
LỜI TỰA.
Với bằng chứng minh bạch, có nhiều vị hỏi tôi
muốn xem Thánh giáo của Ðức Chí Tôn đến khai Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ mà không biết
tìm ở đâu có?
Tôi trả lời theo câu hỏi nầy: Trọn bộ Thánh
giáo Thầy đến khai Ðạo hồi năm 1926, 1927, 1928, 1929 khi Ðức Thượng Phẩm qui
Thiên 1929
thì tôi chuyển dâng lên
Ðức Hộ Pháp tất cả bổn chánh là 15 tập 100 pages, tôi chỉ còn bổn thảo mà thôi,
nhưng
mấy năm về trước, thuyền Ðạo không
an lái nên bị mối ăn lạc mất rất nhiều, hiện nay tôi chỉ còn lưu giữ lại một
phần ít.
Mặc dầu còn ít, tôi nghĩ
vì cơ truyền Ðạo do nơi Thánh giáo để Chức Sắc có tài liệu đặng khi hành Ðạo
đem phổ thông chơn đạo của Thầy cho đời thấy cơ huyền diệu của Chí Tôn, Phật
Mẫu cùng các Ðấng Thiêng Liêng đến mở Ðạo kỳ ba nầy.
Hôm nay tuổi tôi đã quá
thất tuần, tôi vẫn còn tinh thần đầy đủ sức khoẻ, trước giờ tôi từ giã cõi
trần, nên tôi tìm được tài liệu là Thánh giáo của các Ðấng Thiêng Liêng để lập
thành tập Thánh giáo nầy, kính hiến cho quý Chức Sắc để làm kỷ niệm của báu
Thiêng Liêng hầu hiểu biết lịch sử của các Ðấng đã dày công đến mở Ðại Ðạo Tam
Kỳ Phổ Ðộ tại cõi Á Ðông nầy.
Trước khi dứt hơi thở cuối
cùng của tôi, tôi xin góp chút công quả hiến tập Thánh giáo nầy cho Ðạo để làm
kỷ niệm.
Trân trọng kính
hiến,
Ngày 15 tháng 10
năm Ðinh Dậu.
Nữ Chánh Phối Sư
(Ấn ký)
HƯƠNG HIẾU
KHAI ÐẠO NƠI CHÁNH
PHỦ
Ngày 23 tháng 8 năm Bính
Dần (29-9-1926), ông Cựu Thượng Nghị Viện Lê Văn Trung vâng Thánh ý hiệp với
chư Ðạo Hữu hết thảy là 247 người tại nhà ông Nguyễn Văn Tường đứng tên vào
Tịch Ðạo để khai Ðạo với Chánh Phủ.
Tờ Khai Ðạo đến ngày Mùng
một tháng chín (07-10-1926) mới gởi lên Chánh Phủ cho quan Nguyên Soái Nam Kỳ
là ông Le Fol. Trong tờ nầy có 28 người đứng tên thay mặt cho cả chư Ðạo Hữu có
tên trong Tịch Ðạo.
Tờ Khai ấy làm bằng chữ
Lang Sa, phiên dịch ra như vầy:
Sài Gòn, Le 7 Octobre
1926.
Kính cùng Quan Thống Ðốc
Nam Kỳ Sài Gòn,
Chúng tôi đồng ký tên dưới
đây, kính cho Quan lớn rõ:
Vốn từ trước, tại cõi Ðông
Pháp có ba nền Tôn Giáo lớn là: Thích Giáo, Lão Giáo, và Khổng Giáo, Tiên Nhơn
chúng tôi sùng bái cả ba Ðạo ấy, lại nhờ do theo Tôn chỉ quý báu của các Chưởng
Giáo truyền lại mới được an cư lạc nghiệp. Trong sử còn ghi câu: "Gia vô
bế hộ, lộ bất thập di", chỉ nghĩa là con người thuở ấy an nhàn cho đến đổi
ban đêm ngủ không đóng cửa nhà, còn ngoài đường thấy của rơi không ai thèm lượm.
Nhưng buồn thay cho đời
thái bình phải mất vì mấy duyên cớ sau nầy:
Những người hành Ðạo đều
phân chia ra nhiều Ðạo, nhiều phái mà kích bác lẫn nhau, chớ Tôn chỉ của Tam
Giáo đều như một là làm lành lánh dữ và kỉnh thờ Ðấng Tạo Hóa.
Lại canh cải mối chánh
truyền của các Ðạo ấy, làm cho thất chơn truyền.
Những dư luận phản đối
nhau về Tôn Giáo, mà ta thấy hằng ngày cũng tại bả vinh hoa và lòng tham lam
của nhân loại mà ra, nên chi người An Nam bây giờ đều bỏ hết những tục lệ tận
thiện tận mỹ ngày xưa.
Thấy tình thế như vậy mà
đau lòng, cho nên nhiều người An Nam, vì căn bổn, vì Tôn Giáo, đã tìm phương
thế hiệp Tam Giáo lại làm một (Quy nguyên phục nhứt) gọi là Ðạo Cao Ðài hay là
Ðại Ðạo.
May mắn cho chúng sanh,
Thiên tùng Nhơn nguyện, Ðức Ngọc Hoàng Thượng Ðế hằng giáng Ðàn dạy Ðạo và hiệp
Tam Giáo lập Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ tại cõi Nam nầy.
Tam Kỳ Phổ Ðộ nghĩa là Ðại
Ân Xá lần thứ ba, những lời nói của Ðức Ngọc Hoàng Thượng Ðế giáng cơ dạy chúng
tôi đều cốt để truyền bá Tôn chỉ Tam Giáo.
Ðạo Cao Ðài dạy cho biết:
Luân lý cao thượng của Ðức
Khổng Phu Tử.
Ðạo đức của Phật Giáo và
Tiên Giáo là làm lành lánh dữ, thương yêu nhân loại, cư xử thuận hòa mà lánh
cuộc loạn ly giặc giã.
Chúng tôi gởi theo đây cho
quan lớn nghiệm xét:
Một bản sao lục Thánh ngôn
của Ðức Ngọc Hoàng Thượng Ðế.
Một bổn phiên dịch Thánh
Kinh.
Chủ ý của chúng tôi là
muốn làm sao cho nhơn loại được cộng hưởng cuộc hòa bình như buổi trước. Ðược
như vậy, chúng sanh sẽ thấy đặng thời kỳ mới mẻ cực kỳ hạnh phúc không thế nào
tả ra đặng.
Chúng tôi thay mặt cho
nhiều người An Nam, mà đã nhìn nhận sở hành của chúng tôi và đã ký tên vào tờ
Ðạo Tịch ghim theo đây, đến khai cho quan lớn biết rằng: Kể từ ngày nay chúng
tôi đi phổ thông Ðại Ðạo khắp cả hoàn cầu.
Chúng tôi xin quan lớn
công nhận Tờ Khai Ðạo của chúng tôi.
Ký tên:
- Mme Lâm Ngọc Thanh: Nghiệp chủ ở Vũng Liêm.
- M. Lê Văn Trung: Cựu
Thượng Nghị Viện, thưởng thọ Ngũ Ðẳng Bửu Tinh (Chợ Lớn).
- Lê Văn Lịch: Thầy tu - làng
Long An (Chợ Lớn).
- Trần Ðạo
Quang: Thầy tu - làng Hạnh Thông Tây (Gia Ðịnh).
- Nguyễn
Ngọc Tương: Tri phủ - chủ quận Cần Giuộc.
- Nguyễn Ngọc Thơ: Nghiệp
chủ - Sài Gòn.
- Lê Bá Trang: Ðốc
Phủ Sứ - Chợ Lớn.
- Vương Quan Kỳ: Tri
Phủ sở Thuế Thân - Sài Gòn.
- Nguyễn Văn Kinh: Thầy
tu - Bình Lý Thôn, Gia Ðịnh.
- Ngô Tường Vân: Thông
Phán - Sở Tạo Tác, Sài Gòn.
- Nguyễn Văn Ðạt: Nghiệp
chủ - Sài Gòn.
- Ngô Văn Kim: Ðiền
chủ - Ðại Hương Cả, Cần Giuộc.
- Ðoàn Văn Bản: Ðốc
Học trường Cầu Kho.
- Lê Văn Giảng: Thơ
toán hảng Ippolito - Sài Gòn.
- Huỳnh Văn Giỏi: Thông
Phán sở Tân Ðáo - Sài Gòn.
- Nguyễn Văn Tường: Thông Ngôn sở Tuần Cảnh - Sài Gòn.
- Cao Quỳnh Cư: Thư
ký Sở Hỏa Xa - Sài Gòn.
- Phạm Công Tắc: Thư
ký Sở Thương Chánh - Sài Gòn.
- Cao Hoài Sang: Thư
ký Sở Thương Chánh - Sài Gòn.
- Nguyễn Trung Hậu: Ðốc
Học Trường Tư Thục Ða Kao.
- Trương Hữu Ðức: Thư
ký Sở Hỏa Xa - Sài Gòn.
- Huỳnh Trung Tuất: Nghiệp
chủ Chợ Ðuổi - Sài Gòn.
- Nguyễn Văn Chức: Cai
Tổng - Chợ Lớn.
- Lại Văn Hành: Hương
Cả - Chợ Lớn.
- Nguyễn Văn Trò: Giáo
Viên - Sài Gòn.
- Nguyễn Văn Hương: Giáo Viên - Ða Kao.
- Võ Văn Kỉnh: Giáo
Tập - Cần Giuộc.
- Phạm Văn Tỷ: Giáo
Tập - Cần Giuộc.
Phụ ghi: Tài liệu nầy có trong
quyển Tiểu Sử Ðức QUYỀN GIÁO TÔNG
PHỔ ÐỘ LỤC TỈNH
Khai Ðạo xong rồi, việc
phổ độ Lục Tỉnh, kể từ tháng 9 năm Bính Dần chia ra như vầy:
Mấy ông Lê Văn Trung,
Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Ðạo Quang, lo phổ độ trong mấy tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh,
Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên, Châu Ðốc, Hà Tiên, Rạch Giá. Ông Cao
Quỳnh Cư và Phạm Công Tắc phò loan.
Mấy ông Lê Văn Lịch,
Nguyễn Ngọc Tương, Yết Ma Luật lo phổ độ trong mấy hạt: Chợ Lớn, Gò Công, Tân
An, Mỹ Tho, Bến Tre. Ông Nguyễn Trung Hậu và ông Trương Hữu Ðức phò loan.
Mấy ông Lê Bá Trang, Vương
Quan Kỳ, Yết Ma Nhung lo phổ độ trong mấy hạt: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Gia Ðịnh,
Biên Hòa, Bà Rịa, Sa Ðéc. Ông Cao Quỳnh Diêu và ông Cao Hoài Sang phò loan.
Ông Nguyễn Văn Tương và
ông Nguyễn Văn Kinh là người rõ thông đạo lý, lại đi khắp nơi giảng Ðạo để độ
rỗi người quen.
Kết quả cuộc phổ thông nầy
rất nên long trọng, chỉ có một tháng mấy mà kể ra có mấy vạn người nhập môn cầu
Ðạo.
Mùng 10 tháng 10 là ngày
tạm ngưng việc phổ độ, để lo sắp đặt lễ Khánh Thành Thánh Thất ở Từ Lâm Tự (Gò
Kén, Tây Ninh).
Sự tích cảnh Chùa Từ Lâm Gò Kén.
Cảnh chùa nầy vốn của Hòa
Thượng Như Nhãn, ở chùa Giác Hải (Chợ Gạo) quyên tiền trong Bổn Ðạo của ông mà
lập ra.
Tháng 7 năm Bính Dần (Aout
1926), ông tình nguyện dâng chùa ấy cho Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ để làm Thánh
Thất. Khi ấy chùa cất mới vừa xong, nhưng chưa sơn phết, chưa tráng xi măng và
chung quanh chùa vẫn còn bụi cây sầm uất.
Ông Nguyễn Ngọc Thơ phải
ra tiền lo việc ấy cho hoàn tất, lại còn dựng cốt Phật Thích Ca và khai thác
các việc khác như là: Ðốn cây, trồng kiển, đắp đường cho xe hơi vô tận chùa và
cất Tịnh Thất...
Ngày khai Thánh Thất
Ðêm 14 rạng mặt Rằm tháng
10 năm Bính Dần (18 Novembre 1926) là đêm làm Lễ Khánh Thành Thánh Thất Từ Lâm
Tự.
Ông Lê Văn Trung thay mặt
cho Bổn Ðạo mời đủ các Chức Sắc, Viên quan Lang Sa và An Nam đến dự lễ ấy. Chư
Bổn Ðạo và Chư Thiện Nam Tín Nữ hiện diện kể đến hằng muôn. Hội Thánh tiếp đãi
khách một cách ân cần trọng hậu. Ngoài cúng phẩm ra thì không thâu tiền bạc gì
cả.
Dời Thánh Thất về làng Long Thành Tây Ninh
Vì cuộc biến nọ, vì trường
công kích kia mà Hòa Thượng Như Nhãn ngã lòng và Bổn Ðạo của ông đã cúng tiền
cất Từ Lâm Tự cũng vì đó mà buộc ông đòi Chùa lại.
Hội Thánh buộc phải giao
Chùa lại cho ông Như Nhãn đoạn mới mua một sở rừng 140 mẫu giá 25 ngàn tọa lạc
ở làng Long Thành. Khai phá được chừng 10 mẫu rồi mới cất Tòa Thánh tạm mà an
bài nơi đó kể từ tháng 2 năm Ðinh Mão.
Lúc bấy giờ, Ðạo phải trải
qua nhiều lối chông gai, nhiều đường khổ hạnh, nhưng người chủ trương việc Ðạo,
nhứt là ông Cao Quỳnh Cư đem hết dạ nhiệt thành, hết bầu tâm huyết mà sắp đặt
trật tự bên trong và chống trả với phản động lực bên ngoài (đời Pháp thuộc).
Ðến đây, tôi xin ngừng
bút, tưởng bấy nhiêu đó cũng đủ cho quý độc giả rõ biết sơ lược về gốc tích Ðại
Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Ðầu Sư THƯỢNG
TRUNG NHỰT
Sài Gòn, Dimanche
24 Octobre 1926.
(Ngày 18-09-Bính
Dần)
Ngày 24-10-1926 (15-09-Bính Dần): Ðức Chí Tôn dạy "Thầy là Chư Phật, Chư Phật là Thầy...
Các con là Chư Phật, Chư Phật là các con...".
Chùa Phước Linh Tự.
THÍCH CA MÂU NI
PHẬT TÁ DANH
CAO ÐÀI TIÊN ÔNG
ÐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT
GIÁO ÐẠO NAM
PHƯƠNG
Vì Tân Luật chưa ra nên
Thầy phải giải, đã có Thánh Tượng Thầy, thì là cốt Ngọc Hoàng còn để lại chẳng
nghĩa chi hết. Thầy nói cho các con rõ, vì cớ nào trước từ Nhứt Tổ chí Lục Tổ
thì Thầy ngồi trước, vì trước lớn là phải vậy.
Khai Thiên Ðịa vốn Thầy,
sanh Tiên Phật cũng Thầy. Thầy đã nói, một chơn thần mà biến hóa Càn Khôn Thế
Giái và cả nhơn loại. Thầy là Chư Phật, Chư Phật là Thầy.
Các con là Chư Phật, Chư
Phật là các con. Có Thầy mới có các con, có các con rồi mới có chư Thần, Thánh,
Tiên, Phật.
Nên Thầy khai Bát Quái mà
tạo thành Càn Khôn Thế Giái, nên mới gọi là Pháp. Pháp mới sanh ra Càn Khôn Vạn
Vật, rồi mới tới có người nên gọi là Tăng.
Thầy là Phật của cả Pháp
và Tăng, lập thành các Ðạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy.
Thầy lập Phật Giáo vừa khi
khai Thiên lập Ðịa, nên Phật Giáo là trước, kế Tiên Giáo rồi mới tới Nho Giáo,
nay Hạ Ngươn hầu mãn, phải phục lại như buổi đầu, nên phải phản tiền vi hậu.
Tỷ như lập Tam Giáo qui
nhứt thì:
Nho là trước,
Lão là giữa,
Thích là chót.
Nên Thầy phải ngồi sau Chư Phật, Tiên, Thánh, Thần
mà đưa chúng nó lại vô vi chi khí chính là Niết Bàn đó vậy.
Còn như Hộ Pháp đã xuống
trần rồi còn thờ chi nữa, nên các con nên lập ra ba bài vị đề:
Hộ Pháp chính giữa, Thượng Phẩm bên hữu. Thượng Sanh bên tả.
Còn cổ lễ thì cúng: Rượu
là Khí, Bông là Tinh, Trà là Thần.
THIÊN PHONG
Chưởng
Pháp
|
||
Tương (Minh
Sư)
|
Thuyết
Pháp Ðạo Sư Chưởng Quản Oai Linh Ðạo Sĩ, "Chưởng Pháp phái
Thượng"
|
Ngày
24-07-Bính Dần.
|
Như-Nhãn (Huề
Thượng Giác Hải)
|
Quan Pháp
Truyền Sư Thích Ðạo Chuyển Luật Linh Diệu Ðạo Sĩ,"Chưởng Pháp phái
Thái"
|
|
Thụ (Minh
Sư ở chùa Vĩnh Nguyên Tự)
|
Nho Tông
Chưởng Giáo Tuyến Ðạo Thuyền Sư Ðại Ðức Ðại Hòa Ðạo Sĩ, "Chưởng
Pháp phái Ngọc"
|
Ngày
10-9-Bính Dần.
|
Ðầu Sư
|
||
Lê Văn Trung
|
Thượng Trung
Nhựt
|
Rằm tháng 3
Bính Dần.
|
Lê Văn Lịch
|
Ngọc Lịch
Nguyệt
|
Rằm tháng 3
Bính Dần.
|
Thiện Minh
|
Thái Minh
Tinh
|
Ngày
13-10-Bính Dần.
|
Phối Sư
(Phái Ngọc)
|
||
Lê Bá Trang
|
Ngọc Trang
Thanh
|
Mùng 3 tháng
7 Bính Dần.
|
Phối Sư
(Phái Thượng)
|
||
Tương (Phủ)
|
Thượng Tương
Thanh
|
Ngày
17-05-Bính Dần.
|
Hóa
|
Thượng Hóa
Thanh
|
Ngày 19-08-Bính
Dần.
|
Phối Sư
(Phái Thái)
|
||
Nguyễn Ngọc
Thơ
|
Thái Thơ
Thanh
|
Ngày
02-07-Bính Dần.
|
Giáo Sư
(Phái Ngọc)
|
||
Kinh
|
Ngọc Kinh
Thanh
|
Mùng 8 tháng
6 Bính Dần.
|
Vân
|
Ngọc Vân
Thanh
|
Mùng 8 tháng
6 Bính Dần.
|
Ðạt
|
Ngọc Ðạt
Thanh
|
Mùng 8 tháng
6 Bính Dần.
|
Mùi
|
Ngọc Mùi
Thanh
|
Mùng 8 tháng
6 Bính Dần.
|
Thông
|
Ngọc Thông
Thanh
|
Ngày
28-09-Bính Dần.
|
Giáo Sư
(Phái Thượng)
|
||
Kỳ
|
Thượng Kỳ
Thanh
Tiên Sắc Lang Quân Nhậm Thuyết Ðạo Giáo Sư ( Rằm tháng 3 Bính Dần). |
Ngày 14
tháng 5 Bính Dần.
|
Kim
|
Thượng Kim
Thanh
|
Ngày 17
tháng 5 Bính Dần.
|
Chức
|
Thượng Chức
Thanh
|
Ngày 19
tháng 8 Bính Dần.
|
Hành
|
Thượng Hành
Thanh
|
Ngày 29
tháng 8 Bính Dần.
|
Vinh
|
Thượng Vinh
Thanh
|
Ngày 09 -09
Bính Dần.
|
Ðịnh
|
Thượng Ðịnh
Thanh
|
Ngày 28
tháng 9 Bính Dần.
|
Hoài
|
Thượng Hoài
Thanh
|
Rằm tháng 10
Bính Dần.
|
Hoài
|
Thượng Hoài
Thanh
|
Rằm tháng 10
Bính Dần.
|
Hoài
|
Thượng Hoài
Thanh
|
Rằm tháng 10
Bính Dần.
|
Lai
|
Thượng Lai
Thanh
|
Rằm tháng 10
Bính Dần.
|
Son
|
Thượng Châu
Thanh
|
Rằm tháng 10
Bính Dần.
|
Búp
|
Thượng Búp
Thanh
|
Rằm tháng 10
Bính Dần.
|
Viễn
|
Thượng Viễn
Thanh
|
Rằm tháng 10
Bính Dần.
|
Tín
|
Thượng Tín
Thanh
|
Rằm tháng 10
Bính Dần.
|
Nhơn
|
Thượng Nhơn
Thanh
|
Rằm tháng 10
Bính Dần.
|
Rút một đoạn
Thánh giáo ngày Rằm tháng 10 Bính Dần (Vendredi Novembre 1926):
- Các con
cứ lấy tên mình mà lót giữa và để chữ Thượng trước, duy có Son tên chữ Nôm,
Thầy sửa lại là Châu ...
Giáo Sư
(Phái Thái)
|
||
Nhung
|
Thái Nhung
Thanh
|
Rằm tháng 7
Bính Dần.
|
Luật
|
Thái Luật
Thanh
|
22 tháng 7
Bính Dần.
|
Bính
|
Thái Bính
Thanh
|
07 tháng 8
Bính Dần.
|
Giáo Hữu
(Phái Thượng)
|
||
Giỏi
|
Thượng Giỏi
Thanh
|
23-8-Bính
Dần.
|
Bản
|
Thượng Bản
Thanh
(Tiên Ðạo Công Thần Thuyết Ðạo Sư, Rằm tháng 3 Bính Dần). |
25-8-Bính
Dần
|
Giảng
|
Thượng Giảng
Thanh
|
25 tháng
chạp Bính Dần.
|
Phạm Văn
Thấp
|
Thượng Thấp
Thanh
|
17-09-Bính
Dần.
|
Huỳnh Văn
Sơn
|
Thượng Sơn
Thanh
|
17-09-Bính
Dần.
|
Lê Văn Cúc
|
Thượng Cúc
Thanh
|
17-09-Bính
Dần.
|
Nguyễn Văn
Phương
|
Thượng
Phương Thanh
|
17-09-Bính
Dần.
|
Võ Văn Kinh
|
Thượng Kinh
Thanh
|
17-09-Bính
Dần.
|
Bùi Văn
Thiên
|
Thượng Thiên
Thanh
|
17-09-Bính
Dần.
|
Nguyễn Văn
Cúc
|
Thượng Cúc
Thanh
|
17-09-Bính
Dần.
|
Nhơn
|
Thượng Nhơn
Thanh
|
27-09-Bính
Dần.
|
Nghi
|
Thượng Nghi
Thanh
|
27-09-Bính
Dần (Rạch Giá).
|
Lân
|
Thượng Lân
Thanh
|
02 tháng 09
Bính Dần (Vũng Liêm).
|
Bích
|
Thượng Bích
Thanh
|
Rằm tháng 10
Bính Dần (Cần Thơ).
|
Huỳnh Văn
Tuất
|
Thượng Tuất
Thanh
|
Rằm tháng 10
Bính Dần (SàiGòn).
|
Trịnh Văn Kỳ
|
Thượng Kỳ
Thanh
|
21-10-Bính
Dần (Tây Ninh).
|
Sâm
|
Thượng Sâm
Thanh
|
26-10-Bính
Dần (Chợ Lớn).
|
Tu
|
Thượng Tu
Thanh
|
26-10-Bính
Dần (SàiGòn).
|
Ty
|
Thượng Ty
Thanh
|
26-10-Bính
Dần (Cần Giuộc).
|
Tiếp
|
Thượng Tiếp
Thanh
|
26-10-Bính
Dần (Cần Giuộc).
|
Tường
|
Thượng Tường
Thanh
|
26-10-Bính
Dần (SàiGòn).
|
Bùi Văn Dứa
|
Thượng Dứa
Thanh
|
28-10-Bính
Dần (Tây Ninh).
|
Kiệt
|
Thượng Kiệt
Thanh
|
30-10-Bính
Dần.
|
Lễ Sanh
|
||
Bản
|
14-05-Bính
Dần.
|
|
Giảng
|
14-05-Bính
Dần.
|
|
Tường
|
14-05-Bính
Dần.
|
|
Giỏi
|
14-05-Bính
Dần.
|
|
Nhơn
|
17-05-Bính
Dần.
|
|
Kinh
|
17-05-Bính
Dần.
|
|
Tỵ
|
17-05-Bính
Dần.
|
|
Tiếp
|
17-05-Bính
Dần.
|
|
Tuất
|
23-08-Bính
Dần.
|
|
Nguyễn Văn
Trò
|
25-08-Bính
Dần.
|
|
Hương
|
25-08-Bính
Dần.
|
|
Của
|
26-10-Bính
Dần.
|
|
Học
|
26-10-Bính
Dần.
|
|
Huỳnh Văn
Ðáng
|
26-10-Bính
Dần.
|
|
Qui
|
26-10-Bính
Dần.
|
|
Ðờn
|
26-10-Bính
Dần.
|
|
Thuận
|
26-10-Bính
Dần.
|
|
Phi
|
26-10-Bính
Dần.
|
|
Bảo
|
26-10-Bính
Dần.
|
|
Trần Văn
Xương
|
26-10-Bính
Dần.
|
|
Trần Văn
Uông
|
26-10-Bính
Dần.
|
|
Tạ (Trần Văn
Tạ)
|
26-10-Bính
Dần.
|
|
Hoằng
|
||
Mỹ Ngọc
|
||
Mắc Mục
Thanh
|
Phụ Ðạo
Chưởng Nghiêm Pháp Quân
|
26-10-Bính
Dần.
|
Phò Loan
|
||
Ðức, Hậu
|
Tiên Ðạo
Phò Cơ Ðạo Sĩ
|
|
Nghĩa, Tràng
|
Tiên Ðạo
Phò Cơ Ðạo Sĩ
|
|
Tươi, Chương
|
Tiên Ðạo
Phò Cơ Ðạo Sĩ
|
|
Kim, Ðãi
|
Tiên Ðạo
Phò Cơ Ðạo Sĩ
|
|
Mai, Nguyên
|
Tiên Ðạo
Phò Cơ Ðạo Sĩ
|
|
Mạnh, Phước
|
Tiên Ðạo
Phò Cơ Ðạo Sĩ
|
|
Cao Hoài
Sang
|
Thượng Sanh.
|
|
Phạm Công
Tắc
|
Hộ Pháp
(Hộ Giá Tiên Ðồng Tá Cơ Ðạo Sĩ, ngày 15-03-Bính Dần) |
|
Cao Quỳnh Cư
|
Thượng
Phẩm
(Tá Cơ Tiên Hạc Ðạo Sĩ, ngày 15-03-Bính Dần) |
|
Nữ Phái
|
||
Lâm Thị
Thanh
|
Nữ Giáo
Sư,
lấy Thiên Ân là Hương Thanh. |
|
Ca Thị Thế
|
Phó Giáo
Sư,
lấy Thiên Ân là Hương Thế. |
|
Ðường Thị
|
Ðã thọ Thiên
sắc, cứ giữ địa vị mình.
|
|
Ðạo Minh:
"Cô Sáu"
|
Nữ Giáo Sư
|
Mùng
4-11-Bính Dần (Chùa Hạnh Thông Tây).
|
Trong tập nầy
chưa biên tên những vị đi tình nguyện phổ cáo Trung Kỳ và Bắc Kỳ.
Bài đọc cầu cơ: Bài Trời Còn, Bài Mừng Thay.
BÀI TRỜI CÒN (Bài đọc cầu cơ)
"
Trời còn sông biển đều còn,
Khắp
xem cõi dưới núi non đượm nhuần.
Thanh Minh trong tiết vườn xuân,
Phụng chầu, hạc múa, gà rừng gáy reo.
Ðường đi trên núi dưới đèo,
Lặng tìm cao thấp phải trèo chông gai.
Phận làm con thảo há nài,
Biết thương Tiên, Phật, Bồng Lai mà tìm.
Xem qua xét lại cổ kim,
Một bầu Trời Ðất thanh liêm chín mười.
Vàng trau ngọc chuốt càng tươi,
Bền lòng theo Phật cho người xét suy.
Thần Tiên vốn chẳng xa chi,
Có lòng chiêm ngưỡng nhứt thì giáng linh."
BÀI MỪNG THAY
Mầng thay chi xiết nỗi mầng,
Hào quang chiếu diệu ngàn tầng khôn trung.
Hạc reo bay khắp dạo cùng,
Càn Khôn Thế Giái cũng chung một bầu.
Môn sanh thành kỉnh chực chầu,
Tửu trà huê quả mừng cầu Tiên Ông.
Nhang thơm
tốc đốt nực nồng,
Ðèn lòa ngọn lửa tựa rồng phun châu.
Lạy mầng.
Phụ ghi: Câu thứ hai của bài Mừng
Thay ...ngàn tầng khôn trung. có thể là ...ngàn tầng không trung.
Ngày
16-11-1926 (âl. 12-10-Bính Dần): Ðức Chí Tôn dạy Lập Lễ Thánh Thất.
Mardi 16 Novembre 1926
(12-10-Bính Dần)
NGỌC HOÀNG THƯỢNG
ÐẾ
VIẾT CAO ÐÀI GIÁO
ÐẠO NAM PHƯƠNG
Lập Lễ Thánh Thất.
Phải làm một Nghi Án trước
Ðiện day mặt vô bảy Ngai, hình vuông đóng bốn mặt, trên như nóc chùa, kết hàng
cho đẹp. Nơi ấy phải kín, bốn phía ra vô có màn, Thầy giáng cơ tại Án ấy nghe
à!
Lễ Thánh Thất, chia ra làm
lễ khách xuất thâu. Vậy thì Thầy nói về lễ trước.
Việc lễ: Thầy giao chánh
sự cho Trang, phó sự cho Nhung; phụ sự có Ý nghe à!... Như Ý không chịu thì
Lịch phải thế. Vậy thì chánh sự là Trang làm đầu, Thầy lại thêm ba vị nữa cho
các con rộng dùng là: Mùi, Vân, Ðạt.
Thầy lại hỏi thêm 12 đứa
nữa, ai tình nguyện.
Lê Văn Sanh, Dương Văn
Hoài
Nguyễn Xuân Quang, Sơn
Lê Thế Vĩnh, Hườn
Trần Văn Bân, Nguyễn Văn
Mùi.
Về việc khách: Khách thì
Tương là chánh sự, Luật là phó sự. Thầy muốn đem Hoài vô đặng không Lịch? Voi
là phụ sự, Lại, Son, Thành là giúp. Thầy hỏi 12 đứa tình nguyện:
Giỏi, Bản, Tuất, Tiếp
Trò, Giảng, Học, Kỳ
Tường, Hơn, Kính, Ðơn
Về thâu: Thì Thơ, Như
Nhãn, Huệ Quang.
Thầy hỏi hai đứa Châu,
Lục... Châu Tuấn.
Về việc xuất: Xuất thì
Lịch, Xài, Hóa (Phủ Hóa, Cần Ðước). Thầy hỏi hai đứa Ký Lục... Kiều, Vĩnh.
Nghe hành lễ con Trang.
Chưởng Pháp, Ðầu Sư: Thầy
định ba ngôi Chưởng Pháp, ba ngôi Ðầu Sư đều có vị.
Phối Sư: Còn Phối Sư thì
Trang, Tương, Thơ là chánh, còn ba mươi ba vị nữa thì tùy theo ngày phong sau
trước đứng nối theo đó.
Giáo Sư: Rồi tới 72 Giáo
Sư, cũng tùy theo ngày thọ sắc mà phân sau trước.
Giáo Hữu: Kế nữa là 3.000
Giáo Hữu cũng tùy theo Thiên Phong mà đứng theo hàng ngũ phái Thượng, phái
Thái, phái Ngọc vậy.
Phò Loan: ... Tiếp nối
theo sau ngay chính giữa nơi bàn Hộ Pháp thì: Ðức, Hậu, Tràng, Nghĩa. Bên mặt
thì: Mạnh, Phước, Mai, Nguyên. Bên trái thì: Ðãi, Kim, Tươi, Chương.
Hộ Pháp: Còn lại để dựa
bên bàn Hộ Pháp hai cái ghế rồi làm hai cây phướn đề: Thượng Phẩm, Thượng Sanh.
Thượng Phẩm: Bên mặt Hộ
Pháp là Thượng Phẩm.
Thượng Sanh: Bên trái Hộ
Pháp thì là Thượng Sanh.
Ðưa cây Thượng Phẩm cho
Mùi, cây Thượng Sanh cho Vĩnh cầm hầu hai bên.
Trấn cờ Ngũ phương: tại
Ðông phương, Tây phương, Nam phương, Bắc phương lựa 12 đứa Ðồng nhi cầm cờ, còn
giữa thì giao cho Hậu, Nghĩa, Ðức.
Lịch hiểu à? Khi hành Ðại
Lễ cho Thầy rồi thì Lễ Sanh xướng: "Thiên Phong hoán tẩy", cả thảy
đều ra rửa mặt mày cho tinh sạch. Chừng xướng "Chỉnh túc y quan" thì
cả thảy phải thay Thiên phục.
Lễ Sanh xướng "Lập vị" đứng theo hàng ngũ cũ
như trước. Hành lễ y như tại chùa Vĩnh Nguyên Tự nghe Lịch. Còn Nữ phái thì đều
phải mặc đồ trắng trước hành lễ.
Thiên Phong Nữ Phái: Thì
Cư, Tắc phải vào Nghi Án phò lập Tịch Ðạo phò loan cho Thầy phong Nữ phái trước
và lập Tịch Ðạo luôn nữa nghe.
Trấn Thần: Chừng mặc Thiên
phục rồi thì Cư, con chấp bút nhang cho Thầy trấn Thần mỗi người và nơi mình
của chư Thiên Phong rồi mới hành lễ.
Nhớ biểu Nam phái đứng
chẳng hết ở giữa thì qua bên tả của Thầy, song phải phân hàng ngũ đẳng cấp
chúng nó cho tử tế chớ không đặng lộn xộn.
Hành lễ: Còn bao nhiêu Môn
Ðệ đứng tiếp theo sau. Thầy dặn, hành lễ rồi thì biểu Lễ Sanh xướng "Thiên Phong Phò Loan" đặng
Thầy lập "Phật truyền Chánh
pháp". Cư, Tắc phải để Thiên phục vậy phò cơ nghe. Thầy sẽ giao nhạc
cho Mỹ Ngọc và lễ, Nhơn.
Phụ ghi: (*1) Nguyên bản chánh in
là Ngày 16 Novembre 1926 (23-06-Bính Dần), đối chiếu với LỊCH THẾ KỶ XX (1901
-2000) Ấn bản năm 1976, nhà xuất bản PHỔ THÔNG - HÀ NỘI ghi Ngày16 Novembre
1926 ngày âm lịch là 12-10-Bính Dần.
Mercredi 17 Novembre 1926 (13-10-Bính Dần)
Khi Môn đệ mặc đồ thường
vào con cũng phải sắp đặt địa vị chúng nó.
Tụng kinh hành lễ thường
vừa rồi, con biểu Cư, Tắc rửa mặt, rửa tay cho tinh khiết, biểu chúng nó vào
nơi Nghi Án cho Thầy phong sắc chư Môn Ðệ Lục Tỉnh xong kế lập Nữ phái. Con
phải giúp em con là Ðường Thị, Lâm Thị, với Ca Thị lập vị bên Nữ phái cho trang
hoàng.
Chừng Thầy thăng, biểu hai
đứa nhỏ ra đứng nơi bàn Hộ Pháp nơi cũ, chừng Lễ Sanh xướng "Chỉnh Túc Y Quan" thì biểu 12
đứa phò loan sắp ba hàng kế đó, biểu Ðạt đi.
Kế đó là Tắc, Cư, Sang đi
hai bên, nữa thì ba vị Chưởng Pháp (biểu Nhàn theo hộ Thụ). Kế nữa thì ba vị
Ðầu Sư (biểu Tạ theo Trung, còn Hoằng theo Thiện Minh). Kế nữa ba vị Chánh Phối
Sư, kế nữa Chức Sắc đi ba đứa, ba đứa ra thay đồ Thiên phục. Khi đặng nửa giờ
phải đổ chuông ba hiệp. Chờ tới hiệp chót biểu Lễ Sanh xướng "Lập vị" thì lại đi như nãy mà
trở vào. Nhớ biểu hai đứa cầm phướn Thượng Phẩm, Thượng Sanh đi gần bên Cư,
Sang.
Vào lập vị hành Ðại Lễ như
buổi Vĩnh Nguyên Tự nghe Lịch à ... là đã hết một đêm đầu rồi.
Kế đêm sau, thì là đêm
Thiên Phong cho cả chư Môn đệ và là đêm các con phải thành tâm trai giới cho
Thầy lập Pháp Chánh Truyền.
Ðêm thứ ba, các con cũng
lập vị cúng thường ngày, xong hai đứa nhỏ mặc Thiên phục vào Nghi Án cho Thầy
giáng rồi việc lễ.
Khách: .... Còn việc khách
thì, Tương con phải chia 12 đứa phụ sự ra làm ba ban. Một ban 4 đứa đãi bọn
Thượng lưu và Lang Sa; một ban đãi bọn Trung lưu; một ban đãi bọn Hạ lưu; song
phải cắt ba vị Phó phụ sự ra ba ban đặng cai quản. Còn con thì lo việc tiếp các quan Lang Sa.
Việc phòng trù con cũng nên sắp đặt, nhứt là
đừng khi khiếm lễ cùng ai hết.
Về việc xuất: Tới việc xuất thì ba vị chấp sự
mỗi đều ký giấy tử tế cho đủ ba người mới cho xuất tiền ... cười. Thầy làm như vậy đặng dự phòng lãng phí nghe à.
Về việc thâu: Còn sự thâu, Trang con khéo tính
lắm. Thầy khen và cám ơn con; song phải lo thu xếp cho em Thơ con nó bớt tốn
kém tội nghiệp nghe con.
Phụ ghi: (*1) Nguyên bản chánh in
là Ngày 17 Novembre 1926 (24-10-Bính Dần), đối chiếu với LỊCH THẾ KỶ XX (1901
-2000) Ấn bản năm 1976, nhà xuất bản PHỔ THÔNG - HÀ NỘI ghi Ngày 17 Novembre
1926 ngày âm lịch là 13-10-Bính Dần.
Ngày 30-10-1926 (âl. 24-09-Bính
Dần): Ðức Chí Tôn dạy "Thầy đã lập
Thánh Thất, nơi ấy là nhà chung của các con...".
Le 30 Octobre 1926 (24-09-Bính Dần)
THẦY
Các con! Thầy đã lập Thánh
Thất, nơi ấy là nhà chung của các con, biết à!
Thầy lại qui Tam Giáo, lập
Tân Luật trong Rằm tháng 10 có Ðại Hội cả Tam Giáo nơi Thánh Thất, các con hay
à!
Sự tế tự chế sửa theo Tam
Kỳ Phổ Ðộ cũng nơi ấy mà xuất hiện ra, rõ à!
Thầy nhập ba Chi lại một
nhà, Thầy là Cha Chưởng Quản, hiểu à!
Thầy phải buộc các con
hiệp chung trí mà lo vào đó, nghe à!
Từ đây các con sẽ cực nhọc
hơn, vì Thầy phân phát phận sự cho mỗi đứa, vì chẳng vậy các con sanh nạnh
nhau, giống tựa hồ chia phe phân phái, là điều đại tội trước mặt Thầy vậy, nghe
à!
Các con phải ngưng việc mà
chung lo trong Ðại Hội (là Rằm tháng 10 Bính Dần, Khai Ðạo tại Chùa Gò Kén, Tây
Ninh).
Le 30-10-1926 (24-09-Bính Dần)
NGỌC HOÀNG THƯỢNG
ÐẾ
VIẾT CAO ÐÀI GIÁO
ÐẠO NAM PHƯƠNG
Hỉ chư Môn đệ, hỉ chư Nhu,
hỉ chư Ái Nữ.
Thầy biểu Hiếu vào nghe,
Thầy mượn một chút. Con lên kêu Nhiều đến với con đặng nghe Thầy dạy việc nhà.
Chư Tín nữ cầu Ðạo đắc vấn.
Hiếu, Nhiều, hai con phải
sắm sửa dọn nhà về Tây Ninh, từ đây Cư, Tắc phải lo Ðạo, các con phải đành chịu
khổ cực cùng Thầy như hai đứa nó vậy mới đáng con cái Thầy. Thầy lấy làm chua
xót mà Ðạo là trọng mới biết liệu sao?
Hiếu bạch: Thưa Thầy con
vâng. (1)
Nhiều, sao con? (Nhiều
bạch Thầy còn mẹ già).
Nó đi theo với con, mặc kệ
nó để đó cho Thầy. Con cứ tuân mạng lịnh Thầy mà thôi. Thầy ban ơn cho con.
Hiếu, con phải chăm nom
gìn giữ em con.
Ngày 18-11-1926 (âl.14-10-Bính Dần): Thánh giáo ngày
Khai Ðạo của Ðức Chí Tôn khai Tịch Ðạo Nữ phái.
Jeudi
le 18 Novembre 1926 (14-10-Bính Dần)
Khai Ðạo tại Chùa Gò Kén (Từ Lâm Tự ) Tây Ninh.
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ
VIẾT CAO ÐÀI GIÁO ÐẠO NAM PHƯƠNG
Hỉ chư Môn Ðệ, chư Ái Nữ,
Nữ phái nghe Thầy khai
Tịch Ðạo:
"Hương tâm nhứt phiến cận Càn Khôn,
Huệ đức tu chơn độ dẫn hồn.
Nhứt niệm Quan Âm thùy bảo mạng,
Thiên niên đẳng phái thủ sanh tồn".
Lâm thị: phong vi Giáo Sư,
lấy Thiên Ân là Hương Thanh.
Ca thị: phong vi Phó Giáo
Sư, lấy Thiên Ân là Hương Ca.
Ðường thị: đã thọ mạng
Thiên sai cứ giữ địa vị mình, còn cả chư Ái Nữ Thầy sẽ lập Ðại hội cho đủ mấy
vị, rồi phong sắc một lần; Thầy còn đợi Minh Lý hiệp nữa, nghe à!
Thầy ban ơn cho các con.
Cứ hành lễ theo lời dặn.
Ngày 19-10-1926 (âl.15-10-Bính Dần): Thánh giáo ngày
Khai Ðạo Ðức Chí Tôn quở trách "...
Thầy lấy làm tức cười mà lại đau thảm cho những kẻ vô phúc bị ngã vì bận thử
thất nên vậy...".
Vendredi,
le 19 Novembre 1926 (15-10-Bính Dần)
THẦY
Cả chư Môn Ðệ ngu, ngu, ngu.
Thầy lập phép để làm chi. Thầy dạy sắp đặt
lễ.... làm không trúng.
Cả chư Môn Ðệ nam nữ hầu Thầy đặng phân hàng ngũ cho nghiêm trang.
Thái Ðầu Sư ? Tương đâu?
Tiếp theo: Các con nghe,
Tuy vân Thầy dùng phép thử
Thánh mặc dầu, chẳng lẽ một vị Thiên Tước mà rẻ rúng đặng vậy, nhưng các con
lại chẳng hiểu rõ tà quái quyền hành là bực nào mà giữ mình hằng buổi.
Thầy lấy làm tức cười mà
lại đau thảm cho những kẻ vô phúc bị ngã vì bận thử thất nên vậy.
Tái Cầu: Khi Trang, Tương,
Minh đến nghe à! Nếu các con còn vậy nữa Thầy sẽ phạt một cách nặng nề. Kỳ đem
một chén nước lạnh vào đây.
Tái Cầu:
THẦY
Các con, cười ....
Thầy chẳng biết đến chừng
nào, Thầy dạy cho các con hiểu Thánh ý Thầy đặng... Cười...
Thầy dặn... Lịch nghe dạy.
Phải trấn đàn từ phía góc
Thánh Thất chớ chẳng phải nội ở giữa mà thôi, rồi làm Ðại Lễ như buổi ở tại
chùa Vĩnh Nguyên.
Nhớ đừng phát cờ lộn nữa
nghe à.
Bởi tại con nên ra đến đổi,
hiểu à.
Thầy dặn con một điều nầy
nữa, từ đây khá làm theo lời Thầy dạy, đừng biến cải nghe à.
Thiên Phong lập vị.
Chưởng Pháp tọa vị, Ðầu Sư
tọa vị... khá hành lễ.
Chư Môn Ðệ nhập nội cho có
nghiêm trang. Mỹ Ngọc, con phải biểu nhạc đờn đủ bảy bài.
Thầy buộc tái cầu đặng
Thiên Phong nghe.
Thầy ngự.
* * *
Vendredi, le 19-11-1926 (Rằm tháng 10 Bính Dần)
Tái Cầu:
THẦY
Các con.
Trung! ra mời chư Thiên
Phong Lục tỉnh còn sót lại vào hầu.
Viễn, đợi chút con.
Thầy biểu... lui.
Tín vào Tây Ninh thăm Sâm
gần chết.
Viễn, Hoài! Thầy khen hai
con, hai con quì đó. Thầy kêu vài đứa nữa.
Hoài (Cần Giuộc), Lai,
Son, Bút, Viễn, Tín, Thầy phong chức Giáo Sư; còn Bích chức Giáo Hữu. Nhơn đã
là Giáo Hữu, Thầy thăng lên chức Giáo Sư.
Các con cứ lấy tên mình mà
lót giữa và để chữ Thượng trước, duy có Son tên chữ Nôm, Thầy sửa lại là Châu.
Các con nghe,
Ðau dạ ôm thương dụng pháp hình,
Ðừng vì Cha mến tởn oai linh.
Một phen thử thách đều trôi hết,
Thầy buộc lập công khá hết tình.
Thầy dạy các con nhớ ngày
nầy là ngày kỷ niệm. Trung, con phải lấy tên của Chư Môn Ðệ có mặt tại đây ngày
nay mà giữ gìn để lưu lại cho hậu thế biết.... nghe à!
Thầy cần dùng ba chục đứa
tình nguyện để phổ cáo xứ xa, ai đâu?
Lấy tên con Tương.
Trung Kỳ, Bắc Kỳ.
Bính, Thầy dạy riêng con.
Ngày mùng 1 chư Thiện Nam
Tín Nữ mới đặng cầu Ðạo.
Chư Thiên Phong bình thân.
Viễn xin tập
đồng, Thầy cho; sau Thầy sẽ làm phép truyền Thần cho nó. Quế, con phụ bút với
Bích nghe... cười...
Cả thảy Thầy phong chức
Giáo Hữu, đến sau Thầy buộc học hết Thánh ngôn rồi mới đi phổ cáo nghe à!
Hoài, phải con. Thầy không
quên, song đợi con ra chịu gánh vác. Thầy phong cho con chức Giáo Sư, gắng phổ
độ tỉnh Bến Tre nghe.
Ðêm nay các con phải thành
tâm cầu nguyện đặng ngày mai Thầy lập Pháp Chánh Truyền nghe à.
Thầy không phong sắc cho
ai hết đặng phạt tội ngã lòng.
Ngày 20-11-1926 (âl. 16-10-Bính Dần): Thánh giáo ngày
Khai Ðạo Ðức Chí Tôn lập Pháp Chánh Truyền.
Samedi 20 Novembre 1926 (16-10-Bính Dần)
NGỌC HOÀNG THƯỢNG
ÐẾ
VIẾT CAO ÐÀI GIÁO
ÐẠO NAM PHƯƠNG
Hỉ Chư Môn Ðệ.
Chư Minh Lý có mặt há?
Thầy mừng các con, Chư Môn
Ðệ nghe.
Thầy lập phẩm Giáo Tông
nghĩa là: Anh Cả các con có quyền thay mặt cho Thầy mà dìu dắt các con trong
đường Ðạo và đường Ðời.
Thầy mừng các con, Chư Môn
Ðệ nghe.
Nó có quyền về phần xác
chớ không có quyền về phần hồn.
Nó đặng phép thông công
cùng Tam Thập Lục Thiên và Thất Thập Nhị Ðịa Giới đặng cầu rỗi cho các con,
nghe à.
Chư Môn Ðệ tuân mạng.
Chưởng Pháp của ba phái
là: Ðạo, Nho, Thích; Pháp luật Tam Giáo tuy phân biệt nhau, song trước mắt Thầy
vốn coi như một vậy, thì một thành ba, mà ba cũng như một.
Chúng nó có quyền xem xét
luật lệ trước buổi thi hành; hoặc là nơi Giáo Tông truyền xuống hay là nơi Ðầu
Sư dâng lên. Như hai đàng chưa thuận thì chúng nó phải dưng lại cho Hộ Pháp đến
Hiệp Thiên Ðài cầu Thầy giáng xuống sửa lại, hay là tùy ý lập luật lại. Vậy
chúng nó có quyền xem xét kinh điển trước lúc phổ thông, như thoảng có kinh
luật chi làm cho hại phong hóa thì chúng nó phải trừ bỏ chẳng cho xuất bản.
Buộc các Tín Ðồ vùa sức mà
hành sự trước mặt luật đời, Thầy khuyên các con rán xúm nhau mà giúp chúng nó.
Mỗi Chưởng Pháp có ấn riêng, ba ấn phải có đủ trên mỗi luật mới đặng thi hành.
Chư Môn Ðệ tuân mạng.
Ðầu Sư có quyền cai trị
phần Ðạo và phần Ðời của Chư Môn Ðệ. Nó đặng quyền lập luật, song phải dâng cho
Giáo Tông phê chuẩn. Luật lệ ấy phải xem xét một cách nghiêm nhặt coi phải có
ích cho nhơn sanh chăng? Nên Giáo Tông buộc phải giao cho Chưởng Pháp xét nét
trước khi phê chuẩn.
Chúng nó phải tuân mạng
lịnh Giáo Tông, làm y như luật lệ Giáo Tông khuyến dạy; như thoảng luật lệ nào
nghịch với sự sanh hoạt của nhơn sanh thì chúng nó đặng phép nài xin hủy bỏ.
Thầy khuyên các con phải
thương yêu nhau và giúp đỡ nó, Thầy lại dặn các con: Như có chi cần yếu thì khá
nài xin nơi nó.
Ba chi tuy khác chớ quyền
luật như nhau, như luật lệ nào Giáo Tông đã truyền dạy mà cả ba đều ký tên
không tuân mạng, thì luật lệ ấy phải trả lại cho Giáo Tông. Giáo Tông truyền
lịnh cho Chưởng Pháp xét nét lại nữa, chúng nó có ba cái ấn riêng nhau, mỗi tờ
giấy chi chi phải có ấn mới thi hành nghe à.
Chư Môn Ðệ tuân mạng.
Phối Sư mỗi phái là mười
hai người cọng là ba mươi sáu, trong 36 vị ấy có ba vị Chánh Phối Sư. Ba vị ấy
đặng thế quyền cho Ðầu Sư mà hành sự, song không quyền cầu phá luật lệ nghe à.
Chư Môn Ðệ tuân mạng.
Giáo Sư có 72 người, trong
mỗi phái là 24 người. Giáo Sư là người để dạy dỗ chư Môn Ðệ trong đường Ðạo với
đường Ðời. Buộc chúng nó lo lắng cho các con như anh ruột lo cho em, chúng nó
cầm sổ bộ của cả Tín Ðồ. Chúng nó phải chăm nom về sự tang, hôn của mỗi đứa.
Như tại Châu Thành lớn,
thì mỗi đứa đặng quyền cai quản cúng tế Thầy như thể Ðầu Sư và Phối Sư. Chúng
nó đặng quyền dâng sớ cầu nài về luật lệ làm hại nhơn sanh, hay là cầu xin chế
giảm luật lệ ấy. Chúng nó phải thân cận với mỗi Môn Ðệ như anh em một nhà cần
lo giúp đỡ nghe à.
Chư Môn Ðệ tuân mạng.
Giáo Hữu là người để phổ
thông chơn Ðạo của Thầy. Chúng nó đặng quyền xin chế giảm luật lệ Ðạo. Ba ngàn
Giáo Hữu chia ra đều mỗi phái một ngàn, chẳng đặng tăng thêm hay là giảm bớt.
Chúng nó đặng phép khi hành lễ làm chủ các chùa nơi mấy tỉnh nhỏ. Ðiều chi
chúng nó xin thì buộc Giáo Tông phải cần mẫn xét nét hơn hết, như điều gì mờ hồ
thì chúng nó là kẻ sai đi kiểm duyệt.
Chúng nó phải đủ hạnh đức,
tư cách mới đặng, vì chúng nó là người thân cận với nhơn sanh hơn hết... nghe
à.
Lễ Sanh là người có hạnh
lựa chọn trong chư Môn Ðệ để hành lễ. Chúng nó đặng quyền đi khai đàn cho mỗi
Tín Ðồ. Thầy dặn các con hiểu rõ rằng: Lễ Sanh là người Thầy yêu mến, chẳng nên
hiếp đáp chúng nó. Như vào đặng hàng Lễ Sanh mới mong bước qua hàng Chức Sắc.
Kỳ dư Thầy phong thưởng riêng mới đi khỏi ngã ấy mà thôi, nghe à.
Chư Môn Ðệ tuân mạng.
... Con khá an lòng chờ
đợi, Thầy sắp đặt Nữ phái, công con Thầy chẳng quên, con chớ rầu buồn. Thầy còn
lắm điều sắp đặt, con đừng vội mà ngã lòng nghe à.
Phụ ghi: ...thoảng... theo ấn bản
Pháp Chánh Truyền Chú Giải ghi là: ... thảng ...
* * *
Tiếp theo, ngày 17-10-Bính Dần
THẦY
- Ðầu Sư muốn lên Chưởng
Pháp thì nhờ 3 vị công cử.
- Phối Sư muốn lên Ðầu Sư
thì nhờ 36 vị kia công cử.
- Giáo Sư muốn lên Phối Sư
thì nhờ 72 vị xúm nhau công cử.
- Giáo Hữu muốn lên Giáo
Sư, thì nhờ 3000 vị xúm nhau công cử.
- Lễ Sanh muốn lên Giáo
Hữu, thì nhờ cả Lễ Sanh xúm nhau công cử.
- Môn Ðệ muốn lên Lễ Sanh
thì nhờ cả Môn Ðệ xúm nhau công cử, kỳ dư Thầy giáng cơ phong cho người nào mới
ra khỏi luật lệ ấy mà thôi.
Còn Giáo Tông thì hai phẩm
Chưởng Pháp và Ðầu Sư tranh đặng, song phải chịu cho toàn Môn Ðệ công cử mới
đặng; kỳ dư Thầy giáng cơ ban thưởng mới ra khỏi luật lệ ấy mà thôi.
Ngày 23-11-1926 (âl.
19-10-Bính Dần): Ðức Chí Tôn thâu Môn Ðệ và dạy đạo.
Chư Môn Ðệ tuân mạng. Thầy ban ơn cho các con.
* * *
2 giờ
sáng, Mardi 23 Novembre 1926 (18 rạng 19 Bính Dần)
NGỌC HOÀNG
THƯỢNG
ÐẾ
VIẾT CAO ÐÀI
GIÁO ÐẠO NAM PHƯƠNG
Hỉ Chư Thiện Nam, Chư Tín
Nữ,
Cười .....
Ta sẽ cho những kẻ thờ ta
với miệng lưỡi, chớ chẳng phải thờ ta với lòng dạ, biết oai quyền ta thể nào.
Ta nói thiệt tốt hơn kẻ ấy đừng sanh ra ở thế nầy hơn là có sống mà đã chết.
Quản chi một lũ ma hồn quỉ xác mà phải nhọc nhằn cho ta dường này.
Chúng nó dám mượn màu dối
thế mà bêu dạng trước mắt Ta. Khổ cho những kẻ ấy! Khốn cho những kẻ ấy! Chư
Thiện Nam cầu Ðạo thượng sớ.
Lê Chí Thuần:
Ðã thừa may rủi cuộc vinh hư,
Làm lắm công phu thử đến chừ.
Hiệp khách nên trang non nước sửa,
Càng qua lần lựa cửa anh thư.
Thâu
Bùi Chánh Trực:
Thơ trang đưa rước khách tài ba,
Nên nghiệp bởi con biết chữ hòa.
Âm chất chưa hao nhà chứa trước,
Phương châm gìn rõ chánh cùng tà.
Thâu
Mắc, con nghe:
(Nguyễn Văn Mắc)
Chánh tà con đủ thấy con đường,
Biết ý rằng Thầy để dạ thương.
Làm lụng công trình ra sức trẻ,
Giữ gìn cho vẹn đạo tào khương.
Thầy biết lòng
con, con hiểu dạ Thầy, gắng công hành Ðạo nghe.
Ðỗ Quan Ngự:
Khương Hi bất phục Hớn trào vong,
Thiên tải hưng suy nhử kiến đồng.
Thạch đảo lãng xâm phong khí hoại,
Từ tâm đức vượng thạnh kỳ phòng.
Thâu
Nguyễn Thanh Vân:
Phòng cơn biển nọ hóa vườn dâu,
Chưa hết quan viên há hết chầu.
Cái bả vinh huê đời rối rắm,
Nguồn đào thong thả đã là đâu.
Thâu
Nguyễn Học Dần:
Ðâu vui nước trí với non nhân,
Lòn lõi công danh khổ phận thân.
Nực nội trong lòng lo lúng túng,
Ðài mây để bước khá nơi chân.
Thâu
Ngô Văn Ðiều:
Noi chân theo dõi Thánh Hiền xưa,
Từng tuổi đời qua cũng đã vừa.
Khôn khéo khá lo âm chất để,
Phẩm Tiên nẽo tục chẳng thừa ưa.
Thâu
Mai Văn Thạch:
Thừa ưa đến buổi đặng chơi Tiên,
Chẳng mất công phu chẳng tốn tiền.
Ái ngại lòng trông mong đến thử,
Coi nền Ðạo mới thiệt linh thiêng.
Ngô Văn Quới:
Linh thiêng cùng chẳng tại lòng mình,
Thương trẻ có công gắng đến xin.
Thầy dặn chừng mô nghe tiếng hạc,
Thì đưa tay vói níu khuôn linh.
Thâu
Nguyễn Văn Quờn:
Khuôn linh chẳng phụ kẻ lòng thành,
Nhưng cám chút tình đến trước kinh.
Thành bại lẽ thường lo cũng uổng,
Ðể công dạy kẻ biết nguồn lành.
Thâu
Nguyễn Văn Nhuộm:
Nguồn lành là chốn rất an nhàn,
Trước mắt đâu xa hỏi nẻo sang.
Trần tục là nơi lo lấy của,
Cảnh Tiên là chốn hưởng vinh sang.
Thâu
Trang Văn Ðó: (Tổng Giai Hóa)
Sang như Tần Thỉ lúc đương hưng,
Chừng quá ba đời hết các lân.
Lấp biển còn chờ ngày biển sụp,
Thành Tiên, thành Phật khó trăm lần.
Thâu
Phan Văn Phường:
Trăm lần nặng nhẹ cuộc đời xây,
Chứa hết sức con lại đến Thầy.
Tranh cạnh mượn người lo tính trước,
Ðẹp lòng nhân sự đặng lòng đây.
Thâu
Phan Văn Muôn:
Lòng đây nào có khác chi phàm,
Biết đặng Ðạo rồi mới biết ham.
Ðưa đẩy ít ai dè có Lão,
Nếu đời thấy đặng chẳng người tham.
Thâu
Hà Văn Như:
Tham chi thế sự lắm đua tranh,
Cái miếng đỉnh chung xúm giựt giành.
Bỏ hết trong cơn mê một giấc,
Trăm năm ngắn ngủi nhớ làm lành.
Thâu
Ngô Văn Hoài:
Làm lành cho trọn Phật Trời thương,
Hai chữ hơn thua chớ liệu lường.
Mầng thiệt là khi nương cảnh tịnh,
Khen khen giận ghét kẻ đời thường.
Thâu
Ðoàn Văn Bổn:
Ðời thường chẳng rõ lẽ nên hư,
Chưa biết mà chê mới lạ chừ.
Thiệt thiệt hư hư con chớ ngại,
Gắng công theo dõi biết khôn hư.
Thâu
Lê Văn Hợi:
Bư như Ðạo chích thế khen khôn,
Khôn giống ông Nhan gọi chẳng hồn.
Lời lẽ đố con phân thiệt giả,
Khôn khôn, dại dại cũng đồng phồn.
Thâu
Phụ ghi: Bư như Ðạo
chích... chúng tôi nghĩ là: Hư như Ðạo chích... vì liên vận với bài thi trước
đó: Gắng công theo dõi biết khôn hư.
V. Phên:
Ðồng phồn đưa rước viếng Diêm Cung,
Ai đã trước đi hỏi nhắn cùng.
Trời với Diêm Ðình đôi ngõ trở,
Muốn toan thoát tục liệu mà dùng.
Thâu
Tắc phải về, Chư Ái Nữ cầu
Ðạo.
Thầy thâu hết.
Ca thị, con lấy tên hết
rồi mai Thầy cho thơ.


Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét