Pháp Chánh Truyền - Tòa Thánh Tây Ninh (Phần 5)

LUẬN ĐẠO
CG: Bộ Ðại Phục thì toàn bằng màu vàng (màu Ðạo) có thêu chữ BÁT QUÁI y như Bộ Tiểu Phục Giáo Tông.
        Hai bộ Đạo phục là đủ lý Âm-Dương. Nhưng với Thái Chưởng Pháp áo màu vàng (màu Đạo) tức phái Phật, mà có thêu chữ BÁT QÚAI y như Bộ Tiểu Phục Giáo Tông, ấy xem như có nửa quyền của Giáo Tông, cũng là Bát Quái Luyện Đạo (xem Bát Quái Hư vô. Trang 68) để cùng với Đức Giáo Tông hòan thành con Đường Thiên Đạo mà Chí Tôn đã ủy thác qua Pháp Chánh Truyền.
Về lại nhà                                  [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13]
- Ngoài thì choàng Bá Nạp Quang màu đỏ, tức gọi là Khậu: Bá nạp quang hay Bá-nạp-y là một lọai áo của các tu sĩ Phật giáo. Sở dĩ gọi là bá nạp là vì áo ấy được kết bằng hằng trăm miếng vải vụn (thời nguyên thủy). Theo luật của nhà Phật thì các vị tu sĩ phải góp nhặt vải vụn để kết lại thành áo mặc: ấy là chịu đựng sự khổ hạnh là hạnh của người tu. (Ngày nay có khác hơn nhiều)

- Đầu đội Mão Hiệp Chưởng Hòa Thượng…
(Hiệp: Hợp hay Hiệp, là hợp lại, góp lại, gồm cả, đúng phép, đúng khớp. Chưởng: bàn tay. Mạo: cái mão) Hiệp Chưởng Mạo là cái mão đội trên đầu có hình dáng giống như hai bàn tay úp lại.
- Đức Giáo Tông, khi mặc Tiểu phục thì đội mão Hiệp Chưởng.
            - Thái Chưởng Pháp, khi mặc Đại phục thì đội mão Hiệp Chưởng Hòa Thượng của nhà Thiền.
- Thượng Chưởng Pháp, khi mặc Đại phục thì đội mão Hiệp Chưởng màu trắng y như mão Tiểu phục của Giáo Tông.
- Giáo Sư phái Thái, khi mặc Đại phục cũng đội mão Hiệp Chưởng của nhà Thiền.

- Tay cầm bình Bát Vu, là cái vật chứa thức ăn khi đi khất thực, nhưng công dụng bình Bát Vu của Phật thì to lớn lắm, Đức Hộ-Pháp nói: “Bần-Đạo xin nói thật, Đức Phật Thích-Ca, dầu sự trị thế của Ngài đã hết, chúng ta chỉ nói là hết thôi. Hai ngàn năm trăm năm (2.500) lập Đạo trên cõi Thiêng Liêng Hằng Sống kia, Môn-đệ của Ngài nhiều lắm, các người đừng tưởng Ông già ăn mày ấy không đủ quyền năng mà các người khi dễ. Nội cái Bình Bát-Vu của Ông đựng cả chơn hồn trong Càn Khôn Vũ Trụ, Ông ăn mày tại thế này vậy mà ngôi vị Cực Lạc Thế Giới của Ông các người xin một phẩm Liên Hoa, Ông có thể cho, là một người không nên khi dễ, không nên nguội lạnh với người đó, bởi vì Môn đệ của Ngài trên cõi Thiêng Liêng Hằng Sống nhiều lắm.”
- Chơn đi giày vô ưu cũng màu vàng, một sắc với áo, trước mũi có chữ "Thích" . Chơn đi giày vô ưu chứng tỏ người tu đã chứng ngộ, dẹp hết phiền não. Trước mũi giày có chữ THÍCH  là  chỉ phái  Phật  (Thích Ca)
- Bộ Tiểu Phục thì cũng màu vàng, y như áo Ðại Phục, ngoài không đắp khậu, không đội mão mà bịt khăn màu vàng chín lớp chữ Nhứt.
Khăn của Thái Chưởng Pháp là khăn đóng chín lớp chữ Nhất  Số 9 (do 3x3=9) tượng cho Cửu Trùng Đài  (nhắc lại: Chưởng Pháp là người có phận sự đặc biệt của Hiệp Thiên-Ðài mà phẩm vị lại ở bên Cửu-Trùng-Ðài. Ấy là Thánh ý của Ðức Chí Tôn  muốn  Cửu-Trùng-Ðài  phải  có  Hiệp Thiên Ðài chăm nom gìn giữ làm thế nào cho nền Chơn giáo của Ðức Chí Tôn không qui phàm).
Số 9 là con số huyền diệu. Huyền diệu hơn hết là số đó. Nó là cơ chuyển biến đến mực độ tận thiện tận mỹ, toàn tri, toàn năng. Đến số 9 là đến chỗ tột cùng vận-động để hiệp về cơ qui nhứt. Phép toán học thử đến 9 rồi trở về 0 là vậy, là vô cực; nhưng hữu hình bằng 1 (nhất).
Chữ Nhứt- (là Thái cực) Dịch nói: Vô cực cũng là Thái cực. Khi cùng cực cái động tức trở về trạng-thái tịnh         Số 9 là số gấp 3 tam nguyên, ấy Thái cực biến hóa ba ngôi, mỗi ba ngôi lại biến hóa nữa thành ra Cửu chuyển.
Khăn đóng ở đây khác với khăn của Đạo Hữu chỉ bảy lớp chữ Nhơn là hãy còn Thất tình vướng bận.
&

        B- Ðạo Phục THƯỢNG CHƯỞNG PHÁP
CG: Ðạo Phục Thượng Chưởng Pháp có hai bộ: một bộ Ðại Phục và một bộ Tiểu Phục.
- Bộ Ðại Phục thì toàn hàng trắng. Nơi trước ngực và sau lưng có thêu Thiên Nhãn Thầy bao quanh một vòng Minh Khí. Đầu đội mão Hiệp Chưởng (Mitre) màu trắng, y như kiểu mão Tiểu Phục của Giáo Tông. Tay cầm Phất Chủ. Chơn đi giày vô ưu cũng màu trắng trước mũi có chữ "Ðạo".
- Bộ Tiểu Phục thì màu trắng y như áo Ðại Phục, đầu không đội mão mà bịt khăn màu trắng chín lớp chữ Nhứt.
Luận Đạo:
            Đạo phục của Thượng Chưởng Pháp có hai bộ ấy là lý Âm Dương đã thể hiện rõ trong quyền hành của Người. Đặc biệt là Thượng Chưởng Pháp mặc sắc phục trắng y như Đạo phục Giáo Tông. “Đầu đội mão Hiệp Chưởng (Mitre) màu trắng, y như kiểu mão Tiểu Phục của Giáo Tông” xem như Người có nửa quyền của Giáo Tông, tức là “có quyền thay thế cho Giáo Tông khi vắng mặt”.
- Nơi trước ngực và sau lưng có thêu Thiên Nhãn Thầy bao quanh một vòng Minh Khí. Thiên Nhãn Thầy là biểu tượng của nền Đại Đạo kỳ ba, mục đích cứu thế và chuyển thế. Thiên Nhãn đặt phía trứơc là sự nhập tâm giáo lý, giáo Pháp Đại Đạo. Thiên Nhãn phía sau là sự phổ hóa chúng sanh, hòăng khai Đại Đạo. Vòng Minh khí là ánh sáng minh triết của người tu: học Đạo, hiểu Đạo là cái văn minh tinh-thần đã khởi điểm, tạo cho mình nguồn ánh sáng tỏa ra ngòai, nên tự nó phát ra bằng vòng Minh-khí.
- Đầu đội mão Hiệp Chưởng (Mitre) màu trắng, y như kiểu mão Tiểu Phục của Giáo Tông. (Xem phần trên)
- Tay cầm Phất Chủ. (Phất chủ là gì ?)

PHẤT CHỦ (TRẦN)
                        E: The dust brush of the immortals
                        F: L’époussette des immortels
        Phất trần 拂塵 hay Phất chủ 拂麈 là cây chổi Tiên  để quét sạch bụi trần.(Phất là quét, Chủ là con chủ) Phất chủ là cây chổi quét bụi làm bằng lông đuôi con Chủ. Do vậy mà Phất chủ còn được gọi là Phất trần (phất: quét; trần là bụi) Con Chủ là một loài thú, thuộc loại nai, hình dáng như con huơu nhưng lớn hơn, có lông đuôi dài chấm đất, khi đi thì cái đuôi của nó phe phẩy như để quét bụi. Thông thường thì con Chủ đi trước, đàn huơu đi theo sau, con Chủ đi đến đâu phẩy sạch bụi đến đó.
            Các vị thường dùng lông đuôi con Chủ để quét bụi. Nhưng đây nói là cây chổi Tiên, nên nó rất nhiều huyền phép nhiệm mầu, dùng nó để quét sạch bụi bám vào Chơn Thần làm cho Chơn Thấn không còn ô-trược, nó cũng là chổi để quét sạch tâm hồn, làm cho tâm thêm sáng tỏ. Do đó Phất chủ là bửu bối của Tiên gia. Đạo Cao Đài chọn Phất Chủ làm Cổ Pháp tượng trưng Tiên giáo hay Lão giáo. Theo Bí pháp, Phất Chủ là kết tụ điển khí của Thất bảo Diêu Trì Cung  để sửa trau Chơn Thần cho tinh khiết.
Cây Phất Chủ là của Đức Thái Thượng Lão Quân,  chính nó là bảo vật của Tiên gia. Các vị Tiên trong tranh  vẽ thường thấy cầm cây Phất Chủ.
         - Chơn đi giày vô ưu cũng màu trắng trước mũi có chữ "Ðạo” 
Người mang “giày vô ưu” là giác ngộ đến bậc siêu phàm, đã thật sự “chết đời sống Đạo” tức nhiên chỉ biết phụng sự nhơn sanh, tức là Phụng sự TRỜI mà thôi.
- Bộ Tiểu Phục thì màu trắng y như áo Ðại Phục, đầu không đội mão mà bịt khăn màu trắng chín lớp chữ Nhứt. Khăn đóng chín lớp hình chữ nhất .Chín lớp là nói về giá trị của con số 9 (Như trên)
Đây là chỉ Chức Sắc thuộc Cửu Trùng Đài cũng có ba cấp, mỗi cấp có 3 phẩm (3x3=9)
- Tiên vị:  Giáo Tông, Chưởng Pháp, Đầu Sư.
- Thánh vị:  Phối Sư,  Giáo Sư,  Giáo Hữu.
- Thần vị: Lễ Sanh, Bàn Trị Sự, Môn đệ của Thầy.
Cả Cửu Trùng Đài đặt dưới Quyền Giáo Tông là Anh Cả

&

     C - Ðạo Phục của NHO CHƯỞNG PHÁP
CG: Ðạo Phục của Nho Chưởng Pháp có hai bộ: một bộ Ðại Phục và một bộ Tiểu Phục.
- Bộ Ðại Phục thì toàn bằng màu hồng (màu Ðạo). Nơi trước ngực và sau lưng có thêu Thiên Nhãn Thầy bao quanh một vòng Minh Khí. Ðầu đội mão Văn Ðằng màu hồng, trên mão ngay trước trán có Thiên Nhãn Thầy, bao quanh một vòng Minh Khí và trên có sao Bắc Ðẩu Tinh Quân. Tay cầm bộ Xuân Thu. Chơn đi giày vô ưu màu hồng trước mũi có chữ "NHO" 
 - Bộ Tiểu Phục cũng hàng màu hồng, y như áo Ðại Phục, đầu không đội mão mà bịt khăn màu trắng chín lớp chữ Nhứt.  

Bắc Đẩu Tinh Quân 北斗星君
E: The polar star.
F: L'étoile polaire.
Bắc Ðẩu là ngôi sao Bắc Ðẩu, là một định tinh, dùng để định chính xác hướng Bắc của Ðịa cầu.
Ở Miền Nam Việt Nam khó nhìn thấy sao Bắc Ðẩu hơn miền Bắc Việt Nam vì ngôi sao Bắc Ðẩu nằm gần sát chơn trời, nên thường bị cây cối che khuất. Vị trí của ngôi sao Bắc Ðẩu ở chừng 10 độ so với đường nằm ngang.
Cách tìm sao Bắc Ðẩu:
        Muốn tìm sao Bắc Ðẩu để định hướng Bắc, trước hết phải tìm chùm sao Ðại Hùng tinh (Chùm sao Gấu lớn: Grande Ourse) gồm 7 ngôi sao khá sáng xếp theo hình bánh lái, dễ nhìn thấy trên bầu Trời về đêm, hoặc tìm chùm sao Thiên Hậu gồm 5 ngôi sao xếp đặt theo hình chữ M, rồi mới tìm chùm sao Tiểu Hùng tinh (Chùm sao Gấu nhỏ: Petite Ourse). Chùm sao Gấu nhỏ có 7 ngôi sao, nên được gọi là Thất Tinh, sao Bắc Ðẩu nằm trên đầu cán của
chùm Thất Tinh nầy.
Trên Quả Càn Khôn thờ nơi Bát Quái Ðài của Tòa Thánh, Ðức Chí Tôn bảo vẽ Thiên Nhãn ngay phía trên sao Bắc Ðẩu. Ấy là một định tinh ở tại trung tâm của Càn Khôn Vũ Trụ, các ngôi sao khác đều chuyển động quanh ngôi Bắc Ðẩu và trục quay của các hành tinh đều hướng về sao Bắc Ðẩu. Đây là chỉ ngôi Trời,Đức Chí Tôn đang ngự.
Luận: Áo mão hai bộ cũng như hai Chưởng Pháp trên. Duy có Mão Văn Đằng (Văn:văn chương, chữ nghĩa. Đằng là sao chép lại). Mão Văn Đằng tục gọi là mão cánh chuồng, là mão của các quan đời xưa. Quan ở cấp bực dưới thì hai cánh ngang nhau, Quan cấp trên thì hai cánh dựng đứng hoặc xiêng là tùy theo cao, thấp. Mão Văn Đằng ở đây giống như bực Thừa Tướng ngày xưa. Mão này màu hồng (màu Đạo). Phía trước mão, trên trán có thêu Thiên Nhãn Thầy. Thiên Nhãn Thầy ngòai ý nghĩa là biểu tượng của nền Đại Đạo mà còn có nghĩa là người hành Đạo không bao giờ làm sai lệch tôn chỉ, mục đích, giáo lý, giáo pháp uy nghiêm của Ông Thầy Trời. Ở đây trên bộ Đại phục của Nho Chưởng Pháp có tất cả là ba Thiên Nhãn Thầy ấy là hiệp Tam Tài rồi vậy. Vòng Minh Khí là chỉ sự trau luyện của người tu đến mức độ cao và tự tỏa sáng ra.
- Bao quanh một vòng Minh Khí và trên có sao Bắc Ðẩu Tinh QuânSao Bắc Đẩu là nơi Chí-Tôn ngự, là hướng tới để đưa chúng sanh về nguồn cội là Thượng Đế.
- Tay cầm bộ Xuân Thu. Kinh Xuân Thu là pháp bửu của Nho giáo. Chơn đi giày vô ưu màu hồng trước mũi có chữ "NHO" .Tất cả là chỉ Đạo Nho (Thánh). Là nhu cầu cần thiết của người tu, là lấy Nhơn đạo làm căn bản.

&

Ý nghĩa Kinh Xuân Thu:
Tên quyển Kinh do Đức Khổng Tử san định vào lúc
cuối đời của Ngài, sau khi Ngài đã san định Ngũ Kinh.
Xuân Thu nguyên là bộ Sử ký của nước Lỗ do Đức Khổng Tử (551-479 trước Tây lịch) san định lại, tức là ghi chép  những việc quan trọng xảy ra hằng năm, từ năm đầu Vua Lỗ Ẩn Công nguyên niên, là năm 49 đời vua Chu Bình Vương nước Lỗ đến năm thứ 14 đời vua Ai-Công nước Lỗ, tức là năm thứ 39 đời vua Chu Kinh Vương, gồm 12 đời Vua, cộng tất cả 242 năm. Đây là loại Sử biên niên:  đánh dấu giai đoạn lịch sử Trung Hoa, thời kỳ mạt điệp nhà Châu, ngôi Thiên Tử suy nhược, bị Ngũ-Bá: Tề Hoàn Công, Tấn văn Công, Tần Mục Công, Tấn Tương Công, Sở Trang Công, nổi tiếng lấn át quyền Thiên Tử, các nước chư hầu tranh lẫn nhau, các sử gia gọi là thời đại hỗn loạn nên người đời sau đã mượn tên Kinh Xuân Thu để gọi thời đại ấy là “thời đại Xuân Thu” (722-480 trước Tây lịch).
Dù Kinh Xuân Thu là cuốn Sử ký, nhưng khi ghi chép, Đức Khổng Tử đã vận dụng văn tự và bút pháp để khen chê, hầu phân biệt kẻ thiện người ác hết sức minh bạch và đanh thép. Người đời sau phải công nhận đó là búa rìu trong Kinh Xuận Thu “Xuân Thu  phủ việt”.Như đã nói: Đức Khổng Tử làm Kinh Xuân Thu mà bọn loạn thần tặc tử sợ“Khổng Tử tác Xuân Thu nhi loạn thần tặc tử cụ”.
Kinh Xuân Thu đã có tác dụng về đạo lý, giữ một địa vị quan trọng trong nền văn hóa phương Đông nói chung, Nho giáo nói riêng, trong sự biểu dương học thuyết “Chính danh, Nhất quán, Trung dung, Đại đồng” của vị “Vạn Thế Sư biểu” mà Việt Nam chịu ảnh hưởng hơn 2.000 năm.
Kinh Xuân Thu còn có tính cách điển hình làm gương mẫu cho người đời sau phải tôn trọng danh dự và nhiệm vụ trong khi viết sử. Kinh này được liệt vào năm bộ Kinh căn bản của Nho giáo: Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu. Về văn chép sử của Kinh Xuân Thu rất tóm tắt, hàm súc nên ít người hiểu thấu; thế nên về sau có ba nhà học giả làm thêm Tam Truyện để giải ý nghĩa của Kinh Xuân Thu.

KẾT LUẬN:
 Ngài Khai Pháp Trần Duy Nghĩa nói thêm về:
        "CHƯỞNG PHÁP (Cardinal-Censeur): Ba vị Chưởng Pháp là người có phận sự đặc biệt của Hiệp-Thiên-Ðài mà phẩm vị lại ở bên Cửu-Trùng-Ðài. Ấy là Thánh ý của Ðức Chí Tôn  muốn  Cửu-Trùng-Ðài  phải  có  Hiệp Thiên Ðài chăm nom gìn giữ làm thế nào cho nền Chơn giáo của Ðức Chí Tôn không qui phàm, nhờ vậy mà Chánh Trị Ðạo không tự tung tự tác, tự do canh cải mà làm mất nét đạo đức, để xứng đáng là một nền Chánh-trị của TRỜI tại thế có sự công bằng hy hữu vậy”.
Khi “Hộ Pháp lại kêu nài nữa rằng: Thầy truất quyền Giáo Tông Nữ Phái thì đã đành, song quyền Chưởng Pháp thì tưởng dầu ban cho cũng chẳng hại.
Thầy dạy: "Chưởng Pháp cũng là Giáo Tông, mà còn trọng hệ hơn, là vì người thay mặt cho Hộ Pháp nơi Cửu Trùng Ðài. Thầy đã chẳng cho ngồi địa vị Giáo Tông, thì lẽ nào cho ngồi địa vị Hộ Pháp, con ! Bởi chịu phận rủi sanh, nên cam phận thiệt thòi, lẽ Thiên Cơ đã định, Thầy chỉ cậy con để dạ Thương yêu binh vực thay Thầy kẻo tội nghiệp  !”
 Thượng Chưởng Pháp có quyền thay thế cho Giáo Tông khi vắng mặt (Pour remplacer le Pape par intérim). Áo của Giáo Tông màu trắng tức là màu nguồn gốc của Ðạo. Ðạo không màu sắc, hay tượng trưng một màu rất trong sạch là trắng, là màu vô tội, trắng có thể biến ra các màu vàng, xanh, đỏ.. ..Trái lại, các màu sắc khác không thể làm nên màu trắng. Màu trắng tức là qui hồi căn bổn vậy. Màu trắng là màu nguyên thủy- là Đạo”.
Trong 3 phái: Thái -Thượng- Ngọc thì phái Thượng ở giữa được (chữ chính) và (chữ trung); còn hai vị Chưởng Pháp kia thì màu áo theo sắc phái mình.
Lời Thỉnh Giáo của Tiếp Lễ Nhạc-Quân về Ba vị Chưởng-Pháp:
-  Phái Ngọc mặc sắc phục đỏ.
-  Phái Thái mặc sắc phục vàng.
- Phái Thượng theo lẽ phải mặc sắc phục xanh, nhưng bây giờ lại mặc sắc phục toàn trắng, ý nghĩa và quyền hạn cũng như sắc phục của Giáo Tông vậy:
Đây chính là điểm “Tam Giáo Qui Nguyên” của nền Đại Đạo, “ba mà một, một mà ba” là ý nghĩa cao đẹp mà từ xưa đến giờ chưa bao giờ có.
    
Chú thích (1) - Thượng Nguơn là Nguơn Tạo Hóa; ấy là Nguơn Thánh Ðức tức là Nguơn vô tội (Cycle de création c'est à dire cycle de l'innocence).
- Trung Nguơn là Nguơn Tấn Hóa; ấy là Nguơn Tranh Ðấu tức là Nguơn tự diệt (Cycle de progrès ou cycle de lutte et de destruction).
- Hạ Nguơn là Nguơn Bảo Tồn; ấy là Nguơn Tái Tạo, tức là Nguơn qui cổ (cycle de conservation ou cycle de reproduction et de rénovation).
(Hay !)  Ấy là lời khen của Ðức Lý Giáo Tông.  

IV- QUYỀN HÀNH ÐẦU SƯ

PHÁP CHÁNH TRUYỀN: “Ðầu Sư có quyền cai trị phần Ðạo và phần Ðời của chư Môn Ðệ "CHÍ TÔN".
CHÚ GIẢI: Ðây Thầy dùng chữ "phần Ðạo" và "phần Ðời" đặng định quyền hành của Ðầu Sư, thì là Ðầu Sư có trọn quyền về phần Chánh Trị của Cửu Trùng Ðài và phần luật lệ của Hiệp Thiên Ðài. Vậy thì người đặng quyền thay mặt cho Giáo Tông và Hộ Pháp trước mặt nhơn sanh. Hễ thay quyền cho Giáo Tông và Hộ Pháp, tức là người của Cửu Trùng Ðài và Hiệp Thiên Ðài; bởi vậy buộc Ðầu Sư phải tùng quyền cả hai mà hành chánh, chẳng đặng phép tự ý riêng mình mà thi thố điều chi không có lịnh của Giáo Tông và Hộ Pháp truyền dạy.

LUẬN ĐẠO
     Nhắc lại trước đây PCT nói về quyền hành Giáo Tông:
Thầy đã nói rằng: Có quyền dìu dắt trong đường Ðạo và đường Ðời, thì Thầy đã chỉ rõ rằng, có quyền dìu dắt cả các con cái của Thầy trên con đường đạo-đức của chính mình Thầy khai tạo và trên con đường Ðời cơ Ðạo gầy nên; chớ chẳng phải nói trọn quyền về phần Ðạo và phần Ðời, nghĩa lý phân biệt nhau duy có chữ ÐƯỜNG và chữ PHẦN, xin rán hiểu đừng lầm hai chữ ấy”.
Nghĩa lý phân biệt nhau một cách rõ ràng rồi, như đã nói: Đạo Cao Đài hiện Đức Giáo Tông đã sử dụng hai Bát Quái Cao Đài, là trọn về Đường Đạo và đường Đời, qua:
1- Bát Quái Hư Vô     (Bí Pháp Thiên Đạo)   Trg: 68
2- Bát Quái Đồ Thiên (Thể Pháp Thiên Đạo) Trg:92
Hai Bát Quái sau: chỉ Phần Đạo và Phần Đời của Đầu Sư:
3- Bát Quái Tiên Thiên  (Bí Pháp Thế đạo)
4- Bát Quái Hậu Thiên  (Thể Pháp Thế đạo)
Như thế thì:
- Hai Bát Quái  về Thiên Đạo là phần của Giáo Tông.
- Hai Bát Quái  về Thế Đạo là phần của Đầu Sư.
Ấy, lời Chú giải nói rõ: Thầy dùng chữ “phần Ðạo" và "phần Ðời" đặng định quyền hành của Ðầu Sư.
     (Xem Khai triển Bát Quái Tiên và Hậu Thiên phía sau)
Con người vốn là Tiểu Thiên Địa, nơi mình có 4 Bát Quái: Mỗi cánh tay có ba phần: cánh tay ngòai có 2 xương dài (Âm-Dương) cánh tay trong có 1 xương dài; cộng chung là ba (tam tài). Ngòai có 5 ngón tay (ngũ hành) hiệp chung là  Bát Quái; thành ra cả thảy có 4 Bát Quái. Trời đất là Đại Thiên Địa nên sự liên quan của người là Tiểu Thiên Địa, cùng chung một định luật. Ở người cả hai tay và hai chân có 12 xương dài cũng như một năm có 12 tháng vậy.
PCT: “Nó đặng quyền lập Luật, song phải dâng lên cho Giáo Tông phê chuẩn”.
CG: “Ðầu Sư đặng quyền lập Luật cho phù hạp cùng sự chánh  trị của nền Ðạo, thế nào cho thuận với nhơn tình và không nghịch cùng Thánh ý; mà phàm như hễ thuận nhơn tình thì hằng nghịch với Thánh ý luôn luôn, nên chi buộc Ðầu Sư trước phải dâng lên cho Giáo Tông phê chuẩn, vì Giáo Tông là người thay quyền cho Thầy, đặng điều đình chẳng cho nhơn sanh trái Thánh ý.
PCT: “Luật lệ ấy lại phải xem xét một cách nghiêm nhặt, coi phải hữu ích cho nhơn sanh chăng ?”
CG: “Câu này đã chỉ rõ rằng: Phàm như Ðầu Sư có lập Luật lệ chi, thì Luật lệ ấy buộc phải cần ích cho nhơn sanh mới đặng, nên chi Thầy có dặn: "Cửu Trùng Ðài và Hiệp Thiên Ðài phải xem xét cho nghiêm nhặt, điều chi không thật hữu ích cho nhơn sanh thì Ðầu Sư không nên lập Luật hay là phá Luật".
PCT: “Giáo Tông buộc phải giao cho Chưởng Pháp xét nét trước khi phê chuẩn”.
CG: “Dầu cho Luật lệ ấy đã thuận ý Giáo Tông đi nữa, thì Giáo Tông cũng không quyền phê chuẩn tức thì, nhưng buộc phải giao lại cho Chưởng Pháp xét nét trước đã. Trên đã có định quyền cho Chưởng Pháp rằng: Các Luật lệ chẳng đủ ba vị phê chuẩn thì luật lệ ấy không đặng phép ban hành.
            Vậy thì Ðầu Sư và Giáo Tông chẳng đặng thuận tình với nhau mà trái nghịch cùng Pháp Chánh Truyền, hễ đôi bên chẳng do nơi Chưởng Pháp xét nét Luật lệ thì là phạm pháp: Mà hễ phạm pháp thì dầu cho bực nào cũng khó tránh qua khỏi Luật Tòa Tam Giáo.
            Buộc Ðầu Sư phải tùng mạng lịnh của Giáo Tông truyền xuống mới đặng phép ban hành, nên Thầy nói:
PCT: "Chúng nó phải tuân mạng lịnh Giáo Tông, làm y như luật lệ Giáo Tông truyền dạy".
CG: “Ðầu Sư chỉ có tuân mạng lịnh của Giáo Tông mà thôi, dầu cho Người, là người thay mặt cho Hiệp Thiên Ðài về phần luật lệ đi nữa, thì luật lệ ấy trước đã xét nét bởi Chưởng Pháp và phê chuẩn bởi Hiệp Thiên Ðài rồi, tức là luật lịnh của Hiệp Thiên Ðài sẵn định vào đó.
PCT: “Như thảng luật lệ nào nghịch với sự sinh hoạt của nhơn sanh, thì chúng nó đặng cầu xin hủy bỏ”.
CG: “Chẳng nói là Tân Luật ngày nay mà thôi, nếu sau Tân Luật nầy mà trở nên Cựu Luật đi nữa, nếu nghịch với sự sanh hoạt của nhơn sanh thì Ðầu Sư cũng đặng phép nài xin hủy bỏ.
PCT: “Thầy khuyên các con phải thương yêu nó, giúp đỡ nó.
CG: “Thầy nhủ lời khuyên cả Hội Thánh đôi bên để mắt vào trách nhậm nặng nề của Ðầu Sư mà thương yêu và giúp đỡ Người cho tròn phận sự.
PCT: “Thầy dặn các con, như có điều chi cần yếu
thì khá nài xin nơi nó”.
CG: “Thầy dặn cả chư Môn Ðệ của Thầy, ấy là toàn cả chúng sanh, như có điều chi cần yếu thì khá nài xin nơi Ðầu Sư, vì Người thay quyền cho Ðạo trọn vẹn nơi thế nầy
PCT: “Ba chi tuy khác, chớ quyền lực như nhau”.
CG:  Ba chi của Ðạo là: Nho- Lão- Thích: ba Chi tuy khác mà quyền lực vẫn so đồng, bởi tùng theo TÂN LUẬT Ấy là “một thành ba mà ba cũng như một”.
Ba vị Ðầu Sư không ai lớn, không ai nhỏ, quyền vốn đồng quyền, Luật Lệ nào của Giáo Tông truyền xuống hay là của nhơn sanh dâng lên mà đã có Chưởng Pháp và Hiệp Thiên Ðài phê chuẩn, thì dầu cho một người trong ba mà chịu vâng mạng thì Luật Lệ ấy cũng phải buộc ban hành.  Trừ ra khi nào ba người đồng không thể tuân mạng lịnh đặng, thì luật lệ ấy phải trả lại cho Giáo Tông; buộc Giáo Tông phải truyền xuống cho Chưởng Pháp xét nét lại nữa, vì vậy mà Thầy nói:
PCT: "Như luật lệ nào Giáo Tông đã truyền dạy mà cả ba đều ký tên không tuân mạng, thì luật lệ ấy phải trả lại cho Giáo Tông, Giáo Tông truyền lịnh cho Chưởng Pháp xét nét lại nữa".
CG: Thầy đã nhứt định rằng: Nếu cả ba đồng ký tên không vâng mạng đặng, thì Thầy đã chắc chắn rằng luật lệ ấy quả nghịch với nhơn sanh; mà cần yếu hơn hết thì phải quyết định thế nào cho sự nghịch với nhơn sanh ấy cho có cớ hiển nhiên thì Ðầu Sư mới đặng phép nghịch mạng bề trên, cầu nài bác luật. Thảng có một người trong ba mà tuân mạng lịnh đặng thì cũng chưa quyết đoán rằng luật lệ ấy đã nghịch hẳn với nhơn sanh, mà hễ nếu chưa nghịch hẳn cùng nhơn sanh thì buộc phải ban  hành. Quyền  hành
ấy, nghiêm khắc nầy, nghĩ ra cũng quá  đáng; vì Thánh  ý muốn cho cả ba phải hiệp một mà thôi.
          PCT: “Chúng nó có ba cái Ấn riêng nhau; mỗi tờ giấy chi chi phải có ấn mới thi hành, nghe à !”
CG: Ba ấn ấy là: Thái- Thượng- Ngọc; mỗi tờ giấy chi hễ định thi hành thì buộc phải có đủ ba Ấn Ðầu Sư mới đặng. Trước khi Ðầu Sư lãnh quyền chấp chánh buộc Người phải lập Minh thệ nơi Tòa Thánh, hằng giữ dạ vô tư hành đạo, y như Chức Sắc Hiệp Thiên Ðài đã lập thệ.
QUYỀN THỐNG NHỨT: Khi minh thệ rồi, Ðầu Sư đặng cầm quyền luôn cả Chánh Trị cùng Luật Lệ. Nhờ quyền lớn lao này; Ðầu Sư sẽ có đủ thệ lực mà ngăn ngừa tà quyền hại Ðạo. Thảng gặp cơn nguy biến mà ba Chánh Phối Sư không đủ sức chống ngăn, thì Ðầu Sư đặng dùng Quyền Thống Nhứt ấy mà điều khiển Hội Thánh. Cả Chức Sắc Cửu Trùng Ðài và Hiệp Thiên Ðài phải phục mạng, dầu cho Giáo Tông và Hộ Pháp cũng phải vậy”.

KẾT LUẬN
Đây là điều đặc biệt, có phần khác hẳn với phần hành của ba Chưởng Pháp; xin nhắc lại:
- “Chưởng Pháp có quyền xem xét luật lệ trước buổi thi hành. Luật lệ nào không có ba Ấn Chưởng Pháp thị nhận và Hiệp Thiên  Ðài phê chuẩn thì cả chư Tín Ðồ của Thầy không tuân mạng”.
Còn đối với Đầu Sư thì khi:
- “Đã có Chưởng Pháp và Hiệp Thiên Ðài phê chuẩn, thì dầu cho một người trong ba mà chịu vâng mạng thì Luật Lệ ấy cũng phải buộc ban hành”.
            Cái nghịch lý ấy là luật Âm Dương trong Tam Tiên.
Con số Tam tài: với Thiên (Giáo Tông), Nhơn (Chưởng Pháp) đã hiệp rồi thì phần Đầu Sư (Địa) dầu chỉ một người cũng cho là đủ. Bởi Đầu Sư là đứng vào Địa Tiên. Có câu:
   “Thiên thời, địa lợi đôi điều sẵn,
   “Chỉ thiếu Hòa nhơn để hiệp quần”

A - Nam ĐẦU SƯ có Thánh danh
NHỰT - NGUYỆT - TINH tức Tam bửu của Trời
Từ lúc khởi khai nền Đại Đạo đến giờ Cửu Trùng Đài Nam phái trải qua nhiều lượt ĐẦU SƯ, nhưng trước tiên là các vị này mang Thánh danh có chữ: Nhựt- Nguyệt- Tinh, kế tiếp lấy chữ “THANH” trong Tịch Đạo THANH HƯƠNG.
- Ba vị  ÐẦU SƯ đầu tiên:

Chỉ có ba vị Đầu Sư đầu tiên này có Thánh danh mang chữ: Nhựt-Nguyệt-Tinh. Ba vị được Thiên phong lần lượt: -Thái Đầu-Sư: Đức Chí Tôn phong Ngài Dương văn Nương vào phái Thái là Thái Đầu Sư Thái-Nương-TINH. Thay cho vị Thái-Minh TINH bị Đức Lý cách chức.   
-Thượng Đầu-Sư Thượng-Trung-NHỰT (1876-1934). Sau là Quyền Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Hầu như chỉ một mình Ngài đảm đang gánh vác việc Đạo. Chính Ngài khi được thăng phẩm Quyền Giáo Tông Lê văn-Trung là tiếp nối ra tay chống đỡ Đạo quyền suốt 8 năm trường, không dư không thiếu một ngày, cho đến ngày qui Thiên, thật là vẹn phận Đạo-Đời tương đắc.
Ngọc Đầu-sư Ngọc-Lịch-Nguyệt (1890- 1947). Riêng Ngài Lê văn Lịch thích tịnh luyện hơn. Ngày 28-2-Bính
Dần (dl: 10-04-1926): Đức Chí Tôn khai đàn cho ông Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt:
          Đức Cao-Đài dạy: Trung, sau khi cho chư Nhu cầu Đạo rồi, phải khai đàn cho Lịch nội ngày nay (khai đàn tại Vĩnh Nguyên Tự xong, chư vị lập đàn Cơ, Đức Chí-Tôn giáng ban cho Ngài Lê-văn-Lịch 4 câu thi:
Đầu Sư phái Ngọc hiệp quần Nho,
Tam Giáo Qui Nguyên dẫn ngã đồ,
Vạn tải vô tư đương hội ngộ,
Đạo thành chí khởi lập Da-Tô.
Ngày 14-07-Bính Dần (dl: 21-08-1926) Thầy dạy về trường hợp Ngài Đầu Sư Ngọc Lịch Nguyệt. Bài này có in trong TNHT, xin trích ra một đoạn:
…“Nhưng có điều là Ngọc Hư Cung bác luật, Lôi Âm Tự phá cổ nên tu nhiều mà thành ít. Vì vậy các con coi thử lại, từ 2000 năm nay bên Á-Đông này đã đặng bao nhiêu Tiên Phật. Các con duy biết có một mình Huệ Mạng Kim Tiên mà thôi”.
(Phần bổ sung) “Các con nghĩ sự tu hành khổ hạnh dường nào! Đời mạt kiếp này dữ nhiều lành ít. Nếu Thầy không chuyển Pháp lại thì chưa ai tu đặng trọn Đạo nên Thầy lựa Ngọc Đầu Sư trong hạng thiếu niên mới có đủ công phổ độ. Trong phần nhiều các con chưa vừa lòng cho Lịch ngồi địa vị ấy, cho nên có điều cản trở trong sự truyền đạo. Thầy cũng nhìn như vậy, song vì tiền kiếp của LỊCH và nhơn đức của TIỂNG nên Thầy mới phú thác cái trách nhiệm tối đại ấy cho nó. Các con đều có Chức sắc lớn hay nhỏ đều thọ Thiên phong nơi Thầy. Cứ giữ phẩm vị các con nhưng có một điều yếu thiết là cầu các con lập nhiều công quả nơi trường Thầy sáng tạo cho khỏi phế hủy nửa chừng. Các con khá gìn luật lệ cho tới ngày Thầy lập thành Tân Luật. Thành cùng chẳng thành cũng do nơi Thầy. Đương lúc đầu Thầy khai Đạo thì Luật pháp rẻ rúng đặng dụ kẻ biếng  nhác. Các con đừng phế phận”.
B - BA ĐẦU SƯ có Thánh danh mang chữ THANH
Từ đây các Nam Đầu sư Cửu Trùng Đài đều mang Thánh danh có chữ "THANH" theo tịch Thanh Hương:


         Ngày 17-2- Quí Dậu (1933), ba vị Chánh Phối Sư ba phái được quyền Chí Tôn thăng lên Quyền Ðầu Sư, là:
-Thái Ðầu Sư Thái Thơ Thanh (Nguyễn Ngọc Thơ).
-Thượng Ðầu Sư Thượng Tương Thanh (Nguyễn Ngọc Tương). Sau bỏ Đạo, lập chi phái Bến Tre.
-Ngọc Ðầu Sư Ngọc Trang Thanh sau lập  phái Bến Tre.  

3 - Ba vị Đầu Sư kế tiếp hòan thành số 9:


Ngài Thái Sư Thái Bộ Thanh (1891-1976). Thế danh là Nguyễn Lễ Bộ, sanh ngày 7-7-Nhâm Thìn (dl:28-8-1892) tại làng Bình Hòa, Tổng Cửu Cư thượng, quận Thủ Thừa, tỉnh Tân an. Qui Tiên vào lúc 7g 15ph ngày 27-9-Bính Thìn (dl: 18-11-1976).
*Ngài Thượng Đầu Sư Thượng Sáng Thanh (1888-1980). Cuộc đời hành  Đạo  thật  trong sáng  như  cái tên của Ngài, nhưng đêm 8 rạng mùng 9 tháng Giêng năm Canh Thân (1980) Ngài đột ngột qui Thiên.
*Ngài Ngọc Đầu Sư Ngọc Nhượn Thanh (1906-1985).
Đây là vị Đầu Sư duy nhứt của Đạo Cao Đài từ trước tới nay, khởi đầu đi từ phẩm Đạo Hữu, hành Đạo hơn 30 năm, lên phẩm Đầu Sư, ngài đăng Tiên vào lúc 0g30 ph ngày 12-9-Ất Sửu (dl: 25-10-1985), thọ 80 tuổi.
Đến giai đọan này hầu như con số 9 vị Nam Đầu Sư
đã hòan thành trong Tịch Đạo “Thanh Hương”.
            Đức Thượng-Đế xác nhận về ba vị Tướng soái của Thầy bên cơ-quan Cửu-Trùng Đài rằng:
         “Thầy đến đây đặng cho hội-hiệp sum-vầy BA NGÔI cho đoàn-tụ đó, bớ mấy con! Nghĩa là Ngọc-Thanh, Thái Thanh và Thượng-Thanh đã đủ mặt ngày nay rồi, thì phải lo thi-hành bổn-phận cho chóng.
“Bởi ngày giờ đã muộn, rán mà làm bia cho đời sau noi dấu đến bảy chục muôn năm đó con! Chớ chẳng phải là cuộc nhỏ mọn đâu con, phải rán mà đồng công cọng sự mới đặng, trong thì Thầy giúp sức, ngoài thì BA CON phụ lực mới thành-công.” 
C - ÐẠO PHỤC CỦA ÐẦU SƯ
I - Ðạo Phục của Thái Ðầu Sư :


CHÚ GIẢI: Ðạo Phục của Thái Ðầu Sư có hai bộ: một bộ Ðại Phục và một bộ Tiểu Phục.
- Bộ Ðại Phục toàn hàng màu vàng (màu Ðạo) nơi trước ngực và sau lưng có thêu sáu chữ Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, bao quanh ba vòng vô vi, ngay giữa có một chữ Thái, áo có chín dải, ngoài choàng Bá Nạp Quang màu đỏ, y như của Thái Chưởng Pháp. Ðầu đội Bát Quái Mạo màu vàng, có thêu đủ tám cung chung quanh, chơn đi giày vô ưu màu đen, trước mũi có chữ "Thái".
- Bộ Tiểu Phục thì cũng hàng màu vàng y như áo Ðại Phục. Ðầu không đội mão mà bịt khăn màu vàng chín lớp chữ Nhứt”.
LUẬN: Đạo phục của Thái Đầu Sư có hai bộ cũng chỉ vào Âm Dương  hòa hiệp.
- Toàn hàng màu vàng, màu Ðạo  (Ấy màu phái Phật)
- Nơi trước ngực và sau lưng có thêu sáu chữ Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, bao quanh ba vòng vô vi, ngay giữa có một chữ Thái” 
Trước ngực và sau lưng đều có miếng “Bố tử” hình tròn, đường kính 20 phân, thêu sáu chữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ  bằng Cổ tự 大道三  bao quanh ba vòng vô vi, chính giữa có chữ Thái .
(Phải đặt chữ Đạo  ở  đỉnh giữa, chữ và chữ  đối xứng qua chữ Đạo. Nghịch chiều với kim đồng hồ). 
Ba chữ còn lại (Kỳ, Phổ, Độ) tiếp đặt theo trên vòng tròn.
-Vòng vô vi là ánh-sáng minh triết, mà cái văn minh tinh thần đã khởi điểm nơi này. Người tu học có khả năng nói Đạo cho mọi người hiểu Đạo, ban-bố khắp nơi bằng huyền lực, bằng hào quang, điển sáng gọi là vòng Vô Vi. Ba vòng là chỉ sự tròn đầy, tòan hảo.
- Áo có chín dải:.  
DẢI (là những thẻ) phía sau áo đạo phục, dẫn giải qua:
LỜI-PHÊ của ĐỨC HỘ-PHÁP:
            Chỉ “Dải sau lưng” là Chí-Tôn muốn định phận mình là Tam-Thừa.
- Phó-Trị-Sự hành quyền về Hạ-thừa chớ chưa vào Thánh-Thể nên mang MỘT THẺ nơi lưng.
- Còn Phối-Sư là bậc Thượng-Thừa nên có BA THẺ. Trung-Thừa Chí-Tôn không cần định để cho mỗi người cố gắng lập vị mình mau chóng tới bậc Thượng-Thừa.
- Nếu qua khỏi ba thẻ lên CHÍN (thẻ) tức là   vào  hàng phẩm Cửu Thiên Khai-Hóa. Cách nhau có một mức Phối Sư với Chánh-Phối Sư mà xa nhau một Trời một vực. Hễ đủ tài đức cầm quyền Đạo có quyền Vạn-Linh và quyền Chí-Tôn ủy nhiệm ân-tứ quyền-hành thì là vào ngay Cửu Thiên Khai Hóa qua khỏi Tam-Thừa.  
PCT: - ngoài choàng Bá Nạp Quang màu đỏ, y như của Thái Chưởng Pháp (xem trang 137. Giải về Bá nạp Quang của  Thái Chưởng Pháp)
- Ðầu đội Bát Quái Mạo màu vàng, có thêu đủ tám cung chung quanh:
BÁT QUÁI MẠO    
E: The hight octogonal cap of ceremony
F: Le haut bonnet octogonal de cérémonie
  (Bát: Tám, Quái: Quẻ. Mạo: Cái mão đội trên đầu).
Bát Quái Mạo là cái mão cao có hình Bát Quái, tức là có 8 cạnh đều nhau, trên đó có thêu 8 chữ Nho: Càn Khảm , Cấn , Chấn , Tốn , Ly , Khôn , Ðoài   Mỗi cạnh Bát Quái của mão, phần trên thì tròn và vảnh ra ngoài. Màu sắc của Bát Quái Mạo thì tùy theo phái:
- Vàng cho phái Thái,
- Xanh cho phái Thượng
- Đỏ cho phái Ngọc.
Hai phẩm Ðầu Sư và Phối Sư nam phái đều đội Bát Quái Mạo khi hành Đại lễ Cúng Ðức Chí Tôn.
       Cách may MÃO BÁT QUÁI  (Bát-quái-Mạo)
            Thầy dạy Bà Hương Hiếu “Đem nước phấn  ra đây Thầy vẽ mão. Tám khía, ngó nghiêng thì Vọng, ngó ngay thì như vầy: 8 khía, hai khía trước thêu chữ vàng CÀN KHÔN 乾坤 còn sáu khía kia thì để thế nào cũng đặng, thêu chánh chữ Cổ tự, nhung hay là hàng, tùy sắc phục mỗi đứa, cao 3 tấc 3 phân tây hai khía trước, còn mấy khía sau, làm sao cho lài lài trước cao sau thấp thì làm coi cho đặng. Giữa kín, phải cứng cho nó đứng, chớ con bồi bằng vải  càng tốt hơn”. 
- Chơn đi giày vô ưu màu đen, trước mũi có chữ "Thái"    (Xem các phần giải trước) 
- Bộ Tiểu Phục thì cũng hàng màu vàng y như áo Ðại Phục. Ðầu không đội mão mà bịt khăn màu vàng chín lớp chữ Nhứt”
          Khăn: tức là khăn đóng, may bằng hàng, vải, thành hình như một cái khung: Nếu kết 7 lớp vải, thường là khăn đóng đen thì mặc với áo dài đen gọi là quốc phục của nam phái. Đặc biệt trong nền Đạo khăn đóng chín lớp, có màu Vàng, xanh, đỏ, tùy theo sắc phái là Tiểu phục của Đầu Sư.
2 - Ðạo Phục của Thượng Ðầu Sư:

CHÚ GIẢI: Ðại Phục của Thượng Ðầu Sư cũng có hai bộ: một bộ Ðại Phục và một bộ Tiểu Phục.
- Bộ Ðại Phục thì toàn hàng màu xanh da trời (azur) (màu Ðạo) nơi trước ngực và sau lưng có thêu sáu chữ Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ   bao quanh ba vòng vô vi, cũng y như của Thái Ðầu Sư, song ngay giữa có để chữ "Thượng" áo cũng chín dải, đầu đội Bát Quái Mạo y như của Thái Ðầu Sư, mà màu xanh da trời, chơn đi giày vô ưu màu đen, trước mũi có chữ "Thượng" 
- Bộ Tiểu Phục thì cũng hàng màu xanh da trời y như Ðại Phục, đầu không đội mão mà bịt khăn màu xanh da Trời, chín lớp chữ  nhứt (y như lời giải phái Thái)

3 - Ðạo Phục của Ngọc Ðầu Sư :


CHÚ GIẢI: Ðạo phục của Ngọc Ðầu Sư cũng có hai bộ: một bộ Ðại Phục và một bộ Tiểu Phục.
- Bộ Ðại Phục toàn bằng hàng màu hồng (màu Ðạo) nơi trước ngực và sau lưng có thêu sáu chữ Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ   bao quanh ba vòng vô vi cũng y như Thái Ðầu Sư và Thượng Ðầu Sư, song ngay giữa có để chữ "NGỌC" , áo cũng chín dải, đầu đội Bát Quái Mạo y như của Thượng Ðầu Sư song màu hồng. Chơn đi giày vô ưu màu đen, trước mũi có chữ "Ngọc" .
(Phải đặt chữ Đạo  ở  đỉnh giữa, chữ và chữ  đối xứng qua chữ Đạo . Đặt nghịch chiều với kim đồng hồ. Đây là hình chụp trên mẫu áo thêu sẵn, không chính xác). 
- Bộ Tiểu Phục thì cũng hàng màu hồng, y như áo Ðại Phục, đầu không đội mão mà bịt khăn màu hồng chín lớp chữ Nhứt”  (Giải : Y như Thái và Thượng Đầu Sư)
C -  Ba vị Nữ Ðầu Sư đầu tiên:

  
Khai Ðạo từ năm 1926 đến 1975, Ðạo Cao Ðài có ba vị Nữ Ðầu Sư hiện được thờ tại Nữ Đầu Sư Đường:

 1 - Nữ Ðầu Sư Hương Thanh (Lâm Ngọc Thanh). (1874-1937)
Phần Đời: Thế danh là Lâm Ngọc Thanh, Bà là Nghiệp Chủ Vũng Liêm, sanh năm Giáp Tuất (1874) tại làng Trung Tín, quận Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Thân mẫu Bà là Trần thị Sanh. Bà là vợ của người Pháp tên Monnier, gọi là Huyện Xây. Ông Huyện Xây qui, Bà tái giá với Ông Huyện Hàm Nguyễn Ngọc-Thơ, nghiệp chủ ở Tân Định Sài-Gòn. Cả hai mộ Phật giáo, qui y theo Phật. Sau được Đức Chí-Tôn độ vào Đạo Cao-Đài.
Đêm 14-10-Bính-Dần (dl: 18-11-1926) nhân Đại Lễ Khai Đạo tại Thánh Thất tạm Từ-Lâm-Tự. Bà Lâm-Ngọc Thanh thọ Thiên Ân Nữ Giáo Sư, Thánh danh là Lâm Hương-Thanh  (TNHT.II./13) 
Kỳ phong Thánh Nữ-phái lần I, ngày 14-01-Đinh Mão (dl: 15-2-1927), thăng Phối Sư.
 Ngày 09-03-Kỷ Tỵ (dl:16-4-1929) Bà thăng phẩm Nữ Chánh-Phối-Sư, Chưởng quản Hội-Thánh Nữ phái.    
Năm Đinh Sửu (1937) Đức Hộ Pháp cùng Hội Thánh đi Nam Vang lo Đạo sự. Bà đi hầu Tòa về, kế trọng bịnh. Bà qui Thiên ngày: 08-04-Đinh Sửu (dl: 17-5-1937)  vào Lễ Thánh đản của Đức Phật Thích Ca, tại Vũng Liêm,  thọ 64 tuổi. Đức Hộ Pháp lúc đó đang hành đạo ở Nam Vang, được tin điện, cấp tốc trở về để cùng Hội Thánh lo Lễ Đạo táng cho Bà. Đến 25-4-Đinh Sửu (dl: 3-6-1937), Đức Chí-Tôn ân tứ lên phẩm Nữ Đầu Sư, Bà có đại công với Đạo, được đúc tượng thờ nơi mặt tiền Đền Thánh.     
2 -  Nữ Ðầu Sư Hương Hiếu:
       Bà (Nguyễn Thị Hiếu) được Thiên phong Nữ Ðầu Sư Chánh vị ngày 24-10-Mậu Thân (dl: 13-12-1968). Huấn từ  Đức Thượng-Sanh đọc tại Đền Thánh: 18-11-Mậu Thân
(1968) nhơn Lễ Tấn Phong Đức Bà lên phẩm Nữ Đầu-Sư
    “Hôm nay là ngày Lễ Tấn Phong Bà Nữ Đầu Sư Nguyễn Hương Hiếu, thọ Thiên ân Đầu Sư Chánh vị Nữ phái do Thánh giáo của Đức Lý Nhứt Trấn Oai Nghiêm tại Cung Đạo đêm 20 tháng 10 Mậu Thân (dl: 9-12-1968). Lễ lập thệ đã cử hành xong. Từ đây Chức sắc Nữ phái Cửu Trùng-Đài đã có vị Đầu Sư cầm quyền điều khiển dìu dắt trên đường Thánh đức để trau giồi đạo hạnh, lập chí vị tha cho xứng đáng là bậc Nữ Thánh nhơn trong cửa Đại Đạo. Đức Lý Đại Tiên ban ân huệ cho Bà Nguyễn Hương Hiếu, thật là một sự thăng thưởng công minh và một khích lệ lớn lao cho toàn thể Nữ phái. Trên đường lập vị, Bà Nguyễn Hương Hiếu là Chức sắc Nữ phái duy nhất đã đạt tới phẩm vị tối cao với một công nghiệp có thể nói là phi thường và một tinh thần phục vụ đáng kính phục”
         
            3 - Nữ Ðầu Sư Hàm Phong Hương Lự:
         Bà Hồ Thị Lự đắc phong Nữ Ðầu Sư Hàm phẩm trong một đàn cơ tại Cung Ðạo cùng một lượt với Bà Hương Hiếu (Nữ Ðầu Sư chánh vị).
   Cả gia đình của Bà thật đã nêu cao tấm gương đạo đức. Bà là mẹ của ba người con, sau là Chức sắc Đại Thiên phong là: Trưởng nam Cao Đức Trọng (Tiếp Đạo), thứ nam là Cao Hòai Sang (Thượng Sanh), thứ nữ Cao thị Cường (Giáo Sư CTĐ) rạng danh Tông tổ Cao đường quí tộc, mà còn chói sáng danh Đại-Đạo đến thất ức niên.
Bà đăng Tiên lúc 95 tuổi, Hội Thánh thiết đàn cầu Cơ, Bà Bát Nương giáng cho Bài thài để hiến lễ tế điện.

D - QUYỀN HÀNH NỮ ÐẦU SƯ
CHÚ GIẢI: Nữ Ðầu Sư quyền như Nam Phái, song
điều đình  bên Nữ  Phái mà thôi, chặng  đặng xen lộn qua
Nam, cũng như Nam chẳng xen lộn qua Nữ.
Mỗi điều chi thuộc về Nữ Phái thì Giáo Tông và Hộ Pháp chỉ do nơi Nữ Ðầu Sư.
Hộ Pháp có hỏi Thầy về cái ngai của Nữ Ðầu Sư, thì Thầy dạy: "Tòa Thánh day mặt ngay hướng Tây, tức là chánh cung ÐOÀI, ấy là cung Ðạo, còn bên tay trái Thầy là cung CÀN, bên tay mặt Thầy là cung KHÔN, đáng lẽ Thầy phải để bảy cái ngai của Phái Nam bên tay trái Thầy, tức bên cung CÀN mới phải, song chúng nó vì thể Nhơn Ðạo cho đủ Ngũ Chi, cho nên Thầy buộc phải để vào cung
Ðạo là cung ÐÒAI, cho đủ số. Ấy vậy cái ngai của Ðầu Sư Nữ Phái phải để bên cung Khôn, tức là bên tay mặt Thầy".
Hộ Pháp hỏi cái ngai ấy ra sao? thì Thầy dạy: "Giống y như cái ngai của Quan Thế Âm Bồ Tát, nghĩa là một cái Cẩm Ðôn để trong vườn Trước Tử trên Nam Hải, dưới chơn đạp hai bông Sen nở nhụy."
PHÁP CHÁNH TRUYỀN: "Ðầu Sư Nữ Phái chịu công cử theo luật Hội Thánh ban hành, theo luật lệ Hội Thánh phân xử về đường Ðời và đường Ðạo".
CHÚ GIẢI: Ðầu Sư Nữ Phái phải  tuân y Tân  Luật
của Hội Thánh về đường Ðạo và đường Ðời, phải chịu dưới quyền Hội Thánh xử trị cũng như Nam Phái vậy, dầu cho sự công cử lên các phẩm vị cũng phải tùng y như luật Hội Thánh ban hành; nhứt nhứt y quyền Nam Phái, không điều chi cải sửa, dầu cho sự hành chánh cũng vậy.
Quyền hành sự cũng về nơi Chánh Phối Sư, Ðầu Sư không đặng phép lấn quyền; hễ lấn quyền thì phạm Pháp Chánh Truyền, cũng như Ðầu Sư Nam Phái vậy.
PCT: "Ðầu Sư Nữ Phái mặc một bộ Ðạo Phục y như Ðạo Phục Ðầu Sư Nam Phái, phải đội một Ni Kim Cô; như các vãi Chùa, toàn hàng trắng áo chín dải có thêu bông sen. Trên Kim Cô có choàng từ đầu tới gót. Ðội mão Phương Thiên, trên chót Phương Thiên ngay đầu tóc có Thiên Nhãn Thầy bao quanh một vòng Minh Khí, đi giày vô ưu màu trắng, trên chót có để chữ "HƯƠNG" nghe à!
            CG: Ðầu Sư Nữ Phái mặc một bộ Ðạo Phục toàn là hàng trắng có thêu bông sen, y như Ðạo Phục Ðầu Sư Nam Phái áo chín dải, đội một cái Ni Kim Cô nghĩa là: cái Ni Kim Cô bằng hàng trắng, y như của các vãi Chùa, có thêu bông sen, bao quanh đầu một cái Kim Cô bằng vàng, trên Ni Kim Cô ấy phải choàng một cái mão Phương Thiên, nghĩa là: Cái choàng bằng hàng cho thiệt mỏng, trên chót thêm một cái mũ bằng vàng chụp trọn đầu tóc, chính giữa ngay trước mặt có chạm Thiên Nhãn Thầy, bao quanh một vòng Minh Khí, cái choàng của mão Phương Thiên phải cho thiệt dài, ba thước ba tấc ba phân, vì mỗi phen lên ngự trên ngai; thì phải có hai vị Lễ Sanh Nữ Phái theo sau, nâng đỡ chẳng cho phết dưới đất; chơn đi giày vô ưu toàn bằng hàng trắng, trên chót mũi giày có thêu chữ "HƯƠNG" là Tịch Ðạo (1). Nếu đội mão Phương Thiên dường ấy là phải bới đầu tóc ngay mỏ ác mới đặng (coi đẹp chớ hệ chi mà phòng ngại !).
    Luận: Qua Lời phê Đức Hộ Pháp giải về “Áo chín dải”: Áo Ðại phục của Nữ Ðầu Sư có hai miếng “Bố tử” trước và sau y như của Ðầu Sư Nam, nhưng không để chữ chỉ sắc phái, mà nơi đó thêu THIÊN NHÃN bao quanh một vòng Minh khí. Đầu Sư Nữ phái mặc một bộ Đạo phục toàn là hàng trắng có thêu bông sen, y như Đạo phục Đầu sư Nam phái, ÁO CHÍN DẢI”.


E - KẾT LUẬN
     (Trích tài liệu của Ngài Khai Pháp)
ÐẦU SƯ   (Cardinal) là Thầy của các Thầy khác. Người có nửa quyền Tư Pháp và nửa quyền Hành Chánh. Người đứng trung gian giữa Giáo Tông và Chánh Phối Sư, nghĩa là giữa người cầm quyền cai trị tối cao và người đại diện của Nhơn sanh là kẻ bị trị.
Ðã được trách vụ quan trọng như thế, nhưng không có quyền trực tiếp thân cận với Nhơn sanh, việc chi cũng phải đi ngang qua tay Chánh Phối Sư mới được. Nếu không truất quyền ấy thì Ðầu Sư có thể giục loạn, làm cho con cái của CHÍ TÔN phải chia phe phân Phái. Bởi cớ, nên khi nào có loạn Ðạo, Ðầu Sư được cầm quyền Thống nhứt, dụng độc tài mà trị loạn, dầu cho vị Chức Sắc Thiên Phong nào nhỏ hay lớn, cho đến Giáo Tông và Hộ Pháp cũng phải tuân theo mạng lịnh của Người khi hành sự. Nhưng khi nào hết loạn Ðạo thì không được dùng quyền Thống nhứt nữa. Chí Tôn lập Ðạo, phân phát quyền hành cho mỗi con cái của Người, nhưng vẫn hạn định đặng tránh sự bất công.
Tại sao truất quyền thân cận với Nhơn sanh?
Chỉ có phẩm Ðầu Sư và Chưởng Pháp được quyền
tranh cử nếu khuyết ngôi Giáo Tông. Nếu không truất quyền thân cận với Nhơn sanh của Ðầu Sư thì Chưởng Pháp không trông gì tranh cử đặng..
Đức Hộ-Pháp nói về nguyên lai của Tam Thanh:
Ðức Chí Tôn lập giáo ngày nay trên mặt địa cầu nầy: THÁI- THƯỢNG- NGỌC tức nhiên Tam Thanh Ứng Hóa là ba tinh thần duy chủ của nền Tôn Giáo: Thái, Thượng, Ngọc đương nhiên là Thánh Thể của Ðức Chí Tôn đó vậy. Tại sao Ðức Chí Tôn lấy nguyên căn Tam Bành trong buổi nộ khí của Ðức Thái Thượng Nguơn Thủy lập Ðạo Giáo ? - Là Ðức Chí Tôn quyết định lấy cơ quan tối đại của duy tâm đánh tiêu tan duy vật, tức nhiên lấy tinh thần đạo giáo diệt tiêu Tả Ðạo Bàng Môn.…Nhứt là nền Ðạo Cao Ðài nầy; là khi đã nhập vào trận Vạn Tiên, Ðức Thái Thượng thì giận Ðức Thông Thiên Giáo Chủ, Ngài biến ra Tam Bành tức là hình ảnh của Ðức Chí Tôn lập giáo ngày nay.
Như trên: thì Tịch Đạo THANH HƯƠNG có cả thảy 9 Đầu Sư Nam phái và Ba Đầu Sư nữ phái, cộng lại là con số 12 của Thầy thật là vẹn vẻ. Chính những Đấng Đại Thiên phong này đã làm nên lịch sử vẻ vang cho Đạo. Nhất là Đức Quyền Giáo Tông đứng đầu Cửu Trùng Đài đã chống vững con thuyền Đạo đến bến vinh quang; dù quá nhiều phong ba bão táp mà vẫn đến bến thành công.
Pháp Chánh Truyền Thầy dạy: 
“Như có điều chi cần yếu thì khá nài xin nơi Ðầu Sư, vì Người thay quyền cho Ðạo trọn vẹn nơi thế nầy.
    Câu: vì Người thay quyền cho Ðạo trọn vẹn nơi thế nầy tức là nói về “Phần Đạo” và “Phần Đời” mà ĐẦU SƯ phải thi hành hai Bát Quái: Tiên Thiên và Hậu Thiên cho tòan vẹn (Xem về Tiên Thiên và Hậu Thiên Bát Quái ở phần sau).
V - QUYỀN HÀNH
của CHÁNH PHỐI SƯ & PHỐI SƯ
A- PHÁP CHÁNH TRUYỀN: "Phối Sư mỗi phái là 12 người, cộng là ba mươi sáu, trong ba mươi sáu vị ấy, có ba vị Chánh".
CG: Ba vị Chánh Phối Sư, phải lựa cho đủ ba phái là: Thái- Thượng - Ngọc. Ba vị ấy chẳng phải làm đầu cho ba mươi ba vị Phối Sư kia mà thôi, mà lại là người thay quyền cho Ðầu Sư mà hành sự, y như quyền Ðầu Sư vậy.
Ấy là người thay mặt cho cả Hội Thánh Cửu Trùng Ðài và cả nhơn sanh.
Người nắm trọn quyền hành sự nơi tay, chỉ tùng lệnh Ðầu Sư phán dạy thế nào, thì phải tuân theo thế ấy; chẳng đặng cải mạng lịnh tự mình chế biến; nhứt nhứt đợi lịnh Ðầu Sư, song Ðầu Sư cũng không đặng phép giành quyền hành sự của ba vị ấy. Hễ Ðầu Sư lấn quyền hành sự mà không do nơi Chánh Phối Sư thì là quá quyền mình, ắt phải phạm Pháp Chánh Truyền.
Ðây xin nhắc lại khi Ðức CHÍ TÔN ban lịnh lập TÂN LUẬT: vì cớ nào Ðức Giáo Tông lại giao cho Chánh Phối Sư xem xét chỉnh  đốn trước khi dâng lên cho Ngài, kế Chưởng Pháp kiểm duợt rồi mới đệ lên cho Hiệp Thiên Ðài phê chuẩn, sau rốt Hộ Pháp phải đem Luật ấy xuống Cửu Trùng Ðài đọc mà ban hành ?.
Lại nữa buổi ba vị Chánh Phối Sư dâng luật: Hộ Pháp và Thượng Phẩm phò loan cho Ðức Giáo Tông giáng sửa (13 tháng chạp năm Bính Dần). Ngài có truyền dạy ba vị Ðầu Sư và Chưởng Pháp phải ngự trên ngai; đoạn đòi ba vị Chánh Phối Sư vào hành lễ, rồi kêu Chánh  Phối Sư Thượng Tương Thanh mà dạy rằng: "Hiền Hữu coi Lão hành sự đây mà bắt chước".
- Ngài lại dạy ba vị Chánh Phối Sư mỗi người phải
dâng luật thế nào cho đủ sáu bàn tay nâng luật ấy, chẳng
nên cho hở, đặng dâng lại cho Ðầu Sư;
- Ðầu Sư cũng phải cho đủ sáu tay mà dâng lên cho Chưởng Pháp,
- Rồi Chưởng Pháp cũng phải đủ sáu tay mà dâng lên cho Ngài. Khi ấy Ngài dạy phải đi ngay lên Ðại Ðiện đưa qua khỏi đầu Hộ Pháp và Thượng Phẩm. Ngài hạ Ngọc Cơ xuống dưới, đặng đi ngay qua cho khỏi Ngài nữa.
Chưởng Pháp tiếp Luật rồi, lại đưa ngay qua khỏi đầu Khương Thái Công và Thánh Chúa Jésus nữa. Sau Hộ Pháp có để lời than cùng Thầy về điều ấy, thì Thầy cười mà phán dạy rằng: "Mắc Tiên vị của Thái Bạch còn ở dưới Thích Ca, Khổng Tử và Lão Tử, bằng chẳng vậy thì bộ Luật cũng đi ngang qua đầu các Ðấng ấy nữa, vì nó là Thiên Ðiều đó con".
Bộ TÂN LUẬT để trước Tiên vị của Ðức Giáo Tông một ngày một đêm, cho Ngài xét đoán; bữa sau Ngài giáng cơ than rằng: "Thiên Ðiều mầu nhiệm của Ðạo còn thiếu sót lắm". Ngài cười rồi tiếp rằng: Những điều ấy chư Hiền Hữu biết đâu mà lập cho đặng...Hại thay! Nếu chẳng có cơ mầu nhiệm bí mật ấy, thì chẳng thành Luật; nếu chẳng thành Luật, thế nào thành Ðạo. Ngài cười rồi tiếp: Lão tâu cùng Ðại Từ Ðại Bi xin thêm vào Luật những điều bí mật yếu trọng. Ấy vậy chư Hiền Hữu cũng phải cầu khẩn với Lão, nội hạ tuần tháng nầy thì khởi nguyện, dặn các Thánh Thất; các Ðạo Hữu phải để lòng thành khẩn; hiệp sức làm một với Lão, mà nài xin Thánh Luật, nghe à !
(Cười...) Hễ Ðạo trọng thì tức nhiên chư Hiền Hữu trọng, vậy thì chư Hiền Hữu biết mình trọng mà lo sửa vẹn người Ðời... Từ đây, Lão hằng giữ gìn cho chư Hiền Hữu hơn nữa; nếu thảng Lão ép lòng cầm quyền thưởng phạt phân minh, là cố ý muốn giá trị chư Hiền Hữu thêm cao trọng nữa, vậy Lão xin đừng để dạ phiền hà, nghe!
 Ngài liền kêu hai vị Chưởng Pháp lên lấy bộ Luật xuống, đặng dâng qua cho Hiệp Thiên Ðài, lại dạy Hộ Pháp và Thượng Phẩm xuống Cửu Trùng Ðài đứng nơi vị mình. Hộ Pháp thì bắt ấn Hộ Pháp trấn trên bộ Luật, còn Thượng Phẩm thì cầm Long Tu Phiến che trên ấn ấy, rồi dạy hai vị Chưởng Pháp như vầy: "Ta kỳ cho một tháng phải nạp Luật".
Hai vị Chưởng Pháp lãnh kiểm duợt Luật trong một tháng đem nạp hồi cho Lý Giáo Tông; rồi Ngài mới cậy hai vị Ðầu Sư thay mặt cho Ngài, đệ lên Hiệp Thiên Ðài dâng cho Hộ Pháp cầu Thầy giáng xuống sửa lại. Nhờ Ngài và Hội Thánh cầu khẩn, Thầy đã giáng bút truyền các Bí pháp ấy cho Hộ Pháp.
Coi theo đây thì thấy rõ: Ðức Giáo Tông kêu Chánh Phối Sư Thượng Tương Thanh xem Người hành sự mà bắt chước, thì đủ chỉ rõ rằng: Ngài ban quyền hành-sự trọn vẹn cho Chánh Phối Sư, lại buộc cả ba đều để sáu bàn tay vào cho đủ, tức là buộc cả ba hiệp một mới đặng. Ðầu Sư cũng vậy mà Chưởng Pháp cũng vậy, phải hiệp một mới phù hạp câu Thánh Ngôn "Một thành ba, mà ba cũng như một".
Sao lại giao cho Chánh Phối Sư chỉnh đốn TÂN LUẬT, ngày sau có phải giao cho Chánh Phối Sư như vậy nữa chăng ?
Trên kia đã nói Chánh Phối Sư là người thay mặt cho cả nhơn sanh giữa Hội Thánh, ấy là người làm chủ nhơn sanh trong nền Ðạo, hễ gọi là chủ nhơn sanh, ấy là nhơn sanh vậy.
Trong Bát Quái Ðài kể từ  Tiên  vị  đổ  lên  cho  tới Thầy thì đã vào địa vị của các Ðấng Trọn Lành "classe des Parfaits ou des Purs", từ Thánh vị trở xuống nhơn vị thì vào hàng Thánh "classe des Épures", từ thú cầm xuống vật chất thì hàng phàm tục "classe des Impurs", Ấy vậy trong Bát Quái Ðài từ bực Thánh hồn thì còn phận sự điều đình Càn Khôn Thế Giái, giao thiệp cùng các chơn hồn, còn ở trong vòng vật chất, nâng đỡ, dạy dỗ cho phàm phẩm tấn hóa lên cho tới Thánh vị. Hễ vào đặng Thánh vị rồi thì tự nhiên mình biết lấy mình, dầu phải bị đọa trần đi nữa cũng còn giữ vẹn Thánh Ðức mà tu hành đặng đạt đến địa vị trọn lành, lên địa vị trọn lành rồi thì mới đồng quyền cùng Tạo Hóa, từ bi, tự tại bất tiêu bất diệt.
Trong Hiệp Thiên Ðài thì có HỘ-PHÁP thay quyền cho các Ðấng Thiêng Liêng và Thầy mà gìn giữ công bình Tọa Hóa, bảo hộ nhơn loại và vạn vật lên cho tới địa vị tận thiện tận mỹ; người thì tận thiện, còn vật thì tận mỹ. Chẳng cần lấy sức mình mà lập, chỉ bảo hộ cho sự tấn hóa tự nhiên khỏi điều trở ngại, nếu nói có quyền bảo hộ thì phải có Luật pháp, lấy Luật pháp mà kềm chế nhơn sanh, cũng như các Ðấng trọn lành lấy Thiên Ðiều mà sửa
trị Càn Khôn Thế Giái.
HỘ-PHÁP là thể các Ðấng Trọn Lành, người lại giao quyền cho Thượng Phẩm lập Ðạo, đặng dìu dắt các chơn hồn lên tột phẩm vị của mình, tức là nâng đỡ binh vực cả Tín Ðồ và Chức Sắc Thiên Phong ngồi an địa vị, cũng như chư Thần, Thánh điều đình Càn Khôn Thế Giái cho an  tịnh hòa bình mà giúp sức cho vạn loại sanh sanh hóa hóa.
THƯỢNG PHẨM tiếp các chơn hồn của Thượng Sanh giao vào cửa Ðạo; Thượng Phẩm là người thể Ðạo đối với hàng Thánh, ấy là người làm đầu các Thánh.
Còn THƯỢNG SANH về thế độ, đem các chơn hồn
vào cửa Ðạo, dầu nguyên nhân hay là hóa nhân cũng vậy, phải nhờ người độ rỗi. Thượng Sanh đặng mạng lịnh chuyển thế, điều độ nhơn sanh ra khỏi trầm luân khổ hải, buộc Thượng Sanh phải gần kẻ vô đạo đặng an ủi dạy dỗ, mà kể từ hạng vô đạo trở xuống, cho tới vật chất thuộc về phàm, ấy vậy Thượng Sanh là thể Ðời, người đứng đầu của phẩm phàm tục.
Trong Cửu Trùng Ðài có:
Ðầu Sư thì đối với phẩm Ðịa Tiên,
- Chưởng Pháp thì đối với phẩm Nhơn Tiên,
- Giáo Tông thì đối với phẩm Thiên Tiên.
- Tam Trấn Oai Nghiêm thay quyền Phật vị tại thế nầy. Ấy vậy, các Ðấng ấy đối phẩm cùng các Ðấng Trọn Lành của Bát Quái Ðài.
- Giáo Tông giao quyền cho Ðầu Sư
- Ðầu Sư lại phân quyền cho Chánh Phối Sư, lập Ðạo đặng độ rỗi nhơn sanh; cũng như Hộ Pháp giao quyền cho Thượng Sanh và Thượng Phẩm;
- Còn Chánh Phối Sư và Phối Sư đối phẩm Thiên Thánh, - Giáo Sư đối phẩm Nhơn Thánh,
- Giáo Hữu đối phẩm Ðịa Thánh,
- Lễ Sanh đối phẩm Thiên Thần,
- Chánh Trị Sự, Phó Trị Sự và Thông Sự đối phẩm Nhơn Thần,
- Chư Tín Ðồ đối phẩm Ðịa Thần. 
Ấy vậy, các vị ấy đối phẩm vào hàng Thánh của Bát Quái Ðài là cầm quyền lập Ðạo.
Kẻ Ngoại Giáo, Tả Ðạo Bàng Môn, người vô đạo, riêng nắm quyền hành thế tục, nghịch cùng chơn lý Chánh Truyền; mượn thế lực phàm tục mà diệt lành dưỡng dữ, mê hoặc nhơn sanh, lưu luyến trần thế; trên không biết Trời, dưới không kỉnh  đất; lấy  người  làm  lợi  khí  đặng vụ tất công danh, quyền quyền thế thế: chẳng kiêng nể  luân  hồi, ham vật chất hơn tinh thần, lấy vinh hoa của kiếp sanh làm sở nguyện, như thú vật, cây cỏ, sắt đá, chỉ biết sống mà không biết sống để làm gì, còn không hay, mà mất cũng không biết. Ấy là hạng phàm, gọi đời đó vậy,
Thầy đã dạy nhơn sanh tự lập Luật lấy mình, mà Chánh Phối  Sư đã hẳn là người thay mặt cho Nhơn Sanh, tức nhiên quyền hành lập Luật là nơi tay Chánh Phối Sư đã đáng.
- Quyền hành chánh trị về phần Ðầu Sư,
- Mà quyền hành sự về Chánh Phối Sư,
Bằng chẳng vậy thì ngôi Giáo Tông, Ðầu Sư cũng không kiêng nể; vì đã nhứt thống quyền chánh trị và luật lệ; lại nữa, Thầy đã định ngôi Giáo Tông thì Ðầu Sư và Chưởng Pháp tranh cử đặng, nếu không giảm quyền Ðầu Sư thì Chưởng Pháp mong chi đắc cử.
PCT: "Ba vị Chánh Phối Sư đặng phép thế quyền cho Ðầu  Sư, song không đặng quyền cầu phá luật lệ".
CG: Hễ trái mạng lịnh Thiêng Liêng, sửa cãi luật lệ
mà hành sự, hoặc thêm, hoặc bớt, thì là phạm phép Thiên Ðiều làm cho Thánh Giáo trở nên Phàm Giáo. Nhơn sanh là Phàm, Hội Thánh là Thánh, nếu không Hội Thánh phê chuẩn thì những điều chi sửa cãi bởi Chánh Phối Sư, nghĩa là nhơn sanh, đều là phàm cả, mà hễ phàm thì khó mong lập vị Thánh cho đặng. Bởi cớ ấy nên Thầy không cho Chánh Phối Sư lập Luật; ấy cũng là cơ mầu nhiệm, diệt phàm của Ðạo vậy. 

            Chú thích: (1) Ấy là lời khen của Ðức Lý Giáo Tông.
(2)  Cười... Cái giá trị của TÂN LUẬT dường đó, mà cả Hội Thánh coi rẻ rúng chẳng kể, làm cho LÃO phải từ ngôi Giáo
Tông, đặng lấy Thiên Ðiều khảo tội. Ôi thôi! Biết bao kẻ bị đọa
lạc vào Phong đô, vì đó. 
(3) Mừng thay cho nhơn loại chút ít rồi. Hội Thánh Chơn  Truyền Tân Pháp đã đạt đặng như phép "Giải Oan", phép "Khai Sanh Môn", Ban Kim Quan v..v. lại còn nhiều bí pháp nữa mà Hộ Pháp chưa có lịnh truyền và lại bị chúng sanh và Hội Thánh còn mờ hồ không nạp dụng. Ngày nay chẳng biết các Ðấng Thiêng Liêng là chư Thần, Thánh, Tiên, Phật tại Bát Quái Ðài đã thọ lịnh của Thầy mà hành Pháp vì thuộc về quyền hành của các Ðấng ấy; ngày nay mới tính sao? Trong các bí pháp có cơ mầu nhiệm đắc Ðạo, bây giờ các Ðấng ấy có cho hay là không? Thảm!... Cười), nếu Lão có phương chỉnh đốn nền Ðạo lại thì đặng, bằng chẳng vậy, thì không có một người đắc Pháp, Cửu Trùng Ðài cũng đã yểm quyền Bát Quái Ðài mà chớ: Thật vậy đó chút !
 (4)  Ấy là cơ vô vi Tinh- Khí -Thần hiệp nhứt, chư Hiền Hữu có biết à ! Ngọc là Tinh, Thượng là Khí, Thái là Thần, nếu cả ba không hiệp thì chẳng hề thành Ðạo đặng khá nhớ!
 (5)  Ðây cũng nên giải, vì cớ nào kể từ phẩm Chánh Phối Sư trở xuống, thuộc về THẾ, nghĩa là Ðời và từ phẩm Ðầu Sư đổ lên thuộc về Thánh, nghĩa là ÐẠO, bên Hiệp Thiên Ðài cũng có Ðời và Ðạo, mà Bát Quái Ðài cũng phải có vậy, mới nhằm cơ hiệp một Ðời cùng Ðạo. Tức là trong Ðạo có Ðời, mà trong Ðời cũng có Ðạo. (6)  Ðức Lý Giáo Tông khen hay.

B - LUẬN ĐẠO
Tam thập lục Thánh  
Là chỉ chung 36 vị vào hàng phẩm Phối Sư trong cơ quan Cửu Trùng Đài đứng vào Nhơn Thánh, là bậc cao thượng về đạo đức tinh thần. Đức Cao Thượng Phẩm nói: “Tam Thiên Thế giới là ngôi vị, còn Thất Thập Nhị Địa là trường thi công quả".
Theo Dịch: Số 3 là số biến của số 1. Đó  là Tam  vị
nhất Thể của Bà-La-môn (La Trinité Brahmaniste) mà Đạo Cao-Đài hiện đang tôn kính đặt trên đỉnh Bát-Quái-Đài Tòa Thánh là ba vị Phật: Brahma- Civa- Chritsna.
            “Thầy dạy: Bát-Quái biến-hóa vô cùng, phân định Ngũ hành, Càn Khôn muôn vật. Thái-cực sanh Lưỡng Nghi tức Tam Thiên-vị (ba ngôi Trời). Dưới ba ngôi ấy có Tam Thập Tam Thiên (ba mươi ba từng trời) cộng với ba ngôi trên là ba mươi sáu từng trời, nên gọi là Tam Thập Lục Thiên. Trong mỗi từng Thầy chia Chơn-linh, có một vị Đại-La Thiên-Đế Chưởng-quản”.
            Như vậy số 3 là chân số của Dịch, con số căn bản của Trời đất. Từ đó suy ra con số 33 rút gọn lại cũng là 3 (33: 3) nghĩa là chia đúng cho 3; mà 36 cũng chia đúng cho 3 “Ba mươi sáu cõi Thiên Tào”. Do vậy mà các phẩm tước trong Cửu Trùng Đài được Đức Chí-Tôn qui định trong Pháp Chánh Truyền:
- Trên hết là ngôi Giáo-Tông chỉ có 1 (ngôi duy nhứt: Thái cực rồi cũng biến ra 3); từ đó biến hóa ra hằng hà sa số:
- 3 ngôi Chưởng Pháp (Tam Dương- vì là Hiệp-Thiên Đài)
- 3 ngôi Đầu-Sư  (Tam Âm- phần hành  Cửu  Trùng Đài)
Đức Lão-Tử dạy: “Đạo sinh nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh vạn vật”. Nay Lễ-nghi trong nền Đại-Đạo áp dụng công thức này một cách nghiêm túc. Nhất là Lễ Dâng Tam Bửu 3 lần mới thành. Ấy  là phép lễ chế do nhà Châu qui định “Lễ dĩ TAM vi thành” nghĩa là làm Lễ phải ba lần mới hoàn thành. Từ đó trong Tôn-giáo luôn lấy sổ 3 làm căn bản sinh mọi thứ như: Tam Tài, Tam Giáo, Tam nguơn, Tam Thánh, Tam Thanh, Tam Công, Tam lập…Quả thật là “SỐ 3 huyền diệu”
Tuy Thầy dạy sắp xếp ngôi thứ cho Chức sắc Thiên phong, mà thật ra là chỉ rõ con đường tu để về Trời tức là nơi mà Phật giáo gọi là Niết bàn. Thầy đã bắc thang tiến tới phẩm Phối sư có 36 tức “Tam Thập Lục Thánh” nhưng kỳ thật lại chọn trong số này ra ba vị Chánh Phối Sư để làm đầu, quyền hành rất cao trọng. chỉ còn lại 33 vị Phối sư mà thôi. Nếu không bước vào Chánh Phối Sư thì không thế nào lên địa vị Đầu Sư được.

2 - Yếu trọng của ngày dâng Tân Luật:
PCT buộc: “Chánh Phối Sư dâng luật. Hộ Pháp và Thượng Phẩm phò loan cho Ðức Giáo Tông giáng sửa (13 tháng chạp năm Bính Dần). Ngài ban quyền hành sự trọn vẹn cho Chánh Phối Sư, lại buộc cả ba đều để sáu bàn tay vào cho đủ, tức là buộc cả ba hiệp một mới đặng. Ðầu Sư cũng vậy mà Chưởng Pháp cũng vậy”.
Thế mà Ngài Thượng Chưởng Pháp Nguyễn văn Tương Thiên phong ngày 24-07-Bính Dần. Ông lại thọ bệnh và đăng Tiên ngày: 5-11-Bính Dần (dl: 11-12-1926), Ngài Chưởng Pháp Nguyễn Văn Tương chỉ hưởng được 48 tuổi, an táng tại tư gia ở làng Hữu Ðạo (Mỹ tho)
Chuyện trớ trêu ngày 13-12-Bính Dần là ngày dâng Luật, buộc Chưởng Pháp “cả ba đều để sáu bàn tay vào cho đủ” để dâng Luật, nhưng Ngài Thượng Chưởng Pháp lại qui trước  hơn một tháng rồi !
Bấy giờ: Ngài Trần Đạo-Quang (1870-1946) được phong làm Quyền Thượng Chưởng Pháp. (Sở dĩ Ngài Trần Đạo Quang là “Quyền Thượng Chưởng pháp” là để cho đủ số người dâng Luật trong hàng phẩm Chưởng Pháp).
          Giữa năm 1927, khi Ngài Ngọc Chưởng Pháp Trần Văn Thụ qui Thiên, Ngài Trần Ðạo Quang, thế danh là Trần Thanh Nhàn, sanh năm Canh Ngọ (1870), tu theo Minh Sư đến chức Thái Lão Sư, trụ trì ở Linh Quang Tự, Gò Vấp. Ngài được Ðức Chí Tôn giáng cơ độ Ngài theo Ðạo Cao Ðài, được ân phong là Ngọc Chưởng Pháp chánh vị. Khi qui về Tòa Thánh thì bộ râu ba chòm của Ngài tự
đoanh lại chỉ còn một chòm duy nhứt. Nhưng về sau Ngài
tách rời khỏi Tòa Thánh Tây Ninh và lập Chi Phái riêng.
“Chánh Phối Sư, lại buộc cả ba đều để sáu bàn tay vào cho đủ, tức là buộc cả ba hiệp một mới đặng. Ðầu Sư cũng vậy mà Chưởng Pháp cũng vậy”.
          Như thế là mỗi hàng phẩm như:
Chưởng Pháp:   ba vị phải đủ 6 bàn tay dâng Bộ Luật  
Ðầu Sư :            ba vị phải đủ 6 bàn tay dâng Bộ Luật   
Chánh Phối Sư: ba vị phải đủ 6 bàn tay dâng Bộ Luật.
Tại sao phải là 6 bàn tay  (6x3=18)
Với Bát Quái Hậu Thiên hay Bát Quái Đồ Thiên CÀN ở vị trí số 6 (Lục Càn). Nhưng riêng ở Bát Quái Tiên Thiên thì CÀN là số 1 (Càn Nhứt) Nếu Càn 1 thì đơn quái  (do 3 nét nhứt họp lại). Nói cách khác khi nhìn vào con số thì Càn 3 nét liền, Khôn 3 nét đứt, ghép lại cũng là con số của 36 vị Thánh, tức là biểu tượng của Càn –Khôn Thiên địa rồi. Hiệp (3+6=9) mà ba lần con số 6 là 18 (1+8=9). Vậy thì: Càn là Trời, quyền năng tối thượng, Trời vi chủ.

&

3 - PHẦN HÀNH CỦA CỬU VIỆN
1/ - CHÁNH PHỐI SƯ     (Phẩm)
                        E: The Principal Archbishop.
F: L'Archevêque Principal.
            (Chánh là đứng đầu, lớn nhứt. Phối Sư là phẩm Chức sắc Cửu-Trùng-Ðài đối phẩm với Thiên Thánh của Bát-Quái Đài). Chánh Phối Sư là người đứng đầu các vị Phối Sư. Theo Pháp Chánh Truyền, phẩm Chánh Phối Sư không do công cử, mà do Ðức Giáo Tông lựa chọn một vị trong 12 Phối Sư của mỗi phái lên làm Chánh Phối Sư cầm đầu 11 vị Phối Sư còn lại.
Cửu-Trùng-Đài có 3 phái: Thái, Thượng, Ngọc, nên có ba Chánh Phối Sư: Thái Chánh Phối Sư, Thượng Chánh Phối Sư, Ngọc Chánh Phối Sư. Trong ba phái: Thái, Thượng, Ngọc thì mỗi phái sẽ điều hành ba Viện theo đúng Thánh ngôn dưới đây của Đức Lý Giáo-Tông  (Cửu Viện).
       THÁI :  Hộ, Lương, Công ngoại chủ trương
THƯỢNG: Học, Y, Nông chấp phương cương 
NGỌC:  Hòa, Lại, Lễ quyền cai quản,
Cửu Viện phân qua khả khán tường.
Bài Thánh ngôn trên có nghĩa như sau:
- Phái Thái coi ba viện: Hộ viện, Lương viện, Công viện, coi sóc, (đốc suất)  bên ngoài.
- Phái Thượng coi ba viện: Học viện, Y viện, Nông  viện, đảm trách phương pháp làm cho Đạo mạnh thêm.
- Phái Ngọc coi ba viện: Hòa viện, Lại viện, Lễ  viện. Đây là quyền cai quản của  phái Ngọc.
Chín viện phân qua cho xem, phải biết một cách tường  tận (Thượng là Thượng Chánh Phối Sư Chưởng quản):
2/- THÁI CHÁNH PHỐI SƯ
Thái Chánh Phối Sư lo về mặt Tài Chánh, gìn giữ sản nghiệp của Ðạo, làm Chủ Tọa Hội Thánh.
Dưới quyền Thái Chánh Phối Sư có ba Viện:
- Hộ Viện: Lo việc thâu xuất tài chánh, phân phát lương hướng, phụ cấp cho Chức sắc (Trésorerie).
- Lương Viện: Bảo đảm sự sanh nhai, tìm phương nuôi sống toàn Ðạo về mặt vật thực (Intendence).
- Công Viện: Lo việc tạo tác dinh thự, đường giao thông, gìn giữ sản nghiệp của Ðạo (Travaux puplics).
2 - THƯỢNG CHÁNH PHỐI SƯ:
Nghị định thứ tư của Đức Lý Giáo-Tông dạy:
Ðiều thứ nhứt: Thượng Chánh Phối Sư có quyền xem xét
các nơi, chăm nom Ðạo hữu.
Ðiều thứ tư: -Thượng Chánh Phối Sư, đặng quyền thay mặt cho toàn Ðạo mà giao thông cùng Chánh Phủ và cả Tín đồ, quyền giáo dục nhơn sanh do nơi tay Người nắm, làm Chủ Tọa Hội Nhơn Sanh.
           Lo mặt ngoại giao với Chánh Phủ, quyền ba Viện: - Học Viện (Instruction publique) lo bảo toàn: Thể, Trí, Ðức dục của toàn thể Chức sắc, Ðạo hữu và Nhi đồng.
- Y Viện (Santé publique) chuyên môn khoa cứu tế, lo trị các chứng bịnh của toàn Ðạo.
- Nông Viện (Agriculture) lo khai phá mở mang đồn điền, chuyên về trồng tỉa.
4/ - NGỌC CHÁNH PHỐI SƯ:
            Nắm quyền tạp tụng, cầm quyền Chủ Trưởng Chức Sắc, lo việc văn từ, chưởng quản 3 Viện:
- Hòa Viện: (Affaires intérieures et extéreures) lo về nội, ngoại giao, gìn giữ trật tự và bảo an toàn Ðạo.
- Lại Viện: (Service du personnel) lo về công văn, Bộ Ðạo, Bộ Khai Sanh, Bộ Khai Tử, Bộ Hôn Thú, Bộ Chức Sắc Hành Chánh, thuyên bổ Chức sắc trấn nhậm các nơi.
- Lễ Viện: (Service des Rites) lo về nghi tiết, cúng kiến, quan, hôn, tang, tế.
Cả 9 Viện trên đây họp lại gọi là Cửu Viện Nội Chánh, tức là Nội Các của Ðạo vậy.
4 - PHỐI SƯ
      Chú giải“Là người lãnh quyền của Chánh Phối Sư ban cho, đặng đồng quyền, đồng thể cùng Chánh Phối Sư khi Người giao trách nhậm cho mình; chẳng đặng làm điều chi không có lịnh của Chánh Phối Sư truyền dạy; nhứt nhứt điều phải tuân mạng lịnh của Chánh Phối Sư khi đặng sai trấn nhậm các nơi; mọi điều canh cải là phạm Pháp Chánh Truyền, ắt bị giải ra Tòa Tam Giáo”.
C -  ÐẠO PHỤC CỦA CHÁNH PHỐI SƯ VÀ PHỐI SƯ
CHÚ GIẢI: Ðạo Phục cũng có hai bộ phân biệt nhau (Ðại Phục và Tiểu Phục) như của vị Ðầu Sư, song trước ngực và sau lưng có thêu Thiên Nhãn Thầy bao quanh một vòng vô vi.
Chánh Phối Sư thì áo chín dải, còn Phối Sư ba dải. Chánh Phối Sư phái Thái thì choàng ngoài Ðại Bá Nạp Quang màu Ðỏ, còn Phối  Sư phái Thái thì Tiểu Bá Nạp Quang. Ðầu đội Bát Quái Mạo y như của ba vị Ðầu Sư song tùy theo sắc phái mình, chơn đi giày vô ưu màu đen, trước mũi không có chữ chi hết.
Còn Tiểu Phục cũng như Ðại Phục, đầu không đội mão mà bịt khăn tùy theo sắc phái mình, chín lớp chữ nhứt”.

LUẬN:
 PHỐI SƯ (Archevêque) Phối Sư là người cầm đầu giềng mối chánh trị của Ðạo, có 36 vị, chia ra làm 3 Phái, mỗi Phái 12 vị, trong 12 vị phải có một vị Chánh.
Chánh Phối Sư đã là người thay mặt cho nhơn sanh chỉ biết tuân lịnh mà thôi, chớ không phép cãi lịnh, có phép dâng Luật lên cho Ðầu Sư cầu xin chế giảm chớ không đặng phép lập Luật. Như ngày sau, nếu Thầy ban quyền cho nhơn sanh lập Luật lại nữa, thì người mới có quyền chỉnh đốn luật lệ như buổi nầy vậy.
Ngày 06-07-Bính Dần (dl: 13-08-1926) tại nhà Ngài Thái Thơ, Đức Chí-Tôn dạy Bà Lâm Ngọc Thanh may Thiên phục (Trích Thánh giáo dạy may Thiên phục cho hai vị Đầu Sư và ba vị Phối Sư):
THƠ, vô quì nghe Thầy dạy may Thiên phục:
 “Khăn, áo màu vàng, mà cho thiệt tốt; khăn 9 lớp, áo gài ba dải. Con Lâm Thị Ái-Nữ, lo giùm Thầy năm cái áo mão cho Lịch, Trung, Tương, Trang, Thơ. Mão ấy Thầy sẽ vẽ, còn áo THƠ thì Ái nữ thêu “CON MẮT” ở giữa, chung quanh có sáu chữ Cổ tự  đề ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ   ngay trước ngực và sau lưng, như miếng Bố tử, chạy hai vòng vô vi bao chung quanh nghe !”

Lưu ý: Tất cả các lọai “Bố tử” trên đều phải đặt chữ Đạo  (12 nét) trên đỉnh, hai chữ Đại  (3 nét) và Tam (3 nét) đối xứng nhau qua chữ Đạo, ấy là tam Âm tam Dương.
Ba chữ còn lại là Kỳ , Phổ , Độ , mỗi chữ 12 nét, cộng chung là 36 nét ấy là 36 cõi Thiên tào ứng với lời Minh Thệ 36 chữ. Tất cả đều nghịch chiều với kim đồng hồ. Những hình trên đều là hình chụp từ trên áo Chức sắc nên chưa chính xác. Phải rập theo khuôn mẫu trong tấm huy hiệu của Đức Hộ Pháp bên đây mới đúng ý nghĩa)
Như vậy, ngày này Thầy phong cho Ngài Nguyễn Ngọc Thơ phẩm Phối Sư phái Thái, nhưng chưa lập thệ.
            Về sau: Ông Thơ là Quyền Đầu sư phái Thái
Qua ngày 12-07-Bính Dần (dl: 19-08-1926) Bà Lâm Ngọc Thanh trình áo mão Thiên phục đã may.
Thầy dạy: “Thơ, đem mão Thầy coi con! Hay cho Lâm Thị Ái-nữ, con tôi ưa hoa hòe quá ! Trúng lắm, nhưng mà con vợ con nó làm coi lăng quằng trong đó quá, lại thiếu 6 cung kia nữa. Thây, mặc nó; đừng sửa nó hờn! Biểu ái nữ để bông sen coi phải hơn là để bông mai; còn mấy phía, chớ chi con Thầy nó làm nhánh dương liễu với mấy chữ BÁT-QUÁI nó làm lớn hơn mà dài xuống một chút nữa. Thơ, đưa áo lên cho Thầy coi. Đặng, phải vậy, mặc vào con. Tốt quá con há! Ấy là Tiểu phục, còn Đại phục thì đội Mão và vấn khậu đỏ. Đặng rồi đó con, biểu thêu cho khéo nghe!” 

Về lại nhà  [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét