Pháp Chánh Truyền - Tòa Thánh Tây Ninh (Phần 7)

Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Tòa Thánh Tây Ninh

Pháp Chánh Truyền
Chương IV

TIÊN THIÊN – HẬU THIÊN
              
A- HÀ ĐỒ TIÊN THIÊN BÁT QUÁI: 
        Vua Phục Hi sanh về đời tối cổ bên xứ Trung Hoa. Thời đại ấy, Thần linh học phát triển đến tột độ cao siêu. Ngài là một ông vua Minh quân, Thánh trí tài cao, đức rộng; tinh thần minh mẫn, hàm dưỡng được trọn vẹn trí huệ của Trời ban cho. Huệ nhãn của Ngài xem suốt cõi vô hình. Khi dạo trên bờ sông Hà (ngày nay gọi là Hoàng-Hà). Ngài trông thấy một con thú mình ngựa đầu rồng, mạng danh là Long Mã, trên lưng có năm mươi lăm chấm.
Về lại nhà                                  [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13]
Vua Phục Hi do đó mà chế ra bản đồ "Tiên Thiên Bát Quái", đời thường gọi là Phục Hi Bát Quái        
1-Sự tích Long Mã: Theo sách Nho, Long Mã bề cao 8 thước, năm tấc (thước Tàu), xương cổ dài, chưn ngựa đầu rồng, trên mình có vảy như rồng. Kinh Dịch chép rằng:
         Long Mã là vật linh kết hợp bởi 8 tinh túy của Thái
dương hệ biến hiện dưới tầm mắt của vua Phục Hi là một vị chí Thánh, xem được các vật trong cõi vô hình, thấy rõ Linh vật của Trời Đất, mang chở những cái tinh anh của Thái dương hệ. Rồng là một Linh vật trong số Tứ Linh "Long, Lân, Qui, Phụng", có đủ nơi mình tinh túy của Vũ Trụ. Ngựa là vật chở người và đồ vật đi mau lẹ. Tóm lại, Long Mã tượng trưng Âm Dương tương hiệp, tức thời gian trôi qua mau lẹ và mang theo những tinh túy của Trời đất để chan rưới sự sống cho muôn loài vạn vật. (Giáo lý của Tiếp Pháp Trương văn Tràng).
        2- Long Mã phụ Hà Đồ:


 Trên nóc Tòa Thánh Tây Ninh, chỗ Nghinh Phong Đài, Đức Hộ Pháp cho làm một bán cầu tượng trưng Địa cầu 68 của nhơn loại, trên có có đắp hình Long Mã phụ Hà đồ, Long mã, mình hướng theo chiều Tòa Thánh, bộ điệu đang chạy từ hướng Đông sang hướng Tây, nhưng đầu Long mã ngoáy nhìn lại hướng Đông. Với ý nghĩa là Long Mã tượng trưng Âm Dương (Rồng tượng trưng Dương vì rồng bay trên Trời, ngựa tượng trưng Âm, vì ngựa chạy trên mặt Đất), Âm Dương phối hiệp là ĐẠO, nên Long mã tượng trưng Đạo. Long mã chạy từ Đông sang Tây, ý nói “Đạo xuất ư Đông” và truyền qua hướng Tây. Nhưng đầu Long Mã ngó ngoáy lại phương Đông, ý nghĩa là Đạo sẽ xuất hiện ở hướng Đông, vì đây là gốc của Đạo. Chứng tỏ lời Thánh nhân là “Thiên địa tuần hoàn châu nhi phục thỉ”. Đạo Cao Đài mở ra tại nước Việt-Nam là nước mà Âu Châu gọi là “Hòn Ngọc Viễn Đông, rồi Đạo Cao Đài sẽ truyền qua hướng Tây để cứu độ các sắc dân ở đó. Sau cùng Đạo Cao Đài cũng  khởi phát từ nước Việt-Nam đến toàn Thế giới, vì Đức Chí Tôn đã chọn Việt-Nam là Thánh địa và chi chi cũng tại Tây-Ninh mà thôi.
Trấn Thần con Long Mã: “Sớm mai ngày mùng 6 tháng Giêng năm Đinh Hợi (dl: 27-01-1947), Đức Phạm Hộ Pháp hành lễ Trấn Thần Toà Thánh và trấn Thần con Long Mã:
Đức Hộ-Pháp sang bên Nam, phía tả Đền Thánh, ngang Cửu Trùng Đài đúng 12 bước thẳng, trấn Thần con Long Mã. Ngài giải: “Long Mã tượng trưng Đạo là cơ sanh hóa vạn vật, trên lưng nó có bộ Bát Quái Đồ Thơ và cây Bửu kiếm, nên có câu “Long Mã phụ Hà đồ”. Ý nghĩa: Đạo xuất từ Đông, đem từ Đông sang Tây cứu vớt chúng sanh, đem Vạn linh trở về nơi sanh hóa, tránh cơ tự diệt, nên hình Long Mã chạy về Tây mà đầu ngó ngoéo về Đông. (Sau nầy Đức Ngài sẽ giải thêm hay là nhờ các bậc uyên thâm đạo đức giải rõ)          
3- Tám quẻ gồm có:
CÀN  Càn tam liên (tức là ba vạch liền)
ĐOÀI Đoài thượng khuyết  (trên lõm vào)
LY Ly trung hư  (ở giữa trống không)
CHẤN Chấn ngưỡng bồn (giống như chậu ngửa)
TỐN Tốn hạ đoạn (ngang dưới đứt ra)
KHẢM Khảm trung mãn (ở giữa đầy)
CẤN Cấn phúc uyển  (như cái bát úp xuống).
KHÔN Khôn lục đoạn (Khôn sáu nét đứt ngang).
           Phương vị các số trong Hà Đồ:
Hà Đồ gồm có 10 số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,10.
Năm số lẻ, số Dương là số Trời: 1,3,5,7,9.
Năm số chẵn, số Âm, là số đất:   2,4,6,8,10.
Cộng riêng các số Âm Dương sẽ có kết quả là:
                1+3+5+7+9= 25     2+4+6+8+10=30
      Vậy:  Tổng số Âm Dương trong Hà Đồ là: 25 +30 = 55
Dịch nói rằng: “Thiên số ngũ, Địa số ngũ, ngũ vị tương đắc nhi các hữu hạp. Thiên số nhị thập ngũ, Địa số tam thập. Thiên địa chi số ngũ thập hữu ngũ, thử sở dĩ thành biến hóa nhi hành quỉ thần”; nghĩa là số trời có năm số, số đất có năm số; năm ngôi cùng tương đắc mà điều hợp nhau. Số Trời có 25, số đất có 30. Tổng số của số Trời đất là 55. Các số ấy tạo nên sự biến hóa và điều hành quỉ thần.
            Ngũ hành trong Hà Đồ: Sự biến hóa các số sinh thành trong Hà Đồ:
- Thiên nhất sanh Thủy, Địa lục thành chi.
- Địa nhị sinh Hỏa,        Thiên thất thành chi.
- Thiên tam sanh Mộc,  Địa bát thành chi.
- Địa tứ sanh Kim,        Thiên cửu thành chi.
-Thiên ngũ sanh Thổ,   Địa thập thành chi.
Nghĩa là:
- Trời số 1 sanh nước,  Đất số 6 thành nước,
- Đất số 2 sanh Hỏa,    Trời số 7 thành Hỏa
- Trời số 3 sanh Mộc,  Đất số  8 thành mộc.
- Đất số 4 sanh Kim,   Trời số 9 thành Kim.
- Trời số 5 sanh Thổ,   Đất số 10 thành Thổ.
Số 5 là số đặc biệt, nếu đem nó cộng với số sinh sẽ
 được số thành. Tức nhiên số sinh ra nước là 1+5= 6 là số thành của nước. Tương tự như vậy sẽ có các kết quả như trên. Khi sanh bởi Dương số thì thành ra Âm số và ngược lại; Âm Dương phối hợp có công dụng sinh thành.
Bởi vậy, nếu không có số 5 làm trụ cột; bất di bất dịch ở trung cung thì không có sinh cũng chẳng có thành, vạn vật do đó mà phát sinh và chung qui cũng trở về đó.
Số 5 và số 10  (Ngũ, thập tại trung cung) là huyền cơ của trời đất. Chính nó là ngôi Thái cực, căn bản của tạo hóa. Đó là số bất dịch của Dịch.
          Nhìn trên Hà Đồ cho thấy rõ lẽ Âm Dương tiến hóa và Tiên Thiên Bát Quái một cách rõ nét:
          Phân nửa bên trái thì Âm hàm Dương (Tiên Thiên), còn nửa phần bên mặt (Hậu Thiên) thì Dương hàm Âm. Bởi Dương ở trong thì tụ, Dương ra ngoài thì tán. Tụ thì mạnh, tán thì yếu.
          Hà Đồ có những đặc điểm cần lưu ý:  -Trong Dương thì ngoài Âm, trong Âm thì ngoài Dương nghĩa là trong Dương có Âm và trong Âm có Dương.
- Âm căn là: 2, 4. Dương căn là 1, 3.
- Tổng số Âm là 30, Tổng số Dương là 25, tức là Âm phải bao bọc che chở cho Dương. Dương tụ bên trong.
- Phía bên phải (hướng Tây) các số Dương tản ra (số 7,9) các số Âm lại ở bên trong (2, 4) Dương tán ra ngoài.
Như thế HÀ ĐỒ chủ trương Âm dương nội ngoại tương ứng, biến thiên đều đặn, đổi thay ngôi vị Đông Tây.


Số 5 rất quan trọng trong Hà Đồ:
Số 5 nằm ở vị trí trung ương của Hà-Đồ. Vạn vật không có nó không sanh và cũng không thành được vì đó là Thái cực, là nguyên lý của Âm Dương.
         Luận về Thái cực và Lưỡng nghi (Âm Dương) Hệ Từ Thượng trong Kinh Dịch đã cho biết: cốt tủy Kinh Dịch nằm trong câu “Dịch hữu Thái cực nhi sinh Lưỡng Nghi; Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái;  Bát quái sinh vạn vật” nghĩa là Dịch có ngôi Thái cực, Thái cực sanh Lưỡng nghi (tức là Âm Dương), Lưỡng nghi sinh Tứ Tượng (là Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương, Thái Âm). Tứ Tượng sanh Bát Quái  (CÀN  nhất, ĐOÀI nhị, LY tam, CHẤN tứ, TỐN ngũ, KHẢM lục, CẤN thất, KHÔN bát). Bát Quái sinh ra vạn vật.
Sinh đây là biến hóa bất diệt và vô cùng huyền diệu.


            Bát Quái Tiên Thiên đặt nằm ngang:
           Dưới đây là sự biến hóa từ Thái cực đến khi thành hình một Bát Quái đầu tiên đó là Bát Quái Tiên Thiên đặt nằm ngang:
            Đạo Cao Đài ra đời Đức Chí-Tôn xác định điều ấy: “Thầy đã nói với các con rằng: Khi chưa có chi trong Càn Khôn thế giới thì Khí Hư Vô sanh ra:
            - Có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực,
              - Thầy phân Thái cực ra Lưỡng Nghi,
- Lưỡng Nghi phân ra Tứ Tượng,



- Tứ Tượng biến Bát Quái,
           - Bát Quái biến hoá vô cùng mới lập ra Càn Khôn Thế giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà sinh ra vạn vật là: vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm, gọi là chúng sanh” (TN II /62)

Thầy nói tiếp: “Một Chơn thần Thầy mà sanh hóa thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn loại trong Càn khôn Thế giới. Nên chi, các con là Thầy, Thầy là các con”.
Thánh nhân đã chỉ rõ rằng: đầu tiên ngôi Thái cực phân hóa thành hai, gọi là Âm Dương. Ví như hột giống khi nứt mầm thì có hai lá đầu tiên, gọi là song-tử-diệp, tức là Âm Dương đó. Nhưng khi biểu tượng là dùng: nét liền tượng Dương, nét đứt tượng Âm. Với 1 nét như vậy thì gọi Nghi (tức nghi Dương và nghi Âm).
Khi sanh biến thì hai nghi Âm Dương sẽ sanh ra Tứ tượng. Khi gọi là Tượng thì biểu hiệu bằng hai nét, có bốn Tượng là: Thái Dương, Thiếu Âm, Thiếu Dương, Thái Âm.
Gọi là sinh tức là làm tăng thêm, luôn luôn nghi ban đầu vẫn làm gốc có nghĩa là hai nét Âm Dương vẫn đặt nằm dưới cùng, vì đó là gốc, là khởi điểm để từ đó tiếp diễn sinh ra.
Khi thành Tượng thì lấy Nghi dương làm gốc, đặt nét Dương lên nghi dương thành hai Dương là Thái Dương lần biến thứ nhì thì đặt nét Âm lên nghi dương sẽ là Thiếu Âm * Đến nghi Âm cũng qua hai lần biến hóa thành ra Thái Âm và Thiếu Dương.
Tứ Tượng biến Bát Quái lấy Tượng làm gốc:
-Thái Dương lần biến thứ nhất là thêm một nét Dương
lên trên thành ra CÀN  lần biến thứ nhì ra ĐOÀI 
-Thiếu Âm lần biến thứ nhứt là thêm một nét Dương lên trên thành LY lần biến thứ nhì sinh ra CHẤN 
-Thiếu Dương lần biến thứ nhứt là thêm một nét Dương lên trên thành TỐN lần biến thứ nhì sinh ra KHẢM
-Thái Âm lần biến thứ nhứt là thêm một nét Dương lên là CẤN lần biến thứ nhì sinh ra KHÔN  
            Thành phần mới sinh có 3 nét gọi là Quẻ. Chỉ có 8 quẻ căn bản này mà thôi, từ đó biến hóa vô cùng, gọi đây là BÁT QUÁI, tức là 8 hiện tượng quái dị, lạ lùng. Thầy cũng có nói lẽ ra phải gọi là Bát Tượng hay Bát Tướng, nhưng vì đã quen gọi nên không sửa được, nên gọi là BÁT QUÁI.
 Điều nên lưu ý:
-Thứ nhứt là phần gốc bao giờ cũng đặt dưới hết, nét mới sinh sẽ đặt lên trên.
- Thứ hai là Âm Dương luôn đi liền nhau, không bao giờ  sai lệch
            Trên nguyên tắc thì vẽ quẻ từ dưới lên, khi đọc quẻ từ trên đọc xuống, cũng là thể hiện vòng Âm Dương, thuận nghịch đó vậy.
            Hà Đồ Tiên Thiên Bát Quái:
          Những hiện tượng Thiên thể xét theo Tiên Thiên Bát quái thì 4 quẻ: Kiền , Ly , Chấn  , Cấn  của Tiên Thiên chứng minh những thời kỳ biến hóa của khí thể đi dần đến cố thể
- KIỀN  tượng cho định tinh nóng sáng (mặt trời 6500 độ) có những sao nóng trên 20.000 độ.
- LY   Mặt trời hay Tinh tú sáng lâu năm, phí rất nhiều nhiệt độ chỉ còn khối than hồng ngoài đỏ, trong đen, nên biến thành Ly. Hào Âm ở giữa tượng trưng cho đất, đá, than….ở trong một hành tinh ấy.
- CHẤN  hành  tinh, vệ tinh có những chất cháy như than dầu, khi sao đen va chạm vào sao sáng bốc cháy dữ dội, vì vỏ ngoài dồn ép phát ra tiếng nổ.
- CẤN   tượng cho cái sao sáng khi nhiệt độ hạ thấp, chất nguội ở nội tâm tăng lên và sức nóng chỉ làm cho các chất kim thạch ở bên ngoài chảy ra nước.
4 quẻ còn lại là: KHÔN   ĐOÀI  KHẢM  TỐN  ở Tiên Thiên chứng minh những thời kỳ biến hóa của cố thể tan dần ra khí thể:
-KHÔN  là một khí Âm đen, lạnh, tượng cho vệ tinh lạnh giá, bao phủ bởi một lớp băng.
-ĐOÀI  tượng cho cái sao đen đi dần từ tối đến sáng. Nhiệt độ bên trong khá cao.
-KHẢM  tượng cho cái sao đen lạnh có khí nóng ở trong.
- TỐN  tượng trưng cho bão lửa trên định tinh.
       Tiên Thiên Bát Quái là bản đồ về khí hóa của vũ trụ.
B- Sự tích Hậu Thiên Bát Quái:
            Lạc Thư là sách do nơi sông Lạc mà được lập thành. Nguyên vua Võ, sanh lối 2.206 năm trước Tây lịch, Thỉ Tổ nhà Hạ, khi nước lụt, người ta trấn nước ở bực sông Lạc, khi nước cạn, có một con Linh Qui đội cầu, trên lưng có 9 số, vua Võ theo đó mà sắp đặt thành bản đồ Hậu Thiên Bát Quái. Chính Vua Đại Võ có công trị thủy, nhân đó mà lập ra Cửu trù “Lạc Qui trình triệu, Đại  Võ nhân liệt Cửu Trù”
            Sau, vua Văn Vương phỏng theo Lạc Thư và lập thành TÁM QUẺ Hậu Thiên Bát Quái, để hình dung những hiện tượng trong trời đất. Thế nên vị trí các quẻ của Hậu Thiên Bát quái hoàn toàn khác với Quẻ của Tiên Thiên Bát Quái.
          Lạc Thư có 9 số gồm: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9. Cũng chia ra Âm Dương:
- Nếu cộng các số dương là: 1+3 +5+7+9= 25
- Cộng các số Âm là: 2+4+6+8= 20 (không có số 10)     
Vậy Tổng số của số Âm Dương Hậu Thiên Bát Quái là: 25 +20 = 45

1 - Cách sắp đặt các số trong Lạc Thư:
         Các số này được xếp theo dạng con Rùa Thần (Linh Qui).
Đầu đội 9, chân đạp 1          “Đới Cửu, lý nhất”
Bên trái 3, bên phải 7          “Tả tam, hữu thất”
Vai trái 4, vai phải  2           “Nhị Tứ vi kiên”
Chân trái 8, chân phải 6      “Lục bát vi túc”
          Số 5 ở giữa lưng                     “Ngũ tại kỳ trung”
        3- Vị trí và phương hướng Hậu Thiên Bát Quái:
Các con  số nằm trên đồ Hậu Thiên Bát Quái được phân bố như sau: nhất KHẢM, nhì KHÔN, Tam CHẤN, Tứ TỐN, Ngũ Trung, Lục CÀN, Thất  ĐOÀI, Bát  CẤN, Cửu LY. Đồ hình này chỉ có biểu tượng bằng các Quẻ và định vị các phương hướng của Quẻ mà thôi
            Như thế 8 quẻ Hậu Thiên Bát Quái hình dung được những hiện tượng trên quả Địa cầu, mà:
- Quẻ Kiền đây tượng trưng cho khoảng thiên không lồng lộng.
- Quẻ Khôn tượng trưng cho mặt đất mênh mông, vì trời đất rộng lớn vô cùng, thế nên KIỀN KHÔN trong Hậu Thiên Bát Quái không lấy gì làm quan trọng cho lắm.
Sáu quẻ còn lại: Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Đoài đều chiếm hữu những vị trí quan trọng vô cùng: bởi có tác dụng trên mặt đất như:
- Quẻ Đoài: chỉ hơi nước bốc lên thành sương mù.
- Quẻ Chấn: chỉ sự động đất.
- Quẻ Khảm: chỉ nước băng giá.
- Quẻ Ly: chỉ lửa ở Hỏa-Diệm-Sơn phun lên.
- Quẻ Tốn:  chỉ gió.
- Quẻ Cấn: địa chấn làm cho chất nóng trong quả đất trào ra  biến thành dung nham đóng lại thành núi.
           Phương vị của Hậu Thiên Bát Quái khác với Tiên Thiên Bát Quái là vì:
- Một bên nói về hành tinh nguội (quả đất);
- Một bên nói về hành tinh nóng (mặt trời).



4-Công dụng của Lạc Thư và Hậu Thiên Bát Quái:
          Đây là một Hâu Thiên Bát Quái qua sự cấu tạo một cách chặt chẽ với vị trí quẻ và các phương hướng rõ rệt.
Đầu tiên vẽ một vòng tròn, tượng trưng Càn Khôn vũ trụ. Kế đến vẽ hai tam giác đều, chính là Tam Âm tam Dương là hình ảnh của Càn   (3 nét Dương) Khôn   (3 nét Âm). Xong vẽ hai hình vuông đặt lên nhau gọi là Tứ Âm Tứ Dương. Bấy giờ cho Quẻ vào các vị trí thích hợp mà Thánh nhân đã đặt từ xưa đến giờ: Hậu Thiên Bát Quái thuận chiều kim đồng hồ. Khởi trước là Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài
-CÀN  Tam liên (ba  vạch liền) Tây- Bắc. TUẤT, HỢI.
- KHẢM  Trung mãn (giữa đầy) Chánh Bắc. Đương TÝ
- CẤN     Phúc uyển (chậu úp) Đông - Bắc SỬU- DẦN
- CHẤN  Ngưỡng bồn (chậu ngửa) chánh Đông. Đương MẸO
- TỐN      Hạ đoạn (dưới đứt) Đông- Nam THÌN TỴ
- LY    Trung hư (giữa  rỗng) Chánh Nam, đương NGỌ
- KHÔN  Lục đoạn (đứt làm 6) Tây – Nam, MÙI THÂN
-ĐOÀI Thượng khuyết (trên lõm) chánh Tây, đương DẬU
        Lý giải:
- Sở dĩ nói CÀN tam liên là  chỉ cho cách vẽ, gồm  ba vạch liền, Càn ở vào hướng TÂY BẮC, giữa hai cung Tuất
và Hợi (về các cung sẽ vẽ sau để giản dị hóa đồ hình này)
- KHẢM  giữa đầy, tức nhiên nét giữa liền (dương) hai bên là hai nét đứt (âm), ngay chánh BẮC,  ở vào Cung Tý.
- CẤN  như chậu úp, nghĩa là nét trên đầy (dương) như đáy chậu mà úp xuống; hai nét dưới đứt (âm), ở ngay ĐÔNG BẮC,  vào Cung Sửu Dần
-CHẤN  như chậu ngửa, chánh ĐÔNG, ở vào Cung Mẹo
-TỐN  đứt nét dưới, ĐÔNG NAM, ở  Cung  Thìn Tỵ.
- LY   giữa rỗng, chánh NAM, ở vào Cung Ngọ.
- KHÔN  đứt  6 khúc, TÂY NAM,  ở Cung Mùi Thân.
- ĐOÀI  Trên lõm, chánh TÂY, ở vào Cung Dậu
Thật ra Dịch là bài toán Số rất tinh vi, phải nhận định các ký hiệu về QUẺ một cách tường tận, không thể sai lầm. Sau đây là một Hậu Thiên Bát Quái có đủ 12 Cung ấy là 12 Thời Thần đó.
Cách vẽ Hậu Thiên Bát Quái:
Hậu Thiên Bát quái  cũng có thể vẽ theo một hình thức khác, rất khoa học qua sự cấu hợp của hình học phẳng, thường dùng đến ba hình căn bản: Tròn, vuông và tam giác đều; Ở đây gồm có hai tam giác đều gát chồng lên nhau và hai hình vuông đặt trong một vòng tròn. Vòng tròn tượng Càn Khôn vũ trụ. Hình tam giác là ngôi Dương, hình vuông là ngôi Âm. Âm dương luôn hòa quyện vào nhau.
Ngày  xưa Thánh nhân chế ra Lạc Thư được người đời dùng vào việc nhân sự, như Chánh trị thì có Cửu trù, Địa lý thì có Cửu châu, canh nông thì lập Tỉnh điền…
            Ngày nay thường dùng Lạc Thư áp dụng vào những việc khoa học thực dụng như: Y-học, Toán-học, Hóa học, nhất là cách cấu tạo nên Ma-phương-số (carré magique).

Về lại nhà  [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét