
Tiểu Sử Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, bút hiệu Ái Dân, biệt hiệu Tây Sơn Đạo. Sanh ngày mùng 5
tháng 5 năm Canh Dần ( 21-6-1890 ) tại làng Bình Lập ( Tân An ). Quê quán làng
An Hòa, quận Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh. Thân Phụ ông Phạm Công Thiện, thân mẫu
bà La Thị Đường.
Thời niên thiếu. Năm17 tuổi, Đức Ngài học trường
Chasseloup- Laubat Saigon,
lớn lên trong hòan cảnh lịch sử của một dân tộc bị
trị, đầy rẫy bất công. Khi trưởng thành, phong trào chống Pháp nổi dậy khắp nơi, đã có sẵn ý thức về nỗi thống khổ
của một dân tộc vong quốc, Đức Ngài tham gia vào phong trào Đông Du năm 1906
lúc 17 tuổi, cùng với các nhà cách mạng Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương
Khắc Ninh… họat động bí mật đưa người sang Nhật. Sau khi đưa một số người sang
Nhật, có lẽ Thượng Đế đã an bài nên chuyến tàu đưa Đức Ngài sang Nhật bị chận
lại, Đức Ngài phải tạm trở về quê ẩn dật.
Nằm dưới hiên nhà, ngắm trăng đầu xuân Đinh Mùi (
1907 ) hận vong quốc ngổn ngang trong lòng, Đức Ngài ngâm bài Vấn Nguyệt, ý thơ
nhẹ nhàng, lời thơ truyền cảm, đưa Đức Ngài vào cõi mộng. Không nắng nhưng ánh
sáng vẫn trong, ấm dịu chan hòa khắp nơi đầy huyễn ảo : Một cụ già tiên phong
đạo cốt, râu tóc bạc phơ, nét mặt nghiêm trang nhưng hiền hòa, phong thái uy
nghi tiếp Đức Ngài trong đền ngọc bích nguy nga, cụ dạy Đức Ngài nhiều điều cao
siêu huyền bí ở thượng giới, phân tích cho Đức Ngài rõ về phương thức tu, tỏ ý
đặt nhiều hy vọng vào Đức Ngài trên đường Đạo. Đây là lần đầu Đức Ngài triều
kiến Chí Tôn.
Ngộ
Đạo.
Năm 1920-1924, phong trào Thần Linh Học ở Âu Châu
tràn sang Việt Nam, trong thời gian nầy Đức Ngài cùng với các ông Cao Quỳnh Cư,
Cao Hoài Sang.. đêm đêm xây bàn cầu cơ thỉnh các vong linh về họa thi và học
hỏi nơi cõi vô hình.
Đêm 15 tháng 7 năm Ất Sửu ( 1925 ) trong số các
chơn linh giáng hạ, có một vị không xưng danh mà chỉ xưng là A Ă Â. Mãi đến
Noel 1925, ông AĂÂ mới cho biết Ngài là Đức Chí Tôn tức Ngọc Hoàng Thượng Đế,
chúa cả vạn loài. Ngài giáng trần lập Đạo… Từ đó Đức Chí Tôn thường giáng dạy
Đức Ngài về Đạo lý, cùng các cơ mầu nhiệm ở cõi thiêng liêng.
Đêm mùng 8 tháng 8 năm Ất Sửu ( 24-9-1925 ) Đấng
AĂÂ bảo ba Ngài: 15 tháng 8 năm Ất Sửu ( 1-10-1925 ) thiết tiệc chay thỉnh Đức
Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu vị Tiên Nương dự, tiệc ấy gọi là Hội Yến Diêu Trì.
Ngày mùng 1 tháng 11 năm Ất Sửu ( !6-12-1925 ) ba
ông lập bàn, quì giữa Trời Vọng Thiên Cầu Đạo y như lời Cửu Thiên Nương Nương
giáng dạy.
Ngày 01 tháng 09 năm Bính Dần ( 07-10-1926 ) Đức
Ngài cùng các vị tiền bối khác gồm 247 vị đứng đơn xin Khai Đạo. Đạo Cao Đài
được chánh thức thành lập và cũng từ ngày đó Đức Ngài xin thôi việc để trọn phế
đời hành đạo.
Vào lúc 11 giờ 30 đêm 14 rạng 15 tháng 3 năm Bính
Dần (đêm25 rạng 26- 4- 1926 ) Đức Ngài
được Đức Chí Tôn trục hồn khỏi xác để chơn linh Hộ Pháp ngự vào. Trong Đạo Cao
Đài chỉ có Đức Ngài là môn đệ duy nhứt được hưởng đặc ân nầy. Sứ mạng thiêng
liêng của Đức Hộ Pháp được mô tả trong mấy câu kinh:
"
Giáng linh Hộ Pháp Di Đà,
Chuyển
cây Ma Xử đuổi tà trục tinh.
Thâu
các Đạo hữu hình làm một,
Trường
thi Tiên Phật dượt kiếp khiên.
Tạo
đời cải dữ ra hiền,
Bảo
sanh nằm giữ diệu huyền Chí Tôn."
Đêm 18 tháng 10 năm Mậu Thìn ( 1928 ) Bát Nương
giáng cơ tiết lộ:
Năm 1789 sau khi Quang Trung Hoàng Đế đại thắng
quân Thanh, triều đình Thanh bên tàu bí mật sai một vị địa lý sang Việt Nam,
dùng Long Tuyền Kiếm ếm long mạch, khiến thánh chúa và dũng tướng Việt Nam
không xuất hiện được và năm 1917, triều đình Thanh sai thên một vị địa lý khác
len lỏi qua Việt Nam kiểm soát lại nơi ếm Long Tuyền Kiếm, rồi dùng linh phù ếm
thêm để bảo vệ Long Tuyền Kiếm.
Thiên Đình đã định, Đức Ngài có nhiệm vụ thu hồi
Long Tuyền Kiếm để sau nầy Việt Nam có được thánh chúa và tướng tài.
Đêm mùng 28 tháng 2 năm Kỷ Tỵ ( 1929 ) Bát Nương
giáng cơ bảo : đã đến thời kỳ Đức Ngài đi thu hồi Long Tuyền Kiếm, và theo sự
chỉ dẫn của Bát Nương.
Đức Ngài và một số tín hữu, từ Khổ Hiền Trang ( lúc
Đức Ngài xuống làng Phú Mũ Tỉnh Mỹ Tho truyền Đạo, tạo được nơi đây một Thánh
Thất lấy tên là Khổ Hiền Trang ) đi thuyền theo kinh chợ Thầy Yến về hướng Đông
Bắc độ 5.000 thước, gặp một láng cát, rời thuyền lên bờ đi bộ, băng qua cánh
đồng sình lầy, năng lác, khoảng 700 thước gặp một gò đất độ 700 thước vuông,
chạy dài theo chiều đông tây. Từ mực nước ở đầu gò hướng đông, đo vào 70 thước,
chọn đúng trung tâm, đào xuống 1m3 tấc, gặp một phiến đá lớn, khiên phiến đá ấy
lên, đào thêm xuống 3 tấc gặp một khối đá khác, trên mặt khối đá ấy có một hình
nhơn bằng đồng đen, cao 1 tấc 8, một lưỡi dao gảy cán đè lên 6 con cờ tướng
bằng ngà gồm: 1 con tướng, 2 con sĩ, 2 con xe, 1 con chốt và 6 đồng tiền kẽm để
6 góc, ứng vào 6 cung : chấn, cấn, tốn, ly, khôn, đoài, còn hai cung càn và
khảm để trống. Khiên khối đá ấy lên, ở dưới có cái hộp bọc chì dài 9 tấc, rộng
3 tấc, cao 1 tấc 8, Đức Ngài cho biết bên trong hộp ấy có thanh Long Tuyền Kiếm
và đạo linh phù. Vừa lấy hộp đựng Long Tuyền Kiếm khỏi lòng đất thì một mạch
nước trắng xóa phun lên, Đức Ngài hành phép giải khai long mạch và chỉ dạy tín
hữu đào một con rạch dẫn nước từ long mạch ra sông, để được châu lưu khắp giang
san Việt.
Ngày 17 tháng 10 năm Ất Hợi (12-11-1935 ) Đại Hội
Nhơn Sanh và Đại Hội Hội Thánh thỉnh Đức Ngài kiêm nhiệm Chưởng quản Cửu Trùng
Đài, thiên trách nầy đã được Nhứt Trấn Oai Nghiêm kiêm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ chấp thuận, có cho bài thơ khoán thủ: (ĐĐSC – Tg-Trần văn Rạng).
HỘ giá Chí Tôn trước đến giờ,
PHÁP luân thường chuyển máy thiên cơ.
CHƯỞNG quyền cực lạc phân ngôi vị,
QUẢN xuất càn khôn định cõi bờ.
NHỊ kiếp Tây Âu cầm máy tạo,
HỮU duyên đông á nắm thiên thơ.
HÌNH hài thánh thể chừ nên tướng,
ĐÀI trọng hồng ân gắng cậy nhờ.
Trong TNHT cũng có một bài thi khác :
" Bắt ấn trừ yêu đã tới kỳ,
Ngọc
Hư định sửa mối Thiên thi.
Cửu
Trùng không kế an thiên hạ,
Phải
để Hiệp Thiên đứng trị vì.
Hành
pháp dìu đời qua nẻo khổ,
Nên
công giúp thế lánh cơn nguy.
Quyền
hành từ đấy về tay nắm,
Phải
sửa cho nên đáng thế thì."
Ngày 4 tháng 6 năm Tân Tỵ ( 28-6-1941) Đức Ngài bị
Pháp bắt đày đi Madagascar ( Phi Châu ), lúc đó việc tạo tác Tòa Thánh đã trải
qua được 5 năm gần hoàn thành, các phần chánh yếu căn bản đã xong, công việc
phải đình lại chờ ngày Đức Hộ Pháp trở về.
Ngày 4 tháng 8 năm Bính Tuất (30-8- 1946 ) Đức Hộ
Pháp được trở về Tòa Thánh sau 5 năm 2 tháng 3 ngày nơi hoang đảo. Ngay sau đó
Đức Ngài huy động số công thợ công quả trở lại để tiếp tục phần đắp vẽ, trang
trí gắp rút trong vòng 4 tháng và Tòa Thánh được hoàn thành vào ngày 30 tháng
12 năm Bính Tuất ( 21-1-1947 ).
Ngày mùng 3 tháng 1 năm Đinh Hợi ( 24-1-1947 ) Ban
xây dựng gồm Tổng Giám Lê văn Bàng, các phó tổng giám và tá lý, đại diện các
công thợ nam nữ làm Lễ bàn giao Tòa Thánh cho Hội Thánh.
Ngày mùng 6 tháng 1 năm Đinh Hợi ( 27-1-1947 ) Đức
Hộ Pháp thiết lễ Trấn Thần Tòa Thánh ( tức là 3 ngày sau khi bàn giao).
Ngày mùng 8 tháng 1 năm Đinh Hợi ( 29-1-1947 ) Lễ
rước Quả Càn Khôn an vị nơi Tòa Thánh.
Ngày mùng 6 tháng 1 năm Ất Mùi ( 29-1-1955 ) Đức Hộ
Pháp tổ chức Lễ Khánh Thành Tòa Thánh, nhân dịp lễ vía Chí Tôn một cuộc lễ được
tổ chức long trọng kéo dài suốt 10 ngày, nhiều quốc gia trên thế giới, nhiều
tôn giáo và đoàn thể cử phái đoàn ngoại giao đến dự.
Báo Ân Từ được khởi công xây dựng ngày 16-1-Nhâm
Thìn ( 11-2-1952 )
Đức Hộ Pháp trấn thần và an vị cúng Đức Phật Mẫu
ngày 4-8- Quí Tỵ ( 11-9-1952 )
Khánh thành ngày 6 -1- Ất Mùi, nhân dịp Đại Lễ
Khánh Thành Tòa Thánh Tây Ninh.
3 giờ sáng này mùng 5 tháng 1 năm Bính Thân.
( 16-2-1956 ) Đức Hộ Pháp cùng vài vị chức sắc tùy
tùng sang Cam Bốt, trước phút ly hương Đức Ngài ký gởi nỗi lòng:
"
Khuất mắt không nhìn nước rẽ hai,
Nên
cam chịu khổ tự lưu đày.
Biên
thùy binh cách còn đe dọa,
Quốc
nội chủ quyền lắm đổi thay.
Trị
loạn những nhờ người dị chủng,
An dân lại cậy kẻ tay ngoài.
Cơ đồ nếu muốn ngày vinh
hiển,
Cứu
nước toàn dân phải trổ tài."
Triều Thiên.
Ngày mùng 10 tháng 4 năm Kỷ Hợi ( 17-5-1959 ) lúc
13 giờ 30 phút, Đức Hộ Pháp thoát xác qui Thiên, để lại bao nổi tiếc thương
trong lòng người tín đồ Cao Đài trước một bậc vĩ nhân đã hiến trọn đời mình
khai sáng và xây dựng nền chơn giáo của Đức Chí Tôn.
Đức Ngài hưởng thọ được 70 tuổi, Tháp của Đức Ngài
được xây dựng tạm nơi phía sau Thánh Thất Nam Vang ( Thủ Đô Cao Miên ).
Đêm mùng 10 tháng 4 năm Kỷ Hợi, lúc 22 giờ 45, Ngài
Hồ Bảo Đạo và Sĩ Tải Bùi Quang Cao phò loan, Đức Ngài giáng cơ dặn dò công việc
tế lễ và cho bài thài:
"
Ba năm xa cách để chờ may,
Vạn sự do Thiên đã sắp bài.
Chí muốn cao bay trong một kiếp,
Giờ đây nhờ cậy các anh tài.
Đã đành danh phận còn xa thẳm,
Nhưng đấng mày râu chẳng mảy
may.
Một
kiếp vì đời tua gắng trả,
Cho
rồi nợ thế khỏi ai hoài."
Đêm 13 tháng 4 năm Kỷ Hợi, vẫn Hồ Bảo Đạo và Sĩ Tải
Cao Phò loan, Đức Ngài giáng cho bài thài khác, dùng hiến lễ Đức Ngài đến mãi
sau nầy:
"
Trót đã bao năm ở xứ người,
Đem
thân đổi lấy phút vui tươi.
Ngờ đâu vạn sự do Thiên định,
Tuổi đã bảy mươi cũng đủ rồi.
Nhớ
tiếc sức phàm thừa chống chỏi,
Buồn
nhìn cội Đạo luống chơi vơi.
Rồi
đây ai đến cầm chơn pháp,
Tô
điểm non sông Đạo lẫn Đời."
Thời gian hành đạo của Đức Ngài suốt 34 năm liên
tục, trong nội ô Tòa Thánh đâu đâu cũng
thấy được những dấu tích nhắc nhở đến công nghiệp vĩ đại của Đức Ngài. Thể xác
Đức Ngài tuy đã khuất nhưng hình ảnh của Đức Ngài vẫn sống mãi trong lòng người
tín đồ Cao Đài qua nhiều thế hệ .
Một trong những lãnh đạo tối cao quan trọng nhất của Đạo Cao Đài,
đích thân NGƯỜI xây dựng, hình thành và phát triển kiện toàn mô hình hệ thống hành quyền
Đại Đạo Cao Đài. NGƯỜI một nhân cách Xã Hội Học, tính Nhân
Văn tộc Việt, nhân sĩ trí thức dấn thân nổi
tiếng ở Việt Nam vào thế kỷ 20.
NHỮNG
BÀI THI TẶNG ĐỨC PHẠM HỘ PHÁP
Đức
Chí Tôn giáng cơ cho Đức Hộ Pháp
Ngày 12-2 1926 ( 30-12- Ất
Sửu )
" Ngao ngán không phân lẽ thiệt không,
Thấy
thằng áp út quá buồn lòng.
Muốn
giàu Thầy hứa đem cho của,
Cái
của cái công phải trả đồng."
Trong chuỗi ngày bị lưu đày nơi hoang đảo
Madagascar, ĐHP có lúc ra bãi biển giải khuây, Ngài cầm que củi được các Đấng
giáng cho thi, viết dưới cát như chấp bút vậy:
"
Quá hải đòi phen đến viếng nhau,
Ngặt
không có bút để lời giao.
An nhàn đợi thuở triều binh đến,
Chuyển thế gặp hồi phải búa đao.
Cõi Á đã gầy thành chủng quốc,
Phương Âu đã diệt tận Nô Lao.
Lửa hương đất Việt dầu nhen
nhúm,
Nhờ
Đàm Trung Quân ở nước Tàu."
* * *
"
Hòn đảo nầy đây trước nhốt tù,
Mà
nay làm khám khảo thầy tu.
Quả
như oan nghiệt vay rồi trả,
Thì
lũ Tây man Nhựt Bổn trừ."
Đức Lý Đại Tiên làm thi
cùng Đức Hộ Pháp:
"
Linh quang chiếu diệu giữ trời đông,
Rõ
mặt thiên tôn lập đại đồng.
Nắm
phướn từ bi dìu chủng tộc,
Cầm
quyền bác ái định chơn tông.
Tùy
đời chẳng bỏ mưu Hàn Tín,
Trị
thế hằng toan kế Tử Phòng.
Xây
máy pháp luân nguơn tái tạo,
Sấn
tay vẽ đẹp mối Nam phong."
27-5-1954 ( 25-4- Giáp Ngọ ) Đức Hộ Pháp Âu Du.
Lúc 6 giờ sáng Đức Ngài báo tin cho ông Hồ Bảo Đạo.
Trong đêm Đức Ngài có hội kiến với Đức Chưởng Đạo, dạy nhiều việc trog nội dung
bài thi:
"
Khởi điểm vinh quang đã vẽ màu,
Giang san đất Việt giá là bao.
Nền nhân Câu Tiển đà chen bước,
Cửa
ải Phù Ta đã bước vào.
Mong
lịch duyệt nay đà lịch duyệt,
Muốn
thanh cao đã được thanh cao.
Rồng Tiên đã gặp hồi phong vũ,
Thay đổi càn khôn thử thế nào."
Đức
Nguyệt Tâm Chơn Nhơn.
* * *
" Sáu mươi tám tuổi gánh non sông,
Sinh nhật ân sư chạnh cõi lòng.
Rời khỏi Thánh Tòa lo cứu chúng,
Giáng lâm Tần quốc chuyển Nho tông.
Nâng cây Ma Xử dìu hồn nước,
Phất
phướn chí linh hiệp đại đồng.
Cầu
phước Thiên Tôn Thầy thọ hưởng,
Lập
đời Khai Đạo chuyển thần thông."
Ngày 4 tháng 8 năm Bính Tuất ( 30-8-1946 ).
Khi Đức Hộ Pháp từ Madagascar về Tòa Thánh, Đức
Thượng Sanh làm bài thơ để mừng Đức Ngài.
Cảm tác
" Nhành lá rừng tòng đã điểm tươi,
Còn
non còn nước lại còn người.
Xa
nhà bỏ lúc thương pha hận,
Gặp
bạn nầy đây khóc lộn cười.
Nguồn
Đạo xưa trông đôi cảnh nghịch,
Thuyền
từ nay lướt một dòng xuôi.
Trời Nam thử điểm trang tân sử,
Đổ lệ cùng nhau gượng để lời."
Cao Thượng Sanh
Họa nguyên vận
" Sắc son nhuộm tánh đượm màu tươi,
Hay
dở khen chê để miệng người.
Đày
đọa xét thân không hổ thẹn,
Sang
vinh nghĩ phận quá buồn cười.
Vó
kỳ từng trải đường nguy hiểm,
Cánh
hộc quen chiều gió ngược xuôi.
Ước
trả mảy may ơn xã tắc,
Nợ
muôn đền một kể chi lời. "
Phạm Hộ Pháp
Đêm mùng 3-1- năm Nhâm Thìn ( 1952 )
Đức Hộ Pháp gởi cho Ngài Cao Tiếp Đạo.
Thi
" Chúng ta từ thử bạn đồng tâm,
Dìu
bước nhơn sanh khỏi lạc lầm.
Gương
huệ sáng soi đường thánh chúa,
Từ
bi mở rộng cửa thiền lâm.
Hồn
nho tỉnh mộng lìa phường tục,
Phép
đạo giác mê sửa nết phàm.
Chấp
phướn tiêu diêu tòan cứu khổ,
Chúng
ta từ thử bạn đồng tâm."
ĐHP
Họa nguyên vận
" Hiệp sức đã cùng thệ nhứt tâm,
Đạo
mầu vun quén há sai lầm.
Soi
đời chẳng có câu thiên mạng,
Tỉnh
thế nhờ chung bạn trước lâm.
Bầu
ái rưới chan nâng chất thánh,
Nước
dương rải khắp gội lòng phàm.
Người
sau kẻ trước còn đương sẵn,
Hiệp
sức đã cùng thệ nhứt tâm."
Cao Thượng Sanh
Họa nguyên vận
"
Chẳng thẹn ngàn xưa một chữ tâm,
Cùng
chung đau khổ há đâu lầm.
Thuyền
từ đã trải cơn phong vũ,
Đuốc
huệ từng soi bạn hải lâm.
Lừa
lọc sẵn nâng gương thánh đức,
Nhộn
nhàng chờ dứt tấn tuồng phàm.
Biển
trần dìu bước tùng nguơn hội,
Chẳng
thẹn ngàn xưa một chữ tâm."
Cao Tiếp Đạo
Đêm 12 tháng 10 năm Nhâm Thìn ( 1952 ).
Tại Bửu Tháp Đức Quyền Giáo Tông, Đức Hộ Pháp đến
dự cuộc thi Văn Đàn, Đức Ngài dạy bói trong tờ nhật báo xem trúng chữ gì. Ông
Cao Tiếp Đạo chỉ ngón tay, nhằm chỗ Pháp và Việt Minh đánh nhau tại Na Sầm nên
lấy đó làm đề tài ( trích theo đặc san thế đạo 5/70 )
Thi
" Na Sầm chưa phải trọn sơn hà,
Khí
tiết anh hùng giống Việt ta.
Chước
quỉ hỏi ai gây khói lửa,
Mưu
thần nào kẻ dẹp can qua.
Trinh
trung phục quốc đương tranh đấu,
Chánh
nghĩa hưng ban khó giảng hòa.
Thử
nghĩ hoàng đồ là nghiệp cả,
Vì
đâu chia xẻ đặng làm ba."
Phạm
Hộ Pháp
Thi Bát Nương:
" Dám hỏi đại huynh rõ máy trời,
Chừng
nào ba lửa cháy ba nơi.
Năm
sông đua chảy năm sông cạn,
Bảy
núi nổ tan bảy núi dời.
Tận
thế Long Hoa sao chẳng thấy,
Cơ
trời ngạt khí có hay thôi.
Rồng
bay ngựa chạy cho ai cỡi,
Đất
dậy chừ bao đổi xác trời."
Phạm Hộ Pháp, họa vận trả lời
Bát Nương
" Hành tàng hư thiệt tại cha Trời,
Đông
Mậu dương hồi hỏa khắp nơi.
Châu
ngũ khí hòa tan ác nghiệt,
Thất
Sơn náo động thất sơn dời.
Thế
tàn xuân kỷ Long Hoa trổ,
Thưởng
phạt cuối cùng thánh đức thôi.
Long
mã lạc vương tiên trạng kỵ,
Cù
phi hải sụp lý thay trời."
* * *
Chúa nhựt ngày 9 tháng 8 năm Giáp Ngọ ( dl 5-9-1954
).
Nhân chuyến Á du, Đức Hộ Pháp viếng Nhựt Nguyệt
Đàm (Hồ Nhựt Nguyệt ) thắng cảnh đẹp
nhứt ở Đảo Đài Loan, ĐHP ngâm bài thi trước phong cảnh hữu tình, thiên nhiên
tuyệt mỹ. Nhựt Nguyệt Đàm cách Châu Thành Đài Trung 80 cây số.
"
Đây Hồ Nhựt Nguyệt tại đầu non,
Một
nửa vòng câu một nửa tròn.
Xanh
biếc điểm màu tòng lộn đảnh,
Trắng
ngần lộng sắc nước soi gương.
Đầu
gành lăn líu chim ca hát,
Kẹt
đá ro re suối khải đờn.
Những
khách phong lưu ai để bước,
Cảnh
nhàn như thế cảnh nào hơn."
Và một bài thi tứ tuyệt
bằng chữ nho:
"
Sơn đầu hữu thượng thủy,
Vận
vũ tạo tú khí.
Đài
Trung Nhựt Nguyệt Đàm,
Thắng
cảnh nhứt vô nhị."
* * *
Cuộc hội ở Kiêm Biên. Thầy
nho hỏi:
( Nguyễn Trung Hậu hỏi Đức
Chí Tôn )
"
Đôi lời thành thật kính cùng ông,
Linh
hiển sao không cứu giống giòng.
Trăm
họ nát tan thân cá chậu,
Muôn
dân đồ thán phận chim lồng.
Coi
mòi diệt chủng mà đau dạ,
Thấy
cảnh vong ân bắt chạnh lòng.
Ách
nước nạn dân là thế ấy,
Ngồi
mà đạo đức có yên không ?
Đức Hộ Pháp đáp:
"
Vinh hư tiêu trưởng lạ gì ông ?
Đạo
đức không tu cứu giống giòng.
Bởi
mến mùi thơm thân cá chậu,
Vì
ganh tiếng gáy phận chim lồng.
Đời
nay ham sống hơn ham đức,
Phật
muốn sửa người trước sửa lòng.
Chừng
thấy nhơn dân đời Thuấn Đế,
Như
bàn tay trở dễ như không.
* * *
XUÂN
" Xuân sắc thiên nhiên vẻ lịch xinh,
Xuân
phong đưa đón khách tòan linh.
Xuân
hoa rực rỡ muôn màu đẹp,
Xuân
cảnh thanh tao một tiếng kình.
Xuân
nhựt nhựt tân tình tạo hóa,
Xuân
niên niên tải nghĩa quần linh.
Xuân
xuân con hỡi mùa xuân đạo,
Xuân
đạo về mới dứt chiến chinh."
20-1-1966. Ngọc Hòang
Thượng Đế.
"
Chỉ có xuân thì biết thưởng xuân,
Xuân
còn nhớ lại cảnh năm dần.
Lưng
trời bạch hạc bay vi vút,
Mặt
đất Thần Tiên luận nghĩa ân.
Mở
khóa người đời tìm thánh đức,
Trao
gươm kẻ sĩ học hiền nhân.
Thiên
đàng lòng vẫn bâng khuâng nhớ,
Trần
thế còn chăng khách thưởng xuân."
20-1-66. Đức Cao Thượng
Phẩm.
"
Xuân đến chúc nhau hưởng phước trời,
Xuân
đi thăm viếng khắp nơi nơi.
Xuân
không phân biệt sang hèn đó,
Xuân
chúc mọi người được thảnh thơi."
21-1-66. Đức Cao Thượng Phẩm.
" Mừng nhau cầu chúc tạm đôi vần,
Hành
đạo giúp đời mới gọi xuân.
Xuân
đến với đời đời hạnh phúc,
Xuân
lai cõi tục tục vui mừng.
Xuân
nầy gánh đạo hai chân bước,
Xuân
tới cứu đời đôi mắt rưng.
Xuân
nữa xuân đi xuân hạnh phúc,
Là
ngày thành đạo mới trùng hưng."
21-1-66. ĐQGT Thượng Trung
Nhựt.
"
Xuân đến muôn nhà hưởng phước duyên,
Xuân
đem hạnh phúc đến muôn miền.
Xuân
không phân biệt vàng đen trắng,
Xuân
đạo huy hoàng vĩnh vĩnh niên. "
21-1-66. Đức Hộ Pháp.
"
Đổi dời lắm lúc mấu sơn hà,
Xuân
vẫn riêng tình với cỏ hoa.
Sắc
lẫn hương xuân phơi rỡ rỡ,
Mây
hồng ánh nguyệt chiếu lòa lòa.
Ra
vẻ thù tròn ơn thượng quốc,
Độc
dược cho nên nghĩa kiến hòa.
Hết
hạ thu đông xuân cũng đến,
Trời
xuân xuân khắp cả bao la."
21-1-66. Phan Thanh Giản.
" Xuân sang được hưởng trọn ân hồng,
Phước
đức do mình lập quả công.
Học
bạn học thầy cùng Phật Thánh,
Cho
ra hướng đạo hội Long Hoa."
1-2-66. Đông Phương Chưởng
Quản.
Chúc Xuân
"
Chào xuân đảnh Việt thấy bay rồng,
Mừng
Phạm Thiên Tôn rạng cửa không.
Trường
thế rộn ràng vay trả mãi,
Rừng
thiền đầm ấm ái hòa đông.
Phướn
linh phải buổi dìu nhơn loại,
Phép
nhiệm nầy cơn dựng đại đồng.
Ân
huệ nhuần chan Hồng Lạc hưởng,
Biên
cương vững định giữa trời đông."
Cao Tiếp Đạo
Họa nguyên vận
"
Giống rồng lại gặp hội mây rồng,
Xuân
đến vận thời chẳng lẽ không.
Non
nước thấy màu xem hớn hở,
Lê
dân thoát ách hết long đong.
Ân
hồng đã rảy cùng thôn lý,
Bóng
phước phủ che khắp ruộng đồng.
Hồng
Lạc từ đây cầm xã tắc,
Muôn
chung ngàn tứ sức nào đong."
Hộ
Pháp
* * *
Thi
" Lập trận tru Tiên thấy hãi kinh,
Thần Tiên vào đó cũng ghê mình.
Hào quang chớp nhoáng phân trăm mảnh,
Sát khí mịt mờ bủa lục đinh.
Chấn động Thần Tiên xem héo mặt,
Hai nhà xiểng triệt lộ nguyên hình.
Đường tu ví chẳng dày công đức,
Nhập bảng phong thần khó nổi binh."
Giáo
Hữu Thái Đến Thanh
Họa vận
" Tru Tiên nhập trận chẳng hề kinh,
Cầm gậy Giáng Ma thủ hộ mình.
Giáng xuống thần hồn người hóa thú,
Đưa
lên quỉ xác sắt ra đinh.
Mau
mau giác ngộ lo tu niệm,
Sớm
sớm ăn năn sửa lỗi mình.
Ví
biết sẽ còn ngôi vị cũ,
Bằng không đừng trách
chẳng ai binh."
Đức
Hộ Pháp.
Thư gửi Hộ pháp Phạm Công Tắc (21-6-1956)
Kính gửi Hộ pháp Phạm Công Tắc,
Nôrôđôm - Phnôm Pênh,
Tôi trân trọng cảm ơn bức điện Cụ gửi cho tôi ngày
26-4-1956 và thành thật hoan nghênh Cụ đã tỏ ý mong muốn nước Việt Nam ta được
hoà bình, thống nhất. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, toàn dân ta từ Bắc
chí Nam, trong nước và ngoài nước đều đang kiên quyết và bền bỉ đấu tranh để thực
hiện nguyện vọng tha thiết của dân tộc, là làm cho nước Việt Nam ta được hoà
bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Cuộc đấu tranh hiện nay của
nhân dân ta tuy phải khó khăn và phức tạp, song toàn dân ta đoàn kết một lòng,
kiên quyết phấn đấu, cho nên nhất định sẽ thắng lợi.
Tôi xin gửi Cụ lời chào trân trọng.
Thi
"
Tôi mới biết ông, ông với tôi,
Hai
vai oằn oại khó đi đôi.
Lỡ sanh Nam Bắc chung bờ cõi,
Cùng một ông cha một giống nòi.
Đành chịu cờ tàn thua nửa ngựa,
Cho hay miệng thế mới mười voi.
Mấy
lời nhắn gởi xin ông nhớ,
Nước
ngược buông câu cá chọn mồi."
Hồ Chí Minh
Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 1956
Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
HỒ CHÍ MINH.
Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, khảng khái hồi âm:
Họa vận
"
Ông hướng ông, tôi hướng tôi.
Đạo
Đời hai hướng khó đi đôi.
Lỡ
sanh đồng chủng đồng tai mắt,
Chẳng
nở ngồi yên bỏ giống nòi.
Vì
chúng dấn thân vào miệng hổ,
Liều
mình đánh cọp cứu đàn voi.
Cờ
tàn mới biết tài cao thấp,
Nào
phải như ai cá chọn mồi."
Phạm
Hộ Pháp.
Bản lưu của Viện Sử Cao Đài.
* * *
CÂY CAO & TRÁI THƠM
Đức Hộ Pháp và Đức Quyền Giáo Tông cùng nhau vịnh
trái thơm và cây cao. Hai Ngài giao hẹn, Đức Quyền Giáo Tông sẽ kết thúc bài
thơ bằng chữ CAO và Đức Hộ Pháp bằng chữ ĐÀI
Vịnh cây cao
"
Chơn bám địa cầu cứng biết bao,
Cả
vườn đều thấp có ta cao.
Lưng
mang đai bạc mưa càng đượm,
Đầu
đội tàn xanh nắng chẳng xào.
Tám
tiết chống Trời lòng chẳng mỏi,
Bốn
mùa cản gió chí không nao.
Con xanh con đỏ hai vai gánh,
Rường cột nhà Nam cậy có CAO."
Đức
Quyền Giáo Tông.
Vịnh trái thơm
" Trời sanh hoa quả lắm
chông gai,
Người gọi danh thơm tiếng để
hoài.
Nghịch tiết sái mùa không trổ
mặt,
Thuận thời phải thế mới ra tài.
Trừng trăm con mắt không kiêng
chúng,
Mọc một cái đầu chẳng sợ ai.
Gặp lúc nghinh ngang ra giữa chợ,
Chờ khi có việc sẽ lên ĐÀI."
Đức
Hộ Pháp.
Văn tế ĐHP đọc ngày 16-19 Ất Hợi ( 1935 )
Nhân ngày Tiểu Tường Đức Quyền Giáo Tông.
" Đoái Nam đảnh mây giăng,
Lượn
Long giang sóng bủa.
Hồn
Linh điện đeo sầu trang chí sĩ,
Tòa
Cao Đài chứa lụy mặt hùng anh.
Nước
Việt thường ghi tạc dấu tài lành,
Nòi
Hồng Lạc roi truyền gương tiết nghĩa.
Phương
độ thế dầu lỡ làng chưa mãn địa,
Phép
hóa dân cũng mai mỉa đủ kinh thiên.
Ba
mươi lăm năm lẫn lộn cửa quyền,
Hay
quan tiền vũ hậu.
Để
tài tình ích nước lợi dân,
Trọn
một đời người vinh diệu đai cân.
Thường
suy cổ nghiệm kim,
Đủ
trí thức an bang tế thế.
Sanh
gặp lúc ruộng dâu hóa bể,
Phong
di tục diệt.
Nhìn
nước non tha thiết tấm trung thành,
Ở
phải hồi dĩ Lữ diệt Dinh.
Hiền
vong ác thạnh,
Tìm
công môn xa lánh cửa công khanh."
Nhưng mà :
"
Toan cởi lau ẩn dật chốn non xanh,
Thương
chủng tộc lao đao vòng tử xích.
Chuông
cảnh tỉnh nán khuya đêm tịch mịch,
Trống
chiền ga gương khít bóng trời mơi.
Trút
bầu linh đổ cam lồ rưới nơi nơi,
Đưa
gậy sắt dẹp sầu than cùng chốn chốn.
Qui
tâm lý đem nhơn sanh vế một bổn,
Lấy
thiên lương làm thiên hạ hiệp trăm nhà.
Cầm
cờ tang cầu vạn quốc dẹp can qua,
Đưa
gươm huệ khuyên giống nòi thôi loạn lạc.
Mang
thiên mạng Chí Tôn phú thác,
Độ
quần linh giải thoát trầm luân.
Bố
hồng oai Hội Thánh gội nhuần,
Dắt
nhơn loại lánh thân ác đạo.
Thuyền
bát nhã chở đầy khổ não,
Liền
trở lui Bồng Đảo bến xưa.
Cửa
thiền lâm êm tịnh mây mưa,
Vội
rào chặt Tây phương nẻo cũ."
Anh cả ơi !
"
Nầy sự nghiệp nhà Nam đầy nghĩa vụ,
Anh
lòng nào bỏ phú cho đám em khờ.
Kìa giang san đất Việt những cơ đồ,
Anh bao nở nấy giao cho đàn trẻ dại.
Nhìn dấu bước in chơn nơi hồ hải,
Giục
nhớ người nặng quảy gánh đồ thơ.
Nghe
chày kình khua tiếng chốn đền thờ,
Giục
nhớ khách dõi khai đường tận độ.
Ngôi
còn đó, vị còn đó, đạo còn đó, đời còn đó,
Anh
bao đành tìm ngỏ non tiên.
Nhà
ở đây, vợ ở đây, con ở đây, bạn ở đây,
Anh
nở vui miền cực lạc.
Hay
là giận nhơn tình tráo chác,
Bến
Ngân Hà tắm mát tâm hồn.
Hay
là hờn thế sự dại khôn,
Vào
Bát Quái bảo tồn trí giác.
Vài
từng rượu lạt,
Ít
chén cơm chay.
Hỡi
ơi ! Thương thay !
Linh
thiêng chứng chiếu ."
Hộ Pháp đọc tại Đại Đồng
Xã.
11-9- Bính Tuất ( 1946 )
"
Nhắn bạn Quyền Giáo Tông.
Hồ
lô ai để ở nơi đâu,
Ái
quốc Việt Nam nhét bể bầu.
Cứu
thế hồng ân chưa rải khắp,
Nâng
thuyền lòng nước vốn còn sâu.
Nhơn
tài nảy nở tuy trăm bụng,
Dân
trí biến sanh bởi một bầu.
Ví
nhướng mắt Tiên xem rõ trận,
Cuộc
cờ thắng bại tận phao câu."
Đức Quyền Giáo Tông giáng cơ họa vận. Bài thi của
Đức Hộ Pháp 15-9- Bính Tuất.
"
Tách trần tính lại đã là lâu,
Thế
giới vân du chỉnh một bầu.
Nguồn
đạo bấy chừ bao sức lớn,
Tinh
thần từ trước đã gần sâu.
Nhơn
tâm gầy khối đều nên mặt,
Tình
thế trau nên kiểu vở đầu.
Lừa
lọc nên hư do phép tạo,
Hưng
suy chỉ định bởi đôi câu."
Đêm 12-10- Kỷ Sửu ( 1949 )
Tại Tháp Đức Quyền Giáo Tông, ĐHP ra đề thi "
Thần Lý Ngưng Dương du Nam"
"
Bầu linh gậy sắt quảy du Nam,
Nương
bóng từ bi đến cõi phàm.
Độ
thế so đồng cân nhựt nguyệt,
Phục
sinh đổ trọn giỏ hoa lam.
Nẻo
Tiên lối cũ thân dầu dại,
Bợn
tục đường xưa bước đã nhàm.
Bảy
bạn ai còn nơi cõi thế,
Đông Du xin nhắc vụ ông Lam."
Hộ
Pháp
Ngày 15-10- Giáp Tuất ( 21-10-1934 ).
Trích trong bài văn, Đức Hộ Pháp tế Đức Quyền Giáo Tông .
" Vì thương đời mà khổ hạnh đa đoan,
Bởi
mến đạo tân toan lắm nỗi.
Đời
hằng đổi lòng kia chẳng đổi,
Non
dầu mòn chí nọ không mòn !
Mấy
mươi năm phơi trải tấc son,
Trọn
một kiếp bảo tồn phong hóa.
Đường
thế gập ghềnh chí cả,
Thuyền
từ lắc lẻo vững tay chèo.
Trải
bao phen lên ải xuống đèo,
Đã
lắm lúc đăng sơn quá hải.
Nhớ
linh xưa,
Đối
cùng bằng hữu hết tình quảng đại.
Xử
với gia đình trọn ngãi từ hòa,
Tưởng
cùng nhau sum hiệp một nhà.
Hay
đâu nỗi người về kẻ ở.
Anh
cả ơi !
Đã
đành thiên số hữu kỳ,
Nhưng
nghĩ đến cũng đau lòng trần khách.
Vậy
mấy em tạm vài lời thiết thạch,
Chúc
hương hồn nhẹ tách Cửu Tiêu.
Hỡi
ơi ! Thương thay !"
Hộ Pháp Phạm Công
Tắc
* * *
Đức Hộ Pháp, Tế Đức Quyền Giáo Tông
Thi
"
Đức Quyền Giáo Tông dày công Khai Đạo,
Chí
trung thành hòa hảo từ bi.
Đắc
truyền Khai Đạo Tam Kỳ,
Bảo
an Tòa Thánh đến kỳ cửu niên.
Chơn
linh Ngài Đại Tiên Thiết Quả,
Nắm
trọn quyền anh cả nhơn sanh.
Từ
bi bác ái trọn lành,
Năm
mươi chín tuổi đắc thành qui Tiên.
Công
vĩ đại lưu truyền nhơn loại,
Cả
nữ nam lưỡng phái bình quyền.
Nhờ
Ngài mới đặng phục nguyên,
Ngài xin chính phủ ban quyền tự do.
Trong chín năm lo toan gầy Đạo,
Chịu hàm oan khảo đảo thị phi.
Tánh Ngài quảng đại từ bi,
Ai khen không muốn ai chê không hờn.
Trí hòa hưỡn như đờn trổi nhịp,
Chẳng
một ai bì kịp trí tài.
Nhơn
sanh biết Đạo Cao Đài,
Muôn
năm ghi nhớ ơn Ngài Giáo Tông."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét