“Một người,
Bần-Đạo thấy ban sơ có một người là Thượng-Phẩm, rồi sau lại có người này nữa:
Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt.
Ngồi nghĩ
thầm cái đức-tin gì mà lạ-lùng như thế ! Giờ phút này Bần-Đạo mới hiểu hai vị
Đại-Tiên ấy, nếu không như thế ấy thì chưa hề Đức Chí-Tôn đã giao-phó một
sứ-mạng nặng-nề, khó-khăn để đảm-nhiệm trách-vụ gánh vác tạo dựng nền chơn-giáo
của Ngài như thế này.
“Nói thật ra,
“Thưa cùng
chư Chức-sắc Thiên-phong Cửu Trùng Đài Nam Nữ! Cái ngôi của Ngài tạo dựng, cái
ngôi Giáo Tông-Đường của Ngài đã ngồi trên ấy, đầu tiên hết, cái ngôi ấy nó sẽ
để nơi đất Việt-Nam này một cái báu vật quí giá vô cùng, từ thử tới giờ chưa hề có.
Về lại nhà [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13]
Về lại nhà [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13]
“Bần-Đạo ngó qua Vatican , cái
Ngai của Đức Giáo Hoàng Saint Pière thế nào, thì Bần-Đạo có lẽ nói rằng và cũng có thể
mơ-ước: cái ngôi của Thượng-Trung-Nhựt lưu lại nơi thế này nó sẽ trở nên thế
ấy.”
Xem thế, thì người tu
lập công bằng con đường Cửu Phẩm Thần Tiên theo gương của Đức Quyền Giáo-Tông
cũng đoạt được ba hào Dương của quẻ Càn, tức là đắc Đạo vậy (đó, chiết Khảm
điền Ly phản vị Càn là thế ).
Như
thế, Đức Chí-Tôn đã mở con đường phụng-sự cho Vạn-linh để hiệp Nhứt linh đó
vậy.
3-
Thời kỳ định vị:
Nếu lập công bằng con đường Phước-Thiện (là cơ quan
của Hiệp-Thiên-Đài) thì hãy xem gương của Ngài Khai-Pháp Trần-Duy-Nghĩa.
Đức
Hộ-Pháp giải-thích rằng: “Từ thử tới giờ nếu nói về kẻ đảm-nhiệm
gánh vác Hiệp-Thiên-Đài thì Bần Đạo quả-quyết cho Ba người: Ban sơ có
Cao Thượng Phẩm, sau có KHAI PHÁP và Bần-Đạo thôi”.
Lý do
tại sao? Ngài nói tiếp về việc TÌM PHÁP xem như thế nào ? - Thật cũng là một
huyền-diệu Thiêng liêng khiến cho nên việc. Đức Hộ-Pháp kể rằng:
“Đức
Chí-Tôn đã định sẵn đâu hồi nào, mà chính mình Đức Chí-Tôn lựa thật là
xứng-đáng. Trong buổi lập Hiệp-Thiên-Đài, Đức Chí-Tôn dạy:
“Con
muốn ra gánh vác sự-nghiệp thiêng-liêng lập nên nền Đạo, trước hết con phải lập
PHÁP cho xong
thì Đạo mới vững bền được.
“Buổi nọ,
Bần-Đạo nguyện để trọn-vẹn Đức Chí Tôn chọn lựa, chớ không phải phàm nhơn. Khi
được lịnh Cơ Bút dạy đi tìm PHÁP, thì chỉ dạy Bần-Đạo đến tỉnh Gò
công mà tìm tên Trần-Duy-Nghĩa. Đức Chí-Tôn chỉ cho biết nơi Tỉnh
Gò-công mà thôi. Khi tìm đến biết đâu, có phải hay chăng?! Bởi vì nơi tỉnh
Gò-công Bần-Đạo chưa từng đến và không làm bạn với một người nào nhưng mà cũng
vâng lịnh để đi tìm. Khi vừa đến tỉnh thành Gò-công, ngừng xe lại tìm hỏi thăm
thì đã trúng ngay nhà ông Trần Duy Nghĩa và gặp Người đứng trước thềm nhà.
Người nói: Tôi là Trần-Duy-Nghĩa đây !
Qua
phút giây trò chuyện. Bần-Đạo đưa bài Thánh giáo Đức Chí Tôn dạy đi tìm Người
thì Ngài nói rằng:
“Tôi
tưởng dòng-dõi của dân-tộc Việt-Nam trên 4.000 năm đã chết, nào dè ngày nay Đức
Chí Tôn đã đến lập QUỐC-ĐẠO thì chắc hẳn rằng đất nước Việt-Nam sẽ sống lại
được mà lo cứu chữa Tổ quốc và giống-nòi dân tộc, Việt-Nam sẽ cổi ách lệ-thuộc
giữa thời Pháp-thuộc đang bạo-hành” (Đức-Hộ-Pháp
thuyết 12-8 Ất-Mùi 1950).
Ngài
Khai-Pháp Chơn-Quân tuổi Tý (1888) là người có tuổi đứng đầu trong Thập Nhị Địa Chi, mà cũng đứng đầu của
Thập-Nhị Thời-Quân, tức là con số 1, cũng biểu tượng bằng hào Dương, nếu đặt
vào giữa quẻ Ly (Hiệp-Thiên-Đài) sẽ biến ra quẻ CÀN như dưới
đây:
Ba vị trên chính là Chức-sắc
Hiệp-Thiên Đài đó.
Ngài Khai-Pháp là người đã thừa lịnh Đức Hộ-Pháp
đến nhà Tịnh nơi Trí-Giác-Cung
- Địa-Linh-Động là nhà tịnh của Hiệp-Thiên-Đài Khai PHÁP cho
cơ Đạo nhằm lúc khởi công kiến-tạo vào năm Mậu-Tý (1948).
Người có được tấm lòng trung với Đạo và hiếu nghĩa với Thầy là Hộ-Pháp, trong
lúc bị đày nơi Hải-Đảo Madagascar (Phi-châu), Ngài hết lòng lo-lắng và săn-sóc
cho Đức Hộ-Pháp trọn nghĩa Thầy trò, dù cảnh tù đày mà tình-cảm vẫn khắn-khít.
Người đứng đầu bên Cơ-quan Phước Thiện cũng đủ cho nhơn-sanh cùng nhau “đi
tìm PHÁP”, là hãy hết lòng phụng-sự cho Vạn-linh bằng con đường hành thiện
cũng đạt Đạo vậy.
Đức
Hộ-Pháp xác nhận:
“Chính mình Hộ Pháp là người cầm đầu trong Hiệp Thiên-Đài, trách-nhiệm đó
nặng-nề làm sao đâu ! Khi ấy chỉ có ba người Hiệp Thiên-Đài lãnh
phận-sự Thầy”.
Đức Chí-Tôn nói:
“Thầy
muốn nơi nào có dấu chơn của ba con đến thì nơi ấy hết khổ”.Bởi “Cái khổ ách của nhơn-loại là
cùng khắp thế gian, nên Thánh-ý Thầy muốn giao cơ cứu khổ cho con phải làm thế
nào nên ngọn cờ cứu-khổ, để giải khổ cho nhơn-sanh cùng khắp mặt địa-cầu này”.
[Ngày:17-4 Ất-Mùi (1955)]
Nhìn chung thì lập công bằng con đường Cửu Thiên Khai-Hóa như Đức Quyền
Giáo-Tông hay bằng con đường Thập-Nhị đẳng cấp Thiêng liêng, là cơ-quan cứu khổ
của Phước-Thiện cũng được hiệp nhứt với Trời, tức là hội hiệp cùng Đức Chí-Tôn
bởi hình ảnh các Ngài là đã tượng-trưng cho sự HIỆP TAM BỬU tức nhiên hiệp TINH
- KHÍ - THẦN đó vậy!
Kết luận: Đạo CAO
ĐÀI thành hình do ba người, nhưng phải trải qua ba giai đọan, theo bảng tóm tắt
sau:
Do đâu mà các Ngài
được sự lựa chọn như vậy?
- Đó là những bậc lương-sanh mà Đức Chí Tôn đã chọn và cho xuống trước để đến
ngày giờ này Ngài đến qui lại mà lo cứu vớt quần-sanh. Là các bậc nguyên-nhân.
“Những
vai tuồng của Chí-Tôn sắp đặt trên sân khấu Đạo, nếu so-sánh lại cũng chẳng
khác chi những bậc nguyên-nhân lãnh phận-sự dìu đời từ xưa đến giờ mà thôi.
Nguyên-nhân là các nguyên-linh Đức Chí-Tôn cho xuống trần để dìu dắt hóa-nhân
đi lên đường tấn-hoá và cũng để học-hỏi về cơ tấn-hóa. Cũng có phần nguyên nhân
đến đặng mở cơ giáo-hóa song không có trong số một trăm ức nguyên-nhân
của Chí-Tôn đã cho xuống thế từ buổi Thượng-nguơn”.
Đây là cơ NHÂN đã Hiệp Tam-Bửu rồi vậy, chỉ còn mỗi cơ THIÊN mà thôi.
4- Lý Dịch trong
ba thời-kỳ:
Kết quả qua ba giai-đoạn chuyển-biến mà thành hình, lẽ ra đó là con số 9
(3x3=9), gọi là “Tam luân Cửu chuyển” nhưng thật sự lại là số 12. Vì thời khởi
thủy có đến hai cơ-quan: Hiệp Thiên-Đài và Cửu-Trùng-Đài, đó là Âm Dương tương
hiệp (bởi Hiệp Thiên-Đài quẻ LY là Dương, Cửu-Trùng-Đài quẻ Khảm là
Âm).
Tức nhiên con đường Thập Nhị Khai Thiên Đức Chí-Tôn đã mở ra cho nhơn-loại tu
để về đến ngôi Trời, nên “số 12 là số riêng của Thầy”.
Số 12 là số đặc-biệt, tức là (9+3=12). Số
9 là cơ vận-chuyển, 3 là ba ngôi. Lấy ba ngôi hiệp vào cơ vận chuyển tức là cơ
Qui nhứt, nắm cả các pháp trong tay; mà Người nắm pháp ấy là Chủ-tể Càn Khôn
vũ-trụ. Nên Thầy có nói số 12 là số riêng của Thầy là vậy.
Nếu cộng lại theo hàng ngang thì (1+2=3) tức là 3 ngôi đầu tiên (Phật, Pháp,
Tăng) hay là Thiên, Địa, Nhân và cũng là TINH- KHÍ- THẦN hiệp nhứt.
Nếu tính theo vị-trí, thì 1 rồi đến 2 tức là lý Thái Cực (số 1) đứng trước luật
Âm Dương (số 2) thì thấy rõ quyền-năng Chưởng-Quản trong đó.
Vì thế nên THẦY nói “Chi chi cũng có luật định, không một vật chi ngoài
quyền sở-định của Tạo-hóa hết”. Nhưng luật công-bình có hai phần: một
Âm, một Dương biến động, dù ngay trong luật-định cũng có. Ở đâu cũng có cái lý
mâu thuẫn trong đó, hễ có mâu-thuẫn tương-quan là có biến sanh. Hết vòng
biến-đổi mới trở về trạng-thái đầu tiên là 1, rồi từ 1 mới trở lại trạng-thái
Hư-vô (là 0), cho nên người tu “Đắc nhứt qui cơ” là thành Đạo, là hiệp cùng lý
Thái-Cực để trở lại trạng-thái tĩnh-lặng nhiệm mầu.
“Trong lý Hư-vô phát sanh một Thái-cực. Thái-cực biến-hóa ba ngôi, mỗi ngôi lại
biến hóa nữa thành ra Cửu chuyển.
Nhất là ba vị: Thượng-Phẩm, Giáo-Tông, Hộ-Pháp thuộc cơ kiến-tạo,
phát-triển nên vai-trò rất quan-trọng mà cửa Đạo Cao-Đài đòi hỏi người tu phải
đủ Tam-lập là: lập Đức, lập Công, lập Ngôn. Hơn nữa các Ngài là Thiên-Soái Mạng
của Đức Chí-Tôn đã chọn lựa trước, tức nhiên “Ngài dùng lương-sanh để cứu vớt
quần-sanh” trong buổi Tam Kỳ Phổ-Độ vậy.
Đức Hộ-Pháp kết-luận:
“Bần-Đạo nhấn mạnh một điều: ĐẠO CAO-ĐÀI này vốn là một Tôn-giáo để cứu-khổ cho
nhơn-loại, Đạo Cao-Đài cốt-yếu không phải làm chủ thiên-hạ, mà cốt-yếu làm
tôi-đòi tạo hạnh-phúc cho thiên-hạ, tạo cái hạnh-phúc chơn thật.
“Hôm nay, Ngài Khai-Pháp hưởng đặng nơi cõi thiêng liêng
hằng sống mà Ngài đã hiểu thấu chơn-lý ấy là thực sự nên Bần-Đạo cùng
Ngài, Đức Thượng-Phẩm và Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt đã có
công lao chung chịu khổ-hạnh cùng nhau, nhứt tâm nhứt đức quyết gồng-gánh một
nền Tôn giáo của Đức Chí-Tôn và bảo-vệ, nâng-đỡ, thiệt hiện hình
tướng cho cơ-quan cứu khổ.
“Bần-Đạo lấy làm hân-hạnh, phúc hậu, vui hứng thấy Ngài đã đoạt Đạo, Đức Khai
Pháp Chơn-quân đã đoạt Đạo tại thế đó vậy. Bần-Đạo làm chứng cho cả thảy con
cái Đức Chí-Tôn điều ấy.”
Như vậy,
Chỉ có 4 hào Dương, tượng trưng 4 nhân vật là: Hộ-Pháp, Khai-Pháp, Đức
Thượng-Phẩm và Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt. Trong câu trên, Đức Hộ
Pháp nói: “Hiểu thấu chơn-lý ấy thực-sự nên Bần Đạo cùng Ngài, Đức
Thượng-Phẩm và Đức Quyền Giáo Tông Thượng-Trung-Nhựt.”
Đây là cơ THIÊN, hiệp đủ Tam-Tài rồi
vậy.
Bốn hào
Dương này chính là bốn đức của Trời là Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh; nơi người là
Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, đó (sẽ bàn sau).
Chính các Ngài cũng phải lập Đức, lập Công, lập
Ngôn để hoàn thành Tam lập
trong con đường hành thiện như vầy:
Đến khi khởi công xây dựng Thánh-thất
tức là nhà chung của Đạo (là Thánh-thất tạm trước khi xây Đền Thánh bây giờ)
thì Đức Thượng-Phẩm là người đứng ra cùng góp công với nhân-sanh bứng gốc phá
chồi, thật là Đấng đã khai sơn phá thạch cùng với Đức Hộ-Pháp tạo nên một ngôi
thờ phượng khang-trang, một ngôi Tổ đình lưu lại cho nhơn-sanh một đức-tin
tuyệt-đối. Nhưng đại nghiệp ấy mới nửa chừng Người phải về Thiêng-liêng làm
nhiệm vụ của Đức Chí-Tôn giao-phó, đành buông gánh Đại-Đạo cho Hộ-Pháp một tay
lèo-lái, lại còn chịu lao-lý để gánh ách nạn cho dân-tộc. Với hai Đấng đầu công
thật là công-trình vẹn-vẻ, vừa lo phần Thể pháp, vừa thực hiện Bí-pháp của Đạo,
hai Ngài đã thể hiện cơ Âm Dương tương đắc ấy.
Đấy là hai Chức-sắc Đại-Thiên-phong nơi cửa Hiệp Thiên-Đài trong cơ kiến-tạo
nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ Độ.
- Một là Đức Hộ-Pháp, đầy lòng hiếu đạo cùng Đức Chí-Tôn và Phật-Mẫu.
- Hai là Đức Thượng-Phẩm đầy-đủ đức kiên-nhẫn với một đức-tin tuyệt-đối.
Còn với công-quả phi-thường của Đức Quyền Giáo-Tông, Đức Hộ-Pháp
đã giải:
5 - Dịch trong ba
thời-kỳ:
Nếu nhìn vào phần tổng-kết trên thì thấy có ba giai đoạn chuyển-biến mà
thành hình, lẽ ra đó là con số 9 (3x3=9), gọi là “Tam luân Cửu chuyển” nhưng
thật sự là con số 12. Vì thời khởi thủy có đến hai cơ-quan: Hiệp Thiên-Đài và
Cửu-Trùng-Đài, đó là Âm Dương tương hiệp
Lại
nữa, con đường Thập Nhị Khai Thiên Đức Chí Tôn đã mở ra cho nhơn-loại tu
để về đến ngôi Trời, nên
“số 12 là số riêng của Thầy”.
- Chính ra Hộ Pháp là nhứt Phật (Thái cực)
- Thượng Phẩm và Thượng Sanh là nhị Tiên (Thượng Phẩm (
Dương), Thượng Sanh (Âm).
Vì thế nên THẦY nói “Chi
chi cũng có luật định, không một vật chi ngoài quyền sở-định của Tạo-hóa hết”. Nhưng
luật công-bình có hai phần: một Âm, một Dương biến động, dù ngay trong
luật-định cũng có. Ở đâu cũng có cái lý mâu thuẫn trong đó, hễ có mâu-thuẫn
tương-quan là có biến sanh. Hết vòng biến-đổi mới trở về trạng-thái đầu tiên là
1, rồi từ 1 mới trở lại trạng-thái Hư-vô (là 0), cho nên người tu “Đắc nhứt qui
cơ” là thành Đạo, là hiệp cùng lý Thái-Cực để trở lại trạng-thái tĩnh-lặng
nhiệm mầu.
Đó là những tấm gương sáng “Đạo thành do ba
người”
Mỗi một giai-đoạn
có ba người như vậy là thể hiện sự tròn đầy viên mãn. Nhưng thực-tế phải kể đến
5 người, để làm nên Ngũ Hành biến-hóa:
Nhìn vào
hình vẽ, thấy đủ ba giai-đoạn:
Vậy:
1- Cơ
khởi thủy: Thượng-Phẩm, Thượng Sanh, Hộ-Pháp (hàng giữa)
Hiệp-Thiên-Đài.
2-
Cơ kiến-thiết: Thượng-Phẩm, Giáo Tông, Hộ Pháp (bên trái)
3- Cơ
định-vị: Thượng-Phẩm, Khai-Pháp, Hộ Pháp (bên phải).
Như vậy mỗi người là một Thái-Cực, tượng trưng tâm-điểm của vòng tròn hay là
tâm của vũ trụ. Năm điểm họp lại thành một vòng tròn lớn đó là lý Ngũ-Hành
thuộc Thổ, trong Càn Khôn vũ-trụ gồm có Tam tài và nhị khí Âm Dương. Mà 3 cũng
là một, bởi hình ảnh của tam-giác: Một cũng là 3; thêm nhị khí âm dương, cọng
lại thành 5.
Trong Hội-Thánh có chia ra hai phần hữu hình:
-
Cửu-Trùng-Đài là
cơ-quan giáo-hóa dưới quyền Giáo-Tông Chưởng-Quản.
-
Hiệp-Thiên-Đài là cơ-quan bảo-thủ chơn truyền, dưới quyền Hộ-Pháp
Chưởng-Quản.
“Cửu Trùng-Đài là Đời, Hiệp-Thiên-Đài là Đạo, cho nên buộc Đời phải nương Đạo
mà lập ra thiệt tướng, mới mong độ rỗi nhơn-sanh chuyển cơ Tạo-hóa.
“Cái hệ-trọng là nếu không có Hiệp-Thiên Đài thì không có Đạo. Trời đất qua chớ
Đạo không qua, nhơn loại tuyệt chớ Hiệp-Thiên-Đài không tuyệt.
“Hiệp-Thiên-Đài là tay vén màn bí-mật cho sự hữu hình và vô-vi hiệp làm một tức
là tay phàm làm cho Đạo và Đời tương-đắc vậy, vì cớ ấy mà Thầy giáng cơ buộc cả
chư Môn-đệ Thầy chẳng khi nào đặng phép trái mạng lịnh của Thầy.”
Như vậy trong nền Đại-Đạo hiện thời dưới quyền của hai nhà lãnh-đạo là Giáo-Tông
và Hộ-Pháp. Khi nào Giáo-Tông và Hộ-Pháp hiệp một là quyền hành
của Chí-Tôn tại thế.
“Trên ba Hội lập quyền thì có Giáo-Tông và Hộ Pháp:
- Giáo-Tông là chủ Cửu-Trùng-Đài thì lo về việc chánh-trị của
Đạo có Chưởng-Pháp và Đầu Sư ở trung gian giúp sức điều-đình các luật-lệ truyền
xuống cho ba Chánh Phối-Sư nắm trọn quyền hành-chánh. Giáo-Tông có quyền định
đoạt trong việc chánh-trị của Đạo.
-
Hộ-Pháp thì lo giữ luật-lệ của Đạo cho khỏi sái
Thiên-điều vì luật-lệ của Đại-Đạo Tam kỳ Phổ-Độ ngày nay thì thế cho
Thiên-điều.
Hộ-Pháp có quyền đặc-biệt về Ân-xá cũng như Giáo-Tông có quyền Chánh-trị vậy. .
Hộ-Pháp Chưởng-quản Hiệp-Thiên-Đài có Thượng Phẩm, Thượng-Sanh và Thập Nhị Thời
Quân giúp sức.
Giáo-Tông và Hộ-Pháp hiệp một là Quyền Chí-Tôn”.
Châu Tri số 01
của Quyền Giáo Tông
Thượng Trung
Nhựt (1933).
ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ
(Ðệ Bát Niên)
Quyền Giáo-Tông
Thượng-Trung-Nhựt
CHÂU TRI (Số 1)
Cho chư Thiên Phong,
Chư vị Ðầu Họ Ðạo,
Chư vị chủ Thánh Thất,
Và chư Ðạo Hữu Lưỡng Phái.
Chư Hiền Hữu, chư Hiền Tỷ, chư Hiền Muội,
Chiếu theo Thánh
giáo của Ðức Chí Tôn ngày 4-2-1933.
Chiếu theo Thánh
giáo của Ðức Lý Giáo Tông ngày 01-01-1933 và ngày 10-3-1933.
Chiếu theo những
điều của Thượng Hội quyết định ngày
25-12-1932.
Việc chánh trị của nền Ðạo đã được sắp đặt
lại từ 17-2-Quý Dậu (dl: 12-03-1933) như sau nầy:
Ðiều thứ Nhứt: Thượng Ðầu Sư Thượng Trung Nhựt còn
cầm Quyền Giáo Tông mà thôi.
Ðiều thứ Nhì: Trong lúc Chưởng Pháp chưa có chánh
vị thì quyền hành Chưởng Pháp giao cho Hiệp Thiên Ðài cầm. Ba vị Thời Quân cầm
quyền Chưởng Pháp là: vị Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu, vị Bảo Thế Lê Thiện Phước
và vị Hiến Ðạo Phạm Văn Tươi.
Ðiều thứ ba: Ba vị Chánh Phối Sư: Thái Thơ Thanh,
Thượng Tương Thanh và Ngọc Trang Thanh còn cầm quyền: Quyền Ðầu Sư mà thôi.
Ðiều thứ Tư: Trong lúc Chánh Phối Sư chưa có chánh vị
thì quyền hành giao cho Hiệp Thiên Ðài cầm. Ba vị Thời Quân cầm quyền Chánh
Phối Sư là: Vị Khai Pháp Trần Duy Nghĩa, vị Khai Ðạo Phạm Tấn Ðãi và vị Khai
Thế Thái Văn Thâu.
- Vị Khai Pháp cầm quyền Ngọc
Chánh Phối Sư.
- Vị Khai Ðạo cầm quyền Thái
Chánh Phối Sư.
- Vị Khai Thế cầm quyền
Thượng Chánh Phối Sư.
Ðiều thứ Năm: Ba vị Chánh Phối Sư tân được quyền lập
Nội Chánh để cầm quyền Cửu Viện tại Tòa Thánh.
Tòa Nội
Chánh được chia ra như vầy:
PHÁI THÁI:
- Lương Viện:
Quản Lý: Phối Sư Thượng Tông Thanh,
Phó Quản Lý: Giáo Hữu Thượng Hộ Thanh
Quản Lý: Phối Sư Thượng Tông Thanh,
Phó Quản Lý: Giáo Hữu Thượng Hộ Thanh
- Hộ Viện:
Quản Lý: Giáo Hữu Thái Như Thanh,
Phó Quản Lý: Giáo Hữu Thái Bộ Thanh, Lễ Sanh
Quản Lý: Giáo Hữu Thái Như Thanh,
Phó Quản Lý: Giáo Hữu Thái Bộ Thanh, Lễ Sanh
Thượng Chất Thanh
- Công Viện:
Quản Lý: Giáo Hữu Thái Gấm Thanh,
Phó Quản Lý: Lễ Sanh Thượng Nguơn Thanh.
Quản Lý: Giáo Hữu Thái Gấm Thanh,
Phó Quản Lý: Lễ Sanh Thượng Nguơn Thanh.
PHÁI THƯỢNG:
- Y Viện:
. Quản Lý: Giáo Sư Thượng Thành Thanh, Giáo Sư Thượng Latapie Thanh.
. Phó Quản Lý: Giáo Hữu Thượng Trí Thanh, Giáo Hữu Ngọc Non Thanh.
. Quản Lý: Giáo Sư Thượng Thành Thanh, Giáo Sư Thượng Latapie Thanh.
. Phó Quản Lý: Giáo Hữu Thượng Trí Thanh, Giáo Hữu Ngọc Non Thanh.
- Học Viện:
. Quản Lý: Giáo Sư Thượng Thành Thanh,
. Phó Quản Lý: Giáo Hữu Thượng Sáng Thanh.
. Quản Lý: Giáo Sư Thượng Thành Thanh,
. Phó Quản Lý: Giáo Hữu Thượng Sáng Thanh.
- Nông Viện:
. Quản Lý: Giáo Hữu Ngọc Bổn Thanh,
. Phó Quản Lý: Giáo Hữu Thượng Ðứa Thanh.
. Quản Lý: Giáo Hữu Ngọc Bổn Thanh,
. Phó Quản Lý: Giáo Hữu Thượng Ðứa Thanh.
PHÁI NGỌC:
- Lại Viện:
. Quản Lý: Giáo Sư Thượng Bảy Thanh,
. Phó Quản Lý: Giáo Hữu Thượng Tuy Thanh, Giáo Hữu
. Quản Lý: Giáo Sư Thượng Bảy Thanh,
. Phó Quản Lý: Giáo Hữu Thượng Tuy Thanh, Giáo Hữu
Thượng Thiện Thanh, Giáo Hữu Thượng Áo
Thanh.
- Lễ Viện:
. Quản Lý: Giáo Sư Ngọc Trọng Thanh,
. Phó Quản Lý: Giáo Hữu Thượng Mía Thanh, Giáo Hữu Thượng Lai Thanh.
. Quản Lý: Giáo Sư Ngọc Trọng Thanh,
. Phó Quản Lý: Giáo Hữu Thượng Mía Thanh, Giáo Hữu Thượng Lai Thanh.
- Hòa Viện:
. Quản Lý: Giáo Sư Thượng Liêng Thanh,
.Phó Quản Lý: Giáo Hữu Thượng Tại Thanh, Lễ Sanh Thượng Tài Thanh ...
. Quản Lý: Giáo Sư Thượng Liêng Thanh,
.Phó Quản Lý: Giáo Hữu Thượng Tại Thanh, Lễ Sanh Thượng Tài Thanh ...
Lễ Ðăng Ðiện và ban quyền cho Quyền Giáo Tông, Quyền Ðầu Sư, Chánh Phối Sư và
Nội Chánh đã thiết hành ngày 12-3-1933 tại Tòa Thánh Tây Ninh, nhằm ngày
17-2-Quý Dậu.
Ba vị Chánh
Phối Sư và Nội Chánh đã bắt đầu hành chánh kể từ ngày 26-3-1933, nhằm ngày
1-3-Quý Dậu là ngày ba vị cựu Chánh Phối Sư thăng lên Quyền Ðầu Sư, đã giao
trách nhậm cho ba Chánh Phối Sư tân là: Ba vị Khai Ðạo, Khai Pháp và Khai Thế.
Chiếu y Ðạo
Nghị Ðịnh thứ nhì, thứ ba và thứ tư của Ðức Lý Giáo Tông thì mỗi việc chi thuộc
quyền chánh trị đều giao cho Chánh Phối Sư như là quyền thay mặt cho toàn Ðạo
mà giao thông cùng Chánh Phủ và cả Tín đồ, quyền giáo dục nhơn sanh, quyền xem
xét các nơi, chăm nom Ðạo Hữu, quyền trị Chức Sắc phần Ðạo và phần Ðời, buộc
Chức Sắc làm y phận sự, quyền tạp tụng, quyền điều đình sự phổ độ, tài liệu của
Ðạo, quyền chủ trương Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh
Vậy chúng
tôi xin khuyên chư Thiên Phong phải hết lòng vì Ðạo, giúp cho ba vị và Hội
Thánh có đủ sức thi hành cả chương trình hành Ðạo. Chương trình nầy có in theo
sau đây cho chư Chức Sắc và chư Ðạo Hữu Lưỡng Phái biết.
Từ đây các
việc truyền bá trong Ðạo phải có tờ của ba vị Chánh Phối Sư tân ký hay là Ban
Nội Chánh thay mặt cho ba vị ký. Ai không được lịnh của ba vị ký mà tự chuyên
đi giao thông với chư Chức Sắc và chư Ðạo Hữu là người muốn sanh việc rối loạn
làm hư nền Ðạo.
Hiện thời,
Hội Thánh rất cần việc hiến công quả, chư Ðạo Hữu có tài nghề chi cũng nên thừa
lúc nầy đem ra hiến cho Ðạo nhờ, vì một năm nay phải lo khởi cất Bát Quái Ðài.
Năm rồi
Thái và Ngọc Chánh Phối Sư có ra Châu Tri số 39 đề ngày 6-1-1932, xin chư vị
Chức Sắc, Ðầu Họ Ðạo, chủ Thánh Thất cho trong Ðạo Hữu hay, ai có lòng bác ái
hộ vật thực đến Tòa Thánh hỉ cúng đặng đủ
nuôi
Ðạo Hữu hiến thân làm công
quả cho nền Ðạo.
Năm nay Tòa
Thánh phải tạo tác nhiều việc lớn lao, nên cũng xin chư Ðạo Hữu hết lòng lo
việc hộ vật thực như: lúa, gạo, nếp, bắp, khoai, muối…
Các vật
thực và vật dụng hộ về Tòa Thánh đều có Chức Sắc Thiên Phong thâu nạp và chứng
kiến công ơn của chư Ðạo Hữu hỉ cúng cho Ðạo.
Ngoài năm
nay Hội Thánh còn phải lo việc phổ độ ngoại quốc (việc hiệp nhứt trong năm Quý
Dậu, vì cả Thế Giới trông mong hai chữ Hòa Bình). Năm nay là năm lập thành đại
công quả xin chư Chức Sắc và chư Ðạo Hữu Lưỡng Phái phải tận tâm chung lo chấn
hưng nền Ðạo cho hoàn tất, y theo Thánh giáo của Ðức Chí Tôn hồi năm Bính Dần.
Tòa Thánh, ngày 07-3-Quý Dậu (dl: 01-04-1933)
Hộ-Pháp
Qu.Giáo-Tông
PHẠM CÔNG TẮC THƯỢNG TRUNG NHỰT
Về lại nhà [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13]
PHẠM CÔNG TẮC THƯỢNG TRUNG NHỰT
Về lại nhà [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét