Ð là tâm không chuẩn
đích, mà chuẩn ấy là Ðạo vậy.
Muốn khỏi hổ cùng trời
đất, khỏi thẹn với cỏ cây, người quân tử phải nương theo Ðạo mà thi hành. Ðạo
là cái khuôn khổ, là con đường để noi theo đặng hành động cho chánh đáng đối
với lẽ phải của người mà Tạo hóa đã phú cho tánh linh hơn vạn vật.
Nói theo lẽ
Ðạo thì lòng được trong suốt, càng học đạo càng biết sửa mình, không thể sai
lầm được nữa.
Bậc vua chúa, kẻ quan
quyền hay hàng dân thứ, hễ đạt được lẽ mầu nhiệm của Ðạo, sửa mình cho ra bậc
quân tử, khi bình tỉnh để tâm tự xét, thường thấy mình có ý khuynh hướng về
những điều thanh cao thoát tục mà bất mãn về những nỗi hèn hạ nhỏ nhen của thế
tình nhân sự.
Ðời có Ðạo, tức là có kỷ
cương trật tự, người quân tử đều ra ứng dụng, đem cái hay cái biết của mình mà
thật hành cho đời nhờ. Vì đó mà được chúa Thánh tôi Hiền, muôn dân cảm mến, nên
cần mẫn chơn chánh, biết lo nghĩa vụ giữ liêm sĩ. Trong nước trên thương dưới,
dưới kính trên, vắng trộm cướp, khỏi luật hình, vì quốc dân đặng bảo bọc giúp
đỡ cho có nghề sanh nhai. Ðường không lượm của rơi, nhà không đóng cửa, ấy là
đời thạnh trị của Nghiêu Thuấn vậy.
Ðời không Ðạo, tức là kỷ
cương rối loạn, kẻ gian nịnh lộng quyền. Vua không chánh, tôi chẳng ngay, người
quân tử chẳng lẽ không giữ cái khí tiết trong sạch, cùng ra chen vai với đám
tiểu nhơn, nên tự lui bước để sửa mình. Vì đó mà luân thường điên đảo, tà chánh
bất phân, mối nước chinh nghiêng, muôn dân đồ thán, ấy là đời ly loạn của Kiệt
Trụ vậy.
Tóm lại, cái chủ đích học
vấn của người là đem cái đức sáng suốt của Trời phú cho mà sửa mình trong sạch
hoàn toàn, phải lắm công phu, bền chí, hay xét mình, biết người biết ta, cái
kết quả mới chắc chắn. Trong bốn công việc chánh: Tu, Tề, Trị, Bình của Khổng
giáo, việc tu kỷ là quan trọng nhứt. Nhưng khi được thành công, những hạng quân
tử là phần tinh hoa của nhơn loại, các triết lý cao siêu họ đều thông hiểu,
Tánh tình cao khiết, hành động đoan trang, họ yêu đời tha thiết thương dân
chúng nồng nàn, lấy hạnh phúc của người làm của mình, coi người khổ như mình
khổ. Chỗ phải Ðạo thì tới, nơi vô đạo thì lánh xa, xem công danh như dép rách,
nhắm phú quí tợ bèo trôi, sắc đẹp chẳng động được lòng, cảnh nguy không thay
được chí.
Ðó là những bậc đáng làm
kiểu mẫu cho đời, có thể dìu dắt nhân sanh trên con đường tấn hóa.
Xưa nay những trang mẫn
thế ưu thời, những bậc tài cao học rộng chẳng thiếu chi, nhưng đạo đức không
dồi dào, nghĩa nhân không đầy đủ, nên cái kết quả hành vi của họ đối với xã hội
quốc dân vẫn lắm mờ hồ.
Thật đáng tiếc!
HUỆ GIÁC
TÌM CHƠN-LÝ
(Tài liệu trích
trong Bán Tuần Báo DUY-TÂM
số ra ngày Chúa
Nhựt 25 Juillet 1948)
"CẢ QUỐC DÂN HÃY ÐỒNG LÒNG LẤY THIÊN LƯƠNG SÁNG
SUỐT LẤP CẠN NGUỒN ÐAU KHỔ CỦA GIỐNG NÒI THÌ HẠNH-PHÚC MỚI MONG GẦY DỰNG."
Theo thói thường ở đời thì
giàu sang vinh hiển, cửa rộng nhà cao, ai cũng ham, nhưng nếu chẳng noi theo
Ðạo mà được thì người quân tử không màng.
Chòi tranh vách lá, áo
mỏng đêm đông, ăn bữa sớm lo bữa chiều, ai cũng lánh, nhưng nếu chẳng do theo
Ðạo mà cho khỏi, thì người quân tử thà cam trong cảnh cơ-hàn.
Xem công danh như mây nổi,
coi phú quí tợ bèo trôi, đó là tánh tình của người quân tử vì họ đã được cái
sáng suốt của Thiên lý nên việc gì trái với nghĩa, nghịch với nhân họ không
làm.
Phú quí thì hành động theo
phú quí, bần tiện thì hành động theo bần tiện, tùy theo thời thế và cảnh ngộ mà
đối đãi với mọi người; giàu chẳng bợ, khó chẳng khinh, người quân tử lúc nào
cũng an phận mà vui thú. Lên cao xuống thấp tự mình điều khiển lấy thân, người
quân tử chẳng để một mảy chi nhơ-bợn đến tinh thần cao khiết của mình đặng. Gặp
lúc gặp thời thì đem đức sáng tài hay của mình đặng phụng-sự thiên-hạ giúp nước
trị dân khó nhọc chẳng từ, gian nan không quản. Danh chẳng màng, chỉ màng nơi
cứu cánh của việc làm; lợi chẳng ham, chỉ ham thật hành được nghĩa vụ. Nếu chưa
gặp thời để ứng dụng tài đức thì đành cam lui bước, ẩn chốn lâm tuyền, bạn cùng
non nước.
Ðức KHỔNG TỬ xưa châu-du
thiên hạ cho tới già, vì không gặp được chúa biết dùng để sửa đời trị nước,
KHƯƠNG-THÁI-CÔNG là ông câu nơi sông Vị, NINH THÍCH chăn trâu ở Ngao Sơn, BÁ LÝ
HỀ xin ăn nơi đất Chất, đều là những bậc cao, sẵn ôm tài tế thế trong mình,
nhưng chưa gặp thời nên cam vất vả. Nếu gặp chúa xứng đáng, biết dụng nhơn, xem
phải đạo minh quân lương tể, thì cái chí hướng của người quân tử đã đạt. Nhưng
công thành thì thân thối; cái thích của họ là sự gầy dựng của mình đã được hoàn
thành lấy sự vui của muôn dân làm phần thưởng cho mình, chớ không cần phú quí
vinh hoa của người đền đáp.
Bởi vậy, khi làm cho nên
nước Ngô rồi thì TÔN-VÕ-TỬ ẩn sĩ từ quan, giúp Việt Vương được nghiệp cả trùng
hưng thì PHẠM-LÃI dạo chơi Ngũ Hồ, gầy dựng xong cho Lưu-Bang thì
TRƯƠNG-TỬ-PHÒNG ẩn chốn núi non, vui cùng tứ hạo. Những bậc vĩ-nhân ấy là cái
tinh hoa của trời đất để làm gương mẫu cho đời. Cái chí lập quốc cứu dân của họ
sánh với bực Thần Tiên, mồi danh bả lợi không lay chuyển được. Có khi lại dám
liều cả tánh mạng để cho đời biết chí cao thượng của mình như GIỚI-TỬ-THÔI đời
chiến quốc! Chúng ta xem qua cái tiết-tháo của người xưa đáng kính phục là
dường nào!
Khi TẤN-VĂN-CÔNG là
TRÙNG-NHĨ chưa gặp thời, còn lánh nạn nơi đất Vệ thì chúa tôi từng trải nhiều
nỗi gian-lao khổ sở. Một hôm thất lạc vào rừng, lương thực thiếu hụt, Trùng Nhĩ
đói quá đi không nổi. Một người trung thần là GIỚI-TỬ-THÔI cắt thịt vế trái mình,
nấu một tô đem dưng cho Trùng-Nhĩ. Trùng-Nhĩ thấy thịt nóng, ăn ngon lắm, mới
hỏi: Chỗ nầy làm sao có thịt?, TỬ-THÔI thưa rằng: "Tôi thường nghe con
thảo hết mình thờ cha, tôi ngay liều mình thờ chúa, nay Chúa-công đói lòng nên
hạ-thần cắt thịt trái vế mà dưng cho Chúa-công đỡ dạ. Trùng Nhĩ rơi nước mắt mà
than rằng: "Kẻ nạn nhân này làm hại
cho ngươi biết bao, ta lấy chi báo đáp ơn người cho xứng".
Sau TRÙNG-NHĨ gặp thời về
nước kế vị cho cha, lấy hiệu là TẤN-VĂN-CÔNG. TẤN-VĂN-CÔNG muốn thưởng những người
chịu nhọc với mình trong buổi phiêu lưu nên đại hội quần thần, luận công ban
chức. Ai ai cũng có phần, trừ ra GIỚI-TỬ-THÔI vì vắng mặt nên Văn-Công quên
lửng!!!
Số là trước ngày phong
thưởng, TỬ-THÔI lóng nghe bọn quần thần nhóm nhau, giành lộc tranh công, lấy
làm hổ-thẹn chung, nên vào trào cung hạ có một lần, rồi từ đó về sau cáo bịnh ở
nhà, dệt chiếu mà nuôi mẹ già.
Có người thấy TỬ-THÔI
không được ban thưởng, nên tới nhắc TỬ-THÔI, TỬ-THÔI chỉ cười mà không đáp. Mẹ
già nghe vậy bảo con rằng: "Mầy chịu
nhọc nhằn mười chín năm, lại cắt thịt trái vế cho vua ăn, nay sao không nhắc
lại đặng hưởng chút công hầu, chẳng hơn dệt từ chiếc chiếu hay sao?"
TỬ-THÔI liền thưa: "Thưa mẹ, TẤN-HẦU
là người hiền đức đặng thiên hạ ấy là lòng Trời khiến, mà quần thần lại giành
công chác lợi, con rất hổ ngươi, thà cam trọn đời dệt chiếu. Chẳng dám lấy sức
Trời làm công mình". Mẹ TỬ-THÔI lại nói rằng: "Mầy hay làm người liêm-sĩ, ta há chẳng ham làm mẹ kẻ liêm sĩ hay
sao?" TỬ-THÔI cả mừng, bèn cõng mẹ lên Miêng-Thượng cất lều trong kẹt
núi mà ở, cỏ làm áo, trái làm cơm!
Khi TẤN-VĂN-CÔNG hay đặng,
dẫn quan quân đến nơi tìm kiếm cả ngày mà không thấy. Có người bày chước đốt
rừng cho TỬ-THÔI sợ mà ra, nhưng TỬ-THÔI một lòng sắt đá, hai mẹ con ôm nhau
chịu chết thiêu trong kẹt núi.
Người đời sau thương
TỬ-THÔI có làm bài thơ rằng:
Mười chín năm tròn lận đận kinh!
Chơn trời góc biển khắp linh đinh!
Chú nài cắt vế vua no dạ,
Chẳng muốn cầu danh mẹ thỏa tình!
Miêng-Thượng
khói ùn lừng tiết-khí,
Giới-sơn trăng dọi rạng trung thành!
Ngày nay cấm lửa buồn hàn-thực,
Hơn đốt nhang tàn giấy đỏ xanh!
Sánh với hạng tiểu nhơn vụ
lợi thì hành vi lại trái hẳn. Hạng tiểu nhơn thì trời nào cũng phải, chúa nào
cũng nên, khéo nịnh hót, giỏi cúi lòn miễn lộc cả quyền cao, ngoài ra chẳng kể
đến vận nước thạnh suy, lòng dân thương ghét. Bề ngoài họ cũng làm bộ thương
nước thương dân để lừa dối bề trên mà bên trong thì họ lo cho đầy túi tham là
đủ! Xưa biết bao vua chúa dùng lầm hạng tiểu nhơn mà phải chịu xã-tắc
khuynh-nguy, muôn dân đồ thán.
Ai có đọc MẠNH-TỬ, cũng để
ý đến câu chuyện vợ chồng nước Tề.
"Nước Tề có một người cùng ở chung với hai vợ.
Mỗi ngày anh chồng thường ra ngoài, khi trở về thì có vẻ say sưa no đủ. Vợ lớn
hỏi ăn uống với ai thì chồng nói với những bạn giàu sang, toàn là người có tên
tuổi; Vợ lớn đem lòng nghi, nhơn khi luận bàn với vợ lẽ rằng: Chồng ta nói đi
ra ngoài, đồng bàn với hạng người phú quí, mà ta chưa tầng thấy ai lại nhà
chơi, vậy ta sẽ tìm biết sự thật coi thế nào?
Một bữa kia vợ lớn thức dậy sớm, lén theo dấu ông
chồng, đi khắp trong vùng không thấy người nào cùng nói chuyện với. Sau thấy
anh chồng đi ra mé thành phía đông chỗ mồ mả người ta cúng tế, xin lấy đồ cúng
thừa mà ăn; ăn chưa đủ lại tìm nơi cúng tế khác mà xin ăn nữa. Ấy cái đạo no
say của anh chồng là như thế!
Vợ lớn trở về bảo vợ lẽ
rằng: "Chồng ta là người ta phải
trông nhờ vào suốt đời, mà nay như thế thì còn trông cậy nỗi gì? Rồi hai chị em
cùng ôm nhau tủi thẹn khóc than! Thế mà anh chồng chưa biết sự mình đã bại lộ,
cũng cứ hớn hở tự ngoài đi vào, kiêu căng tự đắc với hai vợ!"
Ðó là câu chuyện bịa đặt
của Mạnh-Tử.
Nhưng đời nầy cũng có lắm
kẻ hay cầu cạnh lấy hư danh và bã lợi, cũng có những hành động đê tiện để tủi
nhục đến vợ con chẳng khác chi người nước Tề kia vậy.
Hai thái độ trái ngược của
hạng người nầy và GIỚI-TỬ-THÔI, khiến cho chúng ta suy nghĩ đến sự nên hư của
thời cuộc mà đau lòng!
Nếu đời còn ly loạn, nước
còn đảo huyền, quốc dân còn chịu khổ sở lầm than là do xã hội Việt-Nam còn dẫy
đầy những hạng tham vàng bỏ nghĩa, dám vì chút lợi mà quên lấy thân, như miếng
ăn chẳng hạn!
Tiểu nhơn thắng thì quân
tử phải thối, bức tranh đời vẫn còn cho chúng ta thấy bao nhiêu cảnh đau đớn
chua cay, thì ách nước nạn dân chưa vội chấm dứt đặng.
Ngày nào tiếng trống
giác-mê, hồi chuông cảnh tỉnh có đủ mãnh lực dìu dắt bước đường của phần đông
theo bước đường đạo đức; ngày nào trên con đường thống nhứt giang sơn, quốc dân
Nam những kẻ có trách nhậm lớn nhỏ trong xã hội thấy lợi nghĩ đến nghĩa, thấy
nguy nghĩ đến dân, tận tụy vì bổn phận, bỏ hẳn nhơn cách đáng khinh, theo
Thiên-lương sáng suốt, đồng một lòng làm cho cạn nguồn đau khổ của giống nòi,
trụ lại một quốc hồn mạnh mẽ, thì ngày ấy chủ-nghĩa dân-chủ mới rạng soi,
hạnh-phúc quốc-dân mới mong mỏi!
HUỆ-GIÁC
PHẦN THI VĂN của ÐỨC CAO THƯỢNG SANH
Trong phần nầy chúng tôi
sưu tập các bài thi của Ðức Ngài làm lúc còn sanh tiền. Ða số các bài thi nầy
trích từ Ðặc san Thông Tin của Cơ Quan Phát Thanh Phổ Thông Giáo Lý Tòa Thánh
Tây Ninh. Thường thì Ðức Ngài lấy bút hiệu là Huệ Giác.
MINH CANG LIÊM
KHIẾT
Dầu Ðạo hay Ðời muốn trọn nên,
Minh cang liêm khiết gắng công rèn.
Sạch trong chặc giữ phàm ra Thánh,
Chánh trực nhuần trau tục hóa Tiên.
Trí dũng ngàn năm gương tạc để,
Nghĩa nhân muôn thuở sử bia truyền.
Lánh vòng danh lợi là phương pháp,
Bốn chữ vẹn gìn hưởng phúc duyên.
HUỆ GIÁC
(Trích Thông Tin số 8,
ngày 12/7/1970)
THƯƠNG NGƯỜI KHÁC
THỂ THƯƠNG THÂN
Thương người nào khác thể thương ta,
Nhơn loại thờ chung một Ðấng Cha.
Bác ái làm phương vơi nỗi khổ,
Từ bi dụng chước tạo tâm hòa.
Tránh điều đố kỵ gây thù hận,
Lập chí tương liên vững nước nhà.
Ðã quyết tu hành theo Ðại Ðạo,
Nương nhau dìu đến Hội Long Hoa.
HUỆ GIÁC
(Trích Thông Tin số 9, ngày
27/7/1970)
ÐÊM KHÔNG NGỦ
Ánh nguyệt lờ mờ nửa phiến lu,
Ra vào trằn trọc suốt đêm thâu.
Mấy màu trời vẽ tranh ly loạn,
Ngàn dặm mây che cảnh mịt mù.
Gió phất thoảng đưa hồn tử sĩ,
Súng gào nhặc bước gót chinh phu.
Chạnh tình non nước tình đau xót,
Nghe tiếng quyên than những gợi sầu.
HUỆ
GIÁC
(Trích Thông Tin số 10, ngày 11/8/1970)
ÐẠO ÐỜI TƯƠNG ÐẮC
Ðạo Ðời muốn vẹn nét hồn nhiên,
Chung sức vì dân lúc biến quyền.
Nương Ðạo, Ðời thêm vui phúc trạch,
Cứu Ðời, Ðạo mới phỉ lòng nguyền.
Vun bồi cội ái, Ðời hưng thạnh,
Xây đắp nền nhân, Ðạo thống truyền.
Ðạo dụng từ bi, Ðời dụng đức,
Ðời nên vị Thánh, Ðạo ngôi Tiên.
HUỆ GIÁC
(Trích Thông Tin số 10, ngày 11/8/1970)
TỰ THUẬT
Tuồng đời nhàm trải vẻ đai cân,
Tòng bá chọn nơi Ðạo gội nhuần.
Hẩm hút muối dưa
an phận khó,
Thung dung ngày tháng đắp nền nhân.
Nương thuyền độ khách qua bờ giác,
Luyện tánh tầm chơn dứt mộng trần.
Gắng khổ quyết tâm lo giải khổ,
May duyên kịp buổi hưởng hồng ân.
HUỆ GIÁC
(1958) (Trích
Thông Tin số 12, ngày 10/9/1970)
Cô THẤT- NƯƠNG cho
thi
Bạc tình chi lắm hỡi ai ôi!
Bảy tháng chung vui đã mất rồi.
Khi hứng trăng thơ khi gió sách,
Ðèn khuya nay luống một mình thôi.
ÐỨC THƯỢNG SANH
họa nguyên vận
Phải nào bạc bẽo hỡi em ôi!
Vì phận nghĩa kia xử khó rồi.
Tuy chẳng gần nhau như buổi trước,
Lòng kia quyết giữ đến cùng thôi.
(Trích Thông Tin số 13, ngày 25/9/1970)
(Chú Thích:
Bà Thất Nương lúc mới đến, xướng họa thi phú với ba vị Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc
và Cao Hoài Sang thì bà xưng là Tứ Muội và gọi các vị trên là Ðại Ca, Nhị
Ca và Tam Ca)
VỊNH NGƯ ÔNG
Trời
nước nghêu ngao một chiếc thuyền,
Thú
câu gẫm lại thú thần tiên.
Nhắp
cần thao lược dò sâu cạn,
Nương
sợi kinh luân sửa mối giềng.
Vinh
nhục lánh vòng tai rửa sạch,
Gió
trăng nặng túi cảnh vui riêng.
Khề
khà rượu Thánh qua ngày tháng,
Tránh
chốn phồn hoa tránh lợi quyền.
HUỆ GIÁC
(Trích Thông Tin số 13, ngày 25/9/1970)
VỊNH TIỀU PHU
Gió
mát trăng thanh lộc bốn mùa,
Ðổi
cơm ra sức khỏi tiền mua.
Con
rìu lưng giắt tài xông lướt,
Lợi
thế tai ngơ nỗi được thua.
Rượu
cúc rừng tòng quen thú cũ,
Khóm
mai cụm trước bạn ngày xưa.
Sạch
lòng lê hoác hằng no ấm,
Mặc kẻ cầu cao thế sự đua.
HUỆ GIÁC
(Trích Thông Tin số 13, ngày 25/9/1970)
GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG
Việt
Chủng vì chưng rõ gốc nguồn,
Ðua nhau lễ giỗ Ðức HÙNG VƯƠNG.
Tiền
nhân bố đức khai cơ nghiệp,
Hậu
đại nhớ ơn dựng thổ cương.
Văn
Hiến tạo nền còn chói rạng,
Lạc
Hồng roi giống há khinh thường?
Hềm
đang tranh chấp chia bờ cõi,
Cầu
nguyện Bắc Nam hiệp nhứt phương.
HUỆ GIÁC
(Trích Thông Tin số 26,
ngày 20/4/1971)
Cô ÐOÀN NGỌC QUẾ cho thi
Nỗi
mình tâm sự tỏ cùng ai,
Mạng
bạc còn xuân uổng sắc tài.
Những
ngỡ trao duyên vào ngọc các,
Nào
dè phủi nợ xuống tuyền đài.
Dưỡng
sanh cam lỗi tình sông núi,
Tơ
tóc thôi rồi nghĩa trúc mai.
Dồn
dập tương tư oằn một gánh,
Nỗi
mình tâm sự tỏ cùng ai.
Ông CAO HOÀI SANG họa
Nửa
chừng xuân gãy tủi thân ai,
Nông
nỗi nghĩ thôi tiếc bấy tài.
Ngọc
thốt dám bì trang tuấn kiệt,
Vàng
rơi riêng chạnh khách chương đài.
Những
ngờ duyên thắm trao phòng bích,
Hay
nỗi xương tàn xủ giậu mai.
Một
giải đồng tâm bao thuở nối,
Nửa
chừng xuân gãy tủi thân ai.
(Trích Thông Tin số 28, ngày 19/5/1970)
Ông CAO HOÀI SANG xướng
Sầu
dài ngày vắng dễ chi vui,
Toan
tính thâu đêm ruột rối nùi.
Ngược
gió thuyền đầy cơn gió dập,
Xuôi
dòng nước lớn giạt bèo trôi.
Bước
đường danh lợi thêm gay trở,
Ngảnh
lối tang thương luống ngậm ngùi.
Lần
lựa xuân hè năm tháng lụn,
Thôi
thôi đến thế, thế thì thôi.
Cô ÐOÀN NGỌC QUẾ họa
nguyên vận
Chung
tình đoạn gánh khó làm vui,
Lần
gỡ chưa xong chỉ rối nùi.
Lời
hẹn xưa còn vầng nguyệt rạng,
Hương
thề nay thả giữa dòng trôi.
Kim
rời cải rụng lòng ngao ngán,
Ðá
nát vàng phai dạ ngậm ngùi.
Một
khối tuyền đài tình khó dứt,
Ráp
gương kiếp khác quyết chờ thôi.
Ngày 4/8/Ất Sửu (dl.
21/9/1925)
TÂM SỰ
Chất
mối sầu tư ruột nát bầm,
Thời
thôi đành phải giả làm câm.
Thiệt
thòi cam chịu mình đau xót,
Tranh
cạnh để chi kẻ hiểu lầm.
Hắc
bạch phú cho vầng nhựt nguyệt,
Thị
phi chờ thoát bóng quang âm.
Sóng
trần bể khổ mây mờ mịt,
Nghĩ
nỗi gần xa lệ ứa dầm.
THƯỢNG SANH tự HUỆ
GIÁC
(Trích Thông Tin số 29,
ngày 2/6/1971)
TỰ THÁN
Công
trình gầy dựng Thất Tây Ninh,
Bằng
địa sóng xao khiến rập rình.
Tà
mị phàm rung rinh Thánh chất,
Mùa
màng sâu phá hoại hồn kinh.
Xưa
Tòa Thánh dập dìu lai vãng,
Nay
Bửu Ðình hiu quạnh lụy nhìn.
Thương
Ðạo mến Thầy xin sớm liệu,
Cộng tâm chung trí chớ làm thinh.
ÐỨC CAO THƯỢNG PHẨM
HỌA VẬN
Dập
dìu nào buổi Thất Tây Ninh,
Hiu
quạnh hôm nay ngó rập rình.
Trước Ðiện
lai rai ba chú Ðạo,
Sau hiên meo mốc mấy pho Kinh.
Rừng xơ vẻ thắm chim khôn đỗ,
Cảnh
cũ màu xanh khách biếng nhìn.
Rường
cột Ðạo mầu bao thuở dựng,
Sụt
sùi để bước khó làm thinh.
ÐỨC CAO THƯỢNG
SANH
CẢM PHI LONG CÔNG CHÚA
Giềng
mối giữ an phận liễu bồ,
Dặm
ngàn xa phải chịu thân cô.
Phiền
gan ngẩn chạnh tình chăn gối,
Ứa
lệ buồn trông bước Hớn Hồ.
Duyên
nợ vẹn đền toan dạ gắng,
Hận
thù chung trả trọn lòng thờ.
Phiên
thành tạc để danh trung hiếu,
Ðiên
đảo khiến rời rã tóc tơ.
HUỆ GIÁC
(Thuận nghịch đọc) (Trích
Thông Tin số 36, ngày 14/9/1971)
HOÀI HỮU
(gởi bạn THUẦN ÐỨC)
Xa
xuôi chiều ngóng mấy vầng mây,
Thắt
thẻo dường như nhạn lạc bầy.
Vắng
khách cảnh còn xơ xác quạnh,
Chờ
người sầu vẫn chập chồng xây.
Chuông
ngân luống nhắc lời giao ước,
Trống
giục càng mong buổi hiệp vầy.
Ðợi
bạn thuyền từ chưa tách bến,
Nhớ
nhau xin cạn chút niềm tây.
HUỆ GIÁC
19/12/Kỷ Hợi (dl.
17/1/1971) (Trích Thông Tin số 37, ngày
28 /8/1971)
HỌA VẬN
Xuôi
ngược thêm buồn hội nước mây,
Trời
sương ảm đạm nhạn kêu bầy.
Mơ
hồn hồ điệp đêm trăng lạnh,
Thương
cái dã tràng bãi cát xây.
Năm
tháng chưa phai lời ước hẹn,
Tẻ
vui còn nhớ buổi sum vầy.
Chỉ
vì lan tất không duyên hợp,
Mảng
đứng bờ đông vọng bến tây.
THUẦN ÐỨC
Ông BẢO PHÁP (THUẦN ÐỨC)
gởi lên Ngài THƯỢNG SANH
(HUỆ GIÁC)
CẢM THUẬT
Tuy
xa nguồn Ðạo tác phong còn,
Trăm
giũa ngàn mài một tấm son.
Thuyền
sớm ra khơi quày lại bến,
Chim
chiều bạt gió hướng về non.
Trông
lui chưa toại công ti tí,
Nghĩ
tới buồn cười chuyện cỏn con.
Cúi
ngửa giữ cho lòng khỏi thẹn,
Mặc
ai toan bóp méo ra tròn.
HỌA
NGUYÊN VẬN
Còn
sống đâu quên nhiệm vụ còn,
Bến
mê độ khách tạc lòng son.
Tuồng
Ðời đã trải nhiều đau khổ,
Nợ
Ðạo toan đền rạng nước non.
Nhường
nhịn gắng qua cơn khảo lớn,
Ngược xuôi mong vững chiếc thuyền con.
Ơn Trên xây chuyển xin cầu nguyện,
Hòa hiệp đệ huynh nghĩa vẹn tròn.
HUỆ
GIÁC
7/12/1959
MƯA THU
Tịch
mịch mây bay cuốn bóng thiều,
Trời
thu ướt át cảnh buồn hiu.
Canh
thâu rúc rắc mưa tuôn nhặc,
Ngày
vắng xơ rơ gió thổi vèo.
Sương
phủ rừng thiền cành lá đổ,
Gương
mờ cung quế mảnh trăng treo.
Lầu gần
đêm vẳng hồi chuông điểm,
Chạnh
nỗi niềm riêng ruột chín chiều.
HUỆ GIÁC
ÐỨC CAO THƯỢNG PHẨM giáng
cơ
Ðổi
tục về Tiên sắc đượm nhuần,
Rưới
chan cho khắp giọt hồng ân.
Rừng tòng thanh nhã say mùi Ðạo,
Bể khổ mênh mang vớt khách trần.
Linh dược đầy bầu là cội ái,
Kinh
luân nặng túi ấy nguồn nhân.
Buồm
trương lái vững chờ sông Lệ,
Ðưa
chiếc thuyền Sen dựa đảnh thần.
(Trích
Thông Tin số 97, ngày 26 /4/1974)
CAO
THƯỢNG SANH họa nguyên vận
Hứng
giọt nhành dương đã gội nhuần,
Sao
cho xứng đáng hưởng Thiên ân.
Lóng
chuông cảnh tỉnh tan niềm tục,
Dìu
khách phồn hoa lánh bể trần.
Từ
ái là nền xây cảnh trí,
Nâu
sồng luyện tánh đắp non nhân.
Xôn
xao bến huệ trương buồm hạnh,
Mượn
sức huyền linh đến bến thần.
ÐỨC
THƯỢNG SANH đến thăm ÐỨC HỘ PHÁP
bị
đồ lưu 5 năm, mới về Tòa Thánh ngày 4 tháng 8 Bính Tuất (dl. 30/8/1946)
CẢM
TÁC
Nhành
lá rừng tòng đã điểm tươi,
Còn
non còn nước lại còn người.
Xa
nhà bỏ lúc thương pha hận,
Gặp
bạn nầy khi khóc lộn cười.
Nguồn
Ðạo xưa trông đôi cảnh nghịch,
Thuyền
từ nay lướt một dòng xuôi.
Trời Nam thử điểm trang tân sử,
Ðổ lệ cùng nhau gượng để lời.
HUỆ
GIÁC
HỌA
NGUYÊN VẬN
Sắc
son nhuộm tánh đượm màu tươi,
Hay
dở khen chê để miệng người.
Ðày
đọa xét thân không hổ thẹn,
Sang
vinh nghĩ phận quá buồn cười.
Vó
kỳ từng trải đường nguy hiểm,
Cánh
hộc quen chiều gió ngược xuôi.
Ước
trả mảy may ơn xả tắc,
Nợ
muôn đền một kể chi lời.
ÐỨC
HỘ PHÁP
LUẬT
PHÁP CHƠN TRUYỀN
Thánh
giáo bảo tồn thất ức niên,
Nhờ
nơi Luật Pháp hiệp Chơn Truyền.
Tuân
hành đúng mức đường tu vững,
Tự
tác sai chiều bước Ðạo nghiêng.
Lướt
khổ đã mong hồi cựu vị,
Gieo
nhân há để vướng tà quyền.
Thiên
điều tại thế nên tôn trọng,
Vẹn
phận ngàn thu hưởng phúc duyên.
CAO THƯỢNG SANH
(Trích Thông Tin số 101,
tháng 7/1974)
TỨC SỰ
Lui
tới kinh thành lối ngựa xe,
Ðỉnh
chung xạo xự ngán như chè.
Giọng
kình tỉnh thế lay hồn bướm,
Tiếng
quốc gào hôm động giấc hòe.
Chẳng
thích buộc ràng nơi gác tía,
Chỉnh
ham thong thả chốn rừng tre.
Chí
mong lánh khỏi vòng nhân sự,
Muôn
dặm đường Tiên chắp cánh sè.
HUỆ GIÁC
(Trích Thông Tin số 102, ngày 14/7/1974)
Ông BẢO PHÁP Nguyễn Trung
Hậu
Ðạo hiệu THUẦN ÐỨC Qui
Tiên.
ÐIẾU BẠN
BẢO PHÁP CHƠN QUÂN đã lánh
trần,
Nương
về cựu vị cảnh đài vân.
Trường
đời tuy vắng hình tri kỷ,
Cửa
Thánh còn mơ dạng cố nhân.
Nhớ
tiếc đức tài trau vẹn đủ,
Chạnh
thương tà chánh định cân phân.
Bao
nhiêu công khó vun nền Ðạo,
Kim
Khuyết xin tròn hưởng huệ ân.
HUỆ GIÁC
(Trích Thông Tin số 102, ngày
14/7/1974)
THUẦN ÐỨC về Tiên đã thảnh
thơi,
Tấm
thân bảy thước trả cho đời.
Túi
văn Ðạo Ðức đành chôn chặt,
Ngọn
bút thần cơ vội gãy rơi.
Trêu
thảm ngậm sầu khi thức ngủ,
Mưa
chiều nắng sớm lệ đầy vơi.
Mấy
năm hội hiệp ngàn năm biệt,
Bạn
hỡi hồn linh chứng mấy lời.
CAO THƯỢNG SANH
(10/9/Tân Sửu -
1961)
KHÓC NGÀI BẢO VĂN PHÁP
QUÂN
Nhìn
lại Trung Tông cảnh đượm sầu,
CAO
QUÂN VĂN PHÁP có còn đâu.
Dìu
đời cửa Thánh đương mong đợi,
Thoát
tục non Tiên vội đến chầu.
Ủ
dột rừng tòng xơ xác cảnh,
Rơi
tan khối ngọc sụt sùi châu.
Lời
vàng trau đổi từ đây dứt,
Giấc
mộng họa chờ gặp gỡ nhau.
Ðã
từng cực nhọc đắp nền nhân,
Chưa
toại ước mong vội lánh trần.
Ðau
khổ trả xong trường thế sự,
Nghiệp
công ghi tạc chốn Ðài vân.
Tiếng
cầm ấp lỗ đương êm ái,
Ngọn
bút thần cơ đã đoạn phân.
Vì
Ðạo mấy muơi năm tận tụy,
Nghìn
thu lưu mãi nét tinh thần.
THƯỢNG SANH CAO
HOÀI SANG
(Trích Thông Tin
số 103, ngày 23/7/1974)
TIỄN HÀNH
hai vị CHỨC SẮC đi truyền
Ðạo MIỀN BẮC và TRUNG
Chia
đường tạm biệt buổi hôm nay,
Ði,
ở dường khêu mối cảm hoài.
Trời
Bắc gắng khua chuông cảnh tỉnh,
Cõi
Trung gìn giữ trí anh tài,
Soi
gương đạo nghĩa nêu tâm chánh.
Dìu
dắt phồn hoa trải tiết ngay,
Non
nước sẵn cầm tay tạo khách,
Ra
công cho xứng phận làm trai.
HUỆ GIÁC
TIỄN HÀNH KHÂM TRẤN ÐẠO
BIÊN HÒA
Giáo Sư Thượng Cảnh Thanh.
Rồi
đây Khâm Trấn bước lên voi,
Ðáo
nhậm Biên Hòa thấy có mòi.
Bổn
Ðạo hoan nghinh vang tiếng trống,
Ðồng
bào tiếp đón dội hơi còi.
Noi
gương Thánh đức tiền nhân nối,
Truyền
giáo Cao Ðài hậu thế roi.
Bốn
biển như nhà quân tử chí,
Công
thành danh toại đáng vàng thoi.
HIẾN PHÁP TRƯƠNG
HỮU ÐỨC
HỌA VẬN
Hành
Ðạo đâu cần dụng ngựa voi,
Miền
Ðông Khâm Trấn đã nên mòi.
Kinh
luân rộng mở vun nền Thánh,
Hòa
ái bền giao nhặc tiếng còi.
Gắng
chí độ đời danh tạc để,
Tận
tâm dìu chúng sử truyền roi.
Công
thành Thiên vị thêm cao trọng,
Hơn
được vàng cân nặng mấy thoi.
CAO THƯỢNG SANH
THI
Dòng
trôi người của cũng tiêu đồng,
Tự
tỉnh trường tu gắng để công.
Bờ
giác lần theo vầng nguyệt rạng,
Bến
mê dập tắt mảnh hương nồng.
Ðạo
mầu sớm học noi gương Thánh,
Ðảnh
túy sau vui dựa nệm Bồng.
Giành
giựt mà chi rồi phủi sạch,
Tuồng
đời nhìn thấy những đau lòng.
CAO THƯỢNG SANH
(Trích Thông Tin
số 113, ngày 23 /12 /1974
THI XUÂN
Thanh
thoát rừng thung tiếng gió ngàn,
Muôn
hồng ngàn tía báo Xuân sang.
Xung
xăng khóm liễu khoe cành biếc,
Hớn
hở vườn mai điểm nhụy vàng.
Chan
rưới ân hồng Trời đổi sắc,
Phô
trương cẩm tú đất thay màn.
Thái
bình chung hưởng cầu trăm họ,
Ðời
Ðạo trùng hưng trọn vẻ vang.
CAO THƯỢNG SANH
(Trích Thông Tin
số 116, ngày 7/3/1975)
KHUYẾN TU
Trước
làm Tiên Phật phải làm người,
Muốn
đặng làm người chẳng phải chơi.
Bác
ái ví chưa tròn bước Ðạo,
Từ
bi đâu vẹn chí thương Ðời.
Mùi
trần dầu thoát bao vòng lụy,
Bể
khổ còn qua mấy dặm khơi.
Trau
rạng lòng son sanh chúng độ,
Thênh
thang nương bóng ngọn đèn Trời.
HUỆ GIÁC
(1948) (Trích
Thông Tin số 98, ngày 16/5/1974)
ÐIỆU SONG THANH
Xẩn
bẩn trời mơi kế xế chiều,
Sầu
đâu chất ngất cứ đeo theo.
Xa
nhà bát ngát lòng trông mãi,
Quạnh
cảnh xơ rơ trí nghĩ nhiều.
Lách
tách mưa thưa đêm bứt rứt,
Bùi
ngùi trống gióng tiếng đìu hiu.
Âm
thầm tự sự ai hay biết,
Lật
bật đông phong tối thổi vào.
CAO THƯỢNG SANH
(15/11/1958) (Trích
Thông Tin số 98, ngày 16/5/1974)
TRÒ ÐỜI
Thế
thường khinh nghĩa trọng tiền tài,
Hễ
thấy hơi đồng chực mó tay.
Không
bạc túi, dầu tròn cũng méo,
Sẳn
tiền lưng, thật dở ra hay.
Tham
vàng hại chúng đời ly loạn,
Cứu
khổ dìu người Ðạo chuyển xoay.
Nhắn
kẻ tu hành nên vẹn phận,
Ðừng
mê của quấy, đọa hình hài.
HUỆ GIÁC
(4/3/Canh Tuất - 1970) (Trích
Thông Tin số 98, ngày 16/5/1974)
AI ÐIẾU BẢO ÐẠO
Cỡi
hạc anh đà tách dặm tây,
Từ
nhau oằn oại gánh tình nầy.
Muôn
lằn sóng thảm nơi trần tục,
Ngàn
dặm bước nhàn tách gió mây.
Cõi
thọ anh nương theo huệ bóng,
Thân
phàm em trẻ chịu chia bầy.
Vui
buồn sớt thảm ơn xưa tạc,
Càng
nhớ càng sầu khó giải khuây.
PHẠM HỘ PHÁP
HỌA NGUYÊN VẬN
Hoàng
hôn ác lặn xế non tây,
Cách
trở xui chi cảnh thảm nầy.
Ðộ
chúng xưa từng chia gánh khổ,
Lìa
trần nay vội tách đàng mây.
Rừng
thiêng ngắm chạnh nhà chinh bóng,
Ðảnh
túy buồn trông én tách bầy.
Lau
lụy ít hàng xin kỉnh điếu,
Tình nồng bao thuở dạ đâu khuây.
CAO
THƯỢNG SANH


Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét