Sở dĩ gọi là Ma Phương số là vì những số
này xếp lên một bản ô số có giá trị một cách kỳ quặc, nhưng linh diệu vô cùng
….Do đó mà Hậu Thiên Bát Quái có mặt trên 6.000 năm nay đủ cho nhân loại khai
triển để làm nên “Túi khôn cho loài người”. Kết quả là ngày nay nhân loại đã
đạt đến văn minh vật chất đến chỗ tuyệt đỉnh.
Vì lẽ đó mà họ quên đi Thượng Đế
là Đấng tạo hóa đã tạo nên sự khôn sáng cho tất cả loài người. Vì một khi vật
chất quá đầy đủ thì tâm linh bị xem nhẹ. Thế nên nay là cuối Hạ Nguơn Tam
chuyển, cả Thế giới hầu như đang đi vào cơ thanh lọc của Thượng Đế.Về lại nhà [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13]
Hậu Thiên Bát
Quái áp dụng trong cuộc sống.
Dựa theo hình vuông trên (Ma
phương số) nhận thấy các số sinh sản và hoàn thành cũng như Hà Đồ Tiên Thiên
Bát Quái. Ngoài ra cổ nhân còn áp dụng 9 cung của Lạc Thư
trong việc quan chế (theo chương Hồng phạm Cửu
Trù)
CÁCH BIẾN ĐỔI
TỪ TIÊN THIÊN
QUA HẬU THIÊN
BÁT QUÁI
So sánh theo bản đồ trước
đây chúng ta thấy từ Tiên Thiên qua Hậu Thiên có những sự thay đổi:
a/-Vị thứ các quẻ Tiên
Thiên biến thành Hậu Thiên:
CÀN 1 Tiên Thiên biến
thành LY 9 Hậu Thiên
ĐOÀI 2
………………………TỐN 4………………..
LY
3 ………………………CHẤN 3……………….
CHẤN
4……………………….. CẤN 8………………..
TỐN
5………………………..KHÔN 2…………………
KHẢM
6 ……………………….ĐOÀI 7………………..
CẤN
7 …………………………CÀN 6 ………………..
KHÔN 8 ………………………..KHẢM 1………………..
b/-
Trục Kiền Khôn (Nam bắc ở Tiên Thiên) chuyển qua Hậu Thiên thành trục Ly
Khảm.
Trục Ly Khảm Tiên Thiên (Đông Tây)
chuyển qua Hậu Thiên thành trục Chấn Đoài.
Khi trục thay đổi thì phương hướng
cũng theo đó mà thay đổi Phương thức HÀ ĐỒ thành
TIÊN THIÊN BÁT QUÁI
Hà Đồ biến thành Tiên Thiên
Bát Quái. Trong hình vẽ Hà Đồ biến thành Tiên Thiên Bát Quái, có đủ Thái cực,
Lưỡng Nghi, Tam Tài, Tứ Tượng, Ngũ hành, Bát Quái.
Thái cực 5 điểm trắng và 10 điểm đen ở trung
tâm.
Lưỡng nghi được phân chia bằng một gạch chéo, bắt đầu từ
điểm cuối cùng của 9 điểm trắng. Chín là số thành của hành Kim, ở giữa quẻ Kiền
và quẻ Tốn (giữa phương Nam và phương Tây Nam) chạy dài đến điểm đen cuối cùng của 6 điểm đen (6 là số thành của
Thủy) ở giữa hai quẻ Khôn và Chấn (giữa phương Bắc và Đông Bắc.
Tam Tài biểu tượng bằng Ba vạch ở giữa hình
vuông ấy là: Thiên- Nhân- Địa. Trời theo Thái Dương. Đất theo Thái Âm, người
theo Thiếu Dương và Thiếu Âm. Về triết học đây là ba ngôi quan trọng
trong vũ trụ Đạo trời là Âm Dương, đạo đất là Cương nhu, đạo Người là
Nhân Nghĩa. Người ở ngôi giữa phải hòa được cái đạo của Trời đất để dựng nền
tảng Nhân cực một phương cách sáng tạo về Dịch học, nhằm mục đích mưu cầu hòa
bình và hạnh phúc cho nhân loại.
Tứ Tượng là:
- Thái Dương ở phần hành của Kim, quẻ Đoài
và quẻ Càn ở phương Đông Nam và Nam.
- Thái Âm ở phần của hành Thủy, quẻ Cấn và
quẻ Khôn phương Tây Bắc và Bắc.
- Thiếu Dương ở phần của hành Hỏa, quẻ Tốn
và quẻ Khảm phương Tây Nam và Tây.
- Thiếu Nam ở phần hành Mộc, quẻ Chấn và
quẻ Ly phương Đông bắc và Đông.
Ngũ hành là:
- THỦY ở Thái Âm (Cấn và Khôn ở Tây Bắc và Bắc)
- HỎA ở với Thiếu Dương (Tốn và Khảm ở Tây
Nam và Tây),
- MỘC ở với Thiếu Âm (Chấn và Ly, ở Đông
Bắc và Đông
- KIM ở với Thái Dương (Đoài và Kiền, ở
Đông Nam và Nam) - THỔ ở trung ương
Bát Quái là Kiền ở
Nam, Tốn ở Tây Nam, Khảm ở Tây, Cấn ở
Tây Bắc, Chấn ở Đông Bắc, Ly ở Đông, Đoài ở
Đông Nam
* * *
Hai cơ-quan hữu-hình trong nền
Đại-Đạo là sự cấu-tạo Càn-khôn thế-giới
1-
Cửu-Trùng-Đài là cơ-quan quản-trị Càn Khôn:
Lập Đạo kỳ này Thầy chọn đến:
Nhứt Phật, Tam Tiên, Tam Thập Lục Thánh, Thất Thập Nhị Hiền,Tam Thiên đồ đệ.
Các con số này ứng với:
“Trước khi chưa phân Trời đất, KHÍ HƯ VÔ bao quát càn-khôn, sáng-soi đầy
vũ-trụ. Đó là một cái Trung Tâm-điểm tức là ĐẠO. Rồi Đạo ấy mới sanh ra
Thái-cực. Hồng-mông sơ khởi, huyền huyền hạo hạo khối lại thành ngôi Thái-cực,
rất đầm-ấm lưng-chừng trong đó toàn là một khối, đúng mấy muôn năm bùng nổ ra
tiếng dường như thiên khuynh điạ khúc, thì đã có Thầy ngự trong ngôi THÁI-CỰC;
rồi có một tầng ÂM và một tầng DƯƠNG gát chồng nhau thành hình chữ thập
ló ra bốn cánh gọi là LƯỠNG-NGHI sanh ra TỨ TƯỢNG. Chữ thập mới dần dần quay
lộn chạy lăn tròn như chong-chóng, lăn tủa ra muôn ngàn quả tinh-cầu thế giới,
chữ thập ấy dưới có bốn cánh bóng kêu là TỨ ÂM, TỨ DƯƠNG tác thành Bát quái là:
Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài.
Bát-quái mới biến-hóa vô cùng, phân định Ngũ hành, Càn-khôn muôn vật. Thái-cực
sanh Lưỡng-nghi tức Tam thiên-vị (ba ngôi Trời). Dưới ba ngôi ấy có Tam thập
tam thiên (ba mươi ba từng trời) cộng với ba ngôi trên là ba mươi sáu từng
trời, nên gọi là Tam thập lục Thiên. Trong mỗi từng Thầy chia chơn-linh, có một
vị Đại-La Thiên-Đế Chưởng-quản.
Chỗ Thầy ngự gọi là Bạch-Ngọc-Kinh, là kinh toàn ngọc trắng, rộng
cao vòi-vọi, ngoài có Huỳnh-Kim-Khuyết
là cửa ngõ bằng vàng ròng cực kỳ mỹ-lệ.
Dưới ba mươi sáu từng Trời còn có một từng nữa là nhứt mạch đẳng tinh-vi gọi là
cảnh Niết Bàn. Chín từng nữa gọi là Cửu Thiên khai hóa tức là chín phương Trời
cộng với Niết-Bàn là mười, gọi là Thập phương Chư Phật. Gọi “chín phương Trời,
mười phương Phật” là
do đó…
Rồi
tới Hạ tầng Thế-giái, Tam Thiên thế giái. Ba ngàn quả tinh-cầu phân làm Tứ đại
bộ châu rồi nối theo Thất thập nhị điạ, tức là Đệ nhứt cầu cho đến địa-cầu các
con ở là địa-cầu 68.”…
Như vậy sự đặt định đều có duyên cớ mà cơ Đạo ngày nay đều được nhịp-nhàng
trong sự ứng hợp giữa hữu hình và vô hình đó vậy.
Khi lập Pháp-Chánh-truyền cho cả Nam Nữ Chức sắc Cửu-Trùng-Đài và
Hiệp-Thiên-Đài là hiệp đủ ba ngôi. Thật ra mỗi việc chi chi Thầy lập ra không
ngoài các con số huyền-diệu, nhiệm-mầu ấy.
LUẬN VỀ BÁT-QUÁI
TIÊN-THIÊN & HẬU-THIÊN
A- Bát
quái Tiên Thiên:
Xin lập lại lời Thánh-ngôn có dạy:
“Thầy đã nói với các con rằng: Khi chưa có chi trong càn-khôn
thế-giới thì Khí Hư-vô sanh có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái-cực.
“Thầy phân Thái-cực ra Lưỡng-nghi, Lưỡng-nghi phân ra Tứ tượng, Tứ tượng biến
Bát-quái, Bát-quái biến hóa vô cùng mới lập ra Càn-khôn thế-giới. Thầy lại phân
tánh Thầy mà phân ra vạn-vật là: Vật-chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm, gọi là
chúng sanh.
“Các con đủ hiểu rằng: Chi chi hữu-sanh cũng do bởi chơn-linh Thầy mà ra, hễ có
sống ắt có Thầy, Thầy là Cha của sự sống, vì vậy mà lòng háo-sanh của Thầy
không cùng tận”.
Thử hỏi ngày nay Thầy đến thế mở Đạo, Thầy
lập Pháp Chánh-Truyền Cửu-Trùng-Đài do đâu mà lập “Nhứt Phật, Tam Tiên,
Tam thập lục Thánh, Thất thập nhị Hiền,Tam thiên đồ đệ”?
Từ xưa đến nay nhân-lọai đã thừa
hưởng cái di-sản quí báu của các bậc tiền Thánh để lại là hai Bát-Quái: Tiên
Thiên và Hậu Thiên. Vậy xin bàn đến Bát-Quái Tiên-Thiên trước cũng đồng thời
trả lời câu hỏi trên qua tinh-thần của các Bát-Quái ấy trong cương vị của
Hà-Đồ, Lạc-Thư mà Thánh nhân đã lưu lại.
1- Cách lập thành Bát-Quái Tiên-Thiên:
Khi nói đến Đạo là nói đến đầu mối ÂM DƯƠNG. Âm dương tương-hiệp mới phát khởi
càn khôn, tức là Nhứt khí Hư-vô sanh Lưỡng-nghi, nghĩa là ánh Thái-cực biến tướng
ra phân làm hai ngôi: âm-quang và dương quang. Ví bằng hai ngôi này muốn biến
sanh ra nữa thì cần phải tương-hiệp, nếu không tương hiệp thì không thế nào
sanh biến thêm được: đó là hình chữ thập. Nếu âm dương mà để riêng ra, thì hai
cũng vẫn là hai: phải hiệp mới có sanh biến.
Muốn âm dương tương-hiệp nghĩa là phải đặt chồng lên nhau thành một góc vuông,
điểm gặp nhau là điểm 0, đó gọi là Thái-cực làm căn bản. Bởi có hiệp với ngôi
Thái cực mới thành ra bốn, ấy gọi Lưỡng-nghi sinh Tứ-Tượng. Nếu muốn biến ra
thêm nữa thì cũng phải có Tứ Tượng nữa rồi nhập lại vào tâm, mới có thể biến ra
được mà thành 8 cánh. Gọi là Tứ tượng biến Bát-Quái (Tứ Ấm tứ Dương)
Khởi đầu: vua Phục-Hi ngẩng lên xem Thiên-văn, cúi xuống thì xét lý đất, gần
thì lấy thân mình mà suy nghiệm. Ngài mới đặt ra những nét chẵn, lẻ tức là vạch
liền tượng dươngvạch đứt tượng âm cũng từ trong lý tính của nam, nữ mà ra để làm chuẩn, định
cho cái âm dương ấy. Lấy hai điểm này làm gốc, khởi đầu, nên luôn luôn điểm
chuẩn đặt ở dưới hết của quẻ gọi là Hào. Hào, tính từ dưới tính lên. Đọc quẻ từ
trên đọc xuống.
Người dân-tộc thiểu-số hay người Chàm họ cũng lấy cái vật biểu tượng âm dương
là hình ảnh cối, chày đặt lên nhau gọi là cái “Linga”. Đó cũng là một bước tiến
của dân-tộc bán khai. Người Á-Đông văn-minh hơn nên dùng phù hiệu bằng
những nét liền, nét đứt làm ký hiệu.
Giai-đoạn kế mới thêm nét Âm Dương nữa cho mỗi cái gốc
đó, để lần-lượt biến-hóa thêm, theo luật song-tiến số (nghĩa là cứ gấp đôi lên)
tức là nếu lấy dương làm gốc rồi thêm dương nữa thành ra:
- Hai nét dương gọi là Thái-dương (số 1)
- Cũng từ gốc dương thêm nét âm lên trên thành ra gọi là Thiếu-âm (số
2)
- Tới gốc âm cũng qua hai lần biến hóa, tiếp-tục thêm dương, thêm
âm sẽ có là Thiếu-dương (số 3) và là Thái-âm (số
4) .
Thái là rất, là ròng một thứ; thái
dương là rất dương, cho nên tượng bằng hai vạch liền;
thái-âm là rất âm, tượng bằng hai vạch đứt.
Thiếu là trẻ, nghĩa là mới sinh ra, nên đặt lên trên, vì nét âm mới sinh nên
gọi là Thiếu-âm cũng như nét dương mới sinh nên gọi là Thiếu dương Họp chung gọi là Tứ tượng, tức là bốn hình tượng. Tứ tượng
có một vị-thế rất quan trọng, không thể không nhớ kỹ được; từ cái phù-hiệu cho
đến con số biểu tượng của nó. Trên là Tứ tượng đặt trên đường thẳng.
Tứ tượng có thể đặt trong vòng tròn, đồng thời xác định
phương vị của nó nữa.
Xem hình thấy rõ phía bên trái là dương, bởi gốc nó
là dương mới biến ra Thái-dương số 1 và
Thiếu âm số 2. Âm dương luôn đi liền nhau.
Bên phải là Âm: bởi gốc nó là âm, biến qua hai lần là Thiếu-dương số 3 và
Thái-âm số 4 tức là trong âm vẫn có dương và trong dương vẫn có âm.
Lý dịch luôn luôn như vậy, không bao giờ có tình trạng cô âm hay cô dương (tức
là thuần âm hay thuần dương) Cô dương thì không sanh, cô âm thì không hóa.
Giai-đoạn thứ tư là Tứ-tượng biến Bát-quái, cũng từ gốc của Tứ tượng, rồi thêm
dương, thêm âm, lần-lượt gấp đôi lên thành ra 8 quẻ, tức là: Càn 1,
Đòai 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8. Đây cũng là phù-hiệu về quẻ
và số của Bát-quái Tiên-Thiên vậy.
Trước
nhứt:
*Gốc Thái-dương cho ra hai quẻ
là Càn 1 và Đòai 2
*Gốc Thiếu-âm cho ra hai quẻ là
Ly 3 và Chấn 4
*Gốc Thiếu-dương cho ra hai quẻ
Tốn 5 và Khảm 6
*Gốc Thái-âm cho ra hai quẻ là
Cấn 7 và Khôn 8
Chú-ý:- Gọi là nghi,
khi thành-phần cấu-tạo chỉ có một nét (hào dương hoặc hào âm)
- Gọi là Tượng là
thành-phần cấu-tạo do hai nét họp thành (chỉ có 4 tượng)
- Gọi là quẻ (hay quái) là cấu-tạo bởi ba
nét họp thành (chỉ có 8 quẻ đơn thôi). Mỗi một quẻ 3 nét như vậy gọi là quẻ Đơn
(đơn quái) đó là lấy Bát-Quái ( 8 quẻ) làm căn-bản cho nhiều trường hợp.
Bảng tóm-tắt: Đặc
biệt một quẻ đơn là có đủ 3 nét, gọi là Tam tài: trên là thiên, Dưới là địa,
giữa là nhân. Vì chỉ có con người mới được dự phần vào việc của trời đất. Yếu
tố này rất quan trọng trong lý Dịch.
Tại sao nói là giai-đoạn thứ tư?
Đức Lão-Tử có nói “Đạo sanh nhứt, nhứt sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh
vạn-vật”.
Nhìn qua đồ hình sẽ
thấy rõ lời nói ấy; tức nhiên khởi đoan là Đạo, có trước nhất. Từ trong Đạo mới
sanh ngôi
Thái-cực, như Đức Chí-Tôn đã nói “Khi
chưa có chi trong càn khôn thế giới thì Khí Hư-vô sanh
có một Thầy, ngôi của Thầy là Thái-cực (đây là giai-đoạn thứ nhì), Thầy phân Thái-cực ra
Lưỡng-nghi (giai-đoạn thứ ba), Lưỡng nghi phân ra Tứ tượng (giai-đoạn
thứ tư), Tứ tượng biến Bát quái (giai-đoạn thứ năm). Bát-quái
biến-hóa vô cùng mới thành ra càn-khôn thế giái (đây là giai-đoạn thứ
sáu).
Tức
là sự thành hình thành tướng (8x8=64 quẻ). Phải trải qua 6 giai-đoạn để trở về
lý Tam âm tam dương là vậy).
Số
6 đây là quẻ Càn của Hậu-thiên (trời 3 đất 3) trong ý-nghĩa ấy.
(Lưu ý:
Phần lý giải về quẻ Tiên Thiên và Hậu Thiên, sọan giả cũng có diễn giải qua các
quyển: Dịch lý Cao Đài, Khảo cứu vụ …Nhưng ở đây vẫn được ghi đầy đủ, vì rằng
số sách này chưa được phổ biến rộng nên e độc giả phải nhọc công tìm kiếm. Vì
vậy mà có sự lập lại nhiều lần, mong chư độc giả thông cảm cho);
Về lại nhà [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13]
Về lại nhà [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét