậy, không
dè trong nhà đang phò loan. Có cháu của Bần Ðạo và nhiều đạo hữu ở ngoài làm
chứng quả quyết như vậy.
Bây giờ bần Ðạo xin giảng
từ câu kinh cho toàn thể hiểu.
" Tạo Hóa Thiên huyền vi Thiên Hậu,
Chưởng Kim Bàn Phật Mẫu Diêu Trì."
* Từng Trời thứ chín gọi cung Tạo Hóa Thiên, có vị
cầm quyền năng tạo đoan gọi là Thiên Hậu, nắm cả Kim Bàn tức là nắm đẳng cấp
Thiêng Liêng điều khiển chơn linh gọi là Phật Mẫu Diêu Trì. Bên Á Ðông người ta
thường kêu Phật Mẫu là Mẹ Sanh thờ bằng cốt tượng, cũng nhờ nơi Cửu Vị Tiên
Nương truyền bá còn lưu lại ngày nay là bọn đồng cốt, nhờ đồng cốt mà cả Á Ðông
đều biết Phật Mẫu là Mẹ sanh của nhơn loại.
"Sanh quang dưỡng dục quần nhi"
* Lấy khí sanh quang, nuôi
nấng con cái của Người tức là vạn linh.
" Chơn linh phối nhứt thân vi thánh hình "
* Chơn linh của Chí Tôn
cho ta hiệp với thi hài là thành thân hình, ta gọi là phách hay vía, khi thoát
xác chơn linh ấy xuất ngoại.
" Thiên cung xuất vạn linh tùng pháp"
* Do nơi Thiên Cung mà ra
vạn loại, tức nhiên vạn vật tùng quyền pháp thiên cung mà sanh.
" Hiệp âm dương hữu hạp biến sanh "
* Lấy âm dương khí hòa
hiệp nhau biến hóa ra vạn vật.
"
Càn khôn sản xuất hữu hình
"
* Càn khôn trước là không không, Phật Mẫu biến ra cả
vạn linh.
" Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh "
* Trong bát hồn kể : vật
chất hồn, thảo mộc hồn, thú cầm hồn, nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn,
Phật hồn do trong Kim Bàn của Phật Mẫu mà ra. Bát đẳng cấp thiêng liêng chơn
hồn vận chuyển biến thành vật chất, thảo mộc, cầm thú và nhơn loại gọi là chúng
sanh.
" Cộng vật loại huyền linh đồ nghiệp "
* Hiệp cả thảy loài vật
hữu sanh cộng lại làm đại nghiệp của mình, mở một con đường đặng lập vị cho
nhau.
" Lập tam tài định kiếp hòa căn "
* Tam tài trên kể xuống là
: Thiên, Ðịa, Nhơn, dưới kể lên là Người, Ðất, Trời. Phật Mẫu định kiếp căn của
mọi người đã sanh ở cõi trần nầy.
" Chuyển luân định phẩm cao thăng "
* Sự luân hồi chuyển kiếp
của chúng ta, nẻo sanh tử là con đường đạt vị cao thăng. Sanh ra đặng trả căn
kiếp ở thế gian theo luật nhơn quả, sanh đặng đạt vị lập nghiệp cũng có, mượn
kiếp hữu sanh nầy lập vị cao thăng cũng có.
" Hư vô Bát quái trị thần qui nguyên "
* Lấy khí hư vô dựng lò
bát quái đem linh hồn trở lại chốn cũ, Phật Mẫu có quyền hành đem trở lại cho
Chí Tôn.
" Diệt tục kiếp trần duyên oan trái "
* Nhờ Phật Mẫu định cho ta
trả nợ oan trái, Phật Mẫu có quyền sửa cải kiếp luân hồi định cho ta lập công
quả mà trả quả.
" Chưởng đào tiên thủ giải trường tồn "
* Nơi Diêu Trì Cung, Phật
Mẫu trụ sanh quang lại thành một khối gọi là quả đào tiên, đủ phép sống vĩnh
viễn trường tồn nơi cõi hư linh. Phật Mẫu cầm quyền phép huờn chơn thần cho ta
đạt kiếp nơi cõi hư linh.
" Nghiệp hồng dẫn tử hồi môn,
Chí công định vị vĩnh tồn Thiên cung "
* Nghiệp quả của chúng ta
do Phật Mẫu tạo thành, Phật Mẫu lại đem ta trả về cựu nghiệp, còn Chí Tôn do
cựu nghiệp ấy mà định vị.
" Chủ âm quang thườngtùng Thiên mạng,
Ðộ Chơn Thần nhứt vãng nhứt lai."
* Chủ âm quang là nơi địa
giới, chia ranh địa ngục với thiên đàng, tùng mạng lịnh Chí Tôn, Phật Mẫu giữ
gìn chơn thần của chúng ta, đem ta đến đem ta về.
" Siêu thăng phụng liễn qui khai."
* Siêu thăng thì ta nhờ
cái xe Tiên là xe phụng liễn mà mở cửa đi về.
"
Tiên cung Phật xứ Cao Ðài
xướng danh. "
* Nơi Tiên Cung, xứ Phật
Ðức Cao Ðài kêu danh hiệu đều phải tùng quyền lực Phật Mẫu độ rỗi.
" Hội nguơn hữu chí linh huấn chúng "
* Thượng nguơn qua Trung
nguơn, qua hạ nguơn rồi trở lại nhứt nguơn nữa gọi là Hội nguơn. Nay hạ nguơn
tam chuyển hầu dứt, bắt đầu Thượng nguơn tứ chuyển ; Chí Tôn đến giáo hóa chúng
sanh.
" Hội Long Hoa nhơn chủng hòa ki " ( cơ )
* Ðại Long Hoa đã tiên tri
là : Hội ân xá cho các đẳng chơn hồn, không phân chia chủng tộc, nòi giống,
hiệp nhau làm một.
" Tam kỳ khai hiệp Thiên thi,
Khoa môn Tiên vị ngộ kỳ Phật duyên."
* Tam Kỳ Phổ
Ðộ mở ra đúng với Thiên Thơ tiền định, mở hội thi cho các Tiên gia thọ khoa mục
đạt Phật vị.
" Trung khổ hải độ thuyền Bát Nhã,
Phước Từ Bi giải quả trừ căn."
* Phật Mẫu đem thuyền Bát
Nhã độ các chơn hồn qua khỏi biển trần ai, trên thì Chí Tôn nhỏ phước, vì lòng
từ bi giải quả báo, diệt tội căn.
" Huờn hồn chuyển đọa vi thăng "
* Huờn hồn của chúng sanh
bị tiêu hủy cầu siêu được phục sanh lại, cải đọa ra thăng.
" Cửu Tiên hồi phục Kim Bàn Chưởng Âm."
* Cửu vị Tiên Nương trở
lại thì Phật Mẫu Kim Bàn chưởng quản bầy âm linh.
Mười thiên can là : Giáp,
Ất, Bính, Ðinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí, hiệp với 12 địa chi là : Tý,
Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, biến hóa ra hình tướng
bao la càn khôn thế giới, làm cho thế giới rộng lớn thêm lên.
" Trùng huờn phục vị Thiên môn."
* Cho trở lại quê xưa vị
cũ là về nơi cửa Trời.
"
Nguơn linh hóa chủng quỉ
hồn nhứt thăng "
* Các chơn linh có thể hóa
ra nhiều nữa, tức là biến thân có thể đạt pháp cao siêu được là giáng linh đặng
lập vị, còn quỉ hồn cũng được thăng, được đi cùng đường với Thần, Thánh, Tiên,
Phật mà tạo kiếp.
" Vô siêu đọa quả căn hữu pháp "
* Không siêu, không đọa,
căn quả đều có giới định.
" Vô khổ hình nhơn kiếp lưu oan,
Vô địa ngục vô quỉ quan."
* Không còn khổ hình nữa,
Phật Mẫu diệt tan oan nghiệt cửa địa ngục, bỏ quỉ quan không có nữa.
" Chí Tôn đại xá nhứt trường qui nguyên."
* Vì chữ đại xá nên Ðạo Cao Ðài gọi là: 3è
Amnistie de Dieu en Orient. Chí Tôn ân xá tội tình đem cả con cái về hiệp một
cùng Ngài.
"
Chiếu nhũ lịnh Từ Huyên thọ sắc
Ðộ anh
nhi Nam, Bắc, Ðông, Tây. "
* Chiếu theo lịnh dạy của Ðức Chí Tôn, Từ Huyên
là Mẹ sanh của chúng ta, thọ sắc độ rỗi vạn linh tứ hướng, tức là con cái của
Ngài không bỏ sót một ai.
"
Kỳ khai tạo nhứt Linh Ðài, Diệt hình ta pháp cường
khai Ðại Ðồng."
* Kỳ Khai Ðại Ðạo Tam Kỳ tạo một Linh Ðài qui
tụ tín ngưỡng của toàn nhơn loại, đủ quyền năng tiêu diệt tà pháp, đặng đem nhơn
loại đến Ðại Ðồng.
"
Hiệp vạn chủng nhứt môn đồng mạch"
* Hiệp nhơn sanh làm một nhà, Ðạo sẽ duy nhứt,
vạn loại sẽ là một khối, không phân biệt quốc gia chủng tộc, tôn giáo, ngày nào
được như vậy là ngày đó hòa bình thế giới được.
"
Qui thiên lương quyết sách vận trù
"
* Phật Mẫu qui thiên lương
của con cái của Người, điều độ những người tâm thiện.
"
Xuân Thu, Phất Chủ, Bát Vu
Hiệp qui Tam Giáo hữu cầu chí chơn "
* Lấy triết lý của Tam
Giáo, Xuân Thu tiêu biểu cho Ðạo Thánh, Phất Chủ cho Ðạo Tiên, Bát Vu Ðạo Phật,
gom góp cả ba lại làm một chơn pháp của Người.
" Phục nguyên nhơn huờn hồn Phật tánh
Giáo hóa hồn hữu hạnh hữu duyên "
* Ðem Phật tánh lại cho
các bậc nguyên nhân, nguyên nhân là các chơn hồn Chí Tôn sai xuống làm bạn đặn
độ rỗi chúng sanh, vì họ mê luyến hồng trần, nên Chí Tôn đem Phật tánh phổ hóa
họ, nhờ đó họ trở lại quê xưa. Phỏng định 100 ức nguyên nhân, Phật Tổ độ đặng 6
ức, Lão Tử 2 ức, còn lại 92 ức vẫn còn đọa lạc, Phật Mẫu đến giáo hóa định
duyên định phận cho họ.
" Trụ căn quỉ khí cửu tuyền
Quảng khai Thiên thượng tạo quyền chí công"
* Cả quỉ hồn Phật Mẫu trụ
nó lại tuyền đài, mở rộng cửa Trời đặng thật hành quyền Chí Tôn tại thế.
" Lịnh Mẫu Hậu khai tông định Ðạo."
* Mẫu Hậu là Diêu Trì Kim
Mẫu hay là Thiên Hậu, Thánh Mẫu, Ngài đến mở tôn giáo định Ðạo cho chúng ta.
" Ân dưỡng sanh đảm bảo hồn hài,Càn khôn Tạo Hóa
sánh tài."
* Ðã sanh lại dưỡng đặng
bảo đảm hình hài thì ơn ấy quá trọng, sánh bằng càn khôn thế giái.
" Nhứt triêu, nhứt tịch kỉnh bài mộ khang."
* Mai chiều chúng ta đến
thăm viếng Ðức Mẹ như thăm viếng từ thân vậy, mộ khang là: đến thăm mai chiều
gọi là vấn an Ðức Mẹ đó vậy.
" Nam Mô Diêu Trì Kim Mẫu Tạo Hóa Huyền Thiên Cảm
Bái."
" Nam Mô Ðại Từ, Ðại Bi Năng Hỉ Xã Thiên Hậu Chí
Tôn Ðại Bi Ðại Ái."
* Người cầm quyền năng tạo
cả càn khôn thế giới gọi là Thiên Hậu Chí Tôn là Ðức Diêu Trì Kim Mẫu đại từ bi
bác ái.
Theo Bí Pháp chơn truyền
của cơ sanh hóa phải có đủ âm dương, trong sanh quang chúng ta có điện quang (
Positif và Négatif ) cũng như vạn vật có trống mái. Nền tôn giáo nào có đủ âm
dương thì mới vĩnh cửu. Như Ðức Chúa Jésus ngày trước bị đóng đinh trên cây
Thánh Giá, đầu thuận lên trên gọi là đạt dương. Ông Thánh Pierre là đệ nhứt
Tông Ðồ bị đóng đinh trở ngược lại, gọi là phản âm. Âm dương tương hiệp đúng
theo Bí Pháp, nên Ðạo Thánh lưu truyền lại hai ngàn năm, không ai dùng quyền gì
tiêu diệt đặng.
Chí Tôn có thể sai con của
Người đến lập Ðạo như : Thích Ca, Jésus, Khổng Tử..v..v. Trái lại người đã xuất
nguyên linh của Người đến đây độ chúng ta thì tưởng điều ấy trọng hệ hơn hết,
khi mở Ðạo Cao Ðài Chí Tôn định cho Phật Mẫu đến làm bạn với chúng ta, bảo
trọng nuôi nấng dạy dỗ chúng ta thì không có ân đức nào bằng vì không ai biết
thương con hơn là mẹ. Phật Mẫu đến cầm quyền lập Ðạo xong rồi giao lại cho Chí
Tôn. Phật Mẫu làm chủ âm quang, Chí Tôn là chủ dương quang, âm dương tương
hiệp, Ðạo cao Ðài nương theo năng lực của hai khối âm dương đó. Ðối với năng
lực tạo đoan càn khôn thế giới thế nào thì Ðạo Cao Ðài ngày kia sẽ có năng lực
như thế đó. (Thuyết Ðạo QI / tr 64)
* * *
9. -
Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo Tại Ðền Thánh
Ðêm 22 tháng chạp năm Ðinh Hợi ( 1948 )
Giảng hai câu kinh trong bài Kinh Ðại Tường
" Thâu các Ðạo hữu hình làm một,
Trường thi Tiên Phật dượt kiếp khiên."
Lời hứa đặc sắc của Chí
Tôn nó sản phát ra hình dạng của nó, nếu chẳng phải vậy thì Ðạo Cao Ðài không ý
vị gì cả. Tại sao Chí Tôn quyết định thâu các Ðạo hữu hình làm một ?
Chẳng lạ chi, xác thịt chỉ
chia phân tâm lý vạn loại mà thôi, nguyên do ấy vô đối và hại ấy vô trị. Ông
Descarte đã nói : Tư tưởng tức nhiên thâu đến mối huyền vi dưới thế nầy, con
người tạo thời cải thế trước nhứt phải suy đoán, có suy đoán mới hiểu phát
hình. Một khi suy đoán định chí hướng đến đâu, thâu đến hành tàng nào, không
một sự vật gì mà người không tính trước.
Các bậc vĩ nhân cố tâm cần
cù học đặng quyết định vận mạng trị dân an bang tế thế. Học đặng suy đoán về
tình thế tâm lý của đời. Ví dụ : như người ăn trộm không phải khi không mà phát
hiện tâm lý ấy, nó có tính trước rồi mới làm. Sau cái hành tàng thi thố tức
chúng ta đã quyết đem tâm lý để trước.
Hại thay ! Thế gian, nói
chung tâm lý của loài người, đắc triết lý chơn thật thì ít mà trí chí con người
không thế đi con đường nào khác hơn sở hướng của mình. Các vị giáo chủ đã tiềm
tàng cho đi đến con đường ngay chánh. Mấy vị giáo chủ đi quá sức tưởng tượng,
lập một khuôn khổ không ai theo đặng, nên trong sự khó tránh đặng mưu người tìm
phương đánh đổ, tìm phương sửa cải. Nếu có nền tôn giáo ở thế gian nầy bị tâm
lý nhơn sanh đánh đổ phải biến thành tà giáo, tức nhiên là phương phân chia tâm
lý, nhiều phe, nhiều phái mới nhiều tâm lý tương đương thì chúng ta thấy giặc
giã chiến tranh vì đó mà khởi hấn, toàn địa cầu tàn sát tự diệt lẫn nhau bốc
khởi.
Hại thay ! Sự tàn sát mạng
sống của cá nhân là diệt bửu vô giá của đời. Chí Tôn là cha mạng sống ấy đối
với Ngài giá trị thế nào không cần luận giải, Ngài là Cha Thiêng Liêng, ta
không thế nói cha mẹ ta tại thế nầy sánh với Chí Tôn thế nào cho đặng. Ðau đớn
biết bao nhiêu ! nhơn loại không biết nhìn nhau đồng căn bản, đồng cốt nhục và
tương tàn với nhau, biểu Chí Tôn khoanh tay ngồi ngó cho đặng, nên Người sai
Người thừa mạng lịnh của Ngài đến qui con cái của Ngài làm một, đặng tránh nạn
tương tàn tương sát, bảo trọng sanh mạng cho nhau.
Ðáng lẽ Ngài phải đến, bắt
buộc phải đến nhưng đến chẳng được nên con thương yêu của Ngài đến thế cho Ngài
đặng làm trọn vẹn phận sự của Ngài. Nếu đến chẳng đủ diệu huyền ắt vô giá trị
và sở hành sẽ vô hiệu lực . (Thuyết Ðạo QI / tr 127)
* * *
10. - Đức Hộ Pháp Thuyết Đạo Tại Ðền Thánh
Ðêm 30 tháng 8 năm Nhâm Thìn ( 1952 )
Hai bài thi của Thất Nương và Bát Nương
Hôm nay Bần Ðạo giảng hai
bài thi của Thất Nương và Bát Nương lúc ban sơ mới Khai Ðạo, trong hai bài thi
ấy cả Thánh Thể Ðức Chí Tôn tức nhiên Hội Thánh và con cái của Ngài chẳng luận
nam nữ suy gẫm rồi sẽ thấy lời tiên tri kết liễu ngày nay một cách lạ thường,
nhứt là đêm nay Bần Ðạo giảng cho mấy em Luật Sự Hiệp Thiên Ðài lãnh sứ mạng đi
cùng các nơi cầm cân công bình Thiêng Liêng của Ðạo.
Vả chăng chơn lý của Ðạo
Cao Ðài đã tỏ cho toàn thể nhơn sanh đều hiểu lời tiên tri của Phật giáo đã nói
: " Qua cuối hạ nguơn Ðức Chí Tôn
đến để mở Hội Long Hoa đặng lập vị cho Ðức Di Lặc Vương Phật." Nhưng
khi ấy cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật tại Ngọc Hư Cung cầu xin Ðức Ngài để cho
các Ðấng ấy đảm đương phận sự thay thế cho Ngài. Vì cớ cho nên Ngài không đi,
Ngài không có đến tức nhiên Ngài không có giáng trần tái kiếp.Từ thử đến giờ,
Bần Ðạo chưa hề biết nói đến sứ mạng Thiêng Liêng của Bần Ðạo, là vì Ðức Chí
Tôn không đi, nên mới có Hộ Pháp của Ngài đến. Hộ Pháp của Ngài đến cốt yếu
thay thế cho Ngài đặng lập vị cho Ðức Di Lặc Vương Phật mở Hội Long Hoa, tức
nhiên sứ mạng của Hộ Pháp là cầm cân Công Bình Thiêng Liêng của Ðức Chí Tôn
giao phó, nắm cả tâm lý tinh thần nơi mặt địa cầu nầy đặng hòa giải hầu sửa
đương tâm đức tinh thần của nhơn loại, tức nhiên là Ngài đến trước khi mở Hội
Long Hoa tạo Tiên, Phật tâm đức từ trong cửa Thánh của họ, đặng họ từ từ bước
đến phẩm vị của họ tại mặt thế nầy.
Ngày giờ nào nhơn sanh đã
tiến bước Bần Ðạo chỉ nói một người mà thôi, đạt được Phật vị thì ngày ấy Hội
Long Hoa mới mở, mà Hội Long Hoa chưa mở thì Ðức Di Lặc Vương chưa có đến, nghe
cho rõ rồi nhớ, phải chăng là chung tâm cả thảy Thánh Thể và con cái của Ngài
thấy cái trường đời tức nhiên nhơn quần xã hội đang ly loạn, mà chính trong một
quốc dân Ðức Chí Tôn đến đặng lựa chọn một phần làm Thánh Thể của Ngài tức là
nước Việt Nam đương nhiên, mà ngày giờ nầy cũng bị đảo lộn loạn ly hổn loạn, mà
lẽ dĩ nhiên là hễ không có hổn loạn thì tức không có bình trị.
Chúng ta đã thấy luật
thiên nhiên tương đối kia muốn cho nước đục được trong, phải đánh cho nó đảo
lộn đi rồi nó mới lóng phèn nước mới trong lại được. Cuộc thế đương thời là vậy
đó. Bây giờ vận mạng nước nhà Nam cũng thế ấy, phải có loạn mới có bình trị
cũng như chúng ta thấy giờ nầy Ðạo lý đã xuất hiện và nhờ Ðạo lý ấy họ mới nhìn
nhận Hội Thánh chúng ta, mà chúng ta có sợ sệt chi chăng ?
Bần Ðạo nói : Chẳng hề khi
nào biết sợ, Bần Ðạo quả quyết như thế. Ðây là cái bằng cớ mà con cái Ðức Chí
Tôn đã thấy rõ, từ khi mở Ðạo đã gặp khó khăn ấy rồi. Bần Ðạo chưa hề sợ ai làm
khó hết. Càng hổn loạn ấy Bần Ðạo cũng mở tầm mắt xem coi và đợi kết liễu của
nó. Bần Ðạo chẳng hề khi nào khủng khiếp, tại sao lại khủng khiếp chớ ! Ðức Chí
Tôn biểu mình hiến trọn Tam Bửu của mình tức là mảnh thân phàm, trí não và linh
hồn mình cho Ngài, thì mảnh xác thân của ta đây đã làm tế vật cho Ngài, thì dầu
chết dầu sống và thời thế nào cũng không sao, vì rằng : Dầu ta đương sống với
Ðời mà đã chết với Ðời, còn sống cốt là sống vì Ðạo, có gì phòng sợ, cái gì mà
khủng khiếp ? Khủng khiếp là điều bạc nhược của chúng ta đó !.
Cái trường đời còn đảo
ngược thì Bần Ðạo càng có phương thế đem cái sứ mạng của mình làm cho có mực
thước. Trái ngược lại Bần Ðạo cầu cho như thế, cái hổn loạn ấy nó khởi từ lúc
ban sơ. Ðức Chí Tôn đến đặng đem mối Ðạo đưa cho con cái của Ngài, tức nhiên là
các phần tử Thánh Thể của Ngài đầu tiên mà Ngài đã đến kiếm. Ngài tự đưa cái
hổn loạn ấy, cái khó khăn ấy khởi đương trong gia đình, Thánh Thể của Ngài là
mỗi phần tử ấy, Bần Ðạo trông lại đàn anh của chúng ta cho đến Bần Ðạo đây cũng
vậy, đem thân vào cửa Thánh của Ngài thì thấy khó nhọc khó khăn biết bao nhiêu.
Nói đến sứ mạng yếu trọng của mình hôm nay thì cũng thế đó.
Trong gia đình có hổn
loạn, có thống khổ thì tới xã hội nhơn quần cũng vậy, cớ sao xã hội có như thế
? Phương pháp ấy cốt để cho toàn cả nhơn quần xã hội thấy đặng khó khăn thống
khổ tức phải thọ khổ rồi mới thắng khổ.
Bài thi của Bát Nương lúc
ban sơ nói về nỗi khó khăn khởi đương của nền tôn giáo của Ngài mà Ngài đã gánh
vác, đã đảm đương, thấy cái khó khăn ấy Bần Ðạo lại e sợ cho phần tử Hiệp Thiên
Ðài làm không đặng mà thối chí ngã lòng.
Buổi nọ Bát Nương đến kêu
bà Nữ Chánh Phối Sư của chúng ta, bà Nữ Chánh Phối Sư Hương Hiếu là bạn thân
của Ðức Cao Thượng Phẩm, làm một bài thi mình thương Ðạo, kêu nói ngay bà Nữ
Chánh Phối Sư một điều, để Bần Ðạo đọc rồi cả thảy nghe câu văn cũng ngộ
nghĩnh, cho kêu Bà Nữ Chánh Phối Sư lại :
Bài Thi :
" Mua vãi giùm em để phất diều,
Treo văn trước mõ mới là kêu.
Cánh sườn cột nẹp cân cho đúng,
Lèo lái so dây gióng đặng đều.
Luồng gió ồ ào vừa thổi dậy,
Mấy anh tỉnh mỉnh phóng lên kêu.
Chín từng lồng lộng bay cho thấu,
Thì hiểu Hiệp Thiên nghĩa ít nhiều."
Ðức Hộ Pháp giải nghĩa từ
câu. Nhứt là câu: "Treo văn trước mõ
mới là kêu." Ngài nói thêm ý chỉ nói văn mà thôi chớ không phải võ.
Khi đến viếng Hội Thánh
Ngoại Giáo nơi Tần Quốc Kiêm Biên xong việc, Ðức Quyền Giáo Tông và Bần Ðạo
tính về Tòa Thánh, Bát Nương muốn cầm lại, giáng làm bài thi như vầy :
" Dường đợi Thanh Loan đến Hớn Ðài,
Tửu Tiên chưa
phỉ tỉnh cùng say.
Nghe danh ông Tắc, Y lìa ruộng,
Lóng
tiếng Vua Nghiêu, Thuấn bỏ cày.
Ái vật
Thành Thang quyên dở ná,
Thương dân Hạ Võ mặc hài gai.
Ngóng
mưa đã đợi
ba thu mãn,
Cứu
chúng hờn ai chẳng trổ tài."
Ðức Chí Tôn mới mở Ðại Ðạo thì Hội Thánh Ngoại
Giáo đã cầu cơ, Bát Nương đến biểu chúng ta đem cả năng lực đặng cứu chúng sanh, sứ mạng
cứu thế phải khổ hạnh khó khăn thế nào, nguy hiểm thế nào! Bần Ðạo để cho con
cái Ðức Chí Tôn suy gẫm hiểu cho thấu, tự hiểu lấy mình vì nó không phải khó
kiếm hiểu. ( Thuyết Ðạo QV / tr 79);
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét