Chánh Tri Ðạo - 2 / 3 (Khai Pháp Trần Duy Nghĩa)


Quyền Vạn Linh trong nền Chánh Trị Ðạo là một quyền rất nên trọng hệ, và phải đủ 3 Hội làm cơ quan thì lập quyền Vạn Linh mới đúng qui tắc.

Nói đến Vạn Linh tức nhiên nói chung cả Bát Hồn, Thần, Thánh, Tiên, Phật thì đã có Hội Thánh và Thượng Hội tức là Thánh Thể của Ðức CHÍ TÔN làm tượng trưng rồi, còn chúng sinh tức là vật chất,
thảo mộc, thú cầm, nhân loại thì có Nhơn sanh là phẩm tối linh, là thượng đẳng chúng sanh thay thế bằng hình tướng của Hội Nhơn Sanh. Vậy thì Nhơn sanh không, không đủ kể là Vạn Linh, mà toàn Thánh Thể của Ðức CHÍ TÔN cũng chưa phải là Vạn Linh được.

Ấy vậy, ba Hội phải kế tiếp nhau và phải tổng hợp đủ ba Hội mới có tánh cách đại diện cho Vạn Linh.

Về sự phân quyền (Séparation des pouvoirs), xem từ đầu tới cuối cách tổ chức của ba Hội, ta nhận thấy trong nền Chánh Trị Ðạo, sự phân quyền chỉ tương đối (Séparation relative) mà thôi, chớ không phải phân quyền tuyệt đối (Séparation absolue). Chư Chức sắc dự hội, vừa là nhơn viên của Hội Thánh, vừa là Nghị viên của các Hội, theo ta tưởng thế nào cũng có điều tư vị, song Hiệp Thiên Ðài luôn luôn kề cận để quan sát hành tàng, thành thử lúc nào cũng giữ vững nét công bình, và có công bình thì quyền hành mới đủ điều kiện tồn tại và mới có năng lực mãnh liệt đặng điều khiển bộ máy Chánh Trị Ðạo quá bao quát.


HIẾN PHÁP CỦA ÐẠO
(Pháp Chánh Truyền)
Trước hãy định nghĩa Hiến Pháp là gì?

Theo nghĩa thông thường. Hiến Pháp là một bản văn kiện ghi chép những luật lệ căn bản qui định sự tổ chức quyền chánh trị trong một nước và bảo vệ các công quyền của toàn thể công dân.

PHÁP CHÁNH TRUYỀN của Ðạo là một bản văn kiện do huyền diệu cơ bút của Ðức CHÍ TÔN truyền dạy, qui định sự tổ chức của nền Ðại Ðạo, sắc phục của chư Thiên Phong đẳng cấp, quyền hạn của chư Chức sắc cầm quyền chánh trị, hầu giữ vững chơn truyền của nền chánh giáo, không cho có sự xâm phạm, giữ gìn cho cơ Ðạo khỏi qui phàm.

HIẾN PHÁP CÓ HAI LOẠI:
a) Bất thành văn Hiến Pháp:
Ngày trước không có Hiến Pháp, chỉ có các điều lệ do phong tục, tập quán, vì thời gian mà biến thành. Bởi nguyên căn của nguồn gốc do sự biến thiên của tập tục và không văn kiện làm bằng chứng cho nên thường bị xâm phạm. Vì thế về sau, muốn cho nó được tôn trọng, cần phải biên chép thành Hiến Chương gọi là Hiến Pháp.

b) Thành văn Hiến Pháp:
Là thứ Hiến Pháp lấy từ chương làm căn bản, được thông dụng trong các nước, vì nó ấn định một cách minh bạch quyền hạn của chánh phủ, công nhận và bảo đảm các quyền tự do chánh trị cùng tự do dân sự của nhân dân.

Hiến Pháp thành văn lập thành do nhiều cách:
1 . Do Vua ban.
2 . Do sự cam kết giữa Vua và dân.
3 . Do Quốc Hội Lập Hiến làm ra.

Pháp Chánh Truyền thuộc về loại Hiến Pháp thành văn và lập thành theo cách thứ nhứt, song có điều khác nhau với Ðời là Hiến Pháp do Vua ban hành, còn Pháp Chánh Truyền do Ðấng CHÍ TÔN dụng quyền năng Thiêng Liêng của huyền diệu cơ bút mà truyền thế.

SO SÁNH CÁC TÁNH CHẤT CỦA HIẾN PHÁP VÀ PHÁP CHÁNH TRUYỀN
a) Hiến Pháp khác với pháp luật thường:
Thường trong một nước, sau khi lập quốc, lập tức Chánh Phủ triệu tập một Quốc Hội Lập Hiến, để lập Hiến Pháp, do theo dân nguyện. Xong rồi, Quốc Hội Lập Hiến giải tán, để triệu tập Quốc Hội Lập Pháp, chỉ có quyền hạn lập thành các pháp luật thường để thi hành Hiến Pháp mà thôi.

Trong nền Ðạo, có ba Nghị Hội hiệp lại làm cơ quan cho quyền Vạn Linh, ba Hội ấy, quyền hạn tương đồng như Nghị Hội Lập Pháp, chỉ lập Pháp Luật thường do nguyện ước của Nhơn sanh, đặng thi hành chơn truyền chánh giáo là Pháp Chánh Truyền.

b . Cang tánh Hiến Pháp và nhu tánh Hiến Pháp:
Khi Nghị Hội Lập Pháp không có quyền sửa đổi Hiến Pháp thì Hiến Pháp ấy gọi là cang tánh Hiến Pháp (Constitution rigide). Trái lại, khi Nghị Hội Lập Pháp sửa đổi Hiến Pháp đặng, như các pháp luật thường thì Hiến Pháp ấy gọi là nhu tánh Hiến Pháp (Constitution souple).

Pháp Chánh Truyền thuộc về loại cang tánh Hiến Pháp, bởi nó bất di, bất dịch, bất khả xâm phạm và ba Hội lập quyền Vạn Linh không có quyền sửa cải.

c . Hiến Pháp đại yếu và Hiến Pháp chi tiết:
Những bản Hiến Pháp nào nói tỉ mỉ về sự tổ chức các cơ quan, các ty, các sở, như Hành Chánh, Tư Pháp, v.v... gọi là Hiến Pháp chi tiết. Thứ Hiến Pháp nầy rất bất tiện, vì phải sửa đổi luôn, mà sửa đổi Hiến Pháp là một điều phiền phức.

Còn Hiến Pháp đại yếu, chỉ nói những điều thật bao quát. Các điều lệ chi tiết để cho Nghị Hội Lập Pháp tùy nghi ấn định cho hợp thời.

Pháp Chánh Truyền thuộc loại Hiến Pháp đại yếu.

CHƯƠNG THỨ BA

CỬU TRÙNG ÐÀI QUYỀN HÀNH CHÁNH

TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH CỦA ÐẠO.
Sự tổ chức bắt đầu từ dưới lên trên. Nền móng tổ chức nầy là Hương Ðạo, nhiều Hương Ðạo lập thành Tộc Ðạo, nhiều Tộc Ðạo lập thành Châu Ðạo, nhiều Châu Ðạo lập thành Trấn Ðạo. Các Trấn Ðạo trực tiếp liên lạc với Cửu Viện, tức là 9 Viện, đối chiếu Lục Bộ Thượng Thơ của Triều Ðình, hay Hội Ðồng Tổng Trưởng theo chế độ dân chủ.

Từ Trấn Ðạo trở xuống thuộc về Hành Chánh Ðịa Phương, còn từ Cửu Viện trở lên là cơ quan trụ cốt ở tại Tòa Thánh, cầm quyền cai trị toàn Ðạo.

BẢNG TỔ CHỨC QUYỀN HÀNH CHÁNH

GIÁO TÔNG

THÁI                                      THƯỢNG                              NGỌC
CHƯỞNG PHÁP                   CHƯỞNG PHÁP                   CHƯỞNG PHÁP

THÁI               THƯỢNG       NGỌC
ÐẦU SƯ         ÐẦU SƯ         ÐẦU SƯ

THÁI                                      THƯỢNG                              NGỌC
CHÁNH PHỐI SƯ                 CHÁNH PHỐI SƯ                 CHÁNH PHỐI SƯ

THƯỢNG THỐNG CỬU VIỆN

KHÂM TRẤN ÐẠO

KHÂM CHÂU ÐẠO

ÐẦU TỘC ÐẠO

BÀN TRỊ SỰ
Ðể ý:
Trong lúc loạn Ðạo, ba vị Ðầu Sư cầm quyền thống nhứt, dầu GIÁO TÔNG hay HỘ PHÁP cũng phải tuân mạng. ÐẦU SƯ, GIÁO TÔNG và HỘ PHÁP hiệp lại thường gọi là "Hội Thánh Anh".

       THÁI, THƯỢNG, NGỌC ÐẦU SƯ
GIÁO TÔNG                                                             HỘ PHÁP

Ðiều chưa từng thấy và rất nên đặc biệt chú ý trong Chánh Trị Ðạo là "Hội Thánh Em" tổ chức tại Hương Ðạo.
CHÁNH TRỊ SỰ: ÐẦU SƯ EM

PHÓ TRỊ SỰ:             THÔNG SỰ:
GIÁO TÔNG EM                   HỘ PHÁP EM.


Vậy Ðạo Cao Ðài có một Hội Thánh Anh mà hằng hà sa số Hội Thánh Em, vẫn tấn hóa mãi mãi lên và nhờ như vậy không một quyền lực nào có thể diệt tiêu Hội Thánh của Ðạo Cao Ðài cho được.

HÀNG PHẨM ÐỐI QUYỀN
Cửu Viện: Phối Sư cầm quyền                       Thượng Thống
Trấn Ðạo: Giáo Sư cầm quyền                       Khâm Trấn Ðạo
Châu Ðạo: Giáo Hữu cầm quyền                   Khâm Châu Ðạo
Tộc Ðạo: Lễ Sanh cầm quyền                        Ðầu Tộc Ðạo
Hương Ðạo: Chánh Trị Sự cầm quyền           Ðầu Hương Ðạo
Ấp Ðạo: Phó Trị Sự cầm quyền                      Hành Chánh
Thông Sự cầm quyền                                      Tư Pháp

Trong việc Hành Chánh nam, nữ đều phân quyền.

Mỗi vị Thượng Thống có một Phụ Thống và nhiều thừa quyền Phụ Thống giúp việc. Trong các Hương Ðạo thì Bàn Trị Sự nam, nữ cũng hành sự riêng biệt.

Hội Thánh phái nữ cũng tổ chức y như Hội Thánh nam phái, duy có một điều là phẩm cùng tột của Nữ là ÐẦU SƯ.

QUYỀN HÀNH
( Xem rõ trong Pháp Chánh Truyền chú giải )

GIÁO TÔNG: Giáo Tông là người thay mặt cho Ðức CHÍ TÔN tại thế, giáo hóa dìu dắt toàn thể con cái CHÍ TÔN cho đến tột bực ngang hàng cùng Thầy, trọn quyền dung nạp tâm lý của toàn thể nhơn loại đặng tạo thành một cơ quan Chánh Trị Thiên Triều, trọn cả đường Ðạo và đường Ðời cho trọn câu Thể Thiên Hành Hóa. Ngôi Giáo Tông là tột bực của loài người, mà chỉ truyền hiền, chớ không truyền tử. Như thế mới có thể lập đời Thánh Ðức trường tồn được.

Tại sao quyền CHÍ TÔN lại chia làm hai?
Trước kia Ðạo Thánh, CHÍ TÔN vì quá thương Nhơn sanh, đã giao phần hồn và phần xác cho Ðức Chúa Giê Giu (Jésus Christ) đủ quyền năng lập Ðạo. Trái lại, Nhơn sanh lợi dụng lẽ thương yêu ấy, nhứt là những kẻ kế vị cho Chúa, vì mang phàm thân nhục thể, thành ra quá lạm dụng quyền tối cao ấy như ngọn gươm bén mà sát phạt con cái của CHÍ TÔN. Chính CHÍ TÔN đã nói: "Vì quá thương mà ban cho". Ngày nay CHÍ TÔN cũng không phải đến lấy lại, mà chỉ chia đôi quyền hành ấy ra cho Giáo Tông và Hộ Pháp, Giáo Tông chỉ có quyền dìu dẫn con cái của CHÍ TÔN về phương châm giáo hóa, chánh trị cho thuần phong mỹ tục, thay quyền cho CHÍ TÔN trong đường Ðạo và đường Ðời mà thôi. Còn Hộ Pháp có đặc quyền gìn giữ luật pháp, bảo thủ chơn truyền, gìn giữ ngôi vị cho con cái CHÍ TÔN, không cho loạn hàng thất thứ.

Phương pháp ấy CHÍ TÔN rất công bằng và chia đôi cho lưỡng quyền không thể chuyên chế để áp dụng mà hà hiếp con cái của người.

CHƯỞNG PHÁP: (Cardinal Censeur) Ba vị Chưởng Pháp là người có phận sự đặc biệt của Hiệp Thiên Ðài mà phẩm vị lại ở bên Cửu Trùng Ðài. Ấy là Thánh Ý của Ðức CHÍ TÔN muốn Cửu Trùng Ðài phải có Hiệp Thiên Ðài chăm nom gìn giữ làm thế nào cho nền Chơn Giáo của Ðức CHÍ TÔN không qui phàm. Nhờ vậy mà Chánh Trị Ðạo không tự tung tự tác, tự do canh cải mà làm mất nét đạo đức, để xứng đáng là một nền chánh trị của Trời tại thế có sự công bằng hi hữu vậy.

Tại sao Thượng Chưởng Pháp mặc áo trắng?
Thượng Chưởng Pháp có quyền thay thế cho Giáo Tông khi vắng mặt (Pour remplacer le Pape par intérim). Áo của Giáo Tông màu trắng tức là màu nguồn gốc của Ðạo. Ðạo không màu sắc, hay tượng trưng một màu rất trong sạch là trắng, là màu vô tội, trắng có thể biến ra các màu vàng, xanh, đỏ, v.v... Trở lại màu trắng tức là qui hồi căn bổn vậy.

ÐẦU SƯ: (Cardinal) Ðầu Sư là Thầy của các Thầy khác. Người có nửa quyền Tư Pháp và nửa quyền Hành Chánh. Người đứng trung gian giữa Giáo Tông và Chánh Phối Sư, nghĩa là giữa người cầm quyền cai trị tối cao và người đại diện của Nhơn sanh là kẻ bị trị.

Ðã được trách vụ quan trọng như thế, nhưng không có quyền trực tiếp thân cận với Nhơn sanh, việc chi cũng phải đi ngang qua tay Chánh Phối Sư mới được. Nếu không truất quyền ấy thì Ðầu Sư có thể giục loạn, làm cho con cái của CHÍ TÔN phải chia phe phân Phái. Bởi cớ, nên khi nào có loạn Ðạo, Ðầu Sư được cầm quyền thống nhứt, dụng độc tài mà trị loạn, dầu cho vị Chức Sắc Thiên Phong nào nhỏ hay lớn, cho đến Giáo Tông và Hộ Pháp cũng phải tuân theo mạng lịnh của Người khi hành sự. Nhưng khi nào hết loạn Ðạo thì không được dùng quyền thống nhứt nữa.

CHÍ TÔN lập Ðạo, phân phát quyền hành cho mỗi con cái của người, nhưng vẫn hạn định đặng tránh sự bất công.

Tại sao truất quyền thân cận với Nhơn sanh?
Chỉ có phẩm Ðầu Sư và Chưởng Pháp được quyền tranh cử, nếu khuyết ngôi Giáo Tông. Nếu không truất quyền thân cận với Nhơn sanh của Ðầu Sư thì Chưởng Pháp không trông gì tranh cử đặng.

PHỐI SƯ: (Archevêque) Phối Sư là người cầm đầu giềng mối chánh trị của Ðạo, có 36 vị, chia ra làm 3 Phái, mỗi Phái 12 vị, trong 12 vị phải có một vị Chánh.

THÁI CHÁNH PHỐI SƯ: Lo về mặc Tài Chánh, gìn giữ sản nghiệp của Ðạo, làm Chủ Tọa Hội Thánh.

Dưới quyền Thái Chánh Phối Sư có 3 Viện:
1 . Hộ Viện: Lo việc thâu xuất tài chánh, phân phát lương hướng, phụ cấp cho Chức sắc (Trésorerie).
2 . Lương Viện: Bảo đảm sự sanh nhai, tìm phương nuôi sống toàn Ðạo về mặt vật thực (Intendence).
3 . Công Viện: Lo việc tạo tác dinh thự, đường giao thông, gìn giữ sản nghiệp của Ðạo (Travaux puplics).

THƯỢNG CHÁNH PHỐI SƯ: Lo về mặt ngoại giao với Chánh Phủ, giữ quyền giáo hóa, làm Chủ Tọa Hội Nhơn Sanh, dưới quyền có 3 Viện:
1 . Học Viện: (Instruction publique) lo bảo toàn: Thể, Trí, Ðức dục của toàn thể Chức sắc, Ðạo hữu và Nhi đồng.
2 . Y Viện: (Santé publique) chuyên môn khoa cứu tế, lo trị các chứng bịnh của toàn Ðạo.
3 . Nông Viện: (Agriculture) lo khai phá mở mang đồn điền, chuyên về trồng tỉa.

NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ: Nắm quyền tạp tụng, cầm quyền Chủ Trưởng Chức Sắc, lo việc văn từ, chưởng quản 3 Viện:
1 . Hòa Viện: (Affaires intérieures et extéreures) lo về nội, ngoại giao, gìn giữ trật tự và bảo an toàn Ðạo.
2 . Lại Viện: (Service du personnel) lo về công văn, Bộ Ðạo, Bộ Khai Sanh, Bộ Khai Tử, Bộ Hôn Thú, Bộ Chức Sắc Hành Chánh, thuyên bổ Chức sắc trấn nhậm các nơi.
3 . Lễ Viện: (Service des Rites) lo về nghi tiết, cúng kiến, quan, hôn, tang, tế.

Cả 9 Viện trên đây họp lại gọi là Cửu Viện Nội Chánh, tức là Nội Các của Ðạo vậy.

GIÁO SƯ: (Evêque) Giáo Sư cầm quyền cai trị của Ðạo trong một Trấn, hay một nước. Toàn thể Ðạo có 72 vị Giáo Sư chia làm 3 Phái: Thái, Thượng, Ngọc, mỗi Phái 24 vị, chẳng đặng tăng thêm hay giảm bớt. Giáo Sư được rộng quyền dạy dỗ Nhơn sanh trọn vẹn đường Ðạo và đường Ðời. Có quyền xin chế giảm luật lệ cho hạp với trình độ trí thức, hay sanh hoạt của Nhơn sanh.

GIÁO HỮU: (Prêtre) Giáo Hữu cầm quyền cai trị của Ðạo trong một Châu hay rộng hơn, sau nầy trong một nước nhỏ, được quyền thân cận với Nhơn sanh đặng phổ thông Chơn Ðạo của Thầy, thay mặt Giáo Sư khai đàn cho chư Ðạo hữu. Cả thảy có 3.000 Giáo Hữu, không đặng tăng thêm hay giảm bớt, chia ra mỗi Phái là 1.000 người. Giáo Hữu cũng có quyền xin chế giảm luật lệ như Giáo Sư, nhưng phải đi theo đẳng cấp.

LỄ SANH: (Elève Prêtre) Thánh Giáo của Ðức CHÍ TÔN nói rằng: Lễ Sanh là đứa có hạnh trong con cái của Thầy lựa chọn, để hiến lễ trọng cho Thầy.

Nhờ ơn Ðức LÝ GIÁO TÔNG định cho, theo Ðạo Nghị Ðịnh thứ ba, điều thứ hai cho Lễ Sanh được cầm quyền Hành Chánh một Tộc Ðạo.

Số Lễ Sanh không có giới định, bao nhiêu cũng được. Phải vào hàng Lễ Sanh mới mong nhập vào Thánh Thể của Ðức CHÍ TÔN được.

THIÊN PHỤC.
(Thiên Phục của Chức Sắc nam, nữ xem Pháp Chánh Truyền)

Về Tiểu Phục Nam Phái: Do theo ý nguyện của Hội Nhơn Sanh năm Bính Tuất, được Hội Thánh năm Ðinh Hợi và Thượng Hội năm Mậu Tý phê chuẩn cho Chức Sắc Hành Chánh nam phái được mặc một kiểu Ðạo phục mới, thế vì cho Tiểu Thiên phục.

Ðạo Phục mới nầy gồm có:
1 . Một áo cổ bẻ, tay chẹt, giống như Ðạo phục của Chức sắc Hiệp Thiên Ðài, yếm tâm dài tới bụng, đơm 9 nút, ý nghĩa là Cửu Trùng Ðài. Bề dài áo nầy còn 15 phân nữa thì chấm đất.

2 . Một cái áo choàng ngoài, may bề dài, dài hơn áo trong 5 phân, và hai bên may dính lại, chỉ chừa mở dài xuống ngay phía bụng. Cổ như cổ áo Bà Lai rộng, làm thế nào để nó có thể chừa vỏn vẹn cổ trong ra ngoài.

3 . Một biểu hiệu hình chữ nhựt (5 phân x 3 phân) sơn màu theo sắc Phái và có chữ Nho (lối cổ tự) ghi phẩm vị của mỗi người, mang bên tay trái, ngay trái tim. (Vì cổ tự ít người đọc được, nên sau nầy cho để chữ quốc ngữ).

4 . Về phần mão thì dùng mão Tiểu phục cũ, song tất cả đều đổi lại màu trắng.

Sau nầy, có lịnh mới cho Chức Sắc nam phái được dùng khăn đen thường thế vì mão Tiểu phục.

PHƯƠNG PHÁP LẬP VỊ VÀO THÁNH THỂ CỦA ÐỨC CHÍ TÔN
Phương pháp lập vị vào nền Ðạo, bắt đầu từ Hương, Xã, tuyển chọn kẻ làm quan trong khối dân, lựa tài, lọc đức, đào luyện bằng cách lập công bồi đức, có 3 phương cách:
1 . Cầu phong chiếu theo Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938). (1)
2 . Do khoa mục tuyển chọn.
3 . Do quyền CHÍ TÔN ân tứ. (2)

CHÍ TÔN nói rằng lập Ðạo cho các con cái của Ngài, Ngài lựa ra:
            Nhứt Phật,
            Tam Tiên,
            Tam Thập Lục Thánh,
            Thất Thập Nhị Hiền,
            Tam Thiên Ðồ Ðệ.

            Nhứt Phật là phẩm Giáo Tông
            Tam Tiên là ba vị Ðầu Sư
            Tam Thập Lục Thánh là 36 Phối Sư
            Thất Thập Nhị Hiền là 72 Giáo Sư
            Tam Thiên Ðồ Ðệ là 3.000 Giáo Hữu,

hiệp tâm cộng trí lập thành Hội Thánh, tức là Thánh Thể của Ðức CHÍ TÔN đặng thay thế cho Ngài tại thế.

(1) Luật cầu phong áp dụng từ hàng Lễ Sanh, những người dự sổ cầu phong phải là Chánh Trị Sự có 5 năm công nghiệp đầy đủ và tròn trách nhiệm. Một đôi khi có lịnh ân xá cho những Phó Trị Sự hoặc Thông Sự lâu năm được đem tên vào sổ cầu phong.
Ðạo hữu có công nghiệp phi thường cũng được dự sổ cầu phong. Và Chức Sắc Ban Thế Ðạo từ phẩm Hiền Tài được cầu ân phong vào phẩm Giáo Hữu đổ lên.
Ngoài ra mọi người đều phải đi qua mặt luật Chánh Trị Sự 5 năm tất cả.

(2) Quyền CHÍ TÔN ân tứ cho các Chi Phái gia nhập về Hội Thánh và do theo công nghiệp phi thường của họ.

Cho nên theo Thể Pháp, phẩm vị tại thế nầy đối với phẩm vị Thiêng Liêng trong Cửu Phẩm Thần Tiên.

            1 . Hễ vào Ðạo rồi, tức nhiên đứng vào hàng                        Ðịa Thần.
            2 . Bàn Trị Sự (Chánh, Phó Trị Sự, Thông Sự) vào hàng      Nhơn Thần.
            3 . Lễ Sanh                                                                             Thiên Thần.
            4 . Giáo Hữu                                                                           Ðịa Thánh.
            5 . Giáo Sư                                                                              Nhơn Thánh.
            6 . Phối Sư                                                                               Thiên Thánh (1).
            7 . Ðầu Sư                                                                               Nhơn Tiên.
            8 . Giáo Tông Thiên Tiên tức là                                              Phật vị.

Từ hàng Giáo Hữu trở lên, con số đã qui định sẵn rồi, hiện giờ nền Ðạo đang trong thời kỳ phôi thai, còn dễ dàng cho con cái Ðức CHÍ TÔN lập vị mình. Khi Ðạo đã phổ thông khắp địa cầu nầy, con số Thánh Thể Ðức CHÍ TÔN đã đủ người đứng vào phẩm vị, thì sự thăng vị ấy nhận thấy khó khăn vô đối.

Số Lễ Sanh thì hằng hà, bao nhiêu cũng đặng, cũng chia ra 3 Phái: Thái, Thượng, Ngọc. Thảng như có một vị Giáo Hữu Phái Thái qui liễu, tất cả Lễ Sanh xúm nhau công cử một vị Phái Thái đặng thay thế, mà chỉ chọn một người của Phái Thái thôi, còn hai Phái kia còn chờ đợi.

Một thí dụ nữa: Như có khuyết phẩm Giáo Sư Phái Thượng, cả thảy Giáo Hữu xúm nhau công cử một vị trong 1.000 vị Giáo Hữu Phái Thượng cho thăng vị, còn 2.999 vị kia phải chờ đợi, sự quan hệ do ở con số mà cũng do nơi sắc Phái nữa.

Cũng vì các sự khó khăn trên đây, nên những Chức sắc Hàm phong hay hưu trí (quá 60 tuổi) không còn kể vào con số nhứt định của Thánh Thể đương quyền Hành Chánh được.

Hai ví dụ nói trên về hàng Thánh Thể, nghĩa là từ Giáo Hữu (hàng Thánh) trở lên, còn về phần Bàn Trị Sự trong Hương Ðạo, cách thức công cử cũng đã có phần khó nhiều rồi. Ðược đứng tên vào sổ Cầu phong lên Lễ Sanh phải là Chánh Trị Sự đầy đủ công nghiệp 5 năm và tròn trách vụ. Bực Ðạo hữu muốn lên Chánh Trị Sự, phải bao nhiêu công đức. Tỷ như trong Hương Ðạo có 4 Ấp (hay Lý), mỗi Ấp lẽ cố nhiên có một vị Thông Sự và một vị Phó Trị Sự, cả 4 Ấp cộng lại là 8 vị, nếu cứ theo thứ tự mà công cử mỗi ông làm Chánh Trị Sự một khóa thì vị nào chót cũng phải mất (5 năm x 8 người) 40 năm mới được dự sổ cầu phong, thì chừng ấy đã lụm cụm rồi. May mắn thay, thỉnh thoảng cũng có kỳ ân xá và thăng thưởng về công nghiệp phi thường do quyền CHÍ TÔN ân tứ.

Ấy vậy, trong trường đoạt vị, chỉ có lập công và bồi đức là biết tùng Thánh ý của Ðức CHÍ TÔN, vì phẩm vị tại thế nầy đối hàng với phẩm vị Thiêng Liêng, nên càng khó khăn, càng có giá trị xứng đáng.

(1) Theo chữ Nho thì chữ Phối có nghĩa là "so sánh" nên phẩm Phối Thánh là so sánh ngang hàng với phẩm Thánh, nên Phối Sư là Phối Sư, còn Phối Thánh là Phối Thánh, chớ Phối Thánh không phải là Phối Sư.

Theo Nho Giáo có 4 phẩm Thánh kể từ trên xuống là Tôn Thánh, Thuật Thánh, Á Thánh và Phối Thánh.

NHỮNG TRƯỜNG HỢP CẦU PHONG NGOÀI MẶT LUẬT CHÁNH TRỊ SỰ 5 NĂM.
Chiếu theo Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938) về khoản cầu phong của Hành Chánh thì mọi người đều phải chịu điều kiện 5 năm công nghiệp đầy đủ và tròn trách nhiệm ở phẩm Chánh Trị Sự, mới được đem tên vào sổ cầu phong Lễ Sanh.

Song cũng có nhiều trường hợp cầu phong vào hàng Lễ Sanh qua khỏi mặt luật ấy, do nơi quyền thống nhứt Chánh Trị Ðạo ban cho:
                Giáo Nhi.
                Lễ Sĩ
                Ðầu Phòng Văn
                Bảo Thể Quân
                Tạo công: Sở Mộc và Sở Hồ
                Giáo viên trường Ðạo Ðức
                Sĩ Quan Cơ Thánh Vệ
                Bộ Lễ, Nhạc
                Ðiều Dưỡng Viên Bộ Y Tế.

Giáo Nhi, do nơi Sắc Lịnh số 51 đề ngày 9 tháng 11 năm Bính Tý (22 12 1936) năm thứ 10 (*), thì Giáo Nhi và Lễ Sĩ trọn hiến thân và có cấp bằng của Hội Thánh, cứ đủ 5 năm công nghiệp thì đặng thăng thưởng Lễ Sanh, khỏi phải đem ra quyền Vạn Linh công nhận.

Còn những Giáo Nhi nào theo mặt thế, nghĩa là có chồng con mà còn hành sự tại làng của mình, thì buộc mỗi năm dạy cho được 36 Ðồng Nhi, Chức Việc sở tại, mới được đem vào sổ cầu phong.

Ðầu Phòng Văn đủ 5 năm công nghiệp hành sự kể từ ngày được chấm đậu do khoa mục tại Tòa Thánh.

Bảo Thể Quân đủ 5 năm công nghiệp hành sự tại Tòa Thánh ở địa vị Chánh Bảo Thể.

Châu vi Tòa Thánh có cơ quan Công thợ Sở Hồ và Sở Mộc, chưa định hàng phẩm tương đối với các cơ quan khác, để mở đường lập vị, nên mới có Thánh Lịnh số: 231/TL ngày 9 tháng 7 Canh Dần, đặt riêng cho Công thợ những danh từ và chức vụ như vầy:
a . Tá Lý coi về một Sở.
b . Phó Tổng Giám làm đầu nhiều Sở dưới quyền Tổng Giám.
c. Tổng Giám kiểm soát toàn thể các Sở.

Những chức vụ nầy đối hàm như vầy:
a . Tá Lý đối hàm Chánh Trị Sự hay Hành Thiện.
b . Phó Tổng Giám đối hàm Lễ Sanh hay Giáo Thiện.
c . Tổng Giám đối hàm Giáo Hữu hay Chí Thiện.

Mỗi bậc cũng phải hành sự đủ 5 năm công nghiệp mới đặng thăng lên và tới bậc Tổng Giám thì được Hội Thánh đem ra quyền Vạn Linh công nhận vào hàng Giáo Sư, sau khi đầy đủ công nghiệp.

Giáo viên nam, nữ Ðạo Ðức Học Ðường hành sự đúng 5 năm công nghiệp được ân phong vào hàng Lễ Sanh có Tờ Hiến Thân trọn đời cho Hội Thánh.

Sĩ Quan Cơ Thánh Vệ (Bất luận phẩm nào trong hàng phẩm Sĩ Quan Cơ Thánh Vệ) mà chư vị Bảo Thể đã đắc lịnh bổ dụng trong Cơ Thánh Vệ được đầy đủ 5 năm hành sự được đem tên vào sổ cầu phong Lễ Sanh (Sau nầy Sĩ Quan quân đội có từ cấp Úy đổ lên được xin cầu phong Lễ Sanh).

Ngoài ra các trường hợp vừa kể trên, nơi chương thứ ba, điều thứ 14, khoản thứ sáu, Ðạo Luật năm Mậu Dần (1938) nói như vầy:

Ngoài ra các vị nhân viên Phổ Tế (tức là Chức sắc, Chức việc thuộc cơ quan Phổ Tế của Hội Thánh) nếu có Chức việc hoặc Ðạo hữu nào độ đặng từ 500 tới 1.000 người ngoại Ðạo nhập môn, thì vị ấy sẽ được Hội Thánh đem ra quyền Vạn Linh cầu xin phong thưởng vào phẩm Lễ Sanh, từ 1.000 tới 3.000 thì được vào phẩm Giáo Hữu.
Từ 3.000 đến 10.000 thì đặng vào phẩm Giáo Sư.

(*) Phụ ghi: Ðạo lịch năm thứ 10.

CHƯƠNG THỨ TƯ

HIỆP THIÊN ÐÀI QUYỀN TƯ PHÁP

Người ta thường định nghĩa quyền Tư Pháp về mặt Ðời, là biến tánh của quyền Hành Pháp, nghĩa là trong các trường hợp nào mà Pháp luật đem ra thi hành không được tôn trọng, thì người ta dùng quyền Tư Pháp đặng cưỡng chế người tuân theo. Theo nguyên tắc phân quyền thì quyền Tư Pháp là một quyền độc lập, riêng biệt với quyền Lập Pháp và Hành Pháp. Các Tư Pháp Quan là các viên chức bất khả xâm phạm, bất khả bãi miễn, bất khả giáng cách. Quyền Tư Pháp của Ðời để bảo vệ Pháp luật, có nhiệm vụ giải thích tùy trường hợp thực tế, để cho mọi người biết tôn trọng các Pháp luật ấy, nghĩa là giải quyết các vụ tranh tụng quyền lợi giữa nhơn dân (dân sự) và trừng trị những tội xâm phạm Pháp luật (hình sự).

Về mặt Ðạo, quyền Tư Pháp do Hiệp Thiên Ðài đảm nhiệm, có phận sự bảo thủ Chơn truyền của Ðức CHÍ TÔN, gìn giữ các cơ quan Chánh Trị Ðạo đi trong khuôn viên Ðạo pháp.

Chức sắc Hiệp Thiên Ðài chia làm ba Chi thuộc quyền HỘ PHÁP, THƯỢNG PHẨM và THƯỢNG SANH chưởng quản.

HỘ PHÁP Chưởng Quản Chi Pháp
THƯỢNG PHẨM Chưởng Quản Chi Ðạo
THƯỢNG SANH Chưởng Quản Chi Thế

Ba Chi đều có phận sự về Tư Pháp, song phân ra như sau đây:
Chi Pháp : Phận sự định án
Chi Ðạo : Phận sự cải án
Chi Thế : Phận sự buộc tội.

Dưới đây là đoạn trích lục trong Pháp Chánh Truyền chú giải (từ trương 48 đến 54, Thái Hòa ấn quán, in lần thứ ba).

Trước khi Thầy lập Pháp Chánh Truyền Hiệp Thiên Ðài, Thầy kêu "Cả chư Môn đệ khá tuân mạng" thì Thầy đã chỉ rõ rằng: Thầy lập Hiệp Thiên Ðài rất trọng hệ là dường nào, sự trọng hệ ấy là chi? Sau đây nên giải rõ:

Cơ Tạo Hóa chỉ có hai bí mật tối trọng, một là quan sát sự hữu hình, hai là xét đoán sự vô vi; quan sát sự hữu hình thì dễ, mà xét đoán sự vô vi vẫn rất khó, hữu hình với vô vi chỉ phân nhau với màn bí mật. Từ thuở tạo Thiên lập Ðịa, dầu cho bực trí thức Nhơn sanh đặng tấn hóa lên tới bực Ðại giác đi nữa, cũng chưa hề có phương thế hé trọn vẹn màn bí mật ấy mà dòm qua phía vô vi cho đặng, nhưng Nhơn sanh đã có sẵn nơi tay một cái chìa khóa, là xem cơ tương đắc của hữu hình và vô vi trong sự sanh hoạt của vạn vật. Vô vi và hữu hình phải hiệp làm một, mới thuận theo cơ tạo. Trời Ðất có âm dương, vạn vật có thể phách, nhơn loại có xác hồn. Sự sống của vạn loại trong Càn Khôn Thế Giới chỉ nhờ có vật chất (La matère) và tinh thần (L'essence) tương hiệp thành hình, cả Vật chất hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn, đều khác đẳng cấp nhau, nên hình thể cũng biến sanh ra khác. Vật chất không giống Thảo mộc, Thảo mộc không giống Thú cầm, Thú cầm không giống Người, Người không giống Thần, Thần không giống Thánh, Thánh không giống Tiên, Tiên không giống Phật, Phật không giống Trời. Nói tóm một lời, hình thể tâm thần đều khác hẳn.

Vật chất (La matère) phải tùng lịnh tinh thần (L'essence) mà lập thành hình tướng. Cái cớ hiển nhiên là hình thể của nhơn loại cũng phải tùy tinh thần mà biệt phân đẳng cấp. Kẻ hung bạo thì hình dung cổ quái, còn người lương thiện thì tướng hảo quang minh, nhờ đó mà cổ nhơn xem tướng đoán tánh người.

Xác phải phù hạp với hồn, cũng như vật chất phải phù hạp với tinh thần, vật chất vốn hữu hình, mà tinh thần lại vô vi, vô vi cùng hữu hình phải tương đắc, thấy hữu hình đoán vô vi, biết vô vi mới định quyết hữu hình.

Ấy vậy, Cửu Trùng Ðài là xác, Hiệp Thiên Ðài là hồn. Ðã nói rằng Cửu Trùng Ðài là Ðời, tức nhiên là xác của Ðạo, còn Hiệp Thiên Ðài là Ðạo, tức nhiên là Chơn Thần của Ðạo, vậy thì xác thịt có định hạn lệ đẳng cấp, chớ Chơn Thần chẳng hề định hạn lệ đẳng cấp đặng. Nhiều Ðấng Thiêng Liêng cao mà lại tái thế muốn ra hèn hạ, còn có nhiều Ðấng Thiêng Liêng thấp, một phen đắc Ðạo lập vị cao trọng tột phẩm, vậy thì Thiêng Liêng không có giới hạn, tức là Ðạo không có giới hạn. Ấy là cơ bí mật của Ðạo vậy.

Chư Hiền Hữu cùng chư Hiền Muội sẽ thấy rằng: Thầy không quyết định trách nhiệm của mỗi người Chức sắc Hiệp Thiên Ðài, bởi cớ mà gây nên lắm điều trắc trở trong phẩm trật của cả Thiên Phong. Nghĩa là để tự nhiên cho cả Chức sắc Hiệp Thiên Ðài lập vị mình thế nào cho xứng đáng cùng phẩm định.

Cửu Trùng Ðài là Ðời mà Hiệp Thiên Ðài là Ðạo, cho nên buộc Ðời phải nương Ðạo mà lập ra thiệt tướng, mới mong độ rỗi nhơn sanh chuyển cơ Tạo Hóa.

Cái hệ trọng là nếu không có Hiệp Thiên Ðài thì không có Ðạo, Trời Ðất qua chớ Ðạo không qua, Nhơn loại tuyệt chớ Hiệp Thiên Ðài không tuyệt (Hay lắm). (1)

Hiệp Thiên Ðài là tay vén màn bí mật cho sự hữu hình và vô vi hiệp làm một, tức là tay làm cho Ðạo với Ðời tương đắc vậy. Vì cớ ấy mà Thầy giáng cơ buộc cả chư môn đệ Thầy chẳng khi nào đặng phép trái mạng lịnh của Thầy.

Dưới đây Thầy đã nói rõ:
P.C.T : Hiệp Thiên Ðài là nơi Thầy ngự, cầm quyền Thiêng Liêng mối Ðạo, hễ Ðạo còn thì Hiệp Thiên Ðài vẫn còn.

Chú giải: Thầy là Chúa cả Càn Khôn Thế Giái, tức là Chúa Tể sự vô vi, nghĩa là chủ quyền của Ðạo, mà hễ chủ quyền của Ðạo ngự nơi nào là Ðạo ở nơi ấy.

Thầy đã nói, Hiệp Thiên Ðài là nơi Thầy ngự, ấy là nơi Thầy cầm quyền Thiêng liêng mối Ðạo, vậy Ðạo còn thì tòa ngự của Thầy là Hiệp Thiên Ðài vẫn còn, hễ nói Ðạo chẳng hề khi nào bị diệt, vì Ðạo diệt thì là tận thế, vậy thì Ðạo chưa tuyệt, ắt Hiệp Thiên Ðài cũng không tuyệt (Hay lắm).

P.C.T : Thầy đã nói Ngũ Chi Ðại Ðạo bị qui phàm là gì khi trước Thầy giao Thánh Giáo cho tay phàm, càng ngày càng xa Thánh Giáo mà lập ra phàm giáo, nên Thầy nhứt định đến chính mình Thầy đặng dạy dỗ các con mà thôi, chớ không chịu giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa.

Chú giải: Câu nầy Thầy đã nói rõ nghĩa, duy Thầy chỉ than rằng, khi trước Thầy lỡ giao Chánh Giáo cho tay phàm, hễ càng lâu chừng nào thì Thánh Ðức lại càng hao mòn mà phàm tâm lại tái phục, nhơn loại sửa cải Chánh Giáo cho vừa theo thế lực của nhơn tình mà lần lần làm cho Chánh Giáo phải trở nên phàm giáo (Hay).

Nay Thầy nhứt định đến chính mình Thầy đặng dạy dỗ nhơn sanh mà thôi, chớ không chịu giao nền Chánh Giáo của Thầy cho tay phàm nữa.

Thảng như có kẻ hỏi: Như đã nói vậy, sao Thầy lại giao Thánh Giáo cho tay phàm là Cửu Trùng Ðài và Hiệp Thiên Ðài là ý nghĩa gì? Trong bài diễn văn của Ðức Hộ Pháp đọc tại Tòa Thánh ngày 14 tháng 2 năm Mậu Thìn (5-3-1928) có giải rõ rằng: Thầy đến qui các lương sanh của Thầy đã sai đến trước lại làm một, đặng lập Hội Thánh mà làm hình thể của Thầy hầu tránh khỏi hạ trần trong lúc Tam Kỳ Phổ Ðộ nầy (Hay).

Hội Thánh ấy có hai phần tại thế: Phần hữu hình là Cửu Trùng Ðài, tức là Ðời, nghĩa là Xác; một phần bán hữu hình là Hiệp Thiên Ðài, nghĩa là nửa Ðời nửa Ðạo, ấy là Chơn Thần; còn phần vô vi là Bát Quái Ðài tức là Hồn, ấy là Ðạo.

Ðã nói rằng Thầy là Chúa Tể của sự vô vi, ắt Bát Quái Ðài thì Thầy là chủ, mà chủ Bát Quái Ðài là chủ của hồn Ðạo, hồn hiệp với xác bởi Chơn Thần, ấy vậy Chơn Thần là trung gian của hồn và xác, xác nhờ hồn mà nên thì Cửu Trùng Ðài cũng phải nhờ Hiệp Thiên Ðài mới mong thành Ðạo (Hay).

Như có kẻ hỏi nữa: Thầy là CHÍ TÔN, huyền diệu vô biên, mà lại nói Thầy không giao Thánh Giáo cho tay phàm nữa, sao lại cũng còn phải nhờ Hiệp Thiên Ðài, cũng tay phàm vậy? Nếu không Hiệp Thiên Ðài, thì Thầy không thể lập Ðạo sao?

Ta lại nói: Thầy là chúa sự vô vi, nghĩa là chúa các việc vô hình, Thầy lại ban cho người đủ khôn ngoan trí thức thiêng liêng đặng làm chúa cả sự hữu hình, nghĩa là chúa cả vạn vật, nếu muốn cho sự vô vi và sự hữu hình đặng tương đắc, thì cả hai ông chúa phải liên hiệp với nhau mới đặng, người có sức sửa cơ Tạo Hóa, song Tạo Hóa cũng tùy người mà làm cho vạn loại trở nên tận thiện tận mỹ.

Chịu dưới quyền Thiêng liêng của Tạo Hóa, sanh sanh, tử tử, luật lệ ấy vốn nơi Trời, số số, căn căn, Thiên Ðiều đã định, người chỉ đặng có một quyền tự lập là mình làm chủ lấy mình, luân luân, chuyển chuyển dồi cho đẹp đẽ Thánh Ðức căn sanh, đặng lên tột phẩm vị Thiêng liêng, mới nhập vào cửa vô vi, đồng thể cùng Trời Ðất (Hay lắm, Lão khen đó).

Quyền tự chủ ấy, vẫn đã định trước đặng làm cho cả Nhơn sanh vui theo tấn hóa, thì dầu cho Thầy cũng không cãi qua đặng, vì hễ sửa cãi, thì mất lẽ công bình thiêng liêng đã định, làm chinh nghiêng cơ thưởng phạt. Hễ có công thưởng, tội trừng thì phải để rộng quyền cho người tự chủ.

Thiên cơ đã lập có Ðịa Ngục với Thiên Ðàng, ấy cảnh thăng, cảnh đọa.

Ðịa ngục dành cho kẻ bạo tàn, Thiên Ðàng cho người đạo đức thì cân công bình Thiêng liêng đã sẵn. Ấy vậy chẳng buộc ai vào Ðịa Ngục, mà cũng chẵng nâng đỡ ai đến Thiên Ðàng. Ðôi đường hiển hiện, tự quyền người lựa chọn, siêu đọa tại nơi mình, các Ðấng Thiêng Liêng duy có thương mà chỉ dẫn.

Thầy đến, nếu dùng cả quyền Thiêng liêng làm cho chúng sanh thấy đặng đủ đức tin theo đường siêu mà bỏ nẻo đọa, thì cả nhơn loại ắt xu hướng vào con đường đạo đức, thì là Thầy nâng đỡ các Chơn hồn vào Thiên Ðàng, không cho vào Ðịa Ngục (Hay) thì sự công bình thiêng liêng bởi nơi nào bền vững. Thưởng phạt ra bất minh, ắt phải truất bỏ cơ luân hồi chuyển kiếp.

Thầy cùng các Ðấng Thiêng Liêng không nhơn thân phàm ngữ, thế nào mà thông công cùng cả chúng sanh, lại càng cao khó vói, khuất không rờ, chỉ nhờ lương sanh giúp công gầy đạo đức, Hiệp Thiên Ðài và Cửu Trùng Ðài là người giúp công cho Thầy và các Ðấng Thiêng Liêng gầy Ðạo.

Luân hồi chuyển kiếp là cơ mầu nhiệm để cho các chơn hồn đặng cứu chuộc và tấn hóa, nếu truất bỏ cơ mầu nhiệm ấy đi, thì Ðạo do nơi nào mà bền chặt?

Nhơn loại có hóa nhân, quỉ nhân và nguyên nhân, ấy là có phân đẳng cấp, nếu Thầy dùng huyền diệu thiêng liêng mà làm cho nhơn loại cả thảy đều thấy đặng cơ mầu nhiệm của Ðạo, đồng đặng đắc kiếp, thì phẩm vị thiêng liêng cũng không còn trật tự.

Trước đã nói Hiệp Thiên Ðài là Chơn Thần, Cửu Trùng Ðài là xác thịt, Bát Quái Ðài là Linh hồn, hồn đặng tương hiệp cùng xác, phải nhờ Chơn Thần, Chơn Thần lại là bán hữu hình, tiếp vô vi mà hiệp cùng hình thể, cũng như Ðạo tiếp Thánh Ðức của các Ðấng Thiêng Liêng mà rưới chan cho nhơn loại (Hay).

Nhơn loại đặng liên hiệp cùng Trời thế nào thì Cửu Trùng Ðài phải liên hiệp cùng Bát Quái Ðài thế ấy.

Bát Quái Ðài là hồn của Ðạo mà Thầy đã nắm chặt phần hồn, thì xác phải nương theo hồn mới mong giữ bền sanh hoạt, hồn Ðạo Thầy đã nắm chặt rồi thì Ðạo chẳng hề khi nào còn chịu dưới tay phàm nữa (Hay lắm, Hay lắm). Ấy vậy, Thầy nói không chịu giao Thánh Giáo cho tay phàm nữa là tại vậy.

P.C.T : Lại nữa, Hiệp Thiên Ðài là nơi của Giáo Tông đến thông công cùng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giái, Lục Thập Thất Ðịa Cầu, Thập Ðiện Diêm Cung mà cầu siêu cho cả nhơn loại.

Chú giải: Câu nầy đã giải rõ trong chú giải Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Ðài nam phái, nên không cần nói lại.

P.C.T : Thầy đã nói sở dụng thiêng liêng, Thầy cũng nên nói sở dụng phàm trần của nó.

Chú giải: Sở dụng thiêng liêng là Hiệp Thiên Ðài làm trung gian của Giáo Tông cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật nghĩa là trung gian của Cửu Trùng Ðài và Bát Quái Ðài, vì Cửu Trùng Ðài cầm quyền độ rỗi, còn Bát Quái Ðài cầm quyền siêu rỗi (Hay). Cả Chơn Thần toàn trong thế giới đặng tương hiệp nhau, phải nhờ nơi cửa Hiệp Thiên Ðài, ấy là phần thiêng liêng, còn phần phàm trần, thì cầm quyền luật lệ, cũng như Ðạo có phép Thiên Ðiều mà gìn giữ công bình thiêng liêng cơ tạo, chế sửa ngươn tranh đấu ra ngươn bảo tồn, làm cho nhơn loại đặng hòa bình lánh xa cơ tự diệt (Hay).

Thượng ngươn là Ngươn Tạo hóa, ấy là Ngươn Thánh Ðức tức là ngươn vô tội (Cycle de création, c'est à dire Cycle de l'innocence).

Trung ngươn là Ngươn Tấn hóa, ấy là Ngươn Tranh đấu, tức Ngươn Tận diệt (Cycle de progrès ou Cycle de lutte et destruction).

Hạ ngươn là Ngươn Bảo tồn, ấy là Ngươn Tái tạo, tức là Ngươn Qui cổ (Cycle de conservation ou Cycle de reproduction et rénovation).

Dưới Cửu Trùng Ðài có Tòa Tam Giáo, cũng như Bát Quái Ðài có Tòa Tam Giáo Thiêng Liêng. Khi nào có Tòa Tam Giáo Cửu Trùng Ðài xử đoán rồi mà người bị cáo còn uất ức hàm oan thì mới kêu nài đến Tòa Hiệp Thiên Ðài. Thảng như có Tòa Hiệp Thiên Ðài xử rồi mà người bị cáo còn uất ức nữa thì phải kêu nài lên Tòa Tam Giáo Thiêng Liêng là quyền của Bát Quái Ðài Chưởng Quản. Dầu cho lập Tòa Tam Giáo dưới Cửu Trùng Ðài, hay là đệ lên Tòa Tam Giáo Thiêng Liêng là Bát Quái Ðài cũng đều phải do nơi Hộ Pháp.

P.C.T : Hiệp Thiên Ðài dưới quyền Hộ Pháp Chưởng Quản, tả có Thượng Sanh, hữu có Thượng Phẩm, phần của Hộ Pháp Chưởng Quản về Pháp.

Chú giải: Vậy thì Hiệp Thiên Ðài phải dưới quyền HỘ PHÁP Chưởng Quản, cũng như Cửu Trùng Ðài dưới quyền GIÁO TÔNG và Bát Quái Ðài dưới quyền CHÍ TÔN làm chủ.

(1) Chú ý: Những chữ (Hay, Hay lắm) đó là lời khen của Ðức Lý Giáo Tông.

QUYỀN HÀNH HIỆP THIÊN ÐÀI (tiếp theo)
CHI PHÁP, CHI ÐẠO, CHI THẾ

CHI PHÁP
HỘ PHÁP là ai?

Huyền vi mầu nhiệm của Ðạo có Thiên Ðiều, cơ bí mật của Ðời có Luật Pháp. Hộ Pháp là người nắm cơ mầu nhiệm của Ðạo, nắm luật của Ðời, xử đoán Chư Chức sắc Thiên Phong và cả Tín đồ, cùng là xin ban thưởng, công thưởng tội trừng nơi thế nầy. Hễ có phàm trị mới khỏi Thiên trị, phải chiếu luật Ðạo cho toàn cả Tín đồ khỏi bị Thiên điều, giữ phẩm vị Thiêng Liêng mỗi Chức sắc ắt phải gìn giữ đạo đức của mỗi người. Người dùng hình phạt làm cho giảm tội Thiêng liêng (Hay) nắm cơ mầu nhiệm công bình mà đưa các chơn hồn vào Bát Quái Ðài hiệp cùng chư Thần, Thánh, Tiên, Phật. Người nắm trọn cả Luật Ðạo và Luật Ðời đặng xử đoán, làm chủ phòng xử đoán.

Dưới quyền HỘ PHÁP có 4 vị:
TIẾP PHÁP
KHAI PHÁP
HIẾN PHÁP
BẢO PHÁP

Bốn vị nầy đồng quyền cùng Hộ Pháp, khi đặng lịnh Người sai đi hành chánh song mỗi vị có mỗi phận sự riêng, quyền hành riêng là:

TIẾP PHÁP: Là người tiếp luật lệ, đơn trạng, kiện thưa, có quyền xét đoán nên phân định hay chăng, những điều nào không đáng thì chiếu theo Ðạo Luật hoặc bỏ qua, hoặc trả lại cho Cửu Trùng Ðài, còn như đáng việc phải phân định thì phải dâng lên cho Khai Pháp định đoạt.

KHAI PHÁP: Khi tiếp đặng luật lệ, đơn trạng, kiện thưa, của Cửu Trùng Ðài định xử hay là đã xử nơi Tiếp Pháp dâng lên, thì quan sát coi nên cho cả Chức sắc Hiệp Thiên Ðài biết cùng chăng, như đáng việc thì tức cấp nhứt diện tư tờ cho Cửu Trùng Ðài xin đình đãi nội vụ lại bao lâu tùy ý (song chẳng đặng quá hơn 15 ngày) nhứt diện trình cho Hộ Pháp hay đặng Hộ Pháp mời nhóm Hiệp Thiên Ðài. Khi hội Hiệp Thiên Ðài thì Khai Pháp phải khai rõ nội vụ ra cho Hiệp Thiên Ðài quyết định, như quyết định phải sửa cải luật lệ hay là buộc án thì Khai Pháp phải dưng lại cho Hiến Pháp.

HIẾN PHÁP: Khi tiếp được luật lệ đơn trạng, thì phải mở đường tra vấn cho minh lẽ nên hư, phải trái, đủ chứng cớ rõ ràng, rồi dâng lên cho Bảo Pháp cho đủ nội vụ. Cấm Hiến Pháp không đặng thông công cùng Hiến Ðạo và Hiến Thế. Ấy vậy kể từ việc chi đã giao vào tay Hiến Pháp rồi thì đã ra bí mật, dầu cho Chức sắc Hiệp Thiên Ðài cũng không đặng biết tới nữa.

BẢO PHÁP: Thì gìn giữ sự bí mật ấy cho kín nhiệm, làm tờ đoán xét và định án chiếu theo Luật Ðạo, rồi dâng lên cho Hộ Pháp đặng Người phân xử.
Bảo Pháp là người Ðầu Phòng Văn của Hộ Pháp.
P.C.T : Lo bảo hộ luật Ðời và luật Ðạo, chẳng ai qua luật mà Hiệp Thiên Ðài chẳng biết.

Chú giải: Nói tóm lại, Hộ Pháp là người bảo hộ luật Ðời, và luật Ðạo khỏi qui phàm, nâng đỡ cho Ðời vào Thánh vị, chẳng ai qua Luật mà Hiệp Thiên Ðài chẳng biết, dầu toàn Cửu Trùng Ðài hay là Hiệp Thiên Ðài sái luật thì Hộ Pháp phải phân xử cho phân minh, vì vậy mà Thầy buộc cả chi "Pháp" phải thề giữ dạ vô tư mà hành chánh.

(Trích lục Pháp Chánh Truyền trương 54 đến 56)

CHI ÐẠO
THƯỢNG PHẨM là ai ?

Thượng Phẩm là người thay mặt cho Hộ Pháp, phải tùng lịnh Hộ Pháp mà hành chánh, hễ bước chơn vào cửa Ðạo, thì là có Thiên phẩm, mà hễ có Thiên phẩm rồi thì Thầy lại đem lên cho tới Thượng Phẩm mới trọn nghĩa câu phổ độ.

Các Chơn linh dầu nguyên nhân hay hóa nhân, đều nhờ Thượng Phẩm gìn giữ, binh vực cho ngồi được an ổn địa vị mình, giúp đỡ cho đức hạnh trổi thêm cao, cho khỏi phạm luật lệ, xem sóc ngôi thứ chẳng cho giành giựt lẫn nhau, ắt giữ cho Cửu Trùng Ðài được hòa nhã êm đềm, khép cửa Thiên môn, cấm đường không cho Chơn linh thối bước (Hay). Phẩm trật nhờ Người mà đặng thăng lên hay là bị Người mà phải hạ.

Người nắm luật Ðạo nơi tay, mà binh vực cả chư Chức Sắc Thiên Phong và các Tín đồ, chẳng cho ai phạm luật, vừa lo cho người đạo hạnh lên cho tột phẩm vị của mình.
Thượng Phẩm là chủ phòng cải luật, làm Trạng Sư của Tín đồ.

P.C.T : THƯỢNG PHẨM thì quyền về phần Ðạo, dưới quyền:
TIẾP ÐẠO
KHAI ÐẠO
HIẾN ÐẠO
BẢO ÐẠO

Lo về phần Tịnh Thất, mấy Thánh Thất đều xem sóc chư Môn đệ Thầy, binh vực chẳng cho ai phạm luật đến khắc khổ cho đặng.

Chú giải: Các Tịnh Thất đều về quyền của Thượng Phẩm cai quản. Cả Tín đồ thì về phần Người binh vực, chẳng cho ai phạm luật đến khổ khắc cho đặng, các Chức Sắc trấn nhậm mấy Thánh Thất phải do nơi quyền Người thuyên bổ, liệu lượng tài sức mỗi người mà chỉ định phận sự (Công bình vậy).

Thượng Phẩm là cây cờ của Ðạo, hễ Ðạo nơi nào thì Thượng Phẩm nơi ấy.
Thượng Phẩm đối quyền với Chưởng Pháp bên Cửu Trùng Ðài.
Hiệp Thiên Ðài là luật lệ, mà Thượng Phẩm lại là chánh trị, ấy vậy Thượng Phẩm là người của Cửu Trùng Ðài nơi Hiệp Thiên Ðài.

Bốn vị Thời Quân của Chi Ðạo, đồng quyền cùng Thượng Phẩm khi Người ban quyền hành chánh, song mỗi vị có phận sự riêng, quyền hành riêng là:

TIẾP ÐẠO: Là người tiếp cáo trạng, án tiết, thì phải quan sát trước coi có oan khúc chi chăng, đáng ra binh vực thì phải dâng lại cho Khai Ðạo.

KHAI ÐẠO: Khi đặng tờ kêu nài cầu rỗi thì liệu như đáng rỗi, phải nhứt diện tư tờ qua cho Tòa Tam Giáo Cửu Trùng Ðài xin định án bao lâu tùy ý (song chẳng đặng phép quá 15 ngày) nhứt diện dâng sớ cho Hộ Pháp cầu nhóm Ðại Hội Hiệp Thiên Ðài đặng liệu định, như phải đáng bào chữa thì Khai Ðạo phân giải cho ra lẽ oan ưng, Hiệp Thiên Ðài cho lịnh thì mới dâng nội vụ lên cho Hiến Ðạo.

HIẾN ÐẠO: Khi Người đặng tờ chi của Khai Ðạo dâng lên, tức cấp phải tìm biết căn nguyên cho rõ ràng, cấm không cho Hiến Ðạo thông đồng cùng Hiến Pháp và Hiến Thế.

Sự chi đã vào tay Hiến Ðạo rồi thì đã ra bí mật, dầu cho Chức sắc Hiệp Thiên Ðài cũng không đặng biết tới nữa.
Hiến Ðạo phải dâng nội vụ lên cho Bảo Ðạo.

BẢO ÐẠO: Phải gìn giữ bí mật ấy cho kín nhiệm, làm tờ lý đoán binh vực chiếu y luật Ðạo, rồi dâng lên cho Thượng Phẩm đặng người lo phương bào chữa.

Bảo Ðạo là người làm Ðầu Phòng Văn của Thượng Phẩm.
Thượng Phẩm và tứ vị Thời Quân của chi Ðạo, phải thề giữ dạ vô tư mà hành chánh.

(Trích lục Pháp Chánh Truyền trương 56 đến 58)

CHI THẾ
THƯỢNG SANH là ai?

Vật chất hữu sanh, thảo mộc hữu sanh, cầm thú hữu sanh, nhơn loại hữu sanh, tức là chúng sanh. Trong chúng sanh có nguyên sanh, hóa sanh và quỉ sanh (Nguyên sanh là gốc từ khai Thiên đã có, hóa sanh là khai Thiên rồi mới biến hóa ra, quỉ sanh là hai phẩm kia phạm Thiên Ðiều bị sa đọa).

(Tỷ như nguyên nhân là khi khai Thiên rồi, thì đã có chơn linh ấy, còn hóa nhân là chơn linh vật loại đoạt đến phẩm vị nhơn loại, còn quỉ nhân là hai chơn linh kia xu hướng ác hành mà bị đọa đày vào quỉ vị).

Trong các kiếp hữu sanh, duy có phẩm người là cao hơn hết, nên gọi là Thượng Sanh.

Lập Tam Kỳ Phổ Ðộ nầy, Thầy đem các chơn linh, dầu nguyên sanh, quỉ sanh, hay là hóa sanh lên phẩm vị nhơn loại mới trọn câu phổ độ.

Chơn linh các nguyên nhân bị đọa trần, quỉ nhân chuộc tội, hay là hóa nhân thăng cấp, đều nhờ Thượng Sanh độ rỗi (Ấy là thế độ), nên Thượng Sanh làm chủ của Thế Ðạo nắm luật Thế nơi tay, mà dìu dắt cả chúng sanh vào cửa Ðạo.

Ai làm cho ngăn cản bước đường tu của thế gian thì Thượng Sanh đặng quyền kiện cùng Tòa Thánh, chư Chức Sắc phạm luật làm cho chúng sanh phải xa lánh Ðạo, thì Người có quyền xin trị tội tức thì.
Thượng Sanh làm chủ phòng cáo luật.
P.C.T : Thượng Sanh thì lo về phần Ðời.

Chú giải: Mỗi sự chi thuộc về Ðời, thì về quyền của Thượng Sanh.

Dưới quyền Thượng Sanh có bốn vị Thời Quân là:
TIẾP THẾ
KHAI THẾ
HIẾN THẾ
BẢO THẾ

Bốn vị Thời Quân chi Thế đặng đồng quyền cùng Thượng Sanh, khi Người ban lịnh hành chánh, song mỗi vị có một phận sự riêng, quyền hành riêng là:

TIẾP THẾ: Khi đặng Thế luật hay là trạng cáo chi của ngoại Ðạo cùng là của Tín đồ mà kiện thưa trách cứ Chức Sắc Thiên Phong bất câu phẩm vị nào phải dâng lên cho Khai Thế.

KHAI THẾ: Khi tiếp được đơn trạng chi của Tiếp Thế dâng lên thì phải kiếm hiểu các nguyên do, coi có đáng buộc án cùng chăng, như đáng thì nhứt diện tư tờ qua Cửu Trùng Ðài cho biết nội vụ, nhứt diện dâng sớ cho Hộ Pháp cầu Người mời hội Hiệp Thiên Ðài đặng định đoạt, khi đặng lịnh của Hiệp Thiên Ðài thì Khai Thế phải dâng nội vụ lên cho Hiến Thế.

HIẾN THẾ: Khi tiếp đặng nội vụ của Khai Thế dâng qua, thì tức cấp phải đi tra xét, cho đủ chứng cớ rõ ràng, rồi dâng lên cho Bảo Thế, cấm nhặt không cho Hiến Thế thông đồng cùng Hiến Pháp và Hiến Ðạo.

Mỗi việc chi vào tay Hiến Thế rồi, thì đã ra bí mật dầu cho Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài cũng không đặng biết tới nữa.

BẢO THẾ: Phải giữ gìn sự bí mật ấy cho kín nhiệm, rồi chiếu y theo Ðạo Luật và Thế Luật mà làm tờ buộc án, kế dâng lên cho Thượng Sanh, đặng Người đến Tòa Tam Giáo Cửu Trùng Ðài, Hiệp Thiên Ðài hay Bát Quái Ðài mà buộc tội.

Bảo Thế là người Ðầu Phòng Văn của Thượng Sanh.

Thượng Sanh là cây cờ của Thế, tức là Ðời, ấy vậy Ðời nơi nào thì Thượng Sanh nơi đó. Người có quyền xem xét kẻ hành Ðạo, coi Thánh đức có đắc nhơn tâm cùng chăng, nhược bằng kẻ ấy Thế Ðạo, không đủ tư cách, thì người có quyền dâng sớ cầu xin thuyên bổ.

Thượng Sanh đối quyền với Chưởng Pháp bên Cửu Trùng Ðài.

Hiệp Thiên Ðài là luật lệ, mà Thượng Sanh lại là chánh trị, ấy vậy là người của Cửu Trùng Ðài nơi Hiệp Thiên Ðài.

Thượng Sanh và tứ vị Thời Quân về chi Thế cũng phải thề giữ dạ vô tư mà hành chánh.

(Trích lục Pháp Chánh Truyền trương 58 đến 60).

THIÊN PHỤC
của Chức Sắc HIỆP THIÊN ÐÀI thuộc ba Chi

ÐẠO PHỤC CỦA HỘ PHÁP
Ðạo Phục của Hộ Pháp có hai bộ, một bộ Ðại Phục và một bộ Tiểu Phục.

Bộ Ðại Phục, Người phải mặc giáp, đầu đội Kim khôi toàn bằng vàng, trên Kim khôi có Thể Tam Sơn, giống như cái chỉa ba ngạnh, nghĩa là: Chưởng Quản Tam Thiên bên Tây Phương Cực Lạc. Chơn đi hia, trên chót mũi hia có chữ "PHÁP", ngoài giáp thì choàng mãng bào, thế nào bên tả thì giáp, bên hữu thì mãng. Tay hữu (bên Ðạo nghĩa là bên Thượng Phẩm) cầm Giáng Ma Xử (thể lấy Ðời chế Ðạo), còn tay tả (bên Thế nghĩa là bên Thượng Sanh) nắm xâu chuổi "Từ Bi" (thể lấy Ðạo chế Ðời) thành ra nửa Ðời nửa Ðạo, ngang lưng cột dây Lịnh Sắc có ba màu Ðạo (thể Chưởng Quản Tam Giáo nơi mình) nắm trọn Thể Pháp và Bí Pháp đặng qui nhứt, cái mối dây Lịnh Sắc phải ngay chính giữa bụng.

Bộ Tiểu Phục thì toàn bằng hàng vàng (màu Ðạo), đầu đội Hỗn Ngươn Mạo màu vàng (bề cao một tấc), ngay trước trán chính giữa có thêu ba Cổ Pháp của Tam Giáo (là bình Bát Vu, cây Phất Chủ và bộ Xuân Thu) ngay trên Cổ Pháp ấy có chữ "PHÁP", lưng nịt dây Lịnh Sắc y như Ðại Phục.

Khi ngồi Tòa Tam Giáo thì mặc bộ Tiểu Phục, còn Ðại phục thì chỉ để khi ngự trên Ngai mình.

ÐẠO PHỤC CỦA THƯỢNG PHẨM
Ðạo Phục Thượng Phẩm cũng có hai bộ, một bộ Ðại Phục và một bộ Tiểu Phục.

Bộ Ðại Phục thì toàn bằng hàng trắng, ngoài mặc áo lá màu xanh có viền chỉ kim tuyến bạc. Ðầu để trần, chơn đi giày vô ưu màu trắng, trước mũi có chữ "ÐẠO", lưng buộc dây Lịnh Sắc y như Hộ Pháp, song mối phải thả ngay bên hữu. Tay hữu cầm Long Tu Phiến (nghĩa là cây quạt kết đủ 36 lông cò trắng), trên đầu quạt ngay giữa có Phất Chủ (thể quạt đưa các Chơn hồn vào Tam Thập Lục Thiên, nghĩa là vào Thiên vị) tay tả nắm xâu chuỗi Từ Bi (thể dâng Ðạo vào cho Hộ Pháp).

Bộ Tiểu Phục cũng bằng hàng trắng, lưng cột dây Lịnh Sắc y như Ðại Phục, đầu đội Hỗn Ngươn Mạo màu trắng y như của Hộ Pháp, ngay giữa trán có thêu Long Tu Phiến, ngay trên hình Long Tu Phiến có chữ "ÐẠO".

Khi đến Tòa Tam Giáo thì mặc bộ Tiểu Phục, còn Ðại Phục chỉ dùng khi đến ngự trên Ngai mình.

ÐẠO PHỤC CỦA THƯỢNG SANH
Ðạo Phục của Thượng Sanh cũng có hai bộ, một bộ Ðại Phục và một bộ Tiểu Phục.

Bộ Ðại Phục cũng y như Thượng Phẩm, đầu bịt Thanh Cân (nghĩa là một bao đảnh xanh), lưng mang dây Thần Thông (nghĩa là một đường lụa đỏ) và nịt dây Lịnh Sắc y như của Hộ Pháp và Thượng Phẩm, song mối phải thả ngay bên tả, nơi lưng giắt Thư Hùng Kiếm (thể tạo Thế và chuyển Thế) tay hữu cầm cây Phất Chủ (thể đưa Thế vào cho Hộ Pháp), tay tả nắm xâu chuỗi Từ Bi (thể dâng Ðạo cho Nhơn sanh) chơn đi giày vô ưu màu trắng, trước mũi có chữ "THẾ".

Bộ Tiểu Phục cũng y như của Thượng Phẩm, song ngay trước mão, chính giữa có thêu Thư Hùng Kiếm và Phất Chủ, có chữ "THẾ", lưng cột dây Lịnh Sắc như Ðại Phục.

Khi đến Tòa Tam Giáo thì phải mặc bộ Tiểu Phục, còn Ðại Phục thì chỉ khi đến ngự trên Ngai mình.

ÐẠO PHỤC CỦA THẬP NHỊ THỜI QUÂN.
Ðạo Phục của Thập Nhị Thời Quân có hai bộ, một bộ Ðại Phục và một bộ Tiểu Phục.

Bộ Ðại Phục toàn bằng hàng trắng, cổ trịch viền chỉ kim tuyến bạc, đầu đội Nhựt Nguyệt Mạo cũng bằng hàng trắng, lưng nịt dây Lịnh Sắc theo Chi mình mà thả mối, chơn đi giày vô ưu màu trắng.

Bộ Tiểu Phục cũng toàn hàng trắng, lưng nịt dây Lịnh Sắc y như Ðại Phục, đầu đội Hỗn Ngươn Mạo cũng như Tiểu Phục của Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh, song tùy theo Chi mình mà để Cổ Pháp, chân đi giày vô ưu màu trắng.
Khi hành chánh, thì mặc Tiểu Phục, còn Ðại Phục thì khi Ðại Lễ.

(Trích lục những trương 61, 62, 63 Pháp Chánh Truyền)

Nhưng sau khi xem khoản giải thích về Ðạo Phục, Ðức HỘ PHÁP có dạy Ngài TRẦN KHAI PHÁP như vầy:
Thêm vào Ðại Phục và Tiểu Phục hiện thời, Ðức Hộ Pháp và chư vị Thời Quân có thêm một kiểu Ðạo Phục mới nữa:
"Áo cổ bẻ, có yếm tâm ở trước ngực, tay ráp rộng 25 phân".
"Mão Tam Quan (Nhựt, Nguyệt, Tinh) tức là kiểu mão của Ðức Khổng Phu Tử trị thế ngày xưa, màu trắng, có thêu chữ kim tuyến vàng, trước mão thêu Nhựt ở giữa, Nguyệt bên hữu, Tinh bên tả. Trong vòng minh khí, mặt Nhựt có Cổ Pháp của mỗi Chi. Mỗi bên hông mão, thêu 6 ngôi sao tám góc và 6 đường linh khí ".
Ðạo Phục nầy dùng hành lễ ngày thường.
Mỗi khi có Tiểu Ðàn, Ðức Hộ Pháp mặc Ðạo Phục cũng y như trên, mà màu vàng.

GIẢI THÍCH THÊM QUYỀN HÀNH CỦA HIỆP THIÊN ÐÀI
Trong Pháp Chánh Truyền, Ðức CHÍ TÔN có nói: "Thầy khuyên các con lấy tánh vô tư mà hành Ðạo, Thầy cho các con biết trước rằng: Hễ trọng quyền thì ắt có trọng phạt".

Vì lời khuyên ấy mà Ðức LÝ GIÁO TÔNG buộc cả Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài phải minh thệ giữa Hội Thánh: "Giữ dạ vô tư mà hành sự". Lại muốn tỏ ra rằng Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài thật trọng quyền, Ngài mới ban cho dây Sắc Lịnh. Khi một Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài mang dây Sắc Lịnh hành sự thì mọi người đều phải trọn tuân theo, dầu phải, dầu không, không được cưỡng lại, chỉ có Hội Thánh mới có quyền định tội hay trừng phạt vị ấy mà thôi.

Dưới đây xin sao lục lời của Ngài Khai Pháp giải về quyền năng của dây Sắc Lịnh (thơ số 1421/ P.C) đáp hồi thơ số 47 ngày 23 tháng 9 Mậu Tý (dl. 25 10 1948) của Thừa Sử Nguyễn Huợt Hải, Pháp Chánh Kim Biên:

1/. Về quyền năng Thiêng Liêng: (thì người được Hiệp Thiên Ðài ban dây Sắc Lịnh) là người đại diện của Hộ Pháp, trong khi hành sự. Quyền hành y như Hộ Pháp khi thi hành mạng lịnh của Hộ Pháp, dây Sắc Lịnh là tướng diện của luật pháp, chẳng một quyền nào tương đối lại đặng, khi hành pháp, thảng như quá quyền thì người đại diện đó phải mang trọng tội là lợi dụng hay là phỉ nhục Hộ Pháp.

2/. Quyền hành hữu hình: Cả cơ quan hữu vi của Ðạo, dầu trọng, dầu khinh, đều phải cúi đầu vâng phục Người thay mặt cho Thiên Ðiều tại thế, tổng hợp cả quyền Tam Giáo nơi mình đặng thi hành luật pháp.

Vì quyền hạn của Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài, dầu thượng cấp, dầu hạ cấp, hễ Hộ Pháp ban cho tới đâu, hành quyền tới đó, nó không có giới hạn định chắc cao hay thấp.

CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ÐÀI CÒN CÓ PHẨM NÀO?
Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài ngoài ra Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh và Thập Nhị Thời Quân còn có:

Chức Sắc HÀN LÂM VIỆN, dưới quyền trực tiếp của GIÁO TÔNG và HỘ PHÁP, mỗi vị Chức Sắc nầy có sở thức, sở năng chuyên môn của họ. Những Chức Sắc đó gọi là Thập Nhị Bảo Quân là:
Bảo Huyền Linh Quân
Bảo Thiên Văn Quân
Bảo Ðịa Lý Quân
Bảo Sanh Quân
Bảo Học Quân
Bảo Cô Quân
Bảo Y Quân
Bảo Văn Pháp Quân
Bảo Sĩ Quân
Bảo Nông Quân
Bảo Công Quân
Bảo Thương Quân

Về sau, nhân năm 1935, nhiều vị đạo hữu dày công cùng Ðạo, vào sổ cầu phong, Ðức LÝ GIÁO TÔNG phê: "Ðể cho Hiệp Thiên Ðài định vị", nên Ðức HỘ PHÁP cầu hỏi Ðức NGUYỆT TÂM CHƠN NHƠN và lập ra bảy phẩm Chức Sắc dưới nữa:

7 - Tiếp Dẫn Ðạo Nhơn
6 - Chưởng Ấn
5 - Cải Trạng
4 - Giám Ðạo
3 - Thừa Sử
2 - Truyền Trạng
1 - Sĩ Tải

Sau nữa, Ðức Hộ Pháp ban Sắc Lịnh số 34 ngày 23 tháng 5 Bính Tý (11-7-1936) mở khoa mục tuyển chọn thêm một cấp nữa là Luật Sự của Hiệp Thiên Ðài (Agent judiciaire) đặng làm tay chơn của quyền Tư Pháp.

SẮC PHỤC CỦA CHỨC SẮC HIỆP THIÊN ÐÀI
THUỘC CÁC PHẨM DƯỚI
Sắc phục của Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài có một kiểu giống như nhau, có hai bộ, một bộ Ðại phục và một bộ Tiểu phục.

Bộ Ðại phục thì đội Nhựt Nguyệt Mạo, mặc áo cổ trịch, tay rộng màu trắng, chơn không mang giày, Cổ Pháp gắn hai bên hông mão, từ phẩm Sĩ Tải trở lên, còn Luật Sự gắn hai bên vai.
Một bộ Ðại phục thay vì Tiểu phục, đầu đội mão kiểu Khôi nguyên gắn Cổ Pháp ở trước trán, áo cổ bẻ, gài trước yếm tâm sáu nút, chơn không mang giày.
Ðại phục mặc khi Ðại Lễ, Tiểu phục mặc ngày thường.
      https://caodaireligion02.blogspot.com/Home             1 ]  [ 2 ]  [3 ]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét