Thuyết Đạo, Diễn Văn & Thi Văn (Hiến-Pháp Trương Hữu Đức)

1 - Diễn Văn Nhân Dịp Lễ Tấn Phong Tân Luật-Sự ( 23 - 12 - 1964 )
Ngày 24 tháng 12 Nam 1964
DIỄN VĂN
NHÂN DỊP LỄ TẤN PHONG TÂN LUẬT SỰ
Kính thưa Hiền-Huynh Bảo Thế
Chư Hiền-Đệ Chức Sắc Hiệp Thiên Đài
Các em Tân Luật Sự,
Nhân dịp mấy em Tân Luật Sự được tấn phong,
bần tăng xin tỏ lời chúc mừng mấy em và nhắc lại vai tuồng của Bộ Pháp Chánh cho mấy em rõ thêm để làm tròn nhiệm vụ.

VAI TUỒNG CỦA BỘ PHÁP CHÁNH
Pháp Chánh Hiệp Thiên Đài ĐỨC CHÍ TÔN lập ra là cốt yếu làm tiêu chuẩn cho tất cả con cái của Ngài nhìn vào đó mà tiến bước vững vàng đặng xây dựng nền Đạo do chính mình Ngài đến thành lập nơi cõi thế này.
Pháp Chánh là khuôn vàng thước ngọc của ĐỨC CHÍ TÔN tự ban cho chúng ta để do theo đó mà hành đạo cho khỏi lầm đường, lạc lối. Nếu không có Pháp Chánh kềm chế thì mạnh ai nấy tự động theo ý riêng mình, như chúng ta thường mục kích từ thử trong cửa Đạo làm cho loạn Chơn Truyền, rồi Chánh Giáo có thể qui Phàm mà chớ.

Vì cớ mà ĐỨC CHÍ TÔN mới thành lập cơ quan Pháp Chánh để bảo thủ Chơn Truyền bằng cách trông nom giữ gìn toàn Đạo tránh khỏi phạm Thiên Điều.

ĐỨC CHÍ TÔN lại giao cho Chức Sắc Hiệp Thiên Đài nắm giữ luật pháp ấy cho công bình, nghiêm chánh vì Chức Sắc Hiệp Thiên Đài đã lập thệ trước mặt Ngài cùng chư Thần, Thánh, Tiên Phật lấy dạ vô tư mà hành đạo, không tư vị cũng không hà hiếp. Có vậy chủ quyền của Đạo mới bảo tồn được lâu dài vì nó tượng trưng sự công bình bác ái làm thoả mãn nguyện vọng của toàn Đạo. Chủ quyền của Đạo còn thì Đạo còn, hễ chủ quyền của Đạo mất thì Đạo cũng mất. Thử hỏi Đạo mất thì anh em trong Đạo còn được hay không ?

Chúng ta phải nhận rõ đó là đặc ân vô đối mà ĐỨC CHÍ TÔN ban tứ cho Hiệp Thiên Đài.

Nhưng cũng phải hiểu thêm rằng: hễ lãnh trọng trách ắt có trọng hình, nếu chúng ta phạm pháp thì phải bị hình phạt gấp đôi.

Nay mấy em Tân Luật Sự đã được tấn phong và sẽ lãnh trọng trách trong đại gia đình Hiệp Thiên, các em nên hết lòng thận trọng, đề cao nhiệm vụ của mình cho xứng phận, phải lo bảo tồn nghiệp Đạo bằng các xây dựng và làm cho Đạo ngày càng chói rạng khắp cả Năm Châu Bốn biển để khỏi hổ mặt với Đời, cùng Đạo. Vì tên tuổi của chúng ta đã ghi chép rõ ràng trong cửa Đạo, hễ Đạo nên thì chúng ta nên, Đạo hư thì chúng ta cũng hư luôn.

Nói đến đây bần tăng cảm nghĩ và tin tưởng rằng các em có đủ tinh thần phục vụ và khả năng xây dựng. Các em sẽ làm nên cho Đạo.

Trước khi dứt lời , và trước khi chia tay cùng các em, sau bữa tiệc thân mật này, bần tăng xin thành tâm cầu nguyện ĐỨC CHÍ TÔN, ĐỨC PHẬT MẪU và các Đấng Thiêng Liêng ban hồng ân cho các em làm tròn nhiệm vụ.
Ngày 20 tháng 11 năm Giáp Thìn
( 23 - 12 - 1964 )
HIẾN PHÁP
Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh
TRƯƠNG HỮU ĐỨC

* Thật vậy, trong bài thuyết đạo ngày 18 tháng 2 Kỷ Sửu (1949) Đức Hộ Pháp nói: Đức Quan Âm Bồ Tát là pháp thân của Từ Hàng.


2 - Bài Thuyết Đạo Nhân dịp Lễ Khánh Thành Quả Càn Khôn mới và Lễ an vị pho tượng của Đức Hộ-Pháp trên Thất Đầu Xà ( 29 - 1 - 1964)

BÀI THUYẾT ĐẠO
Nhân dịp Lễ Khánh Thành Quả Càn Khôn mới và
Lễ an vị pho tượng của ĐỨC HỘ PHÁP trên Thất Đầu Xà
lúc giờ Tý ngày rằm tháng chạp Quí Mão ( 29 - 1 - 1964)

Kính thưa Hội Thánh,
Kính thưa Chư Chức Sắc, chức việc và Đạo Hữu nam nữ .
Nhân dịp lễ Khánh Thành Quả Càn Khôn mới và Lễ an vị pho tượng của ĐỨC HỘ PHÁP trên Thất Đầu Xà, tôi xin được giải sau đây sự tích Quả Càn Khôn và ý nghĩa lễ an vị pho tượng của ĐỨC HỘ PHÁP .

I . SỰ TÍCH QUẢ CÀN KHÔN
Sau khi mở Đạo Tam Kỳ Phổ Độ vào năm Bính Dần (1.1926) ngày 17 tháng 9 năm 1926, ĐỨC CHÍ TÔN giáng cơ dạy chư Chức Sắc cao cấp phải làm một trái Càn Khôn tròn quay như Trái Đất, màu xanh da trời, trên có vẽ cung Bắc Đẩu và Tinh Tú. Thầy kể Tam Thập Lục Thiên, Tứ Đại Bộ Châu ở trên không khí, tức không phải Tinh Tú, còn lại Thất Thập Nhị Địa và Tam Thiên Thế Giới thì đều là Tinh Tú. Tính lại ba ngàn bảy mươi hai ngôi sao phải vẽ lên Quả Càn Khôn. Tại ngôi Bắc Đẩu phải vẽ hai cái bánh lái cho đủ. Trên sao Bắc Đẩu vẽ con mắt Thầy, vì là cơ mầu nhiệm tạo hoá trong ấy. Đáng lẽ trái đất ấy phải bằng chai đúc trong một ngọn đèn cho nó thường sáng, ấy là lời cầu nguyện rất quí báu cho cả nhơn loại Càn Khôn Thế Giới đó. Nhưng làm chưa kịp thì phải tùy tiện làm thế nào cho kịp kỳ Đại Hội.

Thể theo Thánh ý của ĐỨC CHÍ TÔN, chư Chức Sắc hiệp sức nhau kiến tạo quả Càn Khôn đầu tiên đặt lên trên một trụ cốt nơi Bát Quái Đài để cho toàn Đạo sùng bái và chiêm ngưỡng.

Sau lại vì sự rủi ro, quả Càn Khôn ấy phát hoả, cháy tiêu hết, duy có Thiên Nhãn thì còn lại y nguyên.

Vì sự linh thiêng ấy mà toàn Đạo càng thêm tin tưởng và đến khi tu tạo lại quả Càn Khôn khác, tất cả đều quyết định đặt Thiên Nhãn cũ ấy lên quả Càn Khôn mới.

Đến nay quả Càn Khôn sau cũng vì thời gian mà hư hại. Hội Thánh quyết định kiến tạo quả Càn Khôn khác thay thế vào. Hội Thánh cũng đồng tình biểu quyết dành lại Thiên Nhãn cũ để đặt lên quả Càn Khôn mới ngày nay. Đó là do lòng tín ngưỡng cao cả của toàn Đạo không ai có quyền phủ nhận.

Một sự linh thiêng ngoài tưởng tượng của mọi người. Sau khi hạ quả Càn Khôn cũ, cả thế giới và trong Đạo đều chấn động. Trong Đạo thì xảy ra nhiều điều rối rắm gây sự bất hoà giữa người Đạo làm cho mất sự êm ấm điều hoà, đến nỗi ĐỨC LÝ NHỨT-TRẤN OAI NGHIÊM giáng cơ quở trách và ngưng công việc cầu phong, cầu thăng. Ngoài đời thì có nhiều thay đổi, chẳng hạn như cuộc cách mạng của Hội Đồng Tướng Lãnh, vụ mưu sát Tổng Thống Mỹ, Nhà vua Thái Lan và nhiều cuộc biến chuyển khác trên toàn thế giới.

Cuộc biến chuyển này, ĐỨC HỘ PHÁP cũng đã tiên tri trong bài Thi sau đây:
"Chẳng phải Tây Ninh chịu nạn nghèo
Cuộc đời biến chuyển rất cheo leo
Trời còn đất lở tang thương biến
Ruộng rẫy phố phường lộ mốc meo
Sắc tướng thinh âm tua giảm bớt
Thêm đường công quả chúng làm theo
Văn chương đâu rõ thông cùng lý
Chánh trị hưng suy đã thấy dèo."


II . Ý NGHĨA LỄ AN VỊ ĐỨC HỘ PHÁP TRÊN THẤT ĐẦU XÀ
Về công nghiệp của ĐỨC NGÀI, thì toàn Đạo ai ai cũng đều hiểu biết, tôi xin kể ra đây cũng thừa.

Tôi chỉ xin trích lục dưới đây lời Thuyết minh của ĐỨC NGÀI nhân lễ Trấn Thần ĐỀN THÁNH, ngày 6 tháng Giêng năm Đinh Hợi ( 1.1947)

Khi trấn thần Ngai HỘ PHÁP ngự, Ngài trấn chữ KHÍ, có một con rắn bảy đầu quấn vào dưới ngai Ngài, ngóc lên sau lưng , bốn đầu gục xuống ba đầu ngóc lên, cái mình quấn Ngôi Thượng Phẩm, cái đuôi quấn Ngôi Thượng Sanh.

Rắn Thần bảy đầu tượng trưng cho người có thất tình : Aùi, Ố, Dục, Hỉ, Lạc, Nộ, Ai

Ba đầu rắn ngó lên sau lưng Hộ Pháp là : Hỉ, Lạc, Aùi. Người tu nên luyện tập bâng đỡ ba tình : Vui, Mừng, Thương ấy. Còn bốn tình kia : Ai, Nộ, Ố, Dục thì đè xuống đừng cho ngóc đầu lên .

Khi ĐỨC HỘ PHÁP trấn Pháp hành bí Pháp cùng thể pháp các Đàn, Vía, Sóc, Vọng, khi ngài đứng là chuyển Pháp, Ngài ngồi là trụ Pháp, nên khi Ngài ngồi hai chân đạp hai đầu Ai bên tả, Nộ bên hữu , hai tay đè Ố bên Hữu, Dục bên tả.

ĐỨC NGÀI nói : khi HỘ PHÁP trấn trên Thất Đầu Xà là để nén các vật dục ở thế này gom lại khỏi cấu xé nhau, để MỪNG, VUI, THƯƠNG cho mọi người chung hưởng Thái Bình để gìn giữ đạo đức tu hành dễ dàng, nước nhà thanh trị, e sau này HỘ PHÁP xuất ngoại Thượng Sanh về ngự nơi đuôi thì tự do , thất tình lôi cuốn cấu xé lẫn nhau, không phương kềm chế, ấy là cơ thử thách nội và ngoại.

Ngày nào HỘ PHÁP trấn lại trên Ngai thì mới có thể dễ dàng mọi việc Đời Đạo . Quyền Thiêng Liêng phải vậy đặng vay trả cho sạch oan khiên, mới đem thuần phong mỹ tục vãn hồi hoà bình, trật tự, tháng Thuấn, ngày Nghiêu, trở nên Thượng Cổ. Vì lời tiên tri trên của ĐỨC HỘ PHÁP mà HỘI THÁNH rất lo ngại nên quyết định đúc tượng của ĐỨC NGÀI gấp rút để trấn an trên Thất Đầu Xà nghĩa là trấn áp phần nào Thất Tình của con người, đặng tránh bớt biến cố trong Đạo, vì lời tiên tri ấy đã thực hiện rõ rệt từ ngày Thượng Sanh về cầm quyền tối cao trong Đạo. Có nhiều hiện tượng cho thấy thất tình đã dậy, gây sự bất hòa giữa người Đạo với người Đạo.

Tuy nhiên, nếu chúng ta biết thận trọng trong các hành vi và trụ vững tinh thần đừng để thất tình lôi cuốn thì dầu không trấn an cũng có thể tránh được sự bất hoà , vì tôn chỉ của Đạo chủ trương hòa ái, nếu đi ngoài chủ trương ấy là lạc Đạo vậy.

Anh chị em chúng ta có bổn phận phải thành tâm cầu nguyên Ơn Trên ban phước lành cho toàn Đạo và toàn chúng sanh để tránh những điều chẳng may và khẩn cầu riêng ĐỨC HỘ PHÁP ban ân điển vào Thánh tượng của Ngài để chế ngự Thất Đầu Xà tức là Thất Tình, làm sao cho Đạo được êm ấm, điều hoà mới mong ĐỨC LÝ NHỨT-TRẤN OAI NGHIÊM ân xá cho tất cả, rồi mới mong đến việc cầu phong cầu thăng cho những Chức Sắc đầy đủ công nghiệp .

Chúng ta cũng phải cầu nguyện cùng ĐỨC CHÍ TÔN và ĐỨC PHẬT MẪU ban ơn Lành cho nước nhà mau bình yên thạnh trị, đặng rước Liên-Đài của ĐỨC NGÀI về TOÀ THÁNH để trấn an vĩnh viễn nơi NGÔI ĐỨC NGÀI ngư.
HIẾN PHÁP
TRƯƠNG HỮU ĐỨC

3 - Bài Thuyết Đạo Nhân dịp lễ Vía Ngài Khai Pháp Chơn Quân Trần Duy Nghĩa
( Ngày 22 tháng Giêng )

BÀI THUYẾT ĐẠO
Nhân dịp lễ Vía Ngài KHAI PHÁP CHƠN QUÂN TRẦN DUY NGHĨA
( Ngày 22 tháng Giêng )

Kính thưa Hội Thánh,
Kính thưa chư chức Sắc, Chức Việc và Đạo Hữu Nam Nữ,
Kính thưa qúi quan khách,
Nhân dịp ngày vía Ngài Khai Pháp Chơn Quân, tôi xin sơ lược giải Tiểu sử của Ngài dưới đây:

Công-nghiệp vĩ đại và phi thường của Ngài Khai Pháp Chơn Quân chẳng còn không ai biết và cũng không bút mực nào tả hết đặng. Thật là một vị Thiên Can của ĐỨC CHÍ TÔN giáng thế Khai Nguơn cứu Đời qua bể khổ.

Toàn Đạo đều nhìn nhận đó là bậc xã thân cứu thế mới làm đặng được như vậy mà thôi.

GIAI ĐOẠN THỨ NHỨT: Năm 1934 nền Đạo chinh nghiêng một mặt quyền Đời áp chế, một mặt các Chức Sắc lớn của Trùng Đài buổi ấy chia rẽ con cái ĐỨC CHÍ TÔN phá rối Chơn Truyền. Ngài vâng lệnh ĐỨC HỘ PHÁP qua nắm quyền Ngọc Chánh Phối Sư giữa lúc tinh thần Thiên Phong lay chuyển, đem hết trí lực trung thành cùng Hội Thánh đặt lại được một nền triết lý chánh trị vững chắc, cả Chức Sắc Thiên Phong đầy đủ chí hy sinh, phế Đời hành Đạo, tuân y Đạo Nghị Định thứ năm của ĐỨC LÝ GIÁO TÔNG.

Nói rõ ra, thì nền móng Chánh trị Đạo được xây dựng đầu tiên là nhờ bàn tay của Ngài vậy.

GIAI ĐOAÏN THỨ NHÌ: Năm 1937, nước nhà lâm vào nạn kinh tế khủng hoảng. Đạo phải chịu ảnh hưởng chung, kẻ đói có cơm , rách có áo, đau có thuốc, chết có hòm, làm cho toàn Đạo và Hội Thánh đều được hãnh diện nhìn thấy ngọn cờ cứu khổ của Đạo Cao Đài trùm che toàn cả chư Thiện Nam Tín Nữ từ ấy.

GIAI ĐOAÏN THỨ BA : Năm 1941, đao binh sôi nổi Hoàn Cầu nước Việt Nam lại bị nạn dân ách nước. Những bậc mến thương nòi giống, muốn trụ vững Quốc Hồn, nương theo tinh thần Đạo Đức, quyết đem thân làm mảnh áo tơi để đỡ nắng cho Đời, lại bị coi như kẻ có tội, rồi vì đó mà Ngài với ĐỨC HỘ PHÁP và ba vị Chức Sắc nữa phải chịu đồ lưu nơi hải ngoại.

Buổi cơ Đời đảo lộn, kẻ vị ngã thì được hưởng lương bổng lộc tước quyền, còn bậc hiền lương đạo đức lại bị giam hãm vào tù lao ngục thất .

Thảm thay ! Hạng tù đày vô định nơi phương trời xa cách tưởng đành cam gởi nắm xương tàn nơi đất khách quê người , cách biệt nước nhà và bổn đạo thì còn mong gì trở lại cố hương ? Những con chim bạt gió tạm nghỉ cánh nơi phương trời xa thẳm mà còn mong có ngày bay về tổ cũ, chớ kẻ bị đày với thời gian vô định thì mỗi ngày tù là thiên thu tại ngoại. Thân tuy đau khổ quê người mà hồn vẫn mơ màng đất Tổ. Cái sầu thành khổ hãi ấy chỉ có người đồng cảnh huống mới hiểu thấu mà thôi.

May thay ! Đấng Tạo Hoá Chí Linh, Quyền Thiêng Liêng mầu nhiệm nên 5 năm khổ nạn của các Ngài lại biến thành những thành tích vinh quang để nâng cao tinh thần đạo đức khiến cho kẻ tù được về nước, toàn Đạo mới được hưởng hồng ân như ngày hôm nay. Chẳng khác nào cây thập tự của Dân Israel dùng giết ĐỨC CHÚA JÉSUS khi xưa trải qua gần hai ngàn năm mà ngày nay Thiên hạ vẫn phụng thờ tôn kính.

GIAI ĐOAÏN THỨ TƯ : Năm 1946 khi Ngài trở về Cố Quốc nhận thấy sanh linh đồ thán, kẻ khá giả thì áo cánh quần đùi, người nghèo hèn thì mảnh bố che thân, mà có khi rách trước rách sau. Thuyền Đạo lại cần có kẻ hay chèo. Buổi ấy có nhiều bạn khuyên Ngài tuổi già sức yếu nên tịnh dưỡng, an nhàn thì Ngài lại quả quyết rằng : Nước nhà đương cơn biến đổi, dân chúng đang lúc lầm than ta đã xem tận mắt, nếu chối từ phận sự là kẻ có tội với giang san.

Ngài chỉ xin phép ba ngày về thăm viếng gia đình .(ba ngày nghỉ sau khi nạn đồ lưu mà cũng xin phép) rồi về ngay Toà Thánh nắm quyền Chưởng Quản Bộ Pháp Chánh cho đến khi cỗi xác phàm trần.

Ôn lại những sự nghiệp xây dựng rất cao qúi về dĩ vãng hiểu rõ vai tuồng tối trọng của Chơn Quân Khai Pháp trong nhiệm vụ hành chánh, Phước Thiện và Pháp Chánh thì chúng ta đều nhận thấy đó là vai tuồng đặc biệt ít kẻ dám bì. Bảo thủ luật pháp Chơn Truyền của Đạo, để làm qui cũ chuẩn thẳng trong nhiệm vụ của hình hài Thánh thể, tránh cho Chánh Giáo khỏi qui phàm.

Chúng ta nên mừng cho Ngài Khai Pháp đã làm tròn nhiệm vụ của ĐỨC CHÍ TÔN giao phó, mừng cho Ngài đã sống trở lại vinh hiển nơi cõi Thiêng Liêng hằng sống và mừng cho tên tuổi Ngài nêu trong Đạo sử muôn ngàn năm bất diệt , để lại cho tương lai giống Lạc Hồng và toàn Đạo một sự nghiệp tinh thần vô đối.

Đó là tinh thần cao cả của Đạo Cao Đài về Nho tông chuyển thế và của toàn thể đồng bào lấy đạo đức làm căn bản.

Vậy toàn thể chúng ta nên tưởng niệm ân ĐỨC NGÀI Khai Pháp và cầu nguyện Ngài trợ giúp Thánh Thể về mặt huyền linh đặng chóng đem lại thanh bình hạnh phúc cho non sông nước Việt.

Luôn dịp này tôi xin trích lục dưới đây bài Thánh Giáo ngày mồng ba tháng tư năm Qúi Dậu (1933) của ĐỨC CHƯỞNG ĐẠO NGUYỆT-TÂM dạy về luật pháp của Đạo :
“ Chào chư Đại Thiên Phong, Chư Hiền Hữu, Chư Hiền Muội “

“ Phàm luật pháp lập thành đều tùy sở dụng buộc kẻ chung công hiệp trí tác thành một cơ sở vĩ đại, đông tây tương thân tương ái, bởi cớ mà luật pháp vẫn nhiều mặt đặc biệt cùng nhau, tùy theo phương dụng, chẳng thể dùng một mặt luật pháp nào mà thay vào một cơ sở khác hành vi cho đặng, cần thì mới lập còn vô ích thì bỏ. Vậy các luật pháp của CHÍ TÔN đã đào tạo đều hữu ích cho cơ quan hành động cho Chánh Giáo của Người, một cái dấu bỏ ra cũng chẳng đặng. Hễ tùng thì Đạo thành, còn nghịch thì Đạo diệt. Cả thảy Hội Thánh chưa ai đặng quyền ra khỏi ngoại luật. Chúng ta vâng theo mới đắc thành quyền hành Hội Thánh, thảng có một người nghịch thì làm rối loạn chơn truyền.

Kẻ nghịch cùng thế Đạo, thì tội trục ngoại xã hội hay là diệt tàn cho khỏi lưu hại, còn kẻ nghịch cùng Đạo Pháp thì tội trục ngoại Thánh Thể CHÍ TÔN hay là có ngày quyền Thiêng Liêng tận diệt.

Chúng ta từ đây coi kẻ phạm luật pháp như thù địch của Đạo, dùng phương trừ khử. Bần Đạo đã thọ sắc lịnh Ngọc Hư lo chuyển Pháp thì không phương tha thứ điều phạm bao giờ. Từ đây Hội Thánh Ngoại Giáo giữ nghiêm Pháp Luật.

Bần Đạo xin để lời cầu khẩn cùng GIÁO TÔNG và HỘ PHÁP cũng để lòng lo phương thế trừ hại, đừng vì bác ái từ bi vị nể”.

Trước khi dứt lời, chúng tôi xin thành tâm cầu nguyện Ơn Trên ban phước lành cho toàn Đạo và toàn sanh chúng.
HIẾN PHÁP HTĐ

4 - Bài Thuyết Đạo Nhân ngày vía Đức Hộ-Pháp Mồng mười tháng tư năm Ất Tỵ (1965)
Mồng mười tháng tư năm Ất Tỵ (1965)

BÀI THUYẾT ĐẠO
Nhân ngày vía ĐỨC HỘ PHÁP
Kính thưa Hội Thánh
Kính thưa Chư Chức Sắc, Chức Việc và Đạo hữu Nam, Nữ,
Hôm nay là lễ vía ĐỨC HỘ PHÁP, tôi xin nhân dịp lược thuật Tiểu sử và xưng tụng công đức vô biên của ĐỨC NGÀI đối với Đạo.

Nhắc đến ĐỨC HỘPHÁP tức là nhắc đến đấng vĩ nhân của nước Việt Nam, một công thần khai sáng nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ , một Giáo Chủ có một không hai của thời đại.

Thật vậy, chẳng những trong Đạo mà luôn cả ngoài Đời, ai ai cũng đều công nhận ĐỨC NGÀI đã sáng lập một sự nghiệp uy nghi và đồ sộ, một công trình kiến thiết phi thường về hai mặt tinh thần lẫn hình thức.

Nếu chẳng phải bàn tay xây dựng khéo léo và nếu chẳng nhờ tinh thần mẫn huệ và kiên quyết của ĐỨC NGÀI thì chưa ắt ngày nay có được một nền Đại Đạo như vậy trong đất nước của chúng ta.

Nói đến Tiểu sử của ĐỨC NGÀI hẳn phần đông trong Đạo đã hiểu rõ vì tiểu sử ấy đã được xuất bản và được nhiều Chức Sắc Đại Thiên Phong thường nhắc nhở đến rồi.

Đây tôi chỉ xin nhắc lại những sở kiến tương đồng và những đặc điểm tương đắc cùng đa số các bạn đồng chí của ĐỨC NGÀI buổi ấy rồi, do đó mới đi lần đến đoạn đầu mở Đạo.

Dưới thời Pháp thuộc, nhiều nhà chí sĩ vì thương dân yêu nước như ĐỨC NGÀI đã có ý định làm cách mạng để giải ách nô lệ cho dân tộc. Mặc dù sở hành có khác nhau đôi chút nhưng kỳ trung cũng đều nhắm vào một mục đích là cứu dân cứu nước.

Nhiều cuộc cách mạng nổi dậy tưng bừng : trước hết là phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Xuất Dương Du Học, chống thuộc địa v.v….

Tuy không được thành công mỹ mãn, nhưng các cuộc cách mạng đã có tiếng dội sâu xa làm phấn khởi lòng dân chẳng ít. Ngoài cuộc cách mạng bằng hình thức lại còn có các cuộc cách mạng tinh thần, chẳng hạn như sách vở, báo chí, Tôn giáo v.v.. Nhờ đó mà đến khi đệ nhị Thế Chiến nổ bùng, nước Việt Nam ta mới thừa cơ đứng lên giành Độc Lập. Tuy chưa được hoàn toàn nhưng cũng hưởng được phần nào quyền tự chủ : được tự do đi lại, tín ngưỡng, tự do hội hiệp, tự do ngôn luận v.v… Tuy nhiên các quyền tự do ấy nếu không có gì làm căn bản để chế ngự thất tình lục dục thì nó cũng có thể mất được vì lòng dục vọng và tánh ích kỷ của con người không thể lường được. Nó hay sanh biến bất thường.

Vậy thì phải lấy gì làm căn bản ?
ĐỨC HỘ PHÁP đã trả lời câu hỏi này bằng cách sáng lập một nền Đạo trong nước với đồng tâm cộng tác của các đồng chí và của toàn thể con cái ĐỨC CHÍ TÔN . Chỉ có Đạo Đức mới làm được căn bản cho tất cả mọi việc mà thôi. Vì vậy, ĐỨC NGÀI và các bạn đồng chí mới hiệp nhau thành nhóm, trước ít sau nhiều và do các cuộc xây bàn lúc đầu rất khó khăn cực nhọc. Nhưng các bạn ấy cũng không nản lòng thối chí, đêm nào cũng chịu khó hiệp nhau thức suốt cầu hỏi các Chơn Linh để hiểu rõ các điều huyền bí. Nhờ xây bàn sau mới biết dùng cơ bút để phổ độ chúng sanh. Sở dĩ tôi phải nhắc lại đoạn này là vì muốn cho ai nấy đều thấy rõ ý chí kiên quyết của ĐỨC NGÀI bắt tay vào việc trước xây bàn sau chấp cơ. Ngài để hết Nghị lực nào đó, dẫu phải kéo dài thời gian đến bao lâu cũng không nệ.

Sau khi ĐỨC NGÀI cùng hai bạn đồng chí là Đức Thượng Phẩm và Đức Thượng Sanh phăng được nguồn gốc mối Đạo, mới tung ra cho toàn thể quốc dân được biết để hưởng ứng mà lập thành Đại Đạo.

Kế đó nhờ cơ Phổ Độ của các đồng chí kể trên và của Thập Nhị Thời Quân mà trong một thời hạn không lâu số Thiện Tín nhập môn cầu đạo có đến hàng triệu.

Vậy là giai đoạn đầu lập Đạo của ĐỨC NGÀI có kết quả.
Tuy nhiên ĐỨC NGÀI cũng chưa lấy đó làm mãn nguyện vì chí cả của Ngài là phải làm thế nào cho toàn sanh chúng được chung hưởng hạnh phúc, chẳng những trong quốc nội mà còn ra quốc ngoại nữa, vì tôn chỉ của Đạo là độ tận chúng sanh không phân biệt màu da sắc tóc. Bởi cớ nên mới chủ trương qui Tam Giáo hiệp Ngũ Chi và sau này sẽ đi đến Đại Đồng Tôn Giáo.

ĐỨC NGÀI lập thành mối Đạo trong thời kỳ Pháp Thuộc không phải là một chuyện dễ. Bởi thế nên ĐỨC NGÀI bị thử thách đủ điều, nếu chẳng phải một Chơn Linh siêu việt thì không thể nào tránh khỏi thất vọng.

Tôi xin nhắc nơi đây mấy lời tặng của Ngài Thượng Sanh :
“ Điêàu chúng ta nên lưu tâm là một bậc Đại Đức đã lấy hết chánh tâm và thành ý trải bao khó nhọc vì chủ nghĩa thương Đời mong thực hành phần nào Thiên ý đặng cho nhơn sanh được nhuần gội ân huệ của Đấng Chí Tôn mà cũng không tránh khỏi tai nạn bất thường, phải trải qua những cuộc thử thách kinh hồn khiến cho ai cũng phải châu mày ứa lệ”

Sự thử thách quá nặng nề, dù cho ai lâm vào tình trạng đen tối như vậy thì tính cương quyết cũng phải tiêu ma chí anh hùng cũng ly tán. Nhưng nhờ nơi ĐỨC NGÀI có thể tiếp xúc với các Đấng thiêng liêng bằng sự chấp bút, nên xác thân dù bị đọa đày đau khổ mà tinh thần vẫn trụ vững, nảo cân vẫn quang minh, yên tâm để hết Đức tin nơi ĐẠI TỪ PHỤ.

Chúng ta rất hãnh diện được một đấng giáo chủ anh minh, một chí sĩ anh hùng đã lập thành mối Đạo, đã kiến tạo một đại nghiệp lưu lại đời đời cho nhơn sanh thừa hưởng.

Mặc dù không phải là một nhà kiến trúc sư, ĐỨC HỘ PHÁP đã chỉ vẽ và điều khiển công thợ xây dựng một Đền Thánh rất tân kỳ vĩ đại, chẳng những làm cho các kiến trúc sư trong nước khen ngợi mà nhiều du khách ngoại quốc cũng trầm trồ khen phục .
Với một công trình kiến tạo lớn lao như thế mà Đức ngài chỉ dùng những Đạo Hữu hiến công và những phương tiện tài chánh rất kém cỏi eo hẹp.

Nền móng Đền Thánh bắt đầu năm 1933 và đến năm 1936 mới khởi công xây cất.
Đến 1941 công cuộc kiến trúc vừa hoàn thành bên ngoài và chưa kịp trang hoàng thì ĐỨC NGÀI bị bắt lưu đày làm các việc đều ngưng trệ.
1/1946 ĐỨC NGÀI về nước, tiếp tục liền công việc kiến tạo Đền Thánh. 1/1947 mở cửa. 1954 mới hoàn tất và Lễ Khánh Thành được cử hành vào tháng Giêng năm Ất Mùi ( 1/1955).

Có người đến xưng tụng công ĐỨC NGÀI thì ĐỨC NGÀI khiêm tốn nói rằng chỉ làm theo lịnh dạy của ĐỨC CHÍ TÔN và ĐỨC LÝ ĐẠI TIÊN chớ chính mình Ngài chẳng có công chi hết.

Ngoài công nghiệp xây cất Đền Thánh cùng các Dinh Thự khác trong Đạo, ĐỨC NGÀI còn khai thác vùng Ngoại Ô Thánh Địa, cắt đất phân lô chia cho Đạo Hữu, mở nhiều đường trong Châu Vi Thánh Địa và kiến tạo Long Hoa Thị, ĐỨC NGÀI nói: “Chợ này sẽ là vú sữa của bổn Đạo “

Ngài lo cho bổn đạo cũng như một ông cha lo cho các con cái. Bởi thế nên trong Đạo không còn một ai là người không tưởng niệm công ơn của ĐỨC NGÀI, vì ĐỨC NGÀI đã nghĩ đến tất cả mọi người từ lớn chí nhỏ.

Khi khai thác vùng đất Cực Lạc, Ngài đã dành một phần để cất Dưỡng Lão Đường, còn một phần nữa tạo thành 6 mẫu chia cho 12 vị Thời Quân Hiệp Thiên Đài mỗi vị lãnh nửa mẫu để có chỗ trú ngụ sau này.

Cái mối lo âu nhiều hơn hết của ĐỨC NGÀI là giềng mối của Đạo. Tuy rằng đã có luật pháp chơn truyền mặc dầu nhưng sự lo ngại vẫn không khỏi ám ảnh vì chính ĐỨC NGÀI cũng phải bị nhiều phen thử thách gắt gao, nếu không phải là ... (?) .. Đại Bồ Tát ắt cũng thất Đạo mà chớ. Vì nỗi âu lo đó mà ĐỨC NGÀI đã bố trí đủ phương tiện cho Đạo khỏi bị những phần tử bất chánh khuấy rối. ĐỨC NGÀI đã tiên tri rằng sau khi đực ngài xuất ngoại rồi thì thất tình nổi dậy làm cho Đạo phải một phen bối rối. Lời tiên tri ấy quả có ứng nghiêm trong năm vừa qua và vẫn còn có thể ứng nghiệm nữa.

Để trấn tỉnh nhơn tâm ĐỨC NGÀI đã để lời khuyên nhủ toàn Đạo phải lo bảo thủ chơn truyền và giữ gìn chủ quyền của Đạo cho được trường tồn, vì chủ quyền của Đạo còn thì Đạo còn, nếu chủ quyền của Đạo mất thì Đạo cũng mất, mà một khi Đạo mất thì tất cả chúng ta còn được không ? Hẳn là không. Cũng vì lo cho tương lai của nền Đạo nên trong bước lưu vong ĐỨC NGÀI thường nhắc tất cả phải để hết lòng ủng hộ Hội Thánh trong lúc Ngài Thượng Sanh cầm quyền.

Thưa Chư Thánh và Chư Đạo Hữu nam nữ !
Chúng ta đã hội hiệp nhau trong cửa Đạo thành một khối tinh thần càng ngày càng mạnh mẽ dồi dào. Khối tinh thần ấy nếu muốn gìn giữ được lâu dài thì phải nhờ một quyền Thiêng Liêng chi phối và cho một quyền hữu hình điều độ để giữ vẹn lấy nó. Quyền Thiêng Liêng tức là Quyền CHÍ TÔN còn quyền hữu hình là Thánh Thể CHÍ TÔN tại thế tức là Hội Thánh vậy. Hội Thánh có nhiệm vụ bảo thủ luật pháp chơn truyền nghĩa là phải bảo tồn chủ quyền Đạo, vì nếu chủ quyền này còn như tôi vừa nói trên thì Đạo còn, hễ chủ quyền này mất thì Đạo cũng mất.

Aáy vậy, toàn Đạo cần ủng hộ Hội Thánh làm tròn nhiệm vụ tức là giữ vẹn chủ quyền của Đạo vậy.

Tuy nhiên, sự hành quyền của Đạo có khác hơn Đời, là thay vì áp dụng quyền lực để nghiêm trị, Đạo chỉ lấy sự thương yêu và đạo đức làm căn bản, dùng công bình bác ái để thâu phục nhơn tâm, Hội Thánh cầm luật nghiêm minh thì chủ quyền của Đạo tự nhiên được tôn trọng.

Chúng ta đã đi đến giai đoạn bảo tồn những gì của ĐỨC HỘ PHÁP đã tạo lập ra, vì nếu có người tạo ra sự nghiệp thì phải có người bảo thủ lấy nó cho được chu đáo, ấy là chúng ta đền đáp trong muôn một công đức vô biên của ĐỨC NGÀI đối với Đạo.
Tôi xin thành tâm cầu nguyện Ơn Trên ban điển lành cho toàn Đạo và toàn sanh chúng.
Mồng mười tháng tư năm Ất Tỵ (1965)
HIẾN PHÁP
5 - Bài Thuyết Đạo Nhân Rằm Tháng Giêng ( Thượng-Ngươn) Năm Bính Ngọ (1966)
( Thượng-Ngươn) Năm Bính Ngọ ( 1966)

BÀI THUYẾT ĐẠO
NHÂN DỊP RẰM THÁNG GIÊNG

Kính thưa Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện.
Kính thưa chư Chức Sắc, Chức Việc và Đạo Hữu nam nữ.
Bởi trách vụ nặng nề và quan trọng về bảo thủ luật pháp chơn truyền, nên chúng tôi xin lập lại bài thuyết MINH THỆ mà tôi đã có dịp thuyết trình một lần rồi, tưởng không phải thừa vì nó vẫn hợp thời hợp cảnh.

Xin chư Chức Sắc và Đạo Hữu, Đạo muội thử suy nghiệm lại những câu minh thệ của chúng ta từ khi mới nhập môn cầu Đạo và sau này trong mỗi khi lãnh qua một trọng trách nào khác.

Minh thệ là gì ? và tại sao ĐỨC CHÍ TÔN buộc chúng ta phải minh thệ ? Phải chăng ĐỨC CHÍ TÔN đã biết rằng vì lòng trần tục vì sự mê muội hoặc vì dục vọng khôn lường mà chúng ta khó thắng nổi những sự cám dỗ của tà quyền, nên buộc chúng ta minh thệ để kềm chế lòng mình cho trọn Đạo.

Chư Hiền Huynh, Hiền Tỷ, Hiền Muội còn nhớ chăng lời minh thệ tóm tắt như vầy : Từ đây biết một Đạo Cao Đài Ngọc Đế, hiệp đồng chư môn đệ giữ gìn luật lệ Cao Đài, như sau có lòng hai thì thiên tru địa lục.

Ôi ! Qúi hoá thay ! mà cũng quan hệ thay ! Thật là một câu minh thệ mà ta đã mạnh dạn thốt qua cửa miệng, do sự phát xuất của lương tri, trước Thiên Bàn có Thần, Thánh, Tiên Phật chứng minh và trước mặt Chư Chức Sắc, cùng nhiều đồng đạo hầu đàn. Câu Minh thê ấy có ảnh hưởng dường bao cho cả một đời người nơi trần tục, nó quan hệ dường bao cho một linh hồn khi lìa khỏi xác.

Mỗi khi đêm khuya thanh vắng, chư Hiền Huynh, Hiền Tỷ và chư Hiền Hữu, Hiền Muội có nhớ lại câu minh thệ nghiêm khắc đó chăng ?

Sau một thời gian học Đạo và hiểu Đạo có đầy đủ công nghiệp chúng ta được đắc phong vào hàng Chức Sắc, mỗi khi có lãnh một trọng trách lớn lao nào, thì nơi trước Bát Quái Đài, trước bàn Hộ Pháp lại một phen minh thệ nữa. Như vậy luật Đạo mới nghiêm minh, trách nhiệm mình mới xứng đáng.

Nhưng hỡi ôi ! ngày nay cũng có chức sắc Thiên Phong thất thệ, thì khi xác phàm này được vùi sâu trong lòng đất mẹ, linh hồn chúng ta biết có được về chầu ĐẠI TỪ PHỤ hay không ? hay đã bị ngủ lôi tru diệt vì thất thệ ?

Kìa xem ngoài vòng thế sự, chánh phủ nào cũng lấy lời minh thệ làm căn bản để trói buộc sự gian dối của lòng người, để kềm chế sự ngoan cố của người đời mà buộc phải nói lên sự thật từ đáy lòng mình. Như chúng ta đã thấy, những vị Quốc Trưởng, Thủ Tướng, Tổng Trưởng, các vị Tướng lãnh mỗi khi đặt mình vào cương vị nào đó cũng còn hô to khẩu hiệu : Tuyên thệ trước quốc dân. Trong mỗi phiên Toà, trước khi đem ra phân xử, Quan Toà buộc phạm nhân hay nhân chứng đưa tay lên làm thề trước đã rồi mới cung khai hoặc trả lời những câu Toà hỏi. Cho đến mấy vị Quan Toà, Trạng sư, Biện Lý, Lục Sự và các vị Thông ngôn hãy còn phải minh thệ thay. Thậm chí như chúng ta thường thấy trong chốn thôn quê hẻo lánh, những người ít học mỗi khi có chuyện xích mích nhau cũng còn đem đến Đình Chùa nào linh thiêng nhất thề trước Thần linh để nói ra sự thật. Người ở đời họ chưa biết chắc trên cõi Thiêng Liêng có Thần Thánh Tiên Phật mà họ còn dám nhờ cậy các Đấng xét soi cho họ, huống chi chúng ta đã biết chắc chắn rằng: Trên cõi hư vô thăm thẳm kia, trên chín tầng mây bạc kia có một đấng Toàn Năng, Toàn tri, có một ông Đại Từ, Đại Bi hằng mong con cái của Người sớm biết Đạo trời mà ăn năn hối lỗi để bồi công chuộc quả mà qui hồi cựu vị, nếu chúng ta chẳng tin thì còn tin ai hơn nữa ? Còn như trong hàng Chức Sắc Thiên Phong, có phận sự dìu dắt con cái của Thầy biết giữ gìn luật đạo, biết học lời Thánh Giáo, lại còn nghe theo tả đạo bàn môn, làm nên tội lỗi tày trời, chư vị ấy chắc đã quên ngọn búa Ngũ Lôi và câu Tận đoạ Tam Đồ bất năng thoát tục mà họ đã thề trước oai linh.

Chư Hiền Huynh, Hiền Tỷ, Hiền Hữu và Hiền Muội có nhớ chăng trong bài Thánh Giáo Thầy đã dạy. " Thầy cấm các con từ đây chẳng đặng gọi ai bằng Thầy" Nghĩa là Thầy cấm chúng ta không được nhận ai làm một vị Tôn sư của chúng ta cũng như không được nhận một Đạo Giáo nào khác hơn Đạo Thầy cũng trong một bài Thánh Giáo khác Thầy đã dạy " Vì luật công bình nên Thầy không nỡ cấm không cho Qủi Vương nó cám dỗ các con, nhưng Thầy đã cho các con mặc một bộ thiết giáp, ấy là Đạo đức của các con. Thầy lại còn thêm rằng " Qủi Vương nó có quyền giả danh Thần, Thánh, Tiên, Phật, thậm chí đến danh Thầy nó còn dám giả, duy có Ngai Thầy nó không dám ngự mà thôi, ôi thảm ! thảm !

Thưa chư Hiền Huynh, Hiền Tỷ, Hiền Hữu, Hiền Muội.
Bao lời châu ngọc của Thầy và các Đấng Thiêng Liêng trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, bao nhiêu Đạo Pháp nhiệm mầu, trong Tân Luật và Pháp Chánh truyền, bao nhiêu hình luật trong các Đạo Nghị Định của ĐỨC LÝ GIÁO TÔNG, chúng ta không đủ tin tưởng không đủ học hỏi, không đủ tu luyện hay sao, mà chúng ta còn mong nơi khác. Đứng núi này trông núi nọ.
" Nơi Bạch Ngọc Kinh Thầy hằng mong đợi các con, mà nơi trần thế các con của Thầy bị quỉ ma cám dỗ, Ôi, ngậm ngùi thay !"

Nghĩ đến đó chúng ta mới thấy rằng câu minh thệ kia nó qúi báu là dường nào !

Tôi có bổn phận phải nhắc nhở anh chị em toàn Đạo nên thận trọng mỗi hành vi của mình để tránh thất thệ đối với ĐỨC CHÍ TÔN cùng các Đấng Thiêng Liêng. Tôi cũng xin nhắc lại lời Thánh Giáo của ĐỨC CHÍ TÔN ngày 12 tháng 6 năm Bính Dần ( 1926) có câu : Nếu cả thế gian này biết tu thì thế gian có lẽ cải lý Thiên Đình mà làm cho tiêu tại, tiêu nạn đặng, huống lựa mỗi cá nhân biết tu thì là Thiên Đình cầm bộ Nam Tào cũng chẳng ít chi !

Căn cứ trên Thánh Giáo này, nếu chúng ta biết tu thì chẳng những luật Thiên Đình không động phạm đến ta mà cả luật pháp ở trần thế này cũng không lẽ nói gì ta đặng. Tu là cõi phúc chẳng những riêng cho ta mà cho tất cả nhơn loại tránh được tai hoạ, hoặc giảm khinh bớt Thiên Điều. Những Thiên tai chiến hoạ đã nêu ra bằng lời sấm tiên tri cũng có thể vì sự tu hành của chúng ta mà tiêu tan hoặc giảm bớt phần nào.

Chúng ta cũng nên noi tánh háo sanh của ĐỨC CHÍ TÔN mà cầu khẩn cho nhân loại được an toàn.
Kính chào chư Thánh
HIẾN PHÁP
6 - Huấn Từ Nhân Dịp Lễ An Vị Đức Phật Mẫu Nơi điện thờ Tân Châu ngày 25 tháng 3 nhuần Bính Ngọ ( 15/5/1966)
Nơi điện thờ Tân Châu ngày 25 tháng 3 nhuần Bính Ngọ ( 15/5/1966)

HUẤN TƯ
Nhân Dịp Lễ An Vị ĐỨC PHẬT MẪU
Kính thưa ………..
Nhân dịp lễ An Vị ĐỨC PHẬT MẪU nơi Đền thờ Tân Châu, nhân danh Hội Thánh tôi xin vắn tắt đôi lời chúc mừng và khen tặng chư vị Khâm Châu, Đầu Tộc Đạo, Phước Thiện, Bàn Trị Sự và chư Đạo Hữu đã hết lòng cố gắng lo xây dựng nền Đạo nơi đây được tiến triển khả quan.

Công cuộc kiến thiết Đền Thờ Phật Mẫu được hoàn thành như vậy là tấm nhiệt thành và đức tin mạnh mẽ của các bạn và cũng nhờ hảo tâm của Thiện Tín cùng Chánh quyền sở tại do Thiếu Tá Tỉnh Trưởng lãnh đạo.

Dưới thế này người đời cũng như trong Đạo chỉ có đức tin mới tạo ra sự nghiệp vĩ đại vì đức tin có sức mạnh dời non lấp biển được, nhứt là trong Đạo đức tin lại càng cần thiết hơn nữa. Cũng nhờ đức tin mà con cái của ĐỨC CHÍ TÔN được hiệp nhau một khối đến ngày nay, ngày càng thêm mạnh mẽ dồi dào thành một khối tinh thần cứng rắn. Khối tinh thần ấy đương nhiên phải do một quyền thiêng liêng chi phối và do một quyền hữu hình điều độ để giữ vẹn lấy nó. Quyền thiêng liêng tức là quyền CHÍ TÔN , còn quyền hữu hình là quyền của Thánh thể CHÍ TÔN tại thế tức là của Hội Thánh vậy, Hội Thánh có nhiệm vụ bảo thủ chơn truyền luật pháp, phải bảo tồn chủ quyền của Đạo vì nếu chủ quyền này còn thì Đạo còn, hễ chủ quyền này mất thì Đạo cũng mất. Aáy vậy cái khối tinh thần của Đạo cần được tổ hiệp thành làm một cho thêm vững vàng mạnh mẽ để giúp cho Hội Thánh làm tròn nhiệm vụ tức là giữ vẹn quyền của Đạo đó vậy.

Nếu chủ quyền này mất thì Đạo cũng mất đi, thử hỏi bổn đạo có thể còn được không ? Hẳn là không.
Nhưng quyền Đạo có khác quyền Đời là thay vì dùng quyền lực để nghiêm trị. Đạo chỉ lấy thương yêu làm căn bản, lấy công bình bác ái để thâu phục nhân tâm. Hễ Hội Thánh cầm luật cho nghiêm minh thì chủ quyền của Đạo tự nhiên được tôn trọng. Quyền Đạo được tôn trọng thì Đạo mới có uy linh để dìu độ chúng sanh.

Tại Tòa Thánh chủ quyền của Đạo do Hội Thánh chấp chưởng cũng như ở địa phương do Khâm Châu, Đầu Tộc Đạo và Ban Trị Sự đảm đương, tức nhiên là thay quyền cho Hội Thánh nơi địa phương vậy.

Các bạn đã tạo nên sự nghiệp Đạo nơi đây thì cũng nhờ lấy nhơn nghĩa thâu phục nhân tâm trước hết, rồi mới tạo thành khối tinh thần càng ngày càng thêm chặc chẽ, các bạn đã lập thành chủ quyền của Đạo. Đạo có đủ tinh thần thì chủ quyền của Đạo mới được tôn trọng và vững bền.

Trong cửa Đạo muốn thực hành nhân nghĩa và tương thân tương ái để giữ vững quyền Đạo thì tức nhiên phải nghĩ đến và phải làm việc từ thiện cho nhơn sanh được nhờ. Vậy nên Đạo mới lập ra cơ quan Phước Thiện để nhờ bàn tay tế độ của các bạn giúp vào cho ra thực tế.

Gương bác ái được nêu cao là do công việc làm của cơ quan Phước Thiện, chứng minh sự thương yêu đối với Đời lẫn Đạo. Nhất là đối với người đồng đạo phải tỏ sự chung tâm hoà ái bằng việc làm thực tế thì người ta mới tin cái thuyết thương yêu của Đạo nêu ra, rồi sự thương yêu đó mới tạo cho Đạo cái chủ quyền trên nền tảng công bình bác ái.

Nếu muốn cho khối tinh thần nói trên kia được trụ vững thì phải cần nhận xét và phân biệt đâu là chánh, đâu là hư thiệt để hướng dẫn bổn đạo cho nhằm đường. Nếu thiếu nhận xét thì có thể vô tình đưa bổn đạo đi lạc hướng thì sự tai hại rất lớn ,vì đương lúc này nhân tâm bất nhứt, người ta có thể bày ra nhiều mưu thần chước quỉ để lôi cuốn bổn đạo vào đường bất chánh.

Chúng ta có bổn phận phải thận trọng giữ gìn cho nhau để khỏi lầm đường lạc lối, nếu chẳng vậy thì cái công tu luyện của chúng ta có nhiều đến đâu đi nữa, cũng chỉ là công dã tràng mà thôi.

Các bạn có công vun bồi nền Đạo thì cũng phải cố gắng bảo tồn Đại Nghiệp Đạo cho đến cùng. Hội Thánh rất hài lòng nhận thấy sự thành công của các bạn.
Trước khi dứt lời, tôi xin thay mặt Hội Thánh thành tâm cầu nguyện ơn trên ban phước lành cho toàn đạo và toàn sanh chúng.
Kính chào quí vị.
HIẾN PHÁP
7 - Bài Thuyết Đạo Nhân ngày vía Đức Phất Thích Ca mồng 8 tháng tư năm Bính Ngọ (dl : 27/5/66)
Mồng 8 tháng tư năm Bính Ngọ ( dl : 27/5/66)

BÀI THUYẾT ĐẠO
Nhân ngày vía ĐỨC PHẬT THÍCH CA

Kính thưa ...
Nhân ngày vía ĐỨC PHẬT THÍCH CA, tôi xin lược giải tiểu sử của ĐỨC NGÀI dưới đây :

Đức Phật Thích Ca là một vị Thái tử con vua Tịnh Phạn Vương tên thiệt của Thái tử là Siddarta thành hôn cùng công chúa Yosashara, cả hai sống cuộc đời vương giả, giàu sang tột bực, dưới thế không ai sánh kịp. Nhưng Thái tử không được vui lắm với cuộc đời sung sướng ấy. Hằng ngày Ngài cứ đăm đăm suy nghĩ có lẽ đó là vì linh tánh phi phàm của một đấng Đại Bồ Tát giáng trần có sẳn sứ mạng Thiêng liêng cứu dân, độ thế nó ẩn tàng trong tâm linh, âm thầm thúc dục mà những thú vui phàm trần kia không ám ảnh được lòng Ngài.

Sau khi xuất du ngoài bốn cửa hoàng thành, Ngài chợt thấy những cảnh đau khổ của con người nào là sanh khổ, bịnh khổ, lão khổ, tử khổ, làm cho lòng xuất gia đầu Phật phát khởi từ đó.
Một đêm kia, Ngài cùng một môn hạ trung thành tên là Sa-Nặc vượt khỏi hoàng thành đi tìm chân lý trong chốn thâm sơn cùng cốc không ngoài mục đích cứu nhân độ thế thoát khỏi trầm luân khổ ải. Đó cũng vì lòng vị tha rất cao cả.

Đến một cụm rừng, Ngài giao ngựa và ngọc ngà châu báu của Ngài cho Sa-Nặc đem về trả lại Vua cha. Còn Ngài thì tiếp tục lên đường tầm Đạo. Lúc đó Ngài trở thành một thầy Sa Môn khác xa một vị Thái tử nhà vua.

Trong thời gian xuất gia tầm đạo Ngài đi đây đi đó ta bà thế giới và tìm các nhà tu sĩ trứ danh thời ấy để luận Đạo. Sau đó Ngài nhận thấy Đạo của mấy vị ấy chưa đến cứu cánh giải thoát nên Ngài vào tu nơi rừng khổ hạnh.

Trong sáu năm tu khổ hạnh trong rừng này luôn luôn thi hành pháp môn khổ hạnh, không dám ăn no, đêm không dám ngủ thẳng giấc, lắm lúc đứng một chân ngoài trời nắng, có lúc ngồi kiết già suốt đêm dưới gốc cây cho đến còn da bọc xương, tinh thần suy kém, có lần phải ngất xỉu nhờ có 5 vị đệ tử giải cứu.

Tinh thần quá sút kém, thân thể quá tiều tụy mà chánh đạo cũng chưa tìm được. Nếu người thiếu kiên tâm trì chí thì cũng thất Đạo mà chớ.

Có lẽ Ngài nghĩ rằng: Phép tu khổ khắc này không đem lại kết quả, nên Ngài từ giả khổ hạnh lâm đến bờ sông Ni Liên tắm rữa sạch sẽ. Nghe trong người mát mẽ và cảm thấy khoan khoái rồi có hai nàng con gái chăn trâu đem dâng sữa và mật. Uống rồi thấy sức khoẻ và tinh thần hồi phục và khí sắc tươi tỉnh lại như xưa.

Ngài quyết định từ đây không tu khổ khắc nhục thân như trước nữa, nhưng như thế không có nghĩa là hoàn tục mà là phải giữ mực trung dung, không quá khổ khắc cũng không phóng túng, ấy gọi là trung đạo.

Sau khi tham thiền nhập định dưới cội Bồ Đề Ngài lập nguyện rằng : Ngày nào chưa thành đạo thì chưa rời khỏi nơi này. Lời đại hồng thệ này giúp Ngài đủ nghị lực thắng nổi Ma Vương và ngộ Đạo Chơn Giáo. Do thiền định mà Ngài thông rõ các việc tiền kiếp, trừ khử các ác căn trong lòng, lý hội được thập nhị nhơn duyên là lưới giam hãm chúng sanh trong vòng sanh tử và phát minh tứ diệu đề là bốn phép giải khổ sau này: 1. Khổ đề, 2. Tập đề, 3. Diệt đề, 4. Đạo đề. Trong Đạo đề có phân làm bát chánh đạo dưới đây: 1/ Chánh kiến, 2/ Chánh tư duy, 3/ Chánh ngữ, 4/ Chánh nghiệp, 5/ Chánh mạng, 6/ Chánh tinh tấn, 7/ Chánh niệm, 8/ Chánh định.

Đức Phật Thích Ca là một chơn linh một bậc Đại Bồ Tát nên Ngài ngộ Đạo dễ dàng, nhưng cũng không khỏi nhọc công tầm Đạo buổi đầu, còn như chúng ta đây đã may duyên gặp được Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ do ĐỨC CHÍ TÔN thành lập thế này lại còn giảng dạy đủ điều, chúng ta sẳn lòng tìm Đạo thì không còn gặp khó khăn như ĐỨC PHẬT ngày trước nữa. Chúng ta chỉ cần cố gắng lập công bồi đức trong cửa Đạo xây dựng nền Đạo cho ra thiệt tướng cho toàn thể chúng sanh gội nhuần ân huệ thì ĐỨC CHÍ TÔN cùng các Đấng Thiêng Liêng sẽ giúp cho chúng ta đắc đạo cũng như các bậc tiền bối của chúng ta vậy, chẳng hạn như sự đắc Đạo của ĐỨC HỘ PHÁP vị giáo chủ đã hội đủ điều kiện để đạt vị nơi cõi Thiêng Liêng hằng sống.

Chúng ta phải tự nhận rằng : ĐỨC HỘ PHÁP đắc đạo không phải chỉ hưởng riêng một mình đâu, mà ĐỨC NGÀI cũng chia sớt phần nào cho toàn Đạo, vì trong việc phổ độ chúng sanh chúng ta cũng có góp phần vào đó thì chúng ta chỉ cần kiên tâm trì chí chờ ngày điểm đạo thì thế nào cũng có ghi công cho tất cả bổn đạo, trừ ai manh tâm phản đạo thất thệ cùng các Đấng thì sẵn có Thiên Điều định phận, kỳ dư con cái ĐỨC CHÍ TÔN đều có dành phần hạnh phúc Thiêng Liêng. Ai đã giác ngộ chút ít cũng có thể hiểu thấu được điều đó, không nên thắc mắc làm gì cho nhọc trí.

Đường lối đã vạch sẵn, chúng ta chỉ cần đi thẳng một mạch cho đến nơi đến chốn, không nên tìm đâu nữa cho thất công và e cũng có thể đi lạc mà chớ. Nhứt là đừng đứng núi này trông núi nọ, chạy theo mồi danh bã lợi như thói thường tình.

Lúc này là lúc nhơn tâm bất nhứt, người Đạo cần phải thận trọng, nếu thiếu nhận xét, không phân biệt đâu chánh đâu tà, đâu hư, đâu thiệt thì có thể bị lôi cuốn vào đường bất chánh làm cho thất Đạo, dẫu có công tu luyện bao nhiêu cũng chỉ là công dã tràng mà thôi.

Trước khi dứt lời, tôi xin thành tâm cầu nguyện Ơn Trên ban phước lành cho toàn đạo và toàn sanh chúng.
Nay kính
HIẾN PHÁP
8 - Huấn Từ Của Hội Thánh nhân dịp lễ Phát Thưởng của trường Lê Văn Trung ngày 8/5/66
Nhân dịp lễ Phát Thưởng của trường Lê Văn Trung ngày 8/5/66

HUẤN TỪ
Của Hội Thánh
Kính thưa . . .
Nhân cuộc lễ phát thưởng cho học sinh trường trung học Lê Văn Trung, tôi xin nhân danh Hội Thánh vắn tắt lời khen tặng qúi vị Hiệu trưởng, Ban Giám Đốc và Giáo sư đã dày công xây dựng và đào tạo trẻ em học sinh trở thành những phần tử ưu tú cho quốc gia và xã hội sau này. Ngôi trường này trước kia còn là nhà tranh vách đất nay nhờ qúi vị hết lòng góp bồi mới được đồ sộ nguy nga như thế này. Qúi vị lại tận tâm giáo hoá đàn em để rèn đúc nhân tài lỗi lạc. Nhiều nhân vật xuất thân nơi trường Lê Văn Trung này đã làm nên công nghiệp vĩ đại, công ơn ấy tất cả học sinh và phụ huynh của họ đều ghi xương tạc dạ.

Các em học sinh thân mến,
Nay mai đây, các em sẽ rời khỏi mái trường để lại nghỉ hè sau một năm học tập nhọc nhằn, các em lãnh thưởng rồi trở về tổ ấm gia đình chung vui cùng thân nhân, bè bạn. Các em sẽ hồi tưởng lại công ơn giáo hoá của Thầy tức là ông cha thứ hai đã thay thế cha mẹ mình mà dìu dắt dạy dỗ các em cho nên danh phận, theo lễ giáo nước nhà, ông Thầy dạy cũng đứng vào bậc phụ huynh (Tam Phụ) có câu châm ngôn : “Không thầy đố mày làm nên”. Các em học lễ học văn được là nhờ ông thầy mình, vì vậy mà tình Sư-Đệ cũng là một mối tình đậm đà thấm thía. Vậy trước là công sanh thành dưỡng dục của cha mẹ, sau là công ơn giáo hoá của Thầy các em nên ghi nhớ, phải cố gắng dồi mài cho nên người hữu dụng để đền đáp công ơn cha mẹ và Thầy dạy, và sau nữa là nhờ sự học vấn của mình nó sẽ là căn bản cho sự tiến thân và lập vị.

Những bậc vĩ nhân trong nước mà chúng ta thường ca tụng công đức trước kia cũng là học trò như các em. Sỡ dĩ họ lập được kỳ công hiển hách ấy cũng nhờ sự học vấn làm căn bản, rồi mở rộng thêm kiến-văn mà đạt vị. Phương ngôn có câu “ Có công mài sắt có ngày nên kim”

Vậy nên sự cố gắng và kiên tâm trì chí rất cần cho các em trong nền học vấn.

Hội Thánh rất hài lòng nhận thấy sự học hành của các em được phát triển khả quan, bằng chứng là nhà trường đã dành phần thưởng xứng đáng cho các em nhân buổi lễ này. Qua xin để lời khen tặng và chúc mừng các em.

Thưa qúi vị,
Trước khi dứt lời, tôi xin thành tâm cầu nguyện ơn trên ban phước lành cho toàn thể qúi vị cùng qúi quyến.
Kính chào qúi vị
Ngày 7 tháng 5 năm 1966
HIẾN PHÁP
Chưởng quản Bộ Chánh Pháp
9 - Bài Thuyết Đạo Của Ngài HIẾN PHÁP Hiệp Thiên Đài - Nhân ngày rằm tháng 7 năm Bính Ngọ (dl , 1966)
Nhân ngày rằm tháng 7 năm Bính Ngọ (dl , 1966)

BÀI THUYẾT ĐẠO
Của Ngài HIẾN PHÁP Hiệp Thiên Đài

Nam mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát
Kính thưa Hội Thánh Hiệp Thiên Đài, Cửu Trùng, Phước Thiện.
Kính thưa chư Chức Sắc Thiên Phong, chư Chức Việc và Đạo Hữu nam, nữ.
Hôm nay là ngày lễ Trung Ngươn rằm tháng 7 năm Bính Ngọ. Tôi thiết tưởng không có đề tài thuyết pháp nào hơn là : Vấn đề sáng lập nên Tân Giáo Kỳ Ba tức là : Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà chính mình ĐỨC CHÍ TÔN đến xây dựng tại nước Việt Nam này để ban rưới hồng ân cho toàn thế giới nói chung và cho đồng bào Quốc dân Việt Nam nói riêng được gội nhuần.

Năm Ất Sửu (1925) sau một thời gian xây bàn do các vị đầu công khai đạo tổ chức, ĐỨC NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ tá danh CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT giáng cơ lần đầu tiên và xưng chánh danh bằng bài thi tứ tuyệt như vậy :
" Muôn kiếp có ta nắm chủ quyền
Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên
Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên "
Nhân dịp ấy ĐỨC CHÍ TÔN bắt đầu dạy Đạo và lấy tên 12 vị môn đồ hiện diện hầu đàn tức là mấy ông : Chiêu, Kỳ, Trung, Hoài, Bản, Sang, Qúi, Giảng, Hậu, Đức, Tắc, Cư để vào một bài thi tứ tuyệt khác.

Đêm mồng ba tháng giêng năm 1926 (dl) ĐỨC CHÍ TÔN dạy về việc thủ cơ chấp bút, dặn phải có một chơn linh tinh tấn mới mầu nhiệm diệu huyền, phải trường trai mới đặng linh hồn tinh tấn, phải tập tành chí Thánh, Tiên, Phật mới phò cơ dạy Đạo cả chúng sanh. Kẻ phò cơ chấp bút cũng như Tướng soái của Thầy để truyền Đạo cho Thiên hạ, các con đừng tưởng việc cơ bút là việc tầm thường.

Đêm 20 tháng 2 năm 1926 (dl) ĐỨC CHÍ TÔN giảng dạy như vầy:
" Bửu Toà thơ thới trổ thêm hoa
Mấy nhánh rồi sau cũng một nhà
Chung hiệp rán vun nền Đạo Đức
Bền lòng son sắt đến cùng TA
Thầy vui muốn cho các con thuận hoà cùng nhau hoài ấy là lễ hiến cho Thầy rất trân trọng. Phải chung lo cho danh Đạo Thầy.

Đạo Thầy tức là các con, các con tức là Thầy, phải làm cho nhau đặng thế lực đừng ganh gổ nghe ! các con giữ phận làm tùy ý Thầy muốn, ngày kia sẽ rõ thấu ý muốn của Thầy.
" Vào vòng huynh đệ khá thương nhau
Một đức trổi hơn một phẩm cao
Quyết chí Thiên Đường men bước tới
Phải nhiều máu thịt mới đồng bào "
" Thầy cấm các con không cho dị nghị việc người, nhứt là Đạo hữu của các con thì đừng phạm đến kẻo tội nghiệp, chi chi cũng phải nhớ quyết rằng có Thầy trong đó"
Chẳng quản đồng tông mới một nhà
Cùng nhau một Đạo tức cùng cha
Nghĩa nhân đành gởi thân trăm tuổi
Dạy lẫn cho nhau đặng chữ Hoà "
Như Thánh Giáo trên đã dặn: Đừng tưởng việc cơ bút là việc tầm thường .

Việc cơ bút phải có một phần của đồng tử, một phần của Thầy hiệp nhứt mới thấu đáo Càn Khôn, tinh thông vạn vật đặng.

Trong sự hiệp nhứt này có hai phần linh cảm tương đối một phần thiêng liêng và một phần phàm tục. Nếu hai phần linh cảm đó do một sức phi phàm vận chuyển thì mới tránh được sự bất chánh của đồng tử.

Mặc dầu có lời dạy như vậy mà chúng ta thường nghe thấy nơi này cơ bút, đầu kia cũng cơ bút làm cho nhân sanh phải hoang mang không biết đâu thiệt, đâu hư vì có nhiều đàn cơ mâu thuẩn (?), lại có cơ phong Thánh Lập Đạo riêng không còn đếm xỉa gì đến Thánh Thể của Chí Tôn đã giáng lập chánh thức, như thế bảo sao không chia rẽ và loạn pháp được. ĐỨC HỘ PHÁP vì hiểu rõ tâm lý của nhiều nhóm đồng tử nên đã ra Thánh Lịnh số 2L năm Tân Mão (1951) để ngăn ngừa trước mà cũng không tránh khỏi cái hạn lợi dụng cơ bút để gạt gẫm nhơn sanh và lôi cuốn Chức Sắc chẳng phải ít, Thánh Lịnh ấy đã ấn định rõ hình phạt cho những đồng tử vi phạm luật pháp. Tuy nhiên lòng hám vọng của con người khó mà kềm chế được.

Sỡ dĩ tôi phải nhắc lại những điều đau lòng này là vì tôi đang đảm nhiệm trọng trách Bảo Thủ Luật Pháp Chơn Truyền của Đạo nên cần phải nói rõ ra cho Đạo hiểu sự quan hệ của cơ bút, vì nó có đủ năng lực lập Đạo, thì nó cũng có thể phá Đạo đặng vậy. Nói thế để đề cao cảnh giác chớ không phải cấm cơ bút đâu. Vì Thánh Giáo dạy rằng : Ai ai cũng có quyền cầu cơ học hỏi việc Đạo, miễn là đừng vi phạm đến chủ quyền của Đạo thôi. Nhưng làm sao phân biệt được sự chánh tà của cơ bút.

Vừa rồi tại giảng xá ở Gia Định cũng có lập đàn cơ cầu hỏi. Nhân dịp ấy ĐỨC CHÍ TÔN giáng dạy hai vị tu sĩ ông Đạo Dừa và ông Nguyễn Văn Sự phải tuân theo Tân Luật và Pháp Chánh Truyền thì mới đắc Đạo. Cơ bút tuy không phải do đồng tử của Toà Thánh Tây Ninh chấp nhưng lời lẽ dạy Đạo như vậy có ai dám cho là tà?

Đó là nói về cơ bút. Còn trong đoạn sau của Thánh Giáo ĐỨC CHÍ TÔN dạy phải thuận hoà cùng nhau hoài, ấy là lễ hiến cho Thầy rất trân trọng. Phải chung lo cho danh Đạo Thầy. Phải làm cho nhau đặng thế lực đừng ganh gỗ nhau.

Khi vừa đến ĐỨC CHÍ TÔN đã dạy chữ “HÒA” điều đó tưởng không cần giải, ai ai cũng đều hiểu biết. Nhưng biết để thực hành chớ không phải biết mà để bụng. Hễ muốn Hoà thì tự nhiên phải biết thương yêu nhau như con một nhà, mới chung lo xây dựng cái nhà chung của mình tức là Danh Đạo của Thầy vậy.

Danh Đạo đã ra thiệt tướng tức là chúng ta đã làm cho nhau đặng thế lực, nghĩa là ta phải làm cho Đạo có chủ quyền thì thế lực của ta ở trong chủ quyền đó.

Vậy thì chúng ta cần phải đoàn kết nhau cho chặc chẽ thành một khối tinh thần bất diệt để giữ gìn Đại Nghiệp chung của chúng ta cho được vững bền trường cửu.

Ai là phần tử có tinh thần xây dựng nghiệp Đạo cũng đồng một chí hướng như nhau làm cho Đạo nên thì chúng ta mới nên đặng .

Cây có cội, nước có nguồn, Toà Thánh Tây Ninh là nơi chính mình ĐỨC CHÍ TÔN đã sáng lập trước hết. Aáy là nguồn gốc của nền Đại Đạo. Kẻ nào manh tâm chia rẽ và thiết lập nơi khác tức là phản Đạo, phản ĐỨC CHÍ TÔN vậy.

Đây là lời cảnh cáo tối hậu của kẻ có phận sự cầm luật pháp chơn truyền, vì lòng ưu ái con cái ĐỨC CHÍ TÔN nên xin tha thiết kêu gọi toàn thể tín hữu khá lưu tâm đến Nghiệp Đạo, rán giữ gìn cho toàn vẹn, âu cũng là giữ lời minh thệ của mình khi nhập môn cầu Đạo đó vậy.
Rất mong thay !
Nay kính
HIẾN PHÁP
TRƯƠNG HỮU ĐỨC
10 - Bài Thuyết Đạo Nhân dịp lễ Thượng Nguơn rằm tháng Giêng Đinh Mùi

BÀI THUYẾT ĐẠO
Nhân dịp lễ Thượng Nguơn rằm tháng Giêng Đinh Mùi

Kính thưa Hội Thánh Hiệp Thiên,
Cửu Trùng và Phước Thiện.
Kính thưa chư Chức Sắc, Chức Việc, Đạo Hữu lưỡng phái.
Nhân dịp lễ Thượng Nguơn rằm tháng Giêng Đinh Mùi và cũng là ngày vía của Đức Tiếp Pháp Chơn Quân tôi xin tiếp lời ĐỨC HỘ PHÁP để giải nghĩa Hội Thánh là gì ?

Hội Thánh là cả một nhóm lương sanh mà ĐỨC CHÍ TÔN hiệp làm một dùng quyền Thiêng Liêng mà dạy dỗ, ung đúc nơi lòng một khối từ bi cho tâm địa có mảy mún tình ái vật ưu sanh, theo đức háo sanh của Người dùng làm lợi khí phàm tục để rồi người phàm tục (. . . ? )

Nhóm lương sanh ấy phải làm thế nào cho trở thành một xác thân phàm của CHÍ TÔN, thì người mới có hình thể trong lúc Tam Kỳ Phổ Độ này hầu tránh hạ trần như mấy lần trước. Người lại dùng huyền diệu cơ bút dạy dỗ mỗi người để hiểu rằng có sự hiện diện của Người trước mắt và làm cho tất cả đều tin tưởng rằng Người là CHÍ TÔN, chủ Tể Càn Khôn Thế Giới cầm cân công bình thiêng liêng thưởng phạt và có đủ quyền năng bảo vệ con cái của Người. Công thưởng tội trừng, tu thì thành, dữ thì đọa, chỉ rõ đôi đàng Niết Bàn và Địa Ngục đặng dẫn bước cho nhơn sanh khỏi lầm lạc. Mở đường vào Cực Lạc Thế Giới và đóng cửa Phong Đô, độ tận chúng sanh vớt 92 ức nguyên nhân trở về cựu vị .

Nếu không phải CHÍ TÔN thì chưa một vị Phật nào dám đại ngôn như thế.
Chí Tôn đã lựa chọn đám lương sanh có đủ đức tin mà nhìn nhận. Người quả thật là Thầy, nó sẽ tràn lan khắp nhân gian mà gây ra một khối lớn trên mặt địa cầu, sửa đời cái dữ thì phải tu. Vì muốn cho nhơn sanh biết mến yêu mùi Đạo nên ĐỨC CHÍ TÔN mới lập Thánh Thể để xây dựng nền Đạo tại thế cho chúng sanh tin tưởng mà giục lòng tu niệm, đứng đầu cái khối lớn ấy là Hội Thánh.

Đạo là cơ mầu nhiệm phải làm thế nào cho ra hình thể như một con người dẫn người thoát khỏi chốn trầm luân khổ hãi và đạt đến cõi toàn giác , siêu phàm nhập thánh.

Cơ mầu nhiệm siêu phàm nhập Thánh ấy nếu không phải Thầy cho thì chưa ắt xin ai mà đặng.
Thầy đến qui Tam Giáo, hiệp Ngũ Chi đặng cho chúng ta hiểu cơ mầu nhiệm mà rèn luyện tinh thần và tâm tánh.

Qui Tam Giáo để tuyển lọc những triết lý cao siêu của mỗi Giáo phái ấy làm phương châm hành đạo và cũng là nhắc mục đích thống hiệp các Giáo phái làm một đặng đi đến đại đồng huynh đệ và cũng để tránh sự kỳ thị lẫn nhau vì lý do Tôn giáo.

Sanh làm người ở trần thế ai cũng phải biết qua các Đạo như : Nhơn đạo, Tiên đạo, Phật đạo mới làm đặng hoàn toàn phận sự con người. Vì nhơn đạo dạy ta vẹn giữ Tam Cang Ngũ Thường, Tiên đạo dạy ta phải rèn luyện tinh thần cho trí hoá thông minh. Phật giáo dạy ta giữ dạ từ bi, bác ái mà cứu độ nhơn sanh.

Biết trọng Đạo thì phải trọng mình nghĩa là phải giữ tinh thần cho tinh tấn mới đủ tư cách dạy Đời, vì chư Chức Sắc trong hàng Thánh Thể ĐỨC CHÍ TÔN có trách nhiệm rất quan trọng nên cần nhắc lại lời Thánh Giáo của ĐỨC CHÍ TÔN và HỘ PHÁP đã chỉ dạy.

Trong bài phú Thầy cho bà Cụ di mẫu của Cô Nữ Đầu Sư Hương Thanh có câu : “ Thầy dùng lương sanh mà cứu vớt quần sanh” Bấy nhiêu cũng đủ thấy sứ mạng của Chư Thánh quan trọng là đường nào. Vì Hội Thánh là hình thể của CHÍ TÔN tại thể nên thể Thiên hành hoá cho nên ai là người biết Đạo thì phải biết tôn trọng Hội Thánh, tôn trọng đây không có nghĩa là tôn trọng cá nhân nào mà là tôn trọng toàn thể khối Lương Sanh mà ĐỨC CHÍ TÔN đã tuyển chọn để thay thế Người mà độ rỗi quần sanh.

Tôn trọng Hội Thánh tức là tôn trọng chủ quyền của Đạo, phải bảo vệ chủ quyền ấy được trường tồn mãi mãi.

Kẻ nào thiếu nhận xét, thiếu đức tin và vì một lẽ riêng tư gì khác mà xâm phạm đến chủ quyền ấy tức là chạm đến hình thể ĐỨC CHÍ TÔN, là phản thầy phản Đạo, nên phải khép vào trọng tội, nơi Thiên Điều cũng như nơi luật pháp của Đạo đã ấn định.

Tôi thường nhắc đi nhắc lại nhiều lần cái chủ quyền ấy cần phải được tôn trọng để xây dựng nền Đạo và bảo tồn nó thì Đạo mới còn, nếu chủ quyền mất thì Đạo cũng mất theo.

Kính thưa Hội Thánh,
Trong mấy ngày Xuân Nhựt, tôi có việc phải đi xa không về kịp để cùng Hội Thánh chúc Xuân, và cũng vì không đủ sức khoẻ nên phải chịu khiếm lễ. Nhưng nay cũng còn trong vòng ảnh hưởng của ngày Xuân, nên tôi trân trọng chúc Hội Thánh cùng toàn Đạo một năm mới đầy vui tươi và hạnh phúc trong Thánh Đức của Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu từ bi ban bố.
Nay kinh
HIẾN PHÁP

11 - Huấn Từ Của Ngài Hiến Pháp . Nhân Dịp Lễ Bế Mạc Đại Hội Phước Thiện Ngày 21 Tháng 7 Năm 1967
Nhân Dịp Lễ Bế Mạc Đại Hội Phước Thiện - Ngày 21 Tháng 7 Năm 1967.

HUẤN TỪ
Của Ngài Hiến Pháp Đại Diện ĐỨC THƯỢNG SANH

Kính thưa toàn Hội nam nữ,
Nhân danh Hội Thánh và ĐỨC THƯỢNG SANH tôi xin vắn tắt đôi lời ngỏ cùng toàn hội.
Kính thưa qúi vị,
Mấy tháng qua, Hội Thánh cũng như Chức Sắc và Chức Việc nam nữ đã lao tâm tiêu tứ rất nhiều để lo tròn nhiệm vụ trong kỳ Đại hội này. Cái tinh thần phục vụ ấy đáng ghi nhận và đáng khích lệ vậy.

Đại Hội được kết thúc trong vòng trật tự và trong bầu không khí vui tươi, êm đẹp làm cho tất cả đều hân hoan và phấn khởi tinh thần. Đó cũng nhờ tấm lòng thiện niệm và sự hiểu biết của toàn hội nam nữ.

Trong Đạo, nhứt là trong Hội Thánh Phước Thiện còn nhiều vấn đề phức tạp cần phải giải quyết, chẳng hạn như việc lập thêm các sở lương điền công nghệ và khếch trương kinh tế để cho các Đạo sở có nơi lập công bồi đức và để thực hành chủ nghĩa cứu khổ phò nguy vì đó là sứ mạng đặc biệt của cơ quan Phước Thiện. Ngoài ra, còn nhiều Chức Sắc vì hoàn cảnh riêng không làm tròn nhiệm vụ theo sự qui định của Đạo mà phải bị đình đãi việc cầu thăng.

Tuy nhiên, Hội Thánh vẫn thông cảm hoàn cảnh ấy và cũng sẽ giúp cho cơ quan Phước Thiện tạo lập nhiều cơ sở cung ứng cho nhu vầu và xây dựng nền tảng Phước Thiện cho ra thiệt tướng cho nhơn sanh hưởng nhờ ân huệ. Như vậy mới là sáng tỏ ý nghĩa Phước Thiện của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và chừng ấy, cái công nghiệp của Chức Sắc Phước Thiện mới đầy đủ và sự thăng thưởng mới có giá trị xứng đáng.

Hội Thánh cũng hiểu rõ tình cảnh của những Chức Sắc và Chức Việc bị thiệt thòi vì thiếu cơ sở để lập công trong cửa Đạo nên phải ở tư gia mà đóng tiền công quả để kể công nghiệp cầu phong cầu thăng.

Tuy làm như vậy là bất hợp pháp nhưng xét theo tình lý thì thể lệ ấy do Hội Thánh Phước Thiện tạo ra, chớ không phải lỗi tại chư Chức Sắc và Chức Việc. Vì vậy nên Hội Thánh sẽ còn cứu xét lại và nếu không giải quyết được thì sẽ thỉnh giáo ĐỨC HỘ PHÁP định vị cho các Chức Sắc ấy được nhờ.

Theo Đạo luật Mậu Dần (1938) thì phẩm Hành Thiện muốn thăng Giáo Thiện ngoài 3 năm công nghiệp còn phải nuôi đủ 12 gia tộc mới đặng.

Tuy nhiên, Bộ Pháp Chánh cũng nhận thấy vì hoàn cảnh mà chư vị Hành Thiện chưa làm tròn nhiệm vụ ấy đặng, nên cũng còn cứu xét lại và sẽ yêu cầu Hội Thánh HTĐ, thỉnh giáo ĐỨC HỘ PHÁP vì Thánh Giáo ĐỨC NGÀI đêm 16 tháng 11 Aát Tỵ dạy như vầy:
" Bần Đạo vì thương tình của các Chức Sắc nhỏ ở vào hoàn cảnh phức tạp không thể nuôi 12 gia tộc nên mới chế giảm cho luật lệ ấy. Nhưng nếu cứ thi hành thế mãi, thì vấn đề Phước Thiện sẽ mất ý nghĩa của nó. Nên Bần Đạo buộc phải trở về chế độ cũ là phải nuôi 12 gia tộc rồi mới xứng đáng làm anh của chúng sanh. Vậy phải đình việc cầu thăng Hành Thiện lên Giáo Thiện và phải chờ Bần Đạo định phận sau ".

Vì lẽ ấy mà chúng ta còn ước mong ĐỨC NGÀI từ bi quá cố đến các vị Hành Thiện mà định phận cho họ càng sớm càng tốt.

Kính thưa toàn Hội,
Rồi đây chúng ta sẽ chia tay nhau kẻ Nam, người Bắc các bạn sẽ trở lại địa phương mình để tiếp tục phận sự đã tạm ngưng vì Đại Hội. tôi tin rằng với những kinh nghiệm đã thâu thập được trong kỳ Đại Hội vừa qua, các bạn sẽ giúp ích cho Đạo được nhiều kết quả khả quan hơn nữa.

Vậy nhân danh Hội Thánh, tôi xin cầu nguyện ơn trên Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu ban phước lành cho các bạn thượng lộ bình an và gặp nhiều may mắn, gia đình các bạn đầy đủ hạnh phúc.
Đến đây tôi xin long trọng tuyên bố bế mạc buổi hội
Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
HIẾN PHÁP
11a- Bài Thuyết Đạo của Ngài Hiếp-Pháp. Ngày Rằm tháng 7 năm Đinh Mùi / Ngày 20 tháng 8 năm 1967.
Ngày Rằm tháng 10 năm Đinh Mùi / Ngày 20 tháng 8 năm 1967.

CÂY CỘI NƯỚC NGUỒN
THUYẾT ĐẠO của Ngài HIẾN PHÁP

Có câu rằng: Kiều mộc thiên chi do nhứt bổn, trường lưu vạn phái tổng đồng nguyên.
Nghĩa là : Cây cao có nhiều đến muôn ngàn nhánh cũng bởi một gốc mà ra, và nước chảy mấy muôn dòng cũng do từ một nguồn mà ra, thế cho nên mới gọi là cây cội nước nguồn.
Lại còn có câu : Nhứt bổn tán vạn thù, vạn thù qui nhứt bổn.
Nghĩa là : Một cội cây mọc ra hàng muôn nhành lá, hàng muôn nhành lá lại trở về một cội.

Nhắc lại mấy câu này là cố ý để cho người đời nói chung, và người đạo nói riêng đều hiểu rằng : Toàn thể nhân loại là đồng chung một nguyên thủy nghĩa là đồng một gốc mà ra, tức là đồng một Thủy Tổ .ỡ Á Đông, Ông Bàn Cổ giáo thì Ông A Đam là thũy tổ của loài người. Tuy mỗi tư phương nói có một ông Thủy Tổ nhưng có lẽ hai ông ấy cũng là một mà thôi, vì truy nguyên ra thì thuở hổn độn sơ khai vị phân thiên địa. Bàn cỗ thủ xuất, thủy phán âm dương rồi mới có loài người và vạn vật.

Theo sách truyền lại thì: Tý hội khai thiên, địa tịch ư Sửu, nhơn sanh ư Dần, nghĩa là : Năm Tý khai thiên, năm sửu sanh địa cầu, và Năm dần sanh nhơn loại. Thiên địa, nhơn , gọi là Tam tài: Thiên hoàng, Địa hoàng và Nhơn hoàng.

Còn theo Thánh kinh của cơ đốc giáo thì do ông Thủy Tổ A Đam sanh ra con cháu ban đầu, đến đời ông Noe thì càng thêm đông đão hơn nữa. Đám con của ông này định dựng lên một ngôi tháp cao thấu Trời . . . . Gọi là tháp Babel. Song Đức Thượng Đế làm cho những người leo tháp ấy nói lớn tiếng mà không hiểu nhau được, thành thử phải phân tán ra mỗi người một nơi, làm nhiều sắc dân, mổi một sắc dân lập một nước khác nhau từ tiếng nói cho đến cả màu da sắc tóc. Các nước ấy hóa thành vạn quốc, cho đến ngày nay cũng chưa thống hiệp nhau được vì lẽ dự đồng ngôn ngữ và tư tưỡng. Sự phân tán đó gọi là nhất bổn tán vạn thù cũng như cành lá của mọi cội cây rơi rụng bay đi khắp chốn. Luận về nhân loại thì cũng vì một lẽ phân tán đó là cách bức nhau, rồi đỗ sự dị đồng tư tưởng mà sanh ra nhiều giáo phái, kẻ tưởng như thế này là đúng , người tưởng như thế kia là đúng, nên mới có sự tranh chấp nhau. Nếu nhân loại cứ theo điều nay mà tiến thì ngày hãy còn xa xôi lắm.

Trái lại, nếu nhân loại biết nhìn nhau là đồng một nguyên thủy , tức là đồng một gốc Thủy tổ mà ra hoặc nói một cách khác là đồng một Cha chung là Đức Thượng Đế mà ra, thì sự nhất thống sẽ được thực hiện một ngày rất gần. Sự thống hiệp đó gọi là Vạn thù qui nhứt bổn, nghĩa là cành lá đả phân tán nay lại trở về cội.

Ngày ấy nhân loại sẽ hiệp sức nhau mà xây dựng một ngôi tháp” ĐẠI ĐỒNG HUYNH ĐỆ “ qui tụ tất cả chủng tộc về một mối. Đó là luận về đại đồng thế giới.

Còn riêng phần đồng bào chủng tộc Việt nam ta, nếu biết nhìn nhau là anh em một nhà thì sự quí nhất rất dể và rất gần.

Tuy nhiên, cũng phải nhận xét để hiểu biết dân là cây cội nước nguồn.
Chúng ta nên lấy tổ quốc Việt Nam làm nguồn gốc của dân tộc. Dù cho nước ta có phân ra làm mấy phần đi nửa, chẳng hạn như Bắc, Trung, Nam thì chúng ta là Đồng bào với nhau mà thôi, cho nên dầu muốn dầu không việc thống nhứt lảnh thổ, sớm muộn gì cũng cần được thực hiện, thể theo nguyện vọng thiết tha cũa dân tộc.

Trên lảnh vực Tôn Giáo, chúng ta cũng phải nhận định nguồn gốc ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ do đâu mà xuất hiện để khỏi lầm lạc mà chia phe phân phái và tạo hoang mang trong cửa Đạo, vì sự nhận xét rất cần để phân biệt đâu hư đâu thiệt. Thiếu nhận xét cũng là điều tai hại rất lớn. Chư tín hữu bốn phương đã rõ nguồn gốc của ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ rồi, thì cứ do nguồn gốc đó mà tiến bước trên đường lập vị cho mình và cho tất cả đồng đạo của mình mới nhằm phương pháp vì Đạo đã cho pháp luật và Giáo lý làm chuẩn thằng cho chúng ta, nên phải đi trong khuôn viên Đạo đức thì mới tránh khỏi mưu chước của tà quyền.

Cũng vì lẽ nhất bổn tán vạn thù mà Đạo đã chia ra nhiều chi phái để làm phương châm phổ độ cho mau lẹ .

Ngày nào các chi phái biết đâu là cây cội nước nguồn thì ngày ấy họ sẽ qui về một mối, tức là Vạn thù qui nhất bổn. Phải biết nhận định rõ CÂY CỘI NƯỚC NGUỒN thì mới khỏi mang tiếng vong bổn.
Rằm tháng 7 Đinh Mùi ( DL, 20/ 8/ 1967)
TRƯƠNG HIẾN PHÁP
12 - Huấn Từ Của Ngài Hiến Pháp Đọc Trong Buổi Tiệc Ủy Lạo Chức Sắc Tại Giảng Đường Hành Chánh Ngày 21 Tháng 8 Canh Tuất (1970)
Ngày 21 Tháng 8 Canh Tuất (1970)

HUẤN TỪ
Của Ngài Hiến Pháp Hiệp Thiên Đài thay mặt ĐỨC THƯỢNG SANH
Đọc Trong Buổi Tiệc Ủy Lạo Chức Sắc Tại Giảng Đường Hành Chánh

Kính thưa Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phược Thiện .
Kính thưa chư Chức Sắc Thiên Phong nam nữ
Kính thưa qúi vị,
Hôm nay, nhân buổi tiệc ủy lạo Chức Sắc, tôi rất hoan hỉ được góp mặt chung vui cùng qúi vị nơi đây.

Buổi tiệc này nói lên được sự hài lòng của Hội Thánh đối với chư Chức Sắc ở địa phương cũng như ở các phận đạo vùng Toà Thánh đã hết lòng lo tròn nhiệm vụ do Hội Thánh giao phó.

Cũng như mọi năm, sau khi Hội Yến Diêu Trì, ĐỨC THƯỢNG SANH và HỘI THÁNH đều có ban Huấn Từ và Huấn dụ để khuyến khích và nhắc nhở chư quí vị về việc hành đạo với những lời vàng ngọc mà thiết tưởng tôi không còn phải lập lại nữa. Đây là tôi chỉ xin vắn tắt đôi lời và nói lên niềm thông cảm của tôi với phần đông Chức Sắc Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện về việc cầu thăng và ĐỨC LÝ NHỨT TRẤN OAI NGHIÊM đã truất trong mấy kỳ qua.

Thật rất não lòng thay ! vì trách nhiệm liên đới chung mà mọi người phải đồng chịu lây, sự hành động bất chánh của một phần người khác đã vi phạm luật đạo. Những ai đã làm việc bất chánh thì chịu lấy trách nhiệm đã đành, còn những người vô tội mà bị lây, thật đáng thương hại !

Nhưng than ôi ! biết sao bây giờ ! vì công nghiệp nên chúng ta phải liên đới chung chịu một số phận cùng anh em. Tuy nhiên cũng có cơ hội để đái công thục tội sau này, miễn là phải thành tâm thành ý đối với Đạo, không lẽ ĐỨC CHÍ TÔN cùng các Đấng Thiêng Liêng không rõ thấu nỗi uẩn khúc của chư Chức Sắc .

ĐỨC THƯỢNG SANH cùng HỘI THÁNH cũng hiểu rõ việc này thì dĩ nhiên cũng sẽ tận tâm cầu rỗi cùng Ơn Trên mở lượng từ bi xét lại trường hợp của chư Chức Sắc vô tội mà chịu phạt lây.

Theo tôi tưởng chẳng qua đó là một bài học thử thách coi chúng ta có đủ nghị lực nhẫn nại hay không, rồi các Đấng Thiêng Liêng cũng sẽ dành một phần thưởng xứng đáng cho những vị hữu công cùng Đạo ngày gần đây.

Điều đáng mừng và làm cho tôi phấn khởi tinh thần hơn hết là sự cộng tác chặc chẽ với nhau trong cửa Đạo, từ lớn chí nhỏ không hề sứt mẽ. Đó là điều tôi cần trong việc bảo tồn nghiệp Đạo mà ĐỨC CHÍ TÔN cùng các bậc tiền bối của chúng ta đã dày công khai sáng và lưu lại cho chúng ta thừa hưởng đến nay.

Nếu chúng ta muốn được hưởng lâu dài cái đại nghiệp ấy thì cần phải vun bồi nó thêm tiến lên nữa, hoặc bảo thủ nó cho được nguyên vẹn như vậy mãi cho đến hơi thở cuối cùng của chúng ta.

Ngày nay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã đến tuổi trưởng thành, sự tổ chức từ thượng từng đến hạ từng cơ sở đã được an bài. Chức Sắc cứ theo hệ thống và qui cũ đã có sẵn mà thi hành nhiệm vụ cho đắc lực, thì muôn điều khó khăn, trơ ûngại cũng sẽ vượt qua khỏi hết.

Chư Chức Sắc ở địa phương cùng nơi vùng Thánh Địa đã tỏ lòng hiếu kính đối với ĐẠI TỪ PHỤ và ĐẠI TỪ MẪU bằng sự góp mặt đông đủ nơi Tổ Đình nhân ngày lễ rằm Trung Thu và Hội Yến Diêu Trì.

Rồi đây qúi vị sẽ lên đường trở lại nhiệm sở để tiếp tục nghĩa vụ độ dẫn nhân sanh với tấc lòng vị tha yêu đời mến Đạo mà qúi vị sẵn có. Tôi xin chân thành cầu chúc qúi vị thượng lộ bình an và thành công mỹ mãn trên đường phục vụ.
Trước khi dứt lời, tôi xin thành tâm cầu nguyện Ơn Trên ban phước lành cho qúi vị và qúi quyến.
Nay kính
HIẾN PHÁP
Đại diện ĐỨC THƯỢNG SANH
TRƯƠNG HỮU ĐỨC
 
 
 
 
 
13 - Huấn Từ Của Ngài Hiến Pháp Đọc Trong Buổi Lễ Cứu Trợ Việt Kiều Hồi Hương Tại Chợ Long Hải Ngày 11 Tháng 9 Canh Tuất (dl : 10/10/70)
Ngày 11 Tháng 9 Canh Tuất (dl : 10/10/70)

HUẤN TỪ
Của Ngài Hiến Pháp Xử Lý Thường Vụ Văn Phòng ĐỨC THƯỢNG SANH
Đọc Trong Buổi Lễ Cứu Trợ Việt Kiều Hồi Hương Tại Chợ Long Hải
Kính thưa Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện.
Kính Chư Chức Sắc Thiên Phong, chư Chức Việc và đạo hữu nam nữ,
Kính chư qúi đồng bào hồi hương tỵ nạn,
Kính thưa qúi vị,
Nhân dịp phát quà cứu trợ đồng bào hồi hương tỵ nạn, tôi rất hân hạnh thay mặt Đức Thượng Sanh và Hội Thánh xin vắn tắt đôi lời, trước chào mừng toàn thể đồng bào nói chung và toàn Đạo nói riêng. Sau xin chân thành phân ưu cùng quí đồng bào đã lâm nạn chiến tranh khói lửa, đành bỏ gia tài sự sản đã dành dụm bấy lâu nơi đất khách quê người để trở về quê hương đất tổ mong cầu sự sống còn mặc dù phải chịu muôn vàn cay đắng và cơ cực. Trước tình cảnh đau thương của đồng bào, Hội Thánh hết sức cảm động nên vì tình thương yêu vô tận mà tùy sức mình góp vào cuộc cứu trợ đồng bào lâm nạn, để tiếp tay cùng chánh phủ, tuy của ít mà tình rất đậm đà nồng hậu xin đồng bào thông cảm cho.

Kính thưa đồng bào,
Đời sống con người qúi báu hơn hết trên cõi trần gian này, mặc dù đồng bào đã mất bao của cải nhưng sanh mạng được bảo tồn, đó là điều đáng vui mừng. Hội Thánh xin chia vui, sớt thảm cùng qúi vị, ước mong qúi vị khá biết ơn Trời Phật đã hộ trì qúi vị được tai qua nạn khỏi. Vậy hãy để hết tâm trí tin tưởng nơi ĐỨC CHÍ TÔN cùng các Đấng Thiêng Liêng. Hội Thánh sẽ hết lòng giúp đỡ qúi vị tùy phương tiện sẵn có, chẳng hạn như cấp nền phố hoặc thổ cư cùng các nhu yếu phẩm khác.

Kính thưa qúi vị,
Trước khi dứt lời, tôi xin thành tâm cầu nguyện Ơn Trên ban phước lành cho toàn thể qúi vị và quí quyến./.
Nay kính
HIẾN PHÁP
14 - Huấn Từ Của Ngài Hiến Pháp Đọc Trong Buổi Tiệc Ủy Lạo Nhân Viên,Thánh Vệ, Bảo Thể Và Phòng Bảo.

HUẤN TỪ
Của Ngài Hiến Pháp Đại Diện ĐỨC THƯỢNG SANH và Hội Thánh
Đọc Trong Buổi Tiệc Ủy Lạo Nhân Viên,Thánh Vệ, Bảo Thể và Phòng Bảo Tại Văn Phòng Tổng Thanh Tra Đặc Nhiệm Chánh Trị Đạo.
Kiêm Thống Quản Thánh Vệ Và Bảo Thể. (Toà Thánh)
Kính thưa Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện,
Kính thưa chư Chức Sắc, Chức Việc và đạo hữu nam nữ,
Kính thưa qúi quan khách,
Kính Hiền Hữu Tổng Thanh Tra Đặc Nhiệm Chánh Trị Đạo Kiêm Thống Quản Thánh Vệ và Bảo Thể,
Kính chư qúi hiền đệ, các cấp bộ điều hành Thánh vệ viên, Bảo Thể Quân và Phòng Bảo.
Nhân dịp lễ tất niên và buổi tiệäc ủy lạo các cấp bộ điều hành Thánh Vệ Viên , Bảo Thể Quân và Phòng Bảo, tôi xin nhân danh ĐỨC THƯỢNG SANH và HỘI THÁNH có mấy lời vắn tắt để tỏ niềm hân hoan của tôi đối với cuộc lễ hôm nay.

Buổi tiệc ủy lạo này rất có ý nghĩa và xứng đáng với công lao hạn mã của các nhân viên nói trên vì trọn một năm dài đăng đẳng họ ngấm ngầm làm việc tận tuỵ với trách vụ do Thượng cấp giao phó.

Công lao của chư Hiền đệ nhân viên công lực của Đạo đáng khen tặng và khích lệ. Tôi ước mong chư Hiền Đệ cứ tiếp tục hành sự như vậy mãi mãi để xứng đáng với vai trò của mình.

Đã gọi là nhân viên công lực thì phải áp dụng công lực cho phải chỗ nghĩa là không khuất phục dưới một áp lực nào và bảo vệ người đồng đạo khỏi bị áp lực bất luận từ đâu đến cũng không nên lợi dụng quyền công lực sẵn có mà áp đảo kẻ yếu kém hơn mình, nhứt là đối với tín hữu, là con cái ĐỨC CHÍ TÔN thì không nên hiếp đáp đá động đến, họ có làm điều gì sai quấy thì dùng cách êm thắm mà khuyên lơn dạy bảo chứ không nên hành hung với họ. Đó là ý nghĩa của hai chữ công lực của Đạo và tác phong đạo đức mà người nhân viên công lực cần phải có.

Công lực Đạo còn được áp dụng để đem lại chủ quyền cho Hội Thánh bằng cách bắt buộc bổn đạo phải tôn trọng luật pháp Đạo, tức là tôn trọng công lý và lẽ phải.

Ngày nào công lực Đạo được áp dụng cho đúng chỗ như vậy thì ngày ấy Đạo Thành, người Đạo mới đi đến chỗ vinh quang rực rỡ.

Kính thưa chư qúi vị,
Trước khi dứt lời và trước thềm Xuân Tân Hợi tôi xin thành tâm cầu nguyện Ơn Trên ban cho toàn thể quí vị một năm mới đầy vinh quang và hạnh phúc.
Trân trọng kính chào
HIẾN PHÁP
TRƯƠNG HỮU ĐỨC
15 - Huấn Từ Của Ngài Hiến Pháp Đọc Trong Buổi Tiệc Liên Hoan Tại Văn Phòng Ban Thế Đạo Ngày 11 Tháng 10 Năm 1970
Tại Văn Phòng Ban Thế Đạo Ngày 11 Tháng 10 Năm 1970.

HUẤN TỪ
Của Ngài Hiến Pháp Đại Diện ĐỨC THƯỢNG SANH
Đọc Trong Buổi Tiệc Liên Hoan.

Kính thưa Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện
Kính thưa chư Chức Sắc Thiên Phong nam nữ
Kính thưa qúi quan khách
Kính thưa qúi vị,
Tôi rất hân hạnh được đại diện ĐỨC THƯỢNG SANH và HỘI THÁNH hôm nay để góp mặt chung vui cùng qúi vị trong buổi tiệc thân mật này.
Thưa qúi vị Hiền Tài đắc cử Hội Đồng Tỉnh,
Hội Thánh hết sức hoan hỉ được thấy sự thành công mỹ mãn và vẽ vang của qúi vị.
Là rường cột của tương lai Đạo nói riêng và của Quốc gia nói chung, qúi vị đã tự mình nghiêng vai gánh lấy trọng trách mà cả Đạo lẫn Đời đã giao phó.

Tôi rất tin tưởng sự thành công của qúi vị vì với danh nghĩa Ban Thế Đạo qúi vị sẽ áp dụng được cái thuyết Đạo-Đời tương đắc mà Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đã chủ trương từ bấy lâu nay, cái vai trò hay nói cho đúng hơn là sứ mạng của qúi vị là phải thể hiện cho kỳ được cái chủ thuyết ấy vì nó là căn bản của sự xây dựng và bảo tồn Đại Nghiệp Đạo mà ĐỨC CHÍ TÔN cùng các bậc tiền bối của chúng ta đã dày công khai sáng để cho chúng ta thừa hưởng đến ngày nay.

Vậy nên chúng ta phải có nghĩa vụ làm cho nền Đạo phát triển thêm lên hoặc bảo thủ cho nó được tồn tại mãi mãi.
Cũng vì tương lai của nền Đạo mà ĐỨC HỘ PHÁP có câu than rằng:
" Rồi đây ai đến cầm Chơn Pháp
Tô điểm non sông Đạo lẫn Đời "
Thật vậy, tạo một mối Đạo đã là khó rồi, mà chọn người thừa kế đủ khả năng bảo thủ lại càng khó bội phần.
Tuy rằng, Hội Thánh chúng tôi có bổn phận Thể Thiên Hành hoá nhưng nhìn lại phần đông Chức Sắc đã tuổi cao sức yếu không biết có đủ ngày giờ để tiếp tục việc Đạo hay không ? Vì Đạo phải trường tồn đến thất ức niên.

Tuy nhiên chúng tôi còn một hy vọng và một niềm an ủi là trong Đạo còn có Ban Thế Đạo là nơi sản xuất nhân tài như lời Thánh Giáo của ĐỨC HỘ PHÁP đã dạy : Muốn tuyển chọn nhân tài thì phải tìm trong hoặc ngoài Ban Thế Đạo.

Thưa qúi vị,
Nếu quí vị nhìn vào cửa Đạo với cặp mắt tinh Đời thì có lẽ qúi vị cũng nhận thấy sự cần ích và cao qúi của Đạo là dường nào nó có thể hình một cõi Thiên Đàng tại thế, có phận sự độ rỗi các bậc nguyên nhân quy hồi cựu vị và toàn thể nhơn sanh thoát khỏi ư nghiệp chướng.

Vậy thử hỏi chúng tôi cùng qúi bạn đây đã nghe theo tiếng gọi Thiêng Liêng mà nhập Đạo, nếu không thực thi tôn chỉ Đạo thì theo Đạo để làm gì chớ !
Một lần nữa tôi tin chắc rằng : quý bạn sẽ là người tiếp tục sứ mạng Thiêng Liêng của các bậc Đàn Anh để lại vì chẳng lẽ Đạo phải bế tắc khi họ mãn phần .

Có câu rằng : Tre tàn măng mọc tức là người già qua đời thì người trẻ sẽ tấn lên thay thế.
Qúi bạn cũng nên dọn lần con đường tiến thân mà ĐỨC HỘ PHÁP đã vạch sẵn cho qúi bạn.
Thưa quí bạn,
Trước khi dứt lời, tôi xin thành tâm cầu nguyện Ơn Trên ban phước lành cho toàn thể qúi bạn và qúi quyến.
Trân trọng kính chào
HIẾN PHÁP
16 - Bản Tuyên Dương Công Nghiệp Đức Thượng Sanh, Ngài Hiến Pháp đọc tại Đền Thánh ngày 4 tháng 4 năm Tân Hợi
ĐỌC TẠI ĐỀN THÁNH Ngày 4 - 4 Tân Hợi.

BẢN TUYÊN DƯƠNG CÔNG NGHIỆP
ĐỨC THƯỢNG SANH CHƯỞNG QUẢN HỘI THÁNH HIỆP THIÊN ĐÀI
DO NGÀI HIẾN PHÁP HTĐ

Kính thưa Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện.
Kính chư Chức Sắc, Chức Việc và toàn đạo nam nữ,
ĐỨC THƯỢNG SANH CAO HOÀI SANG Chưởng Quản Hội Thánh Hiệp Thiên Đài Toà Thánh Tây Ninh đã quy thiên hồi 17 giờ ngày 26 tháng 3 Tân Hợi ( 21/4/1971) hưởng thọ 71 tuổi .
Tin buồn này làm chấn động cả các giới trong toàn quốc nói chung và toàn Đạo nói riêng.

Thánh Thể của ĐỨC NGÀI đang quàng tại Toà Thánh Tây Ninh chờ đến ngày mùng 6 tháng 4 Tân Hợi nhằm 30/4/71 sẽ cung nghinh Liên Đài kỵ Long Mã di chuyển theo lộ trình trong châu vi Toà Thành và sau khi Đại diện các Hội Thành đọc Ai Điếu xong, Lễ cung nghinh Liên Đài nhập bửu Tháp sẽ cử hành y theo chương trình của Hội Thánh đã lập mà toàn Đạo đều hiểu biết.

Nhân cuộc lễ này tôi xin tuyên dương công nghiệp của ĐỨC NGÀI về cả hai phương diện Đạo lẫn Đời

Về mặt Đời : ông CAO HOÀI SANG ( tên họ của đức ngài) sanh ngày 11 tháng 9 năm 1901 (dl) tại Thái Bình (Tây Ninh) con của ông CAO HOÀI ÂN giúp việc Toà Án và bà Hồ Thị Lự, khi trưởng thành thi đậu bằng Thành Chung trường Trung Học ChasseLoup - Laubat, ông vào giúp việc ở sở Thương Chánh SaiGon cho đến khi gặp Đạo.

Nói đến ông, ai ai trong giới công chức và đồng bào Thủ đô đều hiểu rõ thanh danh của ông là một nhà công chức đúng mực thanh liêm.

Là một chí sĩ thương dân yêu nước, ông thường giao du cùng các bạn đồng chí khác như hai ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc chẳng hạn. Cả ba ông lại là nhạc sĩ lừng danh trong giới âm nhạc tại Thủ đô SaiGon. Hai ông Cư và Sang được coi như bậc Thầy trong giới này, sau khi ông Cư đăng tiên rồi thì ông Sang được coi như bậc " hậu tổ " ban âm nhạc Đạo Cao Đài đã nhờ đức ngài chấn chỉnh rành mạch thêm nhứt là trong điệu cổ nhạc vì ĐỨC NGÀI là nhà điêu luyện rành nghề. Mất ĐỨC NGÀI giới âm nhạc trong toàn quốc nói chung và trong Đạo Cao Đài nói riêng đã mất một Nhạc sư cự phác đáng tiếc thay .

Về mặt Đạo : Đến năm Ất Sửu (1925) là lúc phong trào “xây bàn” hay “ Sai Ma” cũng vậy đang thạnh hành tại Thủ đô SàiGon ông hiệp cùng hai ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc mỗi đêm đến chơi nhà ông Cao Quỳnh Cư tức Cao Thượng Phẩm để thỏa mãn tính háo kỳ của mình bằng cách xây bàn để tiếp xúc với những người khuất mặt ở thế giới bên kia (hồn Linh).

Một hôm nọ, vào lúc tháng 7 năm 1925 ông Cao Quỳnh Cư đến nhà ông Cao Hoài Sang chơi lại gặp ông Phạm Công Tắc cũng ở gần nhà ông Sang - Ba ông mới hiệp nhau xây bàn chơi.

Bất ngờ cuộc chơi này hướng dẫn ba ông đến chỗ lập được kỳ công trong việc khai sáng Đạo Trời, tức là Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà chúng ta đang sùng bái đây.

Đêm 24 tháng chạp 1925 (dl) nhân dịp lễ Giáng Sinh tại nhà ông Cao Quỳnh Cư có mặt cả ba ông dự, ĐỨC CHÍ TÔN giáng với danh hiệu A Ă Â cho một bài thi như vầy:
" Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền
Vui lòng tu niệm hưởng ân thiên
Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên "
ĐỨC CHÍ TÔN dạy thêm: " Đêm nay phải vui mừng vì chính ngày nay ta xuống trần dạy Đạo bên Thái Tây ( Europe) "

" Ta rất vui lòng mà đặng thấy đệ tử kính mến ta như vậy"
" Nhà này sẽ đầy ơn Ta"
" Giờ ngày gần đến đợi lệnh nơi Ta"
" Ta sẽ làm cho thấy huyền diệu đặng kính mến Ta hơn nữa "

Sau đó ít lâu ĐỨC CHÍ TÔN cho bài thi sau này, lấy tên những người có mặt tại đàn cơ, trong đó có tên ông Sang ( tức là ĐỨC THƯỢNG SANH ):
" CHIÊU KỲ TRUNG độ dẫn HOÀI sanh
BẢN đạo khai SANG QUÍ GIẢNG thành
HẬU ĐỨC TẮC CƯ thiên địa cảnh
HƯỜN MINH MÂN đáo thủ đài danh"
12 chữ lớn trong 3 câu trên là tên của 12 môn đệ đầu tiên của ĐỨC NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ.

Sỡ dĩ phải xen đoạn Đạo Sử này vào cuộc đời của ĐỨC THƯỢNG SANH là vì ông còn đang giúp việc trong công sở nhà nước Pháp mà ông vẫn nghe theo tiếng gọi Thiêng Liêng cứ mỗi đêm hiệp cùng các bạn đi chấp cơ truyền bá đạo Trời ở khắp nơi mặc dù nhà cầm quyền Pháp rất để ý đến Đạo Cao Đài lúc sơ khởi. Chúng ta nên nhớ rằng : ĐỨC THƯỢNG SANH là một tay chấp cơ truyền Đạo cũng như ĐỨC HỘ PHÁP và ĐỨC THƯỢNG PHẨM luôn luôn cả ba ông đồng tâm hiệp lực nhau để phổ độ chúng sanh trong toàn quốc.

Trong tờ Khai Đạo cùng Chánh Quyền Pháp năm 1926. ĐỨC NGÀI cũng ký tên với 28 người khác để thay mặt cho tất cả 247 người đạo hữu có tên trong Tịch Đạo, do ông cựu Thượng Nghị Viện LÊ VĂN TRUNG đứng đầu tờ khai Đạo, ông này sau đắc phong QUYỀN GIÁO TÔNG Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Ông này cũng do Đức Hộ Pháp PHAÏM CÔNG TẮC, Đức Thượng Phẩm CAO QUỲNH CƯ và Đức Thượng Sanh CAO HOÀI SANG dẫn độ.

Nhờ sự hướng dẫn đắc lực của ông Thượng Nghị Viện này với sự công tác của ba vị kể trên mà cơ phổ độ phát triển quá mau lẹ, kỳ công này, một phần lớn là nhờ ĐỨC THƯỢNG SANH hi sinh đời công chức của mình để đi phổ độ các nơi trong toàn quốc. Cơ phổ độ lục tỉnh phân ra như sau :

1. Ông Cao Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc phò loan phổ độ trong các tỉnh Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Gia.ù

2. Ông Nguyễn Trung Hậu và Trương Hữu Đức phò loan phổ độ các tỉnh Chợ Lớn, Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Bến Tre.

3. Ông Cao Qùynh Diêu và Cao Hoài Sang phò loan phổ độ các Tỉnh Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Gia Định, Biên Hoà, Bà Rịa, Sa Đéc.

Ngoài công việc phò cơ phổ độ các tỉnh kể trên. ĐỨC THƯỢNG SANH còn tùy lúc rãnh ban đêm lên Gò Kén chùa Từ Lâm để hiệp cùng ĐỨC HỘ PHÁP và ĐỨC THƯỢNG PHẨM để chấp cơ Phổ độ và đồng thời lo việc khánh thành Thánh Thất Từ Lâm Tự, sau này được dời về làng Long Thành tức Toà Thánh hiện giờ.

Ngày 26 tháng 10 năm Bính Dần, ông Cao Hoài Sang đắc phong THƯỢNG SANH một lượt với ĐỨC HỘ PHÁP PHAÏM CÔNG TẮC và ĐƯỚC THƯỢNG PHẨM CAO QUỲNH CƯ đêm 14 rạng rằm tháng 3 năm Bính Dần (1926) sau khi lập Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Đài, ĐỨC CHÍ TÔN giáng dạy như vầy:
"Hiệp Thiên Đài là nơi Thầy ngự, cầm quyền Thiêng Liêng mối Đạo, hễ Đạo còn thì Hiệp Thiên Đài vẫn còn".
"Thầy đã nói ngũ chi Đại Đạo lại quy phàm vì khi trước Thầy giao Chánh Giáo cho tay phàm, càng ngày càng xa Thánh Giáo mà lập ra Phàm Giáo nên Thầy nhứt định đến chính mình Thầy đặng dạy dỗ các con mà thôi, chớ không chịu giao Chánh giáo cho tay phàm nữa "

" Lại nữa, Hiệp Thiên Đài là nơi của Giáo Tông đến thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, Lục thập bát địa cầu, Thập điện Diêm Cung mà cầu siêu cho cả nhân loại "
"Thầy đã nói sở dụng Thiêng Liêng, Thầy cũng nên nói sở dụng Phàm trần của nó nữa"
" Hiệp Thiên Đài dưới quyền HỘ PHÁP chưởng quản,
- Tả có THƯỢNG SANH, hữu có THƯỢNG PHẨM
"Thầy lại chọn Thập Nhị Thời Quân, chia ra làm ba:
"Phần của Hộ Pháp Chưởng Quản về chi Pháp lo bảo vệ Luật Đời và Luật Đạo, chẳng ai qua luật mà Hiệp Thiên Đài chẳng biết."

Thượng Phẩm thì quyền về Phần Đạo:
" Lo về phần Đạo nơi Tịnh Thất, mấy Thánh Thất đều xem sóc chư môn đệ Thầy, bênh vực chẳng cho ai phạm luật đến khổ khắc cho đặng"
"Thượng Sanh thì Chưởng quản chi Thế lo về phần Đời.
Thầy khuyên các con lấy tánh vô tư mà hành Đạo, Thầy cho các con biết trước rằng, hễ trọng quyền thì ắt có trọng phạt"

Từ đây về mặt hữu hình ba vị chưởng quản tối cao của Hội Thánh Hiệp Thiên Đài không còn nữa, sau khi ĐỨC THƯỢNG SANH qui thiên thì Đạo Cao Đài mất thêm một bậc vĩ nhân nữa.

Từ khi trở về tái thủ phận sự nơi Toà Thánh, ĐỨC THƯỢNG SANH đã tìm đủ mọi phương pháp để đem lại sự điều hoà trong cửa Đạo cho toàn Đạo hưởng Thái Bình hạnh phúc.

Những tưởng ĐỨC NGÀI đến với sứ mạng Thiêng Liêng để hoàn thành cơ nghiệp Đạo thì chắc là ĐỨC NGÀI phải được sống lâu với bổn đạo để bảo tồn Đại Nghiệp Đạo đến cùng.
Nào ngờ đâu ! Ta muốn vậy mà Trời chưa cho vậy.
Than ôi ! Thiên số nan đào ! Tuy sự mất còn là định mệnh nhưng đối với kiếp sanh của con người sao khỏi đau lòng lúc tử biệt sanh ly.

Kính thưa qúi vị !
Chúng ta đã từng khóc nhiều rồi cho kiếp số ngắn ngủi của nhiều bậc tiền bối chúng ta. Tuy nhiên chúng ta cứ khóc đi cho đến cạn khô giọt lệ, rồi cũng phải nghĩ lại Đạo Nghiệp nước nhà mà tự trấn tỉnh lấy tâm hồn để tìm phương bảo tồn Đại Nghiệp Đạo và tiếp tục sứ mạng Thiêng Liêng của chúng ta vì sứ mạng ấy dầu lớn dầu nhỏ, dầu quan trọng hay không cũng là sứ mạng do ĐỨC CHÍ TÔN cùng các đấng Thiêng Liêng giao phó cho chúng ta phải tuỳ khả năng của mình mà làm cho hoàn thành.

Đã đành chúng ta phải thương tiếc một Đấng lãnh đạo anh minh như ĐỨC THƯỢNG SANH nhưng thương tiếc bao nhiêu thì phải noi gương của ĐỨC NGÀI bấy nhiêu để gặt hái được một phần công quả nào hữu ích cho Đạo và cho chúng sanh nhờ. Đó là sự đền đáp công ơn của bậc tiền bối chúng ta đã dày công xây dựng, lưu lại một sự nghiệp vĩ đại cho chúng ta thừa hưởng, chớ không lẽ ngồi khóc hoài để nhìn sự sụp đổ trước mặt chúng ta sao ?

Vậy chúng ta hãy đứng lên và đồng tâm hiệp lực tiếp tục xây đắp nền Đạo cao thêm mãi để khỏi phụ ơn của tiền nhân chúng ta.

Trước khi dứt lời, tôi xin thành tâm cầu nguyện Ơn Trên ban phước lành cho toàn thể qúi vị và quí quyến, tôi xin nghiêng mình trước liên đài của ĐỨC THƯỢNG SANH và thành tâm cầu nguyện cho anh linh ĐỨC NGÀI được cao thăng, sau nữa xin chân thành phân ưu cùng tang quyến./.
Nay kính
HIẾN PHÁP HIỆP THIÊN ĐÀI
 
 
 
17 - Diễn Văn Đáp Từ của Ngài Hiến Pháp, Trong Dịp Lễ Tấn Phong - Ngày 13 tháng 6 năm 1971
NGÀY 21 THÁNG 5 TÂN HỢI ( DL, 13/6/1971) TẠI ĐẠI ĐỒNG XÃ

DIỄN VĂN ĐÁP TỪ CỦA NGÀI HIẾN PHÁP
QUYỀN CHƯỞNG QUẢN HIỆP THIÊN ĐÀI ĐỌC TRONG DỊP LỄ TẤN PHONG

Kính thưa Hội Thánh Hiệp Thiên, Cửu Trùng và Phước Thiện.
Kính thưa Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà
Kính thưa qúi phái Đoàn Chánh Phủ
Kính thưa qúi vị Ngoại Giao Đoàn
Kính thưa qúi đoàn thể tôn giáo bạn
Kính thưa qúi quan khách
Kính thưa qúi đại diện báo chí
Kính thưa Trung tá Tỉnh trưởng và Chánh quyền địa phương
Kính thưa chư Chức Sắc, Chức việc và toàn Đạo nam nữ.
Nhân danh Hội Thánh Tòa Thánh Tây Ninh và nhân danh Hiến Pháp Tân Phong Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài. Tôi rất hân hạnh và xin chân thành cảm tạ thạnh tình của chư qúy liệt vị đã có lòng huệ cố đến chung vui cùng chúng tôi trong cuộc lễ tấn phong hôm nay. Sự hiện diện nơi đây của chư qúy liệt vị làm tăng phần khích lệ và phấn khởi tinh thần của chúng tôi.

Kính thưa chư qúi liệt vị,
Từ ngày lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ đến nay kể đã 46 năm, hệ thống tổ chức của Toà Thánh Tây Ninh đều căn cứ vào luật pháp chơn truyền mà lập thành Hội Thánh, trên có một vị chức sắc cao cấp nhất trong Đạo cầm quyền thống lãnh toàn Đạo như ĐỨC HỘ PHÁP PHAÏM CÔNG TẮC chẳng hạn, kế đó là ĐỨC THƯỢNG PHẨM CAO QUỲNH CƯ và ĐỨC THƯỢNG SANH CAO HOÀI SANG nhưng hôm nay cả ba vị Chức Sắc lớn ấy đều qui thiên hết, nên mới đến vai tuồng của Thập Nhị Thời Quân phải đảm đương trọng trách cầm quyền Chưởng quản Hiệp Thiên Đài là quyền tối cao của Hội Thánh đương kim. Điều ấy cũng do theo công lệ "Tiền tấn hậu kế"

Chúng tôi xin chân thành thú thật rằng chúng tôi còn kém phần tài đức, nhưng giờ này sứ mạng Thiêng Liêng đã đến tay không lẽ trốn trách nhiệm được nên cực chẳng đã phải nghiêng vai lãnh lấy gánh nặng cùng toàn thể tín hữu và nguyện đem hết tâm lực và thiện chí sẵn có để xây dựng và bảo tồn Đại Nghiệp Đạo cho ra thiệt tướng hầu làm bóng mát che chở cho toàn thể nhân loại có nơi nương tựa, vì Đạo trời không những chan rưới Hồng ân riêng cho đồng bào Việt Nam ta mà thôi, mà còn ban bố khắp Đại đồng thế giới nữa. Tôi có cảm giác rằng ngày nào bóng cờ Đại Đạo bay khắp bốn phương là ngày ấy nhân sanh sẽ được chung hưởng thanh bình hạnh phúc. Tôi không nói quá lời đâu vì tôi biết chắc rằng ĐỨC THƯỢNG ĐẾ không gạt ai hết, nhứt là đám con cái của ĐỨC NGÀI khi ĐỨC NGÀI không đến mở Đạo Kỳ Ba để tận độ chúng sanh và chín mươi hai ức nguyên nhân qui hồi cựu vị. Lại còn có tân ước giữa Trời và Người trong kỳ phổ độ thứ ba này. Nhưng thay vì tuyên bố như Đức Phật ngày xưa là " Thiên Thượng Thiên hạ duy ngã độc tôn" nay Tân ước này lại tuyên bố " Thiên Thượng, Thiên hạ, bác ái công bình" nghĩa là trên trời dưới thiên hạ lấy bác ái công bình là tôn chỉ và có câu: " Ngã Thiên thị thính " (Trời và ta nghe thấy) tức là Trời và người thông công đó vậy.

Tân ước trên đây đã nêu rõ tôn chỉ cao siêu của Đại Đạo. Nhân sanh chỉ có cố gắng thực hiện tôn chỉ ấy cho kỳ được thì cái chơn hạnh phúc sẽ đến với mình.

Thoạt tiên nghe qua tôn chỉ cao siêu ai cũng cho là điều rất khó thực hiện. Nhưng với sức mạnh vô đối của con người, khi học đoàn kết nhau lại thành khối thì bất cứ việc gì họ cũng đều vượt qua được hết. Có câu rằng: "Thế thượng vô nản sự" ( Trên đời không việc gì khó hết) duy tại con người không cố gắng mà thôi.

Nói như thế tức là con người có thể tạo lấy hạnh phúc cho mình sao ? Thưa thật vậy, nếu muốn thì được ( Vouloir c’ est pouvoir, câu phương ngôn Pháp) tuy nhiên xin can ai nấy đừng muốn sự quấy, vì sự quấy không bao giờ đem đến hạnh phúc, mà trái lại là sự phá hoại.

Kính thưa chư qúi liệt vị,
Có lẽ sống trên cõi trần gian này, điều nguyện vọng của chúng ta đều gần giống nhau hết.

Vậy thử hỏi nguyện vọng đại khái là gì ?
Thưa : "Một là đời sống vui tươi, sung sướng, đầy đủ tự do no ấm"
Hai là phải có danh gì với non sông đất nước.
Ba là hạnh phúc về vật chất lẫn tinh thần.

Về đời sống vật chất, cá nhân thiết tưởng ai cũng có thể tạo ra được mà hưởng. Còn về đời sống tinh thần thì cần phải đoàn kết nhau thành khối, muôn triệu người như một để kiến tạo những gì có thể đem lại chơn hạnh phúc cho kiếp sống con người. Hạnh phúc ấy ngoài lẽ trời ra thì không phải là chơn hạnh phúc. Vậy nhơn loại muốn hưởng chơn hạnh phúc thì phải neo theo lẽ Trời, vì thế mà con người phải có sứ mạng thể Thiên hành Đạo, như tất cả tín đồ Cao Đài chúng tôi, dầu lớn dầu nhỏ đều lãnh sứ mạng Thiêng Liêng của Đạo Trời để tạo lấy chơn hạnh phúc cho mình và cho toàn nhơn loại, và cũng không quên kêu gọi tất cả đồng bào các giới cùng đến chung hưởng với chúng tôi.

Ngày nào toàn thể dân tộc Việt Nam nói riêng và toàn thể Thế giới nói chung biết nghe theo tiếng gọi Thiêng Liêng mà đến chung hiệp với chúng tôi để xây dựng Đạo Trời cho ra thiệt tướng như ý trời đã định, thì ngày ấy sẽ xuất hiện một cảnh Thiên đàng tại thế.

Kính thưa chư qúi liệt vị,
Trước khi dứt lời, một lần nữa tôi xin trân trọng và chân thành cảm tạ qúi chư liệt vị và xin thành tâm cầu nguyện Ơn Trên ban phước lành cho toàn thể chư qúi liệt vị và qúi quyến được dồi dào sức khoẻ và nhiều may mắn.
Nay kính
HIẾN PHÁP
Quyền Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài

17 a- Đáp Từ của Ngài Hiếp-Pháp Quyền Chưởng Quản HTĐ đọc tại Văn Phòng Ban Đạo Sử. Ngày 6 tháng 5 năm Tân Hợi / Ngày 28 tháng 6 năm 1971
Ngày 28 tháng 6 năm 1971 / Ngày 6 tháng 5 năm Tân Hợi

ĐÁP TỪ của Ngài HIẾN PHÁP
Đọc tại Văn Phòng Ban Đạo Sử

Kính thưa Hội Thánh HIỆP THIÊN, CỬU TRÙNG VÀ PHƯỚC THIỆN,
Kính thưa chức sắc Nam Nữ .
Hôm nay nhơn bữa tiệc tiển hành, tôi xin chơn thành cảm tạ quý vị đã có lòng tưởng đến chung vui cùng chúng tôi trong buổi tiệc thân mật nầy.

Trước khi vào đề tôi xin nói đôi lời vắn tắt cùng chung quý vị. Tôi rất hân hoan được chư vị Thời Quân đưa lên chấp chánh quyền CHƯỞNG QUÂN HIỆP THIÊN ĐÀI. Sau lại ĐỨC HỘ PHÁP vừa chấp thuận và phê rằng: " Ý NGƯỜI CŨNG LÀ Ý TRỜI " Chư chức sắc hiệp Thiên Đài đã đồng ý thì Đức ngài cũng đồng ý vậy. Đó là sự vinh hạnh rất lớn cho tôi chẳng phải vì quyền quí mà kêu rằng lớn, nhưng đó là có cơ hội để làm cho Đạo trở nên một ngôi đại nghiệp sau nầy, chẳng những cho bổn Đạo trong nước Việt Nam chúng ta mà thôi, mà có khắp cả thế giới đại đồng. Vậy chúng ta là người tiền phong trong cửa Đạo, chúng ta phải làm thế nào bởi vì một Đạo sẽ truyền bá khắp thế giới, rồi nay sẽ có những người trí thức, những người anh minh ở khắp các nước đến với chúng ta. Nên chúng ta không đủ sức để đảm đương cái mối Đạo của CHÍ TÔN đã đem giao trước hết ở nước Việt nam ta đây rồi mới nghỉ sao ? Cho nên tôi xin yêu cầu toàn thể anh em trong Đạo phải tận tâm làm cho Đạo trở nên một mối Đạo Đại Đồng.

Tôi đã tiên bố trước công chúng, trước Chánh quyền, trước các đoàn thể vừa rồi, Là anh em chúng ta, người Đạo Cao Đài mỗi một người đều có lãnh sứ mạng thiêng liêng: đâu nhỏ, đâu lớn cũng là sứ mạng, Vậy trên cũng sứ mạng, dưới cũng sứ mạng vậy tất cả đều có sứ mạng. Biết chung nhau mà thực thi sứ mạng, thì ngày kia chúng ta sẽ thành công, thành công để mà giữ được cái nề nếp của Đạo Trời ban cho chúng ta trước hết. Dầu cho mình không tài đi nữa , mình cũng có Đạo, mình cứ nhắm theo Đạo mà đi. Điều đó tưởng an hem cũng đều hiểu biết hết. Chổ cốt yếu là đối với sứ mạng thiêng liêng, chúng ta đừng có khinh thường. Cái sứ mạng ấy, phải lấy hết chơn tâm ra mà hành đạo, mổi người, muôn người như một đều chú ý vô một chuyện đó thì làm gì mà chẳng nên. Cho nên tôi nói rằng muôn người như một, đoàn kết nhau cho thành đoàn thể thì việc khó đến đâu chúng ta cũng đủ sức vượt qua.
Hôm nay chư vị đã có lòng đến chung vui và mổi vị đều có để lời cảm tưởng và chúc mừng, tôi xin chân thành đa tạ.
Trước khi dứt lời, tôi xin cầu nguyện ơn trên ban phước lành cho toàn thể chư quý vị và quý quyền.
*  *  *

17b - Huấn Từ của Ngài Hiếp-Pháp. Nhơn dịp Ủy Lạo Chức Sắc Địa Phương Sau Lễ Rằm Trung Thu và Hội Yến Diêu Trì

HUẤN TỪ của Ngài HIẾN PHÁP
Nhơn dịp Ủy Lạo Chức Sắc Địa Phương
Sau Lễ Rằm Trung Thu và Hội Yến Diêu Trì

Kính thưa Hội Thánh Hiệp Thiên, cửu trùng và phước thiện.
Kính thưa qúy vị ,
NHƠN DANH Hội Thánh, tôi rất hân hoan được chung vui cùng quý vị trong buổi tiệc ủy lạo chức sắc hôm nay.

Điều đáng mừng hơn hết là chư Chức sắc địa phương đã làm toàn nhiệm vụ do Hội Thánh phó giao.

Thật vậy, đại nghiệp Đạo đã đến giai đoạn thực hành, cho nên toàn thể chức sắc và toàn thể Tín hữu cần phải đồng tâm hiệp lực lo tròn phận sự, Vì tất cả chúng ta đều có sứ mạng thiêng liêng xây dựng nền Đạo theo thiên ý Đức CHÍ TÔN truyền dạy.

Muốn vứa lòng Đức CHÍ TÔN, chúng ta nên nhớ rằng Đức Ngài lo Đạo trể thì có hại cho nhơn sanh, nên hằng dạy chúng ta phải cố gắng làm cho Đạo mau ra thiệt tướng để kịp thời cứu độ toàn nhơn loại thoát chương nghiệp chướng.

Lại nữa, Đức CHÍ TÔN đã giao mối đạo nhiệm màu cho nước Việt Nam, tức là giao cho nước việt nam xây dựng nền Chánh Giáo cho được tận thiện tận mỹ, để rồi sẽ đem truyền bá ra ngoại bang để cùng chung hưởng hồng ân của Đấng cha chung Ngọc Hoàng Thượng Đế, vì đối với Đấng tôi cao tôi trọng nầy, không còn ranh lối giữa nước nầy và nước khác, cũng như không phân biệt màu da sắc tóe giữa các dân tộc, mà Đức ngài buộc phải bắt tay nhau và nhìn nhau là huynh đệ đại đồng, đặt tình thương yêu lên trên hết, lấy bác ái và công bình làm tôn chỉ.

Nếu toàn nhơn loại đều nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Đức CHÍ TÔN thì nạn chiến tranh tương tàn tương sát sẽ chấm dứt, cảnh thái bình thạnh trị sẽ được vản hồi trên toàn cõi thế gian. Nhưng cảnh ấy sẽ đến mau hay chậm, đó là tùy ý chí của người Đạo chúng ta, vì Đức CHÍ TÔN đã đặc trọn niềm tin tưỡng trên Đạo tâm và thiện chí của chúng ta , vì chúng ta là kẻ đầu tiên đã lãnh sứ mạng thế thiên hành hóa.

Điều đáng chú ý là chúng ta phải cố gắng thế nào cho đạo được phát triển khả quan để cho muôn mắt trông vào, nhứt là con mắt dị chủng, đều công nhận là một tôn giáo bật hủ đáng cho họ đặt niềm tin tưởng vào đó để cùng chung hưởng phước lành và nhân đó họ sẽ tiếp tay góp sức cùng chúng ta mà đưa đạo đến cõi vinh quang.

Bằng chẳng vậy, nếu trái lại chúng ta thờ ơ cùng sứ mạng thiêng liêng để cho chúng thấy được sự không hay của chúng ta, thì tức là vô tình chúng ta buông trôi vật báu vô giá mà Đức CHÍ TÔNđã trao tận tay chúng ta để làm chủ nó. Rồi vì đó nó sẽ lọt vào tay dị chủng. Chừng ấy chúng ta có hối tiếc cũng là sự đã rồi mà còn phải đắc tội với ĐỨC CHÍ TÔN cùng các Đấng Thiêng Liêng nữa là khác, vì chúng ta đã bỏ rơi mối Đạo mà các Đấng ấy đã dầy công khai sáng và vun bồi cho đến ngày nay.

Mấy lúc sau này, có nhiều nhân vật ngoại bang thường đến tiếp xúc với giáo hội chúng ta để quan sát tình hình bổn Đạo, để rỏ biết sự thật của Đạo. Có thể đó là do sự mách bảo của các Đấng cho biết sự xuất hiện của ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ gồm tất cả Tam Giáo và Ngũ chi Đại Đạo.

Vậy chúng ta phải cẩn thận trong giai đoạn nầy, phải giử gìn kỷ lưỡng tấm gương đạo hạnh mà chúng ta đã tạo được hơn bốn mươi sáu năm nay dù không đáng mấy cũng là một tấm gương trước mắt mọi người.

Chúng ta thâu phục nhơn tâm được hay không là cũng từ giai đoạn nầy. Dầu lớn hay nhỏ , chúng ta đều lãnh sứ mạng Thiêng Liêng của Đạo, nên cần phải chung tâm hiệp trí làm nên cho Đạo, để sau nầy khỏi thẹn khi về đến cỏi thiêng liêng Hằng sống.

Kính thưa quý chức sắc Nam Nữ,
Năm rồi cũng ngày này tháng này, tôi đã có dịp nói lên cùng quý vị nổi thống khổ của tôi dối với chư chức sắc Nam Nử về việc tất cả chức sắc đều liên đới chịu trách nhiệm chung với những người có hành vi bất chánh, rồi phải chung chịu một số phận trong việc truất cầu thăng và cầu phong. Tôi cũng có tiên liệu rằng: Rồi đây cũng sẽ có cơ hội cho quý vị được mãn nguyện, miễn là phải thành tâm thật ý đối với Đạo, vì không lẽ Đức CHÍ TÔN cùng các Đấng Thiêng Liêng không rỏ thấu nổi uấn khúc của chư chức sắc chịu hàm oan.

May thay, vừa rồi Đức LÝ NHỨT TRẤN OAI NGHIÊM cùng Đức HỘ PHÁP đã giáng cơ đại nãi xá các lỗi lầm và dạy lập số cầu thang và cầu phong cho tất cả toàn Đạo.

Được tin nầy như đổi tấm lòng, tôi hết sức vui mừng và cầu nguyện ơn trên chan rưới hồng ân cho quý vị đều được thỏa mãn.

Trước khi dứt lời, tôi xin chơn thành cầu chúc cho quý vị khi trở về nhiệm sở nơi địa phương , thượng lộ bình an và được thành công mỹ mãn trên con đường phục vụ . Sau nữa xin thành tâm cầu nguyện Ơn trên ban phước lành cho toàn thể quý vị và quý quyên.
Nay Kính.
*  *  *

18 - Thông Điệp của Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh về Hòa Bình VN - Ngày 15 tháng 1 năm 1975.

THÔNG ĐIỆP
CỦA HỘI THÁNH CAO ĐÀI TOÀ THÁNH TÂY NINH VỀ HOÀ BÌNH VIỆT NAM
DL. Ngày 15 tháng 01 năm 1975
Kính Gởi:
- Các Chánh Phủ liên hệ trong cuộc chiến tại Việt Nam
- Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
- Ông Chủ Tịch Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc
- Ông Chủ Tịch Ủy Ban Kiểm Soát

Quốc Tế đình chiến tại Việt Nam - Chánh phủ các Quốc gia trong Liên Hiệp Quốc
- Các nhà lãnh đạo Tôn Giáo,

Nghĩ vì Hiệp định Paris ngày 27/01/1973 qui định cuộc đình chiến ở Việt Nam là niềm hy vọng lớn lao cho toàn cả dân Việt Nam đã quá đau khổ vì nạn chiến tranh, nay mong được thấy Hoà Bình lập lại.

Nhưng ngược lại, hai năm qua mà cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn ngày càng ác liệt gây không biết bao nhiêu cảnh máu đổ thịt rơi, cửa nhà tan nát, mỗi ngày hy sinh cả ngàn thanh niên ưu tú của dân tộc, làm cho mọi người đau lòng thất vọng.

Trước cảnh đau thương tang tóc của dân lành, Hội Thánh và toàn thể tín hữu Cao Đài luôn luôn giữ vững tôn chỉ cộng yêu, hoà ái của một của một nền Tôn giáo đại đồng và trung thành với đường lối Hoà Bình Chung Sống của ĐỨC HỘ PHÁP PHẠM CÔNG TẮC chủ trương để hoà giải dân tộc.

Nên thiết tha kêu gọi qúi vị lãnh tụ các bên lâm chiến.

1 . Xin mở lòng thương xót đồng bào ruột thịt của chung ta quá đau khổ vì chiến tranh, sớm bình tỉnh ngồi lại để tự giải quyết vấn đề nội bộ giữa người Việt với nhau trong tình huynh đệ, tương thân, tương ái, tương nhượng hầu chấm dứt nạn chiến tranh tàn khốc. Đặng như vậy cả 40 triệu đồng bào Việt Nam sẽ ghi ơn qúi vị và thế hệ mai sau sẽ ghi một điểm son vào trang lịch sữ hiện tại cho qúi vị.

2 . Xin lưu tâm đến Tổ Đình Toà Thánh Tây Ninh và cả vùng Thánh Địa gồm 19 phận đạo là nơi tôn nghiêm sùng bái của toàn thể tín hữu Cao Đài và cũng là nơi gần nửa triệu dân lành chỉ biết tu hiền sống đông đúc nơi đây được đôi bên đặt ngoài vòng chiến để tránh khích động đến lòng tín ngưỡng của mấy triệu tín hữu trong toàn quốc.

3 . Nếu muốn dùng một nơi nào trong vùng Thánh Địa Tây Ninh để làm địa điểm của hai bên và ủy Hội Quốc Tế là nơi hoà đàm trong quốc nội thì chúng tôi có thể sẵn sàng chấp thuận. Trong khi chờ đợi giải quyết vấn đề hoà bình Việt Nam, trật tự an ninh nơi đây sẽ tạm thời do Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đảm nhiệm.

Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ chúng tôi cũng xin thiết tha kêu gọi các cường quốc trong hai khối và tất cả các quốc gia Hội viên Liên Hiệp Quốc cùng toàn thể nhân dân yêu chuộng hoà bình trên thế giới chứng nhận và ủng hộ lời kêu gọi này./.

Toà Thánh Tây Ninh, ngày 4 tháng 12 năm Giáp Dần
( DL. Ngày 15 tháng 01 năm 1975)
TM. HỘI THÁNH ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
CHƯỞNG QUẢN HIỆP THIÊN ĐÀI
HIẾN PHÁP
(ấn ký)
TRƯƠNG HỮU ĐỨC

*  *  *
                        Thi Văn
                        Phụ ghi
THI của Ngài HIẾN PHÁP
Điếu Ông Văn Pháp hiệu là CAO LIÊNG TỬ.
Lòng thành ai điếu BẢO VĂN QUÂN
Sanh tử chẳng qua cũng một lần
Chạnh nhớ nghĩa xưa đồng cảnh huống
Xót thương bạn cũ tợ tình thân
Chia ly thống thiết nơi trần khổ
Qui vị an vui chốn Niết Bàn
Một nén hương nguyền xin chứng chiếu
Lòng thành ai điếu BẢO VĂN QUÂN
                                               HIẾN PHÁP TRƯƠNG HỮU ĐỨC


            Thi điếu Ngài Bảo Pháp Hiệp Thiên Đài

THI
Bảo Pháp Chơn Quân khuất bóng rồi
Từ đây thui thủi một mình tôi
Còn ai giúp sức phò cơ Thánh
Thiếu kẻ chung vai gánh Đạo Trời
Những tưởng tài hiền dành cứu thế
Nào ngờ mạng bạc uổng cho Đời
Thương thay chí cả còn chưa toại
Nghĩ tới lòng đây luống ngậm ngùi.
                                                           HIẾN PHÁP

            Điếu Ngài CAO TIẾP ĐẠO Hiệp Thiên Đài

THI
Sứ mạng xong rồi trở lại Tiên
Cao Quân Tiếp Đạo trọn ba giềng
Dày công tô điểm nền chân giáo
Bền chí trau dồi nợ bút nghiên
Trần thế từng nêu gương Thánh Đức
Bồng lai nào kém tánh linh thiêng
Giáng cơ chỉ dẫn điều hư thiệt
Giải thoát mê đồ khách thiện duyên
                                                           THÂN DÂN

GIỔ TỔ HÙNG VƯƠNG
Cây có cội, nước có nguồn
Mùng mười giổ tổ đức HÙNG VƯƠNG
Hoan nghinh Đại Nghiệp ơn khai sáng
Tưởng niệm công trình lập kỷ cương
Đất Việt địa linh sanh tuấn kiệt
Trời Nam Quốc Vận mạnh phi thường
Giang san gấm vóc bền chơn vạc
Đảnh tộ Việt Thường vững bốn phương
                                                                       THÂN DÂN

CHÁNH KỶ HOÁ NHÂN
Chánh kỷ trước rồi mới hoá nhân
Đạo mầu rèn luyện khá chuyên cần
Tồn tâm tự giác nhi nha giáo
Dưỡng tánh canh tân hựu nhựt tân
Tô điểm nền nhân gìn đạo nghĩa
Vun bồi cội phúc vẹn tu nhân
Đem gieo Thánh Cốc nơi trần thế
Toàn thể chúng sanh hưởng huệ ân
                                                           THÂN DÂN

HỌA VẬN
Sửa mình rồi mới tha nhân (. . . ?)
Hạnh đức năng trau rán kiệm cần
Dưỡng tánh tinh anh trừ thủ cựu
Tồn tâm thanh bạch để nghinh tân
Chính nhân dìu Đạo đâu màng vật
Chí Thánh độ đời chẳng quản thân
Lòng nguyện gieo mầm chân thiện mỹ
Uy hình Đức Mẹ rưới hồng ân
                                                                       VÂN ĐẰNG
CHUNG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét