Lịch Sử Đại Cao Đài Từ Tòa Thánh Tây Ninh Đến Miên Quốc - 2 / 2


ÔNG CHÁNH PHỐI SƯ NGỌC TRANG THANH
MƯU ĐỒ KHÔI PHỤC QUYỀN HÀNH

Đầu tháng tư năm (1933) tình trạng tại Tòa Thánh xoay chiều một cách bất thường.

Ông Chánh Phối Sư Ngọc Trang Thanh tổ chức một phiên họp với 7 vị Chức Sắc Thiên Phong trong đó có Ông, Ông được đắc thăm với 6 lá phiếu làm hậu thuẫn, đứng ra là tố cáo ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG
rằng cầm quyền trong 7 năm qua là lợi dụng địa vị để bòn rút tiền bạc của Chư Đạo Hữu, bán đất của Hội Thánh và làm nhiều điều tổn thương cho Đạo. Cuộc hội họp của 7 vị Chức-Sắc nầy lập Vi Bằng buộc ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG, phải chịu phục lịnh họ, hay là từ Quyền chức trong thời hạn 8 ngày và tuyên bố cuộc lễ suy tôn ĐỨC QUYỀN GIÁO-TÔNG trước đây là bất hợp pháp, mặc dầu có nghị định thứ hai của ĐỨC LÝ GIÁO TÔNG và ĐỨC HỘ PHÁP ấn định.

Tuy nhiên Đức Quyền Giáo Tông vẫn trầm tỉnh, để cho sự việc trôi qua, biết rằng với một Hội nghị như thế không cắt quyền cắt chức ai được, nhứt là một chức vị “QUYỂN GIÁO-TÔNG” không phải là một việc chơi mà ai muốn cắt lúc nào cũng được.


ÔNG CHÁNH PHỐI SƯ NGỌC TRANG THANH TRIỆU TẬP HỘI “ QUYỀN VẠN LINH, VỚI HẬU THUẪN CỦA ÔNG NGUYỄN PHAN LONG

Thấy không làm gì được nên ngày 11 tháng 6 Năm 1933, Ông Chánh Phối Sư Ngọc Trang Thanh tự quyền triệu tập Hội “QUYỀN-VẠN LINH” gồm các cơ quan trong Đạo với ý định mời Đức Quyến Giáo Tông, ra lịnh đóng cửa Tòa Thánh. Ông Chánh Phối Sư NGỌC TRANG THANH, ra lịnh khác, tông cửa vào (Lúc Ấy là Đền Thánh Tạm) Truyền cho thuộc hạ của Ông khiên bàn ghé sắp đặt cuộc hội họp, giữa khoản Cửu Trùng Đài, Ông toa rập với phe của Ông NGUYỄN PHAN LONG ngồi ghế Chủ Tọa trong lúc ông nầy mặc âu phục, chưa hề biết luật Đạo là gì.

Ông Chánh Phối Sư NGỌC TRANG THANH, thừa dịp nầy tuyên bố trước mặt trót (500 Tín Đồ phe Ông là buộc  ĐỨC QUYỀN  GIÁO TÔNG, phải ra trước phiên họp để trả lời một cuộc truy tố quan trọng.

Lúc Ông Trang phái người đi mời ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG đến dự nhóm thì Đức Ngài hồi đáp rằng: “Không hề nhìn nhận quyền hạn của một cuộc hội nhóm bất thường, bất ngờ và bất hợp pháp như thế”. Tuy nhiên Đức Ngài cũng phái Ông TIẾP THẾ LÊ THẾ VĨNH, và Ông GIÁO SƯ THƯỢNG BẢY THANH thay mặt đối thủ.

Trong lúc ấy giữa Cung Điện Cửu Trùng Đài, đương phiên nhóm họp, thì bất thình lình có một Chức Sắc Phái NỮ, Bà GIÁO SƯ HỒ HƯƠNG LỰ (Sau nầy bà được vinh thăng tới Đầu Sư) Tức là Thân mẫu của hai vị Đại Thiên Phong CAO THƯỢNG SANH, và CAO TIẾP ĐẠO, Phía ngoài cửa Đền-Thánh bước vào, tay nương gậy, bà la lối lớn tiếng, Phản đối cái hội Bất-hợp-pháp nầy, nhứt là Bà không tiết lời phản đối Ông NGUYỄN PHAN LONG, là người không có Đạo Cao Đài, mang Âu Phục mà dám ngồi ghế Chủ Tọa giữa Đền-Thánh hội nhóm quá thất lễ.

Vì Bà là một Chức-Sắc phái Nữ già cả, trong Hội Nghị không ai dám phản kháng lại Bà, mặc dầu xôn xao nhưng im lặng, Bà la lối lớn tiếng bắt buột hội phái giải-tán, nên cuộc họp bất thành, rồi mọi người lần lượt rút ra khỏi Đền Thánh.

Ý Định của cuộc họp nầy là lợi dụng chữ “Quyền-Vạn-Linh” đặng để truất quyền của Anh-Cả, Nhưng mưu sự tại nhơn, thành sự tại thiên, kết cuộc ĐỨC QUYỀN GIÁO-TÔNG vẫn còn Quyền Hành nguyên vẹn.

THANH-THẾ CỦA ÔNG NGUYỄN PHAN LONG

Đây cũng nên giải thích tại sao Ông Chánh Phối Sư NGỌC TRANG THANH dùng Ông NGUYỄN PHAN LONG làm hậu thuẫn cho ông, ủng hộ cho ông trong việc tranh chấp quyền hành tại Tòa Thánh.

Ông Nguyễn Phan Long là người như thế nào?
Ông Nguyễn Phan Long là một nhà “CÔNG PHÁP HỌC” một lãnh tụ Quốc Gia, từng được đắc cử Hội Đồng Quảng Hạt tại Nam Kỳ, Chủ Nhiệm Nhựt Báo “ĐUỐC NHÀ NAM”, Kiêm Giám Đốc Chánh Trị với Ông “BÙI QUANG CHIÊU” trong Nhựt Báo Pháp Văn “Le TRIBUNE INDOCHINOISE” (Diễn Đàn Đông Dương) là một cơ Quan chánh trị công khai hoạt động của đảng Lập Hiến Đông Dương thành lập từ năm 1923.

Sau Đệ Nhị Thế Chiến Ông NGUYỄN PHAN LONG, điểu khiển một trong các nhựt báo lớn tại Saigon, tờ “VIỆT THANH”  Năm 1947.

Ngày 9-9-1947 Ông Chủ Gia phái đoàn 24 nhân sĩ được phái sang Hương Cảng (HONGKONG)  để yết kiến cụ Hoàng Bảo Đại.

Tháng Giêng năm 1950, Ông được Hoàng Bảo Đại chỉ định làm Thủ Tướng, thành lập Chánh Phủ Việt Nam.

Nội các Ông NGUYỄN PHAN LONG chỉ thành hình được ba tháng rồi để nhường lại nội các  cho Ông TRẦN VĂN HỮU.

Với thanh thế kể trên, chỉ kể thành tích trước Đệ Nhị Thế Chiến, Ông Nguyễn Phan Long mà hiệp với Ông Chánh Phối Sư Ngọc Trang Thanh, củng là một tay đối thủ lợi hai để chống đối với ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG, nhưng cũng vô hiệu quả, như chư đọc già đả mục kiến ở các khoản trên.

Trong vụ tranh chấp còn ba nhân vật là: Chức Sắc Đại Thiên Phong, nên kể ra đây cho biết hành vi của mỗi vị:
1) - Ông Chánh Phối Sư THƯỢNG TƯƠNG THANH, làm màu từ bi đạo đức tuân theo Thánh ý ĐỨC CHÍ TÔN nên yên phận.
2) - Ông Thái Chánh Phối Sư THÁI THƠ THANH (Nguyễn Ngọc Thơ).
3) - Bà Đầu Sư LÂM HƯƠNG THANH.

Hai vị nầy không theo dõi kịp thời thế biến chuyển nên bị lôi cuốn, khi thì thiên về bên nầy, lúc nghe theo bên kia.

Còn  phần ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC thì người ta quyết đoán rằng Đức Ngài nhờ có Thánh Giáo dạy đứng ra ngoài vòng cuộc tranh chấp trong giai đoạn nầy.

THUYÊN CHUYỂN CHỨC SẮC

Người ta có cảm tưởng rằng, trong xứ Nam Kỳ lúc bấy giờ là một sân khấu của một cuộc thuyên chuyển Chức Sắc Cao Đài thuộc khuynh hướng, đặc biệt là tại các tỉnh Miền Tây, làm cho phần đông tín đồ hoang mang dao động và làm cho đức tin cũng bị sức mẻ một phấn nào.

Ông LATAPIE người Pháp, được ĐỨC CHÍ TÔN ân phong chức Giáo Sư, là một cựu công chức ủng hộ ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG, đi hành đạo khắp nơi trong các tỉnh Nam Kỳ tỏ cho người bổn xứ hiểu rằng Ông là một Chức Sắc Cao Đài đã được Chánh Phủ Pháp tín nhiệm để hổ trợ cho ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG được thắng thế hơn các phe phái đối phương kém khả năng và Đạo Đức.

Rút kinh nghiệm trong cuộc biến cố ngày 11-6-1933, ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG bèn tổ chức một ban Bảo Thể trung kiên để bảo-vệ Tòa-Thánh Tây-Ninh, và Ngài cương quyết ra lịnh khai trừ, trục xuất, ngưng quyền liên tiếp những phần tử phản lại chơn truyền.

Nhờ thiện cảm và sự ủng hộ của giới người Pháp, tiếng vang có ảnh hưởng tốt cho Tòa-Thánh đã lan tràn các Tỉnh, làm cho người ta bàn tán về việc Ông NGUYỄN PHAN LONG, hậu thuẫn cho Ông Lê Bá Trang là chỉ có mục đích vận động chánh trị và cốt yếu làm gia tăng số đọc giả cho tờ Báo ĐUỐC NHÀ NAM, mà Ông là Chủ Nhiệm.

Ngày 16-9-1933, trong Tờ Phúc Trình gởi về Chánh Quốc cho toàn quyền Đông Dương có đoạn viết về tình hình xáo trộn chung tại Nam Kỳ, chưa bao giờ khó phân tách như hiện nay.

Cuộc tranh chấp Đạo Giáo tràn sang Miên Quốc, nơi mà Viện Phật Giáo Tại Nam Vang, giao phó trách-nhiệm cho những vị tuyên giáo đi vận động khắp trong xứ để cảnh cáo Dân Miên không cho theo Đạo Cao Đài mà Giáo Lý không phù hợp với Giáo Điều thuần tuý của Phật Giáo.

Rồi cuộc tranh chấp phe phái lại quay sang Trung Kỳ, nơi mà ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG  Huấn Thị cho tất cả tín đồ Miền Trung. Nhất là tại “Huế” để nâng cao trình độ dân trí nơi đây và dự định gởi ra đó một phái đoàn truyền giáo.
Về phía Ông C.P.S LÊ BÁ TRANG, thì ông tung ra những Châu-Tri bố cáo khắp nơi để hạ uy tín đối phương.

Với sự cộng tác chặt chẻ của Ông Chánh Phối Sư NGUYỄN NGỌC TƯƠNG và Ông NGUYỄN PHAN LONG, Ông mở cuộc vận động công khai với Chánh Phủ cầu xin ủng hộ ông trong việc phục  hưng nền Đạo, và đủ quyền chỉnh lý vài vị Lãnh Đạo đối lập vớ Ông. Ông lại xin Chánh Phủ nhìn nhận số tín đồ  theo phe ông, cho phép ông hoạt động trong các Thánh Thất có lập danh sách đàng hoàng.

Ông còn lưu ý Chánh Quyền về những Thánh Giáo có thể làm nguy hại cho sự an ninh công cộng của nhà nước.

Để trả lời về cuộc tấn công trên đây của Ông Chánh Phối Sư LÊ BÁ TRANG, Ngày 20-9-1933 ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG  lưu-ý nhà cầm-quyền phải có biện pháp thích nghi đối với hành tàng, của những chi phái giả tạo vũ khí  để hâm dọa những ai không theo họ, họ cố tình chia phe phân phái phá rối cuộc trị an.

Ông Chánh Phối Sư LÊ BÁ TRANG còn gởi cáo trạng đến Biện Lý Cuộc tố cáo Ông Giáo Sư LÊ VĂN BẢY ở Nam Vang về tội, sang đoạt hồ sơ trong vụ chống đối với ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG tại Tòa Thánh. Ông LÊ VĂN BẢY, bị Tòa Án câu lưu hết mấy hôm buộc phải hoàn trả tập tái liệu ấy lại.

Một vụ tố cáo tương tự đối với ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG, nhưng tòa xét ra là toàn lời vu khống.

Cũng với mục đích mưu hại ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG, Nên Biện Lý Cuộc Tây Ninh phải cứu xét từ lá đơn, nào là vụ đòi nợ, biểu thủ tiền nhơn công, giả mạo căn cước buôn bán đất lừa phỉnh…

Trong số đơn trạng, có lộn tờ tố cáo ĐỨC-QUYỀN GIÁO-TÔNG, lạm dụng số tiền mua sở đất của Ông CAPIFALI và ESBELETTE, giá đất gấp đôi so với số tiền ông đã trả cho chủ đất hồi lúc mới trở về Tòa-Thánh năm 1931.
Ngày 3-9-1933, có đến 70 lá đơn như thế tố cáo Đức Ngài.

Bất Thần một Chức Sắc qui vị tại Toà-Thánh.
ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG quàng linh cửu vị nầy tại trụ sở của Ông LÊ BÁ TRANG, trong thời gian là 6 ngày, bị tố cáo vệ sinh công cộng ngày 29-10-193, Đức Ngài bị phạt 5 quan tiền vạ.

Do tờ tường trình về vụ sĩ nhục khiến danh dự nhân phẩm của ngài bị tổn thương quá đáng, một hội cộng đồng do phe đối lập tạo dựng, tuyên bố lý do bất lực của Ngài.

Ngưng tất cả quyền hành tối cao của Ngài, và buộc Ngài từ chức. Nhưng sự kiện ấy không có hiệu lực chi cả, mặc dầu họ buộc Ngài phải giao quyền lãnh đạo nền Tôn Giáo cho ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC, là Chức Sắc bảo tồn luật pháp Chơn Truyền, và ba vị Đầu Sư: THƯỢNG TƯƠNG THANH, NGỌC TRANG THANH THÁI THƠ THANH, với Bà Chánh Phối Sư LÂM HƯƠNG THANH, để ông đi dưỡng trí. Quyết nghị trên không có hiệu lực chi cả.

Được toàn khối PHẠM MÔN của ĐỨC HỘ PHÁP tổ chức ủng hộ ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG, làm cho đối phương kinh hồn vì tự nhận thấy phe mình yếu thế nên:
Ông Chánh Phối Sư LÊ BÁ TRANG, tách rời TÒA-THÁNH.

Ông Chánh-Phối-Sư NGUYỄN NGỌC TƯƠNG, cũng nối gót theo sau, cả hai Ông trở về An Hội (Bến Tre) và thành lập một chi phái mới.
ÔNG CHÁNH PHỐI SƯ THƯỢNG TƯƠNG THANH HOẠT ĐỘNG TẠI BẾN TRE TỰ XƯNG LÀ GIÁO TÔNG VÀ THÀNH LẬP BAN CHỈNH ĐẠO

Tại An Hội trong Tỉnh Bến Tre, Ông Chánh Phối Sư Nguyễn Ngọc Tương lãnh đạo, trước nhứt là lo chống đối Tòa-Thánh Tây-Ninh nhưng vô hiệu quả.

Sau hi ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG đăng tiên, Ông NGUYỄN NGỌC TƯƠNG mới tự xưng là Giáo Tông mà trong bổn Đạo gọi là “GIÁO-TÔNG BẾN-TRE”, Ông đảm đương việc cải tổ một bộ máy hành chánh mới mẻ do ông chấp chưởng quyền hành, quyết tâm tranh  thủ công việc thống nhứt các Chi Phái do đó mà “BAN CHỈNH ĐẠO” được thành hình đặt dưới quyền Chưởng Quản của Ông.

- Ông Chánh Phối Sư LÊ BÁ TRANG khuất tịch năm (1936).
- Ông Chánh Phối Sư Nguyễn Ngọc Tương sẽ có vài cuộc biến thiên, số 50 cái Thánh Thất có giấy phép trước kia đã biến thành “Nhà Tịnh” mà ông luôn luôn bảo thủ cho đến ngày ông thất lộc vào tháng 8 Năm 1951.

Lúc bấy giờ một người con trai của Ông Tên: NGUYỄN NGỌC THƯƠNG thay ông cầm đầu một nhóm Tín đồ của Ông lối 15 Ngàn người, thêm một số tín đồ cỡ 60 ngàn người thuộc các nhóm khác.
TÌNH HÌNH Ở TÒA-THÁNH NĂM 1934

Tại Tòa-Thánh Tây-Ninh, ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG THƯỢNG TRUNG NHỰT, vẫn ung dung làm chủ tình hình.

Tháng 2 Năm 1934, Ông tiếp một phái đoàn Thanh Tra Lao Động, Cứu Trợ Quốc Tế gồm các yếu nhơn danh tiếng là:
 - Ông PERI, Nghị Sĩ Quốc Hội Pháp.
 - Ông BRUNEAU, Tổng Thư Ký Liên Minh Kỹ Thuật Dệt.
- Ông CHAINTRON, hiệu BARTHEL Chủ bút Nhựt Báo LA DEEENSE

Trước đó vài hôm, Ngày 13-2-1934, vì chưa kịp nộp tiền phạt vạ Tư Pháp, ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG bị bắt câu lưu, và được trả tự do sau khi nộp phạt. Tiếp theo đó, vì lẽ Ngài là một Nhân Vật trong xứ, một Thượng Hội Đồng, đã được thưởng “BẮT ĐẨU BỘI TINH” mà bị làm nhục với một sự phạt vạ nhỏ nhen như thế, nên Ngài gửi trả Huy Chương Cao Đảng ấy lại cho Tổng Thống Pháp.

Từ Đây ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG, gia công với Hội Thánh chỉnh đốn nền Đạo trong lúc hai ông Chức Sắc Đại Thiên Phong là Nhị Vị Chánh Phối Sư, THƯỢNG TƯƠNG THANH và NGỌC TRANG THANH bỏ nhiệm sở.
 Cuộc tranh chấp với Tòa-Thánh được chấm dứt kể từ ngày nầy.

ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG ĐĂNG TIÊN

Ngày 28-3-1934 lại xảy ra hai vụ án phạt vạ nữa:
- ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG bị phạt 200 quan, về tội mở cửa một ngôi trường họ để dạy trẻ con trong Nộ Ô Tòa-Thánh mà không xin được phép.
- ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC, bị phạt 100 quan tiền vạ về tội mở Trường Y Dược để lo thuốc men săn sóc chư Đạo Hữu trong lúc đau ốm.
Vì quá lao tâm nhọc trí với bao nhiêu sự thử thách, mà chư đọc giả đã mục kiến, ĐỨC QUYỀN GIÁ TÔNG kiệt sức nhóm bịnh trong một thời gian ngắn và qui liễu tại Tòa-Thánh Tây-Ninh ngày 10 Tháng 10 Năm Giáp Tuất (8-11-1934).

IV . SỰ THẲNG TIẾN CỦA ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC TỪ NĂM 1934 - 1940

Giữa tình trạng khẩn trương tại Tòa-Thánh, ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG THƯỢNG TRUNG NHỰT lại đăng-tiên, thật là một biến chuyển hết sức quan trọng, lại thêm vào đấy một hoàn cảnh rất bi đát mà toàn Đạo đều chịu ảnh hưởng.

Đây nhắc lại những năm vừa qua ai cũng nhìn thấy cái nạn chia phái càng ngày càng nẩy nở, cuộc tranh chấp nội bộ càng gia tăng, những khó khăn về vật chất càng khổ sở, lòng nhiệt thành mộ Đạo của phần đông tín đồ buổi ban sơ, nhường chỗ cho sự uể oải, chán nản và lo âu trong tâm hồn, nên việc truyền giáo đã gặp những chướng-ngại, đủ thứ ở Việt-Nam, còn tại các xứ bảo hộ thì Đạo Cao Đài bị cấm hẳn.

Tất cả những sự kiện trên đây khiến cho việc tuyển trạch một GIÁO TÔNG kế vị không thể thực hiện được.


ÔNG NGUYỄN NGỌC TƯƠNG ĐẮC CỬ GIÁO TÔNG BẾN TRE

Tại Bến Tre một nhóm lối vài ba trăm người Tín Đồ hội nhóm lo chọn người kế vị GIÁO TÔNG, với sự hám vọng và cũng là vì sự tín ngưỡng của họ, họ Cầu Cơ Thỉnh Giáo các Đấng Thiêng Liêng, không gặp đều phản ứng trái ngược, nên Ông NGUYỄN NGỌC TƯƠNG, nương theo sự thuận lợi nầy tổ chức cuộc bầu cử Nội Bộ với kết quả của một số thuộc hạ bỏ thăm ưng thuận, Ông bèn tự xưng đắc cử GIÁO TÔNG, thay thế cho Đức quyền Giáo Tông vừa Qui Vị.

Lẻ dỉ nhiên việc đơn phương bầu cử “Giáo-Tông” như thế là lạm-quyền, không noi theo Chơn Truyền Luật Pháp của nền Đạo, lại chứng minh sự phàn loạn chống đối Tòa-Thánh Tây-Ninh.

Cuộc tranh chấp quyền hành đến hồi quyết liệt.
Khi Phái Đoàn Đại Diện cho Ông “Tân Giáo Tông NGUYỄN NGỌC TƯƠNG”, đến hành trình xin dự tang lễ Đức Quyền Giáo Tông THƯỢNG TRUNG NHỰT, tức thì vấp phải một phản ứng rõ ràng: Bị từ chối một cách khéo léo, Phái Đoàn Bến Tre chỉ được phép đến lễ bái Liên Đài đang quàng trên Cửu Trùng Thiên giữa sân Đại Đồng Xã, rồi rút lui.
Cái hố  phân cách chưa lúc nào bị đào sâu như lúc nầy.

ĐÁM TANG CỦA ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG

 Cùng Khắp xứ Nam-Kỳ, Trung-Kỳ, Cao-Miên và Ai-Lao có trên ba vạn Tín đồ Nam, Nữ  qui tụ về Tòa-Thánh để tang, mỗi người trên đầu đều chít khăn tang trắng, mọi cuộc tế lễ sắp đặt có chương trình rất nghiêm trang. Trong Đền-Thánh thì Chư Đạo Hữu, Đồng Nhi Nam, Và Nữ luân phiên nhau tụng kinh, ngày đêm không dứt. Trên Cửu Trùng Thiên, chung quanh Liên Đài thì Chức Sắc luân phiên đứng hầu, dưới Phòng Trù thì dọn cơm liên tục, làm thế nào trong trong ba vạn người phải có ăn mỗi ngày hai bữa cơm cho đủ, cuộc tế lễ trong vòng một tuần lễ.

Dưới mắt một người Việt Nam hoặc một Tín Đồ Cao Đài thì sự lễ nghi long trọng vẫn là thường tình, nhưng chúng ta đặt cuộc lễ dưới mắt của một người ngoại quốc để họ mô tả những điều mắt thấy tai nghe có lẻ thiết thực hơn.

Đây cảm tưởng của một ký giả người Pháp:
Ký giả nầy tên JEAN DRSENNE đến Tòa-Thánh bốn ngày sau khi Đức Quyền Giáo Tông đăng Tiên, và Liên Đài  đã đem quàng trên Cửu Trùng Thiên, ở thêm Tòa Thánh  ba ngày nữa  để dự cho đến khi mãn cuộc lễ.

Ký giả viết trong tờ nhựt báo “GRIUGOIRE” phát hành tại PARIS, phát họa lại cảnh nghiêm trang hi hữu chưa hề bao giờ người ta thấy. Dưới đây là một bài bào bằng Pháp Văn dịch ra Việt Ngữ:
“… Nào là những đoàn người từ các nơi xa gần đi bằng xe hơi, xe cam nhong, xe bò, xe đạp, nào là ghe thuyền, chở đầy tín đồ đàn ông, đàn bà, con nít thảy thảy đều quyết chí đi mau tới  Tòa-Thánh đặng thọ tang, có người lại bịt khăn trắng trước khi thọ lễ.

“Suốt ngày đêm, mọi người gồm cả Nam Phụ Lão Ấu luân phiên nhau lập thành hành ngũ chỉnh tề đến lễ bái trước Liên Đài hình bát giác, trong ấy thể xác được tẩn liệm cẩn thận, bằng cách ngồi kiết già, y như thể thức của ĐỨC HỘ PHÁP đang tọa thiền nhập định.

“Về tế lễ ban đêm, khi Thượng Thống Lễ Viện sắp đặt trật tự cho Chức Sắc, Chức Việc và Chư Đạo Hữu đứng có hàng ngũ chỉnh tề trên những kệ ván đặt chung quanh Cửu Trùng Thiên. Trước Liên Đài thì hàng lớp có trật tự quì giữa sân vái van thì thầm tiếng dội ra, làm như người ta có cảm tưởng như tiếng sóng bủa trên gành ở phương xa vọng lại khi trầm khi bổng, một giọng bi ai thống thiết như xé nát tâm can, ai bi não nuột, đó là những lời cầu nguyện thốt ra tiếng thì thầm tưởng niệm vong linh của người quá vảng, một giọng khẩn vái đều đều, tỏ lòng mến tiết đau thương. Những khấn nguyện rì rào ấy thình lình bị áp hẳn bởi một âm thanh hòa điệu của đoàn phụ nữ và Đồng Nhi tụng kinh cầu siêu, nhịp nhàng như tiếng hát oán than trầm bổng, khiến cho thính giả xúc động đến rợn người.

“Một chập sau khi mãn lễ, đoàn người lần lượt rút lui, Sân Đại Đồng Xã trở về cảnh trống trải của màng đêm vũ trụ trên nền trời tím thảm, các vì tinh tú thay phiên nhau nhấp nháy, các ngọn đuốc bằng mủ dầu chai soi sáng chung quanh đài với những làn khói đen theo chiều gió mùa Đông lạnh buốt.

“Bấy giờ chỉ còn lại có 36 Vị Chức Sắc Phái Thượng chầu chung quanh Liên Đài, họ xem thường mỏi mệt rét lạnh giữa tiết Đông.

“Qua ngày thứ ba là ngày lễ An Táng chánh thức, Số Tín Đồ Nam, Nữ đã đông lại còn đông hơn theo phong tục mà nhứt là thủ tục CAO ĐÀI  thì mọi người đều y phục áo dái trắng, đầu bịt khăn trắng để tang xen lẫn với những Chức Sắc mặc áo rộng màu xanh (Phái Thượng), màu đỏ (Phái Ngọc), màu vàng (Phái-Thái).

“Dưới ánh sáng ban mai trong nền trời quang đãng, trên Liên Đài có gắn một đóa hoa sen lớn trải cánh hồng điều, hấp dẫn nhản quang của tất cả mọi người.

“Rồi bổng nhiên tiếng êm diệu của dàn nhạc bổn xứ trổi lên như khóc, như than qua những giọng lệ tức tưởi, tiếng vang dội của đoàn kèn làm biểu lộ những nổi bi ai thống thiết của toàn những người đi dự lễ.

Bà góa phụ LÊ VĂN TRUNG tiến lên trước Liên Đài Thờ, có mấy vị Chức sắc dìu đỡ.
“Tiếng Âm nhạc trổi lên theo nghi lễ, tám vị Lễ Sĩ mặc sắc phục Vàng, Xanh, Đỏ, tiến từ bước một với bộ điệu rập ràng khoan nhặt tùy theo nhịp của tiếng đàn, tiếng trống, trên hai tay họ bưng nhang, đèn, hoa quả, rượu, trà đưa ngang lên trán. Đó là lễ dâng Tam Bửu tượng trưng cho ba món báu là: TINH, KHÍ, THẦN.

“Và đây là lễ bái rất trang nghiêm, tôn kính của toàn thể tín đồ trước Liên Đài. Ngắm nhìn quang cảnh ấy có thể nói họ là những người theo cổ tục không ai bằng, họ vẫn có tinh thần trung kiên với truyền  thống Tổ Phụ không đâu hơn. Tuy nhiên ở Đông Dương, thuyết Canh Tân Chủ Nghĩa vẫn sống chung được ân hậu với Cổ Truyền là nhờ sự ôn hòa trung thứ của thuyết Qui Nguyên Thượng Cổ vậy.

“Ai có biết chiếc bàn tròn để giữa kệ trên Cửu Trùng Thiên để làm chi chăng? Đó là nơi Hộ Pháp và Ba vị Đại Thiên Phong đứng lên đọc ai điếu. Trên bàn ấy có đặt sẵn một máy thu băng, và phát thanh. Trước nhứt là Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, kế đó là ba vị Chức Sắc Cao Cấp, đại diện cho các Cơ Quan của Đạo, lần lượt đọc bài ai điếu với giọng mến thương, nhắc lại bao nhiêu công nghiệp trong vĩ vãng của một bậc Vĩ Nhân đã vì đời mà tận tụy, và cả kiếp sanh đầy gian nan khổ hạnh. Nhứt là bài diễn văn tuyệt bút của ĐỨC HỘ-PHÁP, hàm súc nhiều  ý nghĩa bi thương bóng bẩy và kích thích tinh thần đối với thế hệ mai sau. Toàn thể đám tang im phăng phắc trong bầu không khí trầm lặng, chú ý nghe từ câu văn giọng đọc qua làn sóng phát thanh vang dội khắp cả núi rừng đất Việt.

“Thế là xong, chiếc Liên Đài có hoa sen tươi thắm ấy được kiệu trên lưng con Long Mã để toàn Đạo đưa Đức Ngài đến nơi an nghỉ nghìn thu mà Hội Thánh đã chu tất sẵn, giờ dây xác thể của ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG LÊ VĂN TRUNG không còn nữa, nhưng nền Đạo Cao Đài  vẫn tiếp tục hoạ -động và chiến thắng.”

Đến đây là chấm dứt bài tường thuật về cảm tưởng của Ký Giả JEAN DORSENNE.

Những ngọn đuốc soi sáng chung quanh Liên Đài của  Đức Quyền Giáo Tông đã tắt hẳn, duy có cuộc tranh chấp không chút phai mờ. Mặc dầu trình độ và Chức Phẩm cách biệt nhau, nhưng tại bốn địa phương sau dây đã chứng minh sự hoạt động đáng kể:

Tại Tòa-Thánh thì Hội-Thánh lo chấn chỉnh nội bộ một cách chính chắn, sắp xếp chức phẩm nào vào nhiệm vụ nấy, với tài dung người một cách đặc sắc, ngôi sao của ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC chiếu sáng phi thường. Các Cơ quan Đạo Tuyên bố tín nhiệm và đồng tôn Đức Ngài làm lãnh đạo tối cao, lại nữa các cuộc tiếp xúc của Ngài với bà MONNLER (Tức là  bà LÂM HƯƠNG THANH, một nhà quyền qui cao sang, giàu lòng từ bi quảng đại, khiến cho bà trở nên “Ân-Nhân”, của nền Đạo bằng cách trợ giúp tài sản và đứng tên xin phép khai mở phạm vi Thánh Địa.

Tại Bến Tre Ông Giáo Tông NGUYỄN NGỌC TƯƠNG, Cố vận Động bằng đủ mọi cách để tự xưng mình là người chánh thức kế vị ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG THƯỢNG TRUNG NHỰT. Tuy có một số Chức Sắc theo giúp đỡ Ông trong việc điều hành cơ quan Hành Chánh-Đạo, Ông Giáo Tông “TƯƠNG” có vẻ lo ngại cho việc Tổ Chức không được chu đáo, nên lắm lúc Ông đồ theo cách hoạt động của các Thánh-đường Thiên Chúa Giáo, rồi chỉnh đi chỉnh lại không tiến bộ chút nào.

Tại Mỹ Tho Ông Phối Sư THÁI CA THANH (Nguyễn Văn Ca, cựu Đốc Phủ Sứ), tách rời Tòa-Thánh cũng khá lâu, cũng lo hoạt động tranh đấu để bành trướng thế lực cho phái của Ông, phái nầy thờ “Trái Tim”.

Tại Cần Thơ, Ông VÕ VĂN THƠM  có ảo vọng lôi cuốn chư Đạo Hữu ở Miền Tây Nam Kỳ theo về phe của Ông.


Như Thế là các vị trí cũng như hoàn cảnh của số Tín Đồ theo về Tòa-Thánh Tây-Ninh bị đe dọa và phong tỏa khắp nơi, cũng nhân vì ngày 19 Tháng 3 năm Giáp-Tuất (2-5-1934) “Cái Phiên Tòa Tam Giáo, do các chi phái phản loạn tổ chức đã tuyên bố giải-tán “PHẠM-MÔN”.

Bản án nầy không ban hành được vì ĐỨC HỘ-PHÁP sẵn có đại chí và thông minh hoạt bát, không hề nhượng bộ, mà nhứt định tiến tới từ bước một, Đứng trước bao nhiêu tín hữu Đạo Tâm có chí nguyện hy sinh, ĐỨC HỘ PHÁP đề xướng nguyện vọng tha thiết của Đức Ngài  là phải làm thế nào khuếch trương mối Đạo, đồng thời vận động thống nhứt ý chí toàn cõi Đông Dương. Đức Ngài chứng tỏ là một nhà Triết học thông minh đại tài hay về “Vật lực luận”. Nhờ có Ông TIẾP THẾ LÊ THẾ VĨNH trợ-lực, nên ĐỨC HỘ-PHÁP không ngần-ngại đối phó ngang hành với Chánh Phủ Thuộc Địa Pháp. Không phải lòn cúi như các Chi Phái khác mỗi khi làm việc chi đều đệ đơn xin phép, mà Đức-Ngài cứ tự tiện xây cất Tòa-Thánh và các Thánh-Thất, mở-rộng cửa cho Chư Đạo Hữu tu-họp cúng kiến mà không cần xin phép nhà cầm quyền. Đức Ngài chỉ gởi Văn Thư đến các quan chức có trách nhiệm cố ý nhắc nhở họ thi hành quyền tự do tín ngưỡng, mà chính Hương Chức trong làng ít được thấu hiểu, do đó mà nhà chức trách thường hay vi phạm.

Với tư cách Đại Diện cho Hôi Thánh, ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC đã nắm được ưu thế hành động tự tin đứng vững địa vị tối cao.

Công tác xây dựng mở mang của Hội-Thánh Tây-Ninh càng ngày được dể dàng hơn bởi các biến chuyển vừa qua, bên Chánh Quốc Pháp, mặt trận bình dân Pháp lên cầm quyền, đường lối Chánh-Trị mới không khỏi có ảnh hưởng đến Đông-Dương.

Cuối năm (1934) Quan Toàn Quyền Pháp Rene ROBIN, ban cho Đạo Cao Đài quyền tự do tín ngưỡng và tự do hành đạo, bài bỏ hẳn chế độ bắt buộc phải xin phép trước mỗi khi xây cấy Thánh Thất mới.

Báo chí được tin trên, bèn đăng tải với mhững lời ca ngợi nồng nhiệt. Nhựt báo bằng Pháp Văn  LA TRBUNE INDOCHINOISE (Diễn Đàn Đông-Dương) viết bài ca tụng có đoạn nói:
“Chính mình Ông ROBIN  đã ban bố chế độ khoan hồng cho Toàn Dân bổn xứ nói chung, mà đạt biệt nhứt là toàn thể Tín Đồ Cao Đài không khỏi nhận chân tình  chính trị cao cả và tri ân của ông vậy.”
“Tuy nhiên Nghị-định đề cập đến quyền Tự do Tín ngưỡng ấy minh xác rằng:
“Chỉ có dân chúng thuộc địa như ở Nam-Kỳ và các Thành Phố Hà Nội, Hải Phòng và Đà Nẵng (Tourane) mới được hưởng thụ quyền tự do tín ngưỡng, Trái lại dân chúng đặt dưới quyền bảo hộ của Pháp như ở Bắc Việt, Trung Việt, Ai Lao, và Cao Miên thì người dân không được hưởng quyền tự do nói trên.”
*          *          *

Giờ đây ĐẠO CAO ĐÀI thuộc hệ thống TÒA THÁNH TÂY NINH, có một sắc diện mới-mẻ, ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC, nắm vững quyền Hội-Thánh, với nấy ngàn Chức Sắc Thiên Phong, Chức Việc để chấn chỉnh va điều hòa Tổ Chức Hành Chánh Đạo, trong nước và ngoài nước y theo Tân Luật, Pháp Chánh Truyền và Chơn Truyền Chánh Pháp của Đạo.
Đức Ngài cho tái thiết lại TÒA NỘI CHÁNH CỬU TRÙNG ĐÀI, Gồm Cửu Viện ba phái: ”THÁI, THƯỢNG, NGỌC” mỗi viện đều có văn phòng riêng.

TÒA NỘI CHÁNH CỬU TRÙNG ĐÀI

 PHÁI THÁI: do THÁI CHÁNH PHỐI SƯ điều khiển ba viện:
a - HỘ VIỆN chuyên về phần thâu xuất tài chánh, giữ gìn tài sản của Đạo.
b - LƯƠNG VIỆN: Chuyên lo lương thực, vận động Gạo Lúa tích trữ để nuôi tất cả Chức Sắc và Đạo Hữu hiến thân làm Công-Quả.
c - CÔNG VIỆN: Tuyển chọn và tập trung các công thợ chuyên môn xây cất các dinh thự nhà cửa, Thợ Sơn, Thợ Đắp Vẽ, Thợ Mộc, mở mang đường xá, cống rãnh.

PHÁI THƯỢNG: Do THƯỢNG CHÁNH PHỐI SƯ  điều khiển  gồm có ba viện:
a - HỌC-VIỆN : Đào tạo Đạo Đức Học Đường, Xây dựng thêm trường ốc, cốt giáo hóa con em trong Đạo, đào tạo các mầm non nhằm kế chí cho đàn Anh trong tương lai.
b - Y-VIỆN: Chuyên lo Tổ chức Dưỡng Đường, đào tạo Y Tá, Điều Dưỡng, thâu thập Y Sĩ để chăm lo sức khỏe cho Chư Tín Hữu điều trị các căn bịnh với những phương tiện Y Khoa.
c - NÔNG-VIỆN: Chuyên lo canh tác ruộng rẫy, tổ chức các cơ sở về nông nghiệp để nuôi những người hiến thân làm công quả.

PHÁI NGỌC: Do NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ điều khiển, gồm có ba viện:
a - HÒA-VIỆN: là Cơ quan gìn giữ an ninh trật tự  trong Châu Vi Thánh Địa, hòa giải mọi việc tranh tụng, trong hàng Chức Việc và Đạo Hữu.
b - LẠI-VIỆN: Trông nom về nhân sự, về Hành Chánh, thuyên bổ Chức Sắc đi hành Đạo khắp nơi trong nước và ngoài nước.
c - LỄ-VIỆN: Chuyên lo các nghi lễ cúng kiến hằng ngày, các ngày vía và sóc vọng, có “Ban Tiếp Tân” đón rước quan khách viếng thăm Tòa-Thánh.

*          *          *

TRẤN ĐẠO & CHÂU ĐẠO

Lúc Bấy giờ Hội-Thánh Tây-Ninh phân số 20 Tỉnh Thành trong Xứ Nam Kỳ thành 5 Trấn Đạo Như hồi xưa. Mỗi Trấn đặt một vị Giáo Sư cầm đầu gọi là: KHÂM TRẤN ĐẠO.

Mỗi Tỉnh ở ngoài đời thì trong Đạo gọi là: CHÂU ĐẠO; dưới quyền của một vị Giáo Hữu gọi là: KHÂM CHÂU ĐẠO.

Đây các TRẤN ĐẠO, CHÂU ĐẠO theo hệ thống Tòa-Thánh Tây-Ninh:
- TRẤN ĐẠO AN GIANG gồm 5 Châu Đạo: Châu Đốc, Hà Tiên, Long Xuyên, Rạch Giá, Bạc Liêu.
- TRẤN ĐẠO LONG HỒ gồm 5 Châu Đạo: Cần Thơ, Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng.
- TRẤN ĐẠO GIA ĐỊNH gồm 4 Châu Đạo: Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Tây Ninh.
- TRÂN ĐẠO BIÊN HÒA gồm 3 Châu Đạo: Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một.
- TRẤN ĐẠO ĐỊNH TƯỜNG gồm 3 Châu Đạo: Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre.

Ngoài ra trong mỗi Trấn Đạo, nếu cần thì mỗi Châu Đạo có đặt một Chức Sắc HIỆP THIÊN ĐÀI, để trông nom vế Luật Pháp Chơn Truyền.

HIỆP THIÊN ĐÀI

HIỆP THIÊN ĐÀI, đặt dưới quyền Chưởng Quản của ĐỨC HỘ PHÁP, phân ra ba cơ quan như sau:
A/ - BỘ PHÁP CHÁNH:
Chuyên giữ gìn Luật Pháp Chơn Truyền của Đạo, điều tra và xử đoán các việc tranh tụng trong cửa Đạo.

B/ - CƠ QUAN PHƯỚC THIỆN:
Chuyên về các việc tạo dựng: Lương Điền, Thương Mãi, Công Nghệ. Đài thọ chu đáo cho các Dưỡng Đường, Nhà Bảo Sanh, Dưỡng Lão, Cô Nhi, Quả Phụ cứu giúp cho đời người bớt đau khổ về vật chất, bảo bọc những kẻ cô thế tật nguyền. Ngoài ra Cơ Quan Phước Thiện, hiệp với Lễ Viện Hành Chánh lo về mọi việc Tế Lễ trong Đạo.

C/ - CƠ THÁNH VỆ VÀ BẢO THỂ:
Chịu trách nhiệm về an ninh trật tự, trong Châu Vi Thánh Địa, canh gát tuần phòng, ngăn ngừa những kẻ gian manh, trộm cướp, bảo vệ Chức Sắc Hội-Thánh tại các dinh thự của mỗi Cơ Quan.

NỀN ĐẠO SUNG TÚC TRỞ LẠI

Các cuộc tạo tác cơ sở xây dựng đã bị ngưng trệ một thới gian, nay có cơ hội hoạt động mạnh trở lại, nhứt là trong vùng Nội Ô Thánh Địa.

Ở Tỉnh, các Thánh Thất mở rộng cửa đón tiếp tất cả Chư Đạo Hữu và khách khứa đến lễ bái càng ngày càng đông.

Tòa-Thánh Tây-Ninh thường xuyên thuyên bổ Chức Sắc trấn  nhậm các Tỉnh, các Quận, các Thánh Thất kèm theo trách vụ Phổ Tế, Phổ Độ Nhơn Sanh Tu Hành, quảng bá Giáo Lý Đại Đạo, đồng thời kiểm soát và chăm nom số Tín Đồ Trung Kiên với Tôn Chỉ.

Với sự phân công bổ nhiệm của Hội-Thánh ủy thác cho hàng Phẩm Giáo Sư, Giáo Hữu đi Hành Đạo Địa Phương, có qui định ranh giới quyền hạn đành rành, họ cố gắng lo tròn trọng trách của bề trên phú  thác, họ hoạt động rất có hiệu quả nên nguồn máy Hành Chánh càng thêm vững chắc.

CAO ĐÀI GIÁO ĐÃ THÀNH CÔNG
Vì từ đây chỉ còn điều chỉnh về mặt tiểu tiết nữa thôi.

LỂ TIỂU TƯỜNG CỦA ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG
ĐẠI HỘI NHƠN SANH TÍN NHIỆM VÀ TRAO QUYỀN LÃNH ĐẠO TỐI CAO CHO ĐỨC HỘ PHÁP

Tại Tòa-Thánh Tây-Ninh kể từ Ngày 13 đến rằm tháng 10 Năm Ất Hợi, (8 tới 10-11-1935) là Lễ Tiểu Tường ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG THƯỢNG TRUNG NHỰT, Thiện Nam, Tín Nữ, Quan Khách ở các Tỉnh và khắp nơi trong xứ tựu về Tòa-Thánh Rất đông đảo.

Cuộc lễ Tiểu Tường vừa xong, tiếp đến ngày  16 và 17 tháng 10 Năm Ất Hợi (Dl: 11,12 tháng 11-1935) Là Ngày Đại Hội Nhơn Sanh và Hội-Thánh nhóm chung nhau, để tuyển trạch người kế vị cho ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG.

Mặc dầu không có Thánh Giáo nào chỉ dạy cho biết Thánh Ý của ĐỨC CHÍ TÔN, và trong bầu không khí Tôn Nghiêm và trọng hệ nầy, ai cũng hướng về ĐỨC HỘ PHÁP. Ngặt nổi ĐỨC HỘ PHÁP theo Pháp Chánh Truyền là người gìn giữ Luật Pháp Của Đạo, là vị Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài, kiêm Chưởng Quản Chi Pháp, thì không có lãnh trách nhiệm Giáo Tông.

Toàn Đại Hội Đồng Nhơn Sanh và Hội-Thánh, Sau khi thảo luận, đồng thanh chấp thuận biện pháp sau đây:
- Trong lúc chờ đợi có Giáo Tông chánh vị, thì Hội đặc tín nhiệm nơi ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC, và yêu cầu Đức Ngài đứng lên lèo lái con Thuyền Đạo.

Đây là giải pháp tạm thời để cho Đức Ngài, Nắm hai quyền HIỆP THIÊN ĐÀI và CỬU TRUNG ĐÀI, cho đến khi có Đầu Sư Chánh Vị.

Thế thường người ta thường mục kiến trường hợp tạm thời với thời gian vô định “VẨN LÀ THIỆT THỌ VẬY”.

Trên thực tế với bao nhiêu phá rối và đánh đỗ của các Chi Phái, với bao nhiêu vụ áp bức của Chánh Quyền  Pháp bắt lưu đày,  Đức Ngài suốt thời gian Đệ Nhị Thế Chiến cho đến ngày nay, chỉ một mình Đức Ngài, HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC, đã trở thành một Giáo Chủ  Hữu hình của nền ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ TÒA-THÁNH TÂY-NINH vậy.

Với tư thế xứng đáng vào hang phẩm tối cao, tối trọng ĐỨC HỘ PHÁP vượt qua tất cả các trở  ngại gây hấn, đứng đầu là cuộc khuấy rối của bao nhiêu Chi Phái, đạp bao nhiêu chướng ngại. Kể từ trước đến năm 1939, Ngôi Sao của Đức Ngài càng sáng tỏ, uy tín gia tăng trong toàn Đạo, nhờ thế mà công cuộc tổ chức chấn hưng nền Đạo đặt trên nền tảng vững chắc.

*          *          *

Những năm trước Đệ Nhị Thế Chiến thỉnh thoảng xảy ra những vụ xung đột giữa Quyền Đạo và Quyền Đời. tình thế khủng hoảng mới lại xuất hiện. Sau ngày Quan Toàn Quyền (Remne ROBIN) rời khỏi Đông-Dương (Dl: 13-11-1939) Chánh Quyền Thuộc Địa trở lại tấn công nền Đạo một cách rõ rệt, nhưng nhờ sự can thiệp của Ông Trưởng Thuộc Địa Georges MANDEL, kịp thời chận đứng sự đàn áp trong năm 1940 cho tới giữa năm 1941, nên việc áp chế được châm giảm một lúc.

Thật Vậy, Quyền Hạn của ĐỨC HỘ PHÁP chỉ đóng khung trong Toàn Đạo thuộc Tòa-Thánh Tây-Ninh mà thôi, còn các Chi Phái mà chúng ta đã thấy nẩy nở ra trước đây vẫn ở trong chế độ tự lập tự trị mà ganh hiềm Tòa-Thánh. Sự tranh chấp bất hòa vẫn xảy ra làm cho người ta cảm tưởng rằng: Nền Đạo Cao Đài đang sống trong thời Đại Vô Chánh Phủ, nguyện vọng Thống Nhứt của mọi người không thực hiện được vì những phe nầy chỉ muốn phe kia tùng phục mình, rốt cuộc chẵn có Chi Phái nào chịu nhẫn nhượng cho nhau.

NGUYỆN VỌNG THỐNG NHỨT

Nguyện vọng Thống Nhứt được cụ thể hóa từ năm (1933) chung quanh vùng Cầu Kho (Saigon) bằng một cuộc hội nhóm để tìm đất thỏa hiệp gồm những Đạo Hữu có địa vị quan trọng như Ông Phủ VƯƠNG QUANG KỲ, Giáo Sư TRẦN VĂN QUẾ, Ký Giả NGUYỄN PHAN LONG, Hiệu Trưởng ĐOÀN VĂN BẢN, Cựu Hội Đồng Quản Hạt CAO TRIỀU PHÁT, Đốc Phủ Sứ NGUYỄN VĂN KIÊM, Huyện Hàm NGUYỄN VĂN DƯỚC, Chủ Doanh Nghiệp PHAN TRƯỜNG MẠNH, Giám Thị Nhà Ga NGUYỄN VĂN PHÙNG, Thư Ký Sở Mật Thám VÕ VĂN TƯƠNG.
Song những cuộc Hội đàm của các nhân vật trên đây chẳng vượt qua khỏi vòng thương nghị, đàm đạo, thảo luận rồi đâu vẩn nằm yên đó.

CAO ĐÀI TỔNG HỘI: PHÁI ÔNG NGUYỄN PHAN-LONG

Ba Năm sau, vào năm 1936, Phái Cao Đài Tổng Hội, tự phát xuất một cuộc vận động thống nhứt các Chi Phái.

Do Một bài Thánh Giáo, Nhóm Cao Đài Tổng Hội tiếp xúc các Chi phái, ra lịnh cho Ông Giáo Lãnh NGUYỄN VĂN HIÊN, thuộc phái CHƠN MINH LÝ (Tòa Thánh Trung Giang), phải giao liên với Ông ĐOÀN VĂN BẢN, Thuộc Thánh Thất Cầu Kho và Ông CAO TRIỀU PHÁT, Chưởng Pháp Cai Quản Thánh Thất “CAO THƯỢNG BỬU TÒA” (Tòa Thánh Hậu Giang) song không đi đến Thống Nhứt được, mặc dầu trong mấy năm dài, các Chi Phái vẫn chịu khó và cố tâm tìm phương dung hợp .

*          *          *

Ông NGUYỄN PHAN LONG, lấy tư cách Hội Đồng Quản Hạt làm Cố Vấn nền Tôn Giáo, can-thiệp với Quan Thống Đốc (KRAUTHSIMER) xin mở cửa lại số 92 cái Thánh-Thất đặt dưới quyền Cai Quản của Ông “PHÓ GIÁO LÃNH” NGUYỄN NGỌC TƯƠNG, lúc Ông đang cầm quyền Chánh Phối Sư, Quyền Đầu Sư đứng tên làm chủ tất cả các Thánh-Thất thuộc Tòa-Thánh Tây-Ninh, rồi xảy ra các cuộc tranh chấp cho tới ngày ông rút về Bến Tre.

 Ông NGUYỄN PHAN LONG cảm nghỉ rằng với uy thế ông đã tạo, và giúp đỡ nhiều Đạo Hữu bấy lâu nay Ông có thể thực hiện được công tác liên hòa rộng rải chung quanh ông, có phải chăng nhờ thế mà ông được cử làm Chủ Tịch của “CAO-ĐÀI TỔNG-HỘI”?

Về việc Ông xin giao trả các Thánh-Thất, Ông chỉ thành công một phần nào đó thôi, còn những Thánh-Thất thuộc về Tòa-Thánh Tây-Ninh, thì vẫn đứng ngoài vòng ảnh hưởng ấy.

Trong Tập San CAO-ĐÀI GIÁO LÝ, Số Noel (1950) Trang 85 với Tựa đề “TÒA-THÁNH TÂY-NINH KHÔNG THỪA NHẬN” có một đoạn viết như sau :
“Nhờ sự kiên trì nhẫn nại với bao nhiêu kinh nghiệm rút rỉa ngoài đời, với sự tế nhị trong trường ngoại giao “Ông NGUYỄN PHAN LONG” đã qui tựu một số cộng sự viên trung thành và tận tụy, sau một thời gian tương đối ngắn ngũi, nhiều chi phái tập trung lại chung quanh ông, thành lập “TRUNG TÂM CAO-ĐÀI HUYNH ĐỆ’’ mà Giáo Lý chỉ đứng vững với những bài phiên luận suôn.
“Dưới quyền điều-khiển của Ông, sau ba năm nổ lực, nhóm nầy truyền bá Giáo Lý Cao-Đài ra tới Miền Trung Việt. Đà Nẵng, Tam Quan và khóa vòng hoạt động, với 12 Trụ Sở làm chi nhánh gọi là “LONG-VÂN CHI-HỘI” nơi nhóm hợp để tìm phương thống nhứt.

“Năm Mậu Dần (1938) nhóm Tín Đồ Cầu Kho (Sai Gòn) có thiện- chí tổ chức “Lễ kỷ niệm ngày thành Đạo” dưới quyền Chủ Tọa của “CAO-ĐÀI TỔNG-HỘInhân-dịp nầy chư Đạo Hữu các nơi Bắc, Trung, Nam, Cao-Miên, và Ai-Lao, được mời về nhóm họp một phiên họp khoán Đại Hội Nghị để giải quyết vấn đề thống nhất tinh thần và Đại Đồng Giáo Lý. Số tín đồ tựu họp khá đông, các bài thuyết giáo được phát thanh đầy đủ.”

Tuy sự hoạt Động có phần chu đáo, nhưng không làm tổn-thương nổi uy thế của Tòa-Thánh Tây-Ninh.

Cũng trong năm nầy (1938), sau kỳ Đại Hội một thời gian ngắn, có lịnh Thiêng Liêng do nơi “CAO-ĐÀI TỔNG-HỘI” ban hành tuyên bố giải tán tất cả 12 Chi Hội LONG-VÂN.

Sự tuyên bố nầy gợi ra hai nhận định chính xác :
- Một mặt cuộc tranh đấu của LONG-VÂN-HỘI chỉ đe dọa quyền hành của HỘI-THÁNH TÂY-NINH nhưng không lay chuyển nổi.

Hậu quả liền theo đó là trong đêm mùng 8 rạng mùng 9 tháng giêng năm Mậu Dần (DL: 7-8 Pe1vrier 1938), một bài Thánh Giáo xác nhận, ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC là : CHƯỞNG QUẢN NHỊ HỮU HÌNH ĐÀI HIỆP-THIÊN VÀ CỬU-TRÙNG, làm cho gia tăng cương vị của ĐỨC HỘ PHÁP. Chung qui sự thất bại hoàn toàn của Phái Ông NGUYỄN PHAN LONG đã rõ rệt.

Mặc khác Tập San “CAO-ĐÀI GIÁO-LÝ” Số 8 Tháng 6 và tháng 7 Năm 1949, nơi trang 339 có nhắc:
“Cuộc hội họp của 12 Chi hội LONG-VÂN có tánh cách quá khích với ảo vọng chống đối Tòa-Thánh Tây-Ninh khiến các nhà đương quyền chú ý theo dõi và nghi ngờ sẽ có rối loạn. Vì lẽ ấy một số Trụ Sở  bị Chánh  Quyền đóng cửa, một số tín đồ bị bắt điều tra.”

*          *          *

Ngày 23 Tháng 7 năm Canh Thìn (Dl: 26-8-1940), có 16 Thánh-Thất, trong số 79 còn lại, kể cả Đền-Thánh Tây-Ninh cũng bị đóng cửa theo lịnh của Chánh Phủ vì không có giấy phép. Ngoài ra các nhà Sở Phước Thiện cũng bị tình nghi là nơi làm quốc sự của Đạo Cao-Đài, nơi nào bị đóng cửa đều bị khám xét cẩn mật, nhứt là tại Tòa-Thánh Tây-Ninh, Chánh Quyền tịch thâu các sổ sách chứng minh sự hoạt động của nền Đạo kể sau đây :

Bộ Đạo Bản Đồ Tổ Chức, Sổ Nhật ký Công Văn, gởi đi và nhận  được, Giấy Thông Hành đi Hành Đạo, Phúc Trình có định kỳ 3 Tháng, 6 Tháng và hằng năm, dự án, thâu xuất, sổ kết toán, Châu Tri, Bố Cáo, Huấn Lịnh, Nghị Định, Tờ Thuyên Bổ Chức Sắc, Tờ Ban Khen, Nghị Quyết trục Xuất (vụ Ông Tương, Ông Trang), Bản án các phiên xử Tòa Đạo (Pháp Chánh) v.v...

Các Công Văn đều có đóng dấu chứng minh đó là những Văn Kiện Đạo làm Chánh Trị đề theo kiểu mẫu của Nhà Nước, Đây là một Tổ Chức Quốc Sự núp dưới bóng Đạo để mưu đồ Lập Quốc đợi thời cơ thay thế Chánh Quyền Pháp tại Đông Dương.

Lẻ dĩ nhiên Cơ Quan Hành Chánh Đạo bị ngưng trệ.
Toàn Đạo phẫn uất lãnh đạm với hành tàng của Chánh Quyền, nhưng với kiên nhẫn khép mình trong vòng trật tự an ninh.

Vài tháng sau, các phong trào cách mạng Chống Pháp nổi lên khắp xứ, trong khoản tháng 10 tháng 11 Năm 1940, trong vùng Lạng-Sơn Cao-Bằng, trong giải Núi Đông-Triều ngoài Bắc-Việt. Tại Miền-Nam Việt Nam , Cuộc Cách-Mạng Chống Pháp cũng nổi lên  tại các Tỉnh Tân An, Mỹ Tho, Cao Lãnh. Lần thứ nhứt Dân Thôn quê dựng cờ đỏ sao vàng của Cộng-Sản.

Tháng Giêng Năm 1941, ở Miền-Bắc Trung-Việt, khắp mọi nơi nhứt là tại vùng đồ lương dân tâm quá xao xuyến đòi hỏi quyền tự do làm cho Chánh Quyền Pháp phải sử dụng lối đàn áp khắt khe và bắt bớ để vãn hồi an ninh công cộng.

Đối với Chánh Quyền toàn thể Tín Đồ trung thành với Tòa-Thánh Tây-Ninh đều xa lánh những thành phần phá rối Chánh-Phủ, Họ không quên lưu ý Chánh Quyền rằng hễ nơi nào có Đạo Cao-Đài thì Cộng Sàn không phương lan tràn đến được.

Những hoạt động Chánh Trị của các phong trào cứ tiếp diễn, trong những tin tức thâu thập được, đã có đề cập đến một số nhân vật ở Tỉnh Tây-Ninh.

Quan Toàn Quyền liền áp dụng biện pháp cứng rắn hy vọng chấm dứt các hành động mà Ông cho rằng phá rối cuộc trị an công cộng.

V . KHÚC QUANH LỊCH SỬ CỦA ĐẠO CAO-ĐÀI

ĐỨC HỘ PHÁP THỌ NẠN
NĂM VỊ CHỨC SẮC THIÊN PHONG BỊ PHÁP BẮT LƯU ĐÀY

 Ngày nùng 4 tháng 6 Nhuần, Năm Tân-Tỵ (Dl: 27-7-1941). ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC Bị nhà cầm quyền Pháp bắt đày đi Sơn La canh giữ nghiêm nhặt tại mỗi nơi bí mật để chờ lịnh phán quyết cuối cùng, Những Đạo Hữu trung thành và thân nhân cố gắng chạy các nơi dò la tin tức, song không được kết quả chi.

Đến Ngày 11 Tháng 7 Năm Tân-Tỵ (Dl: 2-9-1941), Năm Vị Chức Sắc Đại Thiên Phong sau đây cũng bị bắt chung số phận và dẫn giải đến Djiring là một Quận nhỏ ở vùng Cao Nguyên Miền Nam Trung Việt:
1 - Ông, KHAI PHÁP TRẦN DUY NGHĨA, Thời Quân Hiệp Thiên Đài (Phẩm nầy tương đương với Đầu Sư Cửu Trùng Đài) bị bắt tại Saigon.
2 - Ông TRẦN VĂN PHẤN, Giáo Sư THÁI PHẤN THANH) Chủ Trưởng Hội-Thánh Ngoại-Giáo Cao Đài tại Nam Vang, bị Bắt tại Thủ Đô nầy.
3 - Ông NGUYỄN THẾ TRỌNG, Ngọc Chánh Phối Sư bị bắt tại Tòa-Thánh Tây-Ninh.
4 - Ông THÁI VĂN GẤM (Giáo Sư THÁI GẤM THANH), liễu Đạo tại Karianga MADAGACAR, Ngày 20 tháng 8 Năm Nhâm Ngọ (29-9-1942).
5 - Ông ĐỖ QUANG HIỂN, Sĩ Tải Hiệp Thiên Đài, Bí Thư của ĐỨC HỘ PHÁP, tử  tại Karianga, ngày 14 Tháng 4 Năm 1943 ( Al- Ngày 10 Tháng 3 Năm Quí-Mùi).

Ba Ông, TRỌNG, GẤM và HIỂN, đều bị bắt tại Tòa-Thánh.

Vị Chức sắc thứ 6 là Ông ĐẶNG TRUNG CHỮ, Chánh Phối Sư tránh khỏi sự truy nã của Chánh Quyền Pháp suốt thời gian Đệ Nhị Thế Chiến, Ông tham gia việc Đạo một cách miễn cưỡng và cuối cùng Ông bị Việt Minh ám sát tạ Phú Lâm (Chợ-Lớn) vào tháng 5 Dương Lịch 1947.

Ngày rằm tháng 7 Năm Tân-Tỵ (dl: 6-9-1941), Sáu Vị Chức-Sắc Đại Thiên Phong còn có mặt tại Saigon, cũng trong ngày nầy, tất cả đều bi đưa một cách bí mật xuống một chiếc Tàu “S/S Cao TOURANE” tàu nhổ neo tách bến và từ đây, họ phải chịu số phận Tù-Đày.

Ngày 30-9-1941 (Âm Lịch Mùng 10 Tháng 8 năm Tân-Tỵ), 6 Vị Đại Thiên phong đến (TAMATAVE)  để rồi 4 hôm sau tàu cập bến (Diego Suarez) và bị giam vào khám ở thị trấn nầy được 4 ngày, tiếp theo 4 ngày nữa ở tại (ANALALAVA)  Nơi đây một chiếc tàu Xà-Lúp chở 6 vị đến (MOSSI-LEVE) để câu lưu 8 tháng.

Đến năn 1943 và 1944, tất cả đều sống trong cảnh lao tù tại (KACIANGO), là nơi mà hai Ông THÁI VĂN GẤM và ĐỔ QUANG HIỂN từ trần vì bịnh.
Năm 1945, 4 vị còn sống sót được dời đến địa điểm (STRONDIEULA)
Năm 1946, đi (BELTROKA) Ở Phía Nam đảo MADAGACAR 4 tháng.
Từ tháng 7 Dương Lịch Năm 1946 họ bị di chuyển đến thị trấn (ANTSIRABE) qua Thủ Đô (TANANARIVE), Sau rốt đến hải cảng (TAMATAVE), là nơi mà tất cả được chờ ngày hồi hương.

ĐỨC HỘ PHÁP, được hồi hương trước và tới Saigon ngày 26 tháng 7 năm Bính Tuất (dl: 22-08-1946).

Sau lại 3 vị Chức Sắc còn sống sót là Khai Pháp TRẦN DUY NGHĨA, Ngọc Chánh Phối Sư NGUYỄN THẾ TRỌNG và Giáo Sư TRẦN VĂN PHẤN, được một chiếc hạm Pháp đưa về đến Saigon ngày 29-11-1946.

*          *          *

Nhưng giờ đây chúng ta hãy xem lại  tại Việt Nam, cái tin vang dội và những cuộc bắt bớ quan trọng kể trên đã phát sanh  và cảm giác như thế nào mà hậu quả của nó ra sao?

Cái tin Đức Hộ Pháp PHẠM CÔNG TẮC bị bắt gây náo loạn kinh khủng và gieo rắc một mối hổn loạn vô cùng rộng giữa các giới Tín Đồ CAO ĐÀI GIÁO, toàn Đạo đều nhận định rằng:

Tiền Đồ của Đại Đạo Cao-Đài đã đến hồi quá ư đen tối, một Chức Sắc hiện diện tại Tòa-Thánh Tây-Ninh lúc nầy càng đắn đo với số phận, lo ngại về An Ninh bản thân mình hơn la lo lắng vận mạng của Đạo, họ liền rời khỏi Thánh-Địa, những Chức-Sắc còn ở lại có tinh thần can đảm hơn, Quyết định tiếp tục cầm giềng mối Đạo, và gìn giữ tài sản của Hội-Thánh.

A.THÁI ĐỘ CỦA CHƯ CHỨC SẮC HIỆN DIỆN TẠI TÒA-THÁNH

 Để được an toàn trong tình thế khẩn trương các Chức Sắc hiện diện nơi Tòa-Thánh, bèn hội thảo một kế hoạch như sau:
Trước tiên là Không nhìn nhận Quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài của ĐỨC HỘ PHÁP để biện minh với Chánh Phủ Pháp, là số Chức Sắc hiện diện không theo đường lối chánh trị của Đức Hộ Pháp.

Kế tiếp là thành lập quyền Quản Trị duy nhứt giao cho ba vị Chánh Phối Sư toàn quyền điều khiển nền Đạo. (Hiệp Thiên Đài không được đề cập đến, có nghĩa là đặt dưới quyển điều khiển của Hội-Thánh Cửu Trùng Đài).

Ngày 16 Tháng 6 nhuần Tân Tỵ (Dl: 8-8-1941) trước sự hiện diện của hai vị Chức Sắc Hiệp Thiên Đài, là Luật Sự PHAN HỮU PHƯỚC và VÕ VĂN NHƠN, Hội Thánh Cửu Trùng Đài  hội nhóm một phiên họp bất thường. Ông Chánh Phối Sư Ngọc Trọng Thanh trình ra giữa Hội một bản Vi Bằng đánh máy sẵn, trong ấy thay vì ghi rõ sự thật “ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC bị Chánh Quyền Pháp bắt đem đi biệt tích. Lại bóp méo ghi rằng: “Nghĩ vì Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc vô cớ vắng mặt tại TÒA-THÁNH….”

Sau khi giải thích lý do là Hội Thánh đấu điệu với nhà cầm quyền Pháp để cho nền Đạo được yên, Ông NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ mời toàn hội ký tên vào Vi Bằng.

Thế là Toàn Hội đồng Ký Tên, nhưng liền sau đó có một phản ứng mãnh liệt của hai vị Luật Sự Hiệp Thiên Đài.

Nhận thấy có ý đồ mờ ám vi phạm Luật Pháp Chơn Truyền của nền Đạo nên hai vị Luật Sự, nhơn danh Chức Sắc Hiệp Thiên Đài, yêu cầu Hội-Thánh cho mượn bảng Vi-Bằng để điều chỉnh những chỗ Vi Hiến Nhưng Ông Ngọc Chánh Phối Sư Ngọc Trọng Thanh không cho.

Sau những lời qua tiếng lại và cũng vì nóng lòng biết rõ mưu đồ còn dự tính làm hại đến Thanh Danh Hội-Thánh, nên Luật Sự VÕ VĂN NHƠN với tay lên bàn lấy Vi-Bằng (4 bản) xé tan nát.

Thế là Kế Hoạch của Hội-Thánh bị đổ vỡ.
Sự việc trên đây xảy ra 12 ngày sau khi ĐỨC HỘ PHÁP bị bắt.

*          *          *

Ngày 11 Tháng 7 Năm Tân Tỵ (2-9-1941) có tin Chư Vị Thiên Phong bị bắt, bị Chánh Quyền Pháp dẫn đi biệt tích, vì tình thế quá ư khẩn trương, nên Hội-Thánh Nghị Quyết giao vận mạng của nền Đạo cho Ông Quản Lý Hòa-Viện là Giáo-Sư THƯỢNG TRÍ THANH (Nguyễn Văn Trí) Thay mạt Hội-Thánh Cầm Quyền Đạo Tại Tòa-Thánh.

Ngày 6 Tháng 8 Năm Tân-Tỵ (26-9-1941) Quan Tham-Biện Chủ Tỉnh Tây-Ninh, và Ông Chủ Quận Châu Thành Tây Ninh LÊ VĂN HUÊ, đến Tòa-Thánh Giáp mặt Ông Giáo Sư TRÍ, và hẹn cho Ông 24 tiếng đồng hồ phải rời khỏi Tòa-Thánh đặng qua ngày hôm sau có một trung đoàn quân sĩ Pháp đến chiếm đóng. Một sự hổn loạn mới mẻ kinh hoàng hơn tiếp diễn. Chức Sắc, Chức Việc và bao nhiêu Tín Đồ Nam, Nữ, lại phải một phen nữa tức cấp rời khỏi Tòa-Thánh để tìm nơi trú  ẩn.

Từ ngày ĐỨC HỘ PHÁP bị bắt đi biệt tích  và biệt tin tức đến nay có hơn một tháng, Chư Chức Sắc Đại Thiên Phong, còn lại công cử nhau thay phiên cầm giềng mối Đạo. Mặc dầu các phiên nhóm không được hợp với Pháp Luật Chơn truyền Đại Đạo, Nhà Cầm Quyền Pháp tiếp tục bắt bớ một cách phi lý chẳng có lịnh của Biện Lý hay Tòa Án nào cả. Các cuộc bắt bớ khám xét, đóng cửa các Thánh Thất, các cơ sở Phước Thiện ngày càng gia tăng, cho đến việc chiếm đóng TÒA-THÁNH, là những hành tàng áp bức Đạo đến mức tột độ, giữa tình trạng nghiêm trọng như thế. Lịch Sử ĐẠO CAO ĐÀI đang phải gặp thời kỳ Đau đớn nhứt, đen tối nhứt, kể từ ngày Khai Đạo cho đến nay.

Sự thật tại vùng TÒA-THÁNH TÂY-NINH lúc bấy giờ, không một ai nghe thấy Chức Sắc đương cầm quyền Hội-Thánh bí mật nhóm họp nhau để bàn thảo kế hoạch, đối phó với tình thế, mà trái lại im hơi lặng tiếng, chẳng có thái độ chi bày giải với Chánh Quyền Pháp, khả dĩ khiến họ phải suy nghĩ: đó là một phản ứng của CAO-ĐÀI, mặc dầu là một phản ứng tiêu cực.

B . SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA HAI CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ĐÀI

 Thất vọng về Nội Bộ Chánh Trị Đạo, vì tinh thần Hội-Thánh quá ư khủng hoảng có thể gây thêm hoang mang cho  Toàn Đạo Hữu ở các tỉnh khi họ nghe được tin ĐỨC HỘ PHÁP  bị bắt lại càng chán nản về cách xử thế đối ngoại của Hội-Thánh, nên Hai vị: PHAN HỮU PHƯỚC và VỎ VĂN NHƠN, đem các lý do trên đây tâm sự với hai Ông Lễ Sanh THƯỢNG TÝ THANH (Nguyễn Văn Tý), và NGỌC HOÀI THANH (Trương Văn Hoài) là hai vị Chức Sắc có tinh thần Đạo Đức Cách Mạng, với mục đích là gây mối tinh thần bất khuất, tìm mưu đối phó với các vụ đàn áp của Chánh Phủ đương quyền Pháp.

Bốn vị Chức Sắc: PHƯỚC, NHƠN, TÝ, HOÀI, đồng lập thệ trung thành với đường lối của ĐỨC HỘ PHÁP Phạm Công Tắc,  rồi hai Ông Lễ Sanh Tý và Hoài bận việc phải về Long Xuyên và Rạch Giá, mấy tuần qua, hai vị Luật Sự Phước và Nhơn phải đi ẩn dật một nơi xa Tòa-Thánh, dự thảo những Công Văn kể sau:

A/ - Thông Tri báo tin cho toàn Đạo Cao Đài, ở Đông Dương (Nam, Trung, Bắc, Cao-Miên và Ai-Lao) rõ biết ngày giờ ĐỨC HỘ PHÁP Giáo Chủ Đạo Cao Đài, ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ ĐỘ, bị nhà đương quyền Pháp bắc vô cớ và các tin tức quan trọng vừa xảy ra tại Tòa-Thánh Tây-Ninh. Xin lưu ý Toàn Đạo hãy bình tỉnh theo dõi tình hình Đạo đang lúc biến thiên.

B/ - Thơ gởi cho Bộ Tư Lệnh Nhựt-Bổn vừa đóng Tổng Hành Dinh tại Phòng Thương Mãi Saigon, để báo tin về cách đối xử của Chánh Phủ Pháp với Đạo Cao Đài, Đồng thời yêu cầu Bộ Tư Lệnh Nhựt có nghĩa vụ làm sáng tỏ vấn đề tại sao? ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC Giáo Chủ Đạo Cao Đài bị bắt cóc.

C/ - Thơ gởi cho các Tòa Lãnh Sự Ngoại Quốc hiện diện tại Saigon, yêu cầu can thiệp với Chánh Quyền Pháp tại Đông-Dương, nên vì danh dự chung là Cường Quốc Văn Minh, mà làm sáng tỏ vấn đề trên đây.

D/ - Nhiều Văn Thư gởi cho Toàn Quyền Đông Dương là Ông Decoux Quan Thống Đốc Nam Kỳ, các quan Khâm Sứ Bảo Hộ, Giám- Đốc Các Sở Mật Thám Trung, Nam, Bắc Việt Nam, Lào, và Cao Miên, đại ý thẳng thắng và cương quyết phàn kháng Chánh Sách Thuộc Địa hũ lậu của Thực Dân Pháp tại Đông-Dương, đã vô tình làm mất lòng Dân Bổn Xứ, vi phạm nặng nề sự tự do tín ngưỡng và Hành Đạo của Tôn Giáo Cao Đài, gây phẫn uất trong quần chúng.

Lại tố cáo chế độ hèn nhát của các nhà đương quyền thay mặt Chánh Quốc Pháp, cũng bôi lọ  nền văn minh của Thiên Chúa Giáo tại Đông Nam Á.

Sự bắt cóc ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC, Giáo Chủ Cao Đài Giáo và các Chức Sắc Thiên Phong, đã ghi vào lịch sử nhơn loại một vết đen tối vì không chịu tuyên-bố lý do, không đem họ ra trước pháp đình để ánh sáng công lý soi được tỏ rạng hầu phá tan các sự mờ ám để trấn an dân chúng, đồng thời giữ danh dự và thể thống cho nước Pháp.

E/ - Gởi cho các báo chí và một số nhân sĩ ái quốc trong nước, mỗi nơi một Hồ Sơ gồm các bản văn của hai vị Luật Sự Hiệp Thiên Đài, đã gởi cho các nhà cầm quyền Pháp, Bộ Tham Mưu Quân Đội Nhự Bổn, Lãnh Sự Ngoại Quốc để báo động và yêu cầu can thiệp với Chánh Quyền Pháp.

Hai Vị Luật Sự PHAN HỮU PHƯỚC và VÕ VĂN NHƠN còn phái nhiều tín hữu trung kiên mang các Hồ Sơ trên, đi khắp nơi tuyên truyền các giới Đạo và Đời, với mục đích gây phong trào “ Phản kháng bất bạo động” gây phản ứng khắp xứ, góp ý thức về một cuộc cách mạng chống chánh quyền Pháp đang bột phát.

*          *          *

Sau khi gởi xong các văn thơ, hai vị Luật Sự trên đây lại viết thơ ngay cho Ông Giám Đốc Sở Mật Thám Trung Ương Saigon đường  Catinat (Tức là đường Tự Do ngày nay).  Xin hẹn ngày đến gặp mặt để yêu cầu Chánh Quyền cho biết:

1) - Lý do bắt ĐỨC HỘ PHÁP, hiện câu lưu tại đâu để cho toàn Đạo Hữu được rõ.
2) - ĐỨC HỘ-PHÁP PHẠM CÔNG TẮC, Giáo Chủ Cao Đài Giáo ngày nay có phải chịu số phận như Đức Chúa JESUS CHRIST ngày xưa chăng?
3) - Xin Chánh Phủ Vui Lòng cho phép hai vị Luật Sự Hiệp Thiên Đài là: PHAN HỮU PHƯỚC và VÕ VĂN NHƠN, được theo Đức Giáo Chủ hầu giúp đỡ Ngài trong buổi đồ lưu.

Đúng Ngày giờ hứa hẹn, hai vị Luật Sự đến Sở Mật Thám Trung Ương, được ông Giám Đốc tiếp tại Văn Phòng của Ông trên lầu (Lúc ra đi hai vị Luật Sự có cho Ông Giáo Thiện Gấm tháp tùng, nhưng không để ông vào Văn Phòng mà Ông chỉ có phận sự ở ngoài đường, cách xa 100 mét để ngóng tin tức mà thôi.

Vừa bước lên lầu, thì gặp Ông Phó Giám Đốc một người Pháp râu rìa to tướng còn trẻ, với nét mặt hầm hằm sát khí, trợn mắt đe dọa Luật Sự Nhơn (đang là một Thanh Niên nhỏ tuổi hơn Ông Phước), Nhơn vẫn bình tỉnh thẳng thắng lễ độ cà cương nghị đáp ứng, độ 15 phút sau thì Ông Chánh Giám Đốc, tuổi tác hơn ông Phó, với tư-cách nhã nhặn, ôn hòa và lịch sự, mời hai Ông Luật Sự ngồi đối diện, rồi ông chậm rãi khởi đầu:
“ - Chúng tôi có tiếp được tất cả Văn Thư của Nhị Vị Luật Sự và hiểu được Tâm Đạo chánh đáng của Nhị Vị, chỉ vì lý do đặc biệt và Chánh trị buổi nầy mà Chánh Phủ Pháp phải đem giữ ĐỨC HỘ PHÁP ở một nơi an toàn, vì có lịnh bề trên không được tiết lộ, song Đức Ngài được đối đãi tử tế, sức khỏe được chăm sóc chu đáo, Chánh Phủ Pháp không bao giờ hà khắc đối với Ngài. Xin Nhị Vị Chức Sắc cứ yên tâm mà vui lòng về cho toàn  bổn Đạo được rõ như vậy. Nhị Vị cứ về Hành Đạo tự do như từ trước đến nay, chúng tôi chỉ khuyên trong Đạo chẳng nên làm điều chi bạo động, làm mất trật tự an ninh của Chánh Phủ mà thôi.

“ - Còn việc hai ông muốn xin theo ĐỨC HỘ PHÁP, thì không được vì chúng tôi được lịnh thượng cấp, chỉ mời một mình ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC mà thôi. Vậy hai Ông cứ an tâm vui lòng trở về Tòa Thánh , cho toàn Đạo được rõ.

Cuộc tiếp xúc với Ông Giám Đốc sở mật thám Trung Ương thay mặt chánh quyền Pháp kéo dài đến 1 giờ đồng hồ, để nhiều lời an ủi vỗ về, tỏ thái độ một nhà chánh trị khôn khéo.

Hai Vị Luật Sự  PHƯỚC và NHƠN về TÒA THÁNH, liền viết Thông Tri tường thuật cuộc tiếp xúc với Chánh Phủ cho toàn Đạo được rõ như trên, song không quên nhấn mạnh sự bất mãn về tâm lý của toàn Đạo đối với hành động bắt ĐỨC HỘ PHÁP. Hai Ông nhứt định phải tìm cho ra chỗ giam ĐỨC HỘ PHÁP, liền đi đến chi nhánh tòa soạn Báo (ASAHI)  của Nhựt Bổn tại Saigon để giao cho họ một số Văn Thơ đã gởi cho các nhà đương quyền Pháp và Ngoại Quốc với tư cách thông tin, trước là làm quen, rồi để lời nhờ Ban Giám Đốc Tòa Soạn nầy giới thiệu qua. Bộ Tư Lệnh Quân Đội Nhựt vừa đóng Tổng Hành Dinh, tại Phòng Thương Mãi Bến Chương Dương Saigon, là một khu biệt lập, Chung Quanh có Biện Tây (Cảnh Sát Pháp tại Đô Thành) Ngày đêm canh gát nghiêm nhặt để ngăn ngừa dân chúng  đi lại giao dịch với Nhựt Bổn.

Hai Vị Luật Sự PHƯỚC và NHƠN, mặc Tiểu Phục Hiệp Thiên Đài, công nhiên lướt qua hang rào Cảnh Sát, đi  thẳng đến Tổng Hành Dinh Nhựt, nhờ có sự Giới Thiệu của Ban Giám Đốc Chi Nhánh của Tòa soan Nhựt Báo ASAHI hai vị Luật Sự được tiếp đón ngay và mời thẳng lên Văn Phòng trên lầu.

Ông Đại Tá Tư Lịnh Chỉ Huy Quân Đội Nhựt Hoàng tại Miền Nam rất lưu ý các Văn Thư của Hai Ông PHƯỚC và NHƠN, Nghiêm chỉnh trao đổi ý kiến về thời cuộc. Cuối cùng Đại Tá trao cho Nhị Vị Luật Sự một bản tin tức tối mật của Ban Gián Điệp Nhựt Phủ Toàn Quyền báo cáo cho ông được rõ tỉ mỉ về vụ Chánh Phủ Pháp Bắt ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC, và 5 Vị Đại Thiên Phong của CAO ĐÀI TÒA-THÁNH TÂY-NINH. Bản báo-cáo như sau :

“Do lịnh tối cao của Toàn Quyền Đông-Dương là Ông DECOUX, ra lịnh cho sở mật thám Saigon  bắt Ông PHẠM CÔNG TẮC, vì lý do tình nghi làm Quốc Sự có nguy hại đến nền cai trị của Chánh Quyền Pháp, Lúc mới bị bắt, Ông TẮC đươc đưa một cách bí mật đến Sơn-La, (Bắc-Kỳ) để câu lưu và canh chừng nghiêm nhặt, sau một tháng câu lưu tại (Sơn-La), là một địa điểm đầy rừng thiên nước độc, khí hậu rất xấu thuộc vùng sơn cước thượng du Bắc Việt, Ông PHẠM CÔNG TẮC được di chuyển trở về Saigon, Chánh Quyền Pháp dấu kính Ông ở dưới một chiếc Sà Lang (Chaland) để chờ bắt thêm 5 vị Chức Sắc yếu trọng của Đạo Cao Đài là các Ông: TRẦN DUY NGHĨA, NGUYỄN THẾ TRỌNG, TRẦN VĂN PHẤN, THÁI VĂN GẤM, và ĐỖ QUANG HIỂN, để rồi sang qua một chiếc tàu lớn, chở 6 Ông qua (MADAGASCAR), câu lưu họ nơi đó một thời gian vô hạn định…”.

Xem bản tin tối mật xong, hai vị Luật-Sự PHƯỚC và NHƠN, yêu cầu Bộ Tư Lệnh Nhựt can thiệp giúp Đạo… thì Đại Tá Quân Đội Nhựt đáp đại cương rằng:
“Chánh Phủ Nhựt-Bổn mới vừa ký Hiệp Ước với Chánh Phủ Pháp tại Đông Dương về việc Quân Sự mà thôi, còn việc bắt ĐỨC HỘ PHÁP, các Chức Sắc Cao Cấp khác của Đạo thì thuộc nội bộ Chánh Trị của Pháp, Theo nguyên tắc ký kết thì Bộ Tư Lệnh Quân Đội Nhựt chúng tôi không có quyền can thiệp. Tuy nhiên, chúng tôi rất lưu ý theo dõi, hiện giờ chúng tôi xin Quí Ông thông cảm và ẩn nhẫn chờ thời cơ thuận tiện, vì quyền hạn chúng tôi chưa cho phép hành động khác hơn, Và chúng tôi xin cám ơn về tin tức quan trọng nấy mà hai Ông Luật Sự có nhã ý cho chúng tôi được rõ….Chúng tôi mong được có sự cộng tác mật thiết giữa chúng ta, Nhựt-Bổn và Việt-Nam vì quyền lợi chung của giống da vàng trong khối Đại-Đông-Á.”

Cuộc Hội Đàm với Đại Tá Tư Lệnh Quân Đội Nhựt Hoàng ở Miền Nam kéo dài hai tiếng đồng hồ trong bầu không khí tín cẩn và thân mật.

*          *          *

Từ giả Bộ Tư Lệnh Nhựt Bổn, hai vị Luật Sự an nhiên vượt qua hàng rào Cảnh Sát Pháp để trở về Tòa Thánh  báo cáo mọi tin tức đã thâu thập được về phía Chánh Quyền Pháp cũng như tin tối mật của Bộ Tư Lệnh Quân Đội Nhựt cho Gia Đình ĐỨC HỘ PHÁP và số Chức Sắc còn hiện diện tại Tòa-Thánh biết. Song rất ít người tin rằng những thành quả truy tìm tin ĐỨC HỘ PHÁP và 5 vị Đại Thiên Phong bị bắt biệt tâm tích cho đến nay lại được hai vị Luật Sự PHƯỚC và NHƠN Khám phá ra sự thật.

E Ngại về các hoạt động cương trực của hai vị luât sự sẽ mang lại hậu quả nguy hiểm bất an cho Hội Thánh, và rất căm phẫn về việc Luật Sự NHƠN xé vi bằng phiên nhóm Ngày 16 tháng 6 nhuần Tân-Tỵ vừa rồi, nên Ông Giáo Sư THƯỢNG TRÍ THANH, đương kiêm Quản Lý Hòa-Viện, vừa được chư Chức Sắc Nam, Nữ còn lại Ở Tòa Thánh tôn lên nắm quyền nơi Thánh Địa, Triệu tập một phiên  nhóm. Chức sắc Hội Thánh quyết định trục xuất hai vị Luật Sự PHAN HỮU PHƯỚC và VÕ VĂN NHƠN ra khỏi ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ. Nghị định trục xuất nầy ban hành trong toàn đạo khắp cả Nam, Trung, Bắc và đệ trình cho chánh quyền Pháp tường tri, cốt yếu không nhìn nhận hai Luật Sự Hiệp Thiên Đài chẳng chịu tùng quyền Hội Thánh nên Tòa Thánh Tây Ninh không chịu trách nhiệm về các hoạt động của PHƯỚC và NHƠN.

Đã từ lâu hai vị Luật Sự nầy ra tạm trú ngoài Châu Thành Thánh Địa để phản đối thái độ bất hảo của Chánh Quyền Pháp tại Đông Dương. Sau khi gởi xong các Văn Kiện đi các nơi và tìm ra tin tức ĐỨC HỘ PHÁP và 5 Vị Đại Thiên Phong bị bắt  đày lưu nơi hải ngoại rồi. Khi Hai Ông PHƯỚC VÀ NHƠN trở lại lập Văn Phòng tại Ngoại Ô Tòa Thánh nơi nhà Ông Phó Quản Lý Công Viện Phước Thiện là Ông HUỲNH VĂN LIÊN, để tiếp-tục công khai tiến hành việc Đạo.

Nhận thấy công việc hoạt động của PHƯỚC và NHƠN, gây cảnh hưởng bất lợi cho sự cai trị của Thực Dân. Một mặt Chức Sắc Hội Thánh không công nhận, một mặt chánh quyền theo dõi hằng ngày, thấy số Chức Việc, Đạo Hữu trung thành với ĐỨC HỘ PHÁP, tới lui hưởng ứng mãnh liệt, Ông Chánh Chủ Tỉnh Tây Ninh ra lịnh cho Ông Quan Chủ Quận Châu Thành  LÂM VĂN HUÊ  mời hai vị đến Văn Phòng  rồi tống giam vào khám (nơi mà Đức Quyền Giáo Tông Thượng Trung-Nhựt bị giam 48 tiếng đồng hồ hồi năm 1934), giam đến ngày thứ ba, Ông Phó Chủ Tỉnh cho mời hai vị Luật Sự đến Văn Phòng Tòa Hành Chánh Tỉnh để phủ hủy và cũng để đe dọa (Bởi hai vị Luật Sự cũng gởi cho Chủ Tỉnh Tây Ninh và Hội Thánh tất cả Hồ Sơ Công Văn đả gởi đi các nơi như kể trên để tường-tri.

Được trả tự do, hai vị Luật Sự PHƯỚC và NHƠN  không chịu trở về Tòa-Thánh, định ở lại đòi Chánh Quyền cấp giấy tống giam và ghi rõ lý do bắt bớ và giấy trả tự do hợp pháp. Giằng co mãi, biết rằng không thâu thập được kết quả nên hai vị Luật Sự đành từ giả với lời yêu cầu: “Chánh Quyền nên làm việc đúng đắng, tôn trọng tự do tín ngưỡng đã ban hành đối với Đạo Cao Đài”, rồi trở về Văn Phòng làm việc Đạo theo chương trình dự liệu.

Cương quyết đem hết tất cả khả năng để chống lại sự kinh hải do Chánh Quyền Pháp nhẫn tâm đàn áp, gieo hoang mang cho toàn Đạo, Khủng bố toàn dân, hai vị Luật Sự thản nhiên tiếp tục hoạt động, càng ngày càng có thêm sự hưởng ứng, của các phần tử trung kiên, bất  khuất ở các tỉnh về, Văn Phòng của Luật Sự lãnh công tác, công việc vừa bộc phát, như ngọn lửa mới vừa nhen nhúm thì Chánh Quyền Pháp lại dập tắc ngay.

Ngày 15 tháng 12 Năm 1941 (Nhuần 25/10 Tân-Tỵ) Hai vị Luật Sự PHAN HỮU PHƯỚC và VÕ VĂN NHƠN, bị Sở Mật Thám Saigon đến bao vây Văn Phòng tại Ngoại Ô Thánh Địa lúc 4 giờ sáng, tịch thâu tất cả tài liệu và bắt đi biệt tích, Ông Giáo-Sư THƯỢNG TRÍ THANH, đang nắm chủ Quyền Thánh-Địa củng bị bắt một lượt với Phước Nhơn, cả ba bị đem dấu kín trong ba tháng đầu tại Hội-Xuân (thuộc Tỉnh Thanh Hóa) giáp với Ai-Lao. Qua Tết Nguyên Đán Năm Giáp Ngọ (Tháng 2 DL 1942), ba Ông Phước, Nhơn và Trí bị đưa về Nhà Lao Thanh Hóa Tỉnh Lỵ Ở Bắc Trung-Kỳ một tháng, tra tấn lấy khẩu cung xong rồi đem lưu đày tại Sơn-La, hạ tuần tháng 2 Dương Lịch (1945), kế tiếp di chuyển lên Lai Châu một Tỉnh giáp Biên Giới phía Nam Trung-Hoa. Cho đến Thượng tuần tháng 4 (DL: 1945), Lúc nầy Quân Đội Pháp bị Quân Đội Nhựt Bổn đánh bại, phải bỏ xứ Việt-Nam Chạy thoát thân, nên đoàn tù Chánh Trị Phạm gồm đủ các thành phần Đảng phái: Cộng Sản, Quốc Gia, Tôn Giáo, Chống chế độ Phong Kiến… mới được giải thoát tại tỉnh Lai Châu.

Sau vụ Bắt hai vị Luật Sự Phước và Nhơn và Giáo Sư Trí thì còn lại hai vị Giáo Sư Tuốc và Chất mỗi tháng chỉ đi viếng thăm Tòa Thánh Tây Ninh một lần để rồi về quê nhà ôm theo bao nhiêu tủi hận vì đả chứng kiến những cảnh tồi bại, đang phá hoại thuần phong mỹ tục của toàn Đạo đã từng công phu khổ hạnh để xây dựng.

Còn Ông Phối Sư THƯỢNG CHỮ THANH (ĐẶNG TRUNG-CHỮ),  là một Chức Sắc Cao Cấp, có nhiệm vụ chánh-thức Giao Dịch với Chánh Phủ điều khiển nền Đạo, thì đào nhiệm đi ẩn trốn rất kín đáo trong Chợ Lớn.

Ngày 21Tháng 12 Năm 1942, mùng 7 tháng giêng năm Nhâm Ngọ Ông ra mặt nhờ xe Ô Tô của Ông Giáo Sư THƯỢNG VINH THANH, (Trần Quan Vinh) đang là một Công Chức tại Nam Vang, nhân dịp tết về Sai-Gòn, rước Ông lên Kim-Biên lánh-nạn, thay vì làm gương mẫu với tinh thần hy sinh phục vụ cho toàn Đạo Hữu đang trông đợi nơi ông, Ông trở lại gieo rắt thêm những sự sợ hải kinh hoàng cho Chư Thiện-Nam Tín Nữ.

Tình hình Chánh Trị càng khẩn trương, Đạo Cao Đài ở Kim Biên, gặp nhiều khó khăn, Ông CHỮ trốn sang vọng các sáu tháng sau khi trờ về Nam Vang.

*          *          *

Như thế kể từ Năm 1942 các hoạt động của Đạo Cao Đài  đã thật sự ngưng hẳn tại Nam Kỳ, Các Thánh Thất cơ sở Phước Thiện đều bị đóng cửa, Nhân Viên Công Lực Sở Mật Thám, với những điềm chỉ viên săn tin cho Pháp luôn luôn rình rập ngày đêm, Số Thiện Nam, Tín Nữ trung  kiên với Đạo muốn cúng kiến thì chỉ thật hành tại tư gia hoặc khi cần thông tin với nhau thì phải hết sức thận trọng và bí mật.

VI . TOÀN ĐẠO CAO ĐÀI HIỆP TÁC
VỚI QUÂN ĐỘI NHỰT ĐẢO CHÁNH PHÁP TRONG ĐÊM 9-3-1945

 Với tin ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC, Giáo Chủ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và một số Chức Sắc Đại Thiên Phong đang cầm quyền yếu trọng của Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh bị bắt đi biệt tích, Chánh Phủ Thực Dân Pháp thời ấy đã ngang nhiên vi phạm công khai quyền tự do tín ngưỡng và hành Đạo mà Quan Toàn Quyền ROBIN đã công bố cho Đạo CAO ĐÀI Từ Năm 1934.

Bị đàn áp đến cực độ, nên tinh thần bất khuất của khối Tín Đồ CAO ĐÀI dầu kiên tâm nhẫn nại đến đâu, cũng phải có phản ứng tương đương, càng bị đàn áp, càng mất chủ quyền, nên toàn Đạo cũng như toàn dân càng khao khát, Tự Do, Độc Lập cho bản thân họ và cho Tổ Quốc của Họ bấy nhiêu. Huống chi nền Đạo Cao Đài bị đàn áp trực tiếp đến cực độ, thì sự căm hờn phẫn uất đối với Chánh Quyền Pháp đã bộc phát trong lòng Toàn Đạo và Toàn Dân cũng lên đến cực độ. Tình trạng ấy đã gây ý thức cho tất cả chư Tín Hữu giác ngộ, toàn dân thức tỉnh, nên Chư Tín Đồ Cao Đài phải cương quyết đứng lên khởi nghĩa, phất cờ tranh đấu chống Pháp, để khôi phục nền Độc Lập cho Quốc Gia, khôi phục tự do tín ngưỡng cho Đạo Giáo hầu xây dựng xã hội lành -mạnh cho Dân Tộc một nước tự chủ và phú cường.

*          *          *

Kịp khi Quân Đội Nhựt Bổn ký kết với Pháp đóng quân ở Đông Dương, đang tìm những lực lượng hợp tác, đồ mưu lật đổ Chánh Quyền Pháp, thì Hai Ông LỂ SANH NGỌC HOÀI- THANH (Trương Văn Hoài) Và THƯỢNG TÝ THANH (Nguyễn Văn Tý) là hai người trước đây đã thề nguyền  với hai Luật Sự PHƯỚC và NHƠN, liên lạc với Nam Vang thương lượng với Ông Giáo Sư THƯỢNG VINH THANH (Trần-Quang-Vinh), tìm phương hợp tác với Quân Đội Thiên Hoàng hầu có xây dựng phong trào “PHỤC-QUỐC”.

May thay, lúc ấy Ông TRẦN QUANG VINH nghỉ việc ở Nam Vang đã về Long Xuyên trú ngụ, nên một nhóm anh em bèn tổ chức Cầu Cơ lần đầu tiên tại Long Xuyên, đêm 28 Tháng 10 Năm 1942 do Giáo Hữu THÁI ĐẾN THANH và Lễ Sanh NGỌC HOÀI THANH Phò Loan, ĐỨC LÝ ĐẠI TIÊN, và ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG THƯỢNG TRUNG NHỰT, giáng dạy phải hợp tác với Nhựt Bổn mới mong gở ách nô lệ cho Dân Tộc Việt Nam được trong thới gian 20 ngày. Ông Giáo Sư THƯỢNG VINH THANH ngồi chờ đợi một nhóm Chức Sắc có thiện chí mà Ông đã phái người đi mời.

Đến ngày 17 tháng 11 Năm 1942, Có một số Chức Sắc Huynh Đệ hưởng ứng, nên đêm ấy có Đàn Cơ tại tư gia Ông TRẦN QUANG VINH, với sự hiện-diện của Giáo Sư ĐỨC, Giáo Sư NON, Giáo Sư VINH, Giáo Hữu ĐẾN, Giáo Hữu CAO, Giáo Hữu HÀO, Lễ Sanh HOAI, Lễ Sanh TÝ, Lể Sanh SÁNG (Bình Định) tất cả là: 9 vị (Là Cửu-Thiên-Khai-Hóa).

ĐỨC LÝ ĐẠI TIÊN và ĐỨC QUYỀN GIÁO TÔNG, Giáng dạy và  thúc giục  phải mau đi hợp tác với Nhựt Bổn.

Vì có lịnh Anh Cả QUYỀN GIÁO TÔNG, nên ngày hôm sau: 18 Tháng 11 Năm 1942, nhóm Anh Em đều giải tán, kẻ đi Saigon người đi các tỉnh để vận động.

Chỉ một thời gian ngắn ngủi, nhờ quyền năng của Thiêng Liêng  xây chuyển, nên cơ hội hợp tác đắc thành. Chức Sắc và Đạo Hữu các nơi nườm nượp đi Saigon để cộng tác và nhơn một phiên nhóm Chức Sắc có sự hiện diện của hai vị Sĩ Quan Nhựt Bổn, Tất cả đồng thanh yêu cầu Ông TRẦN QUANG VINH, làm Đại Biểu cho Đạo Cao Đài.

Từ đây, mọi việc giao thiệp với Bộ Tư Lệnh Quân Đội Nhựt  Hoàng, và Lèo lái con thuyền PHỤC QUỐC, đều do Ông Đại Biểu đảm trách.

Nhờ sự đoàn kết của toàn Đạo “NHỨT HÔ BÁ ỨNG” và sự “HỢP TÁC” hữu hiệu, nên kết quả đem đến Đảo Chánh Pháp: đêm 9 tháng 3 năm 1945, mở màng Giải Phóng cho Dân Tộc Việt Nam bị đô hộ dưới ách thống trị của Thực Dân Pháp trót 80 năm.

CAO ĐÀI ĐÃ THÀNH CÔNG
ĐỨC HỘ PHÁP VÀ 3 VỊ ĐẠI THIÊN PHONG ĐƯỢC TRẢ TỰ DO

Thế là sự nghiệp Cách Mạng tranh đấu giải ách nô lệ cho Đạo Cao Đài và cho Toàn Dân Việt-Nam đã thành công rực rỡ.

Nhờ dịp nầy mà Ông Giáo Sư Đại Biểu, yêu sách Chánh Phủ Pháp phải trả tự do cho Đức Hộ Pháp PHẠM CÔNG TẮC với 3 vị Đại Thiên Phong còn sống sót đang bị đồ lưu nơi hải đảo MADAGASCAR. Chánh Phủ  Pháp phải nhượng bộ.

ĐỨC HỘ PHÁP được hồi hương, về đến Sài Gòn ngày 26 Tháng 7 Nam Bính Tuất (22-8-1946).

Ba vị Chức Sắc còn sống sót là: Khai Pháp TRẦN DUY NGHĨA, Chánh Phối Sư: NGUYỄN THẾ TRỌNG và Giáo Sư TRẦN VĂN PHẤN, được một chiến hạm Pháp đưa về đến Saigon ngày mùng 6 Tháng 11 Năm Bính Tuất (29-11-1946).

Kể từ đây Đức Ngài tiếp tục cầm giềng mối Đạo, lo Phục Hưng Đại Nghiệp Đạo cho đến khi đăng Tiên tại Nam Vang (Cam-Bốt) Ngày mùng 10 Tháng 4 Năm Kỷ Hợi (17-5-1959).
Tòa Thánh Tây Ninh, mùa thu năm KỶ Dậu (1969)
Tác giả chỉnh lại cũng vào mùa thu năm Qúi Sửu (1973)

VII . TIỂU SỬ ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC

     ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC, Sanh Ngày 5 tháng 5 Năm Canh Dần ( 21-6-1890). Tại Làng Bình Lập, Tỉnh Tân An.

Phụ thân là Ông PHẠM CÔNG THIỆN, Người Đạo Gia Tô, Mẫu Thân Ngài là Bà: LA THỊ ĐƯỜNG, theo Phật-Giáo.

Ngài đã được Phụ Thân đưa đi làm lễ rửa tội tại Nhà Thờ Thiên Chúa.

Thuở thiếu niên Ngài học tại Saigon, rồi qua trường Trung Học Mỹ Tho, đến năm 20 tuổi, Ngài thi đậu, được vào ngạch Thương Chánh và lập gia đình, Ngài Kết hôn với Bà NGUYỄN THỊ NHIỀU, Sinh quán tại Làng Tân Phú, Quận Bến Lức, Tỉnh Chợ Lớn, Là Ái Nữ của Ông: NGUYỄN VĂN PHƯỚC và Bà LÊ THỊ BƯỞI.

Ngài làm việc tại Saigon được một ít lâu, rồi đổi đi Cái Nhum, thuộc Tỉnh Vĩnh-Long.

Ba Năm sau, Ngài được thuyên chuyển ra Hưng Thạnh (Qui Nhơn) Trung Kỳ, ở tại đây được 5 năm rồi lại đổi về Saigon.

Là một Công Chức Ngài rất thích nghiên cứu về “THẦN LINH HỌC” và tham dự nhiều nhóm truyền giáo tại Việt Nam, theo phái “Thiền Lâm” và Đạo Thiên Chúa. Ngài có tánh Nhân Đức, Nhân Từ, Quảng Đại, lại giao thiệp rộng, nên Ngài được quen thân trong nhiều giới, Ngài thích giải trí bằng thi phú văn chương và âm nhạc.

Khoảng Năm 1924-1925, Ngài thường đi lại với Ông CAO HUỲNH CƯ, CAO HOÀI SANG, và nhiều nhân vật khác nổi tiếng ở Saigon.

Ngoài giờ làm việc, Ngài thích họp các bạn thân lại để cầu thỉnh các đấng Thiêng Liêng đặng xin ban cho thi phú. Việc thỉnh giáo xin thi phú đều đặng thỏa mãn, cho đến lúc các Đấng trọn lành giáng cơ chỉ dạy các Ngài con đường phải tiến tới thành lập một Tôn Giáo mới. Đó là sứ mạng Thiêng Liêng của các Ngài đã được vạch ra từ lúc bấy giờ.

Vào Năm 1926, trong một Đàn Cơ quan trọng tại nhà Ông LÊ VĂN TRUNG, Ngài được THƯỢNG ĐẾ phong làm HỘ PHÁP (Bảo Vệ Luật Pháp) còn các bạn của Ngài đều được phong vào hàng Chức Sắc.

Nhân dịp được Chánh Phủ cho nghỉ phép 6 tháng. ĐỨC HỘ PHÁP  liền mở màn sinh hoạt thuần túy theo Đạo Giáo, nơi Chùa Từ Lâm Tự tại Gò Kén (nguyên là một ngôi Chùa Phật thuộc Tỉnh Tây Ninh).

 Theo Thiên ý của ĐỨC CHÍ TÔN đã cho biết trước, khi mãn phép, liền có Nghị Định của Thương Chánh Trung Ương Hà Nội thuyên bổ Ngài lên Nam Vang vào hạ tuần tháng 3 Năm Đinh-Mão (1927).

Khoản cuối Năm 1926, Chùa Từ Lâm Tự bị lấy lại trong lúc ĐỨC HỘ PHÁP vắng mặt, thì hai vị Đại Thiên Phong THƯỢNG TRUNG NHỰT (Lê Văn Trung), CAO THƯỢNG PHẨM (Cao Huỳnh Cư) và Chư Vị Chức Sắc Cao Cấp thay thế Đức Ngài quán xuyến mọi việc. Di chuyền Tổ Chức ĐẠO CAO-ĐÀI về làng Long Thành Tây Ninh, tuân hành đúng theo lịnh của ĐỨC LÝ ĐẠI TIÊN, để tạo lập Tòa Thánh.

Trong thời gian 8 Tháng lưu trú tại xứ Miên, được hiệp tác với Ông CAO TIẾP ĐẠO (Cao Đức Trọng), ĐỨC HỘ PHÁP mở cuộc truyền giáo Phổ Độ dân chúng Miên và Việt Kiều.

Cùng lúc ấy Ngài Được thăng bật Tham Tá, mà cũng chính là lúc công việc Đạo càng đa đoan, Ngài vào đơn xin đổi về Nam Kỳ, nhưng vô hiệu quả. Sau đó trong gia đình Ngài ở Tây Ninh có một đứa con gái của Ngài lâm bịnh nặng, mà Bác Sĩ không sao chữa trị nổi, nên Ngài xin Từ-Chức, đồng thời bỏ sở làm, trở vế Tây Ninh vào thượng tuần tháng giêng năm 1928. Đứa con bịnh đã chết. Chánh phủ ra Nghị Định ngày (11-4-1928) Giải Chức Ngài vì lý do phế vong phận sự. Thế là từ đây, Ngài được thong thả hoạt động về mặt Đạo Giáo theo Sở thích của Ngài.

ĐỨC HỘ PHÁP bèn đem hết năng lực để bành trướng nền Đạo. Số Tín Đồ các nơi tựu về theo Ngài rất đông đảo, khiến Ngài trở thành một mối lo âu thường xuyên của Nhà Cầm Quyền Pháp.

Đạo Cao Đài đến đây còn phải vượt qua nhiều cơn thử thách nghiêm trọng. Một số tín đồ ở Cầu Kho (Saigon), cố ý chống đối Ngài, Đáng kể là Đạo Hữu (Tư-Mắt) đã nhiều phen đe dọa  đuổi Đức Hộ Pháp và Cao Thượng Phẩm ra khỏi Tòa Thánh.

Đức Hộ Pháp đành cam chịu biết bao trận khảo thí ngặt nghèo, cho đến đổi phải buộc lòng rời khỏi Tòa Thánh, đi ẩn cư từ nơi nầy sang nơi khác. Khi thì Ngài ở Thủ Đức, lúc Tại Mỹ Tho, nhưng không bao giờ Ngài xao lảng khuếch trương nền Đạo. Trong Tỉnh Mỹ Tho, Ngài tạo dựng Ngôi Tiểu Thánh Đường lấy tên là: THÁNH THẤT KHỔ HIỀN TRANG, để Chư Đạo Hữu sùng bái ĐỨC CHÍ TÔN, cho đến khi ĐỨC CAO THƯỢNG PHẨM liễu Đạo Năm (1929).

Chính lúc nầy tại Tòa Thánh toàn thể Chức Sắc nhận thấy không còn ai có khả năng lèo lài con thuyền Đạo, nên phái một số Chức Sắc trong Hội Thánh đi yêu cầu ĐỨC HỘ PHÁP Trở vế cấm giềng mối Đạo.

Ngày mùng 5 tháng 3 Năm 1929, trước mặt một số đông tín đồ Nam, Nữ, Đức Ngài đọc một bài Thuyết Đạo, giảng giải về nguồn gốc ĐẠO CAO ĐÀI, rất được thính giả ái mộ, và từ đó uy thế của Ngài càng tăng rõ rệt. Ngài cầm quyền CHƯỞNG QUẢN HIỆP THIÊN ĐÀI, Kiêm nhiệm điều khiển Ban Lễ Nhạc và BỘ PHÁP CHÁNH. Ảnh hưởng của Ngài càng lan rộng trong những năm kế tiếp. Ngài đủ quyền năng Thông Công cùng các đấng Thiêng Liêng và nhờ vậy mà Ngài đã thành công rực rỡ  trong tài lãnh Đạo của Ngài.

Đức Ngài phải đem hết tâm lực đối phó một cách rất chua cay với các Chi Phái phản nghịch của Nền Chơn Giáo, đồng Thời Đức Ngài cố gắng đem hết khả năng vào công cuộc Kiến Thiết Ngôi Đền Thánh đương xây cất.

Năm 1940 Đạo Cao Đài chạm phải nhiều khó khăn nghiêm trọng hơn.
Năm 1941 Các Công Tác xây cất Đền Thánh đều bị ngưng lại.
Ngày 4 Tháng 6 Nhuần Tân-Tỵ ( Chủ-Nhật 27-7-1941) ĐỨC HỘ PHÁP bị Chánh Quyền Pháp Bắt di câu lưu. Ban đầu họ  đưa Ngài đến Djiring (Trung-Kỳ), rồi giải đến Sơn-La ( Miền Thượng-Du Bắc-Việt) và sau cùng chở Ngài qua tận Madagascar (Phi-Châu), để rồi chịu số phận tù đày hơn 5 năm biệt xứ.

Ngày 26 tháng 7 Bình Tuất (22-8-1946), Đức Ngài được đưa về Việt Nam, trả tự do tại Saigon. Nhìn thấy Quê Hương Tổ Quốc  bị chiến tranh tàn khốc, tâm can Ngài rất đau xót thảm não.

Nhưng với nghị lực cương quyết cứu vãn tình thế đen tối cho dân, cho nước, giữa lúc khói tỏa đạn bay do đoàn quân viễn chinh Pháp tái chiếm Đông Dương, gây cảnh thịt rơi máu đỗ của nòi giống đang chống nạn Ngoại-Xâm. Đức Ngài liền Triệu tập “Hội Nhơn Sanh” tái thủ quyền bính, ngày đêm lo chỉnh đốn nội bộ, khôi phục quyền hành cho Hội-Thánh, thống nhứt các Đảng Phái, thành lập Mặt Trận Thống Nhứt Toàn Lực Quốc Gia làm hậu thuẫn cho Giải Pháp “BẢO ĐẠI” để tranh đấu buộc nước Pháp phải trao trả chủ quyền Độc Lập lại cho Việt Nam do Cựu Hoàng Bảo Đại nắm quyền “QUỐC TRƯỞNG”.

Tham vọng xâm lăng của Thực Dân Pháp bị thất bại trước sự kháng chiến anh dũng của Toàn Dân Việt Nam trong Năm (1954) tại “ĐIỆN BIÊN PHỦ”, Pháp bèn thương thuyết với Việt Minh mang danh nghĩa kháng chiến, để chia đôi đất nước tại vĩ tuyến 17 bởi Hiệp Định “GENEVE”, Ký kết giữa hai phe ngày 20 tháng 7 Năm 1954, lấy sông Bến Hải làm ranh giới.

Từ vĩ tuyến 17 đỗ ra Ải Nam Quan, thuộc Chánh Quyền Việt Minh, theo ảnh hưởng Cộng Sản; từ Bến-Hải đổ vô đến Mũi Cà Mau, Thuộc Chánh Quyền Quốc Gia.

Năm 1955 QUỐC TRƯỞNG BẢO ĐẠI, bị Thủ Tướng NGÔ-ĐÌNH DIỆM truất phế, ảnh hưởng của Pháp tại Miền Nam được Tư Bản Mỹ thay thế.

Từ đây Dân Việt chia làm hai khối: Một nữa Ở Miên Bắc bị lệ thuộc Cộng Sản Nga-Tàu,  một mặt nữa tại Miên Nam bị Tư Bản Mỹ thao túng. Cuộc tranh chấp bị ảnh hưởng của Cộng Sản, Tư Bản thúc đẩy dân Việt vào cảnh cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt, tài diễn tấn tuồng  TRỊNH NGUYỄN Phân Tranh trong Lịch Sử nước nhà.

Với ý định gở cho kỳ được ách nô lệ mà Đồng Bào đang mang nặng, một gọng sắt của Tư Bản ở Miền Nam, một cùm thép của Cộng Sản ở Miền Bắc, còn nguy hại gấp mấy lần Pháp đô hộ trước kia. Đứng trước cảnh thảm sát giống nòi do ngoại lai xúi giục, hơn nữa bị thúc phược dưới chế độ độc tài phản bội của Nhà Ngô. ĐỨC HỘ PHÁP bèn lưu vong qua Cam-Pu-Chia (Cam-Pốt) Ngày 5 tháng Giêng Năm Bính-Thân (16-2-1956) là xứ trung lập, mới có đủ phương tiện đề xướng Chánh Sách “HÒA BÌNH CHUNG SỐNG” hầu chấm dứt cuộc chiến tranh phi nghĩa giữa giống nòi. Đức Ngài gửi cho Liên Hiệp Quốc, các Đại Cường Quốc và Chánh Phủ hai Miền Nam Bắc Việt-Nam nhiều Thông Điệp, kêu gọi đem tình thương xóa bỏ hận thù, đem Bát-Ái Công-Bình làm phương châm giao tế, danh dự, mỗi Thông-Điệp điều kèm theo bản “Cương Lỉnh” gồm có 3 phần trọng yếu :
1) - Thống Nhứt Lãnh Thổ và Khối Dân Tộc Việt Nam với phương pháp ôn hòa.
2) - Tránh mọi xâm phạm Nội Quyền Việt Nam.
3) - Xây Dựng Hòa Bình, Hạnh Phúc và Tự Do Dân Chủ cho Toàn Dân.

Nội dung Bản Cương Lỉnh làm nhiều giai đoạn và chi tiết rõ ràng, nếu được các phe lâm chiến biết nghe theo sáng kiến của Đức Ngài thì cảnh tang tóc tại bán đảo Đông Dương đã không làm ngòi cho thế chiến thứ ba vậy.

ĐỨC HỘ PHÁP, một Vĩ Nhân của thế kỷ thứ 20, suốt kiếp sanh tận tụy Thể Thiên Hành Hóa lấy Đạo Cứu Đời, Cứu Khổ cho Nhơn Loại.
Ba ngày trước khi lâm chung Đức Ngài còn gởi cho Chánh Phủ Hoàng Gia Cao Miên để lời Di Chúc rằng:
“Ngày nào Tổ Quốc thân yêu của chúng tôi, Nước Việt Nam của chúng tôi, được Độc Lập và Thống Nhứt thì chừng ấy Tín Đồ của Chúng tôi sẽ di thi hài của Bần Đạo về TÒA-THÁNH TÂY-NINH”.
ĐỨC HỘ PHÁP Qui Thiên Ngày mùng 10 Tháng 4 Năm Kỷ Hợi (17-5-1959) hưởng thọ 70 Tuổi.
Ngài đã làm xong sứ mạng Thiêng Liêng tối trọng đại, của một Đấng Giáo Chủ thay trời độ thế.
Viết xong Tại Tòa-Thánh Tây-Ninh Mùa Thu Năm Kỷ Dậu (1969)
Ký tên
Trần Quang Vinh

DI NGÔN CỦA ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC

Bản Di Ngôn chính tay Đức Hộ Pháp viết bằng Pháp Văn ba ngày trước khi qui Thiên. Đây là bản thông dịch ra Việt Ngữ để cho Chư Tín Hữu có thể hiểu đặng.

ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ
TÒA-THÁNH TÂY-NINH

Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Giáo Chủ Đạo Cao Đài
Kính gừi cho Hoàng Tử Norodom Sihanouk Sandach Upayuareaach
Thưa Hoàng Tử,
Bần Đạo gởi những dòng chữ nầy đến Hoàng Tử trong lúc nằm tại giường bịnh (Dưỡng Đường Calmette). Sức khỏe của Bần Đạo càng ngày càng suy giảm và Bần Đạo nghĩ không còn có thể sống bao lâu nữa.

Vậy Bần Đạo xin gửi lần cuối cùng đến Hoàng Tử và Chánh Phủ Hoàng Gia Cao Miên tất cả lời cảm tạ chơn thành về sự khoán đãi rộng rãi mà Hoàng Tử và Chánh Phủ Hoàng Gia dành cho bản thân Bần Đạo, cho đoàn tùy tùng và cho cà Tín Đồ của Bần Đạo.

Bần Đạo thành tâm cầu nguyện Đức Thượng Đế Cao Đài và Đức Phật Tổ ban hồng ân che chở cho Vương Quốc Cao Miên và cho bản thân Hoàng Tử sớm được bình phục sức khỏe và nhứt là thực hiện vẻ vang Chánh Sách Hòa Bình Trung Lập và Hòa Bình Chung Sống, chánh sách đặc biệt ưu ái mà Bần Đạo đã phí tổn sức lực, sức khỏe trọn đời mà Bần Đạo không thực hiện được.

Bần Đạo thành tâm ước mong cho Tổ Quốc thân yêu của chúng tôi, nước Việt Nam, có thể đeo đuổi chánh sách ấy ngày gần đây và tay nắm tay cùng đi với nước Cao Miên trong tình thương hòa ái giữa các sắc dân, đặc biệt là giữa hai dân tộc Miên Việt.

Bần Đạo rất hân hạnh, nếu được yết kiến Hoàng Tử lần cuối cùng để tỏ bằng lời nói sự biết ơn của Bần Đạo, nhưng không biết sức của Bần Đạo có còn chờ được ngày về của Hoàng Tử hay chăng?

Dầu sao, nhơn danh Tín Hữu của chúng ta, nhơn danh tình thương và tình huynh đệ giữa hai dân tộc Miên-Việt, và nhứt là nhơn danh tương lai không rời của hai nước chúng ta Cao Miên và Việt Nam, Bần Đạo hết sức thành khẩn yêu cầu Hoàng Tử một ân huệ đặc biệt và cuối cùng là ban ân cho Thánh Thất của chúng tôi đang có lịnh phá hủy để có thể lưu kỷ niệm độc nhứt cho những ngày lưu trú của Bần Đạo tại Cao Miên.

Để Hoàng Tử có thể nhận định một cách xác thật việc đã qua, Bần Đạo kính gửi cho đây một bảng sao tờ thỉnh nguyện mà Bần Đạo vừa đệ trình cho Đức Vua.

Phần khác, nếu Bần Đạo thoát kiếp nơi đây, Bần Đạo kính cẩn khẩn cầu Hoàng Tử cho phép Bần Đạo tạm gửi thi hài nơi đất Miên, dưới sự bảo vệ tối cao của nhà Vua, của Hoàng Tử và Chánh Phủ Hoàng Gia Cao Miên. Ngày nào Tổ Quốc thân yêu của chúng tôi, nước Việt Nam sẽ thống nhứt hoặc sẽ theo cùng Chánh Sách Hòa Bình và trung lập là mục tiêu đời sống của Bần Đạo thì Tín Đồ của chúng tôi sẽ di thi hài của Bần Đạo về Tòa Thánh Tây Ninh.

Bần Đạo lại khẩn cầu Hoàng Tử và Chánh Phủ Hoàng Gia, sau khi Bần Đạo thoát xác, dành cho đoàn tùy tùng và Tín Đồ của Bần Đạo việc cư trú rộng lượng và mọi sự dễ dải trong việc tu hành theo tôn giáo của chúng tôi.

Biết rằng Hoàng Tử sẽ chấp nhận đơn thình cầu nầy, Bần Đạo yên lòng nhắm mắt và đem theo kỷ niệm êm đềm nhứt trong đời Bần Đạo với sự cung kính cầu xin Hoàng Tử nhận nơi đây lòng tri ân vĩnh viễn của Bần Đạo.
NAM VANG, ngày 14- 5- 1959
HỘ PHÁP
Ký tên: PHẠM CÔNG TẮC
Số 226 Phlauv Préah Bat Nordon Phnom-Penh

Phiên dịch y bản Pháp Văn đính hậu
Tòa Thánh Tây Ninh, mùa thu năm Kỷ Dậu (1969)
Trần Quang Vinh.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét