
Ðến ngày 16 tháng 11 Canh Dần (22-12-1950), Thánh Lịnh thăng
phẩm Chánh Phối Sư, cũng còn trách nhiệm ba viện kể trên đến ngày nay.
Tôi viết thiên tiểu sử
nầy, một là bước đường hành Ðạo trọn đời tôi, hơn nữa để lưu lại cho đoàn em Nữ
phái thấy rõ công trình của người tiền bối trong buổi sơ khai nền Ðại Ðạo Tam
Kỳ Phổ Ðộ
nhiều nỗi gian lao mà chư Chức Sắc Thiên Phong và người công quả buổi
đầu vẫn không sờn tâm chí vì nền Chơn Giáo của Chí Tôn và Phật Mẫu hầu lưu lại
cho đoàn hậu tấn làm gương để dọn mình tiến bước trên con đường hành Ðạo.
Thi
Tu hành gắng chí lập dày công,
Ðến buổi chung qui hưởng phước hồng.
Cửa Ðạo gay go
trường khổ hạnh,
Ðường Tiên nhàn rỗi bước thong dong.
Lợi danh ví muốn cho đầy đủ,
Tội lỗi càng thêm nỗi chất chồng.
Cuộc thế chẳng qua trò ảo mộng,
Ngày về nhắm mắt nắm tay không.
Nữ Chánh Phối Sư
(Ấn ký)
HƯƠNG HIẾU
ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ
(Tam Thập Bát
Niên)
TÒA THÁNH TÂY NINH
Nữ Chánh Phối Sư
Chưởng Quản Nữ Phái Cửu
Trùng Ðài
Kính thưa Hội Thánh Hiệp
Thiên và Cửu Trùng Ðài.
Vấn đề may Thiên phục, tôi
thú nhận rằng tôi không biết kiểu mẫu chi hết. Gặp dịp may Thầy giáng dạy quý
Anh lớn hồi ở Sài Gòn rồi kêu tôi Thầy dạy luôn (may Thiên phục).
Cũng trong Thánh giáo ngày
tháng nầy, nên tôi ghi luôn Thầy dạy tôi may Thiên phục, đặng Thầy ban áo mão
cho quý Anh lớn cho kịp kỳ Ðại Hội Khai Ðạo tại Từ Lâm Tự Gò Kén Tây Ninh (Rằm
tháng 10 năm Bính Dần 1926).
Nay kính,
Tòa Thánh, ngày
15-07-Quý Mão
(Le 2 Septembre 1963)
Nữ Chánh Phối Sư
(ấn ký)
HƯƠNG HIẾU
Kính Hội Thánh Hiệp Thiên
Ðài và Cửu Trùng Ðài.
Tôi xin phép tường thuật
Thánh giáo của Ðại Từ Phụ giáng cơ như dưới đây:
Le 30-10-1926 (24-09-Bính Dần)
NGỌC HOÀNG THƯỢNG
ÐẾ
VIẾT CAO ÐÀI GIÁO
ÐẠO NAM PHƯƠNG
Hỉ chư Môn đệ, hỉ
chư Nhu, hỉ chư Ái Nữ.
Thầy biểu Hiếu vào nghe,
Thầy mượn một chút. Con lên kêu Nhiều (bạn ông Phạm Công Tắc) đến với con đặng
nghe Thầy dạy việc nhà. Chư Tín nữ cầu Ðạo đắc vấn.
Hiếu, Nhiều, hai con phải
sắm sửa dọn nhà về Tây Ninh, từ đây Cư, Tắc phải lo Ðạo, các con phải đành chịu
khổ cực cùng Thầy như hai đứa nó vậy mới đáng con cái Thầy. Thầy lấy làm chua
xót mà Ðạo là trọng mới biết liệu sao.
Nhiều, sao con? (Nhiều
bạch Thầy còn mẹ già).
Nó đi theo với con, mặc kệ
nó để đó cho Thầy, con cứ tuân mạng lịnh Thầy mà thôi. Thầy ban ơn cho các con.
Hiếu, con phải chăm nom
gìn giữ em con.
(1) Tôi vâng sắc lịnh Thầy trên
đây, tôi về chùa Từ Lâm Tự Gò Kén Tây Ninh nhằm ngày Khai Ðạo. Quý Anh lớn về,
tôi đi chung một đoàn xe, về tới chùa đúng 5 giờ chiều ngày mùng 14 tháng 10
năm Bính Dần (18-11-1926).
Ngày 25-02-1926 (âl. 13-01-Bính Dần): Ðức Chí Tôn
dạy cách lạy.
Phò loan: Hộ Pháp - Thượng
Phẩm
Sài Gòn, Vendredi 25 Février 1926 (13-01-Bính Dần)
(Tại nhà Ðức Cao Thượng Phẩm, đường Bourdais
số 134).
NGỌC HOÀNG THƯỢNG
ÐẾ
VIẾT CAO ÐÀI TIÊN
ÔNG ÐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
GIÁO ÐẠO NAM
PHƯƠNG
Trung vô giữa bái lễ lạy
Thầy coi .... Con làm lễ trúng, song mỗi gật con nhớ niệm câu chú của Thầy: Nam
Mô Cao Ðài Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Trung bạch hỏi: Ðại lễ là
sao?
Thầy dạy: Ðại lễ là làm lễ
ba lần.
Lần đầu tiên dâng hương và
dâng hoa.
Lần giữa dâng rượu.
Lần chót dâng trà.
Phải chính mình con dâng
các lễ ấy, khi bái lễ hai tay con chấp lại, song phải để tay trái ấn Tý, tay
mặt ngửa ra nằm dưới, tay trái chụp lên trên.
Từ đây con phải may riêng
bộ áo lễ tay rộng, cổ trịch như áo Ðạo, nhưng dải gài chín mối, màu xanh da
trời; khăn xanh chín lớp màu da trời. Sau Thầy sẽ lại thêm nữa, nghe và tuân
theo. Con mang giày gai hầu Thầy, còn nhứt nhứt đều để chơn không.
Trung, con lạy quá hơn hai
đứa bé nầy há!
Trung bạch: ...
Thầy nói: Phải vậy chớ nó
đọc ở dưới cho ai nghe.
Trung bạch: (Hỏi về Thiên
phục) Còn đồ sắc phục con duy để làm lễ cho Thầy mà thôi, nếu con bận nó đến
nơi nào, chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều phải tránh hết.
Giải nghĩa:
Ở nhà Ðức Cao Thượng Phẩm
mỗi ngày đêm, Ðức Chí Tôn giáng dạy Ðạo. Lúc nọ Thầy sai ba ông đi trọn một
tuần lễ, để tôi ở nhà nhớ Thầy buồn quá, Tôi cúng thời chiều, ngước lên Thiên
Bàn khóc mà nói rằng: Con biết Thầy có ngự trên Thiên Bàn, nhưng Thầy vắng một
tuần rồi, con không thấy lời Thầy dạy, con nhớ quá. Chiều chúa nhựt ba ông về,
tôi thắp đèn nhang cầu Thầy, Thầy giáng nói với tôi như vầy:
Hiếu muốn cầu Thầy
hơn ai hết.
Trước vốn yêu,
Nay cũng yêu,
Con gái út,
Có bao nhiêu,
Khuyên con lòng vậy mãi,
Cái mến con thương Thầy đều.
Trung, con mặc thử đồ Ðại
phục mới may rồi cho Thầy xem... Trung, con coi đẹp quá há!
Hiếu sửa mấy
cái dải như Cư nói.
Bình thân
Trung.
Còn một nửa,
ba con sắm sửa rồi Thầy sai đi đòi nó đến.
Cư bạch
Thầy: Thái Ðầu Sư ở nơi nào? - Ðừng hỏi con.
Trung, nội
Rằm tháng tới đây, con phải nhóm Ðại Hội đòi luôn phái Ngọc đến đặng thọ Thiên
tước
nghe. Còn thiếu thảo hài, sắm cho đủ nghe. Hiếu chịu cực may bộ Hồng Y Thiên
phục nữa cho kịp ngày Rằm nghe.
Tháng 04-1926 (âl. 03-Bính Dần): Ðức Chí Tôn dạy
may Thiên phục.
Avril 1926
THẦY
Trung, Cư, Tắc ba con lập
tức lên Chiêu biểu nó phải sắm sửa liền một bộ Thiên phục màu trắng. Trên đầu
chẳng phải bịt khăn mà đội mão trắng có chữ Càn thêu bằng chữ vàng. Dặn nó mua
thứ hàng thiệt tốt, mão cũng vậy, áo cũng vậy.
Hiếu lại phải nhọc công
nữa, Thầy giao phần may sắm cho con. Con liệu cho kịp, Rằm phải có nghe con.
Hiếu lấy chén nước lạnh,
Thầy vẽ kiểu mão cho con coi.
Mme Cư bạch Thầy.... Mão
nầy là mão Giáo Tông.
Trước ngực ngay trán phải
để chữ cung Càn - chữ vàng, chữ Bát Quái - Còn cái áo con phải tái cầu Thầy
trong lúc may đặng Thầy chỉ sắp mấy cung kia trên áo.
Nghe và tuân
theo nghe con.
Trung, đêm
nay đừng cầu Thầy nghe con.
Ngày 18-04-1926 (âl. 07-03-Bính Dần): Ðức Chí Tôn dạy may Thiên
phục.
18 Avril
1926.
Mừng sắp
con,
Hiếu quì
bạch Thầy chỉ dạy may mão Ðức Giáo Tông bề cao bao nhiêu và mang giày thứ nào?
Thầy sẽ nhứt
định mọi việc.
Thầy dạy:
Mão bề cao ba tấc, ba phân, ba ly thước Lang Sa; may giáp mối lại thì thế nào
cho có trước một ngạnh, sau một ngạnh hiệp lại có một đường xếp ấy là Âm Dương tương
hiệp, Hiếu biết mà.
Sợi dây xếp hai lại còn
bên trái có hai dải thòng xuống một mí dài một mí vắn, mí dài ba tấc.
Giáo Tông- Thảo hài.
Tái cầu: Ngày 19 Avril 1926 ( Nhà ông Cao Quỳnh
Cư).
Có tạo đỡ một cái mão bằng
giấy dưng lên cho Thầy xem.
Cười ....
Ðặng phải vậy, ba con bưng
lên cho Thầy chỉ hai mí giáp mối, con coi theo cây viết mà làm theo.
Ngày 19 Avril 1926 - Mitre
Sợi dây viền ăn liền hai
bên, chớ đừng cắt rời ra nghe con. Con giỏi lắm, Hiếu.
Hai dải thòng xuống vai ba
tấc bề dài, ba phân bề ngang, phải vậy rồi.
Cư để cho Hiếu nó làm (là
để cho Hiếu may mão Giáo Tông).
Cư con phải mua giấy vàng
cắt miếng bề ngang ba phân, bề dài 9 phân, chấp bút bằng nhang, đặng Thầy họa
phù cho thân tộc mỗi Môn Ðệ một người một lá bùa đốt vái Thầy bỏ vô tô nước
lạnh mà uống, nghe và tuân theo. (Về vụ bệnh thiên thời)
Mừng chư Môn đệ.
Dạy Cư chấp bút như Thầy
đã dặn.
Chư Môn đệ biết sợ há! Ta
khen đó.
Trung bạch Thầy: Ðược phép
dùng bùa mà cứu chúng sanh chăng?
- Nội gia quyến của Môn
Ðệ; phải để luật thưởng phạt theo lẽ công bình của Trời Ðất mới phải chớ, các
con.
Ngày 22 -04-1926 (âl. 11-03-Bính Dần): Ðức Chí Tôn dạy
sắp đặt ngày Thiên Phong và may Thiên phục.
Phò loan: Hộ Pháp - Thượng
Phẩm
Ngày 22 tháng 04 năm 1926
(11-3-Bính Dần)
Ðàn tại nhà Ðức Cao Thượng
Phẩm (Sài Gòn).
CAO ÐÀI
Các con vui không.
Ðạo phát trễ một ngày là
một ngày hại nhơn sanh. Thầy nôn nóng, nhưng mà Thiên cơ chẳng nghịch đặng, nên
phổ thông trắc trở; vậy thì ba con sắp đặt thế nầy:
Hiếu, con viết cho rõ con
nghe.
Trung nghe, con dời bài vị
của Lý Thái Bạch để dưới tượng Thầy. Con dọn dẹp trống hết để một cái ghế bên
trang thờ Thầy, rồi để lên trên một cái ghế lớn của bộ ghế phòng khách con đó.
Ba cái nữa để sắp hàng theo ở dưới đặng làm ngôi cho ba vị Ðầu Sư.
Con phải bao bốn cái ghế
ấy cho tinh khiết, còn bao nhiêu Môn Ðệ phân ra làm ba ban. Ngày ấy có Lịch sắp
đặt.
Con đem bộ Thiên phục Giáo
Tông mà để nơi ghế ở trên, còn bộ của con để giữa, bộ của Lịch bên hữu, còn ghế
tả con phải viết một miếng giấy đề chữ Thái cho thiệt lớn mà dán lên chỗ dựa.
Con phải chỉ cho Hiếu nó
sắp mấy cung kia đặng thêu vào áo, ấy là Ðạo. Thầy sẽ coi lại.
Trung kiếm thử (là kiếm
thử cái bùa Bát Quái) đặng sắp may trong áo Giáo Tông.
Trung bạch
cùng Thầy rằng chẳng hiểu.
Thì con coi
mà định luật luyện Ðạo nơi đó. Con lại phải cho thanh tịnh, kể từ nay diệt tận
phàm tâm chớ nhơ một điểm, thì ngày ấy thề mới đặng.
Con nghe và
tuân theo.
Hiếu dâng
mão Giáo Tông may xong rồi cho Thầy xem.
Trúng, mà ai
đội con phòng lật đật (Ðức Chí Tôn biết trước là ông Chiêu không lãnh chức
Giáo Tông, nên mới có câu nầy).
Ngày 22 tháng 4 năm 1926.
Ba con nghe dạy cuộc sắp
Thiên Phong nghe. Chỗ bàn ngự của Thầy là phải để một cái ghế. Trước ngôi của
ba vị Ðầu Sư vọng một bài vị, biểu Lịch viết như vầy (là Ðầu Sư Ngọc Lịch
Nguyệt).
"Cửu Thiên Cảm Ứng Lôi Thinh Phổ Hóa Thiên
Tôn", lại vẽ thêm một lá bùa "Kim
Quang Tiên" để thòng ngay chính giữa, ai ngó vào cũng đều thấy đặng.
Lịch biết ngôi ba vị Ðầu Sư ở sau bàn thờ Lôi Công Thiên.
Mấy con tối trí lắm nghe
à.
Phải vào Bản, đem các bài
Thánh ngôn Thầy dạy để đọc cho chúng nó nghe trước rồi mới cầu Thầy.
(Anh Ðốc Bản ở Thánh Thất
Cầu Kho).
Ngày
24-04-1926 (âl. 13-03-Bính Dần): Ðức Chí Tôn dạy "Vốn từ trước
Thầy lập ra Ngũ Chi Ðại Ðạo... chính mình Thầy độ rỗi các con,
chẳng chịu giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa." & "Cái
vui của Thầy là đặng thấy các con hội hiệp cùng nhau, thương yêu nhau trong đạo đức của Thầy."
24 Avril 1926 (13-03-Bính Dần).
Lịch ái môn đệ quì như
Trung.
Các con nghe dạy.
Vốn từ trước Thầy lập ra
Ngũ Chi Ðại Ðạo là: Nhơn Ðạo, Thần Ðạo, Thánh Ðạo, Tiên Ðạo, Phật Ðạo.
Tùy theo phong hóa của
nhân loại mà gầy Chánh Giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán, Khôn vô đắc
duyệt, thì nhân loại duy có hành Ðạo nội tư phương mình mà thôi.
Còn nay thì nhân loại đã
hiệp đồng, Càn Khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều Ðạo ấy mà nhơn loại
nghịch lẫn nhau; nên Thầy mới nhứt định qui nguyên, phục nhứt. Lại nữa, trước
Thầy lại giao Chánh Giáo cho tay phàm, càng ngày càng xa Thánh Giáo mà làm ra
Phàm Giáo. Thầy lấy làm đau đớn, hằng thấy gần trót mười ngàn năm, nhân loại
phải sa vào nơi tội lỗi, mạt kiếp chốn A Tỳ.
Thầy nhứt định đến chính
mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà
buộc phải lập chánh thể, có lớn có nhỏ đặng dễ thế cho các con dìu dắt lẫn
nhau, anh trước em sau mà đến nơi Bồng Ðảo.
Vì vậy Thầy mới lập ra có
một phẩm Giáo Tông, nghĩa là Anh cả, ba phẩm Ðầu Sư, nghĩa là Giáo Hữu. Chẳng
một ai dưới thế nầy còn đặng phép nói rằng thế quyền cho Thầy mà trị phần hồn
của nhơn loại. Ai có đức hạnh lớn thì mới ngồi đặng địa vị của Thầy ban thưởng.
Còn cả Môn Ðệ ai cũng như ai, không đặng gây phe lập đảng; nhược kẻ nào phạm
tội, thì Thầy trục xuất ra ngoài, cho khỏi điều rối loạn.
Chiêu đã có công tu, lại
là Môn Ðệ yêu dấu của Thầy, nên Thầy muốn ban chức Giáo Tông cho nó, song vì
lòng ám muội phạm đến oai linh Thầy mà ra lòng bất đức chẳng còn xứng đáng mà
dìu dắt các con, nên Thầy cất phần thưởng nó, Thầy nhứt định để chức ấy lại mà
đợi người xứng đáng, hay là Thầy đến chính mình Thầy đặng dạy dỗ các con.
24 Avril 1926
Tái Cầu.
Các con coi thử đó thì đã
hiểu rằng Thầy thương yêu nhơn loại là dường nào. Cái vui của Thầy là đặng thấy
các con hội hiệp cùng nhau, thương yêu nhau trong đạo đức của Thầy, ai còn dám
làm cho chia lìa các con là đứa thù nghịch cùng Thầy.
Chiêu đã hữu căn hữu kiếp;
Thầy đã dùng huyền diệu mà thâu phục độ rỗi nó trước các con, biết bao phen
Thầy gom các Môn Ðệ lại, Thầy sở cậy nó ấp yêu dùm cho Thầy dường như gà mẹ ấp
con, song nó chẳng vâng mạng lịnh Thầy, lại đành lòng cắn mổ xô đuổi dường ấy,
thì làm sao cho xứng đáng cái trách nhậm rất lớn của Thầy toan phú thác cho nó.
Các con đừng trông mong rỗi cho nó, nghe và tuân mạng lịnh Thầy.
Ngày mai các con còn nghe
thêm nữa (là ngày 25-04-1926).
Ngày 25-04-1926 (âl. 14-03-Bính Dần): Ðức Chí Tôn
sắp đặt ngày Thiên Phong.
Ngày 25 Avril 1926 (14-03-Bính Dần).
Sắp Ðặt Ngày Thiên Phong
Lịch, con đã nghe đọc
những lời Thầy dặn há?
Ngày mai lại để thêm một
cái bàn dựa bên cửa sổ đằng trước ngó vô (tại nhà Anh lớn Lê Văn Trung) ở Chợ
Lớn.
Cư nghe dặn, con biểu Tắc
tắm rửa sạch sẽ, xông hương cho nó, biểu nó lựa một bộ đồ tây cho sạch sẽ, ăn
mặc như thường, đội nón. Cười....
Ðáng lẽ nó phải sắm khôi giáp
như hát bội, mà mắc nó nghèo nên Thầy không biểu.
Bắt nó lên đứng trên, ngó
mặt vô cho ngay ngôi Giáo Tông, lấy 9 tấc vải điều đắp mặt nó lại, biểu Ðức,
Hậu đứng gần em kẻo xuất hồn nó té tội nghiệp.
Khi chấp cơ rồi xong xả,
hai con mặc Thiên phục vào rồi thì nó mới leo lên.
Lịch, con viết một lá bùa
Giáng Ma Xử, đưa cho Tắc nó cầm. Hai con mặc đồ thường, chừng nào Thầy triệu
Ngũ Lôi và Hộ Pháp về rồi Thầy biểu mặc vô thề mới đặng.
Mấy con mai sẽ nghe dạy thêm.
25-04-1926
(14-03-Bính Dần)
Bàn Thầy giáng cơ thì để trước bàn Ngũ Lôi. Khi giáng rồi thì dời
đi cho trống chỗ, đặng nhị vị Ðầu Sư quì
mà thề.
Cư khi đem ba bộ Thiên phục để vọng trên ba cái ngai
thì con phải chấp bút bằng nhang
như
mọi lần đặng Thầy trấn Thần trong ba bộ Thiên phục và ba cái ngai ấy rồi mới
kêu hai vị Ðầu Sư đến quì trước bửu ngai của nó đặng Thầy vẽ phù vào mình, rồi biểu Giảng xướng lên "Phục
vị", thì hai người leo lên ngồi.
Cả thảy chư Môn Ðệ đều quì xuống; biểu Tắc nó leo lên bàn, con chấp bút bằng
nhang đến bàn Ngũ Lôi đặng Thầy trục xuất chơn thần nó ra, nhớ biểu Hậu, Ðức
xông hương tay của chúng nó. Như em giựt mình té thì đỡ, rồi mới biểu hai vị
Ðầu Sư xuống ngai quì, đến trước mặt Ngũ Lôi, hai tay chấp trên đầu cúi ngay
bùa Kim Quang Tiên mà thề như vầy:
"Tôi là Lê Văn Trung tự Thiên Ân là Thượng Trung
Nhựt và Lê Văn Lịch tự Thiên Ân là Ngọc Lịch Nguyệt thề Hoàng Thiên Hậu Thổ
trước Bửu Pháp Ngũ Lôi rằng: Làm tròn Thiên Ðạo mà dìu dắt cả mấy em chúng tôi
đều là Môn Ðệ của Cao Ðài Ngọc Ðế; nhứt nhứt do lịnh Thầy phân định, chẳng dám
chuyên quyền mà lập thành Tả Ðạo; như ngày sau hữu tội thì thề có Ngũ Lôi tru
diệt".
Ðến bàn Vi Hộ Pháp cũng
quì xuống, vái y vậy điều câu sau thì như vầy:
"Như ngày sau phạm Thiên Ðiều, thề có Hộ Pháp đọa
Tam Ðồ bất năng thoát tục".
Rồi mới biểu Giảng xướng
lại nữa "Phục vị" thì Nhị
vị Ðầu Sư trở lại ngồi trên ngai, chư Môn Ðệ đều đến lạy mỗi người hai lạy.
Tới phiên các Môn Ðệ từ
người đến bàn Ngũ Lôi mà thề rằng:
"Tên gì ... Họ vì ... Thề rằng: Từ đây biết một
Ðạo Cao Ðài Ngọc Ðế, chẳng đổi dạ, đổi lòng, hiệp đồng chư Môn Ðệ, gìn luật lệ
Cao Ðài, như sau có lòng hai thì Thiên tru Ðịa lục".
Tới trước bàn Hộ Pháp cũng
thề như vậy, rồi mới đến lạy Nhị vị Ðầu Sư.
Cư hỏi Thầy: Các Môn Ðệ
đều đến bàn Ngũ Lôi và Vi Hộ Pháp mà thề và đến lạy Nhị vị Ðầu Sư, còn Anh
Chiêu thì thế nào?
Thầy sẽ đợi lòng sám hối
của nó, vì đã lo sợ cầu khẩn Thầy mấy bữa rày. Nó cũng phải lạy như các Môn Ðệ
khác vậy.
Mười một giờ rưỡi Thầy
giáng cơ, phải biểu Lịch nó lập nghi cho có lễ phép. Nghe và tuân theo.
Ngày 26-04-1926 (15-03-Bính Dần): Ðức Chí Tôn Phong
Thánh lần đầu.
11 giờ 30 đêm 25 rạng 26
Avril (khuya 14 rạng 15 tháng 3 Bính Dần).
CAO ÐÀI
Hỉ chư Nhu,
Kim triêu dĩ đáo Thiên Trung Quang,
Am hiểu thế tình tánh đức nan.
Chỉ đãi thời lai quang minh tụ,
Tả ban thiểu đức, hữu ban mang.
Rán hiểu.
Ðức, Hậu:
Phong vi Tiên Ðạo Phò Cơ Ðạo Sĩ
Phong Cư: Tá Cơ Tiên Hạc Ðạo Sĩ.
Phong Tắc:
Hộ Giá Tiên Ðồng Tá Cơ Ðạo Sĩ.
Trung, Lịch:
Ðã thọ sắc, cứ tước vị mà theo lịnh sắc mạng Ta.
Kỳ: Phong vi Tiên Sắc Lang
Quân Nhậm Thuyết Ðạo Giáo Sư.
Bản: Phong vi Tiên Ðạo
Công Thần Thuyết Ðạo Sư.
Trung: Xin phẩm vị để như
cũ và xin đừng cho chư Môn Ðệ lạy.
Ta nhận lời trước, còn
điều sau phải tuân. Chư Môn đệ đồng quì lạy Thầy "xin thứ tội cho Ông Chiêu".
Chiêu thiếu đức thiếu tài.
Trung, con sợ ai?
Ta không vị ai.
Ta biết hơn ngươi.
Ta há không biết thương
sao?
Ấy cũng vì thiếu đức.
Nó đã biết Ta.
Cư tuân lời Thầy đã truyền
mà thi hành.
Ngày 26 Avril 1926.
CAO ÐÀI.
Chiêu, ngươi chẳng kiên
lịnh Ta, ai kiên? Ta chờ ngươi.
Chiêu, ngươi chẳng thừa
lịnh Ta, ai thừa lịnh? Ta đã nói người làm đầu Tam Giáo, đã bao phen Ta lập Ðạo
sẵn cho, ngươi chê há.
Ta đã sở định, ngươi dám cải.
Chuyên quyền từ đấy bỏ tuồng xưa,
Nghe nịnh, nghe khen thói cũng chừa.
Sám
hối Ta cho tu ít tháng,
Tài
hay tài múa chớ đua lừa.
Ngày
29-04-1928 (âl. 10-03-Mậu Thìn): Ðức Chí Tôn dạy "Cuộc đời khó khăn tỉ như bài thi, nếu dễ thì ai cũng
đặng, cuộc thi có ý vị gì đâu. Hễ bài càng khó thì đậu càng cao...".
Phò loan: Hộ Pháp - Thượng Phẩm
Tòa Thánh, năm Mậu Thìn (1928).
THẦY
Các con.
Cư, Hiếu! Thầy thấy hai vợ
chồng con chịu nhiều điều sầu thảm, Thầy mừng, mà cái mừng ấy lại đổ ra chứa
chan giọt lụy!
Ðường đời khúc mắc chông
gai là lẽ Thiên cơ đã định vậy; cái nơi để cho cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật
đến kiến công lập vị mình chẳng khác nào con buôn trong buổi chợ. Cả sức lực,
cả trí não tinh thần đều bị tiêu tán nơi ấy, vì vậy nên mới mất chơn linh, thất
ngôi diệt vị.
Bởi vậy cho nên nhiều bực
Thánh, Thần, Tiên, Phật cam lòng thủ phận chẳng dám vọng cầu đem thân vào cảnh
đọa, nhưng mà chẳng tái kiếp thì như nhu sĩ trốn thi, thế nào mong mỏi địa vị
ra cao thượng.
Cuộc đời khó khăn tỉ như
bài thi, nếu dễ thì ai cũng đặng, cuộc thi có ý vị gì đâu. Hễ bài càng khó thì
đậu càng cao, đậu cao mới ra có giá. Thầy tưởng như nơi thế gian nầy có đứa con
nào Thầy cưng trọng hơn hết thì là các con, nhưng mà chẳng lẽ Thầy làm giám
khảo lại cấp nấp bài thi lén cho mỗi đứa thì cái đậu của các con có ra chi.
Lại nữa, Thầy biết trước
rằng: Không cần giúp các con cũng dư sức đậu đặng, thì dường ấy nếu Thầy giúp,
tức hại thể diện các con, chớ không giờ phút nào Thầy xa các con.
Các con chịu khổ hạnh là
Thầy muốn vậy.
Nhà nghèo hạnh tốt ấy là
gương treo dạy đời, các con khá bền lòng son sắt; cái hạnh tốt là thang vạch
ngút mây xanh; tâm thành là để giồi trau tánh tục; lòng đạo đức quí hơn là
miếng đỉnh chung; tố bần hàn tùy mình mà hành Ðạo, thì công quả ấy trổi hơn
hạng thượng lưu đó các con.
Thăng.
(Vì có người nghèo nên
Thầy giáng cơ dạy).
Ngày 28-06-1928 (âl. 11-05-Mậu Thìn): Ðức Chí Tôn dạy
làm đường cát trắng để ví với khổ hạnh.
Phò loan: Hộ Pháp - Thượng
Phẩm
Tòa Thánh, Le 28 Juin 1928
(Ngày 11 tháng 5 Mậu Thìn)
THẦY
Các con.
Hiếu! Con nghe Thầy nói
chuyện làm đường cát trắng con.
Thầy đố con biết làm sao
cho đường đen ra trắng... Cười ...
Nghe con, nè
làm theo nghe.
Ðổ đường đen
vào một cái hủ thọc lủng đít, rồi định chừng cho vừa hai phần hủ đường, còn một
phần hủ thì đổ bùn non cho tới miệng, đem phơi nắng chừng một tuần thì là đường
trở nên trắng; gạt lớp bùn đi thì con đặng một thứ đường trắng phau phau rất
ngon rất đẹp đó con.
Cái khổ hạnh
của con giống như đường đó con à. Con có biết Thầy khóc như con vậy chăng con?!
Nếu con không vậy làm sao
đáng con cái của Thầy. Con chỉ nhớ rằng Thầy thương con là đủ. Ðặng thế gian
yêu mến ắt Thầy phải ghét, mà Thầy ghét con thì còn chi con, con khá nhớ!
Thăng.
Khổ Tâm Hành Ðạo của Ðức
Cao Thượng Phẩm và Nữ Ðầu Sư Hương Hiếu.
KHỔ TÂM HÀNH ÐẠO: Nhiều
nỗi khổ tâm của Ðức Cao Thượng Phẩm xin kể dưới đây:
Xây Bàn (Sơ khởi)
Thời kỳ Trời đến cứu thế
tại Nam phương, năm Ất Sửu (1925).
Ðức Cao Ðài giáng cơ dạy
chúng tôi phế đời hành Ðạo. Hai tôi vâng lịnh liền để trọn đức tin nơi Ðức Cao
Ðài. Chúng tôi hết lòng hết dạ chỉ để tâm tôn sùng Ðấng Thiêng Liêng là Ðức Chí
Tôn, nên hai tôi trọn vâng mạng lịnh phế đời hành Ðạo hồi năm 1926 (liền bỏ sở
làm).
Khai Ðạo 14 tháng 10 Bính
Dần (18-11-1926), mà chúng tôi hành Ðạo hồi năm Ất Sửu (1925), nghĩa là Ðức Chí
Tôn khiến cho ba ông: Hộ Pháp, Thượng Phẩm, Thượng Sanh ham mộ xây bàn đặng các
Ðấng đến mở Ðạo.
Ông Cao Quỳnh Cư và Nguyễn
Thị Hiếu vâng lịnh Chí Tôn phế đời hành Ðạo, bỏ sở làm và tém dẹp đồ đạc nhà
cửa về một lượt với Chức Sắc cùng ngày 14-10-Bính Dần (1926).
Hành Ðạo tại chùa Gò Kén
hơn 3 tháng, trả chùa Từ Lâm Tự Gò Kén, nhằm ngày 20-02-Ðinh Mão (23-03-1927).
Dọn đồ dời chùa, thỉnh chư Phật về đất mới mua, hành Ðạo được 4 năm.... Bỗng
đâu bão tố, đất bằng sóng dậy đưa tới làm khổ tâm chúng tôi hết sức buồn là
không thể trở ra đời làm việc nữa, hổ thẹn với anh em làm việc trong sở, vì đã
nhứt định phủi hết trần thế, công danh lợi lộc cũng chẳng màng, quyết chí tu
hành để làm con tế vật cho Ðức Chí Tôn sai khiến mà thôi.
Nghĩ lại hồi còn rừng rậm
sầm uất không ai về, để Ðức Cao Thượng Phẩm chỉ dẫn người Miên phá rừng, đánh
gốc, phá chồi, tạo tác Ðền Thánh tạm, nào là Ðông Lang, Tây Lang, Hậu Ðiện, nhà
Thiên Phong, nhà ngang dãy dọc, nhà Dưỡng Lão, nhà trường, nhà khách.... tạo
đâu đó xong xuôi rồi Ðức Cao Thượng Phẩm bị một trận khảo đảo khá dữ dội là: Có
một nhóm người thiếu thương yêu gieo ác cảm hội nhau dưới Thủ Ðức, nước lã
khuấy nên hồ, họ đồng lòng về Tòa Thánh đuổi Ðức Cao Thượng Phẩm kỳ 24 giờ ra
khỏi Tòa Thánh, nếu không thì cột trong rừng bắn.
Làm Ðạo lúc mới phôi thai
rất khổ sở trăm bề, có kẻ nghịch rình mò âm mưu với nhau hợp lại xúi giục gây
rối, làm loạn, họ đồng lòng với nhau đuổi hai vợ chồng Thầy Tư (tức Cư và
Hiếu).
Buồn cười... tuồng đời
lạnh nhạt, thôi, họ dữ quá! Chúng tôi về Thảo Xá Hiền Cung là nơi căn cội của
Chí Tôn dạy cất trước, nên Thảo Xá Hiền Cung là gốc.
Thưa quý Ngài, hai tôi bị
đại khảo, lớp thì bị người bạc đãi, xua đuổi, lớp bị húng hiếp đủ điều, lớp thì
khổ tâm trong gia đình, trong một năm chết ba người yêu mến nhất của đời sống
tôi: chồng mất tháng 3, con mất tháng 8, mẹ mất tháng 9 năm Kỷ Tỵ (1929).
Tôi bơ vơ có một mình,
khóc thầm tủi lén, nước mắt không ráo, quên ăn bỏ ngủ. Than ôi! Trong lúc tôi
lâm nguy nhờ có Anh Cả, Ðức Thượng Ðầu Sư và Chị Lớn Thượng vô ra khuyên lơn
tôi. Anh Cả gởi thơ cho Nữ phái các làng kế cận hạt Tây Ninh. Anh Cả dạy Nữ
phái tới lui thường thường chuyện vãn với tôi đặng giải khuây trong cơn sầu
não, thật không có bút mực nào cạn tỏ cho hết, nhiều nỗi đứt từ đoạn ruột (hồi
năm 1929) thật là mạch sầu khó nỗi cản ngăn, tâm chí không toan dằn đặng lụy!!!
Thưa quý Ngài, bởi vì do theo luật của Tạo Hóa,
hễ đàn bà liễu yếu đào thơ, phải nương dựa dưới bóng của ông chồng, chi chi
cũng nhờ ông chồng, những khi đói rách, lành, muôn việc đều nhờ ông chồng mà
thôi.
Trái lại trong gia đình
chết hết, bỏ tôi ở lại có một mình, chỉ nương náu với mẹ già như trái muồi chín
cây (Bà Nội An).
Tôi cũng phụng sự cho má
tôi đến năm 1946 má tôi qui liễu.
Hết Phần
Ðạo Sử Xây Bàn


Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét