Giáo Lý 6 / 6 (Tiếp-Pháp Trương Văn Tràng)


Về mặt hữu vi thì chúng ta phải học cho rộäng, nghĩ cho cùng, biện cho rõ và làm cho đến kết quả. Về mặt vô vi thì phải trầm mặëc, tưởng gẫm nhứt là phải hạn chế lòng Nhơn dục để cho Thiên lý lưu hành với một cách tự nhiên; trong cảnh lặng lẽ ấy sẽ có lương tri xuất hiện để cảm thông với Trời Đất vạn vật mà biết mọi lẽ.
Trí thức và Lương tri hiệp thành một năng lực quán thông tinh thần và vật chất.

Tóm lại, Đức Khổng Phu Tử dạy người ta phải hết sức hàm dưỡng nguồn Thiên lý ở trong người của mình, tức là Bổn Tánh Thiên Nhiên được khương cường, rồi cứ theo đó mà làm cho tận lực mình, đó là Nhơn mà cũng gọi là Đạo người nữa.

So sánh Nho giáo với Lão giáo thì chúng ta thấy rằng nguyên nhơn và cứu cánh cuả hai Giáo thuyết nầy giôáng nhau như một, duy có phương pháp tu học thì khác mà thôi. Đại loại như Đạo giáo thì lấy Thanh tịnh Vô vi làm căn bản tu học: Nghĩa là kẻ Đạo sĩ phải phế tất cả sự đời, đặt mình vào cõi Thanh tịnh vô vi để rồi hòa mình với Đạo an vui theo tự nhiên. Còn Nho Giáo thì chăm lo Thế sự; nhưng chẳng phải hành động theo tự dục mà phải lấy Đạo Trời (Thiên lý) làm cốt chỉ cho Đạo người; tức là đem Thiên lý mà áp dụng vào đời sống thực tế, cầu cho Trời được thông cảm. Người nào làm đúng Thiên lý gọi là Thiện; kẻ nào làm sai Thiên lý gọi là bất Thiện. Về sau, người ta dung hòa hai Giáo lý nầy để cung cấp cho Học giả trên đường tu tĩnh vậy.

KINH SÁCH ĐẠO-NHO

NGŨ KINH. - Trước, tuy vân Đạo Nho có Ngũ kinh là: Dịch, Thi, Thơ, Lễ và Nhạc, nhưng Học lý không có thống hệ và có nhiều chỗ khó hiểu. Đến khi Đức Khổng Phu Tử ra đời và lúc về già, Ngài chỉnh đốn thành một học thuyết có mạch lạc, Ngài chú thích những đoạn khó hiểu và chính Ngài trước tác thêm một bộ kinh Xuân Thu. Đáng lẽ, kinh Xuâân Thu hiệp với năm kinh thời xưa, thành ra sáu kinh; nhưng trái lại, người nhập kinh Nhạc và kinh Lễ làm một, thành ra trong số nầy cũng chỉ có Ngũ kinh mà thôi.

Ngũ Kinh chi tiết như sau :
Kinh Dịch : Kinh Dịch là sách bói toán, định việc kiết hung, nhưng bên trong lại còn ẩn một học lý rất thâm trầm, giải thích lẽ âm dương biến hóa và tạo dựng Vũ trụ và sanh hóa muôn loài, chủ ý là để cho người ta xem đó mà biết cách lui tới trong phép xử đời, Dịch lý khó nhứt là chỗ tùy thời, cho nên có câu " Tùy thời chi nghĩa đại hỷ tai ". Cái ý nghĩa của sự tùy Thời lớn vậy thay.

Tại sao?
Bởi vì theo lẽ Âm Dương biến hóa, cuộc Thế tuần hườn dinh hư tiêu trưởng là lý tất nhiên. Tỉ như hết ngày tới đêm hết đem tới ngày, hết Xuân tới Hạ, hết Hạ tới Thu, hết Thu tới Đông, rồi bắt đầu Xuân lại nữa. Ngày đêm đối đãi nhau; bốn mùa xoay vần không nghỉ. Con người trẻ rồi lớn, rồi già, rồi chết. Người nầy chết thì kẻ nọ lại sanh, cho đến cây cỏ cũng vậy; cây mọc lên rồi có hoa, có quả. Hoa quả già thì rụng, rồi lại mọc lên cây khác. Thời đã đổi dời không ngừng nghĩ như thế thì người ta cũng không thể chấp nhứt được; cho nên nói rằng kẻ học Dịch phải biết "Thời Trung" vậy.

Kinh Thơ : Kinh thơ là sách chép những điển mô, huấn cáo của Vua tôi truyền nhau, cha con khuyên dạy, nhứt là trong khoảng đời Vua Nghiêu Thuấn đến Tây Châu. Tóm tắt mà nói bộ Kinh Thơ cốt yếu là bàn về chữ Tâm. Bắt đầu từ Vua Nghiêu truyền cho Vua Thuấn, vua Thuấn truyền cho vua Hạ Võ một câu khẩu quyết nầy.
"Nhơn Tâm duy nguy, Đạo Tâm duy vi".

Lòng Nhơn dục rất nguy hại, lòng Đạo Đức rất tinh vi.
Tại sao người ta có hai cái Tâm?
Đó chẳng qua là người đời hay bị vật chất quyến rủ mà sanh ra lòng ham muốn vật chất, cầu cho vui sướng xác phàm. Lòng Nhơn dục ấy càng sôi nỗi thì nó che khuất lòng Đạo Đức; bởi vì lòng Đạo Đức tinh vi khó thấy.

Học Kinh Thơ mục đích giữ Tâm chánh, đừng để cho tư dục xen vào Tâm.

KinhThi. - Kinh Thi chép những bài ca, bài dao, từ đời Thượng Cổ đến nhà châu (Vua Bình Dương). Cái yếu ước của Kinh Thi là: "Tư vô Tà" nghĩa là chẳng suy nghĩ những điều quấy, tức trau giồi tư tưởng.

Vả chăng người ta sanh ra vốn tịnh, là tánh Thiên nhiên Trời phú cho, đến khi tánh cảm xúc ngoại vật mà sanh động; đó là lúc lòng Nhơn dục đã sanh. Đã có Nhơn dục tất có suy nghĩ, có suy nghĩ tất có nói ra; có nói ra mà không hết tất có thở than. Đó là nguyên ủy phát biểu những lời ca, lời dao, mà người ta sưu tập thành bộ Kinh Thi.

Kinh Lễ. - Kinh Lễ chép những lễ nghi để làm lề lối cho sự hàm dưỡng tánh tình, ngăn ngừa lòng dục và giữ trật tự phân minh trong gia đình, xã hội. Kinh Lễ cóù thể ước thúc trong câu "Vô bất kính": Không việc gì mà chẳng kính. Bởi vì Lễ do lòng kính cẩn mà dấy lên.

Trong Thiên Nhạc ký có câu: " Thiên cao, Địa hạ, vạn vật tán thù, nhi Lễ chế hành hỷ. Lưu nhi bất tức, hợp đồng nhi hòa, nhi nhạc hưng yên": Trời cao, Đất thấp, muôn vật ở giữa có Thiên hình vạn trạng khác nhau. Thánh Nhơn theo cái thứ bậc đó mà chế ra Lễ.

Đạo Trời Đất châu lưu không ngừng, mà hễ điều hòa thì sanh hóa, Thánh Nhơn theo cái điều hòa đó mà chế ra Nhạc. Thế nên kẻ học Lễ lúc nào cũng phải kính cẩn, kẻ học Nhạc lúc nào cũng phải điều hòa.

Kinh Xuân Thu: Chính Đức Khổng Phu Tử viết ra Xuân Thu Kinh. Ngài chép chuyện nước Lỗ, từ Vua Lỗ Ân Công đến vua Lỗ Ai Công và cũng có kể việc nhà Châu và các nước chư hầu nữa. Ngài soạn Kinh Xuân Thu không phải vô tình mà cố ý binh vực cang thường luân lý, lại yếu ướùc trong hai chữ Khen chê. Chuyện nào phải thì Ngài khen, việc gì quấy thì Ngài chê. Đời sau có câu : Nhứt tự chi bao, vinh ư hoa cổn, nhứt tự chi biếm, nghiêm ư phủ việt : Một chữ khen vinh dự như Vua ban áo Cổn, một tiếng chê nghiêm trang như phủ việc của Vua truyền xử tội.

TỨ THƠ : Bốn bộ sách nầy do ngưưòi sau soạn. Nhắc lại, khi Đức Khổng Phu Tử mất rồi Thất thập nhị Hiền tứ tán ra mỗi người một nơi dạy học. Mỗi người đều theo Tôn chỉ của Đức Thánh Sư, nhưng cách giảng giải khác nhau đôi chút. Duy có Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử thì có công hơn hết Chính phái nầy chép ra bộ Luận ngữ, làm sách Đại học và Trung Dung hiệp với bộ sách Mạnh Tử gọi là Tứ thơ.

- SÁCH ĐẠI HỌC : Sách Đại-học theo danh từ mà cắt nghĩa thì nó là sách để cho người lớn học tập. Trong đó có Tam cang lãnh, và Bát điều mục.
Tam cang lãnh là Minh Minh Đức, Thân Dân và Chỉ ư Chí Thiện.

Minh Minh Đức: Là sáng cái đức sáng của mình. Vả chăng người ta ai ai cũng có bẩm thọ của Trời một điểm tánh linh. Tánh ấy sáng suốt và chơn thành tức là nguồn Thiên lý ở trong người, nhưng khi nhập thế cuộc rồi, thân phàm cảm xúc vật chất và kích thích tánh Thiên nhiên làm cho tánh nầy phải biến sanh một Tánh khí chất nữa, tức là Nhơn tâm. Nguồn Thiên lý ở trong người vì đó mà phải mờ tối, Minh Minh Đức tức là đã phá cái màn đen tối ấy, để cho tánh Thiên Nhiên được tỏ rạng và linh động theo sở năng của nó.

Thân dân: Là gần gũi với người và yêu đương giúp đỡ ngườì cũng như yêu đương giúp đỡ mình.

Chỉ ư Chí thiện : Là việc làm ấy nhắm đến mục đích chí Thiện Học tập theo Tam cang lãnh là thực hành phép chánh kỷ hóa nhơn vậy.
Bát điều mục là cách vật, trí tri, thành ý, chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.

Đời xưa người ta muốn làm sáng cái đức sáng của mình trong thiên hạ, trước phải xử xong việc nước, muốn xử xong việc nước, trước phải sửa được việc nhà; muốn sửa được việc hà, trước phải tu thân, muốn tu thân trước phải chánh tâm, muốn chánh tâm trước phải thành ý, muốn thành ý trước phải biết cùng lý, muốn biết cùng lý thì phải suốt đến chỗ uyên thâm của sự vật.

Nói tóm lại muốn học Đạo Đại Học trước phải tu thân mình rồi sau mới biết đường mà tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Phương pháp tu thân là chánh Tâm, thành ý, trí tri và cách vật.

Cổ nhơn rất trọng Đạo tu thân, họ thường bảo nhau rằng : Từ vị Thiên Tửû đến kẻ thứ dân, ai cũng phải tu thân trước, rồi sau mới làm xong các việc khác. Trái lại, thân chẳng tu mà muốn tề gia, trị quốc và bình Thiên hạ thì thất bại. Giả tỉ cây kia, gốc đã thúi mà bảo ngọn đơm bông trổ trái thì không bao giờ được.

- SÁCH TRUNG DUNG. - Tăng Tử mất, thì cái học của ông truyền lại cho Khổng Cấp tự là Tử Tư. Chính Tử Tư soạn bộ Trung Dung.

Thế nào là Trung Dung?
Trình Tử nói : "Bất thiên chỉ vị trung; bất dịch chi vị dung. Trung giả dã thiên hạ chi chánh Đạo; Dung giả thiên hạ chỉ định lý". Chẳng nghiêng chích là Trung, chẳng dời đổi là Dung. Trung là chánh Đạo trong Thiên hạ. Dung là phương pháp để cho Thiên hạ định lẽ phải trái.

Sách Trung Dung trước nói Đạo gốc ở nơi Trời, không thể sửa đổi được, mà chính thể nó ở nơi người, không thể lìa xa đượïc. Rồi lại nói đến cái lẽ chấp "Trung" của Thánh Hiền đời xưa là tồn dưỡng, tỉnh sát, để đạt được cái lẽ Chí Thiện.

Sự học hành chia ra hai phần: Thiên Đạo và Nhơn Đạo. Cả hai phần ấy đều khởi đoan bởi một chữ thành, cho nên nói : "Thành giả Thiên chi Đạo; Thành chi giả Nhơn chi Đạo". Nghĩa là hoàn toàn là Đạo Trời, gắng sức làm ra hoàn toàn là Đạo người.

Vậy chữ Thành ở Thiên Đạo ra sao?
Có hai mặt: Du cửu và Du viễn.

Du Cửu là còn mãi mãi, Du Viêãn là rộng xa vô cùng. Du cửu ở trong thì còn mãi mãi, du viễn ở ngoài thì rộng xa vô cùng. Đạo Trời như thế, cho nên cái phát lực rất cao đại quang minh. Đạo Trời chỉ có Thành mà được như thế.

Đạo người thì gắng sức làm cho mình trở nên Thành như Đạo Trời. Vậy phải làm sao cho mình trở nên Thành.

"Thành giả tự thành dã, nhi đạo tự đạo dã" Thành ấy là mình phải tự làm lấy; nghĩa là tự mình hoán cải tật hư, nết xấu, trở nên tánh tốt, phải tự mình ngăn ngừa lòng dục cho tâm thân thanh khiết yên lặng. Thế nên có câu nói : "Vô dục tức là Thành" Mà hễ Thành được rồi thi tự nhiên Minh. Tại sao? Bởi vì người ta vốn có một điểm tánh của Trời phú cho; nó hằng ở trong tâm nếu người ta đừng cho tâm bị bế tắc thì tự nhiên tánh ấy xuất hiện cảm thông với Trời đất mà quán triệt vạn vật.

Rồi lại phải tiến nữa cho đến chí Thành, tức là cái Thành rất mực. Duy Thiên hạ chí Thành vi năng tận kỳ tánh ,năng tận kỳ tánh tăéc năng tận nhơn chi tánh; năng tận nhơn chi tánh tắc năng tận vật chi Tánh; Năng tận vật chi tánh tắc khả dĩ tán Thiên Địa chi hóa dục; khả dĩ tán Thiên Địa chi hóa dục tắc khả dĩ dữ Thiên Địa đồng tham hỷ (chương 22).

Trong Thiên hạ, duy có bậc Chí thành mới biết được Tánh Thiên nhiên của mình. Đã biết được tánh mình thì có thể biết đưọc tánh người. Đã biết được tánh người thì biết được tánh vật, đã biết được tánh vật thì có thể giúp Trời Đất trong sự Hóa dục, đã giúp được Trời đất trong sự hóa dục thì có thể liệt vào hàng Tam Tài Thiên Địa Nhơn.

Lại nói rằng : " Chí thành chi Đạo khả dĩ tiền tri, Quốc gia tương hưng tất hữu trinh tường; quốc gia tương vong tất hữu yêu nghiệt. Hiện hồ thi qui, động hồ tứù thể, họa phước tương chi, thiện tất tri chi, bất thiện tất tri chi. Cố Chí thành như Thần": Đạo chí thành có thể biết trước những việc chưa xảy đến. Nước nhà sắp hưng thạnh ắt có điềm lành; nước nhà sắp mất ắt có điềm quái gở. Người ta dùng phép bói với cỏ Thi, mu Rùa, hoặc là xem qua cái động của tay chơn mà có thể đoán biết, những điều họa phước sắp đến; Lành cũng biết trước; chẳng lành cũng biết trước; cho nên nói bậc Chí thành như Thần (chương 24).

- SÁCH LUẬN NGỮ : Luận Ngữ là bộ sách do học trò Tăng Tử ghi chép những lời của Đức KHỔNG PHU TỬ. Xem sách Luận Ngữ có thể hiểu được tánh tình, dáng điệu của Đức KHỔNG PHU TỬ. Đại để như ôn cung, hòa nhã; ưu thế mẫn thời. Trong thiên Hương đảng có chép dáng điệu của Ngài lúc bình thường, khi tế tự, khi giao thiệp với Hương đảng, khi hầu Vua, cùng những cử chỉ tấn thối ăn mặc đều ra một vị Thánh sư.

- SÁCH MẠNH TỬ : Mạnh tử là người đắc Đạo. Ngài viết ra một bộ sách tựa là Mạnh Tử. Sách nầy gồm có bảy thiên nói về Chánh trị học.

Tâm Học.- Mạnh Tử cũng theo sách Trung Dung, quan niệm rằng: Thiên mạng chi vị Tánh. Chữ Tánh đây tức là phần Thiên lý ở trong người, nó gồm có: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, tức là cái Minh đức đã nói trong sách Đại Học ứng hóa để làm hạnh kiểm của người.

Người ta ai cũng có lòng trắc ẩn, tu ố, cung kính, thị phi. Lòng trắc ẩn tức là Nhân, tu ố tức là Nghĩa, cung kính tức là Lễ, thị phi tức là Trí. Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí là bốn cái Đức ở trong bổn tánh, cho nên người ta muốn làm lành thì dễ như nước ở trên cao chảy xuống thấp, nhưng cũng có người không làm lành được là tại vật dục sở tế, khí bẩm sở cầu, làm cho Bổn tánh Thiên nhiên biến ra Tánh khí chất, hằng khuynh hướng về phàm trần, cầu vui vật chất cho mình mà thôi.

Mạnh Tử khuyên người ta nên giữ cái Thiên căn ấy, để làm chủ động cho đời sống, giữ Bổn tánh tức là đừng cho nó mờ tối và gắng sức trau giồi cho nó phát triển rất mực, rồi nguời ta theo đó mà hành động thì mình sẽ trở nên người lành, người tốt.

Tánh là Bổn thể của Tâm, cho nên Tâm Tánh tuy hai danh từ, song sự thiệt thì có một, cho nên Mạnh Tử nói "Tận kỳ Tâm giả, tri kỳ Tánh giả, Tri kỳ Tánh giả tắc tri Thiên lý, tồn kỳ Tâm, dưỡng kỳ Tánh, sở dĩ sự Thiên dã" Biết hết tâm là biết được Tánh, biết được Tánh là biết Đạo Trời giữ còn cái Tâm, hàm dưỡng cái Tánh, ấy là thờ Trời vậy.

Tồn Tâm.- Nghĩa là giữ Tâm cho còn. Vả chăng, người ta sở dĩ đứng đầu trong vạn vật là nhờ có Tâm, và trong Thiên hạ sở dĩ có người hiền kẻ ngu, cũng chỉ vì Tâm mà thôi. Thế đủ hiểu Tâm quý báu đến ngần nào. Mạnh Tử nói: "Quân tử sở dĩ dị ư nhơn giả dĩ kỳ tồn tâm dã". Người Quân tử sở dĩ khác với người thường là nhờ giữ còn cái Tâm của họ.

Giữ Tâm cho còn rồi lại nuôi nó cho mỗi ngày càng thanh khiết thêm hơn. Về phương pháp nuôi Tâm không chi hay bằng ít ham muốn vật chất như sự giàu sang, danh lợi, sắc đẹp hay vui sướng nhĩ mục.

Tồn tánh dưỡng khí.- Tánh là lý toàn nhiên ở trong Tâm tức là phần tinh anh của Trời phú cho người. Mạnh Tử nói: "Nhơn chi sở dĩ dị ư cầm thú giả cơ hy. Thứ dân khử chi, Quân tử tồn chi". Người ta sở dĩ khác cầm thú chỉ có bấy nhiêu đó thôi. Kẻ thứ dân thì bỏ mất, người quân tử thì giữ còn; nhưng Tánh phải có khí thì mới đứng vững và sanh-trưởng thêm lên cho nên kẻ học Tồn Tánh phải dưỡng Khí nữa.

Dưỡng Khí thì phải : "Trì kỳ chí nhi vô bạo kỳ khí". Giữ bền cái Chí mà không làm hại cái khí. Giữ Chí nói đây, tức là giữ Tánh về mặt tích cực; chớ chẳng phải Tánh với Chí là hai vật. Nên hiểu rằng : Lúc tồn Tánh thì Tánh yên lặng tức là Tánh đứng về mặt Tiêu cực; nay dưỡng khí thì phải dùng tánh về mặt tích cực để vận khí, tức là chí. Bởi vì Tánh là tướng soái của Khí; cho nên dưỡng khí phải dùng Tánh (Chí) mà cầm giữ và vận hành. Mạnh Tử nói : "kỳ vi khí giả chi đại, chí cường dĩ trực dưỡng, dưỡng nhi vô hại tắc, tắc hồ Thiên địa chi gian" Khí ấy rất lớn, rất mạnh, nếu khéo nuôi nó thì nó có thể đầy khoảng Trời đất.

Phàm người nào Tồn Tánh dưỡng Khí công viên quả mãn thì người ấy có thể cảm thông với Trời Đất mà cùng vạn vật đồng nhứt thể, Thật là Mạnh Tửù làm sáng Nho giáo đến chỗ Vũ Trụ hóa Tâm linh để cùng Trời Đất vạn vật đồng thể vậy.

SỰ BIẾN THIÊN CỦA NHO GIÁO

Đến đời Tống, trào Vua Nhân Tông trở xuống Nho Giáo cực kỳ thạnh hành, trong đó có những danh Nho như Chu Đôn Di, Trương Tài, Trình Hạo, Trình Di, Lục Cửu Uyên vân vân, mở mang Nho Giáo rất rộng rất sâu.
Lúc đầu Nho Giáo chỉ chuyên về Nhơn Đạo mà không hay bàn đến lý cao siêu, nhưng đến đời Tống các danh nho xuất hiện rất nhiều; mỗi người đều có tham khảo Lão học và Phật Giáo, rồi lấy cái lý Vô Cực, Chơn Như để phụ vào cái thuyết Âm Dương, Thái Cực, thành ra từ đó Nho giáo không những là dạy Luân lý mà còn phổ hóa cái thuyết xuất thế nữa. Thật Học lý không kém Lão và Phật Học.

Tóm lại, Nho Giáo là một Học thuyết gầy dựng phong tục, luân lý cho người Trung Hoa. Mặc dầu Nho Giáo cũng có lúc thạnh, lúc suy; nhưng dầu sao Nho Giáo cũng đem lại cho dân tộc Trung Hoa một nền văn hóa Đạo đức thanh cao. Có người nói: Nước Tàu sở dĩ được cường thạnh lâu dài là nhờ Nho Học vậy.

ĐẠO GIÁO LƯỢC KHẢO

Bài giảng tại Tòa Thánh Tây Ninh ngày 15-2 Giáp Thìn vía Đức Lão Tử .

Đức LÃO QUÂN là vị Giáo chủ Đạo Giáo; hôm nay, ngày Vía của Đức Ngài, chúng ta nên nhắc sơ lược Tiểu sử, và Học thuyết của Đức Ngài, âu cũng là một dịp ca tụng công đức của một Đấng dày công với Nhơn Loại.

TIỂU SỬ ĐỨC LÃO QUÂN

Theo sách "Sử ký" Trung Hoa, Đức Lão Tử là người nước Sở, huyện Khổ, làng Lệ, Họ Lý, tên Nhĩ, tự Bá Dương, thụy là Đam, làm Quan giữ "Tàng Thất Sử" của Vua nhà Châu, Ngài sanh ước chừng 604 năm trước Tây lịch. Ngài là người ẩn dật hay ít tham gia thế sự, nếp sống của Ngài người đời ít biết, cho nên lịch sử của Ngài không mấy rõ. Có sách chép thế nầy, sách lại biên thế khác, mãi đến ngày nay người ta cũng chưa tìm ra bằng chứng xác thực.
Sanh nhằm thời loạn, bên xứ Trung Hoa, Ngài nghĩ rằng Giáo lý vô vi không thể truyền bá được, thành thử, về sau, Ngài bỏ nhà, cỡi Thanh ngưu nhắm hướng Tây đi thẳng. Lần đi nầy, người ta gọi là "Lão Tử Tây du".

Sách chép rằng : Khi đến Hàm cốc quan, Doãn Hỉ là quan giữ ải đón tiếp, Ngài lưu lại một thời gian, viết xong Bộ Đạo Đức Kinh, rồi từ giã Doãn Hỉ. Về sau, không ai gặp lại nữa.

Kế nghiệp Đức Lão Tử, có Văn Tử, Thi Tử, Trang Tử, Liệt Tử. Nhứt là Trang Tử là người đặc sắc hơn hết, viết ra bộ Nam Hoa Kinh, làm sáng tỏ Đạo Giáo thêm lên. Thành ra Học huyết Lão Giáo nằm trong hai bộ Kinh Đạo Đức và Nam Hoa.

Vậy Đạo Đức Kinh và Nam Hoa Kinh nói những gì?
Nam Hoa Kinh Trang Tử thể theo ý Đức Lão Tử mà xướng minh Đạo Giáo sáng tỏ thêm lên. Còn Đạo Đức Kinh thì Đức Lão Tử chỉ bàn hai chữ Đạo đức là cơ Tạo đoan định vị Trời Đất hóa sanh vạn vật, và vạn vật khi đã trót sanh thành rồi, mỗi vật đều có tích lũy Đạo đức nơi mình. Muôn loài phải đạt đạo đức ấy thì mới sống. Quan niệm về Vũ Trụ và Nhơn Sanh như thế rồi Đức Lão Tử căn cứ theo đó mà lập thành Giáo pháp.

Nay chúng ta muốn biết học thuyết Đạo Giáo thì chúng ta phải tìm hiểu Đạo đức nơi Trời và Đạo đức nơi người, nhiên hậu sẽ theo phương pháp đó mà thành lập một nếp sống của mình.

ĐẠO ĐỨC NƠI TRỜI

ĐẠO LÀ GÌ ?
Đạo là cái Vô danh có trước Trời Đất (Vô danh Thiên Địa chi thủy). Đức Lão Tử tả cái Vô danh ấy như vầy :
Có một "Cái" tự nó sanh nó. " Cái" ấy sanh trước Trời Đất, yên lặng trống không, đứng riêng một mình mà không nghiêng không lệch, lưu hành khắp nơi mà không mòn mỏi, "Cái" ấy khá gọi là ngưồn sanh hóa Thiên hạ. Ta chẳng biết tên gì, song mượn chữ gọi là Đạo.

" Hữu vật hỗn thành
Tiên thiên địa sanh
Tịch hề, liêu hề
Độc lập nhi bất cải
Châu hành nhi bất đãi
Khả dĩ vi Thiên hạ mẫu
Ngô bất tri kỳ danh
Tự chi vi Đạo".
(Đạo Đức Kinh, chương 25).
Vậy Đạo, chẳng những không tên mà còn vô hình, vô sắc, vô hương, vô xú nữa.

Nói như thế thì Đạo là cái "Không". Nhưng rồi Ngài sợ người ta hiểu lầm Đạo là trống rổng; cho nên Ngài nói : Đạo dường như "Không" mà cũng dường như "Có". Ngài mô tả cái "Có" rằng :
" Đạo có ba trạng thái DI, HI và VI :
Xem mà chẳng thấy nên gọi là DI,
Lóng mà chẳng nghe nên gọi là HI,
Bắt mà chẳng nắm được gọi là VI ".

DI, HI, VI là ba trạng thái hỗn hợp thành một thể. Cái thể ấy, trên không phản chiếu ánh sáng, dưới không ẩn khuất bóng tối, vằng vặc không tên lại lui về chỗ vô vật, thật Đạo là trạng của cái vô trạng. Lại nữa; nó dường có, dường không và lưu hành không ngừng. Đón xem phía trước thì không thấy đầu-mối, chận xem phía sau thì không thấy chỗ cuối cùng.
" Thị chi bất kiến danh viết DI
Thính chi bất văn danh viết HI
Bác chi bất đắc danh viết VI
Thử tam giả bất khả trí cật
Cố hỗn chi vi nhứt
Kỳ thượng bất kiếu
Kỳ hạ bất muội
Thằng thằng bất khả danh
Phục qui ư vô vật
Thị vị trang chi vô trạng
Thị vị hốt hoảng
Nghinh chi bất kiến kỳ thủ
Tùy chi bất kiến kỳ hậu".
                                                                                              (Đạo Đức Kinh, chương 14).

Tóm lại Đạo là cái Vô danh, vô hình, vô sắc, vô thinh. Dường có, dường không : Ấy là cái lẽ huyền nhiệm của cơ Tạo đoan, định vị Tạo đoan, định vị Trời Đất, hóa sanh vạn vật.

ĐỨC RA SAO?

Đạo sanh hóa vạn vật, nhưng làm cho vạn vật nên hình-vóc và sống an vui trong Vũ trụ thì lại là Đức (Đạo sanh chi Đức súc chi). Nay như hỏi Đức ra sao thì Đạo Đức Kinh chép rằng : " Khổng Đức chi Dung, duy Đạo thị tùng" nghĩa là Đức thì trống không mà luôn luôn cận-kề với Đạo. Hoặc nói rõ ra là yên lặng trống không gọi là Đạo. Tuy Đạo yên lặng trống không nhưng hàm súc đủ quyền năng sanh hóa. Đến chừng cái trống không phát động thành tựu sự sanh hóa vạn vật thì lại mang danh là Đức. Vậy chúng ta có thể nói: Đạo là Thể, Đức là Dung.
Để phân biệt sự động tác của Đạo với Đức, Đạo Đức Kinh chương 51 nói rằng :

" Đạo sanh vật, Đức nuôi đó, cấp dưỡng đó, nuôi nấng đó, đùm học đó, bồi sự đó, dưỡng nuôi đó, che chở đó.

" Đạo sanh chi
Đức súc chi
Trưởng chi, dục chi
Đình chi,đốc chi
Dưỡng chi, phúc chi ".

Vậy Đạo sanh hóa vạn vật, Đức nuôi dưỡng chở che, đùm bọc. Còn sự biến hóa của Đạo thì Đức Lão Tử nói rằng :
Đạo sanh một : Cái Vô danh sanh Thái Cực
Một sanh hai : Thái Cực sanh Âm Dương
Hai sanh ba : Âm Dương sanh Thái hòa
Ba sanh vạn vật : Âm Dương và Thái hòa sanh Vạn vật.
Vạn vật khi đã trót sanh thành rồi, mỗi vật đều có cỏng một phần Âm, bồng một phần Dương và một phần Thái hòa.
" Đạo sanh nhứt
Nhứt sanh nhị
Nhị sanh tam
Tam sanh vạn vật
Vạn vật phụ Âm, nhi bão Dương
Xung khí dĩ vi hòa".
                                                                                              (Đạo Đức Kinh, chương 42)

Riêng về người ta, chúng ta cũng có Đạo nơi mình là Âm Dương và Thái hòa. Kẻ học phải nhận thức lẽ huyền nhiệm Đạo tự nhiên của Vũ trụ, để rồi sưu tầm giác ngộ Đạo đức tự nhiên ở nơi mình.

ĐẠO ĐỨC TỰ NHIÊN NƠI NGƯỜI

Đạo Đức tự nhiên nơi người đồng thể với Đạo tự nhiên của Vũ Trụ. Đạo tự nhiên Vũ Trụ thì có ba trạng thái : DI, HI, VI. Thì cái thực thể Đạo tự nhiên nơi người cũng gồm có ba trạng thái là Âm Dương và Thái hòa. Tuy nói ba trạng thái, nhưng không bao giờ nó lìa xa nhau. Ba như một, một như ba, cũng như sự sống lẫn lộn trong Nhục thân, mà chúng ta chẳng hề trông thấy, chẳng hề lóng nghe, chẳng hề rờ đụng. Thật là huyền nhiệm vô cùng.
Người ta phải có Đạo ấy nơi mình thì mới sống; trái lại thì phải dứt. Đức Lão Tử nói rằng :
" Vạn vật đắc nhứt dĩ sanh. Kỳ tri chi nhứt dã, vô dĩ vi sinh tương khủng diệt".

Nghĩa là muôn loài đặng một (Đạo) thì sống và sanh sản thêm nữa. Đến như số một (Đạo) nói đây, nếu muôn loài chẳng đặng nó để làm căn bản cho sự sống còn thì muôn loài phải dứt.

Người ta cũng nằm trong công lệ ấy, mà vấn đề sanh tử là một sự kiện quan trọng nhứt của kiếp người. Vậy phải giải quyết bằng cách nào?

PHÁP TU HỌC

Vả lại, Đạo đức nơi người là Âm Dương và Thái hòa. Như trước kia đã nói : Đạo ấy cũng như sự sống lẫn lộn trong Nhục thân; chúng ta chẳng hề trông thấy chẳng hề lóng nghe, chẳng hề rờ đụng. Thế nên muốn hàm dưỡng nó thì phải dùng pháp môn "Vô vi".
Vô vi là gì?
Vô vi nghĩa là không hành động theo ngoại giới mà chỉ hồi hướng về nội giới Tâm linh, sưu tầm giác ngộ lẽ huyền nhiệm của Tâm lý và Sanh lý. Cho nên Đạo Đức Kinh chương 48 nói rằng:
" Vi Đạo nhựt tổn
Tổn chi hựu tổn
Dĩ chí ư Vô vi"

Nghĩa là học Đạo thì mỗi ngày mỗi giảm bớt và giảm bớt nữa cho đến vô vi.

Không làm (Vô vi) nhưng chẳng phải khô khan như cây khô hay cục đá, mà thật là phải giữ một tâm trạng hồn nhiên, như đứa trẻ chưa biết cười, (anh nhi chi vị hài) cho nên nói rằng :
"Đạo thường vô vi nhi vô bất vi"
Nghĩa là Đạo thường là vô vi, nhưng chẳng có việc gì không làm. Tại sao? Bởi vì kẻ học phải làm những việc chưa đến, phải lo những việc chưa có (vi vô vi, sự vô sự).

Ví dụ.- Chúng ta đã biết làm dữ thì họa trả lại. Biết làm dữ sẽ mang họa, chúng ta lánh dữ trước; thế là làm việc khi việc chưa đến.

Xử sự khi sự chưa đến thì ắt chẳng có việc gì làm bận lòng chúng ta.

Vả lại, Đạo là nguyên lý ở trong Tâm linh siêu nhiên. Nay muốn tìm Đạo thì chúng ta phải vượt qua tất cả những lớp vọng chấp, thành kiến như: Lý-trí, tình cảm, học lý hữu vi, thành kiến sai lầm vân vân . Vượt qua và vượt qua mãi đến Tâm linh thuần nhiên duy nhứt thì sẽ giác ngộ được Chơn lý (Đạo).

Theo những lẽ trên đây, chúng ta hiểu rằng sự vật nào cũng có một phần "Vô" (Tinh Thần) và một "Hữu" (Vật) chất); theo Đức Lão Quân thì cái "Vô" thiết dụng hơn cái "Hữu".

Ví-dụ.- Ba mươi cây căm hợp thành hình tượng bánh xe, nhưng cái thiết dụng, làm cho bánh xe lăn tròn được, là cái lỗ trống trong cái đùm.

Nhồi đất nên hình cái lu, nhưng chỗ thiết dụng để đựng nước là lòng trống.
Thân hình người ta cũng vậy, nghĩa là người ta cũng có một phần "Vô" (Tâm) để chứa Đạo Trời và một phần "Hữu" (Thân) để thể hiện Đạo Trời thành Đạo người. Thế nên kẻ học nhứt thiết phải giữ cái Tâm không ấy, để hàm dưỡng Đạo Trời mà muốn giữ Tâm không thì kẻ học phải nhờ phép Thanh tịnh.

Muốn Thanh tịnh, theo Trang Tử thì kẻ học phải quên : Quên tất cả việc ngoài, quên tất cả tư tưởng bên trong, quên tất cả việc xưa, quên tất cả việc nay, quên rồi quên mãi cho đến những thành kiến sai lầm cũng chẳng còn ẩn núp bên trong nữa. Quên như thế là Tâm không, rồi trong Tâm không sẽ có xuất hiện điểm "Linh Quang, sáng suốt" để làm Chủ tể cho đời sống của mình. Nhơn đó, mà sự lập Đức, sự tu thân của kẻ học, nhứt thiết đều phải lấy thanh tịnh làm căn bản. Xin xem chi tiết kể như sau:
1. - VÔ DỤC: Vô dục nghĩa là không ham muốn vật chất. Vô dục là phép tu Tâm, cũng như Mạnh Tử nói: "Tiết dục khả dĩ tồn Tâm". Đạo Đức Kinh chương 12 nói rằng:

Năm màu sắc khiến người ta chóa mắt, năm thinh âm khiến người ta điếc tai, năm vị ăn khiến người ta tê tái lưỡi miệng, sải ngựa đi săn bắn khiến người ta hóa cuồng, của cải quý giá khiến người ta hành động sái phương pháp chánh trực. Thế nên Thánh nhơn vì bụng mà không vì tai mắt (tức vì Tâm mà không dùng giác quan).
" Ngũ sắc lịnh nhơn mục manh
Ngũ âm lịnh nhơn nhĩ lung
Ngũ vị lịnh nhơn khẩu sảng
Trì sỉnh điền liệp
Lịnh nhơn Tâm pháp cuồng
Nan dắc chi hóa
Lịnh nhơn hành phương
Thị vị Thánh nhơn
Vị phúc bất vị mục ".

Đại ý nói rằng: Nếu người ta phóng túng theo hoàn cảnh bên ngoài thì Tâm phải bị loạn động. Cớ ấy nên Thánh Nhơn vì Tâm mà không trọng tai mắt. Đức LÃO TỬ nói rằng:
" Họa mạc đại ư bất tri túc
Cửu mạc đại ư dục đắc".

Nghĩa là : Nói về họa thì không có họa nào lớn bằng "không biết đủ", nói về lỗi lầm thì không lỗi lầm nào lớn bằng "muốn được".

Thật vậy, nếu chúng ta không cho mình là đủ và muốn được mãi mãi, thì sự lỗi lầm, sự tai họa sẽ theo đó mà đến với mình.

Thử hỏi : Danh với thân, cái nào quý hơn. Thân với tiền của cải cái nào trọng hơn. Đức LÃO TỬ đặt một vài câu hỏi như vậy, để cho kẻ học tự mình so sánh.

2. - VÔ TRANH : Người giữ Đạo thì có Đức, mà Đức là sức mạnh Tinh thần, cho nên hễ người có Đức thì có tinh thần tự chủ mà không tranh với ai, không tranh với người và không tranh với hoàn cảnh. Nhờ không tranh mà chẳng lỗi lầm (Phù duy bất tranh cố vô vưu). Đức LÃO TỬ mượn tánh nước để so sánh với tư cách người đạo sĩ. Ngài nói :
" Thượng thiện nhược thủy
Thủy thiện lợi Vạn vật
Nhi bất tranh
Xử chúng nhơn chi sở ố
Cố cơ ư Đạo".
                                                                                  (Đạo Đức Kinh, chương 8)

Nghĩa là: Bực thượng thiện giống như nước. Nước thì hay làm lợi cho vạn vật mà không tranh. Ở chỗ mà người người đều chê bỏ, tức chỗ thấp. Nhờ vậy nên người thượng thiện gần với "Đạo".

So sánh sự nhu nhược và cang cường, Đạo Đức Kinh chương 76 nói rằng : Người ta khi mới sanh thì mềm yếu, khi chết thì cứng rắn. Vạn vật thảo mộc khi mới sanh thì mềm dịu, khi chết thì khô cứng. Thế nên nói rằng : Cứng và mạnh là bạn của cái chết, mềm và yếu là bạn của cái sống
( Nhơn chi sanh dã nhu nhược
Kỳ tử dã kiên cường
Vạn vật thảo mộc chi sanh dã nhu thúy
Kỳ tử dã khô tháo).
Đại ý nói rằng người Thượng thiện không tranh với ai cả, tánh tình giống như nước. Nước hay làm lợi muôn vật, nghĩa là muôn vật dùng nước để uống được, để rửa cũng được, nước chẳng những không tranh mà còn hay ở chỗ thấp, là chỗ mà người đời hay chê bỏ. Và đại ý cũng như câu "Nhu nhược thắng cang cường" hay câu "Bất tranh nhi thiện thắng".

Thật quả vậy, nếu chúng ta chẳng tranh thì ai tranh với ta. (Phù duy bất tranh, cố thiên hạ mặc năng dữ chi tranh)

Nghĩa là chỉ vì không tranh, cho nên thiên hạ chẳng ai tranh với mình.

3 . TRỰC GIÁC : Về trí hay biết thì cũng cứ theo lẽ thiên nhiên mà sanh hoạt, chớ không cầu học thức kiến văn, nghĩa là cứ hướng về nội giới, gìn giữ tâm thanh tịnh, rồi Đạo vô vi sẽ xuất phát cảm ứng với Trời Đất vạn vật mà quán triệt sự vật, Đạo Đức Kinh chương 47 nói rằng :
Không bước ra khỏi ngõ mà biết việc thiên hạ, không dòm ra cửa sổ mà hiểu Đạo Trời.
" Bất xuất hộ nhi tri thiên hạ
Bất khuy dũ nhi kiến Thiên Đạo".
Đức Lão Quân nói rằng:
Càng ra xa thì càng biết ít. Lẽ ấy nên Thánh Nhơn không tìm kiếm bên ngoài mà tự nhiên biết, không làm mà tự nhiên thành.
" Kỳ xuất di viễn
Kỳ tri di thiểu
Thị dĩ Thánh Nhơn
Bất hành nhi tri
Bất vi nhi thành ".
Đạo Giáo chú trọng cái biết "Trực Giác" của Tâm Linh siêu nhiên, chớ chẳng cầu cái biết chi li của Trí Thức, cho nên nói rằng. "Tuyệt học vô ưu".

Đức Lão Tử còn đề cập đến hai chữ "Huyền Đồng" để làm rõ thêm cái ý nghĩa "Trực Giác". Đạo Đức Kinh chương 56 nói rằng :
" Tri giả bất ngôn
Ngôn giả bất tri
Tắc kỳ đoài bế kỳ môn
Toả kỳ nhuệ, giải kỳ phân
Hòa kỳ quang đồng kỳ trần
Thị vị Huyền Đồng".

Nghĩa là kẻ biết không nói, kẻ nói không biết. Thường ngậm miệng bít mắt, bít tai, lụt cái bén nhọn, bỏ sự chia phân, hòa với ánh sáng, đồng với bụi bặm. Ấy gọi là Huyền Đồng (đồng hóa với Đạo huyền bí) tức dùng cái khiếu Trực Giác tự nhiên, Trời Đất phú cho mình để cảm ứng với Đức. "Toàn tri năng, tận thiện mỹ" mà quán triệt vạn vật đến chỗ nguyên lý, chớ không phải cái biết vạn vật chi li của Lý trí luận (La tập).

LẬP ĐỨC

Đức là năng lực ở trong tâm mà ra. Tịnh thì gọi là Tâm, động thì gọi là Đức. Hoặc nói cách khác, đức là những lý tưởng thiện mỹ mà người ta đã học hành cho đến Tâm Đắc (lý tưởng tiềm tàng trong tiềm thức) hay lý tưởng tự nhiên sẵn có trong bổn tánh, đến khi hữu sự thì biểu dương cử chỉ tốt lành. Lập đức của Nho Giáo thì tập luyện thuần thục Ngũ thường (Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín) để làm khuôn thước cho sự xử kỷ, tiếp nhơn. Đạo Giáo lại quay về nội giới Tâm linh siêu nhiên mà tìm đức, cho nên nói rằng : Người có đức thường thì Tâm trở nên hồn nhiên như đứa trẻ sơ sanh chưa biết cười (anh nhi chi vị hài) hoặc nói rằng: Thường Đức đầy đủ thì người trở lại mộc mạc. Mà muốn được tâm trạng nầy thì phải thực hiện phép thanh tịnh.
Đạo Đức Kinh chương 16 nói rằng : Hồi hướng về nội giới cho đến hư không cùng tột thì giữ được tịnh. Tịnh thì vạn vật (Thần khí chí ý) đều xuất hiện ra rồi chúng ta thấy nó lần lượt trở về căn cội. Ôi, mọi vạn trùng trùng đều trở về nguồn gốc nó thì đó gọi phục mạng, mà phục mạng là thường. Biết cái Thường (Đức Thường) là Minh. Than ôi! Người đời, nếu chẳng có cái thường ấy thì gây ra hung bạo cho mình.
" Trí hư cực
Thủ tịch đốc
Vạn vật tịnh tác
Ngô dĩ quan phục
Phù vật vàn vàn
Các phục qui kỳ căn
Qui căn viết tịnh
Thị vị viết phục mạng
Tri thường viết minh
Bất tri thường vọng, tác hung".

Đức LÃO TỬ nói rằng: Bậc toàn thiện đời xưa tinh tế nhiệm mầu, siêu huyền thông suốt. Họ sâu không thể đo được, cho nên muốn biết họ chúng ta nên mô tả dung mạo của họ như sau :

Cử chỉ cửa họ thân trọng dường như lội qua sông giá đông đặc, do dự dường như bốn bên có người dòm ngó họ, nghiêm trang dường như hầu khách quý. Tình thức của họ tan rã cũng như giá tan. Bộ tịch mộc mạc dường như gỗ chưa bào gọt. Trống không dường như hang núi. Kẻ giữ Đạo không muốn đầy, tức không cố chấp tư tưởng tạp niệm. Nhờ không ham đầy, cho nên Thiên lương không bị bế tắc. (Phỏng theo Đạo Đức Kinh, chương 15).

Người có đức thì tâm họ trở lại như xích tử chi tâm. Dung mạo họ thì như lẩn thẩn, mộc mạc. Đạo Đức Kinh chương 20 nói rằng :

Người đời thì hớn hở, như hưởng thái lao, như lên xuân đài. Riêng ta chỉ yên lặng chẳng có dấu vết chi, như đứa trẻ sơ sanh chưa biết cười rũ rượi vậy, như không biết về đâu. Nhưng riêng ta khác với người, là ta trở về với Mẹ nuôi muôn loại, tức là sống với Đạo tự nhiên.
" Chúng nhơn hi hi
Như hưởng Thái lao
Như xuân đăng đài
Ngã độc bạc hề kỳ vị triệu
Như anh nhi chi vị hài
. . . . . . . . . . .
Luy luy hề nhược vô sở qui
Ngã độc dị ư nhơn
Như quý thực mẫu ".

Thể hiện được phép thanh tịnh thì Tâm Đức trở về với vô vi, vô danh, mà hễ Tâm Đức đạt đến chỗ trí hư thì dung mạo trở về chỗ mộc mạc hồn nhiên như anh nhi chi vị hài.

DƯỠNG SANH

Ngạn Ngữ có câu : " Linh hồn thanh khiết ở trong một thể thân sức khoẻ ". Ấy vậy sự dưỡng sanh là một pháp môn trọng yếu cũng như pháp môn tu học tâm linh.
Phép dưỡng sanh cần nhứt là phải làm sao cho thân ta sanh sống với một cách điều hòa và nhập vào lẽ thiên nhiên, tức sống với một tinh thần không loạn động, một nhục thể không đau ốm.

Đạo Đức Kinh chương 10 nói rằng :
" Tải doanh phách bão nhứt
Năng vô ly hồ
Chuyên khí trí nhu
Năng anh nhi hồ
Địch trừ huyền lãm
Năng vô tỳ hồ ".

Nghĩa là làm cho hồn phách hiệp một, không để chia lìa đặng không?

Làm cho khí trở nên mềm dịu, như đứa hài nhi đặng không?

Gội rửa lòng ta cho đến mức huyền diệu mà không bợn chút bụi trần, đặng không?

Đại ý Đức LÃO TỬ đặt ra ba câu hỏi mà không giải đáp, là vì mỗi người đều có một thể chất khác nhau, cho nên mỗi người phải chọn lấy phương thức tu hành riêng . Ấy vậy nên, nếu Đức Ngài lập phương trước thì e có người lầm, mà phép dưỡng sanh nếu áp dụng không đúng thì sẽ có hại cho sức khoẻ.

Chỗ nầy, về sau phải Luyện đơn nương theo mà chú giải rộng rãi, thành một giáo pháp riêng, để cầu sự trường sanh cửu thị, nhứt là câu :
" Chuyên khí Trí Nhu, Năng Anh Nhi Hồ "

Họ chia sự hô hấp ra làm hai giai đọan là : ĐIỀU TỨC nghĩa là vận chuyển hơi thở điều hòa và ĐÌNH TỨC nghĩa là không thở bằng mủi mà chỉ hô hấp với bộ phận hô hấp bên trong. Chúng ta có nghe nói người tu theo phái Pha kia (Fakir) cũng đạt đến phép nội tức nầy nữa. Đó là cứu cánh của Pháp Môn trường sanh cửu thị.

Nhưng chúng ta không nên liều lĩnh bắt chước, nếu không có người chỉ dẫn. Bởi vì phép Dưỡng sanh nếu áp dụng không đúng mức thì có hại cho sức khoẻ như đã nói trên.

Về phép Dưỡng sanh Huỳnh Đế nội kinh có câu :
" Điềm đạm hư vô
Chơn khí tùng chi
Tinh thần nội thủ
Bình an tùng lai "

Nghĩa là giữ điềm đạm hư vô thì Chơn khí theo đó, tinh thần bền vững bên trong thì bình an sẽ đến.

Câu nầy ý nghĩa cũng như lẽ đã nói trên.
Thực hành được phép dưỡng sanh nầy thì không những mình có một thân hình sức khoẻ, một Tâm hồn sáng suốt mà thần khí có thể dung hợp thành một Pháp thân vi diệu nữa.

XỬ THẾ
Xử thế có ba điều là :
Từ
Kiệm
Bất cảm vi thiên hạ tiên.
Từ: Từ nghĩa là hiền lành biết thương người, mến vật và hay giúp đỡ mọi người, mọi vật. Chữ Từ đồng nghĩa với chữ Bác ái của Phật Giáo và chữ Nhân ái của Nho Giáo, Đạo Giáo quan niệm rằng :
"Thiên Địa dữ ngã đồng sanh, vạn vật dữ ngã đồng thể ". Thế nên kẻ học lúc nào cũng phải hòa mình với Trời Đất, vạn vật cầu sự an vui của mình theo lẽ tự nhiên, Đức Lão Tử dạy rằng: Kẻ làm lành, hay làm dữ với ta, ta đều lấy Đức mà trả lại cả (Dĩ đức báo oán).

Kiệm : Kiệm nghĩa là thiếu thốn. Chúng nhơn giành lấy cái thực, riêng ta thì cầu cái hư. Chúng nhơn tranh quyền lợi, để làm giàu sang, riêng ta thì lúc nào cũng cho là đủ. Chúng nhơn cầu lấy phước lộc, riêng ta thì thu hình về chỗ vô vi cầu sự vô tội. Đức Lão Tử nói : Trên đường danh lợi, kẻ nào tri túc thì khỏi bị nhục, kẻ nào đứng ngoài vòng tranh đua thì khỏi bị hại. Thế nên ta vui lòng chịu thiếu thốn để cầu an vui theo Đạo.

Bất cảm vi thiên hạ tiên : Bất cảm vi thiên hạ tiên nghĩa là chẳng dám tranh hơn thiên hạ. Đức Lão Tử cho rằng : Luật thiên nhiên lúc nào cũng có một sức mạnh rất thiêng, không cần tranh mà hay thắng lợi, không cần nói mà hay ứng nghiệm không cần vời mà các vật theo về, lờ mờ mà hay mưu toan (Thiên chi Đạo bất tranh nhi thiện thắng, bất ngôn nhi thiện ứng, bất triệu nhi tự lai, thiên nhiên nhi thiện mưu). Vậy đạo sĩ sống theo luật thiên nhiên, không tranh giành để giữ vẹn Tâm thanh tịnh vô vi.

Đức Lão Tử nói: "Quân Tử vi thiện nhược thủy, ủng chi khả dĩ tại sơn, khích chi khả dĩ quá tảng, năng phương, năng viên, ủy khúc tuỳ hình, cố quân tử năng nhu, nhi bất năng nhược, năng cường nhi bất cang, như thủy chi tánh dã, Thiên hạ nhu nhược mạc quá ư thủy, thị dĩ nhu nhược, thắng cang cường". Nghĩa là người quân tử tánh giống như nước, ngăn đó thì ở trên núi, hất đó thì có thể văng lên trán, nó có-thể vuông có thể tròn, hay uốn mình theo hình, cho nên người quân tử hay mềm mà chẳng yếu, hay mạnh mà chẳng cứng, cũng như tánh nước vậy. Dưới trời chẳng có vật gì mềm yếu hơn nước, vậy nên cái mềm yếu hơn cái cứng mạnh. Nước chẳng tranh, song không phải hèn nhác. Đạo Đức Kinh nói rằng: "Thiên hạ mạc nhu nhược ư thủy, nhi công kiện cường giả, mạc chi năng thắng, kỳ vô dĩ địch chi, nhược chi thắng cường, nhu chi thắng cang". Nghĩa là trong Thiên hạ chẳng có vật chi mềm yếu hơn nước thế là dùng nước để đánh đổ vật cứng rắn, chẳng có vật gì bằng nước (nước chảy đá mòn) thật yếu hơn mạnh, mềm hơn cứng.

Theo TRANG TỬ thì người có Đạo Đức gọi là Chơn Nhơn. Lại nói Chơn nhơn đời xưa không phân biệt kẻ hèn, không khinh khi kẻ khó, ở ngôi cao không kiêu, ở vị thấp không hổ khi ra không hí hởn, lúc vào không buồn tẻ, không hung hăng tập thành, khi công thành thì chẳng tự đắc. Nói tóm là buổi nào cũng giữ cái không không, chớ chẳng dùng Tâm thức mà cưỡng chế Đạo Tâm.

Câu nầy đại ý nói rằng: Thánh Nhơn không tranh hơn thiên hạ mà cứ ở chỗ thấp kém, lại còn không tự hiện, không tự thị, không tự phạt, không tự căng. Nghĩa là không tranh giành hơn thua với mọi người thì ai cùng mình tranh giành. Thánh Nhơn không tranh với thiên hạ, nhưng cứ lo ôm giữ Đạo thể, để làm gương cho đời soi sáng. Nhờ sự không tranh mà Thánh Nhơn ở ngoài muôn vật, mà chung qui muôn vật hướng về Thánh Nhơn.

Tóm lại, Học thuyết của Đức LÃO TỬ lấy vô danh làm tôn chỉ lấy vô vi làm phương tiện. Hay thì thật là hay nhưng khó phổ truyền trong nhơn gian. Bởi vì vô danh, vô vi là không không, nếu đem cái không mà giảng luận thi chúng ta không thể nói hết cái linh động thâm trầm của nó, thành thử kẻ học cứ tự tỉnh rồi Tâm Thần lãnh hội để biết mà thôi.

Chẳng những về Đạo tự tu, tự giác, Đức LÃO TỬ dùng phép vô vi mà đến luân lý cũng vậy.

Như Luân Lý học Ngài bảo rằng : Vô tranh tức bất cảm vi thiên hạ tiên và dĩ đức báo oán. Thâm ý của Ngài là cần cho mình giữ được thanh tịnh là phương pháp tối cần để giồi mài cái linh lực Trời phú cho mình được mẫn huệ.

Tôn chỉ vô danh của Đức Lão Quân chống đối với các thuyết "Hữu danh" của Đức Khổng Phu Tử. Đạo Giáo cho rằng ở trong tâm vô vi tự nhiên đã có tinh thần Nhân nghĩa rồi. Thanh tịnh thì không-không, đến khi phát động thì đó là Nhân nghĩa vậy, chớ không phải lập thuyết Nhân nghĩa "Hữu danh". Vả lại "Hữu danh" thì hữu hình, hữu hình thì có bóng tối. Biết đâu có kẻ không tốt ẩn núp dưới bóng tối của danh Nhơn nghĩa để phỉnh phờ gạt gẫm người ta, cho nên Ngài nói "Tuyệt nhân khí nghĩa dân phục hiếu từ" (Bỏ danh từ nhân nghĩa thì dân trở lại hiền từ) Đạo Đức Kinh chương 19.

Đức LÃO TỬ là người ẩn dật, không hay giao thiệp với thế sự. Nếp sống ấy đủ mô tả được một phần nào cái thuyết "Thanh tịnh vô vi" của Ngài.

Đạo Giáo là một Giáo thuyết trong Tam Giáo. Giáo Lý Đại Đạo là qui nguyên Tam Gáo. Vậy Đạo Giáo chiếm một phần quan trọng trong pháp môn "Tu tâm huyện tánh" của người Tín đồ Đại Đạo.
Nay kính
Đêm 14 rằng 15 tháng 2 Giáp Thìn
Tiếp Pháp : TRƯƠNG VĂN TRÀNG


THÍCH GIÁO LƯỢC KHẢO
BÀI THUYẾT PHÁP
Tại Thiền Lâm Tự Tây-Ninh, vía Phật Đản
Ngày 14-4 Giáp-Thìn (25-5-1964 Dl)

Kính thưa quý vị HÒA THƯỢNG
Kính thưa quý vị ĐAÏI ĐỨC
Kính thưa quý vị THƯỢNG TỌA,
Và chư vị TĂNG NI PHẬT TỬ,
Thưa quý Ngài,
Chúng tôi lấy làm vinh hạnh được thay mặt HỘI THÁNH Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Toà Thánh Tây Ninh, đến dự Lễ Phật Đản hôm nay và chúng tôi cũng thành thật cám ơn Ban Tổ chức dành cho một ít thì giờ để trình bày sơ lược Phật Pháp.

Vả lại, Giáo Lý Cao Đài qui nguyên Tam Giáo, Hiệp Nhứt Ngũ Chi thành một học thuyết Đại đồng.

Thưa quý Ngài,
Mặc dầu vậy, nhưng sở học của chúng tôi rất nông cạn. Nay đem chỗ nông cạn trình bày trước các nhà Đại đức Chơn tu thì chẳng khác nào múa búa trước cửa Lỗ Ban. Xin quý Ngài lượng thứ cho những điều sơ sót.

Theo lẽ thường muốn giải bày một Giáo pháp nào, trước hết người ta thuật sơ lược Tiểu sử của vị Giáo chủ, nhiên hậu sẽ nói đến Giáo pháp. Nhưng trong một bài thuyết pháp như hôm nay, chúng ta không thể nào giảng diễn đầy đủ chi tiết Giáo Lý nhà Phật. Ấy vậy, nên chúng tôi xin tóm lược như sau:

a) TIỂU SỬ CỦA THÁI TỬ SIDDHARTA

Đức Thích Ca Mâu Ni Phật, trước là một vị Hoàng Tử tên là Siddharta; chữ Siddharta nghĩa là vạn sự như ý.
Lên 17 tuổi, Thái Tử thành hôn với Công chúa Yosadhara, Cả hai ở trong Hoàng thành sống cuộc đời giàu sang tột đỉnh, sự vui chơi không thiếu một thứ gì, nào là cung tần mỹ nữ, yến diên linh đình. Thật là nếp sống vương giả, dẫy đầy hoan lạc. Các nhà Sử gia cho đó là thời kỳ Ngũ dục cu lạc, tức cả năm dục căn đều đươc thỏa mãn.

Và đó cũng là đọan đời sống hướng ngoại, để kinh nghiệm sự vật tự nhiên ở ngoại giới.

b) XUẤT GIA

Mặc dầu, sống trên nhung lụa vàng son, nhưng Thái Tử không được vui lắm. Phải chăng, vì cái Tiên phong, Phật cốt đã ẩn tàng trong Tâm linh sâu kín, khiến cho lòng cứu thế âm thầm thúc giục mà những thú vui phàm trần kia không thể nào xóa nhòa được. Sau khi tứ môn xuất du, Ngài trông thấy những cảnh đau khổ của chúng sanh như : Già, bịnh, chết làm cho lòng xuất gia tu hành bộc khởi.
Rồi đến một đêm kia, Ngài cùng với người đây tớ trung tín tên là Xa Nặc, vượt khỏi Hoàng thành, đi tầm Chơn Lý trong chốn thâm sơn, cùng cốc.

Thầy trò đi đến một cụm rừng kia, Ngài giao ngựa và ngọc ngà châu báu của vị Hoàng Tử cho tên Xa Nặc mang về, giao trả cho Vua cha, còn Ngài bắt đầu đi tầm Đạo. Lúc bấy giờ Hoàng Tử Siddharta nghiễm nhiên là một Thầy Sa môn đại hùng, đại lực, đại từ bi.

Sách chép rằng trong khi xuất gia tầm Đạo Ngài đi đây, đi đó rất nhiều, tìm đến các nhà Tu sĩ trứ danh thời bấy giờ để luận đạo, rốt cuộc Ngài cho Đạo của mấy vị ấy chưa đi đến cứu cánh giải thoát, Ngài bèn vào rừng Khổ Hạnh cùng với 5 vị đệ tử tu hành.

Than ôi ! Sáu năm trường, tu khổ hạnh trong rừng sâu, Ngài không dám ăn no bụng, đêm chẳng dám ngủ thẳng giấc và luôn luôn thi hành pháp môn khổ hạnh : có khi thì đứng một chưn ngoài trời nắng, có lúc thì ngồi kiết già suốt đêm dưới gốc cây mãi đến thân thể còn da bọc xương, tinh thần rất suy yếu, có lần Ngài phải ngất xỉu, nhờ có năm vị đệ tử giải cứu. Thật tinh thần quá suy nhược, thân thể quá tiều tụy mà chánh đạo chưa tầm được.

Có lẽ Ngài tự nghĩ rằng : Phép tu quá khổ khắc nầy không đem lại kết quả. Ngài bèn từ bỏ khổ hạnh lâm, đi đến bờ sông Ni liên, tắm rửa sạch sẽ, trong người mát mẻ và cảm thấy khoan khoái, rồi có hai nàng con gái chăn trâu đem dâng sữa và mật. Ăn uống xong, Ngài cảm thấy sức khoẻ, tinh thần hồi phục và sắc đẹp lần lần tươi tỉnh lại như xưa.

Từ đây, Ngài quyết không khổ khắc Nhục thân như truớc, song chẳng phải hườn tục mà quyết theo đường Trung đạo để tìm Chơn lý. Trung đạo là gì? Không quá khắc khổ, mà cũng chẳng phóng túng, tức không thái quá, không bất cập, gọi là Trung đạo.

c). - THÀNH ĐẠO

Ngài đến gốc cây Bồ Đề ngồi thiền định và nguyện rằng : Ngày nào chưa thành đạo thì không rời khỏi chỗ nầy. Lời đại thệ nguyện nầy giúp Ngài đủ nghị lực thắng phục Ma vương và đến quá nửa đêm thì Đại ngộ Chơn thánh giác.
PHỔ DIỆU KINH CHÉP RẰNG : Trong khi ngồi lặng dưới gốc cây Bồ Đề. Bồ Tát trải qua 4 bậc thiền định là :

1- Ý đã thanh tịnh, vị chi nhứt thiền
2- Tỉnh nhiên thủ nhứt chuyên tâm bất diệt, vị chi nhị thiền.
3- Lòng đã bình-tĩnh, thấy rõ Chơn tướng mọi sự vật, vị chi tam thiền.
4- Tâm không y thiện, không phụ ác, không khổ, không vui, bình thản như không, tịch nhiên bất biến, vị chi tứ thiền.

Đó là Đạo vô vi cứu thế.

Ngài còn hồi ức các việc kiếp trước như : Từ hiếu, nhân nghĩa, lễ tín, đã từng trung chánh thủ thân, hư tâm học Thánh. Là sáu bậc vô cực nhu :

            Bố thí
            Trì giới
            Nhẫn nhục
            Tinh tấn trí huệ
            Làm những việc từ bi hỉ xả.
            Tùy thời phổ hóa quần linh,
            Thật công phu ấy không uổng vậy.
            Theo sách Phạn ngữ lúc bấy giờ.

            1 - Bồ Tát thông tỏ các việc kiếp trước.
            2 - Trừ khử các Ác căn trong lòng.
            3 - Lý hồi Thập nhị nhơn duyên là cái lưới giam hãm Chúng sanh trong vòng sanh tử.
            4 - Phát minh Tứ Diệu Đề là phép mầu giải khổ.

Tóm lại đời sống của Thích Ca Mâu Ni Phật chia ra ba giai đoạn :

- a) 29 năm sống với một cuộc đời Vương giả là thời kỳ Ngũ dục cu lạc, lại cũng là thời kỳ hướng ngoại tìm hiểu lẽ tự nhiên của sự vật bên ngoài Vũ trụ.

- b) Sáu năm khổ hạnh trong rừng sâu là thời kỳ hướng về Nội giới để tìm hiểu lẽ huyền nhiệm của Tâm linh siêu nhiên.

- c) Bốn mươi lăm năm truyền giáo phổ hóa quần sanh đến 80 tuổi thì viên tịch vào Niết bàn là cảnh an nhàn cực lạc.

d) Giáo Lý

Thuyết pháp lần đầu tiên, Phật nói Tứ-Diệu-Đề là : Khổ đề, Tập đề, Diệt đề và Đạo đề.
1. - Khổ đề : Chúng sanh trong vòng sanh tử thì khổ triền miên, nhưng tóm lại mà nói thì có Bát khổ:
1 - Sanh khổ
2 - Lão khổ
3 - Bịnh khổ.
4 - Tử khổ.
5 - Cái gì không ưa mà phải hợp là khổ.
6 - Cái gì ưa mà phải lìa xa là khổ.
7 - Cái gì muốn mà không được là khổ.
8 - Cái gì không muốn mà phải gần gũi là khổ.
Nói Tóm lại chúng sanh sống triền miên trong ngũ trược là khổ.

2. - Tập đề : Nguyên nhơn của sự khổ là tham sống, tham sướng, tham giàu, vì tham mà phải Luân hồi. Tại sao? Bởi vì trong lúc tham sống cho Nhục thân, ngược lại, Nhục thân bị chết thì cái lòng tham sống ( Tham sống nhưng không phải tự diệt. Trái lại phải di dưỡng nhục thân với những phép vệ sanh, cần có sức khỏe để học tập cho đến viên mãn công đức.) ấy giục thúc người ta phải lo tạo một Nhục thân khác, để sống cho vừa lòng tham. Thế nên nói rằng : Tham sống là một hột giống sanh kiếp Luân hồi. Hoặc nói ràng có tham thì có sân, có sân thì có si. Tham, sân, si, cũng là nguyên sanh kiếp Luân hồi.

3. - Diệt đề : Muốn hết khổ thì phải tiệt diệt tất cả lòng tham dục, khiến cho Tâm thanh tịnh vô vi thì tự nhiên thấy Phật Tánh.

4. - Đạo đề :
            Đạo diệt khổ tức Bát-Chánh-Đạo :
            1. - Chánh kiến : Trông thấy ngay thẳng
            2. - Chánh tư Duy : suy nghĩ ngay thẳng.
            3. - Chánh ngữ Nói năng ngay thẳng.
            4. - Chánh nghiệp : Làm việc ngay thẳng.
            5. - Chánh mạng : Mưu sanh ngay thẳng.
            6. - chánh tinh tấn : Mong thiến ngay thẳng.
            7. - Chánh niệm : Tưởng nhớ ngay thẳng.
            8. - Chánh định : Ngẫm nghĩ ngay thẳng.

Trong Bát-chánh-đạo có hai Pháp môn quan trọng hơn hết là: Chánh kiến và Chánh định. Chánh kiến nghĩa là trông thấy ngay thảng tức Tri kiến Phật. Mà muốn được tri kiến Phật phải thực hành Chánh định cho đến viên mãn.

Vả lại, sự vật ở đời không có thực thể. Chúng nó do nhơn duyên hiệp mà sanh, mãi đến khi Nhơn duyên tan thì tử. Sách Phật gọi đó là ảo hóa và đó cũng là cái yếu lý: Vô thường, vô ngã của nhà Phật. Ấy vậy nên kẻ hành giả phải dám nhìn thẳng vào sự thật của sự vật, tìm kiếm cái chơn tướng của nó; chớ chẳng khá nhận lầm cái ảo hóa. Sách Phật cho rằng nhận cái ảo hóa là Chơn tướng của sự vật là cái nhận thức của chúng sanh, và nếu theo cái ảo hóa mà hành động thì gây ra nhơn quả: Mà nhơn quả là nguyên nhơn sanh kiếp Luân hồi. Thế nên kẻ không học phải vượt qua những ảo hóa của sự vật, tìm đến chơn tướng của nó, biết được như thế gọi là Giác. Trái lại thì là mê, mà Giác là Phật, mê là chúng sanh.

VÔ THƯỜNG VÔ NGÃ

Chúng tôi xin trích lục một chuyện Vua Di-lan-da (Trích lục trong quyền Triết học Đông phương của Nguyễn Đăng Thục) (Mémandra) hỏi Na-Tiên như sau, để minh chứng thuyết Vô thường vô ngã.
            - Bạch Thượng Tọa: Tên Ngài là gì?
            - Người ta gọi Bần Tăng là Na-Tiên, Cha mẹ đặt tên như vậy.
            - Na-Tiên là ai ? Đầu cổ, thân thể, tứ chi có phải Na-Tiên chăng ?
            - Tâu Kim Thượng : Không phải.
            - Khổ, vui, thiện ác, nhan sắc, có phải Na Tiên không?
            - Tâu Kim Thượng : Không phải.
            - Vậy Na-Tiên là gì?
            - Na-Tiên bèn hỏi lại nhà Vua :
            - Nay có người gọi chiếc xe, chiếc xe là gì?
            - Gọng, cốt, bánh, vành, thùng có phải xe chăng ?
            - Không phải.
            - Những tiếng khua động, im lặng có phải chăng?
            - Không phải.

Tâu Kim Thương :
- Người ta hiệp các vật liệu lại thành một vật mà người ta gọi là chiếc xe, cũng như đầu, cổ, thân thể, tứ chi, hơi thở, tiếng nói hiệp thành một người, một cá thể mà thôi. Kỳ thật tên chiếc xe, hay tên Na-Tiên đều là danh từ trống rỗng. Vì thế nên nói rằng : Sự vật ở đời là vô thường vô ngã.

Thế mà chúng sanh vì mê lầm ngộ nhận những ảo hóa ấy là chơn tướng rồi theo đó mà hành động. Sự hành động nầy càng nhiều thì nó càng nhận chìm mình vào trong luật nhơn quả, luân hồi, sanh tử, tử sanh không biết đâu là bờ bến. Đó là nguyên nhơn thất chơn Đạo trầm khổ hải. Đức Thích Ca Mâu Ni Phật tuyên bố rằng : "Ngài tìm bịnh của chúng sanh để cho thuốc" mà thôi, chớ không bàn luận việc xa xôi.

BỊNH CHÚNG SANH LÀ GÌ ?

Bịnh ấy là luân hồi sanh tử, mà nguyên nhơn sanh kiếp luân hồi là thập nhị nhơn duyên kể như sau :
            1. - Vô minh
            2. - Hành
            3. - Thức
            4.- Danh sắc
            5. - Lục nhập
            6. - Xúc
            7. - Thụ
            8. - Ái
            9. - Thủ
            10. - Hữu
            11. - Sinh
            12. - Lão, Tử.

Kể xuôi thì như thế, nếu lật ngược lại mà nói : Từ lão, tử đến Vô Minh, mặc dầu nói xuôi, hay kể ngược, chúng ta cũng thấy cái Đại nhơn duyên sanh kiếp Luân hồi là Vô minh. Nay muốn khám phá tuyệt trừ nghiệp Vô Minh thì phải dùng phép Chánh kiến, nghĩa là trông thấy ngay chánh, mạng danh là Tri-Kiến-Phật, cũng như chúng ta dùng cái sáng để trị cái tối. Sáng càng thêm thì tốiâ càng bớt, mãi đến hoàn toàn sáng thì hết tối, cho nên nói rằng :

" Mê là chúng sanh, giác là Phật".
Có điều nên nhớ là tuy nói tuyệt trừ hết nghiệtp Vô Minh thì ngộ giác, nhưng Vô minh là một nhơn duyên trong số 12 nhơn duyên; ấy vậy nên muốn tuyệt trừ Vô minh thì phải ý hội cả 12 nhơn duyên cũng như dùng Chánh kiến để trừ Vô minh nhưng cũng phải ý hội cả Bát-chánh-đạo thì mới thông đạt cái Đại lý của Vô minh.

Đại để Phật pháp là thế, nhưng Đức Thích Ca thường hay tùy khả năng của kẻ học, mà giảng để khai thị cho họ, thành thử, trong 45 năm truyền giáo, Ngài để lại không biết bao nhiêu giáo pháp; vì mỗi câu của Phật nói, về sau người ta giảng diễn thành một Pháp môn tu tập. Nhơn đó mà Phật pháp trở nên minh mông bao la như rừng, như biển.

TÓM LUẬN:
Nay Đức Thượng Đế qui nguyên Tam Giáo, Hiệp nhứt Ngũ Chi thành một nền Tân tôn giáo, mạng danh là "Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ". Ấy vậy, nên trong học lý Cao Đài Đại Đạo, Phật Giáo chiếm một phần quan trọng trong phép tu tâm dưỡng tánh siêu nhiên.
Sở dĩ chúng tôi cùng hai chữ "siêu nhiên" vì Phật Pháp vốn cao xa huyền nhiệm. Muốn thể hiện giáo pháp nầy chúng ta phải vượt lên trên những ảo hóa của sự vật bên ngoài Vũ trụ, cũng như những ảo hóa của tâm lý bên trong nội giới. Kẻ hành giả phải thể hiện kỳ được cái tâm hư vô tịch diệt thì mới có thể khám phá và tuyệt trừ được nghiệp Vô minh như : Ngã tướng, Pháp tướng chẳng hạn, Tâm linh được thanh tịnh vô vi thì Tâm linh trong sáng. Mà hễ Tâm linh trong sáng thì mới thấy tánh bản nhiên Trời phú cho người (Minh tâm Kiến tánh).

Vả lại, tánh Bản nhiên ấy là ngưồn Thiên lý, là mạng Trời ngự trị nơi người, và là con đường chánh đạo đưa người trở về với Thái Cực Thánh Hoàng, cho nên kẻ hành giả giác ngộ được tánh ấy thì có thể hòa mình với các động lực nguyên thỉ của Vũ trụ, sanh sống bình đẳng với muôn loài vạn vật, bởi vì vạn vật dữ ngã đồng thể và họ có thể cảm thông với Đức Thượng Đế mà biết được cái nguyên lý hóa dục muôn loài vạn vật.

Có người nói Tam Giáo mỗi mỗi đều có Giáo pháp riêng qui điều giới luật riêng, vậy làm thế nào mà qui nguyên hiệp nhứt?

Chúng tôi xin lược giải như sau, âu cũng là một dịp cởi mở những điều thắc mắc.

Nguyên Tam giáo Đạo nào cũng lấy Tâm tánh làm căn bản cho sự tu học. Mà muốn thâm nhập vào Tâm tánh thì phải dùng Vô vi Pháp. Đại để như :


Nho Giáo dạy rằng : "Vô-tư-giả, vô-vi-giả, tịch-nhiên bất động cảm nhi toại thông Thiên hạ chi cố ". Không nghĩ, không làm, im lặng, không động, đến lúc cảm thì suốt thông mọi lẽ trong Thiên hạ. Sách Luận Ngữ nói rằng : Đức Khổng Phu Tử có 4 cái vô : Vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã. Cũng có nhiều chỗ nói rằng : vô ngã, vô dục.

Đạo Giáo nói rõ hơn, chính Đức Lão Tử là vị Giáo chủ sống một cuộc đời ẩn dật. Đó đủ minh chứng vô vi pháp thực hành. Đạo Đức Kinh có câu: Vi-vô-vi, sự-vô-sự, vị-vô-vị. Lại nói : Thánh nhơn vô công, vô kỷ, vô danh.

Phật Giáo Đức Thích Ca bỏ Hoàng cung vào tu khổ hạnh trong rừng sâu. Ấy là thực hành Đạo vô vi. Bát nhã Tâm kinh có câu: Vô sắc, vô không, vô ngã, vô thường, vô pháp, vô tranh, vô định, vô tướng vân vân .

Tóm lại Tam Giáo đều dạy Vô vi pháp để giải thoát khỏi cái thân ô trược, hẹp hòi. Đó là chỗ mà Tam Giáo đồng nhứt lý. Cổ Nhơn nói rằng : "Đồng nhứt trong cái sai biệt".

Đời Tống bên xứ Trung Hoa, các nhà Nho thường bảo nhau rằng : Vào ra cửa Phật cửa Lão trước, rồi sau sẽ tham khảo Kinh truyện (xuất nhập Phật, Lão phản cầu lục Kinh).

Còn ở Việt Nam thì từ Đinh, Lê, Lý, Trần đều lấy Tam Giáo qui nguyên, làm nền tảng quốc học; còn ở ngoài nhơn dân thì người ta thờ cúng Tổ Tiên, tụng kinh Phật và tin tưởng luật nhơn quả Luân hồi. Thế thì sự Tam Giáo qui nguyên đã có từ ngàn xưa nhưng ngày nay Đức THƯỢNG ĐẾ lấy đó làm Giáo lý của ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ thì Tam Giáo lại thêm một phần linh động thâm trầm sâu kín và nhờ Đức tin ấy đôn đốc chúng ta phải thể hiện Tâm pháp nầy với một tư cách thành tâm thiện chí.

Thử hỏi tại sao Đức THƯỢNG ĐẾ không biệt lập một Giáo Lý lại qui nguyên Tam Giáo hiệp nhứt Ngũ chi?

Vả lại, Tam Giáo Ngũ Chi đã phổ truyền trong nhơn loại, nay Đức THƯỢNG ĐẾ qui nguyên Tam Giáo, hiệp nhứt Ngũ Chi, là cố ý thức tỉnh mọi người nhớ lại rằng : Tôn giáo hiện hữu, tuy cókhác nhau về hình thưcù, về danh từ. Nhưng bên trong thì Tôn giáo nào cũng có thờ một Đấng Cao cả, trượng trưng Đấng Chúa tể Càn Khôn thống trị vạn vật. Và đó cũng một cách bày tỏ cho Nhơn loại hiểu rằng cả loài người tuy khác nhau về màu da, sắc tóc, tiếng nói, song tựu trung cả loài người đều là con cái của Đấng Tạo Hóa.

Thiết tưởng cả loài người nhìn nhau là có một Cha thì cái lẽ tương thân, tương ái sẽ thực hiện. Thiên Hạ thái bình là lời cầu nguyện hằng ngày của người Tín Đồ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

Nay kính
     Home                 1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét