Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Tòa Thánh Tây Ninh
Pháp Chánh Truyền
Chương V
Sự thành hình cơ Đạo qua ba thời-kỳ
A-Thời-kỳ
khởi thủy:
1-Tam đầu chế Hiệp-Thiên-Đài:
Đức Chí-Tôn thành lập Đạo Cao-Đài có hai Đài hữu hình:
Cửu Trùng Đài và Hiệp Thiên Đài có mối tương quan nhau. Phân làm ba thời kỳ;
quan-trọng nhứt là cơ khởi
thủy.
Chính ba vị Tướng-soái của
Thầy đã có đủ yếu-tố để khởi-đoan cho mối Đạo Trời trong cái cơ-vi: “Thiên địa
tuần-hoàn châu nhi phục thỉ”; phải chăng tất cả đều có một sự sắp xếp tế-vi,
nên mới nói “Đạo thành do ba người.”
Về lại nhà [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13]
Đặc
biệt ba vị trong cơ khởi thủy của Hiệp Thiên Đài đứng vào ba tuổi: TÝ- SỬU -
DẦN. Về lại nhà [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13]
“Hiệp-Thiên-Đài
là hình-trạng của Ngọc Hư-Cung tại thế. Ấy là cửa mở cho các chơn-linh vào đặng
đi đến Tam thập lục thiên, Cực-lạc thế giới và Bạch-Ngọc-Kinh là nơi chúng ta
hội-hiệp cùng Thầy hay là chỗ ải địa-đầu ngăn cản các chơn linh chẳng cho xông
phạm đến đường Tiên nẻo Phật.
“Lòng Từ-bi của Thầy cho có kẻ rước là
Thượng Sanh, người đưa là Thượng-Phẩm và người dẫn nẻo mở đường cứu độ là
Hộ-Pháp, đặng đem cả con cái của Thầy về giao lại cho Thầy, kẻo hằng ngày trông
đợi”.
Đức Hộ-Pháp vừa Chưởng quản chi Pháp mà còn là
Chưởng Quản cả Hiệp-Thiên-Đài
nữa, do vậy mà Quyền hành của Hộ Pháp được Pháp Chánh Truyền qui định:
“Trong Hiệp-Thiên-Đài thì
HỘ-PHÁP thay quyền cho các Đấng Thiêng-liêng mà gìn-giữ công-bình tạo-hóa,
bảo-hộ nhơn-loại và vạn-vật lên cho tới địa-vị tận thiện tận mỹ; người thì tận
thiện còn vật thì tận mỹ. Chẳng cần lấy sức mình mà lập, chỉ bảo-hộ cho sự
tấn-hóa tự nhiên khỏi điều trở ngại, nếu nói có quyền bảo-hộ thì phải có
luật-pháp, lấy luật-pháp mà kềm chế nhơn-sanh cũng như các Đấng trọn lành lấy
Thiên-điều mà sửa trị càn-khôn thế giới.
“Hộ-Pháp là
thể các Đấng trọn lành, Người lại giao quyền cho Thượng-Phẩm lập Đạo đặng
dìu-dắt các chơn-hồn lên tột phẩm-vị của mình, tức là nâng-đỡ binh vực cả tín-đồ
và chức sắc thiên-phong ngồi an địa-vị, cũng
như chư Thần, Thánh
điều-đình càn-khôn thế giới cho an tịnh mà giúp sức cho vạn-loại sanh sanh hóa
hóa:
- “Thượng-Phẩm tiếp
các chơn-hồn của Thượng Sanh giao vào cửa Đạo. Thượng-Phẩm là người thể ĐẠO đối
với hàng Thánh, ấy là người làm đầu các Thánh.
-
“Thượng-Sanh về THẾ ĐỘ, đem các chơn-hồn vào cửa Đạo, dầu nguyên-nhân hay
là hóa-nhân cũng vậy, phải nhờ Người độ-rỗi. Thượng-Sanh đặng mạng lịnh chuyển
thế, buộc Thượng-Sanh phải gần kẻ vô đạo đặng an-ủi, dạy dỗ, mà kể từ hạng
vô-đạo trở xuống cho tới vật chất thuộc về phàm, ấy vậy Thượng-Sanh là thể ĐỜI,
Người đứng đầu của phẩm phàm-tục” (PCT)
Ba Ngài
được mệnh danh là Tướng-soái của Chí Tôn nên các Ngài đã cống-hiến cho nền Đạo
thật là to-tát.
Lời Ngài
Hiến-Pháp: “Luận về tâm-lý, trong ba ông, mỗi người đều có một đặc-tính mà ta
cần biểu-dương để xưng tụng công đức:
- Đức
Thượng-Phẩm Cao
Quỳnh-Cư, nhờ
đức tính
cao-thượng và cương quyết
nên hễ làm việc gì thì cố-gắng làm cho kỳ được. Bởi thế nên khi nhận chân mối
Đạo, thì ông nghe theo tiếng gọi thiêng-liêng mà phế đời hành Đạo, dù lúc
đó ông đang là một công chức của chính-phủ Pháp.
- Đức
Hộ-Pháp Phạm-CôngTắc.
Ông là người có tánh cao-thượng và hùng khí, thương đời mến Đạo nên khi nhận rõ
mối Đạo cũng liền phế đời hành Đạo, ông cũng là công chức lúc ấy (Ông đã đóng
góp trọn đời suốt 35 năm)
- Đức
Thượng-Sanh Cao-Hoài Sang cũng có tánh cao-thượng và yêu đời
mến Đạo, nhưng vì hoàn-cảnh phải ở lại với chức-vị công-chức của ông. Ông chỉ
hành-đạo trong lúc rảnh rang. Ông rất dày công phổ-độ lúc ban sơ”.
Ba ông đều
đắc Thiên-phong trước hết và đắc lịnh chấp cơ truyền Đạo phổ-độ chúng sanh. Hai
ông Hộ-Pháp và Thượng-Phẩm hiệp thành một cặp đồng-tử chấp cơ phong Thánh
truyền giáo, lập Pháp-Chánh-Truyền và Tân luật là Hiến-chương của nền Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ-Độ hiện giờ. Đầu công của hai ông vào bậc nhất, vì trước hết
và trên hết, Đức Chí-Tôn mượn tay Thần-lực của hai ông mà lập thành Đại-Đạo cho
đến ngày nay.
“Chúng
ta suy đoán chỉ có Thương-yêu, duy có một người hay nửa người thương mà các vị
Giáo-chủ đã lập thành Tôn-giáo tại mặt thế này”.
Đức
Hộ-Pháp nói: Đạo thành do ba người:
“Chúng ta xét lại thấy ĐẠO CAO-ĐÀI còn hạnh phúc hơn các nền Tôn-giáo
khác, nếu nhận quả-quyết thì có ba
người, mà ba người tức nhiên nhiều hơn
thiên-hạ rồi.
Cái
thiệt tướng của nền Tôn-giáo Đức Chí Tôn hiện tượng do quyền-năng vô đối của
Ngài mà đoạt đặng, trong đó các vị thừa-hành mạng lịnh của Ngài đã vẽ nên hình,
nắn nên tướng của nó.
Bần-Đạo
kiếu lỗi cùng con cái của Ngài không phải
tự kiêu hay là tự đắc,
chính tay Bần Đạo có một phần khá lắm, vì cớ Bần-Đạo rủ chúng ta dùng phép
hồi-quang phản chiếu đặng định tướng diện của mình, cốt-yếu là một phần tử
trong nền Tôn-giáo. Hễ mình coi chơn tướng của mình, rồi tổng số các chơn tướng
đó làm chơn tướng của Đạo. Bần-Đạo thấy Đạo Cao-Đài nên hình đặng tức là thành
tướng Thương-yêu.
Ta không
có mơ vọng và không có lường gạt tâm-lý nhơn-sanh, trước mặt mỗi người đều
thấy, hỏi do quyền năng nào tạo thành quyền-lực ngày nay?
Quyền
tạo ngày nay do luật Thương-yêu mà thành tướng. Vậy mà nếu do luật Thương-yêu
thành tướng thì không có quyền-năng nào tàn phá nó đặng, nó có sợ chăng là sợ
luật thù hận. May thay, cả lực-lượng thù hận cũng không xung-đột được bởi
có bàn tay thiêng-liêng gạt thù hận ra khỏi rồi.
Nó nên
hình bởi sự Thương-yêu, trưởng thành trong sự Thương-yêu bởi hình chất của
Thương-yêu. Hễ càng ngày càng lớn lên càng tráng-kiện, nó sẽ làm CHÚA cả thù
hận không hề xâm-lấn nó đặng.
Nói
quả-quyết Bần-Đạo đã đánh tan thù hận ra, khi các đảng-phái dùng quyền-lực đặng
chiếm ngôi vị của Chí-Tôn để tại mặt thế-gian này.
Bần-Đạo
đã can-đảm dùng quyền của Bần Đạo đánh ngã hết đặng bảo-trọng hình tướng
Thương-yêu của Đạo, Bần-Đạo lỗ vốn cũng nhiều, Bần-Đạo gánh lấy cả thù hận ấy
đặng bảo-tồn hình thể của Chí-Tôn cho trọn THƯƠNG YÊU”.
Đó là Tam
đầu chế của HIỆP-THIÊN-ĐÀI
2- Tam
đầu chế Cửu-Trùng-Đài:
Về
Cửu-Trùng-Đài cũng có Tam đầu chế như Hiệp Thiên-Đài vậy. Ấy là ba vị ĐẦU SƯ
trước tiên mang chữ: NHỰT- NGUYỆT- TINH là Tam bửu của Trời; nhưng chỉ
riêng trong thời khởi khai Đại Đạo thì Chức-sắc Cửu Trùng-Đài Nam-phái được một
đặc-ân ấy mà thôi.
Ba vị
Đầu-Sư có Thánh-danh:
-
Thái Đầu-Sư Thái-Nương TINH
- Thượng Đầu-Sư
Thượng-Trung-NHỰT
- Ngọc Đầu-Sư Ngọc-Lịch
NGUYỆT
Hội Thánh Đại-Đạo có chia ra làm hai Đài hữu-hình:
-
Cửu-Trùng-Đài lo về cơ-quan giáo-hóa nhơn-sanh.
-
Hiệp-Thiên-Đài là cơ-quan bảo tồn luật pháp Đạo.
Tuy vậy mà Ông
Thiện-Minh, Thánh-danh Thái-Minh Tinh, đắc phong ngày 13-10-Bính-Dần; sau cùng
bị Đức LÝ cách chức.
Qua ngày 12-12-Bính Dần (dl: 15-01-1927) Thầy phong ông Dương văn Nương làm Đầu
Sư phái Thái là Thái Nương Tinh. Vậy là có đến hai vị Đầu sư phái Thái
Nhưng Đạo là lý, mà lý của vũ-trụ vốn vô cùng. Nếu luận về Tam-bửu của Trời thì
Phái:
Nếu kể Tam
thiên thế-giới và thất thập nhị điạ là Tinh-tú thì có đến 3.072 vì sao. Do vậy,
mà phái Thái phải có hai:
1- Thái Minh-Tinh; 2-Thái Nương Tinh.
Theo thứ-tự BA PHÁI là Thái, Thượng,
Ngọc:
- Phái Thái thuộc Phật,
- Phái Thượng
thuộc Tiên.
- Phái Ngọc thuộc
Thánh.
Trong Tam-Kỳ Phổ-Độ này thì:
* phái
Thái có hai vị, mang chữ TINH số 2 thuộc âm.
* phái
Thượng có 1 vị mang chữ NHỰT số 1 thuộc dương.
* phái
Ngọc có một vị, mang chữ NGUYỆT thuộc âm.
Còn lại BÁT-QUÁI-ĐÀI là nơi thờ Đức CHÍ-TÔN và các
đẳng Thần, Thánh, Tiên, Phật, thuần dương, thuộc quẻ CÀN ☰ (Càn vi
thiên, càn là trời vậy).
Kết-luận:
* Bát-Quái-Đài, là quẻ CÀN (Càn vi Thiên).
* Hiệp Thiên-Đài, là quẻ LY (Ly vi Hỏa).
* Cửu Trùng-Đài, quẻ KHẢM (Khảm vi thủy)
Tính cách chiết Khảm điền Ly của Cao-Đài
Từ xưa
đến giờ, người tu-hành chỉ mong LUYỆN để “chiết Khảm điền Ly phản vị CÀN”; có
nghĩa là căn-cứ trên quẻ, nếu lấy hào Dương của Khảm đem thế vào hào Âm ở giữa
của quẻ Ly thành ra quẻ Càn. Như vậy, nay là cơ Đại-ân-xá của Chí-Tôn nên chính
Thầy đã “chiết khảm điền Ly” cho tất cả rồi, thế nên Thầy mới nói “Các con
chỉ có TU mà đắc Đạo. Phải ngó đến hằng ức, thiên, vạn kẻ nhơn-sanh chưa đặng
khỏi luân-hồi, để lòng từ-bi độ rỗi kẻo tội nghiệp.”
Mà Tu thì làm sao? Thầy
dạy:
“Người dưới thế này, muốn giàu có phải kiếm phương
thế mà làm ra của. Ấy là về phần xác thịt. Còn Thần, Thánh, Tiên, Phật muốn cho
đắc Đạo, phải có công quả. Thầy đến độ rỗi các con là thành lập một trường đạo
đức cho các con nên Đạo. Vậy đắc Đạo cùng chăng tại nơi các con muốn cùng chẳng
muốn. Thầy nói cho con nghe. K…ôi ! Nếu chẳng đi đến trường Thầy lập mà đoạt
thủ địa-vị mình, thì chẳng đi nơi nào khác mà đắc Đạo
bao giờ.” (TN
I/27)
Thầy chiết KHẢM điền LY
bằng cách nào?
Theo
thứ-tự trên đã cho thấy rõ: lẽ ra Đền Thánh được kiến-thiết: Từ phía trong
Đền tính ra thì:
Đây là về phần Địa-hình thì Thầy đã đặt
Cửu Trùng Đài ở giữa Bát Quái và Hiệp Thiên, tức nhiên đặt Khảm lên Ly, có
nghĩa là Ly - Khảm đã hợp nhau rồi thì hào Dương giữa của Khảm đã chồng lên hào
Âm giữa của Ly, để tất cả thành CÀN có 3 hào Dương.
Thế nên, người
tu theo Đạo Cao-Đài ngày chỉ cần Phụng sự Vạn linh là đủ; vì phụng-sự Vạn linh
tức là phụng-sự Chí-linh. Cúng Tứ thời là Luyện Tam-bửu vậy.
PCT: “Ngày nay Chí-Tôn đã định khai
Đạo đặng thị chứng cho các Tôn-giáo biết nhìn nhau trong đường hành thiện, trừ
tuyệt hại tranh-đấu thù hiềm, làm cho thế giới đặng Hòa-bình, thoát cơ tự diệt.
“Thể Đạo của Chí-Tôn cũng phải nương theo chữ HÒA mới toan thành lập. Chí-Tôn
định lập thành Hội Thánh đặng thay thế hình ảnh của Người, thì cũng tùng theo
phép tạo-hóa cá-nhân mà gầy nên ảnh-tượng:
- Cửu Trùng-Đài là thi-hài, ấy là Tinh.
- Hiệp-Thiên-Đài là chơn-thần, ấy là Khí.
- Bát-Quái-Đài là linh-hồn, ấy là Thần.
Nếu cả ba mà không tương hiệp, thì khó mong thành Đạo đặng”
Lại nữa: “Thần là khiếm-khuyết của cơ
mầu-nhiệm từ ngày Đạo bị bế, lập “Tam-Kỳ Phổ-Độ” này duy Thầy cho “Thần” hiệp
“Tinh Khí” đặng hiệp đủ “Tam bửu” là cơ mầu-nhiệm “siêu phàm nhập Thánh.”
…
“Phẩm-vị Thần, Thánh, Tiên, Phật từ ngày bị bế Đạo, thì luật-lệ hỡi còn nguyên,
luyện pháp chẳng đổi, song Thiên-đình mỗi phen đánh tản “Thần” không cho hiệp
cùng “Tinh Khí.”
“Thầy đến đặng huờn nguyên Chơn-thần cho
các con đắc Đạo. Con hiểu “Thần cư tại nhãn.” Bố trí cho chư đạo-hữu con hiểu
rõ. Nguồn cội Tiên Phật do yếu nhiệm là tại đó. Thầy khuyên mỗi phen nói Đạo
hằng nhớ đến danh Thầy.” (Thánh-ngôn Hiệp
tuyển)
2 - Thời
kỳ kiến tạo:
Qua thời-kỳ kiến tạo để lập công, dành cho người biết dâng công đổi vị, thì bên
Cửu-Trùng-Đài chính Đức Quyền Giáo-Tông về mặt hữu-hình đã góp vào một công quả
to lớn để dựng Đức-tin làm nền tảng Đại-Đạo ngày nay cùng với hai vị:
Thượng-Phẩm và Hộ-Pháp bên Hiệp Thiên-Đài. Với lời minh-chứng của Đức Hộ-Pháp
như sau:
“Bần-Đạo xin nhắc lại, xin làm chứng cho cả thảy con cái Đức Chí-Tôn: Nam Nữ
cũng vậy. Nếu toàn thể con cái của Ngài một đôi triệu chơn linh mà có Đức-tin
vững chắc như Đức-tin của:
- Đức Thượng-Phẩm Cao
Quỳnh-Cư,
- Đức Giáo-Tông
Thượng-Trung-Nhựt,
- Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc.
Nếu cả thảy đều có Đức-tin vững-vàng dường ấy Bần-Đạo dám nói chắc rằng:
Các người dời núi Bà xuống châu-thành Sài-gòn cũng đặng. Có thể nói: nền Đạo
Cao Đài này thiệt-hiện được như ngày nay là nhờ Đức-tin của Thượng-Trung Nhựt.
Đức Hộ-Pháp
nói lý do: “Cả toàn con cái Đức Chí Tôn buổi nọ còn lại có ba người. Thật ra
hồi ban sơ chỉ có ba người. Ba người ấy thiên-hạ kêu là ba người lỳ; ba
người ấy là:
- Đức
Cao-Thượng-Phẩm
- Đức Quyền
Giáo-Tông
- Và Bần-Đạo đây
(Hộ-Pháp)
“Chúng tôi nhứt tâm, nhứt trí quyết làm cho thành Đạo, cho vừa lòng Đức
Chí-Tôn. Bởi vì không biết duyên cớ nào chúng tôi hiểu rằng: chúng tôi phải báo
hiếu cho Đức Chí-Tôn và tự nhiên quyền-năng thiêng-liêng giúp chúng tôi biết
ĐẠO CAO-ĐÀI này tương-lai sẽ cứu quốc, cứu chủng-tộc và giống-nòi.”
Đó là tấm lòng hiếu thảo của Đức Hộ-Pháp thì như vậy, còn lại tinh-thần của Đức
Thượng Phẩm thì…Đức Hộ-Pháp nói tiếp:
“Bần-Đạo thú thật buổi nọ:
“Chỉ có ba Anh em, ôm
sứ-mạng Thiêng liêng âý nơi mình. Lãnh sứ-mạng khó-khăn thì tưởng đâu Đạo Cao
Đài thì cũng như Đạo Phật hay Minh-sư, Minh-đường. Đáo-để, cạo đầu vô chùa làm
Thầy chùa tu là cùng, tưởng dễ-dàng lắm, kiếp sanh nơi thế, thời bấy giờ đã
khổ-não tâm-hồn và xác thịt, lệ thuộc như thế. Ổng biểu tu, nào dè mở Đạo trong
thời-gian ngắn-ngủi, không bao lâu thấy cả con cái của Ngài đến cùng Ngài cả
muôn cả triệu, chừng đó mới biết sợ-sệt. Chính mình buổi nọ, Đức Quyền Giáo
Tông ra hậu-điện, Người hỏi Bần-Đạo: làm cái gì vậy?
“Thấy thiên-hạ vào cửa Đạo quá chừng, Đại-Từ Phụ làm cái gì kỳ quá vậy ? Chính
mình Bần-Đạo cũng
không biết.
- Biết đâu ! Ông làm gì?
“Ông đến
thâu tín-đồ nhiều quá ảnh than rằng: tới
đâu hay tới đó, biết sao!
Kể
từ đó bị khảo miết: Đức Cao Thượng-Phẩm bị khảo đến ngày giờ chót. Ngày giờ
cuối cùng, nằm trên giường bịnh cho tới hơi thở cuối cùng không buổi nào không
bị khảo, không buổi nào không bị nhục-nhã. Cái luật thiên-nhiên không có điều
gì xin-xỏ, điều gì cũng phải mua chuộc. Bần-Đạo đã quyết rồi, xin để Bần-Đạo
kết luận: Bởi mua chuộc với cái khảo-đảo, nhục-nhã của đời, để bảo-trọng
danh-giá của Ngài. Ngày nay Ngài sang trọng vô đối.”
Sự-nghiệp vẻ-vang của Đức Thượng-Phẩm như vậy chính do Ngài biết giữ được chữ
“nhẫn” chữ “hòa”, một là để tô-bồi thiên-vị, hai là nâng cao phẩm-giá chơn-linh
cao trọng của Ngài:
“Đức
Cao Thượng-Phẩm là chơn-linh Hớn-Chung Ly: một vị Đại-Tiên trong Bát Tiên, làm
sứ-mạng của Chí Tôn đến tạo dựng nên Tôn giáo tại thế này. Người cùng với Hộ
Pháp họp thành cặp cơ phong Thánh lập Pháp Chánh truyền và Tân-luật để làm
Hiến-chương cho nền Quốc Đạo.
“Chúng ta phải nhìn-nhận đầu công
khai Đạo của Đức Cao Thượng-Phẩm, vì nếu thiếu bàn tay xây dựng của Người để chấp
cơ cùng Hộ Pháp thì:
- Đâu có Đại-Đạo Tam-Kỳ
Phổ-Độ.
- Đâu có Chức-sắc Thiên-phong Nam Nữ.
- Đâu có Hội-Thánh và các cơ-quan trong Đạo.
- Đâu có Pháp-Chánh-Truyền và Tân-luật.
- Đâu có đại-nghiệp hiện giờ cho nhơn-sanh thừa hưởng”
Đức Thượng-Phẩm là người đứng ra cùng góp công với
nhân-sanh bứng gốc phá chồi, thật là Đấng đã khai sơn phá thạch cùng với
Đức Hộ-Pháp tạo nên một ngôi thờ phượng khang-trang, một ngôi Tổ đình lưu lại
cho nhơn sanh một đức-tin tuyệt-đối. Nhưng đại nghiệp ấy mới nửa chừng Người
phải về Thiêng-liêng làm nhiệm-vụ của Đức Chí Tôn giao-phó, đành buông gánh
Đại-Đạo cho Hộ Pháp một tay lèo-lái, lại còn chịu lao-lý để gánh ách nạn cho
dân-tộc. Với hai Đấng đầu công thật là công-trình vẹn vẻ, vừa lo phần Thể pháp,
vừa thực hiện Bí-pháp của Đạo, hai Ngài đã thể hiện cơ Âm Dương tương đắc vậy.
Ấy là hai
Chức-sắc Đại-Thiên-phong nơi cửa Hiệp Thiên-Đài trong cơ kiến-tạo nền Đại-Đạo
Tam-Kỳ Phổ Độ
- Một là
Đức Hộ-Pháp, đầy lòng hiếu đạo cùng Đức Chí-Tôn và Phật-Mẫu.
- Hai là
Đức Thượng-Phẩm đầy-đủ đức kiên-nhẫn với một đức-tin tuyệt-đối.
Còn
với công-quả phi-thường của Đức Quyền Giáo-Tông, Đức Hộ-Pháp
đã giải:
Thật sự hồi
ban sơ chỉ có ba người (lập lại một lần nữa rằng):
“Bần-Đạo
nói không có gì! Đức Chí-Tôn đã đến một cách tình cờ, một cách không ai
tưởng-tượng được. Khi Ngài đến thì chỉ có Đức Thượng-phẩm và Bần-Đạo mà thôi.
Về sau Bần Đạo và Đức Cao Thượng-Phẩm mới đến nhà Đức Quyền Giáo-Tông Thượng
Trung-Nhựt đặng Chí Tôn chuyện vãng cùng Người. Đứng đầu trong trường chính-trị
đã chịu ảnh-hưởng một tình thế bị trích-điểm cũng có, được tôn-sùng cũng có,
được khen cũng có, bị chê cũng có. Buổi ấy bị họ ghen-ghét nên chê nhiều hơn
khen. Chính mình Bần-Đạo lấy làm lạ tại sao Đức Chí Tôn biểu Thượng-Phẩm đến
nơi đó?
“Để cái dấu
hỏi mơ hồ, chẳng dè một người đó lại
phi-thường ! Giờ phút này Bần-Đạo nói đến lấy làm lạ !
“Một là từ
thử tới giờ Bần-Đạo chưa ngó thấy. Đến chuyện vãng cùng Ngài, Đức Chí-Tôn nói
cái chi chỉ có hai người biết với nhau mà thôi. Bần-Đạo với Thượng Phẩm chỉ là
hai người dự thính không biết gì hết, mà chỉ nói với nhau rồi họ hiểu với nhau
mà thôi.
“Trong
24 giờ, một người đã là Thượng Nghị-viện, một cái gia-nghiệp đủ vinh-hiển,
đủ cao-trọng, đủ đương đầu với thiên-hạ.
“Trong
24 giờ bỏ hết, liệng hết mà thôi. Cho tới một cái lạ hơn hết là đương hút
á-phiện, người phong-lưu như ai kia vậy bỏ một cái một, cả sự ăn chơi cũng thế.
“Đức
Chí-Tôn kỳ hạn có 24 giờ mà thôi:
- 24 giờ Anh Cả chúng ta phải trường trai.
- 24 giờ Anh Cả phải dâng cả sự-nghiệp cho thiên hạ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét