Thiên Đạo - 1 /3 (Nguyễn Trung Hậu & Phan Trường Mạnh)

N°. 308-C V. Ngày 15, tháng 10, năm 1954.
Ông Phan Trường Mạnh
Giám Đốc Cao Đài Giáo Lý Viện SaiGon.

Thưa Anh PHAN,
Tôi có tiếp đặng thơ của Anh đề ngày ... tháng Octobre 1954.
Nếu Anh bằng lòng bớt về THIÊN NHÃN và lấy hình ĐỨC DI LẠC tại TÒA THÁNH,
thì quyển sách của Anh và Anh BẢO PHÁP sẽ xuất bản rất hoàn toàn, vì phần sau của Anh BẢO PHÁP viết thì đúng với Chơn Truyền.

Hiện thời đang buổi cần hướng nhơn tâm giữ vững tinh thần đạo đức đặng tô điểm Quốc Thể cho vẻ vang thì quyển sách Đạo ấy xuất bản rất hợp thời, vì Quốc Thể đặng vẻ vang thì Quốc Hồn tức nhiên phải đặng trụ vững. Có thế mới đoàn kết nhơn tâm mà lập Quốc trên nền tảng Nghĩa Nhân mà phụng sự cho nhân loại đặng.
Trưởng ban kiểm duyệt và Cố vấn Hành Chánh Đạo
TÒA THÁNH
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Cao Tiếp Đạo
 
 

Quyển Thiên Đạo tái bản chỉ sửa đổi cách trình bày ngoài bìa, trong vẫn y như cũ.

*  *  *

ĐỀ - TỪ

Nguyễn Trung Hậu và Phan Trường Mạnh, tác giả quyển kinh THIÊN ĐẠO của TAM KỲ PHỔ ĐỘ, chính là hai văn sĩ khét tiếng trong làng Đạo Đức Cao Đài, hà tất phải nhiều lời giới thiệu.

Còn quyển kinh THIÊN ĐẠO, ta thử khảo xét thì rõ ra là một nền giáo lý Triết học của CAO ĐÀI ĐẠI ĐẠO hoàn toàn, đầy đủ, mùi hương Đạo vị và chơn lý của Võ Trụ.

Thật là một quyển sáùch quí báu nhứt về tinh thần Đạo Đức trên đất nước Việt Nam mà ta chưa được từng xem thấy bao giờ.

Sự đặc sắc nhứt trong quyển kinh nầy là Tác giả giải pháp rành mạch TÂN LUẬT của Đạo CAO ĐÀI mà TÂN LUẬT nầy tương đồng gồm đủ thiên điều luật pháp với các Đạo trêân thế gian nầy.

Vậy tôi xin mạng phép kết luật kinh nầy theo đại ý nghĩa dưới đây:
1 . Muốn thức tỉnh lòng người trong cơn trụy lạc mê muội, nếu trừ phi sự phổ độ Đại Đạo thì không còn phương pháp nào nữa.
2 . Cảnh sát tâm là phàm, tâm sát cảnh là Tiên, Thế giới đã tự loạn thì lòng ta phải tự trị.
3 . Nhơn loại, mỗi người hết dục vọng thì Thế giới mới hòa bình, Càn khôn mới an tịnh.
THI:
Đem đuốc quang minh đểå dẫn đường.
Quyển kinh THIÊN ĐẠO đã phô trương.
Kính khen Tác giả tâm vì Đạo.
Thuyết pháp CAO ĐÀI dựng cột rường.
Kính từ NGUYỄN HỮU ĐẮC

*  *  *
TỰA

Từ xưa đến nay không biết chữ, không học mà thông Đạo và đắc đạo thì chỉ có Đức HUỆ NĂNG LỤC TỔ mà thôi, kỳ dư hầu hết các nhà tu hành ít nhất phải biết chữ, nhiên hậu mới đọc kinh đọc sám hiểu nghĩa mà hành đúng theo chơn truyền của chư Tổ để lại. Vậy học thức là lợi khí tối cần cho người tu hành.
Về thế tục, muốn công danh được hiển đạt, hàng sĩ phu phải bác lãm quần thơ, phải trải qua cảnh rừng nhu bát ngát. Về Đạo học công trình lại còn khó khăn hơn nữa. Nguyên nhơn sự khó khăn ấy là: Phạm vi của Đạo học thuộc về phần siêu hình trừu tượng mà các Đạo thơ nhiều khi lại có những suy luận bất đồng nếu không nói là tương phản nhau. Đạo học đã là một khoa học trừu tượng thì khi nhà tầm đạo gặp phải hai ý kiêán bất đồng thì thật không biết căn cứ vào đâu mà biện phân chơn giả? Như vậy, càng đọc Đạo thơ nhiều thì đọc giả càng hoang mang, nếu đọc giả khôâng biết tựï chủ và để cho "sách chuyển". Vậy, người tầm Đạo phải biết chọn sách mà đọc. Đọc một quyển Đạo thơ mà lĩnh hội đuợc ý nghĩa tổng quát của một nêàn Đạo thì hay hơn là đọc nhiều quyển.

Quyển THIÊN ĐẠO là một trong các loại sách nên đọc ấy. Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ra đời nay đã gần ba mươi năm, kinh sách được ban hành không biết bao nhiêu mà kể. Ngoài những quyển kinh đọc mà các Đấng thiêng liêng giáng cơ tả ra có một giá trị đặc biệt, lại có những quyển Đạo thơ do các nhà tu hành dày kinh nghiệm trước tác cốt giúp tài liệu cho người tầm Đạo. Loại Đạo thơ thứ nhì nầây cũng rất cần ích cho người. Nó là những lời nói, lời khuyên của các bậc tiền bối cố gắng làm cho con đường người sau sắp được dễ dàng đẹp đẽ.

Quyển THIÊN ĐẠO nầy, ngoài những từ ngữ đặc biệt của Đạo học, đã được viết với một lối văn bình dị có một sức hấp dẫn lạ thường, khiến cho đọc giả lúc nào cũng vui mà theo chân tác giả, để trải qua những tầng chí tịnh chí thanh của cảnh hư linh, rồi đi sâu vào những vấn đề có thể làm trở ngại bước tiến của người tầm Đạo, nếu cái vấn đề nầy không được trình bày một cách khúc chiết rành mạch.

Đọc quyển THIÊN ĐẠO xong, đọc giả sẽ có một ý niệm tổng quát về phần triết lý và sự tổ chức của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ hay là CAO ĐÀI GIÁO và sẽ nhận thấy rằng tân tôn giáo nói trên căn cứ vào một Đức Tin suy lý (La Foi raisonnée.)
Những vấn đề căn bản đều được trình bày rõ rệt mà bất cứ ai cũng nhậän thức được.

Trong thời kỳ hỗn loạn nầy, nhân tâm điên đảo đương tầm lối ra, Quyển THIÊN ĐẠO ra đời rất là hợp thời vậy và công sưu tầm củûa tác giả thật là không nhỏ vềà phương "hướng dân quy thiện" và xương minh triết lý của "Tam giáo qui nguyên".
Saigon, ngày 1 tháng giêng, năm 1955
TRẦN VĂN QUẾ tự HUỆ LƯƠNG
Đốc học trường Sư phạm.
Cựu Tổng Trưởng Cải Cách của Quốc gia Việt Nam
Kính tặng

*  *  *

LỜI SOẠN-GIẢ
Đạo có Thiên đạo và Nhơn đạo.
Nhơn đạo thì dễ thông dễ hiểu.
Thiên đạo lại thâm diệu ẩn vi, khó đem lý trí mà thấu đáo.

Cần phải sống trong đời tu niệm thanh cao; cần phải tham khảo nhiều kinh điển, rồi đem học lực và kinh nghiệm mà suy cầu, từ cái đã biết tìm ra cái chưa biết.

Tuy nhiên, sở đắc của mình vốn chưa đủ; cần phải có đạo căn và nhờ các đấng Thiêng liêng chỉ giáo thêm mới được.

Gia công sưu tầm học hỏi là để mở mang trí thức, tức là thế trí mà Đại Đạo "Tam Kỳ Phổ Độ" gọi Nhơn hồn. Song trí huệ tức là xuất thế trí hay bát nhã, Đại Đạo gọi Anh hồn, chưa vì đó mà phát triển.

Nói một cách giản dị hơn: nhờ học hỏi sưu tầm chúng ta được mở mang trí thức mà làu thông đạo lý, biết biệt phân phán đoán, biết nói đạo lưu loát rạch ròi. Nhưng chỗ cao thâm vi diệu của Thiên đạo mà trí thức không thể tìm hiểu, nó vẫn mù mờ trong sở thức chúng ta. Là vì chúng ta không có sức thiêng liêng trợ giúp đặng mở mang trí huệ là cái đặc khiếu nhờ đó mà rõ thông Thiên đạo.

Vậy là chưa "nhập diệu".
Chưa "nhập diệu" chúng ta còn nhiều chỗ sai lầm.

Nhiều khi chúng ta dùng trí thức để khám phá lẽ mầu nhiệm của Tạo Hóa; chúng ta phân tách mỗi vấn đề ra từng chi tiết mà quan sát, rồi tổng hợp lại mà suy cầu theo phương pháp khách quan. Kết luật, chúng ta tự cho rằng đã tìm ra chơn lý, nhưng than ôi! chỉ là hình bóng của chơn lý đó thôi.

Kinh điểån là sáng tác của các đấng tiền giác vốn chỉ giải đạo lý cao siêu, nhưng vốn có giới hạn, lại là vật không linh động, không linh hồn. Một vật không linh hồn chẳng thế nào cảm thông với một linh hồn mà khai huệ cho.
Phải một linh hồn cảm thông với một linh hồn mới làm việc ấy được.

Vậy, chúng ta cần phải có sự trợ giúp của một đấng Thiêng liêng.
Đấng Thiêng Liêng ấy tức là Chơn sư củûa chúng ta vậy.
Chơn sư ấy là ai?
Khi mặt Trời lố mọc, phương Đông rọi ánh bình minh. Người ta không cần đèn đuốc cũng nhận thấy Thái dương.

Lần lần ánh dương quang rọi sáng từ thành thị đến thôn quê đến hang cùng nẻo tận.

Khi một Giáo chủ lâm phàm, ánh sáng của Ngài soi khắp thế gian. Đầu tiên những bực đạo căn nhận biết, rồi đến hàng trí thức, đến hạng thường nhơn.

Không một ai không trông thấy ánh mặt Trời, cũng không một ai không khuất phục trước ánh sáng của Chơn lý, của đấng Giáo chủ là đấng lâm phàm cứu thế trong hạ ngươn mạt kiếáp nầy.

Đấng Giáo chủ ấy là Thần Chơn Lý (Esprit de Vérité) theo lời tiên tri của đấng Christ, là một đại Bồ Tát (Di Lạc Vương Bồ tát (Maitreya) theo lời tiên tri của phật Thích Ca, là Thần Bảo tồn (Vishnou) của đạo Bà la môn Brahmanisme)

Danh từ xưng tụng vì khác tôn giáo màø khác nhau nhưng tựu trung vẫn ám chỉ Chơn linh của Thượng Đế lâm phàm giáo đạo. (1)

Ngài đến trong buổi "Tam Kỳ Phổ Độ" nầy với Thánh danh Cao Đài.
Ngài tự xưng là Thầy và gọi chúng ta các con.
Chơn sư chúng ta là đức Cao Đài đó vậy.
*  *  *
Soạn quyển "Thiên Đạo" chúng tôi nhờ học hỏi ở Chơn sư cùng các đấng Thiêng Liêng khác, một phần cũng nhờ tham khảo những kinh điển xưa mà được các đấng lựa cho.
Quyển "Thiên Đạo" chia làm hai phần: phần giáo điều và phần giáo lý.
Trong phần nhứt, Thiên Đạo được thuyết minh một cách giản dị, có hệ thống, có mạch lạc, đọc qua là hiểu rạch ròi.
Văn từ dùng ròng những tiếng đã thông dụng của các tôn giáo, không tạo ra tiếng mới cho khó nhớ. Nhiều khi lại có chua tiếng Phạn và tiếng Pháp, cốt để cho anh em có Tây học hiểu mau.
Có biết giáo điều phổ thông rồi mới dễ lãnh hội những giáo lý giải trong phần nhì.
Quyển "Thiên Đạo" không những cần yếu cho chư đạo hữu, lại còn giúp ích cho người ngoài đạo mà muốn sưu tầm đạo lý.
Nguyễn Trung Hậu
Phan Trường Mạnh

(1) Theo đạo Bà la Môn (Brahmanisme), ngôi Ba (Vishnou) đã hóa thân 9 kiếp rồi (9 avatars), đến kiếp thứ 10 và là kiếp chót (Kalki avatar), Ngài lại hóa thân trong thời kỳ mạt pháp nầy (Kaliyuga), mình cỡi bạch mã để khởi nguyên một thời đại hòa bình, hạnh phúc.

PHẦN GIÁO ĐIỀU
(Partie dogmatique)

CHƯƠNG THỨ NHỨT

VÕ TRỤ QUAN

SỰ SỐNG TRONG CÕI HƯ LINH

Ông Châu Hi định nghĩa võ trụ:
"Tứ phương thượng hạ viết Võ, cổ vãng kim lai viết Trụ". Bốn phương trên dưới gọi Võ, xưa qua nay gọi Trụ.
Giải rộng ra: Không gian vô biên vô tận là Võ; thời gian vô thỉ vô chung là Trụ.
Vậy, "Võ Trụ", hiểu rộng ra, gồm tất cả cái gì ở trong không gian và thời gian.
Tổng quát về Võ trụ quan, chúng tôi tự thấy quan niệm có khác với quan niệm của các nhà triết học Đông Tây, vì chúng tôi là nhà tôn giáo, căn cứ ở đức tin và sở học riêng; học thuyết của chúng tôi không thể hài lòng các nhà duy vật. Đành vậy, vì ai cũng có quyền tin tưởng và quan niệm theo sở kiến mình.

Đành rằng Võ trụ không thể tự chỗ hư không (1) mà trở ra có, là vì trong cái Không, làm gì rút được ra cái Có?

Phải có cái gì tự nó có trước đã. Rồi cái bổn hữu ấy mới sản xuất muôn vàn cái khác.
Cái bổn hữu ấy, chúng tôi, noi dấu người xưa, gọi là: Vô Cực.
(1) Hư không đây không phải là trống không, hoang vu, ảo tưởng. Đó là cõi Siêu Hình mà phàm trí, phàm giác chưa thấu đáo. Cái Không, Không đó Không mà Có.
Cái Có, Có là Có lại Không.
(Cao Đài Tiên Bút)
VÔ CỰC

Nguyên hồi Vô thỉ, nghĩa là khi chưa tạo Thiên lập Địa, cõi Thái hư (Không gian) mờ mờ mịt mịt, chỉ có một Nguyên lý cùng tột, thiên nhiên tự hữu, vô thỉ vô chung, chí linh chí diệu, cổ nhơn mượn phàm ngữ gọi là khí Hư Vô hay Vô Cực (Parabralm - L'Absolu - le Non Manifesté).
Theo Phật giáo, Nguyên lý ấy là Phật tánh, cái chơn thể thật tánh bất di bất dịch của Nguyên lý gọi là Chơn như.

Khổng giáo gọi Nguyên lý ấy là Thiên ly,ù ở nơi Trời là Mạng, nơi người là Tánh, nơi vật là Lý. Thiên lý lưu hành trong khoảng trời đất, lại phát hiện ra ở việc làm hằng ngày của con người.

Lão giáo gọi Nguyên lý ấy là Đạo. Bổn tánh của Đạo là hư không lặng lẽ, xem chẳng thấy, lóng chẳng nghe, rờ chẳng đụng, không thể dùng lời nói mà diễn được, hoặc đem sự vật mà so sánh. Đạo hóa sanh trời đất, lưu hành trong võ trụ, tàng ẩn trong muôn vật, cho nên vật nào cũng có phần linh diệu bên trong để điều hòa trưởng dưỡng cho nó. Đạo là tinh thần của trời đất vạn vật, mà trời đất vạn vật là linh thể của Đạo. Cái Nguyên lý ấy đã vào trong lòng người thì gọi là Đức. Cho nên Thánh nhơn thường dùng hai tiếng Đạo Đức để chỉ cách cư xử ở đời thế nào cho trên hiệp với lẽ Trời, dưới hiệp cùng luân lý.

Trong khí Vô Cực, (Parabalm) lại có một khối Ngươn Thần (Paramatman), tức là Chơn linh của Tạo Hóa vậy.

BA NGÔI

Trước nhứt, đấng Tạo Hóa phóng Chơn linh lập Ngôi Một của Ngài là Thái Cực (Premier Logos).
Thái cực vốn là cơ động tịnh. Thái Cực động sanh Chơn Dương làm Hỏa. Hỏa là Thần (Esprit), tức là cái động thể Ngươn Thần của Tạo Hóa (Brahma Vira) mà Đạo thơ gọi Mộc Công vì Mộc năng sanh Hỏa.

Thái Cực lại tịnh mà sanh Chơn Âm làm Thủy. Thủy là Tinh (Matière), tức là cái tinh thể Ngươn Thần của Tạo Hóa (Brahma Vâch), mà Đạo thơ gọi Kim Mẫu vì Kim năng sanh Thủy.

Tạo Hóa vận chuyển ngôi Thái Cực cứ một động một tịnh mà sanh ra hai Nguyên lý Thái Dương - (Pratyag atman) và Thái Âm - (Mula prakriti), lập thành Ngôi Hai là Lưỡng Nghi (Deuxième Logos).

Đạo thơ nói Mộc Công và Kim Mẫu sanh ra Anh Nhi và Trạch Nữ, rồi nhường ngôi cho hai người mà đi tu.

Đó là nói bóng. Sự thiệt thì Chơn Dương và Chơn Âm (Mộc Công và Kim Mẫu) sanh ra nhị nguyên lý Thái Dương và Thái Âm (Anh Nhi và Trạch Nữ).

"Nhường ngôi mà đi tu" nghĩa là sau khi thành lập Ngôi Hai (Lưỡng Nghi), Ngôi Một (Thái Cực) trở về địa vị vô vi.

Tạo Hóa lại dùng phép Âm Dương giao cảm. Biến thành hai Khí Thiếu Dương (Fohat) và Thiếu Âm (Koilon) mà lập Ngôi Ba là Tứ Tượng (1) (Troisième Logos).

Đó là một Thể ba Ngôi (2) (Trinité). (1) Trong Bát Quái, thì Thiếu Dương thuộc quẻ Khảm, Thiếu Âm thuộc quẻ Ly. Biểu hiệu Thiếu Dương là một gạch liền giữa hai gạch đứt - . Tuy thấy phần Âm lấn phần Dương nhưng nó là biểu hiệu cho Dương, vì trong luật điều hòa cai quản Võ trụ Kiền Khôn, bao giờ cái phần thiểâu số cũng cầm quyền thống trị tất cả các hiện tượng. Ai rõ thông y học, xét về thai dưng của đờn bà do chỗ Âm Dương yếu mạnh mà sanh hoặc trai hoặc gái, thì thấy rõ cái phần thiểu số bao giờ cũng mạnh hơn phần đại số và luật điềàu hòa của Tạo Hóa trái hẳn với công lệ "mạnh được yếu thua" của cuộc cạnh tranh

(2) Tôn giáo nào cũng có cái biểu hiệu một Thể Ba Ngôi. Đại Đạo có: Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng. Đạo Phật có: Tam Bửu, Từ Tôn: Di Đà, Quan Âm, Thế Chí. Thiên Chúa giáo có ba Ngôi: đức Chúa Cha (Père), đức Chúa Con (Fils), đức Chúa Thánh Thần (Saint Esprit). Đạo Bà la môn thì có: Thần Sáng Tạo (Brahma), Thần phá hoại (Shiva), Thần Bảo Tồn (Vishnou).
CUỘC SÁNG TẠO

Đấng Tạo Hóa, ngự trong Ngôi Tứ Tượng, dùng quyền Chí Tôn lập phép Vô Vi Bát Quái mà tác thành Võ Trụ (Cosmos).
Trước hết, Ngài lập ba cõi Thanh Thiên:
1 . Thái Thanh Thiên (Adi), Phật giáo gọi Đại Bát Niết Bàn (Mahaparanirvana).
2 . Thượng Thanh Thiên (Anupadaka), Phật giáo gọi Bát Niết Bàn (Paranirvana).
3 . Ngọc Thanh Thiên (Atma), Phật Giáo gọi Niết Bàn (Nirvana), tức là Bạch Ngọc Kinh (1).
Lập xong ba cõi Thanh Thiên, đấng Tạo Hóa lập thêm ba Cảnh giới là: Thượng giới, Trung giới, Hạ giới.

Thượng giới gồm ba cõi Tiên là:
1 . Cõi Thiên Tiên, cũng gọi là cõi Bồ đề (Monde Spirituel ou Monde Bouddhique).
2 . Cõi Địa Tiên (Monde Mental supérieur - Manas supérieur).
3 . Cõi Nhơn Tiên (Monde Mental - Manas).
Mỗi cõi chia làm ba từng, cộng chung là chín từng, gọi là Cửu Trùng Thiên. (2) Trung giới gồm có cõi Thánh (Monde Mental inférieur) và cõi Thần (Monde Astral).

Mỗi cõi cũng chia ra nhiều từng, đây chỉ nói đại lược thôi.
Hạ giới là cõi Phàm trần, có tinh tú và thất thập nhị địa cầu, đều có nhơn loại cùng các thứ sanh vật, mà địa cầu chúng ta ở đây lại đứng vào hạng 68.

Từng cao nhứt cõi Phàm trần chứa đầy một chất tinh khí nhẹ nhàng hơn không khí, người có thần nhãn thấy màu nó vàng vàng. Người Pháp gọi tinh khí là éther, người Trung Hoa dịch âm là dĩ thái.

Tóm lại, trong võ trụ, kể từ trên đổ xuống gồm có: Thái Thanh Thiên, Thượng Thanh Thiên, Ngọc Thanh Thiên, Tiên Giới, Thánh Giới, Thần Giới và Phàm Giới. Tam Thanh Thiên và Cửu Trùng Thiên gọi chung là: "Thập nhị Thiên".

Trong khi sáng tạo, đấng Tạo Hóa dùng Chơn linh biến ra mười hai đấng gọi "Thập nhị Thời Thần" (Jayas), mỗi vị lo phận sự trong một phần mười hai của thời gian sáng tạo chia làm: tý, sửu, dần, mão, thìn, vân vân.

Cho nên đức Chí Tôn có nói:
"Thập nhị Khai Thiên là Thầy, nắm trọn Thập nhị Thời Thần trong tay". Chư Tiên Phật là các đấng thọ thiên chức Khai hóa "Cửu Trùng Thiên", nên đứng vào hàng "Cửu Thiên Khai Hóa".

(1) Đó là Nhứt Khí hóa Tam Thanh.
(2) Cửu Trùng Thiên sẽ giải trong Phần giáo lý.
CHƯƠNG THỨ HAI

HỒN THỂ CON NGƯỜI

Theo kinh "Đại Thừa Chơn Giáo" thì con người có 3 hồn và 7 thể. Ở trình độ tiến hóa hiện tại, ngoại trừ những bậc Đại căn, Đại giác hoặc đã giải thoát thì "Tam thanh Hồn" của Chơn Như toàn giác vẫn chưa phát khai, đương còn an nhiên vô tri, vị giác. Đại đa số nhân loại tiềm tàng Tam Năng đó (Tri Giác Lực) chờ ngày phát triển.
Vậy nên trong cuốn "Thiên đạo lược khảo" nầy, tác giả chỉ nói tới "Tam bồ Đề", tức là Chơn Ngã và 4 thể (vật, khí, thần, thánh) tức là Giả Ngã hay Bản Ngã.

*  *  *
Con người có Hồn và Thể.
Hồn là điểm thiêng liêng linh diệu trong con người. Nó vốn bất tiêu bất diệt. Ấy là điểm linh quang do Chơn linh của Tạo hóa ban cho.

Chơn linh ấy có ba Ngôi, thì hồn cũng có ba bực:
1 . Linh Hồn (Âme divine - Atma) cũng gọi Phật hồn, Chơn hồn, Chơn ngã, Chơn tâm, Ngươn thần.
2 . Anh hồn (Âme spirituelle - Boddhi) cũng gọi Tiên hồn, Bồ đề, Bát nhã, Trí huệ.
3 . Nhơn hồn (Âme humaine - Coprs mental supérieur) cũng gọi Giác hồn, Thần thức, A lại Da thức, Thượng trí Thức, Tâm Thức, Nghiệp thức.

Nhơn hồn đồng nguyên chất với cõi Tiên. Anh hồn đồng nguyên chất với cõi Thiên Tiên, cũng gọi cõi Bồ đề (Monde spirituel ou Boddhique). Linh hồn đồng nguyên chất với cõi Ngọc Tiên Thiên, cũng gọi là cõi Niết bàn (Nirvana). Thể thì có bốn thứ là: Vật thể, Khí thể, Thần thể, Thánh thể. Vật thể (Corps physique: Rupa) là xác thịt, thể thứ nhứt của con người. Nó do bốn nguyên tố lớn hiệp thành (Tứ đại giả hiệp). Bốn cái nguyên tố ấy là: đất, nước, lửa, gió (1)
Vật thể bị bao bọc bởi một lớp tinh khí (éther), gọi là Khí thể (Double éthérique: linga-sharira), cũng gọi là cái Phách, kêu nôm là cái Vía, thuật âm phù gọi Tướng tinh.

Khí thể dùng rút sanh lực vào Vật thể đặng giữ cho Vật thể được sanh tồn. Nhờ có Khí thể chở che bao học, Vật thể mới không tan rã.

Khí thể dính với Vật thể bởi một sợi từ khí (lien magnétique). Khi nào Khí thể bứt sợi dây ấy mà lìa khỏi Vật thể, thì con người phải chết. Lúc bấy giờ, Vật thể mất sự che chở của Khí thể, nên lần lần tiêu rã.

Nhà âm phù thuật sĩ dùng phép thôi miên có thể làm cho Khí thể của người sống xuất khỏi Vật thể trong một lúc (nhưng không cho dang ra xa, sợ đứt sợi từ khí mà nguy cho tánh mạng).

Hình nó xuất ra mờ mờ như đám sương mù, người có thần (voyant), trông thấy được.
Lúc bấy giờ, xác phàm hết cử động, hết biết cảm giác, trơ trơ như một tử thi.
Người hít thuốc mê không còn biết đau đớn là vì thuốc mê đã làm cho một Khí thể ra khỏi xác thịt.
Thể thứ ba là Thần thể hay Chơn thần (Corpsastal: Kama). Dính với Khí thể bởi một sợi từ khí, Chơn thần làm trung gian cho Vật thể và Hồn.

Chơn thần là tạng chứa dục vọng và tình cảm tức là nguồn gốc sự cảm giác. Hể nó vọng động, thì mắt tham sắc, tai tham thanh, mũi tham hương, lưỡi tham vị và thân tham xúc. Nó là vai chủ động của lục căn.

Tâm lý học gọi là ý thức.
Người ta có thể luyện phép xuất Thần ra khỏi xác mà vân du trên cõi Thần (Trung giới) là cõi thích hạp với Chơn thần vì đồng một nguyên chất.

Chơn thần của các vị tu đắc đạo vốn huyền diệu vô cùng tuy còn ở xác phàm mà tự do xuất nhập, trong nháy mắt dạo khắp ba ngàn thế giới, tiếp xúc với Thần tiên.

Người đồng tử (médium) nhờ xuất được Chơn thần ra khỏi Phách mà thông công với các đấng Thiêng liêng.

Thể thứ tư là Thánh thể (Corps mental inférieur: manas inférieur). Phật giáo gọi Matna thức hay Truyền thống thức; Tâm lý học gọi Trí thức.

Nó giao thông giữa Thần và Hồn. Hễ Chơn thần phân biệt cái gì là tốt, cái gì là xấu, hoặc điều gì là thiện, hoặc điều gì là ác nó cũng tùy theo mà phân biệt như vậy, rồi truyền sang cho Nhơn hồn hay biết.

Tóm lại, con người có bốn thể là: Vật thể, Khí thể, Thần thể, Thánh thể.
Và ba hồn là: Nhơn hồn, Anh hồn và Linh hồn.
Khi con người chết, bốn thể lần lần tiêu tan, duy có hồn là bất tiêu bất diệt, đi đầu thai kiếp nầy sang kiếp khác, cho tới khi được hoàn toàn giải thoát (đắc đạo).

(1) Xương thịt thuộc đất, vì tánh nó đặc và chắc.
Huyết dịch thuộc nước, vì là chất lỏng.
Ôn độ trong châu thân thuộc lửa, vì tánh nó ấm.
Khí chất trong châu thân thuộc gió, vì tánh nó động.
Khi con người chết, bốn cái nguyên tố trong châu thân lần lần tan rã, rồi hiệp thành một vật thể khác, để rồi tan nữa rồi hiệp nữa, thoạt có, thoạt không, thoạt còn, thoạt mất, thiệt rõ ràng một giả tướng.

NHƠN HỒN SAU KHI GIẢI THỂ

Người ta chết là khi sợi từ khí cột dính Vật thể và Khí thể bị bứt đi ( (1), thế là Khí phách và Thần hồn lìa xác thịt.
Thiệt ra, cái chết chỉ là sự ly dị giữa Vật thể và Khí thể. Khí thể vốn là tạng chứa sanh lực, mà nếu nó lìa khỏi Vật thể thì Vật thể hết sanh lực, phải lần lần tan rã.

Vài ngày sau khi con người chết, Khí thể của người ấy lìa khỏi Chơn thần. Nó không cử động mà cứ vơ vẩn gần tử thi. Ban đêm, đi đến nơi thanh vắng, nhứt là nơi mồ mả, những người tánh nhát hay sợ sệt; sự sợ sệt ấy khích thích thần kinh hệ (système nerveux) làm cho họ thấy được hình dạng Khí thể vẩn vơ nơi đó. Họ cho là "gặp ma" (fantôme éthèrique).

Khí thể của người chết tiêu tan một lượt với tử thi. Tần nhơn (Người Cao miên) có tục hỏa táng (Crémation), nghĩa là thiêu tử thi, rồi chôn tro, hoặc đựng trong hủ đem thờ nơi chùa. Dùng hỏa táng, thì Khí thể tiêu liền theo xác thiêu.

Khi Hồn người chết cổi hết Vật thể và Khí thể, nó được nhẹ nhàng thong thả như trút được một gánh năïng. Lúc bấy giờ, nó lại linh hoạt hơn khi còn tù túng trong xác phàm. Nó vẫn sống như thường ở cõi vô hình; cái sống nầy mới là sống thiệt, có điều Nhơn hồn không cảm xúc theo phàm trần vì nó không còn Vật thể.

Lúc nầy Nhơn hồn linh hoạt nhờ Chơn thần là cái vỏ bao bọc nó như Khí thể bao bọc xác thịt vậy. Chơn thần vốn đồng nguyên chất với Trung giới là cõi Thần (Monde astral). Cho nên, sau khi rời bỏ xác phàm và cái phách (Vật thể và Khí thể), Hồn nhờ Chơn Thần làm chiếc xe đưa vào cõi Thần là nguyên quán, là quê hương của Chơn thần vậy.

Vẫn biêát Chơn thần là tạng chứa những hột giống thuộc về dục vọng và tình cảm. Con người, nếu lúc sanh tiền đã chú trọng vật chất, chỉ lo thỏa mãn dục vọng, tất nhiên Chơn thần bị trọng trược bởi những hột giống xấu xa ấy, nên nó lâu tan rã. Chơn thần ấy chẳng khác nào cái khám có bốn vách kiên cố để nhốt Hồn người trong một thời gian rất lâu ở Trung giới.

Vậy nên chú trọng điều nầy: ở cõi phàm, con người hành động thể nào, sự hành động ấy, dầu lành dầu dữ, dầu thấp hèn hay cao thượng, cái ấn tượng của các hành vi ấy đều in gắn vào tinh chất (matière astrale) của cõi Thần. Đến khi Hồn trở về cõi Thần, thì cái ấn tượng ấy hiện ra có thứ lớp rõ ràng; Hồn người trông thấy chẳng khác nào mục kích một phim chớp bóng (Đó là "Nghiệt cảnh đài" (Psyché astrale) của nhà Phật.)

Lúc bấy giờ, Hồn người được sung sướng mà nhận thấy hành vi nhơn thiện và cao thượng của mình khi còn ở thế, hoặc ăn năn và đau khổ mà xem lại những điều độc ác thấp hèn của mình đã tạo. Sự sung sướng và sự đau khổ ấy, tức là phần thưởng phạt thiêng liêng cho hồn người tại Trung giới, tức là miền Âm cảnh mà người ta quen gọi là Địa ngục (Enfer), tiếng Phạn là Kama Loca.

Hồn những người tu mà giữ tròn nhơn đạo và chuyên việc nhơn đức và hồn của chiến sĩ đã liều mình vì nước, khi về đến cõi Thần đều được hưởng các điều khoái lạc thiêng liêng là phần thưởng cho sự hành vi của mình khi còn ở thế. Đó là đắc Thần vị (thành Thần).

Ở cõi Thần, những Hồn đồng một trình độ tấn hóa với nhau đều liên hiệp từng đoàn thể để giúp đỡ nhau đặng tấn hóa thêm lên.

Hưởng và chịu thưởng phạt thiêng liêng ở cõi Thần trong một thời gian lâu hay mau tùy theo căn nghiệp của mình. Nhơn hồn giải thoát được Chơn thần vì chơn thần đến ngày tiêu tán. Chơn thần tiêu tán, thì bao nhiêu hột giống của nó tàng trử bấy lâu, tức là những hột giống luân hồi (atomes permanents) đều rút vào cái thể thứ tư là Thánh thể, để làm nghiệp duyên cho kiếp tái sanh.

Chỉ còn cái Thánh thể bao bọc, Nhơn hồn bỏ cõi Thần mà vào từng cao nhứt của Trung giới, tức vào cõi Thánh (Monde mental inférieur). Nhơn hồn ở cõi nầy lâu hay mau cũng tùy theo kiếp sống của mình tại thế. Như lúc sanh tiền con người đã hành động cao thượng về tinh thần trí thức, nếu con người đã có những tư tưởng thanh cao và những tình cảm cao siêu của phàøm tánh, nếu con người đã biết quên mình để phụng sự một lý tưởng cao cả, hoặc một chủ nghĩa vị tha, thì Nhơn hồn được hưởng bền lâu những khoái lạc, những hạnh phước thiêng liêng nơi cõi Thánh tốt tươi vui vẻ, và được tiếp xúc với các vì minh Thánh nơi đây. Đó là đắc Thánh vị (thành Thánh).

Nên biết rằng ở cõi Thánh, chẳng một việc gì là phát đoan (khởi đầu). Những công việc ở đây toàn là kiếp tục. Nói một cách dễ hiểu là: một hạnh phước không thể bắt đầu tạo ra ở cõi nầy. Nó phải phát đoan từ cõi Phàm, rồi đến đây mới tiếp tục mà phát triển thêm.

Cho nên con người khi còn ở thế, cần phải sống một cuộc đời nhơn thiện và thanh cao về tinh thần trí thức và lý tưởng, chớ không phải đợi lên đến cõi thiêng liêng mới lo hành thiện, thì muộn lắm rồi. Luật nhơn quả (Loi de Karma) vốn chí công: nhơn nào, quả nấy.

Khi còn ở thế, chúng ta tự tạo phẩm vị thiêng liêng của chúng ta là cái kết quảù của những hành vi thuận hay nghịch với Thiên đạo (Loi divine).

Khi còn ở thế, chúng ta vẫn có quyền tự do định đoạt cho mình. Chớ nên quá hẫng hờ tự tạo lấy xiềng xích đặng sau rồi buộc trói lấy ta.

Khi Thánh thể tiêu tan, những hột giống luân hồi tàng trữ bấy lâu trong đó rút vào Nhơn hồn (Thần thức) để làm nghiệp nhơn cho kiếp tái sanh như đã nói trước kia.

Nhơn hồn lúc bấy giờ hết bị thểå phách ràng buộc, nó được thong thả trở về bổn nguyên là Tiên cảnh (Monde mental supérieur), nơi mà Thiên Chúa giáo gọi là Thiên đàng (Paradis), tiếng Phạn là "Devakan".

Điềàu cần yếu nên biết là tất cả Nhơn hồn sau khi rời bỏ bốn thể, đều trở về cõi Tiên trong một thời gian lâu hay mau tùy theo duyên nghiệp của mình, nhưng đó chưa phải là đắc quả Tiên.

Đắc quả là những Nhơn hồn lúc ở thế biết tu hành theo chánh pháp mà được sáng suốt. Cho nên khi về cõi Tiên, thì có linh cảm hiểu biết và hưởng được những điều khoái lạc thiêng liêng và những thanh phước của Tiên cảnh (Điều nầy sẽ giải trong bài luận "Chơn Ngã".) u nhàn xinh đẹp.

Nhơn hồn của những bực chơn tu đắc Tiên vị, khi lìa cõi phàm, thì cổi luôn tất cả bốn thể một lượt; vượt khỏi cõi Thần và cõi Thánh mà lên thẳng cõi Tiên. Nhưng sau khi hưởng hết quả vị, nói một cách khác, sau khi mãn hạn (2), Nhơn hồn còn phải luân hồi lại nữa.

Đến như Nhơn hồn, khi còn ở thế không biết tu hành, thì lúc trở về Tiên cảnh, vẫn mờ mờ mịt mịt, không hiểu biết chi hết. Tại cõi thiêng liêng nầy, những Nhơn hồn ấy ở vào trạng thái vô vi vô giác (état inconscient).

Có lẽ độc giả lấy làm lạ, sao lại Trung giới, Nhơn hồn ở vào trạng thái hữu giác (état conscient), mà khi đến Thượng giới nó lại vô tri vô giác.

Điều đó cũng không khó hiểu. Lẽ thường, hai cái thái cực vốn bằng nhau, nhứt là hai cái thái cực về quang độ (degré de lumière). Nếu ánh sáng lu lờ, người ta chỉ thấy mờ mịt, như ở vào cõi u minh. Nếu ánh sáng có cái quang độ trung bình, người ta được thấy tỏ rõ, như ở vào cõi Thần, cõi Thánh.

Đến như quang độ lên đến cực điểm, thì ánh sáng chói lòa, người ta bị chóa mắt như bị "nắng quáng đèn lòa" mà không thấy chi hết, hoặc không thấy chi đặng rõ.

Ấy vậy, Nhơn hồn mê muội không tu ở vào cõi Tiên là cõi sáng lòa, thì chỉ mờ mờ mịt mịt trong trạng tháùi vô vi vô giác đó thôi.

(1) Có khi sợi từ khí khó bứt làm cho kẻ hấp hối phải nhiều đau đớn. Cho nên tôn giáo dùng kinh "độ hồn" đọc trong khi người bịnh sấp tắt hơi, là để giúp cho sợi từ khí nhờ sức rung động của những tiếng mầu nhiệm trong câu kinh mà được bứt ra dễ dàng.
Người tu hành đầy đủ đạo đức thì Khí thể của họ nhẹ nhàng trong sạch, sợi từ khí ấy lại được tinh vi, nên khi thoát xác phàm, sợi từ khí bứt ra rất dễ, nên liểu trần một cách êm ái.

(2) Nhơn hồn đắc Tiên vị hưởng quả mấy ngàn năm, hoặc mấy muôn năm, rồi phải luân hồi nữa, cho đến khi đắc Phật vị mới hoàn toàn giải thoát.
CHƯƠNG THỨ BA

KIẾP LUÂN HỒI

Điểm linh quang (Hồn) thác sanh xuống cõi Phàm mục đích là để học hỏi kinh nghiệm và tấn hóa. Chuyển sanh xuống cõi sắc giới, tất phải mượn sắc thân mà hành động. Càng hành động, càøng tạo nhơn. Tạo nhơn, Nhơn hồn tái sanh phải thọ quả theo phép công bình của luật nhơn quả (Loi de cause à effet ou de Karma).
Khi nhơn hồn đã mãn hạn ở cõi Tiên, nó phải chuyển sanh xuống phàm trần, mang theo những hột giống luân hồi của kiếp trước để làm nghiệp nhơn vàø định mạng cho kiếp tái sanh. Kiếp hiện tại, con người sẽ được giàu sang sung sướng hay bần hàn cơ cực, là do cái nghiệp nhơn của mình đã tạo trong tiền kiếp vậy.

Khi chuyển sanh, Nhơn hồn rời cõi Tiên mà xuống cõi Thánh, dùng tinh chất cõi sau nầy bao mình một lớp đặng làm cái Thánh thể mới. Đoạn xuống cõi Thần bao thêm một lớp tinh chất cõi Thần mà làm một Thần thể mới nữa (Chơn thần).

Còn Khí thể (Phách) và Vật thể (Xác thịt), thì Nhơn hồn tạo ngay trong thai bào Nhơn hồn rút tinh khí ngoài mà tạo Khí thể và nhờ tinh cha huyết mẹ mà thành vật thể. Làm những việc trên đây, Nhơn hồn phải có sự trợ giúp của các đấng vật thể. Làm những việc trên đây, Nhơn hồn phải có sự trợ giúp của các đấng Thiêng Liêng có phận sự coi sóc về việc đầu thai..

Ấy vậy, hai cái thể tinh vi hơn hết là Chơn thầàn và Thánh thể, khi sanh thì sanh trước Khí thể và Vật thể còn khi tiêu tán thì tiêu tán sau, cũng như Nhơn hồn lúc đầu thai thì đến trước, mà khi bỏ xác lại đi sau. Cho nên có câu: "Khứ hậu, lai tiên tác chủ ông" (Đi sau, đến trước mà làm ông chủ). Ông chủ đây là chủ sắc thân, tức là chủ tứ thể đó vậy.

Như vậy, mỗi lần chuyển kiếp, Nhơn hồn mỗi lần tạo ra bốn thể mới, phù hạp với trình độ tấn hóa của mình.

Hồn vốn không thuộc loạïi nam hay nữõ nhưng lúc chuyển sanh, cóù khi mang lớp đờn ông, có khi mang lớp đờn bà, là bởi mượn hình thể ấy mà học hỏi và kinh nghiệm về mỗi phái đặng phát triển hai thứ đức tính Âm Dương khác nhau. Trong kiếp làm đờn ông, những đức tánh cương quyết thuộc nam phái như can đởm dõng cảm, đều được mở mang. Những đức tánh nhu hòa thuộc nữ phái thì lại được mở mang trong những kiếp Nhơn hồn chuyển sanh làm đờn bà. Nhơn hồn phải gồm đủ hai thứ đức tánh can và nhu mới được hoàn toàn.

Không khỏi có người lấy làm lạ sao Nhơn hồn chuyển sanh kiếp nầy sang kiếp kia mà không nhớ được tiền kiếp của mình (Vì không nhớ kiếp trước, nên có người, tuy tin thuyết luân hồi, song nói rằng "Kiếp nầy tôi là Nguyễn văn Mít, kiếp sau tôi đâu còn là Nguyễn văn Mít nữa? Tôi sẽ là một kẻ khác như Trần văn Xoài chẳng hạn. Kẻ khác ấy, nếu có chịu quả báo của tôi làm đi nữa thì cũng không quan hệ gì cho tôi, vì kẻ khác ấy đâu nhớ rằng kiếp trước mình là Nguyễn văn Mít. Thế là Nguyễn văn Mít làm mà Trần văn Xoài chịu; vậy thì Nguyễn văn Mít sợ gì mà không làm ác." Nói vậy là không biết Đạo. Phàm người ta khi ngủ thì không biết, không nhớ gì hết. Biết được nhớ được là khi mình thức. Sống ở kiếp nầy đối với người không biết Đạo, cũng như là thức, vì người sống biết suy nghĩ, biết tưởng nhớ, biết hành động. Chết, theo họ, là ngủ, nên mới nói sự chết là giấc ngủ ngàn năm. Người biết Đạo lại hiểu khác. Sống, tức là chết là ngủ; chết, tức là sống là thức. Sống, là chết ở cõi vô hình đặng chuyển sanh vào kiếp hữu hình. Vì chết, cho nên người đương sanh không nhớ tiền kiếp của mình. Còn chết là bỏ cõi hữu hình để sống vào cõi vô hình. Nhờ sống lại ấy nên Nhơn hồn, ở cõi vô hình, nhớ rõ tất cả tiền kiếp của mình. Dầu mấy kiếp trước, là Nguyễn văn Mít, Trần văn Xoài hay gì gì nữa, lúc về cõi vô hình, tức là khi sống lại, Nhơn hồn nhận rõ những nhơn cách đó nó chỉ là những phàm thể biến chuyển của mình trong kiếp trước.
Sống ở cõi vô hình mới thiệt là sống, sống một thời hạn rất lâu, sống lại những buồn thảm, sung sướng, những đau đớn hối tiếc của những kiếp luân hồi, sự nhớ ấy mới thật là quan trọng bội phần hơn sự nhớ ở phàm gian, nơi đây chỉ là chổ của nhơn hồn chết tạm, ngủ tạm, để quên nhứt thời sự luân chuyển của mình.)

Nên biết rằng những việc của ta đã làm, tuy qua rồi, song cái ấn tượng của nó vẫn còn, nhờ vậy người ta mới nhớ được. Ký ức "sức nhớ" không phải ở óc mà thôi, nó còn ở tại mấy thể khác bằng những ba động tinh vi (vibrations subtiles). Sự thí nghiệm cho chúng ta biết nếu dùng phép thôi miên trục Thần của một người nào, thì người ấy, trong khi ở vào trạng thái thôi miên, nhớ lại được những việc họ đã làm trong kiếp trước. Đó là bằng chứng rằng ký ức ghi trong Chơn thần.

Mỗi lần chuyển kiếp, bốn thể đều thay đổi; bốn thể cũ đã tan, thì con người nhờ đâu mà nhớ được việc trước? (Có khi Nhơn hồn mới vừa bỏ xác thịt và phách, lại được đi dầu thai liền, cho nên còn giữ Chơn thần và Thánh thể cũ. Nhờ vậy mà khi tái sanh, nó nhớ được tiền kiếp. Cái hiện tượng nầy, báo giới Việt văn đã có lần nói đến. Các nhà Thần linh học bên Pháp cũng có tường thuật chuyện nhiều người còn nhớ được kiếp trước của họ.). Thế mà ký ức không mất, nó chỉ rút vào Nhơn hồn như những hột giống luân hồi rút vào đó vậy. Nhơn hồn nào còn thấp thỏi thì chưa có thể nhớ được những việc đã qua và những điều học hỏi và kinh nghiệm của mình trong mấy kiếp trước. Lần lần tấn hóa cao lên, thì nhớ được mang máng vậy thôi. Còn những bực thượng trí (Intelligence supérieure) và thần đồng (enfant prodige) vẫn ở vào trường hợp nầy. Có khi chúng ta bỗng nhiên hiểu được nhiều vấn đề đạo lý cao siêu, không cần lý trí và học cứu. Đó là nhờ cảm giác những điều học hỏi và kinh nghiệm trong kiếp trước. Sự cảm giác ấy gọi là trực giác (intuition).

Không nhớ được kiếp trước vốn là một việc hay. Như kiếp trước chúng ta đã làm nhiều việc đê hèn xấu xa, tội lỗi mà kiếp nầy còn nhớ, thì chúng ta phải chịu biết bao khổ nhục. Hoặc giả kiếp trước, chúng ta được cao sang thì kiếp nầy phải hối tiếc hay phát động tánh kiêu căng. Phương chi, nếu mình biết được tiền kiếp kẻ nầy là thù nghịch, người nọ là thân nhơn, thì sự giao tế lấy làm lộn xộn mà mình cũng khó chịu.

Đức Tạo Hóa không muốn cho chúng ta dễ dàng nhớ được tiền kiếp, tức là Ngài đem một tấm màn bí mật che đậy Thiên cơ.
Nhưng tấm màn ấy, Ngài để cho chúng ta phải có công tự mình lần lần vén lên.

Nhơn hồn nào tấn hóa cao siêu, hoàn toàn sáng suốt, thì cái ký ứùc tiềm tàng bấy lâu trong đó cũng phát triển hoàn toàn. Trong trường hợp nầy, con người tuy còn tại thế mà vén được tấm màn bí mật ấy, nên nhớ được tất cả những tiền kiếp của mình. Đó là "túc mạng thông", một trong lục thông (abhijna) của bực chơn tu đắc đạo.
Đại để, Nhơn hồn chuyển sanh xuống thế chỉ tạm quên tiền kiếp của mình thôi.

LUẬT NHƠN QUẢ

Tạo Hóa vốn chí công, không vì thương mà thưởng, không vì ghét mà phạt. Ngài chỉ lập ra luật "Nhơn quả" (Loi de cause à effet), cũng gọi là Luật "Báo ứng" (Loi de Karma), là cái qui tắc định rằng hể nguyên nhơn (cause) như thế nào, thì nhứt định có kết quả (effect) như thế ấy, không một mảy sai chạy. Vậy, ai tạo nhơn lành (duyên lành) sẽ được hưởng quả lành (nghiệp lành). Ai tạo nhơn dữ ắt rước lấy quả dữ.
Cái quả hay cái nghiệp vốn là kết quả cái nhơn hay cái duyên của chúng ta tạo ra trong kiếp trước hoặc kiếp nầy. Rồi cái quả ấy lại làm nhơn cho cái quả khác sẽ báo ứng về sau. Nhơn và quả cứ tiếp tục báo ứng như vậy mãi như ảnh tùy hình mà buộc trói con người trong vòng oan nghiệp.

Có hai thứ quả báo hay nghiệp báo: biệt nghiệp (Karma individual) và cộng nghiệp (Karma collectif).
I . Biệt nghiệp là quả báo riêng từng người, ai tạo nhơn là nấy thọ quả. Kinh Phật có câu:
"Phụ tác bất thiện, tử bất đai thọ; tử tác bất thiện, phụ bất đai thọ. Thiện tự hoạch phước, ác tự thọ ương" - (Cha làm điều chẳng lành, con không chịu thế được; con làm điều chẳng lành, cha không chịu thế được. Làm lành tự được phước, làm dữ tự mang họa).

Biệt nghiệp ứng quả có hai cách: định nghiệp và bất định nghiệp.
- a) Định nghiệp là quả báo có thời kỳ nhứt định. Nhơn hồn đã tấn hóa khá rồi, khi được hoàn tỉnh sau cái trạng thái hổn độn gây ra trong lúc giải thể (thoát xác), lần hồi thấy rõ tội lỗi của mình đã làm, rồi biết ăn năn đau khổ, tự quyết khi chuyển kiếp sẽ trả quả bằng cách nào, trong lúc nào, hoặc trong một thời gian nhứt định.

- b) Bất định nghiệp là quả báo không có thời kỳ nhứt định. Chư Hồn thấp thỏi, hôn mê ám muội, đã làm tội lỗi mà không biết tỉnh ngộ, cho nên quả ứng lúc nào hay lúc nấy, không biết tự mình quyết định.

II . Cộng nghiệp là quả báùo chung cho nhiều người. Như nhiều kẻ đồng phạm một việc, khi đền tội, phải chịu quả một lượt với nhau.
Lại có nhiều kẻ, tuy tạo nhơn khác nhau, song tội đồng nhứt thể, nên đêán khi trả quả, cũng chung chịu với nhau một lượt.
Lại có khi một người làm ác mà nhiều người đêàu hưởng lợi, thì cũng phải chịu chung một cọâng nghiệp.
Tất cả nạn nhơn của một tai họa lớn như động đất, bảo lụt, chìm tàu, hỏa hoạn, dịch khí, chiến tranh, vân vân ... đều là những người chịu một quả báo chung vì họ đã đồng tạo một ác nghiệp.
Mặc dầu xa lạ nhau, mặc dầu kẻ nam người bắc, Thiên cơ dong ruổi xui khiến thế nào cho họ hiệp nhau một chỗ đặng đền tội chung một lượt.

THỜI GIAN BÁO ỨNG

Bất câu một nguyên nhơn nào cũng có cái tánh cách tự nhiên là đem lại cái kết quả cấp kỳ. Nhưng thường lại có một nguyên nhơn khác xen vào phản ứng (cause contradictoire) làm cho cái kết quả ấy phải hoãn lại một thời gian.
Tỷ như chúng ta để ngón tay vào lửa (nguyên nhơn), chúng ta ắt bị phỏng liền (kết quả cấp kỳ). Nhưng nếu chúng ta dè dặt bao bọc ngón tay bằng một chất thuốc gì có công hiệu che chở, thì là chưa bị phỏng liền. Lửa cần phải đốt hết chất thuốc ấy rồi mới bắt qua ngón tay.

Lớp thuốc áo vốn là nguyên nhơn phản ứng.
Như ở các nước thuộc miền ôn đái như nước Việt Nam, phàm giống lúa hể gieo xuống (nguyên nhơn) là nứt mộng lên mau (kết quả).

Nhưng ở các xứ lạnh, lúa lại chậm lên là tại tuyết giá cản ngăn. Tuyết giá vốn là nguyên nhơn phản ứng.

Một đứa bé chơi nghịch (nguyên nhơn). Cha nó bắt nó nằm xuống mà răn phạt (kết quả). Trong lúc người đưa roi lên sắp đánh, bỗng có một người bạn đến thăm. Người cha phải hoãn sự răn phạt lại đặng tiếp khách.

Sự khách đến vốn là nguyên nhơn phảûn ứng.
Cũng vì luật "phản ứng", mà cái quả của một thiện nhơn hay một ác nhơn có khi không báo ứng ngay trong kiếp tạo nhơn. Chúng ta vẫn thấy có nhiều kẻ bạo tàn ác đức mà lại giàu sang sung sướng, nghinh ngang hống hách với đời, là bởi họ đương hưởng cái quả của thiẹân nhơn họ đã tạo trong kiếp trước. Nhưng một khi đã tận hưởng quả lành, thì ngay trong kiếp đương sanh, hoặc trong kiếp tái sanh, họ sẽ chịu khổ quả của cái ác nhơn mà họ đương tạo.

Đối với thời gian, sự ứng quả có ba cách:
- I. Nghiệp báo ứng ngay trong đời tạo nhơn gọi là Đương kiếp nhơn quả hay thuận hiện nghiệp.
- II. Nghiệp báo ứng theo cái nhơn tạo trong kiếp trước, gọi Tiền kiếp nhơn quả hay thuận sanh nghiệp.

- III. Nghiệp báo ứng ở kiếp sau, do cái nhơn hiện tại, gọi là Hậu kiếp nhơn quả hay thuận hậu nghiệp.
NHỒI QUẢ

Trong kiếp đương sanh, mỗi hành vi của chúng ta vốn làm nhơn cho quả tương lai. Những việc ác chúng ta làm là những khoen sắt kết thành xiềng xích buộc trói chúng ta vào bánh xe luân hồi vậy.
Nhưng nếu biết hồi đầu giác ngộ, lo tu hành đứng đắn và lập công bồi đức, tức là tránh gây thêm nợ; những mối nợ của chúng ta đã tạo trong kiếp trước và trong buổi đầu của kiếp đương sanh chúng ta phải dồn trả nội trong kiếp nầy cho thanh toán, thì mới được rảnh rang thoát tục. Cách trả quả nầy gọi là "nhồi quả".

"Nhồi quả" là một cách trả quả rất nặng nề nhưng cũng là một phương giải thoát. Cho nên người biết đạo luôn luôn vui chịu những hoạn nạn, tai ương dồn dập đến cho mình. Và nếu thấy người nào đạo đức chơn tu mà bị hoạn nạn cùng tai biến bất ngờ, tưởng chẳng nên lấy làm lạ, vì người ấy đương chịu "nhồi quả" đó vậy.

BỔN GIÁC

Trong một lớp học, chúng ta thấy trí thức học sanh không đều nhau, đứa giỏi, đứa dở, đứa thông minh, đứa u ám. Cùng được một thầy săn sóc, cùng học chung bài vở, sao lại có sự phân biệt ấy? Người ta trả lời một cách dễ dàng rằng tại đứa nầy sáng, đứa kia tối; thử hỏi sự sáng tối ấy do đâu mà ra?
Lại cùng sống trên quả địa cầu, tại sao dân nầy văn minh, dân tộc kia lạc hậu?

Sự sai biệt ấy chắc hẳn là do trình độ tấn hóa khác nhau. Đứa học sanh nầy u ám là vì ít tấn hóa. Nói tấn hóa là nói luân hồi chuyển kiếp. Một kiếp luân hồi, là một nấc thang tấn hóa. Dân tộc dã man là dân tộc còn mới trên đường tấn hóa, tức mới trải qua ít kiếp luân hồi. Dân tộc văn minh là dân tộc đã lâu đời trên đường tấn hóa tức đã nhiều kiếp luân hồi vậy.

Đành rằng kiếp sống là kiếp chung, nhưng trình độ tấn hóa của một kiếp riêng con người là do thời gian của điểm chơn linh (hồn), dùng để tấn hóa, kể từ khi bắt đầu thác sanh xuống thế.

Cái trình độ tấn hóa của mỗi người trong kiếp đương sanh gọi là bổn giác ( Tiếng Phạn gọi Dharma, nhà Phật dịch là Pháp).

Tấn hóa đây không phải tấn hóa thuần về trí thức, mà kể luôn về tinh thần đạo đức. Người học đạo cần phải biết trình độ tấn hóa về tinh thần đạo đức của mình đến đâu, rồi do đó mà ứng dụng phương pháp cho nhằm cách mà tấn hóa thêm lên; như vậy mới nhằm đường phải lối (Đức giáo chủ Pythagore có dạy môn đệ của Ngài như vầy: "Ngươi hãy tự biết ngươi, rồi Ngươi sẽ biết được Võ trụ và các vi Thầân linh". "Ngươi tự biết Ngươi", tức là biết cái bổn giác của ngươi vậy.). Biết được bổn giác vàø giác pháp, tức là đắc pháp vậy.

Xin đơn cử ra đây một thí dụ dễ hiểu:
Trước khi cất nhà, tôi phải đắp nền cho vững chắc. Nếu nền không vững chắc, nhà cất lên phải lún. Cũng vậy, muốn cất nhà "làm Tiên Phật", tôi phải trước đấp nền cho vững chắc tức là trúc cơ. Tôi phải tự biết chắc rằng tôi đã chế ngự được thất tình lục dục, rồi tôi mới bắt đầu hàm dưỡng tinh thần tọa thiền nhập định. Tôi phải tự biết chắc trình độ tấn hóa tinh thần đạo đức của tôi đã đến chỗ tận diệt tình dục, rồi mới dám bắt đầu vào việc công phu. Bằng chẳng vậy, sự tịnh luyện của tôi sẽ luống công vô ích. Phải biết mình đặng tuần tự tấn hóa.

Ở đây có một điều rất nguy hiểm:
Tôi thấy một việc rất cao quí, huyền diệu, rồi tôi muốn làm cho kỳ được. Nhưng phải xét coi bổn giác của tôi đã đến trình độ làm việc ấy chưa? Tôi không nên dục tốc mà uổng công nhọc sức. Yếu điểm sự tốn hao không phải trong một lúc mà lên đến cực độ, cần phải tuần tự tiến lên, không thái hóa, không bất cập.

Hãy xem phương pháp, Đức Chí Tôn ung đúc chúng ta. Với người nầy, Chí Tôn buộc việc gắt gao, với kẻ khác, Thầy lại dễ dãi. Đó là Thầy do trình độ bổn giác mỗi con mà dạy dỗ.

Một người, dầu Thiên tước lớn lao đến đâu đi nữa, song nếu bổn giác chưa cao mà bị bắt buộc làm những việc cao cả, thì thế nào làm được.

Ai tu đến hạnh nào, chúng ta cứ vui để cho người ấy tuần tự tiến lên, thế nào cho "một đức trổi hơn một phẩm cao" là được. Chúng ta chẳng nên bó buộc người khác làm những việc không thể làm được.

Một người còn mến vật chất mà bảo họ tự khắc bỏ đi để trao dồi tinh thần đạo đức, không khỏi bị họ trề môi khinh bỉ. Phải do thị hiếu của người mà dẫn lần đến chỗ cao hơn, một ngày một ít, thì mới hóa độ người được.

Biết được bổn giác của người, chúng ta mới biết khoan dung, rồi lòng tự kiêu sẽ nhờ đức khoan dung ấy mà tắt đi.

QUAN NIỆM THIỆN VÀ ÁC

Luật nhơn quả vốn căn cứ vào cái nguyên tắc "Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo."
Vậy, thế nào là thiện? là ác?
Thiệt ra, thiện với ác khó mà phân biệt, là vì chẳng có điều thiện và điều ác nào tuyệt đối cả. Thiện và ác chỉ tương đối thôi, nói cho dễ hiểu, điều nầy sở dĩ gọi thiện là nhờ đối với một điều khác mà người ta cho là ác. Điều nọ sở dĩ gọïi ác là bởi đối với một điều khác mà người ta cho là thiện. Chớ riêng biệt ra, một điều gọi thiện chưa hẳn là toàn thiện, cũng như một điều gọi ác chưa ắt là toàn ác đâu. Do đó, chúng ta có thể suy diễn ra rằng: cái gì đối với chúng ta là ác, có thể đối với người khác là thiện và trái lại.

Vài cái thí dụ cho dể hiểu:
Nhiều người bảo cần ăn thịt cá mới đủ chất bổ dưỡng thân thể. Ăn thịt cá, đối với họ, là một điều tốt, điều thiện.
Song đối với bực chơn tu, ăn cá thịt là không trọng mạng con sanh vật, tức là thiếu lòng nhơn.
Hơn nữa, tiếp dưỡng bằng thú chất là dùng chất ô trược mà bồi bổ bổn thể, làm cho nó phải nặng nề ô trược.

Vậy đối với bực chơn tu, ăn cá thịt là điều xấu, điều ác.
Lại như các giống mọi dã man còn ăn thịt người; nếu họ biết hối ngộ và để chút lòng thương đồng loại mà bỏ thói ăn ghê tợn ấy đi, rồi săn con thịt thế vào thịt người, thì ắt họ sẽ bước được một bước khá dài trên đường tấn hóa.

Vậy ăn thịt thú vật, đối với họ, là một điều thiện đó.
Thế thì làm sao định nghĩa hai chữ thiện, ác?
Theo chúng tôi thấy thì.

- a). Gọi ác là những việc làm, những lời nói và những tư tưởng nào có thể làm trở ngại sự tấn hóa của một người hay một sanh vật nào chẳng hạn, hoặc làm cho người hay vật bị thiệt hại, khổ sở, buồn rầu.

- b). Gọi thiện là những việc, những lời nói và những tư tưởng nào giúp cho sự tấn hóa của một người hay một sanh vật nào chẳng hạn, hoặc làm cho người hay vật được lợi, hoặc được sung sướng, vui mừng.

Hành thiện là hành động theo chủ nghĩa vị tha.
Hành ác là hành động theo chủ nghĩa vị kỷ.
Vị kỷ là ngã chấp, nghĩa là chấp cái bản ngã.

BẢN NGÃ

Phàm làm việc gì mà trông mong ở tư kỷ, tư lợi, như làm phước đặng mong gặp phước, làm phải để cầu khen, như vậy là tư về bản ngã, nghĩa là ngã chấp, chấp cái Ta. Cái Ta là cội rễ các việc tư, cho nên việc gì chẳng lợi cho mình mà nếu buộc phải làm, thì làm lấy có. Còn việc gì có lợi thì lại tính thiệt so hơn, cân phân từng chút, mệt nhọc không nài. Vậy cái Ta thường sanh ra những tánh vị thân vị kỷ, chứa đầy tư tưởng thiên lệch theo ngã kiến, nói tóm lại, nó là nguồn gốc của các tánh xấu xa đê tiện. Tưởng chấp có Ta thì chẳng biết có người. Ta và người mà phân biệt, thì bao nhiêu hành động thiên về vị kỷ mà mất lẽ công, có khi còn phải thất nhơn thất đức.
Diệt được cái Ta là tiết chế được tình dục, đoạn trừ tư tâm ngã kiến, rồi nhứt cử nhứt động đều quay về vị tha, quên cả mình để mưu lợi cho người. Đã quên cả mình thì còn việc gì làm lụy cho mình được?

Thử kiếm trong hình hài ta, coi có cái gì thiệt là của ta đâu?
Thân thể con người là "tứ đại giả hiệp". Khi hồn lìa khỏi xác, bốn nguyên tố cấu tạo thân thể thảy đều tan rã, rồi hiệp thành một bổn thể khác, để rồi tan nữa hiệp nữa, thoạt có thoạt không, rõ ràng là một giả tướng. Đã là giả tướng, tội gì bo bo chấp lấy cái Ta?

Cho nên, bực tu hành nếu không lo trừ bản ngã, thì chẳng thế nào bỏ vọng về chơn, bỏû mê theo giác mà thoát ra vòng luân hồi quả báo. Là vì, hễ còn ôm ấp cái Ta, là còn cố chấp ngã kiến, nên không thế nào tìm ra Chơn lý.
Chơn lý với bản ngã không bao giờ lưỡng lập.

CHƠN NGÃ

Vẫn biết Hồn có ba bực; tuy ba mà một. Ba ấy là:
Linh hồn (Âme divine), Anh hồn (Âme spirituelle) và Nhơn hồn (Âme humaine). Tiếng Phạn gọi cái Một ấy là Jivatma, còn ba bực ấy là: Atma- bouddhis- manas.

Linh hồn mới thiệt là cái ta, tức là Chơn ngã vậy. Nhơn hồn chuyển sanh từ kiếp nầy sang kiếp khác. Vì vô minh vọng chấp cái thân tứ đại làm bản ngã, cho nên ích kỷ mà sanh dục vọng, rồi tạo nhơn mà phải trả quả.

Nếu con người biết tu, dùng qui giới mà lọc cho Nhơn hồn trong sạch, dùng thiền định mà làm nó yên tịnh, như nước biển yên lặng không sóng dợn, thì Nhơn hồn sẽ đắc giác mà chứng quả Nhơn tiên, hoặc cao hơn một bực là Địa tiên.

Nhơn Tiên và Địa Tiên là bực sáng suốt, dứt sạch vô minh mê muội, biết rõ quá khứ vị lai, phân biệt được vọng với chơn nên không còn duyên theo ngoại cảnh. Tuy nhiên phần thô tưởng ( Thô tưởng là những tư tưởng thô siển về hữu tình (Pensées concrètes)) đã dứt, nhưng phần tế tưởng (Tế tưởng là những tư tưởng tế vi, vô tình (Pensées abstraites)). chưa đoạn tuyệt. Vì vậy mà sau khi hưởng tận Tiên vị trong một thời gian mấy ngàn, mấy muôn năm ở cõi Tiên rồi, còn phải chuyển kiếp đặng tấn hóa thêm lên và diệt trừ cho tuyệt tế tưởng.

Người có Tiên căn giáng thế là bực đại thông minh, học ít hiểu nhiều, có khi trực giác mà hiểu biết. Người ấy bao giờ cũng hành động phi phàm cao thượng, độ thế cứu đời bằng cách dìu dẫn chúng sanh trên đường đạo đức. Vừa lập công bồi đức, vừa tu luyện cho Trí huệ của mình phát triển hoàn toàn mà chứng quả Bồ đề (Bodhi), Phật giáo gọi Bồ Tát, Đạo giáo gọi Thiên Tiên, hưởng quả tại cõi Bồ đề hay cõi Thiên Tiên (Monde boudhique ou spirituel).

Bồ Tát hay Thiên Tiên là bực hoàn toàn tự giác, biết rõ quá khứ vị lai, hiểu thấu cơ mầu nhiệm của Trời Đất, không còn gì học hỏi nữa. Song tự giác chỉ là giác ngộ cho mình thôi, nên vẫn còn tự kỷ mà chấp trước vẫn còn. Muốn cầu chánh giác, Bồ tát phải chuyển sanh một kiếp chót, giáng thế làm một vị chưởng giáo lập đạo cứu đời, hóa độ chúng sanh bỏ mê theo giác mà vượt qua biển khổ.

Đó là giác tha, nghĩa là đem cái giác ngộ của mình mà giác ngộ chúng sanh; sự giác ngộ của mình đã hoàn toàn, sự giác ngộ của chúng sanh đã viên mãn, tức là tự giác và giác tha đầy đủ, nên được chánh quả Chánh giác (1) . Phật giáo gọi thành Phật, Đạo giáo gọi thành Đại giác Kim Tiên.

Chứng quả Phật, thì Anh hồn (Bồ đề) được hoàn toàn giải thoát, hết phiền não, hết chướng ngại, hết nghiệp báo luân hồi, hết trì trục theo giả tướng mà trở lại bổn thể Chơn tâm, tức là Chơn ngã mà vào cõi Niết Bàn.

(1) Đắc chánh giác cũng gọi là đắc Tam bồ đề (Sambodhi), trên quả bồ đề (Bodhi) một bực. Nhưng đắc quả Tam bồ đề rồi còn có thể tu luyện nữa mà đắc quả Tam diệu Tam bồ đề (Samya sambodhi), hoặc đắc quả A nậu đa la tam diệu tam bồ đề (Anuttara- samya- sambodhi), tức là bực Vô thượng chánh đẳng chánh giác, như đức Phật Thích Ca.
Bát Quái Đài.

CHƯƠNG THỨ TƯ

SỰ SỐNG Ở CÕI HỮU HÌNH
tức là THẾ GIAN

PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH

Chúng ta ở vào thế hệ văn minh khoa học. Phàm những điều kiện sanh tồn về vật chất phải phù hạp với khoa học để mưu cầu những tiện nghi cần thiết thì đã đành, đến như sự sanh hoạt về tinh thần trí thức cũng không ngoài phạm vi khoa học.
Thời đại mới, thì tinh thần mới, tư tưởng mới, quan niệm mới, cho theo nhịp trình độ trí thức của chúng sanh hiện đại.

Ngày nay, nói đến việc tu hành, vị tất phải tưởng tượng một vị ẩn tăng lim dim luyện phép trường sanh, không biết đến những điều kiện sanh tồn vật chất?

Là vì chữ Tu, hiểu theo nghĩa rộng, là trau sửa. Trau là trau lòng trong sạch thanh cao, sửa là sửa tánh xấu ra tốt đẹp, rồi chế ngự dục tình, đoạn trừ ích kỷ, dọn mình chơn chánh, giử kỹ luật Trời.

Thế thì ở đâu cũng là tu được. Tu tại gia mà giữ vẹn công phu còn hơn ẩn non ẩn núi, vì chưng ở chốn phồn ba náo nhiệt là chỗ dễ khích thích dục tình đê tiện, mà đạo tâm bền vững không nhiểm bợn nhơ, tỷ như hoa sen sanh chốn bùn lầy mà vượt lên tốt tươi trong sạch. Tu ở thị thành mà không trầm niệm mới thiệt là đại ẩn. (Có câu: "Đại ẩn ẩn thành thị". Nghĩa là: "người ở giữa thành thị mà vẫn lánh được tục trần mới đặng gọi là đại ẩn.")

Thuở xưa, bực chơn tu cần lánh xa trần tục, xả thân cầu đạo, xả phú cầu bần, để sống nhờ lòng hỉ cúng của chúng sanh.

Nay thì không thế được. Sự kinh nghiệm đã chứng rằng tu hành cần phải có đoàn thể, có tổ chức có trật tự đặng dễ cho chúng ta dìu dắt lẫn nhau anh trước em sau, trên đường đạo đức.

Tu để ăn nhờ sống gởi ở lòng hỉ cúng không phải là phương trường cửu. Cần phải sống bằng tự lực, tự cung, tự cấp mới được. Vì lẽ đó, trong đạo cần tổ chức đủ ngành hoạt động kinh tế để nuôi sống lẫn nhau, giúp nhau cho có chánh nghiệp và phương thế lập công quả với đạo, với đời.

Quan niệm "yếm thế ", không hạp thời nữa.
Ngoài những bực hiến thân vào cửa đạo cần phế hết phàm trần tục sự thì chẳng nói, kỳ dư những người tu tại gia vẫn làm ăn chất phác như thường, và cũng kề vai gánh vác một phần trong công việc xây đấp nền thạnh vượng về kinh tế cho quốc gia xã hội; có điều khác hơn người thường là, ngoài giờ làm lụng thay vì rong chơi vô ích, họ nhơn lúc rảnh rang mà lập công bồi đức, hoặc dạy dỗ lẫn nhau cùng trau sửa tánh tình bằng cách quan sát hành động mỗi ngày.

Lại trong giờ rảnh việc, nhứt là ban đêm thanh vắng là lúc tâm hồn tỉnh táo thơ thới, người đạo còn phải di dưỡng tinh thần cùng tưởng Trời tưởng Phật, tức là dùng tư tưởng mà thông cảm với Trời Phật, hầu tiếp điễn lành mà tẩm tưới tâm hồn ngày được thanh cao, minh mẫn. Trí thức (Trí thức tức là Thánh thể)phải xua đuổi những tà niệm và ác ý cho tư tưởng mình được nhơn lành, trong sạch.

Người đạo cần phải giữ bổn hạnh cho chánh đáng thì tinh thần mới mau tấn hóa. Cần phải có những đức tánh: từ bi, hỉ xả, nhẫn nhục, tinh tấn, bình đẳng, bác ái, nhu hòa, tự tại, chí thành.

1. Trọng mạng sống tất cả loài tứ sanh, xót thương người đói khó, cô đơn mà trợ giúp; buồn thấy người làm dữ, vui xem kẻ làm lành. Đó là từ bi.
2. Ai chê không giận, ai ghét chẳng hờn; đại lượng với người thù nghịch; dĩ ân báo ân mà không dĩ oán, báo oán; hơn nữa, dĩ oán vi ân. Đó là hỉ xả.
3. Vui chịu đủ phương thử thách; gặp biến cảnh thế nào cũng biết chiều theo thế ấy mà không phiền muọân trách than, không ngã lòng thối chí. Đó là nhẫn nhục.
4. Cố tâm tiến trên con đường công đức, trong không nhiểm một mảy vọng niệm để tâm hồn được hư không thơ thới; ngoài không biếng nhác tháo lui, một mực hăm hở lo tròn bổn phận. Đó là tinh tấn.
5. Xem vạn vật vốn đồng nguyên, xem các loài máy động vẫn đồng tánh. Đối đãi với người không phân giai cấp, không phân quốc tịch; chẳng so đo phú bần quí tiện; lấy đức làm trọng, lấy đạo làm cao; không cậy thế ỷ quyền, không xu phụ người thế lực; xem ta như người; xem người như ta. Đó là bình đẳng.
6. Xem tất cả chúng sanh là con một Cha, thương người mến vật, trọng tất cả sanh mạng mà không phạm giới sát. Đó là bác ái.
7. Dùng nhã lượng, lễ nghi ứng đối với người phỉ báng; mềm mỏng mà khuyên lơn; ôn hòa mà hóa độ; dầu gặp rối ren gay cấn thế nào cũng bình tĩnh điều đình ổn thỏa. Đó là nhu hòa.
8. Phàm ở đời, bất câu vào cảnh ngộ nào, hễ tri túc là toại, tùy phận là yên; lập công với đời là phỉ nguyện chớ không cần khen thưởng; thấy lợi sợ điều phi nghĩa; gặp may không đắc chí, gập rủi chẳng nao lòng, lành dữ đều phú cơ báo ứng, cứ ung dung thơ thới, chẳng cho lưới trần lao lung câu thúc. Đó là tự tại.
9. Thành thật với mọi người, dầu trong đạo hay ngoài đời cũng vậy, trong tất cả hành vi động tác, nhứt nhứt đều ngay thẳng thật thà; không một lời giả dối, không một ý tà tây; xử sự chẳng mưu mô lừa đảo. Đó là chí thành.

Tóm lại mà nói, ngoại trừ những phương pháp tu dưỡng cao siêu dành riêng cho bực thượng thừa, còn thì những qui tắc vừa kể ra đây rất hạp với người ta tu tại gia không điều chi bó buộc khó khăn, và cũng không mảy may nào gọi là yếm thế, là dị đoan, là mê tín.
Đành rằng người tu cần phải giữ giới luật của tôn giáo mình. Khoản nầy sẽ giải trong phần thứ hai là Phần Giáo lý.
THẤT TÌNH

Trong con người, có hai phần động tác: động tác về vật thể và động tác về tinh thần.
Động tác về vật thể là: hô hấp, tiêu hóa, tuần hườn, vận động, vân vân.
Động tác về tinh thần là: mừng, giận, buồn, vui, sợ, thương, ghét, gọi chung là thất tình.

Tâm (Nhơn hồn) vốn là chủ lục căn. Do lục căn, Tâm cảm xúc ngoại vật mà sanh tình. Khi cái Tâm bình tịnh là lúc thất tình chưa vọng động, cái Tâm còn giữ bổn thể chơn tánh của nó. Ví dụ Tâm là cái ao, Tánh là nước ao còn phẳng lặng. Tình là sóng dợn sau khi bị gió xao ( Gió nầy là ngoại vật cảm xúc vào ý thức; nhà Phật gọi là bát phong, tám điều cảm xúc từ ngoại vật đưa vào diêu động ý thức mà sanh sóng thức, tức thất tình).

Lục căn là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Tình cảm phát đoan từ mắt, tai, mũi, lưỡi, bị ngoại vật cảm xúc mà điều động ý thức (Chơn thần). Ý thức in hình ảnh của cảm xúc vào Trí thức (Thánh thể), rồi Trí thức truyền nó vào Tâm thức mới có thể cảm giác mà sanh tình.

Có người mới vào cửa đạo, trong khi đạo tâm phấn khởi lại muốn sớm diệt thất tình, nhưng họ chỉ cố đè nén nó không cho phát khởi, thành thử nó chỉ bị chôn giấu trong tiềm thức mà thôi, có dịp là tung ra dữ dội ( Chúng ta thấy có người tu hành chín chắn mà đột nhiên phá giới, rồi gây tội lỗi còn hơn người thường, là vì thất tình sau một thời gian bị đè nén (refoulement) bỗng nhiên nổ bùng ra quá mạnh, không sao ngăn được.).

Ngày xưa, các bực chơn tu đắc đạo phát nguyện hóa độ chúng sanh, há không phải vì thương mà hóa độ sao?

Nay Đức Chí Tôn lập đạo đặng phổ độ chúng sanh cũng chỉ vì thương. Song le sự thương của các đấng trên đây không phải là dục ái của kẻ phàm phu mà là pháp ái là chơn ái vô thượng, của bực cao siêu.

Thay vì diệt thất tình là việc mà người còn ở thế chưa có thể làm, tưởng nên chuyển nó lên chổ cảm giác cao thượng để áp dụng trong việc cư xử hàng ngày.

- Mừng! Thay vì mừng ích kỷ về tư danh tư lợi, chúng ta nên mừng thấy người nào biết giác ngộ, biết hồi đầu hướng thiện, và tránh đặng tai ương.

- Buồn! Thay vì buồn cho thân phận gặp nhiều khảo đảo mà phải điêu linh điên bái; thay vì buồn cho gia đạo đa đoan nguy khổn, chúng ta nên buồn cho kẻ nào không biết sợ tọâi tình nghiệt chướng còn chấp mê bất ngộ, cứ khư khư theo chủ nghĩa thấp hèn vị kỷ.

- Giận! Thay vì giận kẻ chê bai phỉ báng cùng cố tâm ngăn trở bước đường tu, chúng ta chỉ nên giận mình không đủ tài đức đặng cảm hóa được người. Có vậy chúng ta mới rán lo học hỏi và trau dồi đạo hạnh thêm lên.

- Vui! Thay vì vui sống với những khoái lạc về nhục dục thấp hèn, chúng ta chỉ nên vui sống một đời tinh thần cao khiết, không chi làm cho tâm hồn chúng ta phải nôn nao bận rộn.

- Sợ! Thay vì sợ quyền sợ thế, sợ mưu quỉ chước tà, chúng ta chỉ nên sợ cho mình không lo tròn thiên chức, và sợ Thiên điều không dám làm chi trái đạo.

- Thương! Thay vì hạn chế tình thương ích kỷ trong vòng thân nhơn quyến thuộc và trong cuộc ái ân, chúng ta nên thiệt lòng thương tất cả chúng sanh mà thiệt hành chủ nghĩa bác ái, đại đồng.

- Ghét! Thay vì ghét trò đời giả dối, chúng ta nên ghét việc phi nhơn mà chẳng khứng làm, ghét của phi nghĩa mà không chịu giữ.
Đó là chuyển được thất tình lên đến chỗ cao siêu vô ngã vậy.

THAM DỤC

Con người vì vô minh (avidya) không biết mình tự đâu mà ra; sanh ra để làm gì, và thác rồi sẽ ra sao, nên lầm tưởng chỉ sống trên cõi tạm nầy trong một thời gian là cùng tận. Vì vậy mới thiên về chủ nghĩa duy kỷ, ngày đêm cứ bo bo theo những điều cận lợi nhãn tiền, miễn sao thỏa mãn được lòng khát khao ham muốn, những vui thích về giác quan, trối kệ kiếp tương lai mà họ không tin là có. Mà người ta khát khao ham muốn những gì?
Danh vọng, tài lợi, sắc đẹp, cường dõng, sung sướng, vân vân....
Danh vọng vốn không phải muốn mà có, tìm mà được. Người đáng có danh vọng tự nhiên danh vọng đến cho. Nếu cố tâm tìm kiếm, như vác tiền mua phẩm tước, hoặc làm việc chi để cầu danh, thì cái danh vọng ấy chỉ là danh vọng hão, tức là hư danh vậy.

Nhiều người cứ bo bo đeo đuổi theo tài lợi, lấy đó làm hạnh phúc cho mình, chớ không dè mình phải đem cả xác thịt tinh thần làm nô lệ cho tài lợi mà một ngày kia, sau khi hồn lìa khỏi xác, cũng không thể đem theo. Có khi lòng ham muốn làm cho mình u ám mà quên cả nghĩa nhơn đạo đức.

Bóng sắc tuy có cái vẽ mỹ quan, nhưng nó chất chứa không biết bao nguy hiểm. Biết bao người phải tiêu mòn tinh lực vì sắc dục và để cho nó thâu ngắn đời sống của mình! Biết bao người làm điều can danh phạm nghĩa vì sắc dục! Biết bao người khuynh gia bại sản, hoặc gây nhiều tội lỗi vì sắc dục!

Cường dõng (mạnh bạo) là cái lợi khí củûa người nầy dùng xâm lấn quyền lợi của kẻ khác, nói rộng ra nữa là lợi khí của một nhóm người đàn áp một nhóm khác yếu hơn. Nhưng đáo đầu, mạnh bạo thế nào cũng không qua lẽ phải ( Dõng bất quá Thiên, cường bất quá lý.).

Biết bao người, ở đời, ngày đêm, cứ lo sao cho mình sung sướng, tìm hoài kiếm mãi, nhưng chẳng thấy chi đáng gọi là chơn hạnh phúc. Thì chẳng khác nào một hành khách bơ vơ trong sa mạc. Đương hồi nắng nôi khao khát, thấy trước mặt một vũng nước, cố mau đến nơi mà giải khát. Song le, càng tiến tới, vũng nước càng cách xa. Thiệt vậy, trên cõi tạm nầy, có chi thiệt là sung sướng đâu? Như gọi giàu sang vinh hiển là sung sướng, chớ biết đâu những bực giàu sang vinh hiển ấy lại chẳng có cái khổ tâm lo lắng hơn người thường? Chơn hạnh phúc của chúng ta đâu phải ở thế gian nầy?

Sự ham muốn vốn có cái đặc tánh là không khi nào thỏa mãn. Được một, muốn mười, được mười, muốn trăm. Rồi được trăm, lại muốn ngàn. Ham muốn điều chi mà không được là khổ (Cầu bất đắc khổ). Và sự ham muốn phải biến thành sầu khổ, khi nguyên nhơn sanh ra sự ham muốn ấy mất đi. Sự ham muốn mà không bỏ đặng, thì nó trở làm mối dây ràng buộc con người trong cảnh khổ. Ham muốn lợi danh, thì bị lợi danh ràng buộc. Ham muốn thân gia, thì bị thân gia ràng buộc...

Sự ham muốn vốn thiên hình vạn trạng, song rút lại là ở lòng tham sống (Tanha). Lòng tham sống thúc giục người đời quyến luyến hồng trần, quây cuồn trong vòng vật chất, tự mình tạo khổ cho mình mà không hay biết.

Người biết đạo sống được cuộc đời yên tịnh vô biên, vì tắt được lòng ham muốn, thâu cái vọng tâm lại không cho nó phóng túng ra thiên hình vạn trạng, thì còn gì mà khổ?

ĂN CHAY

Ăn chay có ích về cả hai phương diện vật chất và tinh thần. Điều nầy sẽ nói sau. Trước nhứt, nên cần biết cách thức ăn chay mới không hại cho sức khỏe.
Ăn chay kỳ thì chẳng nói chi, ăn cách nào cũng được. Duy có ăn trường trai thì chẳng nên dùng ròng tương, chao, muối mặn, ép xác để cầu khổ hạnh như có kẻ hiểu lầm.

Cần phải lựa thức ăn vừa miệng và bổ dưỡng. Có vừa miệng ăn mới ngon; có biết ngon ăn mới không chán. Có bổ dưỡng, thân thể mới khỏe mạnh.

Trước khi tập ăn chay, cần phải biết món ăn nào nên dùng, món ăn nào không nên dùng, rồi lượng sức mình mà tập trai kỳ; lần lần mới bắt qua trường trai. Có người mới tu, vì đạo tâm phấn khởi, bỗng nhiên vội ăn trường. Ăn không nổi cũng rán, đến đỗi ốm o gầy guộc, xanh xao vàng võ, thành ra một "quảng cáo" không hay cho thuyết ăn chay.

Trong trời đất, không có chi là tuyệt đối, thì sự ăn chay tất nhiên cũng không nên tuyệt đối. Cái nguyên tắc của sự ăn chay là ăn toàn những chất thuộc thảo mộc, thì năm thứ: hành, hẹ, tỏi, nén, kiệu, gọi "ngũ huân" vẫn là thảo mộc, có cử chăng là những bực công cao quả dày, tham thiền nhập định, vì nó có tánh cách khích thích và thương tổn tinh thần. Người mới học đạo cần phải lao động trong trường công quả, thì chưa buộc phải kiêng cử, nhưng ai kiêng cử được cũng nên.

Lại như những người trường trai rủi lâm bịnh hoạn mà lương y buộc phải dùng sữa và trứng thì cũng nên tạm dùng trong lúc bịnh, đợi lành mạnh sẽ thôi, chẳng nên quá câu chấp mà hại thân.
Có người câu chấp thái quá, cử kiêng từng chút, rốt cuộc phải từ thái cực nầy sang qua thái cực kia, nghĩa là bỏ hẳn trường trai mà ăn mặn.
Vậy, việc ăn chay cũng như việc tu hành, không nên thái quá mà cũng không nên bất cập.

Người già yếu trường trai, thỉnh thoảng dùng sữa và trứng đặng giúp cho mình dễ ăn tưởng cũng là một phương tiện. Mấy nhà hiền triết Âu Tây, phần nhiều ăn chay theo cách tương đối nầy.

NƯỚC NÀO CŨNG TRỌNG SỰ ĂN CHAY

Bên Á châu là nơi phát khởi văn minh đạo đức và là nơi phát tích các tôn giáo, tất nhiên sự ăn chay thông truyền đã lâu đời.
Bên Âu châu, tuy là nguồn gốc văn minh vật chất, nhưng các bực hiền triết, những hạng đại nhơn quân tử, cũng biết chú trọng phép dưỡng sanh ấy từ xưa.

Ô Franklin, nhàø phát minh cây thâu lôi, (paratonnerre), trọn đời dùng toàn bánh mì với trái cây mà sống.
Ông Pythagore, là bực đại hiền triết am hiểu đạo lý cao siêu và được Âu Mỹ tôn sùng học thuyết. Những người đến xin thọ giáo, ông buộc phải ăn chay.

Các dân tộc chuyên về nông nghiệp hồi thượng cổ là những dân tộc đã sáng tạo nền văn minh thế giới, họ cũng dưỡng sanh bằng rau trái, thỉnh thoảng họ mới ăn chút ít cá thịt. Mà họ vẫn được tráng kiện và ít hay bịnh hoạn.

Các tín đồ Thông thiên học (Théosophie), các tín đồ Thần linh học (Spiritisme), các nhà tu kín (Trappistes) và những nhàø thông thái Âu Tây chuyên chú về đạo đức tinh thần, cũng ăn rau trái mà được khương kiện và sống lâu.

ĂN CHAY ĐỐI VỚI KHOA HỌC

Có người công kích sự ăn chay, cho là không thích hợp khoa học, mà nếu hỏi không thích hợp thế nào, thì mười người như một đều đáp rằng ăn chay làm cho da thịt mét xanh và thân thể ốm o vì thiếu máu.
Đó là một quan niệm sai lầm, một thành kiến ăn sâu vào trí não nhiều người từ lâu lắm vậy. Đành rằng người mới tập trường trai, lúc đầu phải mất sức, là vì cơ quan tiêu hóa của mình thuở giờ quen chịu với cá thịt, mà nay bỗng nhiên đổi lại tiêu hóa đồ chay và rau đậu, tất nhiên sự tác dụng của nó phải đổi, làm cho cơ thể vì vậy mà mất sự điều hòa. Lại thêm các tế bào (cellules) trong châu thân cũng bị đổi thức ăn mà biến chuyển trong một lúc rồi lần lần quen đi, chẳng những bình phục như xưa, mà được còn bổ dưỡng hơn là khác.

Nhiều nhà bác học Âu châu như Flourens, Cuver, Daubenton, Buffon đều công nhận ăn chay là phương bổ dưỡng nhứt và chứng nhận rằng sự sống của các sanh vật trên cõi nầy, nhờ chất bổ của khí nóng mặt Trời, mà khí nóng ấy kết tinh lại ở các giống thực vật (Thảo mộc), rồi mới truyền sang cho các động vật (Thú vật).

Cho nên ăn trái cây và rau đậu là kiếp dưỡng trực tiếp bằng chất bổ của khí Thái dương, còn ăn cá thịt là kiếp dưỡng gián tiếp vậy.

Một kỹ nghệ gia nước Mỹ, muốn thí nghiệm coi trong hai phái ăn chay và ăn mặn, phái nào làm lụng giỏi hơn, nên chia cả dân thợ mình làm ba đoàn: một ăn ròng đồ chay, một ăn ròng cá thịt, còn một thì ăn nửa chay nửa mặn.

Không bao lâu thì thấy rõ đoàn ăn chay làm lụng trổi nhứt. Kế đó, ông đổi đoàn ăn cá thịt trở lại ăn chay, đoàn ăn chay trở ăn mặn, thì đoàn trước lại làm lụng trổi hơn hồi ăn mặn. Thí nghiệm đoàn ăn nửa chay nửa mặn, kết quả cũng đồng một thể.

Năm 1898, gần đô thành Bá linh (Berlin), nước Đức (Allemagne), ông bộ trưởng chiến tranh tổ chức một cuộc chạy đua, có 23 người dự thí, trong đó có 8 người ăn chay. Kết quả 8 người nầy toàn thắng cuộc đua.

Trong sách thuốc dạy cách chữa bịnh bằng các thứ rau đậu (légumothérapeutique) của y học Thái tây, thấy nói: "Rau tứ thể (artichaut) trị sốt rét và bịnh tiểu ra chất đường (diabète); củ nghệ tây (carotte) trộn dấm ăn xổi rất mát; cải bắp (chou) trị những bịnh hư phổi và ngoài da; cà vó (tomate) trị bịnh xót ruột, xà lách son (cresson) rửa tạng phủ; hột cải (moutarde) tẩy trường, măng tây (asperge) trị bịnh trái tim hồi hộp".

Y học cũng chứng nhận cá thịt truyền độc cho thân thể hơn là bổ dưỡng, và làm cho con người phải đau ruột là bịnh hằng xảy ra trong thời đại nầy. Ăn nhiều thịt và nhiều trứng quá, thì những chất ấy thối ra biến thành chất độc trong ruột mà sanh bịnh. Thịt cá giúp cho sức tiêu hóa rất mạnh, làm cho người ta ăn uống quá độ, chuyển động khích thích cả phần huyết nhục trong châu thân mà chiêu tập những tình dục xấu xa, lôi cuốn con người vào vòng tội lỗi.

May mà những người ăn mặn, tuy dùng cá thịt và trứng làm món ăn chánh, song cũng ăn rau đậu phụ vào, thì cái lượng về thịt cá và trứng cũng bớt đi.

Xét về cơ thể, nhà khoa học chứng nhận con người vốn sẵn có tánh cách ăn rau đậu và trái cây hơn ăn cá thịt. Dưới đây là luận thuyết về lẽ đó của y khoa bác sĩ Georges Duville:

       
Home          [ 1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]          

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét