Pháp Chánh Truyền - Tòa Thánh Tây Ninh (Phần 12)

Tái Cầu: THÁI BẠCH
Ðại hỉ ! Nhiều điều mầu nhiệm của Ðạo còn thiếu sót lắm... Cười....Những điều ấy chư Hiền Hữu biết đâu mà lập cho đặng; mà lập quyền hành gì mà lập cho đặng ? Hại thay, nếu chẳng có những cơ mầu nhiệm bí mật ấy thì chẳng thành Luật. Nếu chẳng thành Luật thế nào đặng thành Ðạo... Cười.!...

Lão sẽ tâu cùng Ðại Từ Ðại Bi, xin thêm vào LUẬT những điều bí mật yếu trọng ấy.
Vậy chư Hiền Hữu cũng phải cầu khẩn với Lão nội hạ tuần tháng nầy thì khởi nguyện. 
Về lại nhà                                  [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13]

Dặn các Thánh Thất, các Ðạo Hữu phải để lòng thành khẩn nguyện, hiệp sức làm một với Lão mà nài xin Thánh-Luật nghe à... Cười !
            Ðạo đã thành, Ðạo đã mạnh, cho đến đỗi trái CÀN KHÔN này dở hổng lên khỏi ngất mấy từng, làm cho các Tôn Giáo  đã lập  thành trên  mặt  địa cầu  nầy  phải  kinh
khủng sợ sệt... Cười !...
            Chư Hiền Hữu cầm trọn nhơn loại vào tay, Lão hỏi có chi quý trọng mạnh mẽ bằng chăng?... Hay.!...
Hễ Ðạo trọng thì tức nhiên chư Hiền Hữu trọng. Vậy thì chư Hiền Hữu biết trọng mà lo sửa vẹn người đời. Từ đây Lão hằng gìn giữ chư Hiền Hữu hơn nữa, nếu thoảng Lão ép lòng cầm quyền thưởng phạt phân minh là cố muốn giồi giá trị của chư Hiền Hữu thêm cao trọng nữa. Vậy Lão xin đừng để dạ phiền hà nghe.!...
Thượng Trung Nhựt bạch trả lời câu hỏi của Lý Ðại Tiên về sự CƠ BÚT:
 . Chẳng phải vậy gọi là chắc chánh trị; muốn thế nào đặng thế ấy. Nhứt là quốc gia chư Hiền Hữu còn dưới quyền Chánh Phủ Lang-Sa cai trị, Lão tưởng chẳng nói thì chư Hiền Hữu cũng đủ hiểu, mấy đứa nhỏ là mấy Tướng Soái, Thầy lập thành Ðạo. Vậy cứ tuân y theo lời Lão dặn, nếu muốn chắc nữa cứ đem tên chúng nó cả thảy là mười lăm đứa với Mỹ Ngọc mà tuyên bố cho cả quốc gia biết thì đủ.
   Nhưng Lão dặn thêm một điều nầy là cả thảy mấy em chẳng phải phò loan đặng huyền diệu hết. Như kể ra thì có ba cặp mà thôi, còn các cặp khác phải cẩn thận cho lắm vì Thần chúng nó không đủ trọn mà cầm tánh mạng nhơn sanh hay là ngăn ngừa tà ma quỉ mị xung nhập nghe à.!
Viễn Thanh, đến ngày nay Hiền Hữu cũng chưa có Thiên phục há ! Cười.... mà cũng vì Hiền Hữu chưa cố công hành Ðạo đó nữa, Lão cám ơn Hiền Hữu.
Thượng Trung Nhựt, những mấy miếng Thiên Nhãn Hiền Hữu cũng nên thâu nạp cho đẹp lòng Thầy... Cười.!...
CHIÊU khẩn vái thường ngày ăn năn sám hối, lo tận tâm cùng chư Hiền Hữu hành Ðạo.
Thầy xin Lão tha, song tha sao cho tiện, nếu chẳng giữ nghiêm, Ðạo phải loạn. Lão chẳng tha, nhưng mà Thiên Nhãn chư Hiền Hữu thâu dụng đặng cho thuận theo Thánh ý, lại cũng chỉ rõ cho đời hiểu rằng chư Hiền Hữu đã mang hàm oan buổi trước vậy.
Lão dạy để Luật nơi  Ðại  Ðiện  trọn đêm  nay, mai hai vị Chưởng Pháp phải cầu cơ cho Lão giao lại. Chư Hiền Hữu đặng đầy ơn Thầy. Lão rất cám ơn lắm đó.!
     
Về điểm này sau Đức Hộ-Pháp có giải thích:
           “Buổi ba vị Chánh-Phối-sư Dâng Luật, Hộ Pháp và Thượng-Phẩm phò-loan cho Đức Giáo Tông sửa (13 tháng chạp năm Bính-Dần). Ngài có truyền dạy ba vị Đầu Sư và Chưởng Pháp phải ngự trên ngai; đoạn đòi ba vị Chánh Phối-Sư vào hành lễ, rồi kêu Chánh-Phối-Sư Thượng Tương-Thanh mà dạy rằng “Hiền-Hữu coi Lão hành-sự đây mà bắt chước”.
- Ngài lại dạy ba vị Chánh-Phối-Sư mỗi người phải dâng Luật thế nào cho đủ sáu bàn tay dâng Luật ấy, chẳng nên cho hở, đặng dâng lại cho Đầu-Sư.
Đầu-Sư cũng phải cho đủ sáu bàn tay mà dâng lên cho Chưởng-pháp;
- Rồi Chưởng-Pháp cũng đủ sáu bàn tay mà dâng lên cho Ngài.
           Khi ấy Ngài dạy phải đi ngay lên Đại-điện đưa qua khỏi đầu Hộ-Pháp và Thượng-Phẩm. Ngài hạ Ngọc-Cơ xuống dưới, đặng đi ngang qua cho khỏi Ngài nữa (1) (Hay!) Chưởng-Pháp tiếp LUẬT rồi, lại đưa ngay qua khỏi đầu Khương-Thái-Công và Thánh Chúa Jésus nữa. Sau Hộ-Pháp có để lời than cùng Thầy về điều ấy, thì Thầy cười mà phán dạy rằng “Mắc Tiên-vị của Thái-Bạch còn ở dưới Thích-Ca, Khổng-Tử và Lão-Tử, bằng chẳng vậy thì bộ LUẬT cũng đi ngang qua đầu các Đấng ấy nữa, vì nó là THIÊN LUẬT đó con! (2)
           Bộ Tân-Luật để trước Tiên-vị của Đức  Giáo-Tông
một ngày một đêm cho Ngài xét đoán; bữa sau Ngài giáng cơ than rằng: “Thiên-điều mầu-nhiệm của Đạo còn thiếu sót lắm” Ngài cười rồi nói tiếp “những điều ấy chư Hiền Hữu biết đâu mà lập cho đặng”. Hại thay! Nếu chẳng có cơ mầu-nhiệm bí mật ấy, thì chẳng thành Luật; nếu chẳng thành Luật, thế nào thành Đạo. Ngài cười rồi tiếp “Lão tâu cùng Đại-Từ-Phụ xin thêm vào Luật những điều bí-mật yếu-trọng.
           Ấy vậy chư Hiền-Hữu cũng phải cầu-khẩn với Lão, nội hạ tuần tháng này thì khởi nguyện, dặn các Thánh Thất, các Đạo-hữu phải để lòng thành-khẩn; hiệp sức làm một với Lão mà nài xin Thánh-Luật, nghe à! (Cười!).
           Ngài liền kêu hai vị Chưởng-pháp lên lấy bộ LUẬT xuống đặng dâng qua cho Hiệp-Thiên Đài, lại dạy Hộ Pháp và Thượng-Phẩm xuống Cửu-Trùng-Đài đứng nơi vị mình. Hộ-Pháp thì bắt ấn Hộ-Pháp trấn trên bộ Luật, còn Thượng Phẩm thì cầm Long-Tu-phiến che trên ấn ấy, rồi dạy hai vị Chưởng-Pháp như vầy “Ta kỳ cho một tháng phải nạp Luật”.
           Hai vị Chưởng-Pháp lãnh kiểm-duợt Luật trong một tháng đem nạp hồi cho Lý Giáo-Tông; rồi Ngài mới cậy hai vị Đầu-Sư thay mặt cho Ngài, đệ lên Hiệp-Thiên Đài dâng cho Hộ-Pháp cầu Thầy giáng xuống sửa lại. Nhờ Ngài và Hội Thánh cầu-khẩn, Thầy đã giáng bút truyền các BÍ-PHÁP  ấy cho Hộ-Pháp (3)  
           Coi theo đây thì thấy rõ: Đức Giáo-Tông kêu Chánh Phối-sư Thượng-Tương-Thanh xem người hành-sự đây mà bắt chước, thì đủ chỉ rõ rằng: Ngài ban quyền hành-sự trọn vẹn cho Chánh-Phối-Sư lại buộc cả ba đều để sáu bàn tay vào cho đủ, tức là buộc cả ba hiệp một mới đặng.
           Đầu-Sư cũng vậy, mà Chưởng-Pháp cũng vậy, phải hiệp một mới phù-hạp câu Thánh-ngôn “Một thành  ba  mà
ba cũng như một”.
          Sao lại giao cho Chánh-Phối-Sư chỉnh-đốn TÂN LUẬT ? Ngày sau có phải giao cho Chánh Phối-Sư như vậy nữa chăng ?
          - Trên kia đã nói: Chánh-Phối-Sư là người thay mặt cho cả nhơn-sanh giữa Hội-Thánh, ấy là người làm chủ nhơn-sanh trong nền Đạo (4), hễ gọi là chủ nhơn-sanh ấy là nhơn-sanh vậy.   
           Đức Lý dạy tiếp “Đạo đã thành, Đạo đã mạnh, cho đến đỗi trái càn-khôn này dở hổng lên khỏi ngất mấy từng, Chư Hiền-hữu cầm trọn nhơn-loại vào tay, Lão hỏi có chi quí trọng mạnh-mẽ bằng chăng?
           
Ngày: 14-12-Bính Dần (Lundi 17 Janvier 1927)

THÁI BẠCH.
            Hỉ chư Ðạo Hữu, Nhị Ðạo Muội, Lão rảnh sẽ nói chuyện nghe. Khai môn.
          Lão đương quyền là Giáo Tông, ngặt nỗi Lễ chức chưa có đặng giao LUẬT lại.Vậy Lão cậy nhị vị Hiền Hữu     

 Chú thích:
(1) Hay ! Ấy là lời khen của Đức Lý
(2) Cái giá-trị của Tân-Luật dường đó, mà cả Hội-Thánh coi rẻ rúng chẳng kể, làm cho Lão phải từ ngôi Giáo-Tông, đặng lấy Thiên-điều khảo tội. Ôi thôi!Biết bao kẻ đoạ lạc Phong-đô vì đó
 (3) Mừng thay cho nhân-loại chút ít rồi. Hội-Thánh chơn truyền Tân-Pháp đã đạt đặng như phép “Giải oan”, phép “khai sanh-môn, Ban kim-quan”…lại còn nhiều Bí-pháp nữa mà Hộ Pháp chưa có lịnh truyền và lại bị chúng sanh và Hội Thánh còn mờ-hồ không nạp dụng. Ngày nay chẳng biết các Đấng Thiêng-liêng là chư Thần, Thánh, Tiên, Phật tại Bát Quái-Đài đã…làm cho các Tôn-giáo đã lập thành trên mặt địa cầu này phải kinh-khủng, sợ sệt. Cười !
Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt, thế giùm chức ấy, lên Ðại Ðiện phò Luật, đặng giao Hiệp Thiên Ðài cho Hộ Pháp (Thượng Sanh vắng mặt)... Một ngày bỏ làm việc, chẳng đặng sao há ?
Hộ Pháp, Thượng Phẩm nghe dạy: Nhị vị Hiền Hữu lên bàn đứng theo phẩm mình đợi LUẬT đến, bái tiếp rồi Hộ Pháp bắt ấn tay mặt của Hộ Pháp mà để trên chồng Luật ấy. Còn Thượng Phẩm thì lấy cây quạt mà che trên. Nhị vị Chưởng Pháp khi tọa vị rồi đến Ngai bái thì hai người phải bái lại như lúc hành lễ hôm qua.

Chú Thích:
… thọ lịnh của Thầy mà hành-pháp vì thuộc về quyền-hành của các Đấng ấy, ngày nay mới tính sao? Trong các Bí-pháp có cơ mầu-nhiệm đắc Đạo, bây giờ các Đấng ấy có cho hay là không ? Thảm! (cười!) nếu Lão có phương chỉnh đốn nền Đạo lại thì đặng, bằng chẳng vậy, thì không có một người đắc Pháp, Cửu-Trùng-Đài cũng đã yểm quyền Bát-Quái Đài mà chớ!. Thật vậy đó chút” Ấy là cơ vô-vi: TINH- KHÍ -THẦN hiệp nhứt, chư Hiền-Hữu có biết à! Ngọc là TINH, Thượng là KHÍ, Thái là THẦN, nếu cả ba không hiệp thì chẳng hề thành Đạo đặng mà chớ !        
 (4) Đây cũng nên giải vì cớ nào kể từ phẩm Chánh-Phối-Sư trở xuống thuộc về THẾ, nghĩa là ĐỜI và từ phẩm Đầu-Sư đổ lên thuộc về THÁNH, nghĩa là ĐẠO, bên Hiệp-Thiên-Đài cũng có Đời và Đạo, mà Bát-Quái-Đài cũng phải có vậy, mới nhằm cơ hiệp một Đời cùng Đạo. Tức là trong Đạo có Đời, mà trong Đời cũng có Đạo. 
       (5) Có việc chi phải cầu cơ? Bạch-Ngọc-Kinh có Đại-hội cải Luật cho buổi Tam-kỳ Phổ-Độ. Đức Lý Đại-Tiên có trọng trách lớn, nhiệm-vụ lớn, bận vấn đáp chơn-lý Tam-Kỳ lo cứu độ chúng-sanh, ngày ngày phải có mặt nên không thể giáng cơ để tiếp xúc với trần thế mà chỉ dạy được. Chư Đạo-hữu chớ khá khi lịnh mà xem thường. Đợi đến ngày đầu năm mới sẽ gặp lại.       
            Hộ Pháp khi đưa Luật thì nói: Kỳ một tháng nạp lại. Ngọc Lịch Nguyệt dạy em bắt ấn Tý, khai môn cho hết thảy chúng sanh xem; vì là LUẬT TRUYỀNTHẾ ai cũng như nấy.
4 - Thành Tân-Luật
*Ngày 8-1 Tân-Mão. Đức Lý giáng cơ cho biết:
      Đại hỉ! Đại hỉ! Lão đã nói Đạo đã lập thành, vậy cây cờ chơn chánh đã vững gốc đặng làm biểu-hiệu cho cả chúng sanh dòm lấy đó mà đến nơi Bạch-Ngọc-Kinh, nghĩ mà mừng, mà hễ mừng thì lại càng thêm giận lẫn vào trong.
        Thượng-Trung-Nhựt! Lão đã nói, mà Thầy cũng đã nói trước rằng: Khi thành Đạo, nghĩa là khi “TÂN-LUẬT” phát hành thì trong hàng Môn-đệ may lắm còn lại nửa phần, trong đám Thiên-phong nhiều kẻ e còn bị trục-xuất thay! Thầy vì lòng Từ bi can-gián Lão, bằng chẳng Lão đã dụng hình-phạt mà răn những kẻ giả dối ấy và nay là ngày Đại Lễ của Chí-Tôn, nhiều kẻ cầu Đạo không đáng dung nạp, nhưng mà Từ-Bi biểu Lão ân xá, nên toàn thâu không đuổi ai hết.Ban phước cho cả chư Đạo-hữu, chư Đạo muội.
           Chư Đạo-muội khá hội đủ mặt ngày nạp LUẬT đặng Lão ban “THIÊN PHỤC” .
*Trọng-yếu của TÂN LUẬT:
Là người giữ Đạo phải biết “giữ Ngũ giới-cấm và Tứ đại điều-qui”.
      Nhất là về Thế-Luật ở điều thứ ba là:
      “Phải giữ TAM CANG NGŨ THƯỜNG là nguồn cội của Nhơn-đạo:
- Nam thì hiều-đễ, trung-tín, lễ-nghĩa, liêm sĩ.
- Nữ thì Tùng phu, Tùng phụ,  Tùng  tử  và  Công, Dung, Ngôn, Hạnh”.
         “Trong Tân-luật ấy Chí-Tôn định cho Ngũ-Giới Cấm, Tứ Đại Điều Qui và trong ấy cốt yếu bảo-vệ TAM CANG NGŨ THƯỜNG của toàn thể con cái của Ngài. Thật ra cái Thiên-Luật của Ngài mà Ngài đã để trong tâm não con cái của Ngài:
           Đây là vấn-đề căn-bản của Nhơn-đạo nên trong Thánh-ngôn Hiệp-tuyển: Thầy dạy Nữ-phái biết trọng Tam Tùng Tứ Đức, Nam-phái Tam Cang Ngũ Thường. Hễ Nhơn-đạo thành thì là phù-hạp Thiên-đạo, nghe à!” (TNI/ 101)

Tân Luật đã gồm trọn Tam giáo:
            Nay Thầy đã quyết-định:“Tân-Luật đã gồm trọn  Tam giáo mà ba Cựu luật của Tam-giáo hiệp nhau thì cũng như một, nghĩa là “TÂN LUẬT”.Vậy một mà thành ba, mà ba cũng như một. Chẳng luật-lệ thì là trái phép, mà trái phép thì thế nào vào Bạch Ngọc-Kinh cho đặng. TÂN LUẬT có ảnh-hưởng đến Tiên phong Phật-sắc của người tu. Bởi Tân-Luật đã thể hiện được Tinh- Khí- Thần hiệp nhứt”
           Cửu-Trùng-Đài thể hiện cơ vô-vi Tinh- Khí- Thần ấy: Ngọc là TINH, Thượng là KHÍ, Thái là THẦN. Nếu cả ba không hiệp thì chẳng hề thành Đạo đặng mà chớ!
           Từ phẩm Chánh-Phối-Sư trở xuống thuộc về Thế là Đời, từ Đầu-sư trở lên thuộc về Thánh nghĩa là Đạo.
           Bên Hiệp-Thiên-Đài cũng có đời và Đạo.
           Mà Bát-Quái-Đài cũng phải vậy, tức là trong Đạo có Đời mà trong Đời cũng có Đạo. Nghĩa là trong Âm có Dương, trong Dương có Âm. Con số 3 đã đứng vào vị-thế tối ư quan trọng trong Tân-luật này.
Ngày 17-09-1927. Thầy dạy:
Trung, Thơ, Lâm Thị Ái Nữ, ba con,
Thầy vì lòng từ bi hay thương Môn Ðệ phong tịch lần nầy là chót vì Tân Luật đã hoàn toàn, nếu chẳng do theo đó thì Lý Bạch hằng kêu nài; Quan Thánh và Quan Âm cũng hiệp sức mà dâng kêu về sự ấy. Vậy sau nầy nếu có ai đáng thì do TÂN LUẬT mà công cử; còn về phong TỊCH thì có Lý Giáo Tông tiến cử, Thầy mới nhậm phong nghe.!”
D - Luận Đạo: Luận về Tân-luật
  1 - Đạo quí ở chữ "Hòa" tức Âm Dương hòa hợp
       Thể-pháp của Đại-Đạo đâu đâu cũng thấy sự HÒA  một cách khít-khao, do vậy mà Thể pháp đã hiện hình Bí pháp làm chơn-truyền để phổ-thông nền chơn-đạo của Chí Tôn trong buổi Tam-Kỳ Phổ-Độ.
           “Theo Bí-pháp chơn-truyền của cơ sanh hoá phải có đủ Âm-Dương. Trong sanh-quang chúng ta có điện quang (Positif và Négatif) cũng như vạn-vật có trống mái. Nền Tôn-giáo nào có đủ Âm-Dương thì mới vĩnh-cữu”.
           Riêng về Pháp-Luật Đại-Đạo thì có:
          *Tân-luật thì do Đức Chí-Tôn dạy nhóm Hội Thánh lập Luật. Tân-Luật được thành hình, tuy nhiên theo thời gian cũng phải thay đổi cho phù-hạp với trình-độ tiến-hóa của nhơn-sanh, nên đó là cơ Âm.
          *Pháp-Chánh-truyền thì do chính Đức Chí-Tôn truyền Chánh-pháp đời đời không thay đổi, nó sẽ bất di bất dịch với thời-gian“Thất ức niên” đó là Âm Dương hòa-hiệp
2 - Tân-luật đã gồm trọn Tam-giáo
Tinh -  Khí - Thần hiệp nhứt
           Người tu theo Đạo Cao-Đài nếu tùng theo Cựu-luật thì trái hẳn với Thiên-điều của Đại-Đạo Tam-kỳ Phổ Độ. Vì tùng Cựu-luật tức tùng Thiên điều, hễ tùng thiên điều thì khó mà lập-vị cho mình đặng.
           "Nay Thầy đã quyết-định điều ấy nên Pháp Chánh truyền dạy “Tân-Luật đã gồm trọn Tam giáo mà ba Cựu luật của Tam-giáo hiệp nhau thì cũng như một, nghĩa là Tân-luật”. Vậy một mà thành ba, mà ba cũng như một. Chẳng luật-lệ thì là trái phép, mà trái phép thì thế nào vào Bạch Ngọc-Kinh cho đặng.
           Cửu-Trùng-Đài thể hiện cơ vô-vi Tinh, Khí, Thần ấy: Ngọc là Tinh, Thượng là Khí, Thái là Thần. Nếu cả ba không hiệp thì chẳng hề thành Đạo đặng mà chớ!
           Từ phẩm Chánh-Phối-Sư trở xuống thuộc về Thế là Đời, từ Đầu-sư trở lên thuộc về Thánh nghĩa là Đạo.
           Bên Hiệp-Thiên-Đài cũng có đời và Đạo.
           Mà Bát-Quái-Đài cũng phải vậy, tức là trong Đạo có Đời mà trong Đời cũng có Đạo. Nghĩa là trong Âm có Dương, trong Dương có Âm.
           Con số 3 đã đứng vào vị-thế tối ư quan trọng trong Tân-luật này.
        Các con số của Bát-Quái: Trong “cái tinh-túy của Tân-luật là Chí Tôn định cho Ngũ-giới-cấm, Tứ đại điều qui và trong ấy cốt-yếu bảo vệ Tam cang ngũ thường của toàn thể con cái của Ngài. Đó là Thiên-luật của Đại Đạo”. Như vậy đã gồm đủ các con số Tam (tam âm tam dương), con số tứ (Tứ âm tứ dương), số ngũ, là ngũ trung để hoàn thành Bát Quái Cao Đài, tức là Bát-Quái Đồ thiên đó vậy)
          3 - Luật phản-phục:
           Khi lập Luật, Thầy dạy khởi đầu (dl:18-12-1926)
       -Lập luật Tu gọi là “Tịnh-thất-luật”
       -Kế nữa lập luật trị gọi là “Đạo-pháp-luật”
       -Ba là lập luật đời gọi là“Thế-luật”.Các con hiểu à
                 Nhưng thực tế khi thành Luật:
          Thì “Đạo-pháp-luật” được lập trước, cả thảy có 8
chương, tổng cộng 32 điều 
          Kế đến là “Thế-luật” 24 điều.
          Sau cùng là “Tịnh-thất-luật” 8 điều. Cọng chung
là 64 điều ứng với 64 quẻ Bát-Quái biến-hóa (8x8=64)
           Đó là Tân-luật đã thể hiện theo hai chiều của chữ “VẠN” tức là theo “cơ tấn-hóa” trước, để rồi trở về theo “cơ phục-nguyên” đều theo chu-kỳ của Bát-Quái biến-hóa, mà chính Đức Chí-Tôn dùng phép “phản tiền vi hậu”.
4 - Dâng Tân-luật là “cơ định-vị” tức là con đường trở về với Đại-ngã
-3 Chánh-Phối-sư dâng Luật thế nào cho đủ 6 bàn tay trên bộ Luật ấy chẳng cho hở đặng dâng lại cho Đầu-Sư ( 6)
-3 vị Đầu-Sư phải đủ 6 bàn tay trên bộ Luật đặng dâng lại cho Chưởng-Pháp (số 6)
-3 vị Chưởng-Pháp phải đủ 6 bàn tay trên bộ Luật đặng dâng lên cho Đức Lý Giáo-Tông (số 6)
Xem thế thì mỗi phẩm cấp có 3 vị, mà 3 phẩm-cấp là 3x3= 9 vị (con số 9)
       Kế đến mỗi phẩm phải đủ 6 bàn tay, mà mỗi phẩm-cấp thì 3 vị cho nên bằng (6x3=18). Nếu lấy 1+8=9, tức là 99. Theo như Đức Trạng Trình thì đây là thời kỳ của:
          "Cửu Cửu Càn Khôn dĩ định".                                                                     
        Nếu lấy 9 tăng lên 4 lần tức là 36 (4x9=36) ấy là thành số của BÁT QUÁI HƯ VÔ, ứng hiệp với câu:
  Ba mươi sáu cõi Thiên-tào,
  Nhập trong Bát-Quái mới vào Ngọc-Hư.  
36 còn là con số chiều cao của Hiệp Thiên Đài (Bạch Ngọc chung Đài và Lôi Âm Cổ Đài). (9x3= 27) là bề ngang của Đền Thánh. (9x9=81) là bề dài của Cửu Trùng Đài. Tức là sau khi đã đến con số 9, là con số huyền-diệu nhiệm-mầu, chuyển biến đến mức độ tận thiện, tận mỹ, toàn tri, toàn năng ở trạng-thái tĩnh vận-hành suốt thông trời đất, rồi từ đó mới biến-hóa ở chu-kỳ kế tiếp.
         “Bộ Luật được đặt tại “nơi Tiên-vị của Đức Lý Giáo
Tông một ngày một đêm”. Số 1 mở ra cho chu-kỳ mới, cho nên sau cùng thì hai vị Chưởng-Pháp lên lấy bộ Luật  xuống giao cho Hiệp-Thiên-Đài, có nghĩa là sự vận hành không bao giờ ngừng dứt.
Tóm lại Tân-Luật đã thể hiện rõ nét của hai Bát-Quái:
     Bát-Quái Đồ Thiên.
           Bát-Quái Hư-Vô.
6 - Nội-dung bộ Tân-Luật:
       Tòan bộ Tân-luật chỉ có ba vấn-đề:
          - Đạo-pháp có 8 chương:
   Chương I: Chức-sắc cai-trị trong Đạo có 8 điều.
   Chương II:   Về người giữ Đạo có 7 điều.
   Chương III:  Về việc lập họ  có 5 điều
   Chương IV:  Về Ngũ giới cấm có 1 điều.
   Chương V :   Về Tứ đại điều-qui có 1 điều
   Chương VI:  Về giáo-huấn có 3 điều
   Chương VII: Về hình phạt có 6 điều.
   Chương VIII:Việc ban hành luật-pháp có 1 điều

          
Tổng-cộng:   - Đạo pháp  có 32 điều
                     - Thế-luật     có 24 điều
                     - Tịnh thất    có   8 điều
     Như thế tòan bộ Tân-luật có cả thảy 64 điều
         Việc này cho kết-luận về con số Bát-quái thành hình:
*3 vấn-đề lớn tượng-trưng lý Tam-tài thật rõ nét.
*Về Đạo-pháp có 8 chương, đó là con số chỉ Bát quái quẻ đơn. Nhưng khi biến thành quẻ kép thì bằng (8x8=64 quẻ kép); thế nên tổng cộng có 64 đề mục.
           Đây là sự biến-hóa của Bát-quái đó vậy. "Trọng-yếu của TÂN LUẬT là người giữ Đạo phải biết giữ Ngũ giới-cấm và Tứ đại điều-qui”.
      Nhất là về Thế-luật ở điều thứ ba là:
          “Phải giữ Tam cang ngũ thường là nguồn cội của nhơn-đạo:Nam thì hiếu-đễ, trung-tín, lễ-nghĩa, liêm-sĩ. Nữ:Tùng phu,tùng phụ,tùng tử và công, dung, ngôn, hạnh”
         “Trong Tân-luật ấy Chí-Tôn định cho Ngũ-giới-cấm, Tứ đại điều qui và trong ấy cốt yếu bảo-vệ Tam cang Ngũ-thường của toàn thể con cái của Ngài. Thật ra cái Thiên Luật của Ngài mà Ngài đã để trong tâm-não con cái của Ngài: Đây là vấn-đề căn-bản của Nhơn-đạo nên trong Thánh-ngôn Hiệp-tuyển: Thầy dạy Nữ-phái biết trọng Tam tùng Tứ đức, Nam-phái Tam cang ngũ thường.Hễ nhơn-đạo thành thì là phù-hạp Thiên-đạo, nghe à! (TNI/ 101)



Về lại nhà  [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13]



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét