Lịch Sử Đại Cao Đài Từ Tòa Thánh Tây Ninh Đến Miên Quốc - 1 / 2


Tiểu Dẩn
Trong hai tập tài liệu trước viết xong từ mùa-thu năm Kỷ-Dậu (1969) với danh hiệu:

GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ KHAI ĐẠO TAI KIM BIÊN VÀ GIAI ĐOẠN LỊCH SỬ CAO ĐÀI TỪ NĂM (1932-1940).
Cách thức đánh máy và trình bày rất đơn sơ, văn tứ và ý thức không trọn chu đáo, Tác giả đã xem xét lại nhiều lần, nhận thấy có lắm chỗ sai lầm cần phải chỉnh-đốn nên cố tâm viết lại từng đoạn sắp xếp
và trình bày phần kỹ thuật cho đẹp hơn, để thay thế cho hai tập trước để tặng cho bạn Đạo Sở, nay rút gọn  lại thành một quyển sách dày, lắm công phu, cống hiến lần thứ nhì để vào văn khố và THƯ VIỆN của BAN  ĐẠO SỬ TÒA-THÁNH TÂY-NINH.

Đây là thiện chí của tác giả ước mong sau cho trong BAN ĐẠO SỬ có đầy đủ nhân tài để nghiên cứu tỉ mỉ lại. Chỉnh Văn nếu cần rồi đệ trình lên Hội-Thánh Kiểm duyệt và cho phép ấn tống nếu được xác nhận rằng các đoạn văn đã viết toàn là đúng với sự thật mà Tác Giả đã cố công cứu xét từ văn kiện một trong mấy mươi năm qua.
Tòa Thánh Tây Ninh
Ngày rằm tháng 8 năm Quí Sửu
(dl: 12-9-1973)

Tác giả kính cẩn
PS.Thượng Vinh Thanh
Trần Quang Vinh
Đạo Hiệu: Hiển Trung
( Ký Tên)

I .TÍN NGƯỞNG CỔ TRUYỀN CỦA DÂN TỘC CAO MIÊN

NƯỚC CAO MIÊN là một nước lân bang láng giềng, nằm về phía tây Miền Nam nước Việt.

DÂN TỘC CAO MIÊN, Đại đa số theo tín ngưỡng Cổ Truyền là Phật Giáo, Bởi Vương Quốc của họ rất tôn sùng, chiêm ngưỡng đời đời, có thể nói đó là Quốc Đạo của MIÊN QUỐC, mà trên hết có Vua Sãi, dầu cho Quốc Vương đến Chùa, hay ngự tại triều mà gặp Vua Sãi thì cũng phải quì mọp lễ  bái, bởi cả nước tôn sùng  Vua Sãi như vị Phật Sống.

II . ĐẠO CAO ĐÀI LAN TRÀN ĐẾN MIÊN QUỐC

Vào Mùa Đông năm Bính Dần (1926) Đạo Cao Đài  lại phổ thông hoằn hóa đến Cao Miên, chỉ trong một thời gian ngắn mà đã thu hoạch được nhiều kết quả khả quan trong dân tộc Miên.

Thổ dân Miên ngưỡng mộ Đạo Cao Đài nhờ sự tuyên truyền hữu hiệu của nhiều nhóm tín hữu qua lại biên giới MIÊN-VIỆT, họ nhận thức rằng nền Tôn Giáo nầy có một chơn lý cao siêu bao gồm cả Giáo Lý của NGŨ CHI TAM GIÁO, với bí truyền chấn hưng “PHẬT GIÁO”, Họ ý thức rằng: “TÂN TÔN GIÁO CAO ĐÀI”, do NGỌC-HOÀNG THƯỢNG-ĐẾ  sáng tạo gom các Đạo Giáo lại làm một, trong ấy có Phật Giáo đứng đầu nên họ tự nguyện hoán cựu canh tân các tư tưởng cổ truyền của Dân Tộc họ.

Vả lại nhờ huyền diệu phi thường của ĐỨC THƯỢNG ĐẾ, ban cho họ khiến họ đầy đủ đức tin, nên bao nhiêu sự phong phú về tinh thần cũng như lễ nghi thờ phượng lại phù hợp với bản tánh tôn nghiêm cổ truyền của Dân Tộc họ, lại nửa các vị Sư Sãi người miên họ Tôn sùng như Phật, nghe tin đồn tại TÂY-NINH mới nẩy sanh ra một TÂN ĐẠO GIÁO linh nghiệm, cũng vì tánh hiếu kỳ nên họ rủ nhau đến Tổ Đình TÒA-THÁNH TÂY-NINH, từng đoàn mỗi ngày một đông, dầu cho Sư Sãi hay thường dân, họ cũng chung cùng nhau đi đến tận nơi lễ bái và làm công quả, phá rừng lập công với Trời Phật, Hơn nữa họ được các Chức Sắc và chư tín hữu Nam, Nữ trong Đạo tiếp đón họ và đãi đằng cơm nước kể nhau như anh em ruột thịt, làm cho họ cảm mến, gây được ảnh hưởng Đạo Đức dồi dào, khiến họ cảm thông mau chóng, rồi tự nhiên họ trở thành Môn Đệ đầu tiên của ĐẠO CAO ĐÀI, trở về xứ họ ở tận Biên giới Miên-Việt, phô trương lý thuyết mà họ đã học hỏi nơi các Chức Sắc ở Tòa-Thánh.

Phần các Chức Sắc Tòa-Thánh thì có cảm tưởng đó là Ân Huệ của ĐỨC CHÍ TÔN ban cho mới khiến cho người Miên tự nguyện đi tìm Đạo, là một thời cơ thuận tiện để thỏa nguyện khao khác tinh thần về cuộc duy tân cải cách mà từ lâu người Việt có ý tìm tàng, mong mỏi gặp được dịp may hầu dung hòa Tâm Lý giữa người Việt và người Miên mà trót một thế kỷ qua, hai Dân Tộc nầy chung chịu số phận với sự kềm hãm dưới ách bạo tàn thống trị của ngoại bang, không có lúc nào có quyền tự chủ.

III . ẢNH HƯỞNG ĐỨC TIN CỦA DÂN MIÊN ĐỐI VỚi CAO ĐÀI

Trước Tòa-Thánh Tây-Ninh có một bửu tượng ĐỨC PHẬT TỔ  kỵ lân Mã. Mặt hướng về Nước Miên, đưa tay che trán dường như tiếp đón mong chờ cả Dân Tộc CAO-MIÊN, qui về Tòa-Thánh hầu thọ hưởng ân thiên, và còn mong giải thoát nhân loại khỏi cảnh trần. Đó là Bửu Tượng của Thái Tử SĨ-ĐẠT-TA vừa rời khỏi Hoàng Cung của Vua Cha là: TỊNH PHẠN VƯƠNG HOÀNH ĐẾ  nước  TÂN THIÊN TRƯỚC (ẤN ĐỘ), Quyết tâm từ bỏ Điện Ngọc Ngai Vàng đi tầm chơn lý cao siêu, độ đời thoát khổ “Tứ Diệu Đề là sanh, lão, bịnh, tử”  mà mọi người đều biết của Đức Phật.

Có một số người Miên rất đông, Tín ngưỡng Pho tượng Đức Phật Kỵ Mã đó, lại cho là Vị Thái-Tử của Nước Mình đã chuyển hóa, nên Kỵ Mã hướng về Kinh Đô Miên-Quốc, để mong mỏi Dân Tộc Nước Tần hối đầu hướng thiện, hầu hoàn thành một kỷ nguyên mới mẻ, hưng  thạnh và Cao Thượng, tức là “Đời Thượng Nguơn Thánh Đức” đó vậy.

Việc phổ thông chơn lý tân truyền của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ chưa có một ai ở thế gian nầy thấu đáo sự kỳ diệu của nó, sự kỳ diệu đó khiến cho dân Miên tự tâm mộ Đạo, khiến cho khi về đến Tổ Đình đức  tin càng mạnh. Rồi tự nhiên họ xin Nhập Môn, tình nguyện thọ lãnh Giáo Lý Cao Đài đem vô phổ thông khắp xứ, tiếng đồn gần xa, mọi người đều hướng về Toa-Thánh Tây-Ninh, rũ nhau đi đến có đoàn có lũ làm cho Chánh quyền Hoàng Gia rung động mà ban hành những biện pháp khắc khe cấm ngăn những người di chuyển của Thổ Dân về Tòa-Thánh.

Trong Tỉnh Tây-Ninh có Núi Bà-Đen tục gọi là “ĐIỆN-BÀ” cách vùng Tòa-Thánh lố 10 cây số ngàn về phía Bắc.

Trước khi có Đạo CAO ĐÀI, Nhơn Dân người Việt hay người Miên hằng đến viếng, trên núi có một ngôi chùa gọi là Chùa Bà, Thờ Bà “LINH SƠN THÁNH MẪU” rất linh thiêng, mỗi khi trong gia đình có sự bất an, nhất là về bịnh hoạn, đến đó cầu nguyện. Tại nơi Điện Thờ có một thứ nước Thiên, những người thành tâm, hiến lễ bái khấn nguyện và thỉnh nước Thiên, đựng trong một cái ve đem về cho người bịnh uống, Sự Thiêng Liêng là có huyền diệu rõ ràng, chữa trị đủ cách không lành bịnh mà khi uống nước Thiên lại hết bịnh, cũng như trong gia đạo có việc khảo đảo sau khi lên Điện cầu nguyện trở về nhà mọi việc đều được ổn thỏa.

Sau khi có ĐẠO CAO ĐÀI, Thánh Địa được mở mang, vào mùa Thu Năm Canh-Dần (1950), ĐỨC LINH SƠN THÁNH MẨU Giáng Cơ tại TRÍ GIÁC CUNG, tức là ĐỀN THỜ PHẬT MẨU ở QUI THIỆN, cầu xin Đức HỘ PHÁP, Tiến dẫn Chơn Linh Bà “LÝ THỊ THIÊN HƯƠNG” được chuyển về Tổ Đình hầu có thể siêu độ chúng sanh, trong cơ chuyển thế kỳ “Hạ Nguơn” Hoằn Khai Đại Đạo. Từ đây những người có lòng tin tưởng nơi Bà, nhận thấy không cần thiết phải đi đến non cao khẩn bái, nên họ xin thỉnh nước thiêng tại “BÁT QUÁI HỒ”, TÒA-THÁNH TÂY-NINH, đem về trị bịnh cũng linh nghiệm và có hiệu quả như lúc trước. Nhân dịp nầy họ còn được mãn nguyện về sự tiếp rước chu đáo, có nơi ăn chỗ ở, lại được lãnh Kinh Sách đem về, tụng niệm trước Thiên Bàn nơi bổn gia của họ.

Nhơn Sanh phần đông thật thà chất phát và thật tâm tín ngưởng, nên họ hằng tới lui Tổ Đình, dầu giàu hay dầu nghèo, mỗi khi đến họ đều đem lễ vật nhang đèn cúng kiến Trời Phật.

Bởi sự đi lại không ngừng của những người dân Miên Tâm Đạo, họ xem xứ Miên nối liền với Tòa-thánh như hình với bóng.

Vào đầu mùa xuân Năm Đinh Mão (1927) họ càng tới lui tấp nập, mỗi ngày con số vãng lai tăng lên gấp bội, thường là do sự hướng dẫn, của những vị Hương Chức  trong làng, và các vị Sư Sãi của họ, hết đoàn nầy đi, đến đoàn khác đến, che lều dựng trại chung quanh Đền-Thánh, chiêm ngưỡng đêm ngày. Họ còn tham gia công quả vào việc khai hoang phá rừng, mở mang đường xá, trong Châu Vi Thánh Địa.

Những ngày Đại Lễ (Sóc Vọng và Ngày Vía) họ đều dâng hương hằng ngàn, hằng vạn người, bằng cớ là lúc ấy có bản  Phúc Trình của Sở Tuần Cảnh đề ngày 2-6-1927, báo cáo với nhà đương quyền rằng, có hằng vạn người Cao Miên đến Lễ bái trước Chánh Điện TÒA-THÁNH CAO-ĐÀI, tại làng Long-Thành Tỉnh TÂY-NINH, Bái lễ trước Pho tượng Phật Tổ kỵ mã tại sân ĐẠI ĐỒNG XÃ. Cũng trong dịp nầy, có một vị sư sãi người Miên đắc lịnh bí mật theo dõi và quan sát. Tổng số người đi dự lễ có thể đến ba chục ngàn người và còn báo cáo thêm rằng “Tinh Thần Tín Ngưởng Mộ Đạo rất Cao”. Họ đi chiêm bái mà lại có mang theo cơm gạo, thức ăn, tiền bạc để tự túc lâu ngày. Họ chỉ trở về quê hương khi nào gần cạn số lương thực và tiền bạc của họ mang theo.

Trước làn sóng người di chuyển xôn xao như thế, Chánh Quyền Tỉnh Tây Ninh đâm ra lo ngại sợ có cuộc biểu tình, hoặc sách động quần chúng, đem lính tráng đến giữ an ninh làm cho tình thế trở nên nghiêm trọng.

IV . THÁI ĐỘ CỦA CHÁNH PHỦ HOÀNG GIA CAO MIÊN

Tổng Trưởng Bộ Tôn của Chánh Phủ CAO MIÊN, rất bất bình với thái độ của các Sư Sãi Miên và tự hỏi tại sao các vị nầy hướng dẫn một số Thổ Dân về TÒA-THÁNH TÂY-NINH, đem trọn tinh thần, tín ngưỡng về Tân Tôn Giáo Cao Đài, mà quên tục lệ Cổ Truyền. Nên Chánh Quyền Miên tìm phương chận đứng sự di chuyển của người bổn xứ họ, cấm chỉ vượt biên giới sang Tây-Ninh. Ông Tổng Trưởng Bộ Tôn Giáo ra một Thông Tri đề ngày 25-5-1927, đề cập tới Đạo Cao Đài Nguyên Văn bằng chữ Pháp dịch ra như sau :

“Sau khi nghiên cứu tận nơi rất kỷ lưỡng, ta nhận định rằng Tôn-Giáo Cao-Đài tạo dựng trong trường hợp bất chánh đáng trách, bởi họ lợi dụng Tôn Giáo để làm phương chăm, lường gạt Quốc Dân ta qui về Họ đặng lợi dụng lòng tín ngưỡng đem quyền lợi riêng tư về cho nhóm của họ.

“Giáo Lý của Phật-Giáo mà cả dân Tộc Cao-Miên đả thấm nhuần và đang dìu đắt chúng ta đến tận thiện tận mỹ, Thì ngoài Đạo-Phật của ta ra, không một Tôn-Giáo nào được đến choán chỗ trên quê hương chúng ta được.”

Thông Tri nầy kêu gọi dân chúng Miên Quốc nên hướng sự tín  ngưỡng trở về Phật Giáo cổ truyền và khuyến cáo Quốc Dân nên lưu ý đề phòng sự nguy hiểm của Đạo Cao Đài, bởi Đạo nầy là người Việt Nam tạo ra khuynh hướng lật đổ các truyền thống cổ truyền của Vương Quốc.

Tháng 6 Năm 1927, có nhiều Huấn Thị rõ rệt hơn, gởi đến các vị Sư Sãi nhắc đi nhắc lại rằng Chánh-Phủ Hoàng-Gia có bổn phận ngăn cấm Giáo-Lý Cao-Đài, Vì Giáo-Lý nầy trái với Bản Hiến Pháp Quốc  Gia, lại trái hẳn với những điều cấm răn của Phật Tổ, lại làm hoen ố tác phong của nhà Phật Tử.

Việc ngăn cấm nầy củng có đem lại sự kết quả phần nào sự vãng lai của dân Miên suy giảm, nhưng cuộc di chuyển, từng đoàn người cũng còn tiếp tục âm thầm. Công cuộc phổ thông Chơn Giáo được thận trọng hơn, thay chiều đổi hướng, hoán cổ canh tân trong việc thờ phượng, lễ bái một cách rõ rệt.

Tiếp theo lại có biện pháp khắt khe quyết liệt hơn trong cuộc chặn đứng các cuộc di chuyển của Tần Nhơn, hướng về Biên Giao Lý Miên Việt, cấm hẳn các việc tuyên truyền, có ảnh hưởng tốt cho Tân Đạo Giáo. Bởi Xứ Cao Miên đặt dưới quyền bảo hộ của Chánh Phủ Pháp nên biện Pháp nầy dể dàng ban bố lan rộng đến Miền Nam nước Việt cũng như ở nước Miên.

Miền Nam Việt Nam là thuộc địa của Pháp, qui tùng Pháp chế của Pháp, nên hưởng được sự tự do tín ngưỡng rộng rãi hơn, nước Miên là một Vương Quốc trong thể chế Bảo Hộ.

Bới thế nên Đạo Cao Đài bị công khai lên án là: “Tà-Giáo” do một sắc luật của Vua Cao Miên ban hành ngày 25-12-1926, tiếp theo đó lại có Sắc Chỉ thứ hai đề ngày 6-2-1927, ấn định hình phạt đối với Dân Miên nào nhìn nhận là đã Nhập Môn theo Đạo Cao Đài, hoặc có tham dự các cuộc lễ bái Quan Hôn, Tang Tế  của Đạo Cao Đài, mà Chánh Phủ Hoàng Gia không thừa nhận.

Sắc Chỉ còn tham chiếu điều thứ 15 của Hòa Ước Bảo Hộ ngày 11-8-1963 và những Sắc Luật của Hoàng Gia đề ngày 21-11-1903, Ngày (6-8-1919) Ngày 31-12-1925, cũng như Sắc Luật mới của Nhà Vua đề ngày (1-4-1930) bổ túc các điều khoản nêu trên.

Tham chiếu điều thứ 149, 213 và 214 của Bộ Hình Luật Cao-Miên thì Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo là hai Tôn Giáo được phép tự do tín ngưỡng trong xứ Cao Miên.

Còn TIN LÀNH chỉ được hành Đạo với điều kiện là người Tín Đồ TIN LÀNH GIÁO phải là người có Quốc Tịch Pháp mới được.

Bởi các cớ trên, nên gần ngót một năm, con số người Miên đến Tòa-Thánh Tây-Ninh lần lần giảm bớt, trái lại việc phổ thông truyền giáo trên đất Miên vẫn tiếp tục có hiệu quả với sự khôn khéo và kín đáo của các nhà truyền giáo Cao Đài, hoặc Miên, hoặc Việt.

Hạ tuần tháng ba năm Đinh Mão (AVIRIL 1927) ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC, đang làm Công Chức tại Sở Thương Chánh Saigon, Nhờ sự biến chuyển Thiêng Liêng của ĐỨC CHÍ TÔN đã báo trước, được thuyên chuyển lên Kim Biên mở Đạo, ở đậu tại nhà Ông CAO ĐỨC TRỌNG (sau lại ĐỨC CHÍ TÔN  giáng phong Ông Cao Đức Trọng vào hàng phẩm TIẾP ĐẠO là một Chức Sắc trong Thập Nhị Thời Quân.

Buổi ban sơ nhờ sự xây bàn cầu cơ mà quyến rủ được một số Anh-Em toàn là công tư Chức, hướng dẫn đức tin của họ về Tân Giáo Lý CAO ĐÀI.

Trong một đàn cơ vào lối tháng Năm 5 Dương Lịch Năm (1927), có một Đấng Thiêng Liêng Giáng Cơ xưng là: CHƯỞNG ĐẠO NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN hay VICTORHUGO, tức là nhà Đại Văn Hào Trứ Danh của Nước Pháp, mà ai ai cũng đều nghe danh.

Sau bao ngày liên tiếp, Đức Ngài Giáng Cơ dạy Đạo bằng những Thi Văn rất tài tình làm cho mọi người đều thán phục, Ngài mới cho biết rằng: Ngài Lãnh Sắc Chỉ NGỌC HƯ CUNG, đến làm CHƯỞNG GIÁO hướng Đạo cho nhơn loại buổi Hạ Nguơn nầy, tạo lập Hội Thánh Ngoại Giáo (NISSIO ETRNGERE) và (THIÊN NHƠN HÒA ƯỚC).

Và từ đây nền tảng cuộc Truyền Giáo bắt đầu xây dựng dưới sự hướng dẫn của Ngài, mà mỗi khi giảng dạy, Ngài xưng Danh là: CHƯỞNG ĐẠO NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN hay là VICTOR HUGO.
Trở lại những biện pháp khắc khe do bao nhiêu Sắc Luật của Chánh Phủ Hoàng Gia, công cuộc phổ thong Chơn Giáo Cao Đài phải thay đổi chiều hướng, thay vì ăn sâu vào quần chúng Cao Miên, các nhà truyền giáo cố tâm phổ thông trong hàng Việt Kiều ở rải rác trong toàn xứ Cao Miên, nhờ vậy mà né tránh những qui chế quá ư nghiêm nghị của Chánh Phủ Miên Triều. Duyên cớ là toàn thể Việt Kiều đang sanh sống tại Miên Quốc, nhất là tại Thủ Đô Nam Vang, đều là Công Dân ở Miền-Nam Việt-Nam, thuở Ấy gọi là: (Nam-Kỳ) Thuộc Địa của Pháp, hưởng qui chế Pháp cũng như những người Việt Nam khác, Phổ thông Đạo Giáo của họ. Còn về phần Hoa Kiều thì họ được thong thả về tư tưởng bởi không có qui chế nào ngăn cản họ nhập vào Đạo Giáo của họ ưa thích, Mặc dầu Chánh Phủ Hoàng Gia ra nhiều Sắc\ Luật nghiêm cấm công khai, thế mà qua năm Mậu Thìn (1928), Đạo Giáo Cao Đài mạnh mẻ lan tràn sâu rộng trên toàn lãnh thổ Cao Miên.

Đầu tiên là trong tỉnh (PREYVENG) kế tiếp là Tỉnh (SVEYRIENG), giáp ranh Tỉnh Tây Ninh đã có hàng ngàn, hàng vạn người Việt- Kiều và Hoa Kiều nhập môn Cầu Đạo, đặc biệt có một điều là với sự bền tâm thiện chí, cố tránh mọi sự va chạm với Chánh Quyền  Miên, cũng như Pháp, các Chức Sắc Chức Việc và toàn thể Bổn Đạo tỏ vẻ không hề quan tâm đến Dân Chúng Cao Miên, mà chỉ chủ tâm lôi cuốn phần đông Việt Kiều và Hoa Kiều đem vào cửa Đạo. Với thái độ như vậy, Chánh Quyền Miên cũng hơi yên tâm một lúc.

Muốn cho dể dàng trong việc truyền giáo khắp nơi trong Miên Quốc, Chư Thiện Nam tín Nữ Hoa Việt có sáng kiến tự nhủ nhau mỗi người đồng tâm nhứt trí lập tờ Cam Đoan với Chánh Quyền Pháp cũng như với Chánh Quyền Hoàng Gia như sau:

“Chúng tôi đồng ký tên dưới đây là Chức Sắc và Chư Thiện Nam, Tín Nữ có Đạo Cao Đài hiện cư trú tại Vương Quốc Cao Miên, xin lấy danh dự long trọng cam kết với Chánh Quyền Bảo Hộ Pháp cũng như Chánh Phủ Hoàng Gia Cao Miên rằng:

“Chúng tôi tự nguyện kể từ đây sanh hoạt theo một đời sống Đạo Đức, Nghĩa Nhân, đầy đủ Bác Ái Công Bình, trọn tuân theo luật Pháp của Đại-Đạo Cao-Đài, mà nguồn cội tại TÒA-THÁNH TÂY-NINH, với sứ mạng cao thượng của các Đấng trọn lành nơi Cỏi Thiêng Liêng Hằng Sống là :

“QUI NGUYÊN TAM GIÁO, THỐNG HIỆP NGŨ CHI, HOẰNG KHAI ĐẠI ĐẠO, Khắp Năm Châu Thế Giới, Hầu tận độ chúng sanh chung hưởng cảnh Thái Bình với một kỷ nguyên (ĐẠI ĐỒNG HUYNH ĐỆ).

“Chúng Tôi thành thật cam kết với Chánh Phủ rằng: Chúng Tôi không bao giờ vô tình hay cố ý làm một điều chi vi phạm đến sự Trị An Quốc Gia.

“Nếu chúng Tôi thất tín với Chánh Quyền thì cả thảy chúng tôi chịu tội Tử Hình y theo Quốc Pháp.”
*          *          *

Với những đàn cúng thường, hay thiết lễ tại các Tư Gia, nhờ sự Tổ Chức khôn khéo mà đem ảnh hưởng chơn lý phổ thông sâu rộng. mỗi khi có việc Quan Hôn, Tang Tế sự, thì chủ gia thừa dịp mời bà con cùng thân bằng quyến thuộc đến tham dự đông đảo, nhờ sự tổ chức khôn khéo, ôn hòa và thận trọng như thế mà mỗi dịp, đều có kết quả khả quan là lúc nào cũng có người đến xin nhập môn cầu Đạo.

Mặc nhiên Nhà Chức Trách ở Đô Thị cũng như ở tỉnh hằng phái người dọ thám để xem hành vi của Chức Sắc Truyền Giáo và Chư Đạo  Hữu mới Nhập Môn để mong thâu thập ít nhiều tin tức. Nhưng trong bao nhiêu báo cáo, Phúc Trình của Mật Vụ, toàn là tin thất thiệt, cố ý thổi phồng mỗi việc để kiếm lời ban khen. Chẳng có một sự việc nào báo Cáo về CAO ĐÀI mà Chư Đạo Hữu hân-hạnh được Nhà Cầm Quyền đãi ngộ đúng đắn cả, bởi sự đối đãi hẹp hòi ấy mà gây ảnh hưởng phản ứng trong tâm hồn quần chúng, và cũng do đó mà các Chức Sắc, Chức Việc càng thận trọng hơn trong việc Truyền Giáo Phổ Thông.

Danh nghĩa và Tôn Chỉ của Đạo Cao Đài lại càng lan rộng ra khắp Miền Tây Vương Quốc, ngoài hai tỉnh (FRY-VONG và SVAY-RIENG) giờ lại đến Tỉnh Tà-Keo và đáng kể nhứt, quan trọng nhứt là Trung Tâm Thủ Đô Nam Vang, Giáo Lý Cao Đài được phổ biến sâu rộng.

Nhờ vậy mà trong dịp lễ Thượng Nguơn, năm Kỷ Tỵ (1929) Người Miên trở lại đi tầm Đạo hướng vế TÒA-THÁNH TÂY-NINH, mặc dầu con số có kém hơn các năm về trước (tức năm 1926-1927) Nhà đương quyền Miên được báo động, cấp thời lo cản trở sự di chuyển của dân Miên, và dùng những biện pháp hành chánh khắc khe đối với ĐẠO CAO ĐÀI đương cơn phát triển.

Các Ty, Sở, An Ninh, Tình Báo Quốc Phòng đồng ấn định phương pháp đối phó, bằng cách ra Châu Tri, Bố Cáo cho toàn dân Miên để dụ họ phải trung thành với Giáo Lý Nhà Phật, không nên theo một Đạo Giáo nào mà Chánh Phủ cấm đoán. Ai biết hối ngộ sẽ được ưu đãi, ai cải lời sẻ bị trừng phạt. Nhưng phía dân chúng lại có phản ứng bằng cách tuyên truyền rằng ĐỨC PHẬT hiện ở Tây-Ninh. Bằng cớ là Pho Tượng của Thái Tử Sĩ Đạt Ta đã chuyển hóa, kỵ mã trước Tổ Đình, ấy là vị cứu tinh giáng thế, mà từ lâu dân chúng Miên hằng mong đợi. Vì vậy người nầy rủ người kia, đồng hè nhau đi hành hương cúng Phật như mấy năm về trước.

Chánh Quyền Hoàng Gia thấy không thể khuyên nhũ bằng Châu Tri, Bố Cáo bèn ra lịnh cho lực lượng Cảnh Sát đứng ra ngăn chận làn sóng người Miên đương rời Vương Quốc, di chuyển đi hành hương nơi Tổ Đình TÒA-THÁNH TÂY-NINH, số người di chuyển rất đông đảo, lính tráng chỉ áp đảo một phần nào thôi, còn bao nhiêu đều qua lọt biên giới.

Cùng lúc ấy không dễ gì xin phép cất tiểu Thánh-Thất trên đất Miên được, bởi kể vào đơn xin phép thì đơn bị bát, muốn lướt được Chánh Quyền Địa Phương thì phải ngụy trang, đục cột đẽo kèo một nơi nào đó, sắp đặt những món cần thiết trong việc cất nhà, rồi tối lại Chư Đạo Hữu ráp nhau dựng lên, lợp lá hay lợp thiết, làng xã hay biết, thì đứng trước một việc đã rồi, đành lập Vi Bằng giải đến Quan Tỉnh, nơi nào dễ thì biên phạt nhẹ một số tiền, chớ không hề bị bắt buộc dở nhà, bên trong nhà thì lập Thiên Bàn cúng kiến, Chư Đạo Hữu hội họp dưới 20 người thì không phạm luật, đó là tiêu chuẩn Thánh-Thất ngụy trang, rồi lần lượt thành thói quen, Làng Xã chỉ dòm chừng chớ không làm khó. Kế hoạch nầy lan tràn trong các Tỉnh, nên nhiều nơi đã có Tiểu Thánh Thất là nơi hội họp cúng kiến.

Còn tại Thủ Đô Miên Quốc, Hội Thánh Ngoại Giáo dưới quyền Chủ Trưởng của Giáo Sư THƯỢNG BẢY THANH, có sứ mạng phải lo tạo dựng một ngôi Thánh Đường, cho trang nghiêm đồ sộ để qui tụ các Tinh Thần Đạo Giáo về đó, dự định cất Thánh-Thất Tại Kim- Biên, kéo dài từ năm (1930) đến năm (1937) mới xong và ăn lễ khánh thành.

Chánh Quyền Cao Miên rất lo ngại mà nhận thức các đơn vị truyền giáo của Cao Đài càng ngày càng bành trướng, nhưng theo qui chế bảo hộ, thì những người công dân Nam Việt là người thuộc địa Pháp, ngoài vòng qui chế của Hoàng Gia nên họ vẫn được tự do, trong việc truyền bá của họ.

V . HOÀNG GIA CAO MIÊN CẦU CỨU VỚI CHÁNH QUYỀN BẢO HỘ

 Nhà Vua nhận thấy đã đến lúc khẩn trương cần phải bày tỏ công khai sự lo ngại của mình, nên vào ngày 10-4-1929, Quốc Vương Cao Miên bèn gởi cho Quan Khâm Sứ Bảo Hộ một Thông Điệp tường thuật về các biến chuyển nguy hiểm, trong vấn đề CAO ĐÀI, và yêu cầu Pháp áp dụng các quyền hạn đã ký kết trong hòa ước, hầu có những an ninh, trợ lực Chánh Phủ Hoàng Gia, chận đứng các tiến triển của Đạo Giáo Cao Đài, không cho lan rộng vào khối Đức Tin của Phật Tử người Miên đang bị đe dọa.

Nhận được thông điệp của Nhà Vua, Quan Khâm Sứ Bảo Hộ liền thân hành đến hội đàm với bạn đồng liêu, là Quan Thống Đốc Nam Kỳ Saigon để tham khảo ý kiến, khi trở về Nam Vang, Quan Khâm sứ đến trình bày cùng Quốc Vương về trách vụ khó khăn của Ông trong vấn đề Pháp lý như vầy:

“Tôn Giáo Cao Đài đã được Chánh Quyền Pháp chấp nhận cho Hoằng Hóa khắp Ngũ Châu do bức đơn Chánh Thức đề ngày 25 tháng 8 Năm Bính-Dần (dl: 29-9-1926) mà Pháp Triều đã nhìn nhận”.

Quốc Vương Cao Miên và Quan Khâm Sứ Bảo Hộ đành phải nhìn nhận Pháp Lý, nên có ra một quyết nghị chung chế giảm cho Đạo Cao Đài Hoằng Hóa trong số người Việt Nam trên lãnh thổ Cao Miên, trừ dân bổn xứ là người (KHME). Tuy nhiên họ có tầm hạn chế việc tạo lập Thánh-Thất mà chỉ nhìn nhận số Thánh-Thất đang có trong đó thôi, không cho gia tăng, và cũng ngấm ngầm phá rối.

Trong một tờ Nhựt Báo “J,es Annales Coloniales” tạm dịch là (Sứ Thuộc Địa, Ông (Edoucrd NERON). Một nguyên lão Nghị Viện của Quốc Hội Pháp, có viết một bài xả luận đề ngày 5-6-1928 ám chỉ giai-đoạn trên đây bằng Pháp-Văn trích đăng nguyên Văn sau-đây:

“Trong lúc gần đây những vị Lãnh Đạo của một Tôn Giáo mới, tuyên truyền rằng, Dân Tộc Cao Miên có Tân Quốc Vương giáng lâm tại Tòa-Thánh Cao-Đài ở Tỉnh Tây-Ninh (Nam-Kỳ), nên một  số dân Miên đáng kể, võ trang đao kiếm đến triêm bái nơi đó ngót vạn người”.

Nghe như vậy Quan Thống Đốc Nam Kỳ (BLANCHARD DE LA BUOSSO) hiệp với Quan Khâm Sứ Đại Thần của Vua (MONIVONG), cùng với các Quan Giám Đốc Sở Mật Thám Nam Kỳ và Cao Miên lập thành một phái đoàn đến tận TÒA-THÁNH TÂY-NINH để quan-sát.

Ông (DE LA BROSSO) ý kiến với Đức Quyền Giáo Tông THƯỢNG TRUNG NHỰT, và xin nhờ Ngài đính chánh tin đồn trong tờ báo nói rằng: “Có vì Tân Quốc Vương xuất hiện” đồng thời ngỏ ý buộc Đức Quyền Giáo Tông phải chịu trách nhiệm nếu có biến cố xảy ra do tin đồn ấy.

ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG, không ngần ngại tuyên bố rằng: “Bần Đạo nhơn danh Giáo Tông ĐẠO CAO ĐÀI, lấy danh dự chịu mọi trách nhiệm về tin đồn mấy Ông vừa nói, đó là một điều mỉa mai, tôi tin không bao giờ có sự thật như vậy”.

Nhờ những lời Cam Kết rất cứng rắn ấy nên mọi người trong phái đoàn đều được an lòng mà trở về nhiệm sở của họ, sự an ninh công cộng không thể bị xao động và cũng không có điều chi xảy ra liên quan tới tin đồn ấy.

Nắm được cơ hội thuận tiện nầy, ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG, liền gởi cho toàn Đạo ở Nam Kỳ một bức thông điệp ban hành sự tự do tín ngưỡng. Về phía Cao-Miên, Ngài dạy Giáo Sư THƯỢNG BẢY THANH, Chủ Trưởng Ngoại Giáo, phải nương dịp nầy mà phổ biến khắp nơi trên Tần Quốc cho Chư Tín Hữu vững tâm truyền giáo.

Ông Giáo Sư THƯỢNG BẢY THANH, lịnh thông truyền cho toàn Đạo trong Miên Quốc, đồng thời cũng gởi thông báo cho các Quan Tham Biện Chủ Tỉnh và Chánh Quyền Cao Miên được Tường Tri.

Trong Thông Điệp, ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG khuyên nhũ chư Đạo Hữu lúc nào cũng phải tuân hành luật Pháp Quốc Gia, và tỏ vẻ Đạo Đức để nêu gương cho sanh chúng mà nền Đạo cũng được êm ấm đối với Chánh Quyền của mỗi Quốc Gia.

Trọn năm Kỷ Tỵ (1929) trôi qua, không một sự việc gì xảy ra đối với bức thông điệp trên, đằng khác Hội Thánh và các Chức Sắc Địa Phương hằng ra Châu Tri nhắc nhở toàn Đạo, Mọi Tín Hữu an phận Tu Hành, chẳng nên va chạm đến Pháp Luật, trong Đạo cũng như ngoài đời.

Nhờ sự tu chỉnh nội dung của Nền Hành Chánh Đạo. Nên mọi sự tiến triển điều hòa, Nhơn Sanh Nhập Môn càng ngày càng đông mà được an ninh trật tự mọi nơi, làm cho Chánh Quyền được vững tâm mà để yên cho Chức Sắc Hành Đạo.

Trong Những cuộc Quan Hôn, Tang Tế  Sự, hoặc là lễ giỗ của Tổ Tiên nơi các Tư Gia của Đạo Hữu, đó là cơ hội thuận tiện để biểu dương tinh thần Bác Ái, thủ tục vãng lai, Chư Chức Sắc, Chức Việc đứng ra lo lắng tổ chức các cuộc hành lễ trang nghiêm và cũng không quên xin phép với Chánh Quyền. Mỗi khi có cúng tế là cuộc hội họp rất đông đảo, có Nhạc Sỉ, Đồng Nhi luân phiên cúng kiến, kế tiếp tụng Kinh không dứt. Những dịp nầy như vậy cũng hiếm có, mà mỗi khi có là cơ hội lôi cuốn tinh thần Dân Chúng hiếu kỳ đến xem đông đảo, trật tự an ninh có phần náo nhiệt, nhưng nhờ sự tổ chức chu đáo nên không có sự gì xảy ra đáng tiếc.
Đây trở lại vụ tạo dựng Thánh Thất Kim Biên, Ông Giáo Sư  THƯỢNG BẢY THANH, Chủ Trưởng Hội-Thánh Ngoại-Giáo, sau khi tìm được một miếng đất gần Châu Thành, có giếng nước rộng bề dài khoảng (200 mét), bề ngàng khoảng (100 Mét) Của Ông (GROSLLER) là một người Pháp đương dùng làm rẫy nay không dùng nữa, nên nhường lại cho Bổn Đạo, một dịp rất may là người Pháp nầy lại là một Ông Chủ Sở của một Chức Sắc Cao-Đài là GIÁO HỮU THƯỢNG VINH THANH, Tức Là Ông Trần Quang Vinh (là Phối Sư hiện nay đó), Nên Ông nhường không, nghĩa là Ông hiến không bán, Bổn Đạo chỉ hoàn lại cho Ông một số bạc (Bốn trăm đồng Ông đào giếng Nước và xây Ciment) Ông có làm giấy hẳn hòi.

Sau lại Chánh Quyền Pháp muốn làm khó cho Đạo có mời ông đến hỏi, có ý muốn xúi ông ấy lấy đất lại, Ông bèn trả lời rằng: “Đất của tôi, Tôi có quyền chuyển nhượng cho ai tự ý tôi, chỉ có thế thôi”. Nên miếng đất ấy trở nên của Đạo, mà Ông Giáo Sư THƯỢNG BẢY THANH thay mặt làm chủ.

Sở Đất nầy nằm ngay mặt tiền chạy dài theo đường (Fierre pasquier) mặt hậu có bưng, Phía Bắc và Phía Nam có hàng rào dày đặt trồng bằng cây tươi. Vị trí rất thuận tiện, cách Chợ Nam-Vang một cây số ngàn (1000 Mét).

Lúc ấy miếng đất còn trống, nên Hội-Thánh cho phép người Đạo Hữu hiến thân cất nhà lá ở chung quanh tùy theo chỉ số định, còn bên trong dài theo bưng cất Văn Phòng Cửu Viện dài cỡ (30 mét), ngang 10 mét) phía sau là nhà cao cẳng tạm cho Ông Chủ Trưởng ở làm Việc, các nơi trống thì trồng hàng bông, chính giữa miếng đất chừa một khoảng thật rộng để làm Thánh-Thất.

Công việc tạo tác là một việc thiết yếu nhứt, cần phải vận động tích cực, về mặt tài chánh hầu cung ứng vật liệu theo nhu cầu để mong kiến tạo một ngôi thờ xứng đáng.

Một mặt thì Hội-Thánh Ngoại-Giáo những việc trình diễn Văn Nghệ Cổ Ca, Đồng bào Việt Kiều đến xem đông nghẹt. Nhân dịp đó mà Hội-Thánh quyên góp được một số tiền đáng kể, nhưng không đủ. Mặt khác Châu Tri cho Toàn Đạo trong Xứ Miên, các Tỉnh Đạo đóng góp lần lần, phương tiện tài chánh đến đâu thì mua vật liệu đến đó, còn công quả thì khỏi nói, ai ai cũng muốn giúp cho có công với Đạo, nhờ vậy mà ngôi Thánh Đường đồ sộ được tạo dựng nơi ấy, nay biến thành trung tâm Thành Phố.

Cũng nên xác nhận rằng việc xin phép cất Thánh-Thất, gặp nhiều trở ngại, không một Chánh Quyền nào, Đô Thị cũng như Hành Chánh dám cấp giấy phép. Ông Giáo Sư THƯỢNG BẢY THANH, đi vận động khắp các nơi, từ Hoàng Gia đến Thị Xã, rốt cuộc cũng không được, có ai dám cho phép, vì họ nghi ngại Cao Đài làm Chánh Trị rồi lôi cuốn công dân của họ.

Tuy nhiên việc gì đến sẽ đến, bị thúc giục rát quá, cấp bách quá, nên Ông Đô Trưởng bảo:
“Tôi không có quyền cho phép bằng giấy tờ, nhưng nhắm mắt để mấy ông làm, rồi hậu quả ra sao mấy ông chịu”.

Nhờ vậy mà Bổn Đạo làm càng, ráp nhau xây dựng gắp rút hoàn thành trong một thời gian kỷ lục.

Sau lại, Ông THƯỢNG BẢY THANH  cũng bị cò bót đòi hỏi, công việc kéo dài cho đến năm (1942) là năm Thánh-Thất bị Chánh Quyền trưng dụng rồi dở luôn.

Chánh Phủ Miên trưng dụng sở đất nầy và thế cho sở đất hiện tại Ở (FUOT SVAY-PREY) hộ Đệ Ngũ, Châu Thành Nam Vang mà Hiện nay ngôi Thánh Thất rất khang trang tọa lạc tại Số 226 đường (PHIAUV FREAK BAT FORODOM, PHNOM PENH).

VI . CHÁNH QUYỀN BẢO HỘ RA CHỈ THỊ CẤM ĐẠO CAO ĐÀI

Sau một thời gian không lâu tiếp theo bức thông điệp của Đức QUYỀN GIÁO TÔNG, mặc dầu nền Đạo đương êm đềm tiến triển, Chánh Phủ Hoàng Gia và Chánh Phủ Bảo Hộ tự nhiên thay đổi thái độ, bãi bỏ chánh sách khoan hồng, đương đối xử với Đạo Giáo Cao Đài. Họ trở lại hiến chế  Cao Miên để áp đảo Việt Kiều trong vấn đề Tôn Giáo, bắt buộc  mỗi khi có tế lễ cúng kiến, dầu tại tư gia hay là trong Thánh-Thất, thì phải xin phép Chánh Quyền. Đây là vào lối năm (1930) tình hình chung trong xứ không được yên tịnh.

Ngày 4-7-1930, Quan Khâm xứ Cao-Miên ra Chỉ thị cho các Quan Tham Biện Chủ Tỉnh. Nguyên văn  bản thông dịch như sau :

“Hiện nay có biến động, để ngăn ngừa mọi việc hội họp có thể gây rối và tổn thương chánh sách trị an, bổn chức nhứt định thủ tiêu Pháp Chế khoan hồng mà từ lâu đã áp dụng tương đối với Tôn Giáo CAO ĐÀI, cho đến khi có lịnh mới.

“Vậy Kể từ ngày ra Chỉ Thị nầy, Bổn Chức nghiêm cấm Đạo Cao Đài hành lễ  cúng kiến, bất luận dưới hình thức nào, lớn nhỏ cũng thế, nếu có ai còn tổ chức hành lễ cúng tế, thì vị Công sứ Chủ Tỉnh có bổn phận ngăn ngừa nghiêm nhặt, không cho cuộc lễ đó xảy ra, nhưng không nên ngược đãi họ, trừ trường hợp họ bành trướng công khai giữa đường phố thì nhà đương quyền phải cấm chỉ hẳn chẳng nên dung thứ.

“Nếu có xảy ra trường hợp như thế Bổn Chức yêu cầu các Giới Chức hãy lấy lý lịch của những người Chủ Trương Tổ Chức cuộc lễ ấy, rồi lập tức cấp báo bằng điện tín cho bổn sứ rõ liền. Bổn Chức sẽ có biện pháp đối phó bằng cách buộc họ phải tuân hành thủ tục hành chánh là trục ngoại họ ra khỏi lãnh Thổ Cao Miên.

“Bổn Chức yêu cầu các quan Công Sứ Tỉnh phải ban hành sâu rộng chỉ thị nầy cho toàn thể dân chúng đều biết.”
*          *          *

Bởi thi hành Chỉ Thị trên đây của nhà đương cuộc, nên trong mấy tháng liền, và liên tục tới năm sau, đã xảy ra biết bao nhiêu sự rắc rối, bao nhiêu sự bắt bớ giam cầm rất nghiêm trọng và vô nhân Đạo. Do đó có nhiều mặt trận tranh đấu rất nhiệt tình trên mặt báo và tiếp theo sau, có những vụ can thiệp cấp bách của những Chánh Khách tên tuổi và của nhiều nhóm bất mãn về đường lối của Chánh Phủ Pháp.

Báo Chí bên Pháp đã công khai, nhấn mạnh nhiều bài trong đề tài “Áp Chế Tôn Giáo” nêu rành từ sự việc của các nạn nhân, toàn là tín  đồ của Đạo Cao Đài.

Như vừa qua vài ngày 11-5-1930 tại Tỉnh Tà Keo có bà Góa Phụ Huỳnh Thị Trọng, Cúng Lễ Giỗ Tổ Tiên theo nghi thức Tôn Giáo Cao Đài, bị Nhà Cầm Quyền địa phương bắt giam, nhà cửa bị đập phá tan hoan, theo lịnh của Quan Chủ Tỉnh, sở tại đã mâu thuẫn cho phép bằng khẩu lịnh để sau nầy dể đính chánh.

Nạn Nhân sau khi được trả tự do, bèn làm đơn tố giác ra tòa án, nội vụ có đầy đủ chứng cớ, kết cuộc Tòa Thượng Thẩm Saigon chỉ cảnh cáo suôn Nhân Viên Công Lực thừa hành Chức Vụ. Quả có thi hành bổn phận ngoài ý định của Thượng Cấp, đập phá vỡ tan đồ thờ phượng cúng kiến, thiêu hủy Thánh Tượng đang thờ (Do Nghị Định ngày 16-4-1929) của Quan Khâm sứ bảo hộ mà không bị chi hết.
*          *          *

Một bức thư của Hội Nhân Quyền bên Pháp Quốc đề ngày 12-2-1932 gởi cho Tổng Trưởng Bộ Thuộc Địa đề cập đến trường hợp của một Hoa Kiều tên (TỀ-LIN), có Vợ Việt-Nam sanh được 3 đứa con, đã từng sanh sống tại Cao-Miên trên 20 Năm qua, đã bị trục xuất khỏi Đông-Dương, do nghị định của Quan Khâm sứ Bảo Hộ đề ngày 2-7-1929, chỉ vì tội có tham dự lễ giỗ Tổ Tiên của một gia đình có Đạo Cao Đài, mà cuộc cúng kiến gồm vỏn vẹn có 9 vị bà con thân quyến, hơn nữa là đã có giấy phép của Chánh Quyền địa phương ký cho.

Ngày 19-11-1930 Sở Cảnh Sát Đô Thành cho Nhân Viên đến Tịch-thâu, mà không cần hỏi giấy phép chuyên chở những Pho Tượng  Phật do Chư Đạo Hữu địa phương gởi hiến cho Đạo, khi một chiếc tàu (CHALOUPE) vừa cập bến để di chuyển đến Thánh-Thất Kim Biên.

Chẳng những như thế mà thôi, người ta còn mục kiến rõ ràng hơn những vụ lính tráng bao vây lục xét nhà cửa trong Châu Vi Thánh-Thất một cách phi pháp, không riêng vì chủ trương đập phá Thánh Tượng và nghi thức thờ phượng mà lại còn thêm những vụ bắt bớ giam cầm tra khảo dã man nữa. Đây là một việc thử thách hi hữu rất nên trọng hệ mà không bao giờ cả tín đồ Đạo Cao Đài nơi đây xao lãng được.

VII . CÔNG AN CẢNH SÁT BAO VÂY THÁNH THẤT KIM BIÊN

Ông Giáo Sư THƯỢNG BẢY THANH, Chủ Trưởng Hội-Thánh Ngoại-Giáo, có vào đơn với Chánh Quyền xin phép thiết lễ cúng rằm Trung Nguơn, Tại Thánh-Thất Kim-Biên vào ngày 7 và 8 tháng 9 Năm 1930 (Canh Ngọ). Thay vì từ chối hay cho phép, Chánh Quyền ra mật lịnh đề ngày 6-9-1930, cho Sở Công-An và Cảnh-Sát, đến bao vây Thánh-Thất, lục soát, và bắt tất cả những người ở trong nhà kể cả khách khứa.

Vụ bao vây và bắt bớ nầy đặt dưới quyền chỉ huy toàn quyền hành động của nhân viên Mật Thám (DESFRANCOIS) thi hành thủ đoạn đêm (7-9-1930) lúc 20 giờ 15.

Liền đó Ông Chủ Trưởng Giáo Sư THƯỢNG BẢY THANH (Lê Văn Bảy) và 97 Vị trong đó có cả Chức Sắc, Chức Việc và Đạo Hữu Nam, Nữ, ở các nhà chung quanh Thánh Đường, chờ đến giờ Tý (12 Giờ đêm) cúng Đại Đàn, 98 Vị Đạo Hữu bị bắt, dẫn ra đường sắp hàng hai dưới trận mưa tầm tả, đem về tống giam vào khám tất cả.

Mãi đến hai ngày sau tức là ngày 9-9-1930, Ông Giáo Sư Chủ Trưởng, đang bị giam trong khám, mới được giấy cáo tri của Nhà Cầm Quyền cho biết là đơn xin phép của ông bị bát bỏ, nghĩa là không được phép cúng rằm Trung Nguơn, mà ngày rằm tức là đêm 7-9-1930 qua rồi.

Qua đến ngày thứ ba, tức là ngày 10-9-1930, tất cả đều được trả tự do trong ba ngày bị giam cầm, không một ai bị thẩm vấn cả, nhưng bị đưa ra Tòa Án về Tội hội họp không xin phép.

Tại Phiên Tòa ngày 20-5-1931 Tòa Sơ Thẩm Nam Vang lên án các bị can như sau:

TUYÊN PHẠT
Ông LÊ VĂN BẢY, Giáo Sư Chủ Trưởng 200 quan tiền vạ; Chức Sắc Chức Việc 100 quan; Tín Đồ Nam, Nữ mỗi người 50 quan.

Tòa Án còn nghiêm khắc tuyên bố giải tán Giáo Hội Cao Đài tại Cao Miên, vì không thích hợp với Hiến chế hiện hành.

Trong bản án, Ông Chánh Án Tòa Sơ Thẩm chiếu theo các điều khoản trong bộ hình luật, cấm các cuộc hội họp công khai quá 20 người mà không có giấy phép, và cũng căn cứ vào các qui điều pháp định trong Bộ Hình Luật của Chánh Phủ Hoàng Gia và các Sắc Luật của Miên Triều Qui Định, sự hành lệ theo Tôn Giáo tại nước Cao Miên.

Về Phần bào chữa, Ông Trạng Sư Tòa Thượng Thẩm Saigon (LORTAT-JACOB), Đã biện minh rõ rệt lý lẻ nội vụ và minh định rằng trước khi có cuộc lễ, Ông LÊ VĂN BẢY đã vào đơn xin phép đàng hoàng, nhưng trong lúc chờ đợi mọi người đều bị bắt trước giờ hành lễ, làm cho cuộc lễ bất thành, hơn nữa giấy cáo tri của nhà đương quyền bát đơn chỉ đem trao cho Ông LÊ VĂN BẢY hai ngày sau khi Ông đã bị bắt giam trong khám.

Sau khi bào chữa rất dài mà Ban Đạo Sử còn giữ đặng trong quyển (LES MARTYRS)  do LA FOI MOUVELIE, Ông Trạng Sư nhấn mạnh rằng :

  “Truy nã họ là bất hợp pháp và bất hợp hiến” hơn nửa Ông chứng minh rằng “Những Thân Chủ Tôi đều là những người Tâm Đạo”.

Ông LÊ VĂN BẢY, Chống án lên Tòa Thượng Thẩm Saigon.
Trong Phiên xử ngày 7-11-1931, xác nhận bản án Tòa Sơ Thẩm Nam Vang, nhưng chế giảm số tiền phạt vạ còn từ 100 quan trở xuống 16 quan, lại hưởng được án treo.

Vụ nầy Trạng Sư thượng tờ lên Tòa Phá Án bị bát đơn, ngày 31-1-1932.
May thay cách vài tuần sau do một Đạo Luật Ân Xá của Quốc Hội Pháp đề ngày 16-12-1932 ban bố sự tư do, tín ngưỡng cho Đạo Cao Đài, nên các án tiết, các vụ phạt vạ có liên hệ đến các vụ hội họp lễ bái, các quyền Tự Do của Tín Đồ Cao Đài đều được ân xá. Nhờ sự vận động tại Pháp Quốc của: Giáo Hữu THƯỢNG VINH THANH, với sự can-thiệp của Hội Nhơn Quyền và nhiều Nghị Sĩ, nhiều báo chí đã dày công binh vực Đạo.

Về Vấn đề Tòa Án cũng trong một lúc mà có việc mâu thuẫn xảy ra trong việc xử tụng, như ở Tỉnh Bạc Liêu Tín Đồ Cao Đài cũng nhóm họp cúng kiến, cũng bị bắt giải tòa, đến ngày xét xử, Quan Chánh Án Tòa Sơ Thẩm, với lý do là Đạo Giáo Cao Đài, không phải là một Hiệp Hội, nên tha bổng Nội vụ, Quan Biện Lý  Thượng Tố lên Tòa Thượng Thẩm Saigon xác nhận bản án của Tòa Sơ Thẩm Bạc Liêu nên miễn tố tất cả các can phạm.

*          *          *

Mặc dầu giới đương quyền dùng nhiều biện pháp khắt khe với Đạo Cao Đài Giáo, như đóng cửa Thánh-Thất, lục xét Tư-Gia, Cấm hẳn tụ họp bái lễ, chận đường tra xét giấy căn cước, những Chức Sắc Chức Việc, không hề nao núng, họ điềm nhiên tiếp tục, lo phổ thông truyền  giáo và khuyến khích chư Đạo Hữu trong việc Thờ Phượng cúng kiến. Họ vững tâm tiến bước là nhờ sự ủng hộ và bênh vực đúng pháp lý của các yến nhơn bên Pháp. Đáng kể nhất là: Trung-Tá (ALESIS ME1TOIS), Giáo Sư Văn Sĩ (GABEIOL GOBRON), Hai vị nầy đồng thời là Ký Giả viết những bài báo tố giác Chánh Phủ thuộc địa và Bảo Hộ với những bằng cớ) xác thực không phương chối cải. Về phần can thiệp trực tiếp với Chánh Phủ thuộc địa và Quốc Hội Pháp thì nhờ có HỘI NHƠN QUYỀN, những Nghị Sỉ Quốc Hội như Ông (MARIUS NOUTET) Ông HONRI  GUERHUT v.v…

Riêng tại Đông Dương hai ân nhân bênh vực Cao Đài Giáo là hai vị Trạng Sư Pháp: Ông LORTAT-JACON và Ông ROGOR L.SCAUX, Đóng Văn Phòng Tại Nam Vang, mặc dầu nghề nghiệp là Trạng Sư, nhưng vì chủ nghĩa cao thượng, không hề thọ lãnh thù lao của Đạo, mặc dầu mỗi lần bào chữa hay chạy lo lắng tốn kém, Ông Bảy đến đền ơn, thì hai ông vẫn từ khước thẳng thắng, cho rằng họ không có công chi mà họ chỉ làm bổn phận Nhơn Đạo và Thiêng Liêng cao cả mà lương tâm bảo làm.

Có một lần nọ Năm 1929 Ông Trạng Sư (LORTAT-JACOB). Mãn nhiệm kỳ ba năm, trở về Pháp nghỉ 6 Tháng, trong lúc lưu lại Saigon, Ông ở lữ quán (Cemtinental). Một đêm nọ, có  Đức Quyền Giáo Tông   THƯỢNG TRUNG NHỰT, Giáo Sư Thượng Bảy Thanh, Giáo Hữu Thượng Vinh Thanh đến viếng, sau đôi câu chuyện hàn huyên, Đức Quyền Giáo Tông, trân trọng trao cho ông một bao thơ trong ấy có số bạc là Năm Ngàn đồng với những lời nói hết sứ khéo léo để đền ơn, nhưng Ông cũng từ chối, cương quyết từ chồi với những lời lẻ Đạo Đức.

Đó là một sự việc đúng mức như vậy trước mặt tác giả cuốn sử nầy, lúc ấy là: Giáo Hữu THƯỢNG VINH THANH, chứng minh là sự thật.

PHẢN ỨNG CUẢ HAI TỜ BÁO PHÁP
ĐỐI VỚI VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT GIÁO.

Tờ báo “IA GRIEFE” Số 36  xuất bản tại Pháp ngày 5-9-1931, và kế tiếp số 38 đề ngày 17-9-1931, tố cáo những biện pháp hẹp hòi, đê tiện của Khâm Sứ Cao-Miên, đã thi hành thủ đoạn áp đảo và đe dọa Ông Giáo Sư THƯỢNG BẢY THANH, Chủ Trưởng Hội-Thánh Ngoại-Giáo, lại còn thêm tuyên bố cấm “Không thể để cho người không trung thành ngồi yên” (Ý Nghĩa là phải trung thành với Pháp Quốc).

Báo (LA GRIFFE), lại còn lên án thẳng tay về thái độ bất chánh của quan chức cai trị ở thuộc địa, đồng thời đã kích thẳng tay sự thành lập Cơ Quan gọi là “PHẬT GIÁO NGHIÊN CỨU VIỆN”, Do Nghị Định đề ngày 25-1-1930 của toàn quyền (PIERRE PASQUIER), Với mục kiến giả tạo là để nghiên cứu Phái Phật Giáo Tiểu Thừa, đem phổ  biến và áp dụng cho dân chúng Miên Quốc và Ai Lao, tuyên truyền cho tận nơi các sóc, các khum, các làng mạc xa-xôi hẻo-lánh. Còn về thổ dân Miên mà ở Nam Việt thì tuyên truyền cho người Miên cư ngụ trong những tỉnh Châu-Đốc, Sóc-Trăng, Trà Vinh v.v… là những nơi có nhiều dân Miên cư ngụ, bắt buộc họ phải theo Phật Giáo Tiểu Thừa, ngấm ngầm là không cho họ Nhập Môn theo CAO ĐÀI GIÁO.

Tờ báo còn nhấn mạnh rằng Phật Giáo Tiểu Thừa thành lập là một thủ đoạn đê hèn để đầu độc dân bị trị, cố tình thống nhứt Phật Giáo. Trong báo số 25 xuất bản Ngày 16-6-1932 Toàn-Quyền (PIERRE PASQUIER) Bị Tố cáo ngay là hám vọng làm Giáo Chủ Phật Giáo  Thống Nhất, để đối lập hẳn Đạo Cao Đài, định dùng quyền lực của mình mà áp đảo Đức Quyền Giáo Tông  LÊ VĂN TRUNG, tức là áp đảo toàn cả ĐẠO CAO ĐÀI  vậy.

Tờ Báo “LE PROGRES CIVIQUE”, Số 614 đề ngày 16-12-1931, Xuất bản tại Pháp, đã kích và bêu xấu thái độ của Tổng Trưởng Bộ Thuộc Địa “PAUL REYNAVU” trong dịp nầy đi thị sát tại Đông  Dương, Ông cố ý thân hành đến viếng Trung Tâm “PHẬT GIÁO NGHIÊN CỨU VIỆN” tại NAM VANG, Ông tiếp xúc từng vị Sư Sãi đến chào ông.

Ý chỉ bất chánh của Toàn Quyền (PIERRE PASQUIER), Thống Nhứt Phật Giáo lập thành “NGHIÊN CỨU VIỆN” theo sự nhận xét của Ký Giả Trung Tá “ALEXIS METOIS” Tác giả bài báo đã lật tẩy cả hai tà thuyết:

- TÀ THUYẾT THỨ NHỨT: Sự kiện Thống Nhứt, tự nó đã trái hẳn với các qui điều của nhà Phật.
- TÀ THUYẾT THỨ NHÌ: Kế hoạch để thuyết phục các Sư Sãi hiện đang bị lệ thuộc dưới quyền là nghịch hẳn triết lý hư không vô ngã của Phật Đạo.

Bởi vậy Ông Tổng Trưởng Thuộc  địa, "PAUL ROYNAUD" tiếp xúc với các Sư Sãi là tự nhận “Mình là tội nhơn tòng phạm với những kẻ đi ngược giáo điều nhà Phật”.

Với việc trường hợp ngẫu nhiên như trên, nên lúc ấy là lúc Ông Khâm Sứ Cao Miên “LAVIT” đang nghỉ phép bên Pháp, tự nhiên có luồng du luận đồn đãi rằng: Ông sẻ bị thay thế tại Cao-Miên bằng một Ông Khâm Sứ khác, Đó là Ông: “SYLVESTRE”. Đây là một bằng chứng bất hòa giữa quan lại Pháp, họ mới tạo ra tin đồn ấy, mà rồi tin đồn thành ra tin thật, Ông “SYLVESTRE” Thế cho Ông “LAVIT”.

*          *          *

Trong thời gian nầy, thời gian đưa đến cho Hội Thánh Cao Đài được nẩy nở ra Ngoại Quốc liên quan đến Phong Trào Canh Tân Đạo Giáo xứ Ba Tây (MOUVEMENT RÉFORMADOR AU BRESIL).

Giao tiếp với Thánh Đường của một Đạo Giáo bên Đức Quốc gọi là: "EGLISC CNOSTIQUE D’11CMAGNE" và còn chẳng bao lâu nữa Tôn Giáo Cao Đài sẽ có mặt tại Hội Nghị Tôn Giáo Quốc Tế (Chicago) Mỹ Quốc.

Trong quan trường, sự hành động của các quan chức lúc nầy cũng được thận trọng, họ cũng nên tránh va chạm tới Đạo Giáo Cao Đài, vì mỗi khi chư tín hữu bị va chạm, là sẽ có cơ hội cho Hội Thánh kêu ca tranh tụng cho rằng: Chánh Quyền Áp -Đảo Tôn Giáo.

Về phía Tôn Giáo thì Chư Tín Đồ vẫn dùng phương diện ôn hòa để tránh sự khiêu khích, tuy nhiên họ vẫn xem thường những quyết định của Nhà Cầm Quyền Hành Chánh, cũng như Tư Pháp. Họ lo xây dựng Uy Tín trong khắp Quần Chúng, để cho Thế Giới thấy rằng Uy Quyền của Chánh Quyền Pháp áp dụng khắt khe đối với Đạo Cao Đài không hiệu quả nữa, vì không có duyên cớ nào để họ đưa ra Tòa Án được, Theo đức tin của họ có là nhờ huyền diệu Thiêng Liêng ban bố cho Hội Thánh  có đủ khả năng bảo vệ toàn Đạo.

Tại Cao-Miên, đa số Dân Miên còn trong vòng cương tỏa của bao nhiêu Sắc Luật khắc khe, nên tránh liên hệ với Đạo CAO ĐÀI, chỉ còn có Việt-Kiều Hoa-Kiều tiếp tục Nhập Môn Cầu Đạo, cũng không kém phần quan trọng.

VIII . ẢNH HƯỞNG BẤT HÒA Ở TÒA THÁNH
LOAN ĐẾN HỘI THÁNH NGOẠI GIÁO

ĐẠO SỬ CAO ĐÀI, đi đến một giai đoạn biến chuyển: do sự tranh chấp quyền hành giữa Chức Sắc Đại Thiên Phong, làm Tại TÒA-THÁNH TÂY-NINH, cho giảm tinh thần hăng say Truyền Giáo, có ảnh hưởng đến Hội-Thánh Ngoại-Giáo ở Miên-Quốc, một giai đoạn trong những cuộc tranh chấp nầy có liên hệ đến Nền Đạo tại Nam-Vang.

Ông CHÁNH PHỐI SƯ NGỌC TRANG THANH (Tức Lê Bá Trang) mà trong toàn Đạo ai củng đều rõ biết hành vi tại Tòa Thánh mưu đồ lật đổ ngôi vị của Anh Cả Đức Quyền Giáo Tông THƯỢNG TRUNG NHỰT. Trong vụ tranh giành một tập Hồ  Sơ có liên quan đến Nội Vụ mà Ông NGỌC TRANG THANH cho rằng Ông Giáo Sư THƯỢNG BẢY THANH, Chủ-Trưởng Hội-Thánh Ngoại-Giáo, đã đánh cấp vì ông nầy phe đảng và binh vực  Đức Quyền Giáo Tông, nên đệ đơn ra tòa đời Tố Cáo Ông Lê Văn Bảy (Tức là Ông Giáo-Sư Thượng-Bảy Thanh Chủ-Trưởng Hội-Thánh Ngoại-Giáo) về tội cưỡng đoạt hồ sơ, làm cho Ông nầy bị bắt giam hết mấy hôm, trong vòng tháng tám năm Quí Dậu (1933), Đây là một vụ kiện tụng Giữa Chức Sắc với Chức Sắc, một hiện tượng gây xôn xao tâm não của toàn thể Hội-Thánh và bổn Đạo.

Ông Lê Bá Trang lại nhơn danh chức vụ NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ, ra Châu Tri hiệu triệu trong việc thành lập “BAN CHỈNH ĐẠO” để đối phó với ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG.

Để làm sáng tỏ lập trường, ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG THƯỢNG TRUNG NHỰT, liền Bổ Nhiệm Chức Sắc Trung Thành đi Châu Lưu khắp các tỉnh trong Nam Kỳ để tuyển chọn số Đạo Tâm Trung Thành với Chánh Giáo của ĐỨC CHÍ TÔN, và giải thích cho toàn đạo rõ chi tiết về vụ đồ mưu giục loạn của ông (Lê Bá Trang).

Nhờ biện pháp nầy mà trong bổn Đạo ai ai cũng rõ thấu mưu đồ của “Ông Chánh Phối Sư Ngọc Trang Thanh” muốn lật đổ Đức Quyền Giáo Tông là bất chánh, nên toàn thể Tín đồ đều hưởng ứng uy tín về Đức Quyền Giáo Tông  THƯỢNG TRUNG NHỰT. Sự thành công vẻ vang nầy có tiếng dội ra ngoài cõi Đông Dương, nhứt là Pháp Quốc.

Còn về vụ “VIỆN NGHIÊN CỨU PHẬT GIÁO”  Của Toàn quyền Pier PASQUICR  tại Kim Biên, thì Ban Trị Sự của Viện có phái những vị truyền giáo đi khắp nước Miên và trong các tỉnh Nam Kỳ mà có nhiều Dân Miên cư ngụ, hô hào giảng giải về Phật Giáo Tiểu Thừa của “Nghiên Cứu Viện”.

Lại không quên khuyên nhủ đồng bào của họ đừng theo Tôn Giáo nào khác, Nhất là Tôn Giáo Cao Đài là một Đạo Giáo không phù hợp với Giáo Điều của Nhà Phật.

IX . LỂ KHÁNH THÀNH THÁNH THẤT KIM BIÊN

Sự tích Thánh-Thất Kim-Biên (Như đã tường thuật trong trang 24 tới tràng 27) đã trải qua biết bao trở ngại thăng trầm, biến thiên kể từ năm 1930 trở đi nhưng kết cuộc cũng hình thành tốt đẹp (Ảnh Thánh-Thất Kim-Biên được đăng trong Quyển LỊCH-SỬ CAO-ĐÀI. Bằng Pháp Văn tựa đề “HISTOIRE PHILOSOPHIE du CAODAI ISIE”  (Trang 176).

Mãi đến Năm 1937 mới làm lễ Khánh Thành liên tiếp trong ba ngày 21-22-23- tháng 5.

Lúc Ấy Ông THƯỢNG VINH THANH (Đã Vinh Thăng Giáo Sư) đương quyền là Phó Chủ Trưởng Hội-Thánh Ngoại-Giáo, thay mặt Hội-Thánh, Đăng đàn đọc một bài diễn văn vang dội toàn cõi Đông-Dương lan đến Pháp Quốc mà có nhiều báo chí đăng tải. Những giai đoạn rất tế nhị của bài Diễn Văn có ghi rõ trong Quyển Lịch Sử và Triết Lý Đạo Cao-Đài mà Tác-Giả là  một Người Pháp, Ông “GABRIE1 GOBRON, Đắc Phong “TIẾP DẨN ĐẠO NHƠN”  ngày 23-3-1932, nơi Trang 87 tới trang 109, có nhiều đoạn Văn đáng lưu ý bởi có tác dụng làm sáng tỏ tương lai của Đạo CAO ĐÀI, Như đoạn văn trích lục sau đây :

“Ngày Hôm nay Hội-Thánh Ngoại-Giáo CAO ĐÀI ăn Lễ Khánh Thành Thánh-Thất đầu tiên tại Thủ Đô Miên-Quốc, chúng tôi đã chọn ngày 22 Tháng 5 Dương Lịnh (22 Mai) là ngày kỷ niệm Đăng Tiên của Vị văn hào nước Pháp, một Đại Ân Nhân của Nhân Loại tức là Ông VICTOR  HU GO mà từ năm 1927 tới nay Ngài là Đấng CHƯỞNG-GIÁO Thiêng-Liêng của chúng tôi hằng cảm mến để ghi dấu tất lòng thành của chúng tôi đối với nước Pháp là nơi xuất thế của một bậc Vĩ Nhân mà chúng tôi đả thọ giáo triết lý cao siêu của Ngài, trong tình thương nhân loại. Chẳng những trong ngày giờ nầy, mà ngay từ khi chúng tôi còn là một sinh viên trong các trường của Pháp Quốc là một nước đầy tinh thần hào hiệp khoan dung và Nhân Đạo”.

Vào Năm 1937 Nước Pháp thay đổi đường lối Chánh Trị có ý thức áp dụng một thể chế khoan dung đối với các thuộc địa, Sang bằng những nổi bất công đã áp dụng từ trước, nên trong bài Diễn-Văn có lời chứng minh tỏ sự biết ơn như sau :
“Công Việc Phổ Thông ĐẠO CAO ĐÀI, từ đây được thung dung tự toại, sự tự do tín ngưỡng đã được ban bố, chúng tôi tỏ long biết ơn Nước Pháp, một Nước Pháp có ĐẠO CAO ĐÀI, một nước đàn anh có đức độ, có đầy đủ thiện chí dung hòa trong tình thương Huynh Đệ với một tâm lý cao thượng, sẵn sàng dìu đường dẫn lối cho đàn em thiếu phương tiện nhưng đầy đủ phẩm hạnh hiện nay.
“Đối Với Nước Pháp nầy là một Quốc Gia Văn Minh tiến bộ, một nước đầy khích lệ tuyên dương giá trị tinh thần cao cả cho đại đồng, tin thần xây dựng, niềm hòa ái cho toàn thế giới.

“Nên Chúng Tôi toàn thể Tín Hữu Cao Đài lấy lòng cảm mến, trân trọng tỏ bày nơi đây sự tri ân nồng  hậu của chúng tôi.

“Trong nhiệm vụ phụng sự Tôn Chỉ Cao thượng Thiêng Liêng, trong khi phục vụ chơn lý đại đồng đương nhiên về hình thức, chúng tôi đã hòa mình với Dân Tộc Pháp, thì tâm lý hiển nhiên gần gũi bên nhau cả tâm hồn. Do đó chúng tôi có cảm giác rằng, sẽ có nhiều liên quan mật thiết về sự đồng tâm nhứt trí giữa những con người đang sống với những người quá cố, có sự cảm giác chung thể  hiện trong tương lai của nhơn loại vậy”.

*          *          *

Lúc bấy giờ số tín đồ tại Miên-Quốc gồm lối ba bốn chục ngàn người đến năm 1951, tức là 15 Năm sau Hội-Thánh lập bộ Đạo, kiểm điểm nhân số chính thức trong toàn xứ Cao-Miên được (73.146 Vị) Đạo Hữu, gồm cả Nam Phụ, Lão Ấu, phân tách ra số Việt-Kiều có (64.995), Số người Miên là (8.210).

Như thế là không ai có thể phủ-nhận được cái kết quả của một công cuộc đàn áp Đạo Cao Đài do quyền lực Bảo Hộ của Nước Pháp cũng như quyền lực của Chánh Phủ Hoàng Gia Miên. Hiện khi mục  kiến tổng số Tín Đồ Nhập Môn càng ngày càng tăng, so với tỷ lệ của con số tín đồ đã thâu hoạch tại Nam Kỳ đó vậy.

X . HỘI THÁNH NGOẠI GIÁO

Sự thành lập Hội-Thánh Ngoại-Giáo của ĐẠO CAO ĐÀI, (Mission Etrangere du Caodaism)  Là do quyền năng Thiêng Liêng của Đức CHƯỞNG ĐẠO NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN hay là VICTOHUGO, và đặt dưới quyền Bảo hộ Hữu Hình của ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC, vào Trung tuần Năm Đinh-Mão (1927).

Trung Tâm Lâm Thời cũng là Thánh-Thất tạm đặt tại đường (Lalande Callan), Nam Vang.
Những Chức Sắc Thiên Phong ban sơ được thọ phong trong một đàn cơ thiết lập tại Thánh-Thất tạm ở Nam-Vang vào đêm 29 tháng 6 Năm Đinh Mão (dl: 27-7-1927) do ĐỨC HỘ PHÁP và Ông CAO ĐỨC TRỌNG Phò Loan (Ông Cao-Đức-Trọng lúc nấy chưa thọ Chức) ĐỨC CHÍ TÔN  giáng xưng danh:

NGỌC-HOÀNG THƯỢNG-ĐẾ VIẾT CAO-ĐÀI
TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA-HA TÁT
Giáo-Đạo Nam-Phương
(Lời Thấy Phán)
THẦY MỪNG CÁC CON

BẢY, LẮM, SỰ - Thầy phong cho ba con Chức Giáo-Hữu.
CHỮ, VINH, CỦA - Thầy Phong cho con chức Lễ-Sanh.
(Và tiếp theo một đoạn văn xuôi Thầy dạy Đạo... Đoạn văn nầy Tác Giả không nhớ).

Trong bài Thánh Giáo, không thấy Đức Chí Tôn Phong Chức cho Ông CAO ĐỨC TRỌNG, Đức HỘ PHÁP bèn hỏi ? Bạch Thầy còn Em con, (TRỌNG) Sao Thầy không phong chức.

Thấy đáp : “TẮC sao con dại quá vậy, TRỌNG thuộc về Chi Đạo bên HIỆP THIÊN ĐÀI”.

Tác Giả có mặt Hầu Đàn, còn nhớ rõ sự diễn tiến của đàn cơn như vậy, nhưng quên hẳn đoạn văn xuôi của CHÍ TÔN dạy. Với thời gian bài Thánh Giáo nầy không còn là bởi lúc tác giả Vân lịnh ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG và ĐỨC LÝ ĐẠI TIÊN, ra hiệp tác với Nhựt Bổn để Cứu Nước, Cứu Đạo, rồi kế bị Pháp Bắt nên Tập Thánh Giáo rơi vào tay Công An Pháp và thất lạc luôn.

Muốn làm sáng tỏ bài Thánh Giáo trên đây, tác giả mạng phép giải ra đây cho rõ hơn:
Ba Vị Thầy Phong Chức GIÁO HỮU:
1/ - Ông LÊ VĂN BẢY Làm việc hảng buôn “AU FRERIT PARIS, Sau đổi qua làm việc hảng “DENIS FRERES”.
2/ - Ông NGUYỄN VĂN LẮM, Làm việc tại Đông Dương Ngân Hàng Chi Nhánh Nam Vang.
3/ - Ông VÕ VĂN SỰ, Có tiệm Thuốc Bắc và phòng Mạch tại đường Gallieni, Nam-Vang.

Ba Vị Thầy Phong Chức LỄ SANH:
1 / - Ông ĐẶNG TRUNG CHỮ, Kế Toán Viên hãng (ALLATINI)
2 /- Ông TRẦN QUANG VINH, Thư Ký Ngạch Bảo Hộ.
3/ - Ông PHAN KIM CỦA, Thầu Khoán Biển Hồ và Chủ xe đò.

Ông CAO ĐỨC TRỌNG, Làm việc tại Văn Phòng Chưởng Khế Nam Vang, Tác Giả cần giải thích về trường hợp của Ông CAO ĐỨC TRỌNG.

Lúc Phong Chức cho mọi người, CHÍ TÔN không nhắc đến Ông CAO ĐỨC TRỌNG  là vì Ông nầy đã có Thiên Phẩm trong Hàng Thập Nhị Thời Quân, Đức HỘ PHÁP không hiểu thấu nên mới hỏi ĐỨC CHÍ TÔN, nhờ vậy mới biết Ông là “TIẾP ĐẠO”.

Buổi ban sơ ở Nam Kỳ, Thầy Phong Chức cho Thập Nhị Thời Quân là 12 Phẩm lớn bên Hiệp Thiên Đài, chỉ có 11 vị được chọn trong ba Chi  PHÁP, ĐẠO, THẾ mà trong Chi Đạo còn khuyết một vị trong Phẩm: TIẾP ĐẠO, đó là quyền năng Thiêng Liêng dành sẵn cho Ông CAO ĐỨC TRỌNG ở MIÊN QUỐC, một bí quyết mà người phàm ở thế gian nầy làm sau thấu rõ. Hơn nữa còn một bí quyết khác mà ít người để ý, nhờ ĐỨC HỘ PHÁP  chỉ truyền.

Tác Giả mới hiểu quyền năng Thiêng Liêng là vô đối, trong hàng Thập Nhị Thời Quân tức là có 12 Vị (12 Phẩm) nhưng lạ một điều là quyền năng Thiêng Liêng xây chuyển thế nào mà tuổi không trùng nhau nghĩa là 12 vị là 12 con giáp khác nhau:

TÝ, SỬU, DẦN, MẸO, THÌN, TỴ, NGỌ, MÙI, THÂN, DẬU, TUẤT, HỢI.
Sau khi ĐỨC CHÍ TÔN phong, Tái Cầu, Đức Chưởng Đạo NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN, giáng đàn chấm phái :
- Ông LÊ VĂN BẢY: Phái Thượng, Thánh Danh Thượng Bảy Thanh.
- Ông NGUYỄN VĂN LẮM: Phái Thượng, Thánh Danh Thượng Lắm Thanh.
- Ông VÕ VĂN SỰ: Phái Ngọc, Thánh Danh Ngọc Sự Thanh.
- Ông ĐẶNG TRUNG CHỮ: Phái Thượng, Thánh Danh Thượng Chữ Thanh.
- Ông TRẦN QUANG VINH: Phái Thượng, Thánh Danh Thượng Vinh Thanh.
- Ông PHAN KIM CỦA: Phái Thái, Thánh Danh Thái Của Thanh.

Trong lúc Tác Giả viết đến đoạn nầy (Năm 1973) thì trong sáu vị Chức Sắc đầu tiên, bốn Ông đã qui vị:
- Ông LÊ VĂN BẢY: qui vị tại Kim Biên ngày 10-1-năm Mậu-Tý (dl: 19-2-1948).
- Ông NGUYỄN VĂN LẮM: qui vị tại Châu Đốc (Không biết Ngày).
- Ông VÕ VĂN- SỰ: qui vị tại Tòa Thánh năm 1969.
- Ông  ĐẶNG-TRUNG-CHỮ, Qui-Vị tại Chợ-Lớn Năm 1947.
- Hiện tại còn Ông TRẦN QUANG VINH, bị ngưng quyền chức, Tác Giả quyển lịch sử nầy.
- Ông NGUYỄN KIM CỦA: hiện là Giáo Sư. Khâm Trấn Kim Biên Tông Đạo.

Về Phái Nữ, sau lại lần lượt  Đức Chưởng Đạo Giáng Phong:
- Bà Góa Phụ (BATRYA): Nhũ Danh TRẦN KIM PHỤNG, đắc phong Giáo Hữu, sau thăng Giáo Sư.
- Bà LÊ VĂN BẢY: Nhũ Danh ĐẶNG THỊ HUÊ, đắc phong Giáo Hữu.
- Bà NGUYỄN THỊ HẠT: (Thân Mẫu Ông ĐẶNG TRUNG CHỮ) đắc phong Giáo Hữu.
- Bà HUỲNH THỊ TRỌNG: (Bạn của Ông Chữ) đắc phong Lễ Sanh sau thăng Giáo Hữu.

Với thời gian, bốn vị Phái Nữ trên đây đều qui vị.
Tuy nhiên liên tục trong bao nhiêu năm, có nhiều nguyên nhân Nam, Nữ Đắc Phong Chức Sắc thọ đến ngày nay, kẻ mất người còn, nhớ không thể xiết kể, trong số đó, Bà Đạo Nhơn VÕ HƯƠNG NHÂM là bạn của Ông Sĩ Tải HUỲNH HỮU LỢI, Bà Qui Vị Tại Tòa-Thánh, còn Ông HUỲNH HỮU LỢI  hiện nay (Năm 1973) Thăng chức Cải Trạng.

- Ông  LÂM TÀI KHÍ, được thăng phẩm Phối Sư qui vị tại Cao Miên.
- Ông NGUYỄN HƯỢT HẢI, Sĩ Tải, qui vị tại (KOMPONG-TRABEK) và còn nhiều nữa không thể nhớ hết, xin kiếu lổi cùng chư vị thân nhân của những vị Chức Sắc quá cố đã dày công xây đắp nền Đại Đạo.

*          *          *

Trung Tâm Bộ của Hội-Thánh Ngoại-Giáo đặt giữa Thủ Đô Miên Quốc gồm đầy đủ Chức Sắc có thiện chí hoạt động rất đắc lực, trong thời gian kỷ lục. Đạo mới phôi thai vừa được một năm (1927-1928), mà số Tín Đồ Nam Nữ Nhập Môn lên tới 10.000 Người.

Nhờ sự sáng suốt trong lề lối kỹ thuật và sanh hoạt hữu hiệu, Chư Chức Sắc Thiên Phong lẫn Chức Việc trong toàn quốc đều được thăng cấp, đặc biệt trong ba năm sau.
- Ông LÊ VĂN BẢY: vinh thăng Giáo Sư (1933), đến năm (1938), mới chuyển về Tòa-Thánh.
- Ông ĐẶNG TRUNG CHỮ: được thăng phẩm Phối Sư (1939).
- Ông TRẦN QUANG VINH: được thăng phẩm Phối Sư Năm (1948).
- Ông Giáo Sư LÊ VĂN BẢY, được Tòa-Thánh Bổ Nhiệm làm Chủ-Trưởng Hội-Thánh Ngoại-Giáo từ năm 1927 tới Năm 1937 thì Hội-Thánh phái đi truyền giáo bên Trung Hoa, Ông đến Vân Nam (YUNNAM) tạm lập một Văn Phòng Truyền Giáo tại Vân Nam Phủ (YUNNAM FOU). Vì Ông không biết tiếng Trung-Hoa nên phải cần một Thông-Dịch-Viên, Ông hành sự nơi đây được một năm, nên chỉ có kết quà xoàng thôi, qua năm sau (1938) Ông được lịnh hồi hương và được Bổ Nhiệm luôn về Tòa-Thánh.
- Ông CAO ĐỨC TRỌNG, được ĐỨC CHƯỞNG ĐẠO chỉ định thay thế địa vị Chủ-Trưởng Ngoại-Giáo.

Từ Năm 1937 đến năm 1941, Những Chức-Sắc Thiên Phong kể trên đây được Đức Chưởng Đạo tuần tự Bổ Nhiệm làm Hội-Thánh Ngoại-Giáo:
- Bà Giáo Sư   TRẦN THỊ KIM PHỤNG
- Ông Giáo Sư  ĐẶNG TRUNG CHỮ
- Ông Giáo Sư  TRẦN QUANG VINH
- Ông Giáo Sư  THÁI VĂN GẤM (Tòa Thánh Bổ Nhiệm)
- Ông Giáo-Sư  TRẦN VĂN PHẤN (Tòa Thánh Bổ Nhiệm).

Hạ Tuần tháng 7 Nam Tân Tỵ (1941) tình thế Đạo biến thiên, Ông Giáo Sư THƯỢNG BẢY THANH, tự trở về Kim-Biên tiếp tục cầm quyền Đạo, cho đến ngày Thánh-Thất bị Chánh-Phủ Bảo-Hộ xung công và phá dở  (1943).

Ông Giáo Sư THÁI GẤM THANH: là một trong số 6 vị Đại Thiên Phong bị Chánh Quyền Pháp bắt lưu đày tại đảo (MADAGASCAR)  và Qui Liễu nơi đó vào ngày 20 Tháng 8 Năm Nhâm Ngọ (Dl: 29-9-1942).

Ông Giáo Sư THÁI PHẤN THANH: cũng bị lưu đày sang (MADAGASCAR)  được trả tự do, hồi hương năm (1946), về Quê nhà tại Vũng Tàu, rồi đến ngụ tại Gò Vấp và Qui-Vị Vào Năm (1965).
HOẠT-ĐỘNG TẠI PHÁP QUỐC

 Đầu mùa Xuân Năm Tân Mùi (1931) Chánh Phủ Bảo Hộ Pháp tại Cao Miên phái Ông TRẦN QUANG VINH (lúc bấy giờ Ông Thọ Phong Giáo Hữu) Sang Pháp Công Cán trong dịp đấu xảo Quốc Tế Thuộc Địa ở (VINCENNES-PARIS).

Thừa Cơ Hội Ông Truyền Giáo và Vận Động cho Đạo Cao Đài, được tự do Tín Ngưỡng ở Đông-Dương. Ông thuyết phục và gầy dựng được một số nhân vật tín ngưỡng ở Đông-Dương, Chánh khách Pháp có thiện chí với Đạo Cao Đài. Trong số ấy với 5 vị kể tên sau đây được thọ phong Chức Sắc vào năm (1832):
1/ - TIẾP DẪN ĐẠO NHƠN: Ông Gaoriel Gobron, Giáo Sư Trung Học.
2/ - Nữ Giáo Sư: FELICIEN CHALLAYE Bạn của  Ông Giáo Sư Đại Học (SORBONNE).
3/ - Giáo Hữu: Ông Charles BELLAN, Cựu Tham Biện ở Đông Dương.
4/ - Giáo Hữu: Ông Gabriel, ABADIE de LESTRAC, Luật Sự Tòa-Án PARIS.
5/ - Nữ Lễ Sanh: Bà Marguerite GOBRON, Sau thăng Giáo Hữu. (Bạn của Tiếp Dẫn Đạo Nhơn GABRIEL GOBRON).

Ngoài ra, còn các vị ân nhân can thiệp cho sự tự do tín ngưỡng tại Đông Dương  đáng kể nhất là:
1/ - Ông A1bert SARRAUT: Tổng Trưởng.
2/ - Ông Alcxis METOIS: Trung Tá Quân Đội Pháp.
3/ - Ông  Edouard DAIADIER: Tổng Trưởng và Cựu Thủ Tướng.
4/ - Ông, Henri GUERNUP: Nghị sĩ Quốc hội, Cựu Tổng Trưởng. Tổng thư Ký Hội Nhân Quyền.
5/ - Ông  Emile XAHN: Tổng Thư Ký Hội Nhân Quyền.
6/ - Ông Ernest, OUEREY: Nghị Sĩ Quốc Hội Pháp Tại Nam Kỳ.
7 /- Ông Eugene TOZZA: Luật Sư Tòa Thượng Thẩm PaRis.
8 /- Ông Fe licien CHALIKTE: Giáo Sư Đại Học (Sorbonne).
9/ - Ông Marius NOUTET: Nghị Sĩ Quốc Hội Pháp, Bà Tổng Trưởng.
10 /- Cô Marthe WILLIAMS: Nghị Viện Hội Nhân Quyền.
11/ - Ông Paul RANADIER: Nghị Sĩ Quốc Hội Pháp.
12/ - Ông Marc RUCART: Nghị Sĩ Quốc Hội Pháp.
13/ - Ông  Jean PIOT: Nghị Sĩ Quốc Hội Pháp.
14/ - Ông Jean Miche1 RENAITOUR: Nghị Sĩ Quốc Hội pháp.
15/ - Ông VOIRIN:  Nhân Sĩ.
16/ - Ông Andre PNILIP: Nhân Sĩ.
17/ - Ông Jean IAFFRAI: Chủ Nhiệm Kiêm Chủ Bút Báo LA GRIFFE.

Ngoài ra tại Đông Dương còn bao nhiên nhân vật binh vực Cao Đài như Nhị Vị Trạng Sư:
- LORTA-JACOB: Trạng Sư Tòa Thượng Thẩm Saigon đặt Văn Phòng tại Nam Vang.
 - Rogor LASGAUX: Trạng Sư  -id-

Và ba quan Khâm Sứ  tại Miên Quốc là Ông RICHOMNE, Ông SYLVES TRE  Và Ông THIBAUDEAU, mặc dầu là Quan Bảo Hộ của Pháp Triều, nhưng ba Ông nầy để yên cho Đạo Cao Đài mà lắm lúc còn bênh vực là khác.

Tác Giả là người trong cuộc, xin nhấn mạnh rằng hai Ông, LASCAUX và LORTAT-JACOB, mặc dù là nghề nghiệp Trạng Sư, nhưng với một tâm hồn Cao Thượng, Hai Ông thường nói rằng lấy Lương Tâm và Tình Thương Nhơn Loại mà bào chữa cho sự Bất Công, nên không bao giờ thọ một thù lao nào của Đạo. Tác Giả xin lấy hết Danh Dự và Lương Tâm mà chứng nhận sự nầy.

Còn về phần Báo Chí, thì có các báo sau đây liên tiếp bào chữa và tường thuật tất cả mọi sự áp chế Đạo Cao Đài:
1) - LA LIBRE OPINION-PARIS.
2) - CAHIER de le LICGUE, des DROITS de L’HOME-FARIS.
3) - La GRIFFE-PARIS.
4) - Le BRCGRES CIVIQEE-PARIS.
5) - Le FR.TERNISTE-LILLE (Nord).
6) - Le re1veil, OUVRIER – NANCY.
7) - Le SEMEUR-FAIAISE (Ca1Vados).
8) - L’AURORE MALGACHE-TAMANARIVE.
9) - GERMINAL-CROIX (Nord).
10) - La TRIPUNE INDOCHINOISE-SAIGON.

Với sự ủng hộ và bênh vực nhiệt tình của bao nhiêu nhân vật, Chánh Khách và Báo Chí, Đạo Cao Đài hưởng được chế độ khoan hồng của Chánh Phủ Pháp, do cuộc đồng thanh quyết nghị của Quốc Hội Pháp vào khoản tháng 2 Năm 1932. Tiếp theo đó là sự tự do tín ngưỡng cho Đạo Cao Đài, được ban bố trên toàn cõi Đông Dương. Đó là kết quả của thời gian tranh-đấu, Kiên Nhẫn và chịu khổ của Toàn Đạo, ít ra cũng nhiều năm liên-tục.

Cuối Mùa Đông Năm Tân -Mùi (1931) Ông TRẦN QUANG VINH  tức HIỂN TRUNG, đã mãn hạn công cán tại Pháp Quốc trở về tới Saigon vào ngày 30 tháng 12 Năm 1931.

Lúc Tàu cặp bến Nhà Rồng thì có: ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG THƯỢNG-TRUNG-NHỰT, ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC, Ông Chánh Phối Sư THÁI THƠ THANH, Ông Bảo Văn- Pháp Quân CAO QUỲNH DIÊU, Ông Giáo Hữu THƯỢNG TUY THANH (Tức là ông Từ Huệ), Ông Giáo Hữu THÁI GẤM THANH, đón tiếp mừng rỡ.

Chiều lại sau bữa tiệc do Ông THÁI THƠ THANH khoản đãi tại Tư Gia của ông ở Tân Định, ĐỨC HỘ PHÁP  có nhã ý thiết lập một đàn cơ trên lầu ba, trước Thiên Bàn có đủ mặt các vị kể trên.

ĐỨC HỘ PHÁP và Ông BẢO VĂN PHÁP QUÂN Phò Loan, Đức Chưởng Đạo Nguyệt Tâm Chơn Nhơn Giáng Cơ tỏ vẻ vui mừng và bảo HIỂN TRUNG, đưa đầu vào bàn cơ, Ngọc Cơ úp  trên đầu Hiển Trung tỏ vẻ ban ơn. Bài Cơ bằng Pháp Văn có đăng tải trong quyển sách “LESMESSAGES SFIRITES” Trang 63, và trong Quyển “BỔ TÚC HỒI KÝ” của PHỐI SƯ THƯỢNG VINH THANH, có phiên dịch ra Việt Văn.

Đêm mùng chín tháng giêng Năm Nhâm Thân (Dl: 14-2-1932)  Giáo Hữu THƯỢNG VINH THANH, Về Tòa-Thánh hầu lễ Vía ĐỨC CHÍ TÔN, mãn đàn là 4 giờ sáng. Chư Chức Sắc và Chư Đạo Hữu, đứng bài bản, Nam Tả, Nữ Hữu. ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG  bèn dạy: Giáo-Hữu THƯỢNG VINH THANH, Đãnh Lễ Thầy rồi giới thiệu Công Tác của Đạo ở Pháp Quốc, trên tay Anh Cả thì cầm một tập hồ sơ đưa lên cao và tuyên bố rằng: Đây là tất cả công việc của Em “THƯỢNG VINH THANH”, lo cho Đạo tại Pháp, nhờ đó mà ngày nay nền Đạo mới được Chánh Phủ Pháp ban bố sự tự do tín ngưỡng trên toàn cõi Đông Dương và ân xá tất cả tù tội và phạt vạ.

ĐỨC QUYỂN GIÁO TÔNG tuyên dương công trạng của Giáo Hữu THƯỢNG VINH THANH tại giữa Đền-Thánh, không tiếc lời khen ngợi. Trong lúc ấy Anh Cả đọc lớn bốn câu văn dạy Đạo của Bát Nương Giáng tại Tòa-Thánh rút trong một bài “Trường-Thiên” Ngày 18 Tháng 9 Năm Canh-Ngọ (dl: 8-11-1930), Do ĐỨC HỘ PHÁP và Ngài BẢO VĂN PHÁP QUÂN Phò Loan, Sĩ Tải Phạm Văn Ngọ Hầu bút như sau :
“Nếu có kẻ an bang tái thế.
“Quì mà nghinh lấy lễ trọng người.
“Cỗi thân ra mãnh áo tơi,
“Che mưa đỡ nắng cho đời nguy nan.

Đọc xong bốn câu văn, Anh Cả liền quì xuống, Đức Hộ Pháp cũng quì luôn và toàn cà Đàn noi gương hai Anh lớn đều quì tất cả.

Giáo Hữu THƯỢNG VINH THANH, đứng trước một hoàn cảnh bất ngờ lấy làm bối rối, không biết làm thế nào hơn là quì mọp xuống trước mặt Anh Cả lạy hai lạy rồi đứng dậy kính cẩn đa tạ Anh Cả, ĐỨC HỘ PHÁP  và toàn cả Đàn Tiền, luôn tiện lượt thuật sơ qua công tác đã làm tại Pháp Quốc.

Trên đây là một đoạn Lịch Sử mà Tác Già là một Chức Sắc thủ vai tuồng chánh ghi lại với tất cả sự trung kiên và thành thật.

Lưu Ý Chư Đọc Giả: Giai-Đoạn trên đây “Giáo Hữu THƯỢNG VINH THANH, đi truyền giáo và hoạt động tại Pháp Quốc đã có đăng tải từ chi tiết trong “Quyển Bổ-túc Hồi-Ký” của Phối-Sư THƯỢNG-VINH-THANH, (Năm 1973).

*          *          *

Để tỏ long Tri Ân các vị Ân Nhân của Đạo đã kể trong quyển sử nầy, nên nhân dịp ăn lễ Khánh Thành Thánh Thất Kim Biên Ngày 22-3-1937. Hội-Thánh Ngoại-Giáo có long trọng tạo dựng một bia đá cẩm thạch với chữ mạ vàng, ghi sâu danh các Nhân Sĩ Chánh Khách Tiên Phong của Pháp Quốc đã có tấm dạ nhiệt thành với lòng thương nhơn loại ủng hộ Đạo Cao Đài được thành công trọn vẹn để lưu niệm đời đời.

KẾT LUẬN

 Đoạn Lịch Sử nầy ghi nhận những trở ngại mà các bậc tiền nhân đã gặp phải trong buổi nền Đạo mới phôi thai từ Năm 1926 trên đất Miên, một giai đoạn thử thách hiển nhiên mà toàn cả thế gian đều biết.

Sự tranh đấu sống còn của ĐẠO CAO ĐÀI, đặng kết quả mỹ mãn và đã thành công là nhờ tài Lãnh Đạo của ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG và ĐỨC HỘ PHÁP nên HỘI-THÁNH NGOẠI-GIÁO mới tồn tại đến ngày hôm nay.

Tác-Giả chỉ ghi nhận những điều mắt thấy tai nghe với tất cả sự trung thực và cũng căn cứ vào những tài liệu lưu trữ tại Văn Khố của Miên Triều và Văn Khố của Chánh Phủ Bảo Hộ Pháp Quốc tại Kim Biên.
TÒA-THÁNH TÂY-NINH, Mùa Thu Năm Kỷ  Dậu (1969),
Tác Giả Chỉnh Lại, Cũng vào mùa Thu, Năm Quí Sửu (1973).
(Ký-Tên)
TRẦN-QUANG-VINH


LỊCH SỬ ĐẠO CAO ĐÀI

Phn 2

Nhữg Chuyn Biến Quan Trng (1932-1941)
Khúc Quanh Lch S (1941-1946)

Tác Giả : THƯỢNG VINH THANH
TRẦN QUANG VINH
Đạo Hiệu : HIỂN TRUNG
(1973)

I . HÀNH VI CỦA HAI ÔNG CHÁNH PHỐI SƯ THƯỢNG TƯƠNG THANH (Nguyễn Ngọc Tương), và NGỌC TRANG THANH (Lê Bá Trang)

Để Thống Nhứt nền Hành Chánh Đạo, Ông Nguyễn Ngọc Tương, đương quyển Thượng Chánh Phối Sư tại Tòa Thánh Tây Ninh (Năm 1932) cố gắng bài trừ nạn chia phe phân phái xem có mòi nguy hiểm do Ông Phối Sư THÁI CA THANH (Nguyễn Văn Ca) Cựu Đốc Phủ Sứ về hưu) đả tách rời Tòa Thánh về lập một Chi Phái ở Mỹ Tho, Ông Chánh Phối Sư Thượng Tương Thanh triệu tập một phiên tòa đặng xử ông THÁI CA THANH, có hành vi Nghịch Đạo Pháp.

Thế rồi một nghị định đề ngày 25 tháng 6 Năm 1932, Chiếu theo bản án của phiên tòa nói trên, Ngưng Quyền Chức ông THÁI CA THANH, trong một thời hạn là 3 Năm và khai trừ khỏi Hội Thánh, hình phạt nầy được thông báo cho toàn Đạo.

Tiếp theo Hội Thánh phái nhiều Chức Sắc lãnh trách vụ, đi viếng các Thánh Thất để nung đúc tinh thần của toàn Đạo, chư Đạo Hữu đồng thời giải thích cho họ hiểu rằng: Triết lý và chơn tướng của ĐẠO CAO ĐÀI chỉ do nơi nguồn cội tại Tòa Thánh Tây Ninh mà thôi. Song song với vụ trên, Chư Vị Giáo Hữu đương cầm quyền Hành Chánh tại các Tỉnh đều được lịnh mời về Tòa Thánh để dự khóa Tu Nghiệp.

Một phái đoàn Chức Sắc Hội Thánh đến yết kiến Ông Ernest, (OUTREY), Nghị Sĩ Quốc Hội Pháp nhờ Ông nầy can thiệp với Chánh Phủ Pháp cho Đạo Cao Đài được tự do tín ngưỡng. Phái Đoàn Hội Thánh không quên nhấn mạnh lưu ý Ông Nghị Sĩ, Đại Diện một Thuộc Quốc tạ Hạ Nghị Viện Pháp, rõ thấu Tôn Chỉ của Đạo Cao Đài khác hẳn với hành tàng của Cộng Sản đã từng gây tang tóc, máu đổ xương rơi tại mấy vùng ở Đông Dương trong khoản năm (1930-1931).

Ông Nghị Sĩ hứa sẽ thỏa mãn yêu sách của phái đoàn bằng cách vận động cho tất cả Dân Việt Nam có Đạo Cao Đài được sự ân hưởng tự do tín ngưỡng trong khuôn khổ hợp hiến.

Qua ngày hôm sau Báo “La Tribune Indcchinoisc” Tại Saigon có tường thuật lại một cách trung thực cuộc tiếp xúc nầy, Đồng-thời Tờ Cao Đài Tạp Chí (Larevue Cacdafste) kỳ tháng 6 Năm 1952 củng đã ca ngợi cử chỉ đoan chánh của Nghị Sĩ Outrey. Thái độ khoan hồng nầy được Hạ Nghị Viện Pháp xác nhận trong văn thơ đề ngày 18-7-1932, gởi Ông Gabriel Gobron, là một trong các vị ân nhân nhiệt tình bênh vực cho Đạo Cao Đài.

Trong Văn-Thơ có đoạn viết :
“Hiển nhiên tôi có đòi hỏi cho những Tín Đồ Cao Đài ở Nam Kỳ một chế độ Tự Do hơn trước.

“Sự thật, từ lâu tôi có ác cảm đối với họ, tôi cũng từng yêu cầu chánh quyền theo dõi họ một cách nghiêm khắc, nhưng đến ngày nay, tôi có đủ lý lẻ để nhìn nhận rằng: những Phúc-Trình gởi đến tôi báo cáo về Đạo Cao Đài, nếu không hoàn toàn là gian dối thì ít ra củng có thêu dệt một cách quá đáng. Giờ đây tôi được biết rõ nhiều người Việt Nam có Đạo Cao Đài, đứng vào bậc thượng lưu trí thức ở trong xứ đã từng chứng tỏ lòng trung thành đối với nước Pháp đó là động lực thúc đẩy tôi tuyên bố trước mặt họ là tôi quyết tâm đòi hỏi một thể chế Tự Do Tín Ngưỡng cho Tôn Giáo Của Họ”.

Đồng thời có nhiều thành tích từ hải ngoại bênh vực giới Chức Sắc cao cấp lãnh đạo tại Tòa-Thánh Tây-Ninh về công cuộc phổ thông Giáo Lý.

Tại Pháp Quốc, Đạo Cao Đài được sự ủng hộ của Hội Nhơn Quyền, các cơ quan Thần Linh Học, các báo chí có thái độ ôn hòa như:
La Libre Opinion (Tự Do Ngôn Luận).
Le Frogrès Civique (Dân Tiến).
Le Griffe (Móng Nhọn).
Vu (Thấy).
Le Fraterniste ( Huynh-Đệ, tại Lille).
Le Réveil Ouvrier (Tỉnh Giấc Lao Động, tại Nancy).
Le Semeur( Người Gieo Giống, tại Falaise).
Germinal ( Nẩy mầm của Nhà xuất bản Miền Bắc Nước Pháp).

Giáo Sư LÊ VĂN BẢY làm giấy ủy nhiệm cho người thay mặt Ông đi dự Hội Thần Linh Học Quốc Tế tạ Luân Đôn (Londres) và đây là lần đầu tiên tiếng nói của Đạo Cao Đài mới được nghe thấy trong một Hội Nghị Quốc Tế.

Tại Đức Quốc đã có giấy liên lạc liên quan mật thiết với Đại Thánh Đường GNOSTIQUE  (Egliso Gnostique d’Allemagne) mà Đức Chưởng Giáo Quản Khu là ông: GOLDWIN Được tặng thường Cao Đẳng Huân Chương Khoa Học Huyền Bí, lại viết thư cho Đức Quyền Giáo Tông THƯỢNG TRUNG NHỰT, yêu cầu cho Ông được rõ thấu Tôn Chỉ và Giáo Lý Của Đạo Cao Đài để truyền bá trong nước.

Một Cựu Tham Biện Chủ-Tỉnh tại Đông Dương, Ông Charles BELLAN, Tự Nguyện đứng ra bảo vệ nền Tôn-Giáo.

Năm (1933) Tòa Thánh Tây Ninh phái người đi dự Đại Hội Quốc Tế THẦN LINH HỌC tại "CHICAGO” Mỹ Quốc.

Tuy nhiên hoàn cảnh Tòa Thánh Tây Ninh lại không mấy khả quan, chỉ hưởng được mấy năm thịnh vượng, rồi tiếp liền theo đó là giai đoạn kinh tế khủng hoảng trầm trọng toàn Đông Dương từ năm 1930, không khỏi ảnh hưởng tới Tòa Thánh Tây Ninh, mà số tài nguyên hiện có không đủ sức tiếp tục các công tác dự trù.

Diện Tích đất đai của Tòa Thánh lúc ban Sơ là 96 Mẫu Tây, trên thực tế đã được mở rộng gấp ba lần là nhờ công lao của Chư Tín Đồ khai khẩn những khu rừng hoang vu chung quanh vùng, hoặc đã mua lại đất Lâm Sản của những chủ khác.

Nền Kinh Tế kiệt quệ, mọi việc sinh hoạt đều ngưng trệ làm cho người ngoại quốc đến viếng Tòa Thánh có cảm tưởng đến một vùng xác sơ nghèo khổ và khốn đốn.

Tình trạng như thế nầy không thể thu hút được đông khách hành hương du ngoạn, con số đã sụt bớt lần, đồng thời số tiền hỉ cúng cũng giảm theo.

Thiên phóng sự của Ký Giả (Geoges PEYNOND ) Đăng trong tạp chí ILLUSTRATION Số: 4748 Ngày 3-3-1934 tả cảnh u buồn Của Tòa Thánh  VaTiCan Việt Nam như Sau:
“Đây là một Địa Cảnh gồm nào là Chùa Chiền, Thư Viện, Cốt Tượng, Mồ Mả, Miếu Tháp, Văn Phòng Làm việc, nơi thông công cùng các Đấng Thiêng Liêng, các sở ruộng rẫy, các lối đi nhỏ hẹp làm cho khách in trí đó là một cảnh vật tiêu sơ khốn khổ hầu như hoang phế. Kinh tế dường như kiệt quệ. Nhà điện không chạy nữa, máy móc nằm yên trên một gộc đá. Các Cơ Sở ruộng rẩy, với những cuộc khai hoang, hình như ngưng hoạt động.

“Nơi Chánh Điện, Sự tiếp đón Khách Khứa vô cùng lễ độ. Vài gã Thanh Niên có vẻ mệt nhọc vì chay lạt hoặc vì thái quá trong trai giới, đang làm lụng vất vả uể oải, vào công việc nhẹ nhàng đứng dậy chào khách khi chúng tôi đi ngang qua đó.”

Những nổi khó khăn về vật chất chưa đủ giải thích cảnh thương  tâm nầy, thêm vào đó là lột cuộc tranh chấp Quyền Hành Giữa Chức Sắc Cao Cấp. Việc tranh chấp quyết liệt đến mức độ xảy ra vào năm 1933.

Chúng ta thử phát họa ra đây nếp sanh hoạt của Tín Đồ Cao Đài:
Vào Năm 1931-1932 Chánh Quyền Pháp dùng thế lực ngăn chận Bổn Đạo không cho hội họp cúng kiến không quá 20  người, lại còn đưa ra lắm biện pháp cấm giảng Đạo vì cho đó là có tánh cách làm rối cuộc trị an công cộng. Hơn nữa là theo dõi hành vi xê dịch của Chức-Sắc, ngăn cản các cuộc di cư của Tín Đồ Trung Thành về cư trú vùng Tòa Thánh. Nếu cần thì nhà cầm quyền cho lính Cảnh Sát, đến giải tán, các cuộc hội họp cúng kiến không có xin phép, hoặc bắt bớ để truy tố ra Tòa Án, và cuối cùng là đưa ra ngục, đóng cửa những Thánh Thất không có giấy phép xin khai mở hợp lệ.

Năm 1932 Tòa-Thánh Tây Ninh kiểm soát trong khắp các Tỉnh Nam Kỳ 128 cái Thánh Thất, phần đông xây cất trong các Tỉnh: Mỹ Tho, Bến Tre, Chợ Lớn, Gia Định.

Thông thường biện pháp đóng cửa Thánh Thất không gây ra phần phản ứng rắc rối, Chánh-Quyền đem áp dụng tại các Tĩnh Miền Tây nhiều hơn các nơi khác.

Hồi Tháng 3 năm 1931 trong Quận Cà Mau có hai cuộc hội họp cùng kiến Qui Tụ, mỗi nơi trên 200 Đạo Hữu không xin phép. Cảnh Sát đến giải tán và bắt 81 người trong số  đó có 48 vị tín đồ bị giam vào khám.

Tại Rạch Giá  những cuộc hội họp cúng kiến như thế củng bị báo cáo lên Thượng Cấp.

Nhiều Phúc Trình Cơ Quan Hành Chánh trong mấy tháng tiếp theo đó cho biết sự bành trướng của Giáo Phái Cao Đài và việc tranh chấp quyền hành trong hàng Chức Sắc thuộc hệ thống Tòa Thánh Tây Ninh. Có phải chú trọng đến vấn đề Qui Nhứt, đồng thời bảo thủ số Đạo Hữu trung kiên hơn là thâu thập thêm người mới.

Trong vòng tháng 8, tháng 9 Quyền Hành Chánh Địa Phương Tỉnh Sa Đéc và Vĩnh Long, đóng cửa nhiều Thánh Thất là vì tại Vĩnh Long cũng như tại Rạch Giá và Thủ Dầu Một việc truyền bá Giáo Lý Cao Đài có vẻ hoạt động mạnh mẻ vào khoản cuối năm 1951.

Ông Chánh Phối Sư THƯỢNG TƯƠNG THANH, tận dụng mọi thủ đoạn vận động bên Chánh Quyền đặng tranh thủ ưu thế tự do hơn phái Tây Ninh, Ông lập những Tờ Thỉnh Nguyện của Tín Đồ tỏ dạ trung thành với Chánh Quyền Pháp. Cam kết rằng mọi hoạt động của Ông chỉ có mục đích duy nhứt trong phạm vi Tôn Giáo thuần túy.

Tháng 11 Năm 1951, Chánh Phối Sư THƯỢNG TƯƠNG THANH, để lên Quan Thống Đốc Nam Kỳ một tờ Cam Kết với (15,000 chữ ký) của Chức sắc và Tín Đồ về phái của Ông, cam đoan với Chánh-Phủ là không hề làm diều chi gây rối an ninh trật tự công cộng, để xin cho bổn đạo được tự do cúng kiến các kỳ lễ vía trong các Thánh Thất.

Sau cuộc hội nghị với quan Chủ Tỉnh và Quan Thống Đốc, Ông Chánh Phối Sư THƯỢNG TƯƠNG THANH, được hồi đáp như sau :
“Với sự chấp thuận của Phủ Toàn Quyền vì chứng tớ cam kết, Chánh Phủ không thể cho phép một cách tổng quát các cuộc nhóm họp rình rang, mặc dù với những Văn Kiện kêu ca về lượng khoan hồng, thảy đều có quan hệ trực tiếp đến nền an ninh trật tự của Nhà Nước.”

Tuy Nhiên Ông được phép cử Hành Lể Giáng Sinh (NOEL) tại Tòa Thánh Tây Ninh, Chư Tín-Đồ và Dân-Chúng đến dự đông đảo, trong số có một phái đoàn Cao Miên có vẻ sang trọng rất được chú ý.
*          *          *

Tình hình khẩn trương chỉ phát hiện từ năm 1932.

ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG THƯỢNG TRUNG NHỰT, lần hồi ra mặt nhờ ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC, để cũng cố được uy thế trong lúc Ông Chánh Phối Sư NGUYỄN NGỌC TƯƠNG, tìm cách nương tựa Chánh Quyền để đối phó với hành động chia phe phân phái của Ông Chánh Phối Sư THÁI CA THANH mà Tòa Đạo đã lên án, loại trừ, đồng thời nghiêm thái độ với các chi phái khác.
*          *          *

Thật vậy Ông Cựu Hội Đồng Quản Hạt VÕ VĂN THƠM, Tại Cần Thơ cố gắng qui tụ chung quanh ông một số tín đồ, không chịu tùng Tòa Thánh Tây Ninh, còn Ông Cựu Đốc Phủ Nguyễn Văn Ca, đối với toàn khối tín hữu chính thống, đã tự ông tỏ ra là một địch thủ đáng sợ. Ông Ca hoạt động bành trướng mạnh mẻ về miền Tây, đặc biệt là tại Rạch Giá nhờ có sự trợ lực của Ông Đốc-Phủ TRẦN NGUYÊN LƯỢNG”.

Tại Trà Vinh, bào huynh Ông là Y Sĩ chánh ngạch Nguyễn Văn Phấn mà hành động khiến Chánh Quyền lưu ý vào khoản tháng 3 Năm 1932; những tuyên Ngôn của Ông PHẤN có dụng ý làm cho người ta tin tưởng rằng có một mình ông có thể hòa giải được các Chi Phái Miền Tây với Tòa Thánh Tây Ninh mà thôi, Ông có cử chỉ khiêu khích chánh quyền địa phương để cố tạo cho ông một uy thế huyền ảo có thể đưa ông lên tới một địa vị trọng yếu đứng hàng đầu trong nền Đạo. Ví như vào tháng 3 Năm 1932, Ông khai mở một cái Thánh Thất bất hợp pháp để khuyến rủ chư Tín đồ hội họp cúng kiến trong khi Chánh Quyền đã ra lịnh cấm các sự tu-họp quá 20 người, Ông cho Tín Đồ Nhập Đàn mỗi lần 3 người vào bái lễ, xong rồi rút ra ngoài để nhường chỗ cho ba người khác vào cúng lạy cho đến khi hết số Đạo Hữu tựu họp.

Khắp nơi, việc hoạt động truyền giáo có mòi ráo riết có phải chăng đây là vì mục đích tranh giành ảnh hưởng giữa các Chi Phái hơn là vì Đạo Tâm tín ngưỡng.

Đại Khái người ta không quên những kết quả thắng lợi tại Pháp Quốc và Đức Quốc; bằng chứng cụ thể là một số Văn Thơ trao đổi, qua lại giữ Tòa-Thánh Tây-Ninh với các đô thị lớn bên Âu Châu do Ông NGUYỄN VĂN KHANH (Dân Tây) tức là: Páu Marchet (1) Giám Đốc Nhựt Báo “Le Phero Indochinois” (Đàn rọi Dông-Dương) vừa trao cho Cảnh Sát Trưởng Địa Phương ngày 20 tháng 9 Năm 1932.
*          *          *

Mấy tháng trôi qua, Hai ông Chánh Phối Sư Nguyễn Ngọc Tương và Lê Bá Trang đã mất một phần ảnh hưởng quan trọng.

ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG THƯỢNG TRUNG NHỰT và ĐỨC HỘ PHÁP, lướt qua cơn giông tố buổi đầu.
…………………..

(1) Số Văn Kiện nầy làm nổi bậc các Danh Nhân Chánh Khách Như Ông Henri Guernut, Nghị Sĩ Tỉnh Kisne, Ông Emile Kahn, Tổng Thư Ký Hội Nhân Quyền, các Văn Kiện can thiệp đều gởi đến Ông Tổng Trưởng Bộ Thuộc Địa là Ông: A1bert Sarrautm, để xin chánh thức nhìn nhận Đạo Cao Đài.

Từ Đức Quốc, Ông Go1vwin, Viết thư cho Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhựt xem như là một “ĐỨC-THÁNH-CHA” để ca tụng Công-Đức.

Bây giờ đã thành công và tiếp tục chấp chưởng quyền hành nền Đạo cho đến lúc xảy ra hai biến cố quan trọng có ảnh hưởng lớn lao trong toàn Đạo đó là:
1 - ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG THƯỢNG TRUNG NHỰT Đăng Tiên, vào ngày 13 Tháng 10 Năm Giáp-Tuất (8-11-1934).
2 - ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC, bị thực dân Pháp bắt đày ra hải đảo MADAGASCA (Phi-Châu) Ngày Mùng 4 Tháng 6 Nhuần Tân Tỵ ( 27-7-1941).

II .  ĐỨC  HỘ PHÁP TẠO LẬP PHẠM MÔN.
Lúc bấy giờ (Năm 1933) Trường Đạo chia ra hai khuynh hướng rõ rệt:
Một Thành phần xu-hướng theo hai Ông Chánh Phối Sư Nguyễn Ngọc Tương và Ông Lê Bá Trang bị mất ảnh hưởng và tín nhiệm tại Tòa Thánh.

Một phần khác lại là phần đông có Đạo tâm có khuynh hướng Tu Chơn, cầu tiến trung kiên, nguyện ở lại Tòa Thánh, dưới sự lãnh Đạo của ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG THƯỢNG TRUNG NHỰT và ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC. Trên thực tế, Đức Quyền Giáo Tông càng ngày càng sát cánh với Đức Hộ Pháp và nương theo uy thế của ông nầy tiến bước.

Đức Hộ Pháp nương theo gương giáo hóa, của Đức KHỔNG PHU TỬ, lập KHỔNG-MÔN, để tạo thành một cơ Sở “PHẠM-MÔN” gồm một số thiện tín trọn dạ trung thành cùng Ngài. Số tín đồ gia Nhập PHẠM MÔN tăng rất nhanh, gồm (500 Vị), xem như một tập thể Cộng Sản Đạo Đức mà những Đạo Sở đều sẵn lòng phát nguyện hiến dâng tất cả sự nghiệp, sanh mạng và tài sản cho nền sanh hoạt cộng đồng. Mọi người tập trung tài lực thành quả lao công để chia sớt nhau những nhu cầu hằng bửa để chung sống với nhau như công thức của Ông (FOURRIER) là : (TẤT CẢ CHO MỘT, MỘT CHO TẤT CẢ)  hay nói một cách khác là : “NHỨT BỔN TÁN VẠN THÙ, VẠN THÙ QUI NHỨT BỔN”.

Các môn Đồ nầy xem như đàn con trong một gia-đình đặt dưới sự lãnh đạo của một Cha Già là: ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC mà mọi người đều suy tôn là “SƯ PHỤ”.

Họ được ràng buộc chặt chẻ với nhau bằng “Huyết Thệ” và được thọ truyền Bí Pháp mà hình thành một nhóm cẩn mật, trọn tâm thần tin tưởng nơi sự hướng dẫn của ĐỨC SƯ PHỤ  để lập công bồi đức.
Có dư luận xuyên tạc rằng Đức Ngài đi sái Chơn Truyền của Đạo bởi sở hành trái với tôn chỉ đại đồng.

III . NHỮNG VỤ TRANH CHẤP
VÀ CHỐNG ĐỐI LẪN NHAU TẠI TÒA THÁNH

Hai vị Chánh Phối Sư Thượng Tương Thanh và Ngọc Trang Thanh, không chống đối nổi với phong trào càng ngày càng thắng lợi của ĐỨC-QUYỀN GIÁO-TÔNG và ĐỨC HỘ-PHÁP, đành phải đi viện binh để làm hậu thuẫn; Đây là Ông NGUYỄN PHAN LONG, Hội Đồng Quản Hạt, một Chánh Trị gia lại là chủ bút, hiện đang nổi tiếng là một nhà trí thức bậc nhất nhì ở Nam Kỳ. Ông chịu đứng về phe hai ông Chánh Phối Sư, Ba Ông đồng hiệp nhau với một số Tín Đồ thuộc phe hai Ông ở Tòa Thánh, triệu tập một Đại Hội ngày 11-11-1932 cốt để chiếu theo chương trình nghị sự mà tuyên án Ông Chánh Phối Sư THÁI CA THANH là chia phe phân phái và chỉ trích  sự phát hiện Cơ Sở PHẠM MÔN, của ĐỨC HỘ PHÁP.  Số Đạo Hữu tụ tập về Tòa Thánh trong dịp nầy cũng đông trót ngàn người. bởi có sự mời mọc của hai Ông Chánh Phối Sư, mà kết cuộc phiên họp phải đình lại, bởi vì Ông Chánh Phối Sư NGUYỄN NGỌC TƯƠNG lâm bịnh không đến được.

Những sự chống đối lẫn nhau đến hồi quyết liệt.
Nào cuộc tranh chấp về ngôi thứ và quyền lợi, thêm phần Đạo Hữu ly tán trước mắt Chánh Phủ, vì sự kiện nầy mà đến ngày 18-1-1933 hai Ông Chánh Phối Sư TƯƠNG và TRANG, Công khai không nhìn nhận số tín đồ ở Tỉnh Châu Đốc tố cáo nhân viên Mật Thám đến phá rối họ trong một cuộc nhóm họp cúng kiến có xin phép.

Hai Ông ra tờ Hiệu Triệu kêu gọi tín Đồ Cao Đài phải trọn dâng lịnh và phục tùng Pháp Chánh Truyền, bất luận trong một hoàn cảnh nào.

Ngược lại, ĐỨC HỘ PHÁP CƯƠNG QUYẾT, tỏ nguyện vọng được quyền tự chủ trong sự tự do tín ngưỡng trong bao nhiêu bài diễn văn của Ngài, hàm súc nhiều điển tích có ý nghĩa sâu xa làm cho các nhà đương quyền càng lo sợ.
*          *          *

TÒA-ÁN CẢM-GIÁC

Tại Tỉnh Bạc Liêu xảy ra một cuộc hội họp cúng kiến của 80 vị tín đồ Cao Đài trong Thánh Thất mà không có xin phép, Cảnh Sát Công An tới bao vây bắt, lập Vi Bằng giải ra Tòa Án. Đến ngày xử tụng, Ông Chánh Án Tòa Sơ Thẩm Bạc Liêu, trái với sự mong muốn của Chánh Quyền Địa Phương, Tuyên Bố giữa Tòa là Tha bổng  tất cả  với lý do sau đây:

“Xét rằng các điều khoản: 291, 292 và 294, trong bộ hình luật canh cải hiện hành không nhầm những cuộc nhóm họp quá 20 người, Đạo Cao Đài không phải là “Hiệp Hội” mà là một Tôn Giáo.
Bản Quyết Nghị nầy làm cho mọi người ngạc nhiên dầu là Chánh Quyền hay là can phạm.
Qua tháng sau, Tòa Thượng Thẩm Saigon thừa nhận bản án trên đây của Tòa Sơ Thẩm Bạc Liêu.

Do sự kiện nầy mà Quan Thống Đốc Nam Kỳ "KRAUTHEIMER", để lời kết luận trong bản  phúc trình tháng ba (3) nói về tình hình Chánh Trị như vầy:

“Chánh Phủ càng ngày càng mất quyền sau khi đã trình bày trong bản phúc báo về tháng trước rằng,:
“Nếu có nhiều bản án mà Tòa-xử có ý nghĩa một chiều như thế thì e rằng sau đây Chánh-Phủ phải thiếu một biện-pháp để đối phó với Đạo Cao-Đài”.

*          *          *

SAU CUỘC SUY TÔN ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG

Hai Vị Chánh Phối Sư NGUYỄN NGỌC TƯƠNG và LÊ BÁ TRANG, bị loại ra khỏi Tòa-Thánh.

Vào cuối tháng ba Năm 1933 cuộc lễ đăng điện để suy tôn Ngài Đầu Sư THƯỢNG TRUNG NHỰT, lên Phẩm QUYỀN GIÁO TÔNG, do chỉ định thứ nhì, ĐỨC LÝ GIÁO TÔNG và ĐỨC HỘ-PHÁP lập tại TÒA-THÁNH TÂY-NINH, Ngày mùng 3 tháng 10 Năm Canh Ngọ (Dl: 22-11-1930), Diễn ra Tại Tòa-Thánh Tây-Ninh với một quyết định vang dội.

Hai Vị Chánh Phối Sư THƯỢNG TƯƠNG THANH (Nguyễn-Ngọc Tương) và NGỌC TRANG THANH (Lê Bá Trang) bị loại trừ khỏi quyền hành chấp chưởng trong Hội Thánh.

Thế là từ đây, hai vị Đại Thiên Phong nầy đã mất hết quyền hành tại Tòa Thánh: Ông Trang thì rút về Quê quán, còn Ông Tương thì viết thư cho Quan Thống Đốc Nam Kỳ với giọng nói ít nhiều chua cay như sau:
“Tôi được người ta cho tự do rời khỏi các quyền hành chấp chưởng bấy lâu, giờ đây tôi lấy làm bất mãn với bầu không khí nặng nề  làm cho tôi nghẹt thở tại nơi nầy.”

Ông báo tin cho Quan Thống Đốc rõ là Ông rời khỏi Tòa-Thánh Tây-Ninh, dứt khoát chức trách và quyền hạn hữu-hình, đặng trở về một Thánh-Thất lo phần việc Thiêng Liêng, quan hệ với phẩm tước của Ông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét