Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ
Tòa Thánh Tây Ninh
Pháp Chánh Truyền
Chương VI
TÂN-
LUẬT 新 律
(Tân là
mới. Luật là đồ dùng ngày xưa để thẩm xét thanh-âm) nói rộng
ra là những phép khuôn đã đặt định để làm chuẩn, cứ do theo đó mà thực-hiện,
không làm sai trái, ví như Pháp-Luật là những qui-tắc, hành-vi để cho nhơn sanh
tùy theo tập-quán của dân-tộc mà thi hành, mục đích để giữ vững trật-tự an-ninh
cho cuộc sống.
Về lại nhà [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13]
Gọi là TÂN-LUẬT để phân biệt với Cựu Luật. Chữ Tân là mới, ý-nghĩa ở đây rất
linh-động, thể hiện tinh-thần của Tiên Nho “Nhựt tân, nhựt nhựt tân, hựu nhựt
tân” (ngày mới, ngày ngày mới, mỗi ngày mỗi mới). Có như vậy mới phù hợp với
trào-lưu tiến-hóa của nhơn-sanh. Có nghĩa là TÂN-LUẬT của ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ
ngày nay sẽ được thay đổi theo từng thời gian cho hợp với dân trí chớ không
phải bất di bất dịch.Về lại nhà [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13]
Đầu tiên Thầy giao cho Hòa Thượng Như Nhãn lập Luật nên có bài Cơ này:
Chùa Giác Hải, Sài
gòn: 15-8-Bính Dần (dl: 21-9-1926)
THÍCH CA MÂU NI PHẬT viết
CAO ÐÀI TIÊN ÔNG ÐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
chuyển Phật giáo Nam phương
THÍCH CA MÂU NI PHẬT viết
CAO ÐÀI TIÊN ÔNG ÐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
chuyển Phật giáo Nam phương
Như Nhãn, con nghe Thầy:
- Khi giáng trần Chí Tôn Phật Tổ, Thầy duy đặng có bốn môn đệ, chúng nó
đều chối Thầy.
- Khi giáng lập đạo Tiên, Thầy có một trò là Nguơn Thỉ.
- Khi lập đạo Thánh thì đặng mười hai môn đệ, song đến khi bị bắt và
hành hình thì chúng nó đều trốn hết, lại còn
bán xác Thầy nữa. Còn nay, Thầy đã sắm sẵn môn đệ cho con cũng đã nhiều,
con đừng thối chí.
Thầy thường than rằng: Ðạo phát trễ một
ngày là một ngày hại nhơn sanh, nên Thầy nôn nóng nhưng Thiên cơ chẳng nghịch
đặng. Ma quỉ hằng phá Chánh mà giữ Tà, chư Tiên Phật trước chưa hề tránh khỏi.
Còn cái địa vị cao trọng, nó làm cho nhơn
tâm ganh gổ. Con phải lấy Phật tâm con mà dòm ngó đám sanh linh bị phạt, luân
hồi chưa dứt, thì tưởng đến Thầy mà cam chịu nhục nhã, lòng từ bi có vậy mới
xứng đáng là tôi con Thầy. Nếu Thầy dùng quyền pháp Chí Tôn thì mất lẽ công bình
thiêng liêng Tạo hóa. Con cứ lo LẬP LUẬT, để công phổ độ cho chư đạo hữu con
hưởng chút ít.
Ngày
ban hành Tân Luật: 02-05-Đinh Mão
(dl: Thứ Tư, 01-06-1927 )
Ngày
02-05-Đinh Mão, tại Cửu Trùng Đài Tòa Thánh, sau khi đọc xong bộ TÂN LUẬT, Đức
Hộ Pháp cầm bộ Tân Luật ấy đưa lên và tuyên bố ban hành.
- TÂN LUẬT là Luật tu thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ
Độ, các Luật tu thời Nhứt Kỳ và Nhị Kỳ Phổ Độ đã thành luật cũ nên gọi là
Cựu Luật.
- TÂN LUẬT do Đức Chí Tôn ban lịnh lập thành,
do Hội Thánh thay mặt cho Nhơn sanh làm nên, đương nhiên phù hạp với trình độ
tiến hóa của nhơn sanh.
Như
ngày sau, nếu Đức Chí Tôn ban quyền cho nhơn sanh lập Luật lại nữa, khi trình
độ tiến hóa đến một giai đoạn cao hơn, thì Luật sẽ được nhơn sanh chỉnh đốn cho
phù hạp với nhơn trí, làm cho Đạo - Đời tương đắc mà dìu dắt cả nhơn sanh đời
đời kiếp kiếp.
TÂN LUẬT gồm 3 phần: Đạo pháp, Thế luật và Tịnh thất
1- Đạo pháp gồm 32 điều, 8 chương.
2- Thế Luật : có 24 điều
3- Tịnh thất : có 8 điều.
Như vậy cộng chung cả thảy là 64 điều (32+24+8) ấy cũng trở về Bát Quái
biến hóa, có nghĩa là Bát quái có 8 quẻ đơn, nhân 8x8=64 là quẻ kép, mỗi
quẻ kép có 6 hào.
Đạo Đức Học Đường được Hội Thánh
lập thành căn cứ theo TÂN LUẬT,phần Đạo pháp chương VI về Giáo huấn.
PCT: “Thí dụ: Như có kẻ hỏi: Sao Thầy không dùng Cựu Luật trong
Tam Giáo đã có sẵn rồi, lại lập chi TÂN LUẬT nữa, mà buộc nhơn sanh phải yểm
cựu nghinh tân vậy?"
Ta lại đáp: "Chính Thầy đã giáng cơ
nói: Ngọc Hư Cung bác luật, Lôi Âm Tự phá Cổ; ấy vậy Cựu Luật thì Ngọc Hư Cung
đã biếm bác, còn Cổ Pháp thì Lôi Âm Tự đã phá tiêu, vậy thì ngày nay Cựu Luật
và Cổ Pháp chẳng còn ý vị chi hết. Những bực tu hành mà tưởng lầm phải tùng Cựu
Luật hay là Cổ Pháp thì trái hẳn với Thiên Ðiều của ĐẠI-ÐẠO TAM-KỲ PHỔ-ÐỘ
thể Thiên hành chánh.
Bởi cớ ấy nên CHÍ TÔN đã cấm Ngũ chi phái
Ngọc, dùng Cổ Luật mà mê hoặc nhơn sanh nữa. Hễ tùng Cựu Luật tức phải tùng
Thiên Ðiều, mà hễ tùng Thiên Ðiều thì khó lập vị cho mình đặng".
Sự
thành hình bộ TÂN-LUẬT được dẫn giải qua các giai-đoạn sau, diễn tiến theo từng
thời-gian mà các Đấng giáng Cơ dạy buổi đầu, nghĩa là lúc mới khai Đạo:
- Một là ý-nghĩa TÂN-LUẬT.
- Hai là sự diễn-tiến của việc lập thành TÂN LUẬT
A-
Ý-NGHĨA TÂN-LUẬT
Đã
nói rằng “Ngọc-Hư-Cung bác Luật, Lôi Âm-Tự phá Cổ” tức là không tùng Cựu-Luật,
mà hễ không tùng Cựu Luật tất nhiên phải tùng TÂN-LUẬT. Buổi Tam-kỳ Phổ-Độ Đức
CHÍ TÔN dùng huyền-diệu Cơ Bút giáng trần dạy Đạo xưng mình là Thầy, kêu
chúng-sanh là Môn đệ, chính mình Thầy đến để độ rỗi con cái của Thầy. Thầy
không giao Chánh-giáo cho tay phàm, vì phàm thì hữu hình hữu hoại, lần lần
canh-cải chánh giáo ra phàm-giáo. Giáo-điều của các Tôn-giáo xưa phát-xuất nhằm
nguơn Nhị kỳ phổ-độ tuy tương-đối cao siêu đặc-sắc, nhưng
cũng phải do ảnh-hưởng dân tâm, dân trí địa-phương khai Đạo, do các Đấng
Giáo-chủ cũng phải mang hình thể con người của địa-phương để dễ bề truyền Đạo.
Nay buổi Hạ-nguơn, Càn Khôn dĩ tận thức, tức nhiên nhân-loại đã thực sự hiểu
biết nhau, thông-cảm nhau qua phong-tục, tập-quán, phương-tiện giao-thông, hệ
thống truyền thanh, truyền hình các thứ, xem như năm Châu chung chợ, bốn biển
chung nhà, ấy là nhân-loại đã hiệp đồng. Do vậy mà Đức Chí-Tôn đến lập Tam-Kỳ
Phổ Độ, không lâm phàm với xác thân hình-hài sắc tộc; mà chính Đại-Từ-Phụ giáng
cơ lập nên mối Đạo Đại-Đồng, vì vậy Luật Đạo cũng lập trên căn bản Đại Đồng,
nghĩa là phải do toàn cả chúng sanh, phát xuất từ các Tôn-giáo cổ truyền tổng
hợp thành TÂN-LUẬT. Chí đến việc thờ phượng Đức Chí-Tôn phải dùng THIÊN-NHÃN
làm tiêu biểu lương-tâm (La conscience) của cả nhơn-loại để tránh nạn hình cốt
(Idolâtrie).
Bí-quyết của Đạo Cao-Đài là luôn luôn có quyền Thiên Thượng và Thiên-hạ (Dieu
et Humanité) tức là quyền Chí-linh và Vạn linh hiệp một. Thánh-ý Đức Chí Tôn
muốn để con cái của Ngài tự lập LUẬT, tùy theo sức khép mình vào con đường
tu-luyện để khỏi than rằng: Luật quá mắc mỏ rồi không đoạt thành phẩm-vị sanh
ra chán nản, hoặc viện lẽ rằng quá rẻ mà sanh dạ dễ-duôi. Bởi cớ nên bộ Luật
của Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ gọi là TÂN LUẬT do chư Môn-đệ của Thầy hợp nhau
lập thành rồi dâng lên cho Đức LÝ GIÁO-TÔNG phê-chuẩn.
TÂN-LUẬT sau này có thể tu-chỉnh tùy trình độ tiến
hóa của nhân-sanh từng
thế-hệ nhưng dù được sửa đổi hay bổ-túc cũng phải cầu xin phê chuẩn như trước.
Cũng bởi lẽ tùy sự tiến hóa của loài người, sửa đổi LUẬT cho phù-hợp trình-độ
dân trí nên dù trải bao thế-kỷ hậu lai Luật vẫn mang tính cách mới mãi mãi nên
gọi là Tân-Luật.
B- KHỞI SỌAN
TÂN LUẬT:
Thiền Lâm
Tự - Gò Kén- Tây Ninh: ngày 29-7-Bính Dần (Chúa nhựt: 05-09-1926) Thầy dạy ông
Như Nhãn lập TÂN
LUẬT:
“Rằm tháng
10 nầy, Thầy xin con hội cả chư Hòa Thượng tại Thánh-Thất đây chung lo lập TÂN
LUẬT. Ngày ấy Thầy sẽ dạy cho hai vị Hòa-Thượng phò loan, đặng có điều chi bợ
ngợ thì cầu Thầy mà hỏi.
Thầy phú
thác một trách nhậm nặng nề cho con, nhưng mà con đừng
ái-ngại. Danh giá con, Thánh Đạo THẦY trong ấy, con khá hết lòng.
Con phải hiểu rằng, hội chư Hòa-Thượng trọn đôi ba tháng thì là hao tốn, song
Chú
thích:
- Trung: Ngài Đầu Sư
Thượng Trung Nhựt (Lê Văn Trung)
- Tương: Ngài
Chánh Phối Sư Thượng Tương Thanh.
- Trang: Ngài Chánh
Phối Sư Ngọc Trang Thanh.
- Như Nhãn: Hòa Thượng Như
Nhãn, pháp danh là Thích Từ Phong, thế danh là Nguyễn Văn Tường (1874-1938),
trụ trì tại chùa Giác Hải ở Phú Lâm, Chợ Lớn, nên Ngài còn được gọi là Hòa
Thượng Giác Hải. Ngài có góp tiền trong bổn đạo mua đất cất chùa Từ Lâm Tự ở Gò
Kén, Tây Ninh. Ngài được Đức Chí Tôn phong là Thái Chưởng Pháp.
Từ Lâm Tự, thường được gọi là chùa Gò Kén, còn có tên là Thiền Lâm Tự.
Minh:
Hòa Thượng Thích Thiện Minh, học trò của Hòa
Thượng Như Nhãn. Ngài
Thiện Minh được Đức Chí Tôn phong chức Thái Đầu Sư Thái Minh Tinh. chẳng hề chi, để THẦY định liệu. Tuy vân,
Thầy biết sức một mình con cũng đủ lập TÂN-LUẬT
nhưng mà Thầy muốn có Hòa Thượng đặng cho
khỏi trành-tròn, lại còn làm tay chơn Thầy để thâu phục Thích Đạo.
Thầy cậy
con một điều là đòi MINH, vì nó là Môn đệ của con, đặng giao chức THÁI ĐẦU SƯ
cho nó đi phổ độ nhơn sanh. Cái trách nhậm ấy đáng lẽ về phần con, song con
tuổi đã cao rồi, khó bề cực nhọc, nghe à !
Thầy để con
trọn quyền mà Thầy xin con an lòng, Thầy lo chung cùng con, Thầy trông cậy nơi
con lắm đó !
C - SỰ
DIỄN-TIẾN của việc LẬP TÂN-LUẬT: TÂN-LUẬT của Đại-Đạo Tam-Kỳ
Phổ-Độ được diễn tiến qua bốn giai-đoạn:
- Soạn thảo Tân-luật.
- Bàn thảo Tân-luật.
- Dâng Tân-luật.
- Thành Tân-luật.
Với thời-gian 3 tháng kể từ ngày 15 tháng 10 năm Bính-Dần (dl: 19-11-1926) các
vị Hoà-Thượng họp bàn thảo đến ngày 08- 01- Đinh-Mão (dl: 09-02-1927).
1- Soạn thảo
TÂN-LUẬT:
Việc soạn thảo Tân-luật Đức Chí-Tôn giao cho Hòa Thượng Như-Nhãn hội các
Hòa-Thượng, từ ngày rằm tháng mười năm Bính-Dần, phải nạp bản dự thảo LUẬT để
họp chư Thánh bàn thảo do chứng tích và ý-nghĩa còn ghi trong Đạo-sử của Bà Đầu
Sư Hương-Hiếu.
Đức Chí-Tôn dạy: “Thời-kỳ dấu-diếm Thiên-cơ đã qua rồi, Thầy phong cho con
(Hòa-Thượng Như-Nhãn) là Quảng Pháp Thiền-sư Thích-Đạo chuyển Luật-lịnh Diêu
Đạo-sĩ, con vừa lòng chăng ? Con đã giúp Thầy gìn-giữ Thích-Đạo nguyên luật từ
thử nay mới còn đặng như vậy, không thì đã ra Bàng môn Tả đạo rồi, con phải
biết Thầy ngày nay trông công con mà lập thành TÂN LUẬT Thích Giáo. Con phải
đại tịnh kể từ tháng 09 cho tới rằm tháng 10. Thầy không muốn cho con lo lắng điều gì khác
hơn là xét xem kinh điển lại. Con biết Ngũ Chi: Minh Đường, Minh-Sư, Minh Tân,
Minh-Lý, Minh-Thiện, cũng đều do nơi Phật-giáo mà ra, duy có giáo-lý của các
Chi ấy thì có Tiểu-học, Đại-học, Trung-dung và Tứ Thư là kinh-điển mà thôi. Còn
phái LÃO duy có Đạo-Đức-kinh và Huỳnh-Đình kinh làm căn-bản, con phải xem-xét
hết lại mà lập TÂN LUẬT. Thầy nhứt định giao Thánh-Thất này lại cho THƠ lo-lắng
thế cho con, song sự thờ-phượng phải có thay đổi chút ít. Sau Thầy sẽ dạy chư
Đạo-hữu con định-liệu”.
“Tuy
vân, Thầy biết sức một mình con cũng đủ lập Tân-Luật, nhưng mà Thầy muốn có Hòa
Thượng đặng cho khỏi trành-tròn lại còn làm tay chơn Thầy để thâu phục Thích
đạo”.
2- Bàn thảo
TÂN-LUẬT:
Ngày: 02-11-Bính Dần (Lundi 06 Décembre 1926)
NGỌC HOÀNG THƯỢNG
ÐẾ
VIẾT CAO ÐÀI GIÁO ÐẠO NAM PHƯƠNG
VIẾT CAO ÐÀI GIÁO ÐẠO NAM PHƯƠNG
(Lẽ ra phải nạp bản
Tân-Luật vào ngày 02-11-Bính Dần. Vì lý-do trễ nãi Ngài Thượng-Đầu-Sư cầu xin
dừng lại một tuần và nhân dịp này Đức Chí-Tôn giải-thích thêm).
Hỉ chư Môn
Ðệ, chư Ái Nữ, chư Nhu, chư Tín Nữ, TRUNG bạch Thầy xin cho đình lại qua ngày
Thứ Bảy tới sẽ nạp Luật cho Thầy phê chuẩn....
Phải ở luôn
luôn nơi Thánh Thất đặng lập Luật sẵn. Nghe Thầy dạy, khởi đầu lập:
-
"Luật Tu" gọi là "Tịnh Thất Luật",
- Kế
nữa lập "Luật Trị" gọi là "Ðạo Pháp Luật",
- Ba là lập Luật đời gọi là“Thế-luật” các con hiểu à?
Sau khi soạn
thảo Tân-Luật xong:
Ngày 14-11-Bính Dần
(Samedi, 18 Décembre 1926):
THÁI BẠCH.
Hỉ chư Ðạo Hữu, chư Ðạo Muội,
Thượng
Trung Nhựt, Hiền Hữu nghe dạy:
Phải viết thơ cho các Thánh
nói rằng: "Buổi lập LUẬT phải ngưng sự phổ độ lại đôi chút" lo cho
xong TÂN LUẬT thì mới truyền bá chơn Ðạo rõ lý hơn.
Vậy ngày
Ðại Lễ Thánh Giáo Giáng Sanh phải có mặt tại đây cho đủ và nạp LUẬT cho kịp
ngày ấy. Làm lễ xong qua ngày kế thì Chư Thánh mặc Ðại phục vào Điện bái rồi
Hiền Hữu biểu sắp ghế vòng theo Ðại điện. Hiền Hữu và Ngọc Lịch Nguyệt lên tọa
Bửu vị, rồi theo chức phận “Chư Thánh” ngồi vòng hai bên như lúc Hiền Hữu còn
tại Thượng Nghị Viện đặng Cải Luật đó vậy.
Hiền Hữu
Chưởng-Quản làm chủ Hội, mỗi vị “Thánh” đều đặng quyền cải lẽ, nghe à!
Phải giữ
phép kẻ trước người sau, tùy phiên nhau cho có lễ:
-
Phái THÁI trước,
-
Phái NGỌC giữa,
-
Phái THƯỢNG chót.
Phải viết
thơ cho TƯƠNG và TRANG nạp Luật cho kịp một lượt với THƠ, nghe à!
Thượng Kỳ
Thanh bị sụt chức làm Giáo Hữu, như không tuân lịnh xuất ngoại.
Thầy cho
làm lễ Cầu siêu cho cha Mục Thanh.
Qua ngày
16 -11 Bính-Dần (dl: 20-12-1926)
Đức Chí-Tôn giáng dạy: Chư môn-đệ nghe!
"Thầy đã nói muốn cho hoàn-toàn
phải có Luật, mà hễ có Luật thì cần phải do theo đó mà hành Đạo mới khỏi điều
sơ thất đặng. Nhiều đứa nhờ công-quả chút ít mà được Thầy trọng dụng là có ý để
cho chúng nó đặng vui lòng mà bước tới, dè đâu chẳng trọng sợ lịnh Thầy, lại
lấy ý riêng mà làm cho có lời kích-bác trong Đạo. Nếu Thầy chẳng lấy Đức từ-bi
mà dìu dắt các con thì chư Thần, Thánh đã phạt mấy đứa âý một cách nặng nề hơn,
các con khá liệu mà hành Đạo”
Ngày: 20
-11- Bính Dần (Vendredi 24 Décembre 1926)
THÁI BẠCH
Ðại hỉ, đại
hỉ. Lão mừng cho chư Ðạo Hữu. Chỉnh đàn Thầy ngự. TRUNG, Hiền Hữu nhớ mời
hội:
- Từ 6 giờ mơi chí 11 giờ nghỉ;
- Từ 2 giờ tới 6 giờ nghỉ.
- Tối từ 8 giờ tới 11 giờ nghỉ.
Như chưa hoàn toàn ngày mai cũng phải vậy. Thầy dặn phải tuân y theo
lời. Luật lệ truyền lâu dài, chư Ðạo Hữu phải rán cẩn thận nghe à.!
Cùng ngày, có Đức Chí-Tôn giáng :
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ VIẾT CAO ÐÀI GIÁO ÐẠO NAM PHƯƠNG
“Các con ôi, nếu nói rằng Thầy đã chịu cực
nhọc từ ngày Khai Ðạo đến chừ, Ðạo đặng phổ thông mau chóng dường nầy, thì đáng
lẽ Thầy mừng cho các con lắm mới phải, sao Thầy lại buồn ?
Các con ôi, các con đã chịu lắm khổ não
nơi biển trần nầy, từ mười ngàn năm rồi đã ở dưới quyền tà quái áp chế, vì vậy
mà Thầy phải phế Bạch Ngọc Kinh, Huỳnh Kim Khuyết, giáng trần độ rỗi các con.
Chớ chi Thầy đến mà làm giảm bớt sự khổ não các con chẳng đặng nữa thì thôi, lẽ
nào lại còn lập "TÂN LUẬT" ràng buộc các con thêm nữa, vì cớ mà Thầy
buồn.
Thầy tỏ thật, cái Luật lệ Thầy khiến các
con hiệp chung trí lập thành đây, nó có ảnh hưởng về đạo đức, Thiên phong Phật
sắc của các con, nên Thầy buộc mình cam chịu vậy. Chẳng Luật lệ thì là trái
phép, mà trái phép thì làm thế nào vào Bạch Ngọc Kinh cho đặng.
Vậy
các con gắng làm phận sự cho hoàn toàn rồi có
Thái Bạch giáng cơ sửa Luật”.
Ngày 21-11 Bính-Dần (Samedi, 25-12-1926)
(Nay, ngày chính thức bàn thảo Tân-Luật, nhưng buổi
hội chư Thánh suốt ngày hôm đó không đem lại kết quả nên Đức Lý giáng cơ chỉ vẽ
dặn-dò)
THÁI BẠCH
Thượng Trung Nhựt, Hiền Hữu khai hội trọn ngày chẳng
có chi là hữu ích hết. Việc tán Thành TÂN LUẬT nếu Thầy để cho Lão
nội trong hai giờ hoàn thành tất cả. Ngặt một điều là nếu Lão lập Luật, chẳng
một ai trong hàng Ðạo Hữu hành Ðạo đặng. Vì vậy Thầy giao trọn quyền cho chư
Ðạo Hữu lập thành là chủ ý để phần nhơn lực vào đó chút ít, rồi lấy huyền diệu
làm ra Thiên Luật, ấy
là một hạnh công bình đó.
Vậy Lão giao ba bộ Luật hiệp một cho Thái THƠ Thanh
trước, nội trong một tuần lễ phải hiệp thế nào cho ba bộ phải chung vô làm một;
- Qua tuần nữa tới Thượng TƯƠNG Thanh;
- Kế một tuần nữa tới Ngọc TRANG Thanh,
nghĩa là trong ba tuần nữa phải lập thế nào cho rồi luật lệ, đem về
Thánh Thất đặng cải lại nữa.... chư Thiên Phong.
Ngày 22-11 Bính-Dần (Dimanche 26-12-1926)
Đức Lý
nhắc: Trung, Hiền-Hữu nhớ viết thơ cho chư Thánh, ngày Cải Luật phải đủ mặt,
bằng ai chẳng tuân mạng Lão trục xuất, nghe à!
Ngày 12-12 Bính-Dần (Samedi 15-1-1927)
Đức Lý
Giáo-Tông giáng dạy:
Thượng-Trung-Nhựt, Hiền-hữu cũng nên để tịnh tâm đặng lo Cải Luật, chẳng nên
ham vui quá nghe! Thầy sẽ ngự trong lúc Cải Luật. Lão giáng cơ trước khi mở
hội. Vậy khi chư Thánh đủ mặt phải cầu cho Lão dạy việc, chừng Lão ngự Đại Điện
thì tức cấp khai hội liền. Hết thảy đều mặc Đại-phục trong khi Cải Luật chẳng
nên thay Tiểu phục, chư Thần, Thánh, Tiên, Phật ngự xem, coi ra khiếm lễ
vậy…nghe à! Tuân! Ngày nay chẳng dạy văn. Lão để cho chư Đạo-hữu tịnh trí.
Tái
cầu: Đức Chí-Tôn nhắc-nhở:
“Trước mắt
chư Thần, Thánh, Tiên, Phật phải Cải Luật cho nghiêm-chỉnh, Thầy khuyên
Thái-Bạch cho kẻ hầu săn-sóc các con” (Đây là ngày cuối cùng về việc cải Luật
(bàn thảo đã xong)
- 0 -
3 - Dâng TÂN-LỤẬT
Ngày:
13-12-Bính Dần (Dimanche 16 Janvier 1927)
THÁI BẠCH
(Đức Lý
Giáo-Tông dạy cách dâng Tân Luật):
Lão khen chư Hiền-Hữu. Đại hỉ! Đại hỉ ! Đại hỉ!
Thượng-TƯƠNG-Thanh! Coi Lão hành-sự mà bắt chước. Mời Chưởng-Pháp phái Nho, chư
Hiền Hữu bình thân.
Đứng bài
ban:
Chưởng-Pháp, Đầu-Sư toạ
vị, Phối-Sư Tam-giáo tới trước: Thái-THƠ-Thanh phải ôm bộ Chú giải
các Luật: Tân Luật của chư Hiền-Hữu cải đó nữa. THƠ-Thanh ôm chí mày dâng cho
TƯƠNG Thanh, rồi Tương-Thanh cũng phải làm như vậy mà trao cho TRANG Thanh phò.
Bái nhau.
TRANG Thanh ôm Luật, hiệp với
nhị vị Hiền Hữu đến dâng cho ba vị Đầu-Sư. Ba vị Ðầu Sư đồng
đứng dậy bái nhau mà tiếp Luật một lượt, thế nào sáu bàn tay đều có trong mấy
bộ Luật
Ngay giữa. Cả
ba tiếp dâng lên Chưởng-Pháp.
Hai vị Chưởng-Pháp cũng phải
bái mà tiếp một lượt, đội dâng lên Đại-Điện.
Day vô.
..Đưa lên chí trán nghe dạy:
LÃO giao Luật này cho nhị vị
Chưởng-Pháp xem-xét lại nữa trong một tháng phải rồi mà giao lại cho Hộ-Pháp
cầu Lão sửa Luật, phải làm một phòng thanh-tịnh mà giả Hiệp Thiên Đài; Thập Nhị
Thời-Quân phải có mặt; Thượng Sanh, Thượng Phẩm phải có mặt khi cầu Lão.
Phải tái
cầu nghe dạy:
Nhị vị Chưởng-Pháp đem LUẬT để ngay tượng Lão một đêm
nay. DƯƠNG ! Phải đội Hiệp Chưởng như Luật và đắp khậu như Luật (Yết-Ma)
NƯƠNG! Phải sắm Thiên-phục như Thơ Thanh vậy nghe! Đem Luật để lên rồi xuống
tọa vị.
Lên đầu…để
xuống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét