Lịch Sử và Triết Lý Đạo Cao Đài - 3 / 6 (TDĐN. Gabriel Gobron)


Tạp chí Religio đăng tiếp bài của ông G. Mingiano có những dòng nhan đề là : Minh triết Đông phương,  ông kết luận rất đặc sắc:
" Bạch Thế Thiên (Pai-te-tien) là một thi sĩ Trung hoa. Lúc làm quận trưởng, ông đến viếng một nhà hiền triết, một đại tín đồ Thiền tông, ông nầy chọn nơi ở trên những cành cây kết lại của một cây to. Họ Bạch thoạt thấy nhà hiền triết thì kêu lớn lên: - Chỗ ở trên cái cây nầy nguy hiểm quá !


Nhà hiền triết cãi lại: - Cái gì ! Cái chỗ ở của ông còn nguy hiểm nhiều hơn chỗ ở của tôi.

Và tiếp theo là cuộc đối thoại :
- Tôi là Quận trưởng, tôi không thấy một mối nguy hiểm nào cả.
- Thế là ông không tự biết mình ! Không nguy hiểm nào lớn bằng dục vọng đốt cháy ông và trí não tối tăm.
- Thế nào là lời Phật dạy ?
- Chư ác mạc tác (không làm các điều ác),
- Chúng thiện phụng hành (các điều thiện vâng làm).
- Nhưng, cái đó con nít 3 tuổi cũng biết.
- Đúng, con nít 3 tuổi cũng biết, nhưng người già 80 tuổi như tôi rất khó khăn mới áp dụng kết quaû.”
" Hàn Sơn (Han-Shan), thi sĩ, là một người điên, ông đi đến chùa Quốc Kinh  thu nhặt những đồ ăn thừa để nuôi sống. Những thầy tu chế nhạo ông là một người điên nghèo nàn, ngây ngô và không nguy hiểm. Một ngày kia, trong một ngôi nhà hẻo lánh, Hàn Sơn kêu lên : Ta nghĩ rằng tất cả những năm qua, ta đi một cách lặng lẽ đến chùa Quốc Kinh, nơi đấy mọi người nhìn ta nói rằng : Hàn Sơn là một người điên. Hiện thời ta suy nghĩ: Ta có phải là một người điên không ? Ta không giải quyết được vấn đề, chính ta không biết cái Ta riêng của mình, thế thì tại sao những người khác có thể biết ta hơn ta ?"

" Không nên là một người nói nhiều, để rồi tìm được Thượng Đế trong yên lặng. Hãy cầu nguyện, cái tâm đầy dục vọng, nhưng không nên nói một lời nào. Lúc ấy, Thượng Đế sẽ ban cho anh những thứ cần thiết, sẽ nghe tiếng nói của anh, và sẽ thâu nhận cúng phẩm của anh. Giống như một cái giếng trong sa mạc mà nước rất dịu ngọt cho ai cháy cổ vì khát, Đấng thiêng liêng đóng cửa khi anh nói  và mở cửa ra khi anh giữ im lặng."

Thông điệp của Khôn ngoan.
Các ngươi giết hại lẫn nhau, các ngươi tranh giành nhau những ngọn núi, những dòng sông, những đất đai, và những vùng biển. Các ngươi giết hại lẫn nhau để sở hữu những gì mà Thượng Đế tạo ra. Thượng Đế duy nhứt, Một trong Ba, Ba trong Một (Tam vị Nhứt thể) và các ngươi là những đứa con của Đấng Thượng Đế và Đấng ấy là Đấng Tạo Hóa của tất cả.

Tham vọng, ích kỷ, hung dữ, các ngươi giữ chặt túi tiền và trong túi tiền, các ngươi khép chặt tấm lòng của các ngươi. Làm thế nào để các ngươi thương yêu nhau, để trông cậy lòng thương yêu của Thượng Đế ?
Muốn thuyết giảng sự hòa bình, phải thương yêu tất cả mọi người.
Muốn thực hiện sự hòa hợp, tất cả phải tha thứ cho nhau.
Cái gì là phẩm tước cao hơn hết ?
Cái gì là ưu thế cao hơn hết ?
Cái gì là nguồn gốc cao hơn hết ?

Tất cả mọi người đều là con của Thượng Đế, cho nên Thượng Đế tự nhủ : các con của loài người.
*  *  *

Ngươi gõ vào cửa của sự khôn ngoan, một giọng hỏi :
- Ai đó ?
Ngươi trả lời :  - Tôi (Moi).
Và cái cửa không mở.
Ngươi gõ vào cửa của sự khôn ngoan, một giọng hỏi :
- Ai đó ?
Và ngươi vẫn trả lời là : - Tôi (Moi).
Đừng ngạc nhiên nếu cửa vẫn không mở.
Ngươi gõ vào cửa của sự khôn ngoan, một giọng hỏi :
- Ai đó ?
Ngươi do dự nhưng ngươi trả lời : - Anh (Toi).
Sau cùng thì cửa mở và ngươi bước vào trong sự khôn ngoan.

ĐẠO CAO ĐÀI
trong các Hội Nghị Quốc Tế

Chúng tôi được Tòa Thánh Tây Ninh (Nam Việt Nam) ủy nhiệm làm đại diện Đạo Cao Đài trong các Hội nghị quốc tế về tôn giáo.

1 . Hội nghị quốc tế Thần  linh học Barcelone (1934)
Người ta đọc trong tạp chí La Revue Spirite (số tháng 10 - 1934, trang 505) trong một loạt các nguyện vọng được toàn hội chấp thuận:
" Mục thứ 8 : Phong trào Cao Đài: Do đề nghị của ông Gabriel Gobron, Tiếp Dẫn Đạo Nhơn tại nước Pháp của Đạo Cao Đài (hay Phật giáo canh tân, hay Thần linh học VN), Hội nghị quốc tế Thần linh học lần thứ 5 họp ở Barcelone (từ ngày 1 đến 10-9-1934) thỉnh cầu rất cung kính Chánh phủ Pháp vui lòng nhớ lại các lời hứa long trọng vào tháng 3 năm 1933 tại Quốc Hội Pháp, của Thủ Tướng Sarraut, lúc ông là Bộ Trưởng Thuộc địa, thiết lập với ân huệ cho những tín đồ Cao Đài một qui chế cũng rộng rãi như qui chế được hưởng bởi những người theo Thiên Chúa giáo hay các tín đồ Phật giáo trong các nước của Liên bang Đông Dương.”

2 . Hội Nghị thế giới về tôn giáo ở Luân đôn (1936)
Báo Le Cyne (ngày 20-9-1936) loan tin :
" Tại Hội nghị Quốc tế về Tôn giáo tổ chức ở Luân đôn, dưới sự chủ tọa của Ngài Francis Younghusband, nơi đó ông Gabriel Gobron, Tiếp Dẫn Đạo Nhơn tại nước Pháp của Đạo Cao Đài, tham dự theo lời mời của Tòa Thánh Tây Ninh, Đạo Cao Đài được thừa nhận là tôn giáo khoan dung nhứt thế giới. Trước đông đảo hội viên gồm đại diện của tất cả tôn giáo lớn trên thế giới và các đại diện báo chí quốc tế, đại diện Cao Đài tại Pháp tuyên bố : “ Đạo Cao Đài là một thực nghiệm về sự hòa hợp các chủng tộc và các sắc dân, mà quí vị hội họp nơi đây là vì mục tiêu ấy. Đạo Cao Đài hay Phật giáo canh tân  chắc chắn là một thực nghiệm sống của sự kết hợp và phục nhứt các tôn giáo.”  Nhiều tràng pháo tay nhiệt liệt hoan nghinh câu kết luận ấy.

3 . Hội Nghị Thần linh học thế giới ở Glasgow (1937)
Nhựt báo L’Annam nouveau (14-11-1937) loan tin :
" Do đề nghị của ông Gabriel Gobron, Tiếp Dẫn Đạo Nhơn tại Pháp của Đạo Cao Đài hay Thần linh học VN, Hội nghị Thần linh học thế giới lần thứ 6 họp ở Glasgow (từ ngày 3 đến 10-9-1937), sau Hội nghị Thần linh học thế giới lần thứ 5 tại Barcelone, nêu ra nguyện vọng là những người theo Thần linh học VN trong các nước của Liên bang Đông Dương  được hưởng những tự do tín ngưỡng và thờ cúng như những người VN theo Thiên Chúa giáo hay đạo Tin Lành, dầu họ là dân thuộc địa, dân bảo hộ, dân lai hay người ngoại quốc.

" Nguyện vọng nêu ra trong Hội nghị Thần linh học quốc tế ở Baecelone đã mở ra thời kỳ khá rộng rãi cho các tín đồ Cao Đài hay Thần linh học VN ".

Nguyện vọng nầy được trình bày và bàn cãi trong bộ phận triết học của Hội nghị, được nhìn nhận bởi sự hoan nghinh trong buổi hội họp dân chúng tổ chức tại Phòng Triển lãm mỹ thuật McLellan ngày 9-9-1937.

4 . Hội nghị thế giới về Tín ngưỡng tại Ba-lê (1939)
Tóm tắt bài tường thuật của tạp chí La Revue Spirite (Tạp chí Thần linh học)  (Ba-lê, 8 - 9) :
" Hội nghị thế giới về Tín ngưỡng đã được tổ chức trước đây ở Luân đôn, Oxford, Cambridge, năm nay tổ chức tại Ba-lê. Cộng sự viên của chúng ta là ông Gabriel Gobron, được ủy nhiệm bởi các tín đồ Cao Đài hay Phật giáo canh tân ở Đông Dương, đến tham dự.

Những lời trách cứ mà ông đã đưa ra trong Hội Nghị tại Luân đôn có thể được lập lại nơi đây và hơn thế nữa: Những người tổ chức, hầu hết là người Anh, chỉ quan tâm đến các tôn giáo xưa có một quá khứ lâu dài và phong phú (lời phát biểu của ông Lacombe ngày 10-7-1939) và như vậy là đặt ra ngoài, các tôn giáo mới, những giáo lý mới và hơn nữa tôn giáo tổng hợp như Đạo Cao Đài có chủ trương dung hợp cơ bản những tín đồ Phật giáo, Công giáo, Lão giáo, Nho giáo, Hồi giáo, vv...

Vô ích để nói rằng Thần linh học, Thông Thiên học, Nhân loại học, vv... đều bị bỏ ra ngoài Hội Nghị nầy, chỉ tìm kiếm sự hợp tác trong “tôn kính” của những tôn giáo lớn và không bao giờ có sự dung hợp cơ bản hay tổng hợp.

Không có một so sánh nào về sự cao trọng của các tôn giáo được tha thứ. Giáo hội Công giáo, tuy chánh thức vắng mặt, nhưng được đại diện rộng rãi (Giáo sư Maritain, ông Lacombe, vv. . .) và trong tất cả các ngày, Công giáo đều nhận được sự tôn kính.

Hàng trăm người, phần nhiều là dân anglo-saxon, - sĩ quan, viên chức, giáo sư, quí tộc, trưởng giả - tham dự các ngày Công giáo, Do Thái giáo, Phật giáo, Tin lành, Hồi giáo, Ấn giáo, họ xen vào các cuộc tranh luận, đôi khi ngoài các đề tài nêu ra: Làm thế nào ngự trị tinh thần huynh đệ trên thế giới bởi sự tụ hội các tôn giáo ?

" Sự bảo trợ chánh thức ban cho Hội Nghị (ông Champetier de Ribes và ông Georges Mandel) sự tiếp nhận Hội Nghị tại trường đại học Sorbonne bởi ông Viện Trưởng Roussy, với sự tham dự của các thuộc địa Pháp (một vị tướng ở Tunis, một Tỉnh trưởng ở Syrie, vv ...) một "Ủy ban Pháp" làm tăng uy thế của các buổi thảo luận long trọng tại Giảng đường Richelieu từ ngày 2 đến 11-7-1939.

" Ưu điểm của Hội Nghị - ngoài những giới hạn hẹp hòi mà người ta qui định và những dự phòng chánh đáng - là kêu lên những quyền của con người, mà hiện thời bị chà đạp trong  tất cả các chế độ độc tài.

" Một nguyện vọng là kêu gọi các nhà độc tài nên nhân đạo hơn nữa, được Hội Nghị chấp nhận và vấn đề người tị nạn phải được ghi vào nghị trình của Hội Nghị sắp tới  tổ chức ở Hòa-lan. Một lời kêu gọi gởi đến các Giáo hội chánh thức được đưa ra.

" Những khách đến viếng thăm điện Versailles, các viện  bảo tàng Ba-lê, các trung tâm trí thức, Thánh đường Hồi giáo, nơi đó nhân phẩm có tính cách của dân Ba-lê đón nhận một cách lịch sự các Hội viên, vv... đã theo dõi hội tập thường ngày. Quả thật, người ta nói nhiều nhưng người ta cũng hành động : một Hội nghị như thế là một sự kiện đáng ghi nhớ. Người ta muốn tuyên bố nó quan trọng hơn cả Hội nghị Quốc liên, tiếp theo một trong những tiệc trà qui tụ nhiều Hội viên mà một ngày nào đó khơi lên ngọn lửa của những tân tín đồ về lý tưởng tôn giáo. “

Báo La Vérité ở Nam Vang, nơi đó có trụ sở của Hội Thánh Ngoại giáo Đạo Cao Đài, có tường thuật gần giống như trên (ngày 26-7-1939) : Đạo Cao Đài trong Hội Nghị các tôn giáo tại Ba-lê (trang 1 và 5) :

" Đạo Cao Đài hay Phật giáo canh tân đã được giới thiệu vào năm nay trong Hội Nghị các tôn giáo tại Ba-lê (từ ngày 3 đến 11 tháng 7) bởi ông Gabriel Gobron, Tiếp Dẫn Đạo Nhơn tại Pháp của Đạo Cao Đài, ông gặp lại các nhân vật lãnh đạo mà ông đã quen biết tại Luân đôn vào năm 1936, Ngài Francis Younghusband là chủ tọa và ông Arthur Jackman làm thơ ký.

" Chánh phủ Pháp đã tổ chức và bảo trợ Hội Nghị các tôn giáo, chính các ông Georges Mandel, Bộ Trưởng Bộ Thuộc địa; ông Champetier de Ribes, Bộ Trưởng Bộ trợ cấp; ông Viện trưởng Viện Đại học Ba-lê, Bác sĩ Roussy, đã cung cấp Giảng đường rộng lớn Richlieu của Đại học Sorbonne làm nơi hội họp cho Hội Nghị.

Một Ủy ban Pháp, dưới quyền của Giáo sư  Louis Massignon, gồm nhiều nhân vật : bà De Coral-Rémusat, ông Jean Herbert, bà De Margerie, công chúa A. Murat, ông De Traz, ông Lacombe, giáo sư Daniel Rops, vv ... điều khiển các cuộc thảo luận, tập trung vào đề tài căn bản : Làm thế nào mở mang tinh thần hợp tác huynh đệ trên thế giới bởi các tôn giáo ?

“ Chung quanh vấn đề đặt ra nầy, người ta chẳng những ghi nhận các ngày Công giáo, Tin lành, Ấn giáo, Hồi giáo, Phật giáo, Do Thái giáo, vv... tùy theo diễn giả chánh thức thuộc vào một trong những tín điều nào.

Như thế, thứ ba ngày 4 tháng 7 là ngày Công giáo: Giáo hội Công giáo chánh thức vắng mặt, không tham dự các công việc của Hội nghị, nhưng Giáo sư Jacques Maritain, ông Lacombe và vài người Công giáo khác đóng vai trò hàng đầu trong tuần lễ Hội nghị. Giáo hội Công giáo vô hình nhưng hiện diện.

“ Nói thật ra thì tầm vóc của Hội Nghị không lớn lắm, cũng không quốc tế như người ta mong ước. Điều nầy do vài hạn chế đặt ra cho các Hội viên:

1 . Không một tôn giáo nào được bày tỏ ưu điểm của mình để thu hút tín đồ của tôn giáo khác.

2 . Không có vấn đề thống nhứt hay dung hợp các tôn giáo, nhưng chỉ có sự hợp tác giữa các tôn giáo khác nhau đã bị chia rẽ từ trước. Một tôn giáo thống nhứt tổng hợp như Đạo Cao Đài cảm thấy khó chịu trong Hội Nghị; cũng thế, ông Tiếp Dẫn Đạo Nhơn tại Pháp tuyên bố với ông Olivier Lacombe, Phó Chủ tịch Ủy ban Pháp, rằng ông ta là người "tà giáo" duy nhứt trong Hội nghị.

3 . Tiến trình của Hội nghị, theo nguyên tắc, được dành cho các tôn giáo lớn và xưa chứng tỏ sự lớn mạnh của họ bởi quá khứ lâu dài. (Lời nói của ông Lacombe ngày 1-7-1939).

" Ngài Francis Younghusband lúc bấy giờ tuyên bố với ông Gabriel Gobron rằng ông Gobron là người được trọng đãi, được tự do phát biểu và bàn cãi như tất cả mọi người, sau khi ông trình ủy nhiệm thư của cấp thẩm quyền Đạo Cao Đài với Phòng thư ký ở trường Sorbonne.

" Ông Georges Mandel, Bộ Trưởng Thuộc địa, xác nhận sự tham dự của các phần tử của Đế quốc Pháp tham gia vào các công việc và tranh luận nơi Hội nghị. Do đó, tướng Hasan Husny Abdelwhab ở Tunis một Tùy viên của Cao Ủy Phủ của Syrie, đã được lên  trình bày về Hồi giáo.

4 . Trái lại, ông Tiếp Dẫn Đạo Nhơn tại Pháp của chúng ta không gặp các phần tử Pháp ở Á châu; Ấn giáo và Phật giáo chỉ được đại diện bởi những người Anh: Tỳ Khưu Thittila (Tu viện Rangoon), Giáo sư Dasgupta (Calcutta), vv…

" Mỗi ngày, ở Ba-lê cũng như ở Luân đôn năm 1936, có một bài thuyết trình vào buổi sáng, kế đó là tranh luận vào buổi chiều, sau đó thì đi viếng thăm các cảnh lạ (Điện Versailles, các Viện Bảo tàng, vv...) và đến các trung tâm trí thức của Ba-lê (Viện Văn minh Ấn độ, Hồi giáo, Hội Liên hiệp Pháp Anh, vv...)

" Ông Tiếp Dẫn Đạo Nhơn tại Pháp của chúng ta đã phê phán tổ chức Hội nghị ở Luân đôn, nơi đó nhiều bậc trí thức đơn độc, không đại diện cho ai cả (và đôi khi có một chút tự kiêu), đã chiếm diễn đàn trong 1 hoặc 2 giờ.

" Nay thì Hội nghị ở Ba-lê dành cho những đại diện của các cộng đồng, theo đúng từ ngữ của qui chế Hội nghị tại Sorbonne. Như thế, các người không chuyên nghiệp và tài tử phải tránh ra để nhường chỗ cho những đại danh như Giáo sư Jacques Maritain (Viện Công giáo Ba-lê), Giáo sư Dasgupta (Ấn giáo), Bác sĩ Sié (Đại học Nam kinh), tướng Hasan Husny Abdelwahab, Tử tước Samuel (Cựu Cao ủy ở Palestine), Tỳ khưu Thittila (Tu viện Rangoon), Giáo sư Hauter (Đại học Tin lành Strasbourg), vv. . .

" Thứ ba, ngày 11 thì chấm dứt các công việc và tranh luận trong tình huynh đệ lịch sự nhứt. Họ chia tay với sự bịn rịn và đau lòng, sau khi biểu quyết những nguyện vọng, các giải pháp, xem xét các dự án, các cải thiện, quyết định địa điểm cho Hội nghị sắp tới ở Hòa Lan, vv. . .

" Trong số rất nhiều sự việc thú vị, đáng chú ý là nguyện vọng yêu cầu các nhà độc tài cư xử nhân đạo hơn với dân chúng; những lời khen ngợi về công trình hòa bình của ông Chamberlain; lời cảm tạ đối với nhà cầm quyền Pháp đã đối đãi tốt đẹp với các tôn giáo mà không cần chứng minh, khả năng chọn  Strasbourg, Jérusalem, Genève, vv... làm nơi Hội nghị sắp tới; sự kêu gọi các Giáo hội nên cho phổ biến các công trình của Hội nghị mà một diễn giả đã nói rằng các chánh trị gia và những người cổ súy họ. Vấn đề người tỵ nạn  được đặt ra cho năm tới.

" Ủy ban Pháp quyết định tiếp tục tại Ba-lê công việc làm cho các tôn giáo lớn xích lại gần nhau hơn và hiểu biết nhau hơn. Nhiều Hiệp hội liên tôn được chú ý trong thủ đô, cung cấp cho các Hội viên thích tham dự các cuộc hội họp và đóng góp các cố gắng.

Từ đây Hội nghị sẽ thay thế Hội Quốc liên, đã bị đả phá bởi " Chúng tôi nghĩ rằng, không bao lâu nữa, Đạo Cao Đài sẽ có vai tuồng quan trọng bởi cái gương mẫu sống động của nó, trong các Hội nghị quốc tế về tôn giáo."

5 .  Năm 1948 :  (*) 
Chúng ta đã thấy, Đạo Cao Đài là một tôn giáo, một cơ quan của giáo lý, một truyền thống sống động, một triết lý, nói tóm lại là một học thuyết tâm linh.

Anh Gago là một nhà tiên tri giỏi, những Hội Nghị Quốc tế sẽ hưởng ứng lời kêu gọi của các thực thể cao cấp, nhưng điều đó sẽ không dễ dàng.

Ông Henri Regnault đã trình bày bản in đầu tiên của quyển sách nầy cho các Hội viên của Hội nghị lần thứ 3 của Hội Đồng Thần linh học thế giới, họp tại Lausanne (Thụy sĩ) vào tháng 8 năm 1948.

" Không có một Hội viên nào biết Đạo Cao Đài. Tất cả đều chú ý rằng Đạo Cao Đài có ý  tưởng hợp nhứt tất cả tôn giáo và giúp kiến tạo nền hòa bình nơi thế gian, cái mục đích mà chúng tôi cũng đang theo đuổi."
*  *  *

Chú thích : Phần nầy do ông Delecourt-Gallois viết sau khi Gabriel Gobron mất. Ngày mất của Gabriel Gobron là 8-7-1941.

Ông Henri Regnault  được Hội nghị  giao trách nhiệm đặt sự liên lạc với những vị lãnh đạo của Đạo Cao Đài để yêu cầu các vị nầy gia nhập vào Hội Đồng Thần linh học thế giới.

Câu trả lời thuận lợi và chắc chắn vào năm 1949, Hội nghị ở nước Ý, Đạo Cao Đài sẽ xứng đáng được danh dự.
*  *  *

Sự thúc đẩy tinh thần của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, lãnh đạo tối cao của Đạo Cao Đài, là đáng kể và ánh sáng rực rỡ của Đạo đã vượt qua những biên giới rộng lớn của miền Viễn Đông để biểu lộ rõ ràng và lớn lao ở Âu Châu và cả trong các nước ở Mỹ Châu.

CÁC VỊ GIÁO TÔNG
của Đạo Cao Đài

Tờ báo Le Populaire [Bình Dân] (xuất bản tại Sài Gòn ngày 18-11-1935) loan tin : Ở Tây Ninh, Ngài Phạm Công Tắc kế vị Ngài Lê Văn Trung và trở thành Giáo Tông của Đạo Cao Đài :
" Nhơn dịp lễ kỷ niệm ngày mất của Ngài Lê Văn Trung, Giáo Tông của Đạo Cao Đài (*), Tòa Thánh Tây Ninh  tổ chức đại lễ trong ba ngày : 8, 9 và 10 tháng 11 vừa qua, có hơn 5 ngàn tín đồ dự lễ.

" Một Đại hội gồm : Hội Nhơn Sanh và Hội Thánh được tổ chức vào hai ngày 11 và 12 tháng 11, sau khi chấm dứt các buổi lễ, để giải quyết vấn đề khó khăn là việc kế vị Ngài Lê Văn Trung.
" Hội Nhơn Sanh và Hội Thánh đồng thanh tín nhiệm giao chức vụ nặng nề nầy cho Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc. Tất cả kiến nghị tín nhiệm đều được Đại hội biểu quyết đồng ý.
" Như thế, một vấn đề gây ra sự chú ý nhiều lần của công luận đã được giải quyết  đúng qui tắc.
" Chúng tôi mong rằng, dưới quyền lãnh đạo của vị Giáo Tông mới, Đạo Cao Đài sẽ tiến bước êm đềm.
*  *  *

(*) Chú thích của Dịch giả : Gọi Ngài Lê Văn Trung là Quyền Giáo Tông (Pape intérimaire) thì đúng hơn, vì Ngài chỉ nắm quyền Giáo Tông hữu hình tại thế. Giáo Tông chánh thức của Đạo Cao Đài là Đức Lý Thái Bạch, nắm cả hai quyền : vô vi và hữu hình.

Tờ báo còn thông báo các buổi lễ :
" Nhơn dịp lễ Kỷ niệm ngày mất của Ngài Lê Văn Trung, Quyền Giáo Tông của Đạo Cao Đài, các cuộc lễ lớn diễn ra trong các ngày : 8, 9, 10 và 11 tháng 11 tại Tòa Thánh Tây Ninh. Đây là  chương trình các buổi lễ :

" Ngày 8 tháng 11, lúc 14 giờ : Đại lễ mãn tang tại Giáo Tông Đường.
" Ngày 9 tháng 11, lúc 19 giờ : Thỉnh linh vị vào Đền Thánh; 20 giờ : Cúng tế.
" Ngày 10 tháng 11, lúc 19 giờ : Thỉnh linh vị ra Đại Đồng Xã.
" Ngày 11 tháng 11, lúc 6 giờ: Lễ Cúng tế trước Cửu Trùng Thiên. Điếu văn của các Chức sắc Đại Thiên phong."

 Nhơn dịp Lễ Kỷ niệm Khai Đạo lần thứ 10, tờ báo La Presse indochinoise [Báo chí Đông Dương] (ngày 3-9-1936) nhắc lại cho công chúng Đông Dương biết rằng, Đạo Cao Đài hay là Phật giáo canh tân :

" Đạo Cao Đài, một Tân tôn giáo phát sanh tại Đông Dương vào năm 1926, đã ban cho những người được khai tâm đầu tiên những bài Thánh giáo của Đức Chí Tôn, Đấng Cao Đài, dưới hình thức là những thông điệp huyền bí mà các đồng tử đã nhận được một cách thận trọng để lưu truyền lại cho đời sau.

" Vật làm thông công môi giới của Thần linh học cho phép tiếp nhận nhiều thông điệp phát ra từ các bậc đại hiền triết của thời cổ, từ cõi vô hình, giáng điển xuống Tòa Thánh Tây Ninh (Nam Kỳ) một cách đều đặng.

" Các tín đồ của Đạo Cao Đài càng lúc càng nhiều, được dạy cho biết các kiến thức về giáo lý và luật pháp  của Ba Đấng Giáo chủ : Đức Phật Thích Ca, Lão Tử, Khổng Tử.

" Những điều giáo huấn tổng quát của Phật giáo là : không sát sanh, không trộm cướp, không  muốn vợ của người khác, không làm chứng dối, không uống rượu.  Phật giáo còn tiến rất xa trong việc tìm đến sự toàn thiện, vì Phật dạy  thương yêu kẻ thù, lời giáo huấn mà phương Tây của chúng ta xem như là một chuyện buồn cười, bởi vì nó đem đến một cảnh tượng đau buồn của lòng thù hận, của sự hung dữ, của sự trả thù mà lịch sử đã ghi lại.

" Lão giáo mà giáo lý lấy trọn trong sách Đạo Đức Kinh, khai triển song song đến các tư  tưởng triết lý tuyệt diệu của Thiên Chúa giáo, mặc dù Lão giáo xuất hiện trước Thiên Chúa giáo gần 600 năm. Lão giáo dạy tôn thờ sự thật và giữ gìn đức tánh. Điều nầy chứng tỏ rằng người ta có thể gặp nơi các quốc gia (Á đông) xem như còn mọi rợ đối với một Âu châu già nua của chúng ta, sự thực hành những câu phương ngôn dịu hiền và nhân từ, cốt yếu giữ gìn sự hòa hợp và lòng lương thiện giữa loài người.

"Nho giáo (Khổng giáo) mà những lời giáo huấn không phản đối tinh thần khoa học tân thời của chúng ta, luôn luôn tỏ ra lo âu là muốn nâng cao nhơn loại lên trên các thú tánh bằng cách mở mang phát triển các phẩm chất tốt đẹp, tạo ra một tinh hoa tinh thần và trí thức, để dẫn dắt đến hạnh phúc cho những người bất lực, dốt nát, bởi họ thiếu các yếu tố ban đầu về sự thông minh, lý trí và hiểu biết.

" Giáo lý của Ba Đấng Giáo chủ thêm vào tôn giáo lòng bác ái và nhân từ của Đấng Christ, sự kính trọng người chết và sự thờ cúng tổ tiên.

" Tóm lại, Đạo Cao Đài là bằng chứng của lòng khoan dung đại độ đối với tất cả các tôn giáo hiện hữu, bởi vì nó bao gồm tất cả, nó tự cho mình có mục đích  là chống lại tà giáo, gieo vào dân chúng lòng thương yêu điều thiện và thương yêu vạn vật của Thượng Đế, thực hành đạo đức, học tập sự yêu mến công lý và sự nhẫn nhục, phát hiện về luật quả báo các hành động của con người sau khi chết, sự tẩy trược tâm hồn.”

" Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh từ mấy ngày nay rất nhộn nhịp. Hàng ngàn tín đồ ráo riết làm việc để hoàn thành các việc chuẩn bị lễ Kỷ niệm người quá cố cho xứng đáng.

Cuộc lễ bắt đầu từ thứ năm ngày 26 tháng 11 lúc 19 giờ, kéo dài trong 3 ngày. Hội Thánh sẽ thiết lễ. Cũng trong dịp nầy, sự tự do thờ cúng mà chủ nghĩa tự do của Chánh phủ Pháp được ban cho tôn giáo. Tất cả địa phương của Đạo Cao Đài ở Đông Dương đều được kêu gọi về Tòa Thánh dự lễ.

Một chương trình vĩ đại được tiên liệu: Đốt đuốc, cộ hoa rực rỡ, pháo bông. Một đại lễ sắp diễn ra.
Người ta quả quyết rằng, đây là cuộc lễ lớn nhứt từ khi lập Đạo Cao Đài."

Tờ báo La Vérité [Sự thật] (ngày 20-11-1936) báo cáo những sự việc vui vẻ bằng từ ngữ: " Nơi Tòa Thánh Cao Đài, 20 ngàn tín đồ làm lễ Kỷ niệm Khai Đạo lần thứ 10 và lễ mãn tang Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung."

" Ngày 28 tháng 11, đặc phái viên của chúng tôi gởi về : Từ tất cả các nơi ở Nam Kỳ, Cao Miên, cả vài bộ tộc thiểu số (Mọi), hàng ngàn tín đồ đi đến Tòa Thánh Cao Đài Tây Ninh vào các ngày nầy để dự lễ Đại Tường và tiếp theo là lễ mãn tang Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung.

" Đúng 2 năm, Đức Quyền Giáo Tông của Đạo Cao Đài từ trần - dùng một từ ngữ tỏ ý tôn kính: qui Thiên.

" Sự chia rẽ trong Đạo Cao Đài thành hai phe lớn đối nghịch nhau sắp hoàn toàn tiêu hủy nhơn dịp bổ nhiệm người kế vị. Nơi Thánh địa, Hội Thánh thận trọng chỉ định Ngài Phạm Công Tắc vào chức vụ lãnh đạo tối cao tạm thời, nhưng không cho một danh hiệu chánh thức của tôn giáo.

" Còn ở Mỹ Tho, ông Nguyễn Ngọc Tương được ban cho danh hiệu Giáo Tông bởi vài trăm tín đồ. Vị Giáo Tông mới nầy được bổ nhiệm như thế, được hộ tống bởi một đám đông ủng hộ, đến Tòa Thánh Tây Ninh để nhậm chức và cũng để tham dự lễ Đại Tường.

" Cổng vào Tòa Thánh của Đạo Cao Đài bị cấm, không cho vị đứng đầu chi phái Mỹ Tho vào, bởi vì chỉ có nơi Thánh địa, lời nói chơn thật và thiêng liêng (của Đức Chí Tôn) truyền dạy các Chức sắc cao cấp của Đạo do cơ bút của đồng tử. Phải chăng Đấng Cao Đài đã chỉ định Ngài Phạm Công Tắc vào phẩm vị lãnh đạo tối cao của Đạo ?

" Người ta hiểu rằng, từ đây, tại sao các vị lãnh đạo Cao Đài tổ chức lễ Đại Tường huy hoàng hiếm có. Những cộ hoa đi diễn hành trong tỉnh lỵ Tây Ninh không bị Tỉnh trưởng ngăn cấm. Chúng tôi nghĩ rằng, sự ngăn cấm đó không chánh đáng, bởi vì tất cả đều diễn ra trong bình yên ở khắp nơi. Cộ hoa, rước đuốc, pháo bông trong 3 ngày lễ làm tăng thêm sự vui mừng của dân chúng. Ánh sáng đèn điện rực rỡ làm cho vùng Thánh địa có vẻ là một thành phố nhỏ náo nhiệt.

" Chúng tôi có gặp các vị lãnh đạo cao cấp nhứt. Người đứng đầu hiện thời của Đạo mà chúng tôi trước đây đã sát cánh cùng nhau trước khi cải sang Đạo Cao Đài, đã  làm việc trong Sở Thương chánh, trong lúc đó, người bạn thời niên thiếu của chúng tôi là Lê Thế Vĩnh, Trưởng ban Nghi lễ, đã chiến đấu như là "Thanh niên Việt Nam" để cải thiện số phận của dân tộc Việt Nam.

" Chiều nay là lễ mãn tang Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung, những bài diễn văn sẽ được đọc lên cho chúng ta biết về tình hình hiện tại của nền Đạo Cao Đài, những khuynh hướng, những khả năng và về tương lai của  Đạo.

" Người ta biết rằng, Đạo Cao Đài phát sinh từ năm 1926, dưới sự  thúc giục của phong trào xây bàn  nhập cảng từ nước Pháp. Nhưng có điều quần chúng không biết là có một người Pháp lai, độc giả trung thành của Léon Denis và Allan Kardec, đã bỏ tiền túi ra để đi truyền bá những tư  tưởng về Thần linh học trong thuộc địa, việc nầy góp phần không ít vào sự phát triển nhanh chóng lạ thường của nền Tân tôn giáo, đặt trên cùng một hàng Bốn Đấng Giáo chủ : Khổng Tử, Lão Tử, Thích Ca và Jésus Christ. Chủ nghĩa tổng hợp lạ thường nầy giải thích rõ hơn nữa sự thành công mau lẹ của phong trào bên cạnh những người VN và cả người Cao Miên nữa.
" Chánh phủ Pháp có thể lo sợ trong một lúc nào đó về nền Tân tôn giáo phát sinh chậm trễ giữa thế kỷ 20 nầy, nhưng về sau, những nhà lãnh đạo tôn giáo của chúng ta được phép truyền đạo nơi Bắc Kỳ, những phái bộ truyền giáo Cao Đài được đi Pháp, Trung hoa.

" Sự biểu lộ hiện thời tại Tây Ninh, phải chăng là điểm khởi đầu cho sự củng cố và bành trướng phong trào, đã bị ngưng trệ trong suốt năm qua ?

" Phải chăng các vị lãnh đạo tôn giáo Cao Đài nuôi tham vọng trở thành những nhà lãnh đạo tinh thần của một phần Viễn Đông nhờ vào sự phát triển của Đạo Cao Đài ?
" Một tương lai không xa sẽ cho chúng ta cái chìa khóa của những bí ẩn nầy."
                                             SROK - SAROU
                                              (Đặc phái viên)

*
*     *

Đạo Cao Đài càng lúc càng hướng đến sự hợp nhứt. Hợp nhứt giữa các tôn giáo bên ngoài vào chính nó, hợp nhứt nội bộ, hòa hợp đẹp đẽ chung quanh Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc, Ngài là một trong những tín đồ đầu tiên được lựa chọn và được chỉ định bởi Đấng Cao Đài, THẦY thiêng liêng, và là một trong những vị sáng lập Đạo Cao Đài.

Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc là vị chưởng quản, là đồng tử cảm hứng được chỉ định của Hiệp Thiên Đài, Hội Đồng tối cao của các đồng tử. Đây là một loại Thánh Vụ để tuyên bố và bảo toàn giáo lý thuần khiết, cũng phụ trách cơ quan tư pháp của Đạo.

Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc được tuyên bố là lãnh đạo tối cao của Đạo Cao Đài bởi Hội Nhơn Sanh và bởi Hội Thánh, để thay thế  Cố Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung  đã thoát xác qui Thiên năm 1934.

Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc là một đồng tử cảm hứng có tính cách thần bí cao siêu và giống như, một cách tổng quát, Đức Ngài là người thần bí thực sự và Đức Ngài cũng là một người vĩ đại về thực hiện và tổ chức.

Đức Ngài là một nhà kiến trúc đặc sắc vì chính Đức Ngài đã thiết kế họa đồ xây cất Đền Thờ của Đạo Cao Đài ngày nay là Tòa Thánh mà trong quyển sách nầy có nhiều bức ảnh in lại. Đức Ngài thiết kế các họa đồ và đích thân coi sóc từng điểm một, tất cả các chi tiết của việc xây dựng và của việc trang trí rất lộng lẫy.
*
*    *

Cánh tay mặt của Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc là Ngài Trần Quang Vinh, đương kim Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng của Chánh phủ Trung ương lâm thời của nước Việt Nam từ ngày 1-6-1948.

Ngài Trần Quang Vinh là một Chức sắc Cao Đài từ năm 1927. Ngài leo lên các nấc thang của hệ thống Chức sắc: Lễ Sanh, Giáo Hữu, Giáo Sư, kế đó là Phối Sư. Ngài là Chủ trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo của Đạo Cao Đài. Với phẩm tước nầy, Ngài ở tại Cao Miên từ năm 1927 đến 1941.
Từ năm 1942 đến 1948, Ngài là đại diện của vị lãnh đạo tối cao của Đạo Cao Đài nên thường ở tại Sài Gòn.
Người sáng lập, người tổ chức và Tổng Chỉ huy của quân đội Cao Đài.
Vào năm 1931, Ngài được phái sang nước Pháp và ở đó Ngài tạo lập được một hạt nhân của các Chức sắc và tín đồ người Pháp, trong đó có ông Gabriel Gobron, Anh Gago và vợ của ông là Bà Marguerite Gabriel Gobron, hiện nay ai muốn có tài liệu về Đạo Cao Đài tại Pháp thì ngỏ lời với Bà:
Địa chỉ :

Photo
Mme Vve Gabriel Gobron,
9, rue de Serre, à Nancy (Meurthe-et-Moselle).

 *  *  *
Chú thích : Phần nầy do ông Delecourt-Gallois viết sau khi Gabriel Gobron mất. Ngày mất của Gabriel Gobron là 8-7-1941.
LỄ KHÁNH THÀNH
Thánh Thất Nam Vang

Lễ Khánh Thành long trọng Thánh Thất Nam Vang được tổ chức vào thứ bảy, ngày 22 tháng 5 năm 1937, trong đó bài diễn văn của Giáo Sư  Thượng Vinh Thanh, Phó Chủ trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo của Đạo Cao Đài (Phật giáo canh tân)  là phần chánh. (Người ta tin rằng ông Vinh là François Hugo tái kiếp).

Sau đây là vài đoạn trích lục dài của bài diễn văn trên:
" Khi Hội Thánh chỉ định tôi mở lời hôm nay nhơn dịp chúng tôi sắp khánh thành Thánh Thất đầu tiên được xây dựng trong thủ đô Vương quốc Cao Miên, đã từ lâu tôi ngần ngại nhận lãnh cái danh dự đặc biệt nầy, sợ rằng không đủ sức cho một sứ mạng nhiều khó khăn và tế nhị.

" Phải cần có sự khẩn khoản của tất cả các hiền huynh trong Hội Thánh, đặc biệt của vị niên trưởng, Giáo Sư Thượng Bảy Thanh, là người đáng kính của chúng tôi, có công đầu trong Hội Thánh Ngoại Giáo của Đạo Cao Đài hay Phật giáo canh tân, đã chỉ định tôi xuất hiện hôm nay trước đông đảo quan khách dễ cảm kích và được chọn lựa.

" Nói tiếng Pháp còn chưa chắc chắn và nhất là không quen lên diễn đàn, tôi yêu cầu quí vị khoan hồng đối với tôi.

" … Xin quí Bà và quí Ông tin rằng, trong ngôi nhà nầy, quí vị sẽ tìm được sự hoà bình và hòa hiệp, sự khoan dung rộng rãi nhứt, ở đây không có một tiếng nói nào có tính

cách bất hòa được thốt ra, tất cả mọi người nơi đây đều có bổn phận thương mến nhau như anh chị em ruột, vâng theo một luật pháp duy nhứt của Thượng Đế, Đấng Tạo Hóa, Đại Từ Phụ của tất cả, không phân biệt chủng tộc và quốc gia.

" Chúng tôi chọn ngày khánh thành Thánh Thất đầu tiên nơi đây là ngày Kỷ niệm thoát xác của một người Pháp vĩ đại, một nhân vật vĩ đại : đó là Victor Hugo, mà từ năm 1927, Ngài là Chưởng Đạo thiêng liêng đáng kính mến của chúng tôi. Chúng tôi  muốn bày tỏ lòng biết ơn nước Pháp, nước đã sanh ra một nhà thơ vĩ đại mà chúng ta đã học và yêu mến khi còn trên ghế nhà trường Pháp, một nước Pháp anh hùng, hào phóng và nhân đạo.

" Chính năm 1927, vị lãnh đạo cao cấp của Đạo Cao Đài hiện nay, Ngài Phạm Công Tắc, đã đến xứ Cao Miên và chơn linh Victor Hugo giáng đàn trước tiên nhờ việc xây bàn, kế đó là nhờ một miếng ván nhỏ làm cơ và sau cùng là cây Ngọc cơ. Nhờ đó thiết lập được Hội Thánh Ngoại Giáo của Đạo Cao Đài mà chơn linh Victor Hugo trở thành Chưởng Đạo thiêng liêng  của chúng tôi. Nhờ những lời giáo huấn của Ngài, chúng tôi truyền bá giáo lý mới, trước tiên là trên lãnh thổ Cao Miên, kế đó sang Pháp, rồi Lào, sau đó là Trung Kỳ và Bắc Kỳ.

" Tiếp theo xin bày tỏ lòng kính trọng đến những vị thường xuyên vận động nơi nước Pháp hay nơi Đông Dương để binh vực Đạo Cao Đài như  : Luật sư Roger Laseaux, Luật sư Lortat Jacob, Thủ Tướng Albert Sarraut, các Thống sứ Richome, Silvestre, Thibaudeau, các Dân biểu  H. Guernut, Marius Moutet, E. Outrey, Paul Ramadier, Marc Rucart, Jean Piot, J.-M. Renaitour, M. Voirin, A. Philip, Cô Marthe Williams, Trung tá Alexis Métois, Félicien Challaye, ông E. Tozza, Gabriel Abadie de Lestrac, Jean Laffray (Chủ nhiệm

báo La Griffe (móng vuốt), Charles Bellan, cựu Thống sứ Pháp tại Cao Miên, vv ...  Chúng tôi xin cáo lỗi sự thiếu sót ngoài ý  muốn trong bài tường trình mau lẹ nầy.

" Như vậy, chúng ta họp nhau đây trong sự long trọng là để khánh thành " Ngôi nhà của Thượng Đế " tại Nam Vang.

" Thời gian đã qua khá xa, nơi đảo Phú quốc nằm trong vịnh Thái lan, Đấng thiêng liêng giáng điển giống như đã giáng điển nơi đảo Jersey, đối diện cái vô tận của biển cả, đối diện cái vô cùng của bí ẩn tâm linh và số phận con người, qua các cuộc xây bàn của Bà De Giradin và Victor Hugo.

"Thời gian cũng đã khá xa, Đấng thiêng liêng giáng điển xuống những nhóm nhỏ gia đình ở Sài Gòn, dẫn đến sự nhập đạo của Ngài Lê Văn Trung và Ngài trở thành nhà lãnh đạo cao cấp đáng kính của Đạo Cao Đài hay Phật giáo canh tân (Đại Ân Xá kỳ ba của Thượng Đế ở Đông phương).

" Từ năm 1919, nhưng nhứt là từ năm 1925, phong trào của chúng tôi không ngừng trở nên vững vàng và chiếm được lòng tín ngưỡng và những tâm hồn mới trên khắp thế giới.

" Quả thật, - giống như tất cả những cái mới nổi bật của thế giới - Đạo Cao Đài đã gặp phải chủ nghĩa hoài nghi, sự nhạo báng, sự ngờ vực, về những biểu tượng của Đạo có ý nghĩa nhứt: Thiên Nhãn mà người ta thấy trong nhóm Thông Thiên học và Triết lý học, chữ Vạn có nguồn gốc từ tất cả chủ nghĩa biểu tượng và từ tất cả khoa học bí truyền của nền văn minh thế giới. Những biểu tượng ấy đáng kính nhứt của chúng tôi đã bị chế nhạo hay bị buộc tội vô căn cứ, vì lý do dốt nát và không hiểu biết của những kẻ phàm tục, chỉ thấy chúng tôi ở mặt ngoài.

" Một câu tục ngữ xưa của Pháp : Nếu anh  muốn nhổ cỏ dại, trước hết anh phải bước vào vườn.

" Nhưng nhứt là về căn bản tâm linh, tại sao lại sợ hãi gọi con mèo là con mèo và Rollet là một tên bịp bợm, theo những câu thơ bất hủ của Boileau ?  Nhứt là về căn bản Thần linh học của phong trào chúng tôi là đầu đề của những chế giễu dễ dàng nhứt và dai dẳng nhứt. Ở đây, chúng tôi không biện hộ cho Thần linh học tân thời. Mặc dầu bị tấn công không ngừng từ ba phần tư của thế kỷ, vấn đề Thần linh học không ngừng thu hút những nhà bác học nổi tiếng, mà chúng tôi xin đơn cử một thí dụ thôi, như Ngài Olivier Lodge, nhà vật lý nổi tiếng thế giới, Viện trưởng Đại học Birmingham, hội viên Hàn Lâm viện Hoàng gia Anh quốc.

" Thần linh học không ngớt lan tràn đến  các đảo như Porto Rico và Cuba (nước mà Thần linh học tỷ lệ với dân số, nơi đó những đài phát thanh vô tuyến đã phát ra đều đặn những chương trình Thần linh học), toàn nước Ba Tây, quê hương của Thánh kinh, nơi đó có 8 triệu người tự nhận theo Thần linh học (200 ngàn tại Rio-de-Janeiro). Thần linh học không ngừng lan tràn đến các Đại học đường - một sự kiện khó tin - bởi vì Utrecht, Leyde, Belgrade, Lund, Buenos-Ayres, Londres, nhiều phân khoa đại học Mỹ đã có giảng đường dành cho Thần linh học thực nghiệm.

" Sau cùng nó không ngừng được thiện cảm ở tư  tưởng gốc trong thời đại của chúng ta, bởi vì sau khi nó quyết định một cách không thể chối cãi được tính chất tiên tri sứ mạng và sự nghiệp của Victor Hugo, nó đã ảnh hưởng đến những khảo cứu của Bác sĩ Hans Driesch, Giáo sư Đại học Leipzig, lý thuyết gia Đức, về thuyết Tân sinh lực và những thử nghiệm sáng chói của Allan Kardec và của Bergson nữa.

" Còn bao nhiêu chuyện nữa mà chúng tôi có thể nói lên để binh vực sự kiện Thần linh học, nhưng chúng tôi cần chỉ ra rằng, sự dốt nát khi không có định kiến, rất thường vấp phải sự thiếu hiểu biết đau khổ của con người. Một hiền triết Anh nói rằng: Thương hại cho những người nào không giữ được nụ cười trước những lời chỉ trích nông cạn !

" Vả lại, chúng tôi đã giữ kín cây ngọc cơ, để nhớ đến  Giáo hội Công giáo, những nhà Thần linh học huệ trí, rằng việc thực hành Thần linh học (Cầu cơ) có thể đạt được kết quả tốt đẹp khắp nơi trên địa cầu, cái điểm khởi đầu của một thời đại mới của con người : thời đại Thần linh học; nhưng nó cũng có thể dẫn dắt những người ngây thơ không thận trọng, những kẻ hư đốn, đến những kết quaû rất tai hại.  (Có nhiều nhóm Thần linh học trong vùng băng giá ở Alaska, trong những trang trại thuộc đồng cỏ hoang ở Argentine, trong cảng thiên nhiên tươi tốt ở Ấn Độ).

" Xưa kia, Thánh Paul khuyên bảo các môn đồ nên nhận thức rõ các chơn linh. Và đây là Giáo hội Anh giáo lúc bấy giờ bị cả triệu tín đồ đào ngũ, đã cho một số giáo sĩ  tiếp xúc với các hội Thần linh học để củng cố lại đức tin bởi chứng cớ, để củng cố tôn giáo bởi khoa học, để liên kết trong chiều hướng mới được kêu gọi bởi nhơn loại. (Một người lớn trên bảy  còn lui tới ở Giáo hội Anh giáo).

" Nhưng, cái gì là đặc điểm của Đạo Cao Đài hay Phật giáo canh tân ?  Đó không phải là căn bản thực nghiệm tâm linh hay thần linh, sự thông công giữa người sống và người chết, tình huynh đệ vẻ vang cảm động của thế giới hữu hình và vô hình, mà là cái năng lực tổng hợp các giáo lý mà chúng tôi đã thực hiện một cách đúng đắn bằng cách tôn thờ các Đấng Thần linh Á châu  lẫn các Đấng Thần linh Âu châu.

Không một Ngôi nhà Thượng Đế nào sánh được với Ngôi nhà Thượng Đế của chúng tôi, bởi vì người Âu châu cũng như người Á châu, người có tín ngưỡng cũng như người không tín ngưỡng, đều có thể nâng cao linh hồn của họ lên đến cái mức hy vọng ưa thích nhứt của họ, kẻ thì tôn thờ Đức Chúa Jésus, người thì tôn kính Đức Phật Thích Ca, kẻ thì chiêm ngưỡng Đức Khổng Tử (như những người tự do tư  tưởng ở Tây phương).

" Hãy nói cho chúng tôi biết, hiện nay quí vị thấy ở nơi nào, có sự tổng hợp tâm linh đó ?  trong cái thế giới bị chia rẽ bởi vật chất, nóng sốt bởi thù hận, đổ máu bởi chiến tranh.

“ Không một nơi nào có thể hơn Thánh Thất Cao Đài,  vì nơi đây, người ta làm việc trong tình huynh đệ của con người, trong tình thân hữu của các chủng tộc, trong sự liên hiệp các lục địa trong một tập hợp rộng lớn của con người, viết lên lá cờ lịnh hai chữ : Tâm linh - Hòa bình, sáng chói của những người thiện tâm.

" Thế nên chúng tôi dám nói thẳng với người phương Tây rằng: Chúng tôi vì hòa bình. 
Hòa bình, đối với chánh quyền và những lãnh tụ của đời, họ có sứ mạng thường bạc bẽo và khó khăn để làm thỏa mãn sự buông thả dục vọng, trái ngược của con người. Hòa bình đối với những quốc gia láng giềng, hòa bình đối với người ngoại quốc, bởi vì chiến tranh đem lại quá nhiều điều ác, để không là mê tín hung tợn hay là tội ác của quỉ, với tiêu đề Pháp ngữ : Hòa bình liên kết của một nền hòa bình không thể phân chia, hòa bình bởi hòa hợp, nằm trong công thức của chúng tôi, mặc dầu trong thời buổi hắc ám. Đó là cái nghĩa của sự tổng hợp tâm linh của chúng tôi.

Trở qua Âu châu, quả thật có một phiền trách nhỏ là Đạo Cao Đài đã loại ra Mahomet và Hồi giáo khỏi các Thánh Thất. Về phần chúng tôi không có sự loại trừ ấy.
Và chúng tôi cần lập lại nơi đây, một trong những giáo huấn thần bí của Hồi giáo để nhận xét rằng, không một người Cao Đài nào không từ chối nhận biết đó, bằng giai thoại của thuyết thần bí Hồi giáo, lịch sử  từ sự sanh ra của chính mình đến thiêng liêng, từ sự đảo nguợc giá trị  tâm hồn người tu:

Một môn đồ đến trước cửa nhà của thầy và gõ cửa.
Im lặng. Người ấy gõ cửa lần nữa.
Một tiếng nói từ bên trong phát ra:
- Ai đó ?
- Tôi  (Bản ngã)
Im lặng. Cửa không mở . . . . .
Sau đó, người môn đồ lại đến trước nhà thầy lần nữa và gõ cửa. Một tiếng nói từ bên trong phát ra:
- Ai đó ?
- Anh  (Phi ngã hay Vô ngã)

Và lần nầy cửa mở.
Thật ra, một tôn giáo biết truyền bá cái chơn lý phổ quát như thế, một tôn giáo đã dạy các tín đồ những câu tuyệt diệu : “Tôi không là người Hồi giáo, không là Thiên Chúa giáo, không là Do Thái giáo, tôi là bạn thân của Thượng Đế”.

Tôi nói: Thật ra, tôn giáo nầy không phải là của riêng phần chúng tôi, là của một âm mưu nào, là của một phép phù thủy nào; rằng những người Hồi giáo ở Ấn độ, rằng những người Hồi giáo ở Pháp, xin hãy tín nhiệm chúng tôi và hãy an tâm cho tất cả điều thiện.

Và vì chúng tôi vừa nói đến người Pháp Hồi giáo có xây cất Thánh đường Hồi giáo tại Ba-lê, nơi đó mỗi ngày năm lần vang lên từ tháp chuông cao, tiếng gọi của vị tu sĩ báo giờ cầu nguyện, làm chúng tôi cảm thấy nhẹ nhàng, hôm nay xin cảm tạ tận đáy lòng, đầy tình chơn thật và biết ơn nước Pháp của Đạo Cao Đài, nước Pháp mà với tinh thần độ lượng, với ý chí hòa hiệp, đôi tay hữu nghị luôn luôn giúp đỡ những kẻ yếu thế mà họ không thể tự mình thực hiện, cho phép chúng tôi hưởng được những gì mà chúng tôi hưởng được, giúp đỡ chúng tôi trở nên cái gì mà chúng tôi sẽ được.

 Tại nước Pháp nầy, bao gồm Đại Ân Xá kỳ ba của Thượng Đế ở Đông phương, cái nền tảng tâm linh mà khoa học có thể đạt đến sự phổ quát toàn cầu bởi tính chất tổng hợp tôn giáo mà nó liên kết và thu gọn trong tình huynh đệ hằng hữu, trong hòa bình và năng động.

Tại nước Pháp nầy, khuyến khích và tán trợ một nguồn hy vọng mới trên thế giới mà hôm qua còn chào đón, không chỉ tờ tuần báo như La Nature (Thiên nhiên) ở Ba-lê, tờ Religio của La Mã, và tờ Reformator ở Rio-de-Janeiro.

Tại nước Pháp nầy luôn luôn sẵn sàng tán dương và ca tụng những giá trị tinh thần có tính phổ quát, xây dựng và nhân đức. Đạo Cao Đài hay Phật giáo canh tân, từ vị lãnh đạo cao cấp và từ Hội Thánh đến các tín đồ thấp kém, hôm nay bày tỏ lòng biết ơn vô tận nước Pháp.

Làm việc với tinh thần tổng hợp, trong cái nghĩa phổ quát, chúng tôi có ý thức góp công như một người Pháp, được gần gũi hơn nữa với tâm hồn người Pháp, với những điều đó chúng tôi tin tưởng có được những tương quan bí mật huyền diệu mà sự thông công giữa người sống và người chết không thể tùy thuộc chúng tôi, mà sẽ được làm mạnh thêm và thí nghiệm ở tương lai.

Trước nhận định lạc quan đó, chúng tôi mới dám bày tỏ điều mong ước quí báu nhứt của chúng tôi đối với mọi người là : nước Pháp tự do, đại lượng, giúp đỡ chúng tôi mở rộng việc hành thiện với tất cả cố gắng trên tất cả dân Pháp hay dân bảo hộ, không phân biệt, bởi vì trước sự đói khát của tâm hồn, phải có những khả năng tinh thần để cân bằng cho tất cả. Nơi đó là công bình, nơi đó là chánh trực.

Tất cả có thể tự thực hiện đến tối đa và tất cả cũng có thể hướng đến tất cả để làm việc tại lâu đài thiêng liêng, lầu đài của tâm hồn, theo câu nói rất đẹp của Nữ Thánh Thérèse, trong con người bản xứ phù du mà bánh xe đời sống ràng buộc tạm thời số phận vào những cõi Trời, nơi đó địa cầu của chúng ta chỉ là một cục đá giữa hàng tỷ hòn đá khác trong không gian vô tận.....

Trước viễn cảnh vô tận ấy, những giới hạn hẹp hòi  làm chậm lại một cách đau khổ sự phát triển của tâm hồn mà sự thức tỉnh chờ đợi một tia sáng hay một ánh lửa ?  Vì vậy, chúng tôi tin tưởng rằng nước Pháp sẽ hoàn toàn tin cậy chúng tôi và ban cho chúng tôi những quyền hành giống như các tôn giáo khác, để mời đến dự bữa tiệc có nhiều thức ăn thiêng liêng, những huynh đệ của chúng tôi mà họ chưa đến được với chúng tôi hay chúng tôi chưa đến được với họ.

Nước Pháp, trung thành với truyền thống cao cả, trước hết chúng tôi xin cảm tạ, đã cho chúng tôi phụng sự nhơn sanh, đó là bổn phận đầu tiên và lớn nhứt của tất cả tín đồ Cao Đài.

Cuộc lễ khánh thành nầy gây được nhiều tiếng vang trong giới báo chí Đông Dương.

Nhựt báo La Presse indochinoise ngày 22-4-1937 nói về cuộc viếng thăm Thánh Thất Cao Đài Nam Vang :
" Thánh Thất Cao Đài Nam Vang tọa lạc gần góc đại lộ Pasquier và đường Verdun. Khi xưa, cách nay 8 năm, Thánh Thất nầy chỉ là một ngôi nhà lá đơn giản làm chỗ trú ngụ cho những nhà truyền giáo đầu tiên.

Sau nhiều cố gắng đáng khen của việc truyền giáo, số tín đồ Cao Đài tại Nam Vang có được hơn hai chục ngàn người nam nữ, trong đó đếm được nhiều người Âu châu và cả ngàn người Tàu.

Nhờ lòng hy sinh và thiện tâm của tất cả tín đồ mà ngôi đền thờ hôm nay trở thành một tòa nhà lộng lẫy.

Lễ Khánh Thành diễn ra ba ngày : 21, 22, và 23 tháng 5, cũng trong dịp nầy, lễ Kỷ niệm hàng năm của Victor Hugo được cử hành. Nghi lễ của hai cuộc lễ hợp lại làm một làm cho cuộc lễ trở nên vĩ đại.

Những vị lãnh đạo cao cấp của Đạo Cao Đài Tây Ninh như Ngài Phạm Công Tắc, Bà Huyện Xây (?) sẽ hiện diện trong cuộc lễ. Ông Đặng Trung Chữ, lãnh đạo Cao Đài tại Nam Vang, hẹn gặp chúng tôi tại Thánh Thất hôm nay, nhưng ông bị gọi cấp tốc đi Châu Đốc nên ông Hương thay thế, hướng dẫn chúng tôi đi viếng Thánh Thất mới vừa xây dựng lại. Ông Hương, người ốm với gương mặt trái xoan, trán cao, có một chòm râu đen dưới càm, tượng trưng hình dáng của một kiểu mẫu Chức sắc của Đạo Cao Đài.

Rất tháo vác, ông đưa chúng tôi đi viếng Thánh Thất vừa được trang trí mới và cho chúng tôi những lời giai thích thỏa đáng. Nơi cửa lớn vào đền thờ, một bức hình lớn của Victor Hugo với dáng điệu cổ điển của nhà tư  tưởng, làm cho người ta chú ý ngay. Bên cạnh Ngài trên cùng một bàn thờ  là hình của Bác sĩ Tôn Dật Tiên, người cha của cách mạng Trung hoa. Một vị tượng trưng người canh tân của Đạo Cao Đài, vị kia là người truyền đạo tuyệt vời.

Ở giữa là chánh điện trang nghiêm, sắp đặt một cách giản dị. Không trang trí dư thừa, có một quả địa cầu bằng giấy, một Con Mắt vẽ lên trên, kế đó, theo thứ tự đẳng cấp, sắp đặt các tượng của Đức Phật Thích Ca, Đức Chúa Jésus, các vị Thánh. Bên phải của chúng tôi là tượng Quan Công với gương mặt đỏ tươi đang đọc sách, bên trái của chúng tôi là tượng Đức Phật Quan Âm đang cầu nguyện. Cuối cùng, đối diện với chánh điện, có một tấm cẩm thạch lớn treo trên tường, khắc các tên : Moutet, Guernut, Albert Sarraut, Félicien Challaye, vv. . .

… Bên cạnh tôn giáo nói riêng, tín đồ Cao Đài còn chăm lo việc giáo dục trẻ em. Chúng tôi viếng một lớp học, điều khiển bởi một giáo viên trẻ, có độ 20 học sinh, đang đọc bài học thuộc lòng với giọng lớn và nhịp nhàng đáng khen. Tất cả đều là con em nhà đạo. Ông Hương nói với chúng tôi trong sự thỏa mãn, vừa đưa chúng tôi ra về.

Vừa rời khỏi Thánh Thất và người hướng dẫn, chúng tôi có cảm tưởng rằng những người điều khiển Đạo Cao Đài tại Nam Vang có công rất nhiều cho sự đắc thắng của nền đạo, những kết quả đạt được là bằng cớ tốt nhứt cho công trình bền vững của họ, nó còn tôn vinh những thành công trong lễ Khánh thành sắp tới.

Tờ báo L’Opinion (Công luận) ngày 24-5-1937 thuật lại Lễ Khánh Thành như sau :

" Theo chương trình dự thảo, Thánh Thất Cao Đài Nam Vang được khánh thành vào ngày thứ sáu bởi nhiều cuộc lễ, chúng tôi sẽ trở lại những cuộc lễ nầy, bởi vì trên tờ báo hôm nay chúng tôi thiếu chỗ đăng bài tường thuật chi tiết.

" Tuy nhiên đây là bài diễn văn ngắn của Ngài Thượng Chữ Thanh, Chủ trưởng Hội Thánh Ngoại Giáo của Đạo Cao Đài trong ngày lễ đầu tiên :
" Tôi hoàn toàn tri ân quí vị đến dự đông đảo lễ Khánh Thánh Thánh Thất đầu tiên của Đạo Cao Đài tại Cao Miên, mà cũng là ngày lễ kỷ niệm hằng năm của vị Chưởng Đạo thiêng liêng của chúng tôi : Victor Hugo.

" Nhơn danh Hội Thánh Đạo Cao Đài, tôi xin gởi đến quí Bà quí Ông lời cảm tạ nồng nhiệt nhứt của chúng tôi đối với tấm lòng chiếu cố tốt đẹp của quí vị.

" Có lẽ quí vị đã biết sự phát sinh của Đạo Cao Đài hay Phật giáo canh tân bởi những đường lối công khai khác của chúng tôi. Quí vị đã thấy cái nguồn gốc của nó được phát sinh từ sự liên hiệp của triết lý Đông phương và triết lý Tây phương. Đó là sự tổng hợp tất cả đức tin của thế giới.

" Chúng ta hiểu thế nào về triết lý Đông phương ?
" Phải chăng triết lý ấy đến từ những tư  tưởng triết lý cao siêu của tất cả các tôn giáo Á châu mà phần lớn  ở nước Trung hoa, trừ ra Phật giáo thì nguồn gốc ở Ấn độ, nhưng Phật giáo đã có hàng ngàn năm nhập tịch vào Trung hoa và VN.

" Triết lý làm nền tảng đạo đức Á châu  đã cho các nước phương Đông một nền văn minh nhiều ngàn năm mà nước Trung hoa được xem là then chốt. Nước Việt Nam hưởng lợi của nền văn minh nầy một cách rộng rãi.

" Nhờ dụng cụ thông công của Thần linh hoc, chúng tôi nhận ra rằng một sự cải cách tình trạng đạo đức của toàn nhơn loại là cần thiết cho sự tiến hóa tâm linh của nhơn loại.

" Tinh thần của nhơn loại đã đến một thời kỳ, nơi đó những giáo điều và giáo lý xưa không thể thỏa mãn sự bành trướng tự do hơn và siêu việt hơn. Một kỷ nguyên mới dành cho nhơn loại; kỷ nguyên mới nầy cho nhơn loại một chân trời rộng rãi hơn về tự do tín ngưỡng.  Một đức tin mới phải được ban cho nhơn loại. Đức tin nầy phải bao hàm tất cả đức tin hiện hữu, tất cả được bảo tồn trong cái thanh khiết triết học, nơi đó danh từ Cao Đài (Đền thờ cao hay Đức tin lớn của thế giới) được sáng tạo bởi Đấng thiêng liêng.

Đạo Cao Đài hay Phật giáo canh tân thực hành sự khoan dung rộng rãi đối với tất cả các tín ngưỡng. Nó tôn kính tất cả tín ngưỡng của con người cũng như  tôn kính cái Tâm của vũ trụ, sự biểu thị của Thượng Đế. Biểu tượng con Mắt trên bàn thờ của chúng ta là hình ảnh của cái Tâm cá nhân và cái Tâm vũ trụ. Sự thờ phượng của chúng tôi là thờ Thượng Đế và nhơn loại. Sự biểu hiện bên ngoài của tôn giáo mới của chúng tôi cốt gom tất cả tư  tưởng về số 1 ban đầu: cái Tâm của chính mình và cái Tâm của Thượng Đế.

" Một tiếng nói trong nội tâm cho chúng tôi biết rằng : nhơn loại là một : một ở quốc gia, một ở tư  tưởng, một ở tôn giáo. Ý nghĩ thống nhứt hoàn toàn nhơn loại trong một quan niệm mới của lòng Bác ái và Công bình, có thể sẽ cho thế giới một nền hòa bình lâu dài để thực hành điều thiện.

" Đạo Cao Đài hay Phật giáo canh tân có khuynh hướng kết tình huynh đệ với tất cả chủng tộc và thống nhứt các tâm hồn bằng cách thuyết giảng cho mọi người nghe về hòa bình và hòa hợp. Đó là những hàng chữ lớn trong Hiến pháp thiêng liêng (Pháp Chánh Truyền) của chúng tôi, đã được thi hành bởi các Chức sắc của Đạo.

" Kính thưa quí Bà quí Ông, quí huynh tỷ thân mến,
"Tôi xin chấm dứt bằng lòng tin và cầu chúc ơn huệ thiêng liêng ban cho quí vị và toàn cả nhơn loại."
Tờ báo La Presse indochinoise ngày 25-5-1937, với một phóng sự khá dài trình bày chi tiết những giai đoạn quan trọng của cuộc lễ, chúng tôi chỉ trích ra vài nhận thức mới:

" Lễ Khánh thành Thánh Thất Cao Đài Nam Vang, đã cử hành từ ba ngày qua, đạt được thành công rực rỡ trong dân chúng của thủ đô Cao Miên và là dấu ấn của tính chất vĩ đại và long trọng.

" Hàng ngàn khán giả, hàng ngàn tín đồ, đến từ Nam Kỳ và các vùng hẻo lánh của Cao Miên, tràn ngập hoàn toàn ngôi đền thờ và phạm vi của nó trở nên quá hẹp để chứa đám đông không ngừng lớn thêm.

" Vì thiếu chỗ nên người đứng dày đặc dài theo lề đường và trên mặt đại lộ Đỗ Hữu Vị, cũng chứa đầy người bán hàng rong có dịp hốt bạc. Trong lúc đó, không có một biến cố đáng tiếc nào xảy ra trong suốt ba ngày lễ, ban trật tự được đảm bảo bởi các tín đồ Cao Đài làm cho dễ dàng ban trật tự của nhà nước. Với nụ cười trên môi và khá dễ mến, họ hướng dẫn các quan khách và những người hiếu kỳ.
   Home                     1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ]  [ 6 ]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét