Lời Thuyết Ðạo Của Ðức Hộ Pháp - Toàn Tập 19

Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống
Bài 24
Đức Hộ-Pháp
Thuyết-Đạo tại Đền-Thánh, đêm 30 tháng 01 năm Kỷ-Sửu (27-02-1949)

Bần-Đạo hôm nay giảng tiếp dục-tấn của chúng ta trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống.

Khi trước Bần-Đạo đã dắt cả toàn con cái của Đức Chí-Tôn vào Ngọc-Hư-Cung, Bần-Đạo đã cho họ ngó thấy trong Cung ấy để ghi chép cả quả kiếp của loài người.

Bần-Đạo hôm nay giảng thêm cho rành bởi gì cả cơ-quan chánh-trị của Càn-Khôn Vũ-Trụ là vĩ-đại lắm.
Chúng ta tưởng-tượng lại coi Ba Ngàn Thế-Giái, Tứ-Đại Bộ-Châu, Thất-Thập Nhị-Địa, tưởng-tượng lụng lại coi, bảy mươi hai trái địa-cầu ở trước hơn hết, cảnh đọa Ngươn-Linh của chúng ta, mười hai thế-giái. Trong 12 thế-giái của 72 trái địa-cầu, trái địa cầu nhỏ chót hơn hết của thế-giái đương nhiên chúng ta xuống, đấy là thế-giới nghiệt oan. Có 5 trái địa-cầu có nhơn-loại ở.

Chúng ta đây thuộc về trái địa-cầu 68, chúng ta thử nghĩ nhơn-loại nơi mặt địa-cầu này, hơn hai ngàn bảy trăm triệu nhơn-sanh, chúng ta thử nghĩ trái địa-cầu này, có gần một trăm mấy chục lần lớn hơn trái địa-cầu 68 này,(*1) như vậy chúng ta tưởng-tượng xem có bao nhiêu nhơn-loại ở trên mặt Càn-Khôn Vũ-Trụ vĩ-đại này? Nếu chúng ta tưởng-tượng nền chánh-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ, kể sanh mạng mỗi người không sót, chẳng phải để chúng ta nghĩ lại coi, họ lấy quyền-năng nào mà cầm quyền chánh-trị vĩ-đại ấy đặng? Chúng ta nên tìm hiểu với huyền-vi bí-mật ấy ở đâu? Chúng ta nên kiếm coi ở chỗ nào? Cơ-quan trị thế phải thế nào? Sửa chữa nó lại, cho nó phù hạp với cơ-quan chánh-trị của Càn-Khôn Vũ-Trụ, chừng ấy thiên-hạ mới được thái-bình, tinh-thần thế nào, hình-thể cũng vậy, không chi lạ. Cả nhơn-loại chưa đoạt-phép, chưa cầm được huyền-vi bí-mật, cho nên nhơn-loại còn loạn-lạc, có lẽ vì cớ ấy! Chúng ta đã ngó thấy, cái án kia chúng ta không thể chối, cái hình-phạt dành cho chúng ta, chúng ta không thể tránh đặng.

Cầm quyền rồi thì không có cái vì quá đáng, bởi tại làm sao? Tại cơ-quan của người ta nắm Bí-Pháp của người ta, quyền-năng vô tận vô biên, nắm giữ cả Càn-Khôn Vũ-Trụ, cái án, cái tội vô hình, chính nó đã có nơi pháp-thân của loài người, tức nhiên nó ở trong tay của Chơn-Thần chúng ta ghi chép, nếu chúng ta muốn chối tội thì chối sao đặng, chính Chơn-Thần ta định cho ta. Các tội-tình đều đưa ra trước mặt, từ Tiểu-Hồi tức nhiên là giác-hồn, sanh tử biết bao nhiêu kiếp sanh, mới đoạt đến Đại-Hồi. Cả cái sanh-hoạt, cả cái liên quan, cả cái căn bản, cả cái quả kiếp bất kỳ cái gì thì trong quyển Vô-Tự-Kinh đều có ghi ghép. Chính ta định cho ta, mà chối sao được, dầu muốn chối cũng không chối đặng. Chính Chơn-Thần ta định-án cho ta chớ không phải ai định-án cho ta, sợ hay chăng là điều đó vậy.

Ông Tòa ở thế-gian này khi định-án còn có Trạng-Sư để bào chữa, còn nơi đó không có Trạng-Sư để bào chữa cho ta, chính ta định-án cho ta, cái bí-mật vô-đối cầm quyền cả Càn-Khôn Vũ-Trụ là như vậy. Người ta để cho mình làm tòa xử lấy mình thì còn ai binh cho mình nữa. Không thể gì mình chối cãi tội, cãi án của mình đặng, vì chính mình định cho mình, nếu cãi đặng là qua Chơn-Thần sao? Không chối cãi gì được hết cả.

Ấy vậy trong các chơn-hồn có chia ra hai phần, hai hạng:
1 - Hạng vì quả kiếp, đến trả tội cho mình, chúng ta nên đặt tên cho các đẳng Linh-Hồn ấy là: Kẻ tội nhơn đến để trả tội.

2 - Hạng nữa là hạng du-học, đến để lập-vị cho mình.
Chúng ta ngó thấy một tấn tuồng quan lại, chúng ta nghĩ lấy làm ngộ-nghĩnh, nếu chúng ta chịu tội tình một mình ta, thì không lấy làm đau-đớn gì mấy. Ngặt một nỗi, phép huyền-vi vô-đối của Càn-Khôn Vũ-Trụ, buộc cả Tông-Đường, Tổ-Tông từ trước phải chịu cho ta, làm chứng cho ta, có đau-đớn chăng là vậy đó.

Một linh-hồn chịu quả kiếp nơi cảnh trần lúc trở về Ngọc-Hư-Cung, thì cả thảy Tông-Đường họ đều có mặt tại Ngọc-Hư-Cung để đón tiếp, quan-sát coi con đường mình đã đi qua, quả kiếp đã đi qua, quả kiếp có điều chi sửa đổi hay chăng? Có làm chi tội tình nữa hay chăng? Thay vì quả kiếp mình đi trong con đường Chí-Thiện, đoạt được Bí-Pháp Chí-Linh. Còn một vài chơn-linh đi ngược lụng lại thú hình gây thêm tội ác, mình thấy vì mình mà cả Tông-Đường đều chịu tội nên đau-đớn vô cùng.

Chúng ta phải biết các Đấng nhập vào Ngọc-Hư-Cung, tức nhiên các Đẳng Linh-Hồn ấy đã đoạt kiếp được. Có những kẻ đến thế nhập vào pháp-thân mà họ đã tạo căn quả, thì cả Tông-Đường họ khổ não lắm.

Bần-Đạo nói Tông-Đường Thiêng-Liêng thường ở tại Ngọc-Hư-Cung, cao trọng hơn hết là Tông-Đường của Quan-Âm Bồ-Tát tức nhiên Từ-Hàng Bồ-Tát. Tông-Đường cao trọng thứ nhì là Tông-Đường của Địa-Tạng-Vương-Bồ-Tát, Tông-Đường thứ ba là Đức Di-Lạc, ba Tông-Đường cao trọng hơn hết, còn nhiều Tông-Đường khác nữa. Mỗi người đều có Tông-Đường đặng ngồi ở đây là chờ ta.

Cả thảy đều do nơi quả kiếp mà đày xuống thế-gian để trả quả kiếp, trả hình-phạt. Một trường thảm não, nếu chúng ta gây thêm tội ác, thay vì đi trong con đường chí-thiện đặng lập thiên-vị cho mình.

Còn một hạng gọi là hạng du-học, đến để lập-vị mình. Hạng này không sao hết, bởi Tông-Đường họ nhứt định cho họ đi học.

Chúng ta ngó thấy con của một người thượng-lưu kia cho con đi học: Học để khôn, học cho hay, học cho giỏi. Nếu thi được giỏi thì mừng lắm, nếu học dỡ thì cũng vậy. Chúng ta thấy đứa con đi học bên Pháp, không có học, đến cuối tháng bên Pháp gởi Total de note về thấy điểm sức học của con dỡ, nó dỡ về Moral, về Géographie, về Leçon de chose thì cười, bất quá nói thằng biếng học vậy thôi. Viết thơ biểu nó rán học thêm mấy Matière đó nữa, chưa khá mấy, hạng bình thường. Các bạn ấy họ đến giữ Đạo của họ lắm, mật thiết không có đê hèn. Họ không muốn đến, mà nếu họ đến thì cao sang lắm, chẳng hề khi nào họ hạ mình xuống làm tội nhơ-nhớp.

Chúng ta đã ngó thấy Càn-Khôn Vũ-Trụ, nắm quyền-lực làm cho chúng ta sợ hơn hết là làm cho Tông-Đường ta phải chịu khổ, trước cái thương của Tông-Đường ta, ấy là cái hình phạt vĩ đại ở cảnh Thiêng-Liêng, đến khi mãn kiếp trở về đoạt được cái thương hay là cái khổ của Tông-Đường thì mình đau khổ vô cùng. Hình phạt ấy vĩ-đại lắm nên các Chơn-Hồn đều sợ-sệt hơn hết.

Tại sao Đức Chí-Tôn đến Ngài trụ cả con cái của Ngài đặng lập Thánh-Thể hữu hình này, tại sao vậy? Bởi vì hễ tạo được mặt luật hữu-vi này thì cả thảy con cái của Đức Chí-Tôn đoạt-pháp đặng. Một ngày kia đoạt-vị trên cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống, chưa có hạnh-phúc nào dưới thế-gian này bằng hạnh-phúc trên cảnh Thiêng-Liêng. Chúng ta hưởng được hạnh-phúc thiệt hay chăng là do nơi đó.

Thánh-Thể Đức Chí-Tôn là gì? Là một quyền quản-trị cả luật yêu-ái của Đức Chí-Tôn làm một khối, khối ấy dành để trong tâm não của Ngài. Mỗi phần-tử luân-hồi là mỗi phần tử của Đức Chí-Tôn gieo trong cả hình-luật thương yêu ấy trong tâm não tinh-thần của mỗi người.

Chúng ta thấy Đức Chí-Tôn đã tạo Thánh-Thể của Ngài với một cái tình yêu ái, Ngài nói: Các con đã hưởng được cái quyền yêu ái vô tận, các con nên lấy tình yêu ái truyền cho các em con thế-kỷ này qua thế-kỷ khác.

Một hình-phạt đương nhiên nơi cửa đọa này chúng ta sợ hơn hết là hình-phạt trục-xuất. Trục-xuất là gì? Là đuổi ra khỏi cái đại gia-đình, Đại Tông-Đường của Đức Chí-Tôn đến đào tạo cho chúng ta. Một hình-luật tại mặt thế này đặng cho chúng ta không ra khỏi các Tông-Đường ấy, cốt yếu là vậy, sợ hay chăng là cái đó, án trục-xuất là vậy đó.

Người nào bị trục-xuất là bị đại gia-đình mình trừ bỏ, mà từ bỏ rồi thì thân mình là con vật không phải tìm hạnh-phúc riêng một mình được, vì hình-luật nó biểu nó, phải già rồi nó phải chết, nó không còn sống.

Cái quyền của Hội-Thánh trục-xuất chẳng khác nào bị đuổi ra khỏi Đại Tông-Đường của Đức Chí-Tôn đến tạo dựng, bị đuổi ở dưới này ở trên kia cũng vậy, đuổi phần xác thì phần hồn cũng bị đuổi vậy.

Ngày mình không còn ở trong Tông-Đường của Đức Chí-Tôn là ngày mình bị nhục, tưởng sống mà thân mình trả đặng nợ hay chưa cũng không đáng sợ, trong Tông-Đường của mình bị nhục mới đáng sợ./.

Phụ ghi:
(*1) Nơi đoạn thứ 5: Chúng ta đây thuộc về trái địa-cầu 68, chúng ta thử nghĩ nhơn-loại nơi mặt địa-cầu này, hơn hai ngàn bảy trăm triệu nhơn-sanh, chúng ta thử nghĩ trái địa-cầu này, có gần một trăm mấy chục lần lớn hơn trái địa-cầu 68 này, như vậy chúng ta tưởng-tượng xem có bao nhiêu nhơn-loại ở trên mặt Càn-Khôn Vũ-Trụ vĩ-đại này?...
Nguyên bản chánh in là: Chúng ta đây thuộc về trái địa-cầu 68, chúng ta thử nghĩ nhơn-loại nơi mặt địa-cầu này, hơn hai ngàn bảy trăm triệu nhơn-sanh, chúng ta thử nghĩ trái địa-cầu này, có gần một trăm mấy chục lần lớn hơn trái địa-cầu 69 này, như vậy chúng ta tưởng-tượng xem có bao nhiêu nhơn-loại ở trên mặt Càn-Khôn Vũ-Trụ vĩ-đại này?...
Chúng tôi mạn phép trình bày như trên cho rõ nghĩa hơn.

Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống
Bài 25
Đức Hộ-Pháp
Thuyết-Đạo tại Đền-Thánh, đêm 04 tháng 02 năm Kỷ-Sửu (03-03-1949)

Trước khi giảng dục-tấn trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống, Bần-Đạo có nhiều điều khuyên nhủ về phương-pháp thuyết-pháp, thuyết-pháp tức nhiên là thuyết Đạo.

Trót gần hai năm trường, cũng gần 2 năm Bần-Đạo đã tìm phương thế cho toàn cả Thánh-Thể của Đức Chí-Tôn thuyết-giáo, có điều trọng-yếu về phổ-tế nhơn-sanh, cả thảy đều biết, nhờ cái thuyết-pháp mà chơn-truyền nó hiện-tượng, trọng-yếu của chơn-truyền Đức Chí-Tôn là vậy.

Một điều mình đã để tâm về thuyết-pháp, tức nhiên mình cần có mục-phiêu để cho tinh thần cả toàn thính-giả chú ý vào đây, tức nhiên cầm cây phướn Thần cho chúng ta trụ lụng lại triết-lý thuyết-pháp của mình.

Bần-Đạo thấy có một điều nên sửa chữa, có người lên nói một đề Nam, tới chừng thuyết đi qua đề Bắc, không nhằm đề gì hết, chẳng khác nào Bần-Đạo nói tôi tính đi Sài-Gòn thì thiên-hạ đều ngó về hướng Sài-Gòn, tới chừng đi thì đi lên mé Nam-Vang thành ra không ai hiểu gì hết, nên thuyết-pháp trọn bài nghe mà không biết gì hết. Thuyết-pháp tức nhiên có niêm-luật của phương thuyết-pháp, phải có niêm-luật chớ không phải muốn nói gì thì nói. Bài thuyết-pháp nó giống như bài thi vậy, nó phải có đề, có niêm-luật, có bình trắc, có thừa khóa, có trạng luận, thúc kết, phải giữ cho ăn với cái niêm-luật của thuyết-pháp mới đặng.

Đức Chí-Tôn dạy niêm-luật thuyết-pháp một cách kỹ-lưỡng, Cao-Thượng-Phẩm và Bần-Đạo có tập hai ba tháng vậy. Hễ Cao-Thượng-Phẩm lên đài thuyết thì Bần-Đạo làm thính-giả ngồi nghe. Cần phải tập, không tập không thể gì làm được, không thể gì không tùng theo niêm-luật của Đường-Thi vậy, không thể gì nói càn đặng. Ngoài ra niêm-luật ấy nó còn Phù, Tỷ, Hứng, Thú nữa, phải học cho thuộc lòng. Bài văn hay ho là mình thuyết văn có mực thước, có phù ba có văn chương, có tài khẩu-thuyết mới được, không có khuẩn bức túng thiếu trong lời nói ngôn-ngữ của mình. TỲ - là lên đó mình phải "Quan tiền vũ hậu" lấy kim suy cổ, suy tầm những lý lẽ cho cao sâu. HỨNG - là mình lên đứng nhập vào cảnh tượng nào, thấy hiện-tượng ở thế-gian, phải cho ăn nhập vào cảnh tượng đó trong khuôn khổ đương nhiên cả toàn hình-thể hiện tại Đạo với Đời có liên-quan trọng-hệ mật thiết. Bài thuyết Đạo của mình hay ho có lẽ hứng lấy tinh-thần đương nhiên, đem ra tùy theo mình thuyết-pháp, mình phải giải-thích cho thính-giả thấu đáo.

Bây giờ muốn thuyết-pháp cho trúng và có đề hẳn-hòi thì phải có KINH, ĐIỂN, LUẬT. Kinh là Tứ-Kinh, Điển là Ngũ-Truyện; Luật là cả luật trị-thế từ cổ chí kim, đem ra làm cái niêm luật đặng tạo bài thuyết-pháp của mình, phải có niêm luật của mình, mình phải rán học, cần mẫn học, ấy là một điều chẳng phải dễ, nhưng phải làm cho đặng thay thế ngôn-ngữ cho Đức Chí-Tôn, đem chơn truyền của Ngài để vào tinh-thần của nhơn-loại, nếu mình làm không đặng cũng như mình làm cho Đức Chí-Tôn câm sao! Mình phải làm đặng thay thế ngôn-ngữ cho Ngài, nếu mình làm không đặng thì thay thế cho Ngài không đặng!(*)

Từ đây về sau Bần-Đạo siết chặt lại là ngồi nghe, hễ còn nói bậy nữa Bần-Đạo sẽ phạt nặng đa nghe, đã gần 2 năm rồi không dung thứ nữa được. Bần-Đạo cho hay trước có bị phạt đừng than đừng trách, nói khó khăn gì hết, đã cho hay trước rồi mới làm.(*)

Bây giờ cả Tông-Đường của chúng ta (Bần-Đạo nói đây là Tông-Đường Thiêng-Liêng đa), anh em chúng ta dắt chúng ta qua Cung gọi là Cung Phục-Linh. Các bạn phải biết muôn trùng thiên-hạ vạn điệp chơn-linh, nếu như ở thế-gian này dùng ngôn-ngữ mà thông công cùng nhau, tưởng sự náo nhiệt dữ tợn lắm, nhưng không cần, nền chánh-trị phi thường, Bần-Đạo sẽ tiếp giảng tới cả thảy sẽ thấy một nền chánh-trị lạ lùng không thể gì tưởng-tượng được.

Ngôn-ngữ nơi cảnh ấy duy có tưởng mà đặng thông-công cùng nhau mà thôi, tưởng cái gì có cái nấy. Giả tỷ, Bần-Đạo muốn đi đến chỗ đó, người ta cũng đều hiểu rằng Bần-Đạo muốn đi đến chỗ đó. Các chơn-linh khác cũng tưởng mà nói chuyện với nhau, duy có cái tư-tưởng mà thôi chớ không có ngôn-ngữ. Chúng ta gặp biết bao nhiêu chơn linh quen thuộc thân mến yêu ái với chúng ta, cửa ấy chẳng buổi nào gặp một kẻ ghét hay kẻ nào không có thâm tình với chúng ta, có một điều các anh các chị nhớ nghe, nhớ cho lung.

Bần-Đạo sẽ giảng có ảnh-hưởng với kiếp sanh khi chúng ta chưa vô cửa, thì những anh em trong Tông-Đường ta có dặn trước khi vô cửa đừng có sợ-sệt gì hết, phải bình-tĩnh. Có điều chi thay đổi đừng sợ-sệt nao núng. Có dặn trước mà khi vô dường như mất thần, mất trí, hết thảy mê-muội, tưởng như không có ở trong cảnh ấy làm như thể chúng ta ám muội không biết đó là gì? Không biết đó là ở đâu? Không biết gì hết. Tới chừng tỉnh thấy một vị Phật Cầm cây Kiêm-Câu đứng trước mặt chúng ta và thấy Hộ-Pháp đang đứng bắt ấn giữ linh-hồn chúng ta lại. Vị Phật ấy không ai xa lạ hơn chính là Phục-Linh Tánh-Phật đó vậy. Cầm cây Kiêm-Câu quơ một cái thì chúng ta tỉnh lại một kiếp sanh, tới chừng sống lụng lại thấy trong kiếp sống trước nữa. Hễ mỗi lần quơ thì chúng ta thấy mỗi kiếp sanh, chúng ta sống lụng lại trong cả kiếp sống của chúng ta, chúng ta đi thối lại từ mức Đại-Hồi cho tới Tiểu-Hồi, qua cho tới vật-loại, bởi chúng ta cả thảy đều là Hóa-nhân, không ai ở mặt địa-cầu này là Nguyên-nhân cả. Nguyên-nhân chúng ta đã đoạt được trong lần thứ ba là Đệ-Tam Chuyển, còn bao nhiêu đều là Hóa-nhân, cả thảy đều ở trong vật-loại mà đoạt kiếp cả.

Bần-Đạo chỉ một điều là Đức Di-Lạc Vương-Phật đương cầm quyền Càn-Khôn Vũ-Trụ bây giờ, hồi Thất-Chuyển mặt địa-cầu này nó chưa thoát xác của nó. Kỳ phán-xét chót hết Đức Di-Lạc còn là con Dã-Nhơn (Con khỉ), con khỉ ở làm đầy tớ cho Đức Phật Thích-Ca. Đức Phật Thích-Ca buổi ấy là anh thôn quê dân da đen (Hắc-Chủng) như mọi vậy thôi. Ba chuyển tới là Đệ Tam-Chuyển, Trung-Ngươn Đệ Tam-Chuyển thì Đức Phật Thích-Ca đoạt tới Boudhisava, sau Đức Thích-Ca được vào hàng Phật tức nhiên là Boudha.

Đức Di-Lạc-Vương sửa soạn vào hàng Phật kỳ này. Ngài cầm quyền nữa Ngài đặng vào hàng Phật, nếu Bần-Đạo nói Đức Thích-Ca đến thế này, đến trái địa-cầu 68 này, hồi lúc nó chưa thoát xác của nó thì Đức Phật Thích-Ca đem hình-ảnh Ngài thay lần. Nên tổng-số kiếp sanh của Ngài nơi mặt địa-cầu này lối chừng một ngàn năm trăm triệu năm chớ không có bao nhiêu đâu.

Chúng ta đi vô Cung Phục-Linh chúng ta phải đi ngược lụng lại, đi trở lại xuống tới vật loại. Tới chừng nhập vô Ngươn-Linh, chúng ta dường như Ngươn-Linh của ta sống cảnh cũng như vật-loại vậy.

Lát nữa Bần-Đạo sẽ dắt vô trong Ngọc-Hư mà các Đấng đương thông công với chúng ta, Đấng ấy đương ngự tại Huỳnh-Kim-Khuyết là Ngọc-Hoàng Thượng-Đế, hay là Đại-Thiên-Tôn. Ngài có hai chức: Ngọc-Hoàng Thượng-Đế cũng là Ngài, mà Đại-Thiên-Tôn cũng là Ngài.

Nói lụng lại, tới chừng ta Phục-Linh, chúng ta đoạt được rồi, chúng ta thấy cả Càn-Khôn Vũ-Trụ là bạn, là tình với chúng ta. Các chơn-linh rần-rần, rộ-rộ trước mặt chúng ta nhưng không có ai lạ hết bởi vì nó có một đức, một căn-bản. Bí-mật là vậy đó.

Bần-Đạo giảng tới vô Cung Phục-Linh thì mình mất cả tinh-thần hết, chúng ta thấy đã đi gần mút con đường sơ sanh. Buổi mới sanh chúng ta không biết gì. Kiếp sống bị một lần mê-muội, tới chừng chết chúng ta cũng bị một lần mê-muội nữa, mê-muội rồi mới sống lại. Huyền-vi bí-mật là ở chỗ đó vậy, nếu không mê thì chúng ta biết được kiếp trước của chúng ta hế. Buổi mình định thần lại thì mới biết, thiên-hạ kêu bằng ăn cháo lú mới mê muội. Vô Cung Phục-Linh nếu chúng ta không mê thì chúng ta biết được kiếp sống, nhớ thì sống không đặng phải chết, bí-mật là chỗ đó. Ngày giờ chúng ta phục tánh chúng ta lại được, chúng ta thấy Đấng Tạo-Đoan tạo Càn-Khôn Vũ-Trụ là Đức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế tức là Đại Thiên-Tôn đương ngự nơi Ngọc-Hư-Cung, dường như rủ chúng ta phải qua chỗ đó, qua đặng hiệp mặt cùng Đấng ấy, phải qua cho thấy Đấng ấy. Dầu cho Tông- Đường chúng ta hay bạn tác chúng ta giờ phút đó có nắm chúng ta biểu đừng đi, nhưng Chơn-Linh của chúng ta cũng đi qua Ngọc-Hư-Cung.

Bây giờ đến Cung Ngọc-Hư là nơi cầm-quyền chánh-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ, không có một ngôi sao nào, không có mặt trời nào đứng trong Càn-Khôn Vũ-Trụ mà không chịu dưới quyền điều-khiển của Ngọc-Hư-Cung.

Quyền trị thế là hình-ảnh của Cửu-Trùng-Đài, một điều mà thiên-hạ tưởng-tượng khác. Có trị ai đâu? Bần-Đạo đã thuyết các chơn-linh tự-trị lấy mình, còn Ngọc-Hư-Cung duy có bảo-thủ tồn-tại cho họ và tác phước cho họ mà thôi, chớ không có trị. Tác phước ấy là họ muốn cho các Chơn-Linh ấy đặng hưởng phước họ không hưởng đặng, là tại quả kiếp của họ, nếu nói nhờ người cầm-quyền cho họ thấy mảy may quả kiếp của họ mà thôi. Trị là một vị Phật cầm quả kiếp chúng sanh, họ cũng không phải là gắt-gao lắm. Có nhiều Chơn-Linh biết quả kiếp của mình đặng nặng nề quá đỗi rồi không muốn sống nữa. Quả kiếp trọng hệ lắm nên các Đấng ấy duy có giảm bớt, kiếm phương thế giảm bớt mà thôi.

Trên Cung Hiệp-Thiên Hành-Hóa cốt yếu chỉ cho người tội nhơn ấy làm tòa xử lấy họ, họ biết tự-tỉnh lấy họ, tự-tỉnh lấy họ đặng ngó thấy quả kiếp bớt oai-quyền mà quyết định tội mình. Trái lại người tội nhơn làm tòa xử lấy mình, còn người cầm-quyền lại để bảo-vệ hạnh-phúc, giảm bớt tội tình cho ta, cầm-quyền chánh-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ là vậy đó, cầm để tác-phước và giảm-tội chớ không phải để buộc tội, để không phải định án. Định chăng là do nơi mình, mình làm Tòa cũng mình, nếu có Trạng-Sư cũng không qua đặng. Cung Hiệp-Thiên Hành-Hóa là cung để cho mình định tội lấy mình không qua không đặng. Nền chánh-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ là vậy, cho nên khi chúng ta vô đến Cung Hiệp-Thiên Hành-Hóa rủi chúng ta có làm tội tình, thì dường như các Đấng ngự nơi Cung ấy hồi hộp lo sợ, họ sợ mà mình không sợ. Trái lại họ sợ cho mình, sợ mình kêu án mình quá nặng nói trái ngược vậy đó.

Thành thử, nơi Ngọc-Hư-Cung là nơi an-ủi các Chơn-Linh trong Càn-Khôn Vũ-Trụ, chính tay ấy cầm-quyền trị Càn-Khôn Vũ-Trụ để dìu-dắt binh-vực, chớ không phải để trị, các Chơn-Linh tự trị lấy mình, các bạn nên nhớ điều ấy, nhứt là mấy anh mấy chị vẫn phải biết cái bí-mật ấy đặng tự-tỉnh, tại mặt thế này mình trị mình trước đi. Trị theo cái thói của mình đấy, làm cho lấy có đi, để nữa Chơn-Linh mình về trển không có nóng, đặng ngày kia không có buộc tội mình nặng, làm theo kiểu quẹt lọ vậy mà biết tự-trị lấy mình, đừng hồi-hộp, đừng sợ-sệt gì hết, cho nên Đức Chí-Tôn thường dùng tiếng ăn-năn là vậy đó, tiếng ăn-năn nó hay ho làm sao đâu, đặng cho mình khỏi tự-trị lấy mình, quyền nơi Ngọc-Hư-Cung là vậy đó./.

Phụ ghi:
Cuối những đoạn có dấu (*): Hai đoạn 6 và 7 được mang sang từ  bài thứ 26 đoạn 6 và 7. Chúng tôi nghĩ  lý do kỹ thuật hai đoạn nầy bị sắp lộn vào bài thứ 26. Nguyên bản chánh không có hai đoạn 6 và 7 nêu trên. Kính cáo.

Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống
Bài 26
Đức Hộ-Pháp
Thuyết-Đạo tại Đền-Thánh, đêm 08 tháng 02 năm Kỷ-Sửu (07-03-1949)

Hôm nay chúng ta rủ nhau dục-tấn trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống.

Thưa cùng chư Chức-Sắc Thiên-Phong Cửu-Trùng-Đài và Hiệp-Thiên-Đài, Nam Nữ và mấy vị Lão thành. Bần-Đạo từ khi giảng Dục-Tấn trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống, cốt ý giảng cho mấy anh mấy chị để vào cân não. Từ hôm nào tới nay láp-giáp, nói nhiều quá cho anh chị được mở tinh-thần, dám chắc rằng sự nguy-ngập chưa đến nước đó.

Bần-Đạo chỉ có nắm tay các người dẫn đi vào cảnh ấy cho mấy người quan-sát tự mình hiểu lấy mình dễ hơn, thuyết-giáo e sợ mấy người không trọn thấu được, mình thấy để nhớ nhập trong cảnh ấy rồi mới có sự thật, mà Đức Chí-Tôn muốn cả con cái của Ngài thấy cả sự thật mà thôi, không muốn cho thấy ảo-ảnh, Chơn-Truyền của Đức-Chí-Tôn đại kỵ điều ấy. Nếu thoảng như nhà tịnh-thất chưa mở ra đặng, lỗi ấy không phải nơi Bần-Đạo, lo nội Thể-Pháp mà 24 năm trường nhọc-nhằn không biết bao nhiêu khổ tâm, khổ trí, từ tuổi xanh đến bạc đầu mà chưa rồi sáu bảy phần mười. Bần-Đạo xin thú thật rằng không có cái nạn làm nô-lệ nào một cách vô lối như Bần-Đạo đã làm.

Hỏi ra không phải phận-sự của Bần-Đạo mà Bần-Đạo phải làm nhiều khi ngồi buồn muốn phế hủy, ngặt dòm lại thấy con cái của Đức Chí-Tôn không người dìu-dắt, phế bỏ mà không phế bỏ được. Mặt đời là kiếp sanh tức nhiên phần xác còn chịu nhọc-nhằn không lẽ phần hồn mà phế bỏ.

Bần-Đạo xin giảng tiếp và dắt chúng ta ra khỏi Nam-Tào Bắc-Đẩu, khi thấy quyển Vô-Tự-Kinh rồi thì mình đã hiểu căn phần quả-kiếp của mình, mạng căn kiếp số đều hiểu nơi Cung ấy.

Bây giờ muốn thuyết-pháp cho trúng và có đề hẳn-hòi thì phải có Kinh, Điển, Luật. Kinh là Tứ-Kinh, Điển là Ngũ-Truyện; Luật là cả luật trị-thế từ cổ chí kim, đem ra làm cái niêm luật đặng tạo bài thuyết-pháp của mình, phải có niêm luật của mình, mình phải rán học, cần mẫn học, ấy là một điều chẳng phải dễ, nhưng phải làm cho đặng thay thế ngôn-ngữ cho Đức Chí-Tôn, đem chơn truyền của Ngài để vào tinh-thần của nhơn-loại, nếu mình làm không đặng cũng như mình làm cho Đức Chí-Tôn câm sao! Mình phải làm đặng thay thế ngôn-ngữ cho Ngài, nếu mình làm không đặng thì thay thế cho Ngài không đặng!(*1)

Từ đây về sau Bần-Đạo siết chặt lại là ngồi nghe, hễ còn nói bậy nữa Bần-Đạo sẽ phạt nặng đa nghe, đã gần 2 năm rồi không dung thứ nữa được. Bần-Đạo cho hay trước có bị phạt đừng than đừng trách, nói khó khăn gì hết, đã cho hay trước rồi mới làm.(*)

Ngày nay Bần-Đạo giảng tiếp cái chánh-trị của Càn-Khôn Vũ-Trụ, từ trước Bần-Đạo đã có nói cái quyền của họ do nơi đâu mà có? Phương-pháp trị Càn-Khôn Vũ-Trụ xét ra là phương-pháp tự-trị, ta trị ta, cả nhơn-loại tự-trị lấy mình. Càn-Khôn Vũ-Trụ minh-mong đại hải, vô biên, vô giới nếu lập luật, định quyền, thì không có quyền nào cầm nổi. Cả sự sanh-hoạt của Càn-Khôn Vũ-Trụ cái hay hơn hết là cái bí-mật huyền-vi của mỗi cá-nhân đều tự-trị lấy mình, ấy là chúng ta đoạt được huyền-bí vô biên xử đoán của Đức Chí-Tôn đó vậy, là chính mình tự-trị lấy mình.

Bần-Đạo đã nói cái án không có chối, cái tội không có cãi, vì chính mình trị lấy mình, chính mình xử-đoán cho mình và chính mình định hình-phạt cho mình, thì ai đâu chối nữa được, còn miệng lưỡi nào mà chối cho mình, đó là quyền đã vững chắc đó vậy.

Cá-nhân tự-trị, chánh-trị của Càn-Khôn Vũ-Trụ không có gì khác, chỉ khác cái đó. Duy có huyền-bí vô biên của Đức Chí-Tôn là trường Quan-Lại của Ngài, đặng định cho Càn-Khôn Vũ-Trụ sanh-hoạt mà thôi, không có giá-trị gì hết, mỗi Chơn-Linh đều có quyền tự-trị lấy mình, bây giờ nền chánh-trị đã vững-vàng chắc-chắn vậy ( trong phương-pháp Thiêng-Liêng kia nó đã chắc-chắn không có gì ốp(?) được), chắc-chắn mạnh-mẽ oai-quyền làm sao! Bây giờ ta xét thấy nền chánh-trị đã vững chắc, cả tinh-thần của Càn-Khôn Vũ-Trụ hiệp làm một đặng mình trị lấy mình.

Bần-Đạo có nói rằng: Chúng ta chỉ sợ tôi lung hơn hết, khổ não hơn hết, là mình thấy Tông-Đường mình bị tội nơi cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống, trụ số Tông-Tộc Thiêng-Liêng của mình trên cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống kia họ chịu nhục-nhã về mình, chịu chê bai biếm nhẻ, vì mình mà bị từ bỏ, dọa nạt trên cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống và mất giá-trị. Cái đó mới đáng sợ. Vì cớ cho nên Bần-Đạo chỉ vẽ cái thiệt-tướng của Càn-Khôn Vũ-Trụ, tức nhiên cái chơn-lý của Càn-Khôn Vũ-Trụ, chơn-lý ấy hỏi nơi thế-gian này có đoạt được chăng? Có chớ!

Bần-Đạo chỉ nói cho cả thảy đều ngó thấy Việt-Chủng của chúng ta, tức nhiên văn-minh của Trung-Hoa đoạt được trước hết, đoạt được cơ-quan võ-khí. Bần-Đạo đã nói trái địa-cầu này chuyển kiếp lụng lại, nó đi đã ba chuyển kiếp rồi. Kiếp trước nó đi đến Thất-Chuyển, đã bị tiêu-diệt cái hình-hài của nó, nó biến hình của nó, trái địa-cầu này nó đã đi đến Tam-Chuyển của nó rồi, chừng tới Thất-Chuyển nó sẽ tiêu-diệt nữa, hay biến-tướng trở lại Tam Chuyển nữa. Bốn chuyển đầu tạo-đoan ra Dã-nhơn và Hắc-chủng.

Nhứt-Chuyển thì họ duy có tự-vệ mà thôi, hoặc rủ một vài người với phương-pháp tự-vệ mà thôi, vì buổi ấy thú mạnh hơn người, cho nên xã-hội thời-kỳ ấy tự-vệ mà thôi. Tới Đệ Nhị-Chuyển là thời-kỳ nghệ-thuật, tức nhiên kiếm phương-thế để tự-lập mình, bày ra binh khí hiệp nhau. Mường Mán này hiệp với Mường Mán khác, đặng chống-chọi với thú dữ, cơ trời buổi ấy không được hiền từ như bây giờ. Đệ Nhị-Chuyển thiên-hạ bất định nhiều bịnh chướng, nhiều cơ-quan tiêu diệt loài người nên phải tự-vệ. Muốn tự-vệ được mạnh-mẽ thì họ phải tự kiếm ra cho có binh khí, thứ này thứ kia đặng họ tự-vệ họ kêu là nghệ-thuật.

Đệ Tam-Chuyển xã-hội hiệp chủng, khởi có chủng-tộc và xã-hội, mà xã-hội là gì? Là hình ảnh chánh-trị Thiêng-Liêng kia, suy xét chơn-lý kiếm lại coi, giờ phút này đã mãn Tam-Chuyển bắt đầu Thượng-Ngươn Tứ-Chuyển là hồi nhơn-loại tương hợp với nhau, cả thảy nơi mặt địa-cầu này, tức là thuyết Đại-Đồng. Nhơn-loại đem để nơi mặt địa-cầu này một nền chánh-trị cho vững chắc mới hiệp đặng, tức nhiên khởi mầm để tạo ra chánh-trị Hiệp-Chủng Đại-Đồng cho nhơn-loại. Ấy vậy nước Tàu đã đoạt được Bí-Pháp ấy, các Tông-Đường như họ này qua họ kia: Họ Lưu, họ Trần, họ Lê, họ Lý mỗi họ đều có Tông-Đường để trị lấy họ, bởi cớ cho nên nhà Vua không bao giờ khó trị, phần tử trong Tông-Đường nào mà phạm vào tội gì, thì cả Tông-Đường phải chịu trách-nhiệm với Triều-Chánh. Vì cớ cho nên, nền chánh-trị của nước Trung-Hoa tối cổ vững chắc mạnh-mẽ phi thường, nếu có nghiêng đổ là tại  họ phế cổ tùng kim, làm cho hủy-hoại nền chánh-trị tối cổ quí báu mạnh-mẽ xưa kia vậy. Phương-pháp chánh-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ cũng vậy. Còn nước Việt-Nam là nòi giống Trung-Hoa, của người Tàu, thì chúng ta đã có nền chánh-trị về Tông-Đường đó muốn cho thiên-hạ hiệp lại đại-đồng thì ít ra các Tông-Đường phải hiệp trước đã, phải đi từ cái nhỏ mà đến cái lớn.

Cái mầm Tông-Đường hiệp nhau là vậy, cho nên Bần-Đạo khuyên nhủ Phước-Thiện tạo dựng Tông-Đường trở lại như xưa vậy là cái Bí-Pháp ấy muốn Đại-Đồng, là cơ-quan chánh-trị của nước Việt-Nam, là bổn-nguyên quí hóa, bổn-nguyên chắn-chắn hơn xưa vậy./.

Phụ ghi:
Cuối những đoạn có dấu (*): Hai đoạn 6 và 7 của bài thứ 26. Chúng tôi nghĩ  lý do kỹ thuật hai đoạn nầy bị sắp lộn vào bài thứ 26. Đề nghị mang sang bài thứ 25 sau đoạn thứ 5.
(?) Nơi đọan thứ 10: Cá-nhân tự-trị, chánh-trị của Càn-Khôn Vũ-Trụ không có gì khác, ... ...  ( trong phương-pháp Thiêng-Liêng kia nó đã chắc-chắn không có gì ốp (?) được),... [Ốp: objecter: bắt bẻ, phản đối.]

 Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống
Bài 27
Đức Hộ-Pháp
Thuyết-Đạo tại Đền-Thánh, đêm 12 tháng 02 năm Kỷ-Sửu (11-03-1949)

Hôm nay Bần-Đạo giảng tiếp sự dục-tấn của chúng ta trên con Đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống. Bần-Đạo đã có nói rằng: Khi cúng rồi cả thảy đều mệt vì cớ cho nên giảng Đạo không được dài lắm, vả lại, khi nào thuyết-pháp mà dạo đi dạo lại đã nghe không được còn thêm mệt, nên Bần-Đạo thuyết vừa đủ chừng không cho nhạo tiếng, nếu thuyết dài quá thành ra nhảm-nhí, nói cụt quá thì không đủ đề thuyết không hay, thành thử phải gom-góp thế nào cho vừa chừng, cả thảy con cái của Đức Chí-Tôn không có mệt và vui nghe. Đêm nay Bần-Đạo giảng có hơi dài và lâu chút có mệt xin lỗi, xin tha thứ.

Bần-Đạo giảng kỳ rồi vô Cung Phục-Linh, đêm nay giảng dài dài một chút vì bài giảng hôm nay có Bí-Pháp giải-thoát của mình, Bần-Đạo cho hiểu trước cái cơ Bí-Pháp huyền vi Đạo-Giáo của Đức Chí-Tôn có cơ giải-thoát. Bài giảng đêm nay rán để ý cho lắm.

Bần-Đạo đã giảng khi vô Cung Phục-Linh thì chúng ta sống lụng lại nhờ Đức Phật Phục-Linh Tánh-Phật gìn-giữ cho nguyên kiếp của chúng ta, phục-linh lụng lại, qui tựu chơn-linh lụng lại. Ở trên Thượng-Nê-Hoàng thì có Hộ-Pháp bắt ấn giữ cả Ngươn-Linh chúng ta cho vững chắc, chúng ta sống nơi Cung ấy có hồi mê-muội đặng cho quên cả kiếp trước của mình.

Linh-hồn chúng ta đi đặng nhập mình chúng ta sống lụng lại, không biết chừng muôn triệu kiếp từ trong vật loại dĩ chí tới phẩm nhơn-loại, biết bao nhiêu kiếp, lâu chừng nào kiếp căn nhiều chừng nấy. Khi chúng ta thác qua sống lại, cơ huyền-bí làm cho chúng ta nhập vô trong Ngươn-Linh của chúng ta.

Ngươn-Linh ấy nó đoán xét muôn muôn quả kiếp chẳng khác gì xét đoán tội nhơn kia vậy, vì cớ cho nên Bần-Đạo có nói mỗi đứa sẽ làm Tòa lấy mình, xử lấy mình là vậy. Cái xử mình còn nghiêm-khắc mà xử lấy mình nữa, mình xử cho mình hỏi còn ai bào chữa cho. Bần-Đạo nói rằng: Cái án không cãi, cái tội không có chối, cái hình-luật không có tránh. Tránh thế nào được, chối thế nào được vì mình xử lấy mình chối thế nào được, Ngươn-Linh của mình xử mình, Ngươn-Linh của mình làm chủ cả quả kiếp, quả kiếp của mình, trái lại nó xử tội mình thì còn ai mà bào chữa cho.

Ấy vậy mà có phương-pháp bào chữa chớ, có mà không biết. Mình có thể tự mình làm trạng-sư đặng bào chữa tội cho mình. Vì khi mình đương sống đây muôn triệu kiếp, mình biết cái lỗi của mình, tức nhiên Ngươn-Linh của mình cãi cho mình, cái Ngươn-Linh cãi tội cho các Chơn-Linh, cãi cho mình thì ngày kia không có bắt tội mình nữa. Ấy vậy chơn-pháp chữa tội của các Chơn-Linh cao siêu đoạt Đạo, để lại chơn-pháp rất đơn giản mà nhơn-sanh đương dùng không tìm-tàng cái trọng-hệ của nó, không tìm phương giải-thoát mình. Phải chăng phương-pháp "Nhựt nhựt tam tỉnh ngô thân" không phải một ngày mình thăm Cha Mẹ mình một lần mà còn phải xét mình ba lần nữa.

Hỏi thử tội tình của chúng ta đã làm trong kiếp sanh, Đức Chí-Tôn để trong phương pháp nói rằng: Tội tình các con đầy dẫy nơi mặt địa-cầu này mà đến giờ chót, các con biết kêu danh Thầy thì Thầy đến cứu, Thầy đem Bí-Pháp giải-thoát để trong tay các con đặng các con đoạt chơn-pháp giải-thoát đó vậy. Kêu danh Thầy là: "Nam-Mô Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát".

Chúng ta đã ngó thấy, Bần-Đạo đã thuyết-minh rằng: Khi Ngươn-Linh của chúng ta đã hiện-tượng của nó, thì nó đồng tánh với Càn-Khôn Vũ-Trụ, đồng tánh với Chí-Linh là đoạt Đạo.

Càn-Khôn Vũ-Trụ là nơi sản-xuất Đấng ấy mà Đấng ấy đồng tánh với nhau, tức nhiên Đấng ấy có quyền tự giải-thoát cho mình. Vì cớ cho nên kêu danh Đức Chí-Tôn thì đoạt cơ giải-thoát, dầu tội tình bao nhiêu chúng ta đã tạo thành nơi mặt địa-cầu này, dầu có đầy-dẫy đi nữa mà giờ chót chúng ta biết kêu danh Đức Chí-Tôn tức nhiên biết kêu Ngươn-Linh của chúng ta, tức nhiên chúng ta chối cái quyền làm Tòa buổi chung qui của chúng ta. Hễ ta chối cái quyền làm Tòa thì còn ai xử ta đâu?

Đấng Chí-Linh duy chủ mà để quả-kiếp trong tay Đấng Chí-Linh thì còn ai xử ta đâu, cơ quan giải-thoát đoạt-pháp là vậy đó.

Bây giờ chúng ta thử, Bần-Đạo nói Chơn-Linh hiện-tượng ra rồi dường như có quyền năng vô tận, biểu Ngươn-Linh phải đến Chí-Linh, bởi vì Càn-Khôn Vũ-Trụ đồng âm-đức của nó, nó hiện-tượng với cơ huyền-vi bí-mật, bởi đồng tánh, đồng Chí-Linh với Đấng tạo Càn-Khôn Vũ-Trụ bởi vậy cho nên nó mới biết.

Bần-Đạo dám chắc rằng và Bần-Đạo biết trái Địa-Cầu này nó có đến ba ngàn triệu, ba ngàn triệu (3.000.000.000) biết bao nhiêu nhơn-sanh, Chúng ta tính gộp nội trái địa-cầu 68 này, nhỏ hơn hết mà nhơn-loại ở nơi mặt trái địa cầu này có hơn hai ngàn bảy trăm triệu nhơn loại (2.700.000.000).

Trong Càn-Khôn Vũ-Trụ có tới ba ngàn triệu quả địa-cầu thì biết bao nhiêu nhơn-loại? Tưởng-tượng lại coi Đấng Chí-Linh cầm quyền trọn vẹn, cầm quyền xử đoán, hễ tác-phước thì xưng danh Ngọc-Hoàng Thượng-Đế, hễ bớt tội thì Đại Thiên-Tôn. Đấng ấy làm chủ có lạ gì đâu? Bởi trái Địa-Cầu từ vật-loại cho đến con người nó có linh-hồn của nó, mà Ổng làm Chúa cả sanh mạng của nó, tồn tại chẳng khác nào như thân-thể chúng ta. Thử hỏi sợi lông nheo của chúng ta nó ngứa có động đến thân-thể chúng ta chăng? Ngón tay nó bị lột phao chúng ta có biết đau không? Trong Càn-Khôn Vũ-Trụ này nhứt động nhứt tĩnh Ổng đều biết, các vật loại đâu đâu Ổng cũng đều thấu đáo. Bởi vì chính thân-thể của Ổng là cơ-quan giải-thoát. Bí-mật là vậy đó.

Bây giờ Bần-Đạo tả hình ảnh Ngọc-Hư-Cung, khi chúng ta có hạnh-phúc được nhập vào cùng các Đấng Thiêng-Liêng kia, chúng ta mới biết định-phận của chúng ta như thế nào.

Bần-Đạo nói, khi chúng ta đến đứng ngoài, nhứt là Cung Phục-Linh, chúng ta thấy đài các nguy-nga, chớn-chở, chói lòa như hột ngọc giữa không trung. Khi bước vô rồi thấy chiếu-diệu hào-quang, ngước mặt lên thấy Càn-Khôn Vũ-Trụ xanh biếc trước mặt, cũng như khi chúng ta đứng giữa Bát-Quái-Đài, thấy ngôi-vị đẳng cấp Thiêng-Liêng từ mức, có Đức Chí-Tôn ngự nơi Huỳnh-Kim-Khuyết kia vậy, ngó xuống thấy cả triều-đình vô tận vô biên oai-quyền trị thế.

Thiên-hạ muôn trùng vạn điệp cũng không khi nào qua khỏi. Cái nền chánh-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ thế nào mà nắm vững chắc nó đặng? Cái nền chánh-trị hữu-vi của chúng ta cũng thế, định quyền của họ là gì? Định quyền, cầm quyền chánh trị Càn-Khôn Vũ-Trụ là gì? Là trị kẻ dữ, mà cái quyền đó nó đơn giản làm sao đâu. Muốn trị kẻ dữ chưa cần Tòa lên án, chưa có ngục để nhốt kẻ tội, muốn thưởng kẻ lành không cần Vương-Đế, không cần phần thưởng, không cần quyền năng phẩm-vị cao thấp, họ không có quyền gì hết, bởi vì cái Ngươn-Linh của chúng ta định án ta, xử lấy ta, tức nhiên nền chính-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ đơn giản quá chừng. Luật khó khăn hơn hết là trị tội và thưởng công, mà hai điều ấy không có cần, thì nền chánh-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ để làm gì? Để đặng bảo thủ sanh tồn Càn-Khôn Vũ-Trụ. Để bảo thủ là gì? Tức nhiên phụng-sự cái quyền cầm-quyền chánh trị Càn-Khôn Vũ-Trụ, tức nhiên để phụng-sự cho Vạn-Loại và Vạn-Linh.

Càn-Khôn Vũ-Trụ ấy để làm tôi (*1) của nó để phụng sự cho Vạn-Linh, từ thử tới giờ chưa có quyền nào dị hợm vậy. Không có quyền nào vô đối vô đoán như vậy. Vì cớ cho nên cái bí-mật của nhơn-loại đem hình ảnh hữu-hình này, làm con vật tại thế-gian này có mục đích tối trọng tối Thiêng-Liêng. Đến đặng phụng-sự cho nhơn-loại, Vạn-Linh của mức hữu hình, phụng-sự đặng định-phận cho chúng ta. Vì cớ cho nên mới có cái thuyết định-phận. Hễ phụng-sự đắc lực thì đoạt-vị đặng, còn phụng-sự bất lực thì phạm tội.

Cơ-quan giải thoát Bần-Đạo lập lại một lần nữa và nói quả quyết rằng: Cơ-quan giải-thoát của Đức Chí-Tôn do nơi công-nghiệp của chúng ta phụng-sự cho Vạn-Linh đó vậy ./.

Phụ ghi:
(*1) Nơi đoạn thứ 17: Càn-Khôn Vũ-Trụ ấy để làm tôi của nó để phụng sự cho Vạn-Linh, từ thử tới giờ chưa có quyền nào dị hợm vậy. Không có quyền nào vô đối vô đoán như vậy. Vì cớ cho nên cái bí-mật của nhơn-loại đem hình ảnh hữu-hình này, làm con vật tại thế-gian này có mục đích tối trọng tối Thiêng-Liêng. Đến đặng phụng-sự cho nhơn-loại,... ....
Nguyên bản chánh in là: Càn-Khôn Vũ-Trụ ấy để làm tội của nó để phụng sự cho Vạn-Linh, từ thử tới giờ chưa có quyền nào dị hợm vậy. Không có quyền nào vô đối vô đoán như vậy. Vì cớ cho nên cái bí-mật của nhơn-loại đem hình ảnh hữu-hình này, làm con vật tại thế-gian này có mục đích tối trọng tối Thiêng-Liêng. Đến đặng phụng-sự cho nhơn-loại,... ....
Chúng tôi mạn phép trình bày như trên cho rõ nghĩa hơn.

 Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống
Bài 28
Đức Hộ-Pháp
Thuyết-Đạo tại Đền-Thánh, đêm 22 tháng 02 năm Kỷ-Sửu (21-03-1949)

Đêm nay Bần-Đạo giảng tiếp con đường dục-tấn của chúng ta trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống.

Kỳ trước Bần-Đạo dìu-dẫn chư Hiền-Hữu vào Linh-Tiêu-Điện (Ngọc-Hư-Cung). Đêm nay Bần-Đạo giảng tiếp, trước khi tiếp Bần-Đạo có những điều trọng-yếu căn dặn. Từ ngày Bần-Đạo giảng cái Bí-Pháp ấy, Bần-Đạo vẫn cầu nguyện với Đức Chí-Tôn luôn, bởi vì nó có nhiều điều khó-khăn, những điều mà mình ngó thấy bằng con mắt Thần, lấy cái nhân-khẩu của mình mà tỏa chẳng hề khi nào đúng chắc đặng. Bần-Đạo thú thật rằng mười phần có lẽ Bần-Đạo tỏa đặng năm hay bảy phần là nhiều, sợ còn kém hơn nữa, Bần-Đạo chỉ có cầu-nguyện với Đức Chí-Tôn cũng như hồi trước Tam-Tạng đi thỉnh kinh nơi Ấn-Độ. Ngài là người Tàu mà kinh viết tiếng Phạn, muốn dịch ra rất khó lắm, lấy cả Kinh-Luật trong trong tiếng Phạn đem ra rất khó cho Ngài lắm, cho nên Ngài đại nguyện Ngài làm thế nào Ngài rán sức Ngài âm tiếng Phạn ấy ra chữ Nho. Ngài chắc ý Ngài âm tiếng Phạn ấy chưa đúng, Ngài có hứa chừng nào mà tôi qui liễu, nếu trong Kinh-Luật Đạo-Giáo mà tôi không minh tỏa ra đặng thì khi chết cho cái lưỡi tôi đen, nếu tôi tỏa trọn vẹn thì cho cái lưỡi tôi đỏ.

May phước Bắc Tông được hưởng một ân-huệ của nhà Phật đã ban ân riêng cho Đức Tam-Tạng, khi Ngài chết người ta vạch lưỡi của Ngài ra coi thì lưỡi của Ngài đỏ, vì cớ mà chơn-giáo của nhà Phật là Bắc-Tông có thể nhờ Đức Tam-Tạng đã minh tỏa ra trọn vẹn.

Ngày nay Bần-Đạo mỗi phen lên giảng về Bí-Pháp thì cầu-nguyện với Đức Chí-Tôn cho sáng-suốt, mà biết vẫn còn thiếu kém không thể gì tỏa bằng con mắt Thần của mình đã ngó thấy đặng trọn một bài.

Nếu thoảng như Đức Chí-Tôn ban ân riêng trong nền Thánh-Giáo của Ngài có cả Thánh-Thể của Ngài đoạt Pháp đặng, thấy đặng, có lẽ cũng chỉnh thêm, giùm giúp tay với Bần-Đạo mới toàn-thiện toàn-mỹ đặng.

Ngày nay Bần-Đạo giảng tiếp khi vô Linh-Tiêu-Điện lúc mới tới ngoài, chúng ta ngó thấy lầu các nguy-nga, Bần-Đạo có nói dầu cho vị kiến-trúc-sư nào mà ngó thấy nó rồi thì mơ-mơ mộng-mộng hoài, mơ-mộng cái vẽ đẹp ấy, sợ tới điên chết mà thôi, không thế gì tưởng-tượng được cái đẹp cái khéo của nó đặng.

Lầu các cất bằng ngọc muôn hình ngàn tướng, hễ chúng ta muốn tưởng-tượng cái gì thì có hiện tượng ra cái nấy, quyền-phép vô biên của Đức Chí-Tôn từ trước đã thành tướng, nó là vạn pháp thành hình, nó huyền-diệu vô biên vô đối, không thể gì tỏa đặng. Khi chúng ta bước vô dòm lên thấy Càn-Khôn Vũ-Trụ minh-mông đại-hải, chúng ta thấy từ trên dài tới dưới, một triều-chánh không có miệng lưỡi nào tỏa cho đặng oai-nghiêm huyền-bí làm sao đâu!!! Trên hết chúng ta ngó thấy Đức Chí-Tôn ngự với cái triều-nghi của Ngài là Huỳnh-Kim-Khuyết (Lát nữa Bần-Đạo sẽ tỏa cái hình ảnh của Ngài).

Nơi Huỳnh-Kim-Khuyết trên đầu của Ngài nơi xa xa chúng ta thấy vọi vọi, xa nữa chúng ta thấy ba vị Phật mà hiện giờ ta thấy tượng hình trên nóc Bát-Quái-Đài là Brahma Phật, Civa Phật và Christna Phật. Ngự trên nữa xa hơn nữa cao vọi-vọi xa-xăm hơn nữa chúng ta không thể gì tưởng-tượng được, con mắt mình ngó thấy như một đạo hào-quang chớp nhoáng mà không có hình-ảnh gì hết, chiếu-diệu trên cái triều-nghi của Ngài là Huỳnh-Kim-Khuyết, mà dưới Huỳnh-Kim-Khuyết là Cửu-Phẩm Thần-Tiên đương ngự triều với Đức Chí-Tôn, oai nghiêm, chúng ta không thể gì tưởng-tượng được, oai nghiêm huyền-bí làm sao, làm sao!!! Không miệng lưỡi nào tỏa hình ảnh ra đặng. Nếu may duyên mà chúng ta đoạt Pháp đặng, đoạt-vị đặng, thì dầu chúng ta hàng phẩm dưới cũng không cần gì mơ-mộng tưởng-tượng gì hết, Pháp-Thân của chúng ta cũng đến mức đoạt-vị đặng. Còn nếu chúng ta dòm lên thì thấy địa-vị của chúng ta không thấm vào đâu hết, mà hễ dòm lên cao nữa mà so-sánh thì địa-vị chúng ta không có nghĩa lý gì hết. Còn nếu chúng ta bị đọa thì hại thay, khổ thay, đau-đớn thay, chúng ta thấy cái Triều-Nghi xa tuốt mút khỏi con mắt ta rồi nó biến mất. Chúng ta thấy đứng bơ-thờ, không biết thân hình đến mức nào hay địa-giới nào, hay mình đến đâu, chỉ đứng đó mà chịu một tấn-tuồng thảm khổ vô đối. Hại thay cả tội tình đều hiện ra trước mắt chúng ta không thể gì chối cải được, đứng chịu một cách thảm khổ, mình xử lấy mình, hễ xử rồi thì từ từ hạ lần xuống cho tới cửa Trần-Gian, ấy là cửa Phong-Đô đó, chúng ta tự-xử chúng ta đó vậy.

Bây giờ luật triều-nghi của Cửu-Phẩm Thần-Tiên chúng ta ngó thấy khi chúng ta may duyên lập được một địa-vị khả quan, đừng suy đoán, chúng ta sẽ thấy các Đấng ấy cao sang vinh-hiển dường đó. Có nhiều Đấng đến gần Đức Chí-Tôn xấp-xỉ cùng Đức Chí-Tôn cao sang vinh-hiển dường ấy, họ đã đoạt đặng huyền-bí mà chúng ta ngó thấy những vinh-quang đều hiện ra một chữ Khổ. Các Đấng ấy lập vinh-quang cao trọng là thắng khổ đó vậy. Họ đoạt được cái quyền-năng vi-chủ của họ mà cái khổ muôn triệu vô số trong kiếp sanh của họ, họ đã chịu mà lập-vị vinh-quang. Chính mình ngó thấy ngay Đức Chí-Tôn thấy chữ Khổ mà Ổng là Càn-Khôn Vũ-Trụ, bởi vì Ổng có quyền-năng vi-chủ cái khổ của chúng ta, tưởng-tượng lại coi cái khổ tại sao thắng hơn mình? Tại sao mình không thắng nó nỗi? Xét đoán là tại mình không đủ can đảm, không đủ tinh-thần chịu khổ, sợ khổ rồi không biết vi-chủ cái khổ.

À, hồi lúc Bần-Đạo chưa tin nơi huyền-bí Đạo-Giáo của Đức Chí-Tôn, chỉ học-thức theo thường lệ, lấy cái lương-tri, lương-năng của mình mà đoạt định. Bần-Đạo chưa tin phẩm-vị của Đức Thích-Ca hay Đức Chúa Jésus Christ, để dấu hỏi (?) ngờ vực. Chừng đó Đức Chí-Tôn có trách-nhiệm nặng-nề cho thấy đặng đi ngay đến bổn thân của Đức Chí-Tôn.

Bần-Đạo đã ngó thấy một khối an-ủi vô biên, chúng ta đã chịu trong kiếp sanh bao nhiêu thống-khổ về hình-thể và tinh-thần, sanh sanh, tử tử lập vị mình từ bước. Một mức mình được phẩm-vị cao trọng hơn thua một mức thì thấy người ta như con chim còn mình như con cá vậy.

Phẩm-vị đặc-biệt cao siêu mình đã không có còn thua người ta một mức, vì người ta cao sang như con chim còn mình hèn-hạ như con cá vậy, không có liên-quan với nhau chút nào hết. Rồi khi dòm lại hình-thể của Đức Chí-Tôn, thì thấy như Ngài không có nói, không có thinh âm, mà tinh-thần của chúng ta và của Ngài dường như có liên-quan cùng nhau vậy. Thấy Ngài còn có nhiều thống-khổ, còn ta, ta chịu có một phần mà ta than-thở thối chí sao? Thống-khổ Thầy đã chịu muôn triệu lần.

Vì cớ cho nên khi ta thấy mặt Ngài thì những sự sầu thảm đau khổ về tâm hồn và xác thịt chúng ta đặng an-ủi.

Hỏi tại sao? Tại khối quyền-năng vĩ-đại kia là khối khổ, hình-ảnh của Ngài là khổ vô tận, kho Bửu-Pháp mà Ngài đã chịu thống-khổ mới đoạt được huyền-vi ấy. Vậy chúng ta được an-ủi là sau khi chúng ta thắng nỗi khổ.

Bần-Đạo dám chắc và nói quả quyết rằng: Rất hạnh-phúc cho những kẻ nào đã chịu nhục-nhã về xác-thịt thì linh-hồn họ sẽ được một hạnh-phúc vô đối, vì kẻ ấy phải chịu một thống-khổ của Đời mới được Đức Chí-Tôn an-ủi.

Rất hữu-hạnh cho những kẻ chịu trong kiếp sanh bị thiên-hạ đè nén, khinh rẻ, chê bai, thì Đức Chí-Tôn đem họ vào một địa-vị phi thường vinh hiển, những kẻ ấy do nơi tay Đức Chí-Tôn nâng đỡ cho họ được vinh-hiển oai-quyền.

Nếu chúng ta đủ can-đảm mà chịu nỗi cái khổ của Đức Chí-Tôn là chúng ta được một kho vô tận vinh-hiển đó vậy./.

Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống
Bài 29
Đức Hộ-Pháp
Thuyết-Đạo tại Đền-Thánh, đêm 08 tháng 03 năm Kỷ-Sửu (05-04-1949)

Đêm nay Bần-Đạo giảng tiếp sự dục-tấn của chúng ta trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống.

Bần-Đạo giảng gấp-gấp chút cho rồi cái vấn-đề đó, đặng có ngày giờ giảng về Bí-Pháp. Bần-Đạo kỳ rồi dắt cả tinh-thần con cái của Đức Chí-Tôn vào Linh-Tiêu-Điện (Ngọc-Hư-Cung), chúng ta đã gặp Đức Chí-Tôn với Pháp-Thân Ngọc-Đế tức nhiên là Hoàng-Đế của Càn-Khôn Vũ-Trụ. Ngài chưa có phải là Đại-Thánh với chúng ta, còn cái hình-ảnh của Đại-Thiên-Tôn chúng ta không ngó thấy, vì Đức Chí-Tôn không muốn cho chúng ta ngó thấy. Pháp-Thân của Ngài chưa được Đại-Thiên-Tôn chưa thành tại Linh-Tiêu-Điện. Bần-Đạo đã tỏa một cái oai-quyền vinh-hiển của Tông-Đường những kẻ đã đoạt-vị.

Hại thay! Cảnh thăng vẫn khác, cảnh đọa vẫn khác nếu Bần-Đạo tỏa ra, dầu một người nào vững tâm thế nào đi nữa cũng phải kinh khủng sợ sệt. Cảnh hạnh-phúc mà chúng ta đoạt được với Tông-Đường Thiêng-Liêng của chúng ta, họ đương sum họp với nhau không sót một người, đặng chứng-kiến định-án của chúng ta. Nếu chúng ta đoạt-vị đặng thì con đường dục- tấn của chúng ta, cả hạnh-phúc đạo-đức cả tinh-thần cảnh thăng của chúng ta có nhiều tay nâng đỡ. Rủi thay, nếu chúng ta bị tội tình phải đọa thì cảnh vinh hiển ấy từ từ xa, xa lần chúng ta đứng một chỗ cảnh tượng vinh-hiển ấy, cảnh tượng hạnh-phúc ấy, nó dường như thối bước lần lần xa mút chúng ta, chúng ta hết thấy nó, cảnh đi ngược lụng lại, cảnh chạy ta chớ chẳng phải ta chạy cảnh, hạnh-phúc ta sợ ta, chạy ta, lánh ta, rồi thoạt nhiên trong con đường dục-tấn của chúng ta đi biết bao nhiêu khó khăn, thường trong miệng thiên-hạ có nói Thiên-Đàng, Địa-Ngục, tức nhiên Ngọc-Hư-Cung với Thập-Điện Diêm-Vương cũng không có gần nhau, mà gần nhau mới lạ lùng.(*)

Nếu chúng ta làm điều gì trọng-hệ, nói tỷ-thí như chúng oán giận giết người thì đó liền có kẻ đó đứng trước mặt chúng ta tỏ vẻ sầu thảm, thiên-hạ tưởng đâu kẻ đó oán giận giết lại mình. Không! Không khi nào vậy, kẻ ấy buồn thảm cho ta một cách đau-đớn. Vừa ngó thấy kẻ đó rồi linh-hồn chúng ta tức nhiên là đệ-nhị xác thân của chúng ta tùy theo cái tội của nó mà đi lần xuống cảnh Diêm-Cung. Trong cảnh tội tình của chúng ta đã quyết định, liền giờ ấy người tội nhơn ấy đứng nơi cửa Diêm-Cung Địa-Ngục đó vậy, rồi tự mình kết án cho mình.

Thảm thay! Những kẻ nào không biết thương yêu nhau, những kẻ thiếu tình ái thương yêu nhau, những kẻ đó không được lời nào của một chơn-hồn nào an-ủi, chỉ xung quanh mình nghe tiếng than, tiếng trách móc, không biết thời gian nào định tội cho mình, hay tội tình mình mình định cho mình, vì cớ tức mình không biết chừng nào án ấy đã hết, khổ não chăng là điều ấy.

Thỉnh-thoảng rồi Bần-Đạo sẽ tỏ. Bởi vì Bần-Đạo chưa đặng phép đi xuống Địa-Ngục Diêm-Cung, Đức Chí-Tôn có hứa, ngày giờ nào Bần-Đạo thoát xác, trước khi về cảnh Thiêng-Liêng Hằng-Sống thì Bần-Đạo sẽ được phép đi, đi ngang qua đó đặng giải-thoát cho các chơn-hồn oan khúc tội tình đặng siêu-thăng họ.

Bần-Đạo đã được Đức Chí-Tôn và các Đấng Thiêng-Liêng giải-nghĩa cho biết nơi cảnh ấy thế nào, đặng con đường ấy một ngày kia Bần-Đạo đi không có lạ, không có nhát. Ngày giờ nào nếu chúng ta được hạnh-phúc, đoạt cơ giải-thoát thì gia-tộc Thiêng-Liêng chúng ta mừng rỡ biết bao nhiêu. Trên chín phẩm Thần-Tiên Chư Phật dĩ chí cho tới Tam-Thế họ sẽ hạnh-phúc vui-vẻ không biết làm sao tỏa cho cùng, vui-vẻ vinh-hiển không có mực nào, miệng lưỡi nào tỏa ra cho hết.

Hễ khi chúng ta đoạt-vị dầu cho một cấp hay là thấp hơn một cấp đều thấy khác nhau xa, Bần-Đạo có tỏa người ta như con chim, mình là con cá không thế gì so sánh được như một trời với một biển vậy.

Chúng ta thắng một phẩm, ối thôi lễ tiếp rước ta không thể gì tỏa được cái vinh-hiển ấy, có liên-hệ với Tông-Đường Thiêng-Liêng của chúng ta kia, họ sẽ làm cho chúng ta một hạnh-phúc vô đối, bởi vì cả thảy trong Tông-Đường đều được nhấc lên một bực hết thảy, vinh-hiển không biết bao nhiêu.

Ngọc-Hư là cảnh mà Đức Chí-Tôn có nói là đại-nghiệp của mỗi đứa Đức Chí-Tôn đã dành để nơi Cực-Lạc Thế-Giái, khi định-vị được nơi Ngọc-Hư-Cung Linh-Tiêu-Điện rồi, cả gia-tộc Thiêng-Liêng của chúng ta rước chúng ta về đại-nghiệp mà Đức Chí-Tôn đã đào tạo cho ta ở Ngọc-Hư-Cung, Bần-Đạo không có miệng lưỡi nào tỏa, chỉ cả thảy đều tưởng tượng lễ tiếp rước đem chúng ta về Tông-Đuờng Thiêng-Liêng Hằng-Sống đó, sẽ làm cho chúng ta vinh-hiển như thế nào duy tưởng-tượng thì biết.

Ở Cực-Lạc Thế-Giái tùy phẩm-vị của mình đoạt được nơi con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống, cái mức đó không cùng, chúng ta cần phải đi, đi cho đến ngày giờ nào chúng ta có thể ngồi trên Huỳnh-Kim-Khuyết của Đức Chí-Tôn là ngày chúng ta đoạt được mục đích đó vậy, mà còn xa lắm, cho nên về đại-nghiệp của Đức Chí-Tôn chúng ta được hưởng hạnh-phúc tùy theo phẩm-vị của ta đoạt được nơi kiếp sanh.

Phẩm-vị của mình đoạt được cao thấp, trọng hệ hưởng được cùng chăng? Ở yên cùng chăng? Vui hưởng nơi đó gọi là Cực-Lạc Thế-Giới, vui vô cùng tận, cái hạnh-phúc không thể gì tỏa được, hạnh-phúc không cùng. Ở hưởng tại đó một ngàn hai trăm năm (1.200), hay là hai ngàn bốn trăm năm (2.400), hay là ba ngàn sáu trăm năm (3.600), hay là ba mươi sáu ngàn năm (36.000), rồi lại còn tái kiếp lụng lại đặng dục-tấn trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống của mình nữa.
Kỳ tới Bần-Đạo sẽ giảng cảnh Cực-Lạc Thế-Giới./.

Phụ ghi:
Cuối những đoạn có dấu (*): Ðể cho người đọc được dể dàng, chúng tôi xin mạn phép phân đoạn tại những nơi có dấu (*). Nguyên bản chánh không có phân đoạn tại những nơi ấy. Kính cáo.

 Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống
Bài 30
Đức Hộ-Pháp
Thuyết-Đạo tại Đền-Thánh, đêm 13 tháng 03 năm Kỷ-Sửu (10-04-1949)

Chúng ta rủ nhau dục-tấn trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống. Kỳ trước Bần-Đạo có hứa dìu-dẫn cả thảy con cái Đức Chí-Tôn vào Cực-Lạc Thế-Giái, hôm nay Bần-Đạo giữ lời hứa. Chúng ta rủ nhau đi từ nơi Cửu-Thiên Khai-Hóa, tinh-thần chúng ta quan-sát, nếu chúng ta đoạt-vị đặng thì sự đi, rủ nhau trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống, đi trong một kiếp sanh mà chúng ta đã đào tạo thì sự ấy vinh-hiển không thể nói. Ra đi về nơi Tiểu-Thiên-Cung tức là gia-tộc của chúng ta lập thành trong các kiếp sanh, ta đi từ Tiểu-Thiên-Cung chúng ta cho đến đại gia-tộc của chúng ta. Sự vinh-hiển không cùng tỏa là về đến nơi gọi là Cực-Lạc Thế-Giới.

Từ thử đến giờ Cực-Lạc Thế-Giới trong Phật-Giáo đã truyền bá tỏa hình-trạng đã nhiều cả thảy đều định, nếu mình tu theo Phật-Giáo, hễ đoạt vị đặng thì về Cực-Lạc Thế-Giới. Bần-Đạo nói Cực-Lạc Thế-Giới là cảnh của chúng ta tạm giải-thoát tức là cảnh của chúng ta định-nghiệp của chúng ta vậy, chớ chưa phải là cảnh tối cao tối thượng của các chơn linh.

Thỉnh-thoảng Bần-Đạo sẽ tỏa và sẽ dắt con cái của Đức Chí-Tôn đi đến đặc-điểm của mình rồi mới thấy Cực-Lạc Thế-Giái do các Đạo-Giáo truyền bá lại chỉ có giá trị thường thức, không mấy trọng-hệ, dịch ra Pháp-văn là: Nirvana, Quater-Naire, thì nó không có nghĩa gì hết, còn có địa-giới cao trọng quí báu hơn nữa. Ấy là nơi định-nghiệp, nơi định vị của chúng ta cũng dường như chúng ta định-nghiệp của mình nơi thế-gian, tức nhiên đại-nghiệp của mình đối với toàn-thể gia-nghiệp của quần chúng tức là đại chúng tạo trong kiếp sanh.

Cực-Lạc Thế-Giới hay Niết-Bàn không có lạ chi cả, chỉ là nơi cho các chơn-linh đoạt Đạo đến đây đặng nhập vào đại-nghiệp của họ nên Phật-Giáo coi là trọng-hệ, bởi không đoạt đặng tức là đại gia-nghiệp của mình tạo chưa thành. Trước khi đến đó chúng ta cũng nên hiểu sơ-lược cảnh Cực-Lạc Thế-Giới. Bần-Đạo căn dặn khi mình bước tới cửa Cực-Lạc Thế-Giới thấy các Tăng-Đồ ngồi ngoài mà tụng niệm, có kẻ gặp mình thì tỏ vẻ đau-đớn thương tâm, khổ não tâm hồn lung lắm. Những kẻ ấy sau Bần-Đạo sẽ nói rõ họ là người gì? Có một điều ta thấy họ đông đảo kẻ lại người qua, mà người gì thôi đủ thứ; có kẻ đầu cạo trọc, có kẻ râu dài thậm-thượt, lại cũng có kẻ tướng-tá dị hợm lắm. Nơi đó là ta mới tới ranh giới ngoại-môn Cực-Lạc Thế-Giới, cũng như về tới ngoại-ô Tòa-Thánh vậy, thỉnh-thoảng Bần-Đạo sẽ có dịp nói đến những người ấy.

Cực-Lạc Thế-Giới là gì? Các Chơn-Linh dục-tấn trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống họ tự-do định-vị, tự-do lập nghiệp trên cảnh Thiêng-Liêng, không có quyền nào trọng-hệ hơn, dầu lớn thế nào, định-vị cho họ, phải chăng vì là quyền tự-chủ, tự-do của họ. Hai cảnh ấy:

1- Cửu-Thiên Khai-Hóa: tức là tấn-hóa; một mé bên Ngọc-Hư-Cung, một mé bên Linh-Tiêu-Điện.

2- Hư-Vô Tịch-Diệt: tức là Niết-Bàn, Cực-Lạc Thế-Giới.

Hai cảnh ấy ta thấy tướng diện đương nhiên giờ phút này, mỗi cá-nhân đều chịu hai ảnh-hưởng ấy. Ví như thức thì khổ cực, ngủ thì sung-sướng. Vì cớ nhiều người ham ngủ hơn thức, ngủ đê-mê, bởi thức thì khổ cực.

1 - Thức thuộc về quyền-lực Cửu-Thiên Khai-Hóa.
2 - Ngủ thuộc về quyền-lực Cực-Lạc Thế-Giới.

Chỉ có sướng với khổ, sống là cực khổ, chết là sướng và hạnh-phúc, sống thuộc về quyền Cửu-Thiên Khai-Hóa, chết thuộc về quyền Cực-Lạc Thế-Giới.

Cầm Vạn-Pháp Chuyển-Luân tức là Pháp-Luân Thường-Chuyển trong Bí-Pháp dục-tấn của các Chơn-Linh trong Càn-Khôn Vũ-Trụ, toàn-thể thuộc quyền Cực-Lạc Thế-Giới, mà nơi Hư-Vô Tịch-Diệt, đoạt Bí-Pháp chơn-truyền cũng thuộc về Cực-Lạc, bên kia trị thế, bên nây định-vị, hai quyền hạn đều có tương liên.

Ấy vậy khi vô Cực-Lạc Thế-Giới rồi, ta thấy còn hạnh-phúc gấp mấy lần ta ở Diêu-Trì-Cung hưởng gần Bà Mẹ ta, bởi hưởng gần Mẹ sự vui sướng không phải của riêng của mình, nó là của chung trong đại-nghiệp của Đại-Từ-Mẫu chúng ta, ấy là đại-nghiệp chung.

Ví như, dầu mình về nơi ngôi nhà chung của Cha Mẹ mình tại thế này, dầu sang trọng hưởng được đặc ân của Cha Mẹ bao nhiêu sự vui hưởng cũng không bằng ta hưởng chính cái đại-nghiệp của chính tay chúng ta đào tạo.

Cái nghiệp của chúng ta tức là cái đặc tướng do chúng ta đào tạo mà vui hưởng nơi Cực-Lạc ấy là trọng-hệ hơn ta hưởng nơi của Cha Mẹ ta.

Sự vui hưởng nơi Ngọc-Hư-Cung không bằng vui hưởng nơi Cực-Lạc Thế-Giới, ta tạo nghiệp ấy, là Tiểu-Thiên-Địa của ta cũng như Đức Chí-Tôn tạo Đại-Thiên-Địa của Ngài. Trong Tiểu-Thiên-Địa của chúng ta cũng có Ma, cũng có Phật.

Tại khôn khéo của ta trong mấy kiếp sanh, vì thù hận chẳng vì yêu ái, vì oán cừu chẳng vì bác-ái. Hễ oán cừu thì tạo nghiệp Quỉ-Ma, còn bác-ái từ-bi thì tạo nghiệp Phật, cũng như oán cừu của Đức Chí-Tôn tạo nghiệp là Quỉ-Vương, bác-ái từ-bi của Ngài tạo nghiệp là Trời.

Chúng ta dầu có quyền-năng trong kiếp sanh đoạt Tiểu-Thiên-Địa mà sửa đổi những điều gì giục ta cừu hận, oán ghét thì ta tuyệt bỏ lần nó đi, mỗi kiếp sanh mua chuộc sự thương yêu đặng sống hưởng nơi Cực-Lạc Thế-Giới, một ngàn hai trăm năm, hay là hai ngàn bốn trăm năm, hay là ba ngàn sáu trăm năm, hay mười hai ngàn năm, hay hai mươi bốn ngàn năm, hay ba mươi sáu ngàn năm, theo thời gian hữu-giới của nó. Ta có phương-pháp mỗi kiếp sanh các chơn-linh trừ bớt thù hận đoạt quyền-lực thương yêu y như trên hình-tượng trước Đền-Thánh Đức Chí-Tôn để Tam-Thánh ký hòa-ước với Ngài đó vậy.

Nhờ khi mới khai Đạo, Bát-Nương đến để một bài Thánh-Giáo về thương yêu rất chí thiết, cả thảy rán hiểu thấu thêm Bí-Pháp bà Bát-Nương đã cầm cây viết mà biên cho mình, ấy là Bí-Pháp trọng-hệ, đến nỗi Đức Chí-Tôn đến ký hòa-ước buộc chúng ta chỉ có Luật Thương-Yêu mà thôi. Bởi do Luật Thương-Yêu mà Ngài cầm-quyền cả Càn-Khôn Vũ-Trụ trong tay, mà chúng ta đã định-nghiệp được cao trọng cũng do nơi quyền-lực của luật ấy. Nói thật trong kiếp sanh của chúng ta rủi có kẻ trong thân ta oán thù ta, kẻ ấy tức là Ma nghiệt ta không nên sợ, mà nếu ta khôn ngoan thì ta lấy tình yêu ái đối lại đặng cho họ diệt tận oán cừu đi, ấy là cơ-quan Bí-Pháp mà Bần-Đạo vừa hé màn bí-mật cho con cái của Đức Chí-Tôn nhìn thấy để tìm cơ-quan giải-thoát.

Cực-Lạc Thế-Giới là nơi ta về cùng Tiểu-Thiên-Cung của ta, nhứt là bên cảnh Phật của ta, còn bên Ma cảnh ta đè nó xuống. Nơi ấy là nơi Cung chúng ta định-pháp. Trong Đạo-Giáo có nói là nói chỉ ngồi tự nhiên bất động, chủ định tinh-thần mà có quyền-lực của tinh-thần là linh-quang chiếu-diệu, không cảnh nào trong Càn-Khôn mà không thấu đáo, chỉ ngồi một chỗ mà dời non lấp bể, đảo hải di sơn, bất kỳ quyền-lực nào đều nên hình tại Cực-Lạc, bởi chúng ta đào tạo mỗi kiếp sanh đoạt thành chơn-pháp, nắm vững trong tay chơn-pháp, lấy hữu-hình mà đào tạo Bí-Pháp vô biên, nó có quyền năng vô tận. Có thể Đức Chí-Tôn ban đặc-ân cho ta chưởng-quản một thế-giới có vài ba chục trái địa-cầu, đặng ta làm Tổng-Trấn nó, ta chỉ thấy tại nơi Cực-Lạc Thế-Giới mà vận hành sanh-hóa trong khuôn-luật không cần đi đến đâu hết. Quyền-năng vô tận ấy chính ta cũng không hiểu, mà chính nó tấn triển mãi cho đến ngày giờ nó đủ quyền đoạt chơn pháp, đủ quyền tạo Càn-Khôn đặc-biệt cho nó như Đức Chí-Tôn tạo Càn-Khôn của Ngài, ngày giờ đó nó đi đến mức cuối cùng của nó./.

Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống
Bài 31
Đức Hộ-Pháp
Thuyết-Đạo tại Đền-Thánh, đêm 14 tháng 03 năm Kỷ-Sửu (11-04-1949)

Hôm nay Bần-Đạo giảng có hơi lâu một chút, có mệt xin cảm phiền.

Trước khi Bần-Đạo dìu-dắt cả thảy con cái của Đức Chí-Tôn vào Cực-Lạc Thế-Giới, đêm nay là đêm giảng Đạo, một triết-lý cả con cái Đức Chí-Tôn phải để ý cho lắm, nhứt là Bần-Đạo sẽ dẫn đến một chỗ, một lịch cảnh mà từ thử tới giờ trong Đạo Phật thường có nói là nơi Niết-Bàn Cảnh, nhưng trước khi giảng vấn-đề ấy Bần-Đạo có đôi điều căn dặn....
... ... ....(*1)

Bây giờ Bần Đạo giảng tiếp Cực Lạc Thế Giới. Bần-Đạo đã nói Tông-Đường Thiêng-Liêng của mỗi đứa đã sẵn. Lời của Đức Chí-Tôn đã nói bóng rằng: Cái gia-nghiệp của các con Thầy đã gìn-giữ, đã dành sẵn, ấy là Tông-Đường Thiêng-Liêng của chúng ta đó vậy.

Tông-Đường Thiêng-Liêng của chúng ta chia ra làm ba hạng:
1 - Hạng trí-thức tinh-thần chúng ta do Ngươn-Linh của chúng ta sản-xuất.
2 - Hạng ngoại-thân là những chơn-hồn chúng ta đã làm bạn khi tái kiếp làm người. Mỗi kiếp làm người chúng ta có Cha, Mẹ, Anh, Em, bạn tác, có thân-quyến đó là ngoại-thân.
3 - Nội-thân của chúng ta là chính các Chơn-Linh chính mình chúng ta giáng linh đầu-kiếp, mỗi kiếp mình giáng-linh là phân thân đầu-kiếp, là một người đặc-biệt riêng ra. Bởi cớ cho nên các bậc cao-siêu chẳng cần tái kiếp, nhưng họ có quyền, quyền vô đối của họ, là họ giáng-linh đặng chuyển-kiếp, câu kinh "Nhứt thân ức vạn diệu huyền thần biến" là vậy đó. Người ta có một thân mà người ta được ức vạn diệu huyền, không thể trí-thức tức là lương-tri của mình mà định được, không thế gì cái lương-tâm của mình mà định được, cái đó là do huyền-vi của mỗi người thâu đoạt, nhiều kiếp, nhiều phen mới thâu đoạt được huyền-linh ấy, được Chí-Tôn ban cho. Mỗi kiếp sống chúng ta có một lần chết, mỗi cái chết có cái Tử-Khí, Tử-Khí ấy là một khối đặng làm Tòa-Sen cho chúng ta, tức nhiên định-vị cho chúng ta đó vậy. Cái Khí-Thân của chúng ta do Nguyên-Linh của chúng ta quyết định, cái đó trọng-hệ hơn hết, nếu chúng ta sợ mất, nao núng, sợ sệt chăng là cái đó.

Trở lại hai cái kia dầu cho ngoại-thân, dầu cho nội-thân nó cũng vẫn phản nghịch chúng ta mà thôi. Vì cớ cho nên chính mình Đức Chí-Tôn trong nguyên-căn của Ngài có Quỉ-Vương, Quỉ-Vương là gì? Là người bạn chí-thân của Đức Chí-Tôn, nhưng Ngài đem cái tánh-đức chí-thân của họ đặng ngăn ác-hành của họ mà thôi, phản-phúc với Đức Chí-Tôn là định Quỉ-Vị của họ. Ngoại-thân của chúng ta thường phản-phúc với chúng ta lắm, nên tấn tuồng chúng ta vẫn thấy cốt nhục mà chừng phản nghịch thì phản nghịch, bạn tác của chúng ta thường phản-phúc chúng ta hơn hết, bạn chí-thân chỉ có một mà thôi.

Bần-Đạo dẫn vô Niết-Bàn-Cảnh rồi cả thảy đều thấy, dầu nội thân có một mà biến hóa ra ức vạn đi nữa, tới chừng qui liễu lại có một, tới chừng qui pháp-thân cũng có một. Duy có tai hại cho chúng ta hơn hết là phẩm-vị không xứng của nó, hay địa-vị không vừa lòng sở định của nó, nó thúc giục chúng ta đầu kiếp, ngoài ra nữa không có gì hết.

Ngoại-thân, Đức Chí-Tôn đã có nói, chúng ta có thể làm cho nó Chí-Thiện được, chính mình Đức Chí-Tôn cũng sợ, sợ đến đỗi Ngài biểu lập sẵn dưới thế này đi, đặng giáo-hóa họ lần lần. Bởi cớ cho nên riêng Ngài lập Đạo kêu Tương, Trang, Kỳ. Mấy vị Đại Thiên-Phong biểu mỗi người đều lập họ, lập họ tức nhiên lập ngoại-tộc Thiêng-Liêng của chúng ta đó vậy, trọng-yếu hơn hết là điều đó. Tại sao Đức Chí-Tôn biểu lập? Nếu không có ngoại-thân thì Tiểu Thiên-Địa của chúng ta không có. Vì cớ cho nên các chơn-linh cao siêu người ta đã lập một Thiên-Cung của họ rực-rỡ, điều trọng-yếu hơn hết là những vị Giáo-Chủ, là người trong thân thể của họ kêu họ đi, đi cả thảy đặng giúp sức cho họ.

Bần-Đạo không giấu, vì chính mình Hộ-Pháp cũng có Tông-Đường khá lắm vinh-vang lắm, kém chăng là duy kém một đôi Tông-Đường vĩ đại như: Di-Lạc, Quan-Thế-Âm, Di-Đà mà thôi.

Tông-Đường của Hộ-Pháp cũng khá lắm, nên Đức Quyền Giáo-Tông thường có nói giả ngộ, nói bóng nói bí-mật là Triều-Đình của họ Phạm mạnh mẽ hơn Triều-Đình của họ Lê. Nói bóng vậy thôi.

Bây giờ Bần-Đạo nói Tông-Đường Thiêng-Liêng của chúng ta, nếu sợ mất hay chăng là bạn chí-thân của chúng ta, thiệt hại kia vẫn thường.

Bần-Đạo dắt toàn-thể con cái của Đức Chí-Tôn phải để ý cho lắm, giảng ngày nay cốt yếu giảng cho mấy người đó.

Chúng ta rủ nhau về đến Niết-Bàn-Cảnh, bởi Niết-Bàn-Cảnh cũng như kinh-đô Cực-Lạc Thế-Giới vậy, chúng ta sẽ ngó thấy Đức Phật Thích-Ca nơi Kim-Sa Đại-Điện, tức nhiên Kim-Tự-Tháp giống như bên Egypte, mà không thiệt giống, là mình nó tròn, nó là Ngũ-Thiên Ngũ-Giái. Còn Kim-Tự-Tháp bên Pérou không có giống, từ trên tới dưới chạy ngay như nóc nhà bánh ếch, nó cũng Ngũ-Thiên Ngũ-Chuyển như Pyramide nhưng tới từng chót thì bằng.

Kim-Tự-Tháp, dân Pérou khi nào họ tế Đức Chí-Tôn họ lên từng chót mà họ cúng. Kim-Tự-Tháp Egypte giống hơn, chúng ta tới đã thấy Kim-Tự-Tháp là Kim-Sa vậy. Có một điều là chúng ta để ý hơn hết là cửa Kim-Tự-Tháp ấy có một cây dương lớn lắm, chúng ta không thể gì tỏa được, hình tướng cái lá nó nhỏ như sợi chỉ, chúng ta thấy nó bao trùm Kim-Tự-Tháp ấy, nếu chúng ta lấy con mắt phàm của chúng ta quan-sát bề mặt của nó chúng ta tưởng-tượng lối chừng vài trăm Kilomètre vậy, nó không có cùng, thấy mút con mắt. Cây dương ấy bao phủ trên làm như tàn che tủa xuống trọn vẹn. Trong cái Bí-Pháp của Niết-Bàn là cây dương ấy, mỗi lá dương đều có giọt nước Cam-Lồ, mỗi lá đều có một giọt nước, mỗi một giọt nước là một mạng căn trên Càn-Khôn Vũ-Trụ.

Kim-Tự-Tháp có từng, có nấc, hằng hà sa số Chư Phật, chúng ta không thể đếm được, mỗi từng ngồi trên Liên-Đài của mình mà thấy hằng-hà sa-số đủ hết.

Bần-Đạo có nói các Vị Phật ấy do Nguyên-Linh của Đức Chí-Tôn sản-xuất đoạt-vị mà thôi. Nếu chúng ta có con mắt Thiêng-Liêng dòm lên Liên-Đài của họ, thấy ngôi-vị của họ truyền kiếp cho họ tạo cho đặng Liên-Đài của mình, nhứt đảnh Liên-quan của mình. Nếu một Vị Phật muốn thăng lên nhứt phẩm Liên-quan phải tái kiếp làm con vật, rồi đi từ con vật lên tới Phật vị, mới được một từng Liên-quan nữa. Chúng ta đến từng Liên-quan của họ vô tới Kim-Tự-Tháp, chúng ta thấy họ hườn nguyên Pháp-Thân ấy giống như hồi trong Kim-Bàn xuất hiện ra. Chúng ta thấy trong Kim-Bàn xuất hiện còn mờ mờ mịt mịt như một ánh chiêm bao. Còn Pháp-Thân khi ngự trên Liên-Đài họ rồi, Pháp-Thân được toàn vẹn trong-trẻo và ngó thấy hiện-tượng trong Pháp-Thân của họ huyền-bí vô biên. Mỗi Liên-quan của họ chiếu-diệu tức nhiên mỗi Linh-Pháp chuyển thế của Càn-Khôn Vũ-Trụ, họ tương thân cùng Càn-Khôn Vũ-Trụ, mấy địa-giới hết thảy, do điểm Liên-quan của họ chiếu diệu mà thôi, tỷ như chúng ta ngó thấy radio phát thanh ra, các địa-giới đâu đâu đều bắt được tiếng hết.

Vì quyền đặc-biệt của người ta cai quản, không thể đoán, không thể tưởng, Càn-Khôn Vũ-Trụ đều dưới quyền của họ điều khiển, không phải điều khiển về chánh-trị, mà họ điều khiển bằng giáo-hóa.

Nền chánh-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ có hai cơ-quan:
1 - Cơ-quan Trị-Thế.
2 - Cơ-quan Giác-Thế.

Bên Cửu-Thiên Khai-Hóa cầm quyền chánh-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ. Bên Cực-Lạc Thế-Giới tức nhiên Niết-Bàn duy có giáo-hóa Vạn-Linh mà thôi.

Bần-Đạo nói pháp-thân khi lập được Liên-Đài mà còn mơ mộng, duy có Ngũ-Tầng-Quan hay Thập-Tầng-Quan mà thôi, còn thua người ta thì tôi phải ở lại một ngàn hai trăm năm, đặng ngồi định tinh-thần mà tạo Liên-Đài của tôi, cho đặng thêm cao trọng hơn nữa, các Chơn-Linh đi trong con đường dục-tấn, rồi vô Cực-Lạc Thế-Giới cũng chỉ ước vọng có bao nhiêu đó mà thôi.

Chư Phật đối với Đức Chí-Tôn, tức nhiên đối với Đại-Từ-Phụ muôn lần không có một, cho nên con đường dục-tấn của họ đi đi mãi mà thôi./.

Phụ ghi:
(*1) Đức Hộ Pháp nói về hoàn cảnh lịch sử của nước Việt Nam trong giai đoạn giành độc lập. (Bài 31b)

 Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống
Bài 32
Đức Hộ-Pháp
Thuyết-Đạo tại Đền-Thánh, đêm 18 tháng 03 năm Kỷ-Sửu (15-04-1949)

Hôm nay Bần-Đạo giảng dục-tấn trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống, trước Bần-Đạo đã dìu-dắt toàn cả con cái của Đức Chí-Tôn vào cảnh Niết-Bàn.

Bần-Đạo đã tỏa hằng-hà sa-số Chư Phật và Bần-Đạo có chỉ giữa Kim-Tự-Tháp có cây Dương-Liễu tối cổ, tàn của nó bao phủ cả Kim-Tự-Tháp hết, che trọn vẹn Kim-Tự-Tháp ấy chẳng khác nào như cái "Thiên-La" bao phủ vậy. Lá của nó chúng ta ngó thấy trạng thái của nhành dương nơi mặt thế gian này thế nào, thì nó thế ấy, lá của nó chỉ lớn hơn sợi tóc chút đỉnh vậy thôi mà mỗi đầu lá đều có giọt nước Cam-Lồ. Giọt nước Cam-Lồ ấy là gì? Là hóa-sanh các chơn-hồn trong Càn-Khôn Vũ-Trụ.

Bần-Đạo có tỏa cả Chư Phật, Bần-Đạo có nói hình-trạng chẳng khác chi hồi trong Kim-Bàn xuất hiện buổi trước, hình ảnh nó còn lờ-mờ tới chừng về ngự trên Liên-Đài Kim-Tự-Tháp thì hình ảnh trong-trẻo hiển hiện hết Pháp-Thân huyền-bí vô biên vô tận. Tại sao? Chúng ta tìm hiểu cái triết-lý nguyên do Pháp-Thân ấy, buổi trong Kim-Bàn xuất hiện bất quá bóng dáng mà thôi. Nhờ sanh sanh tử tử thâu đoạt Ngươn-Khí tạo đặng Pháp-Thân của mình với cả muôn muôn triệu triệu kiếp sanh của chúng ta, đặng đoạt cả huyền-vi bí-mật quyền phép tạo-đoan, cho nên cái lúc đoạt được Pháp-Thân rồi, tức nhiên đoạt được Phật-Vị vậy. Lúc đó cả huyền-bí Thiêng-Liêng kia, cả Tạo-Đoan kia mình đã thấu đáo.

Bần-Đạo đã có nói "Tử-Khí" của chúng ta, tức nhiên xác của chúng ta mang nơi cảnh trần này, đặng làm bạn với Vạn-Linh. Xác ấy tới chừng chết tức nhiên trở lại Tử-Khí, thiên hạ tưởng thúi hoại không còn gì hết, nhưng thật ra nhờ Tử-Khí nó tạo Liên-Đài của chúng ta vậy đó. Bần-Đạo nói rõ hơn nữa, Pháp-Thân của các Vị-Phật ngự trên Liên-Đài Kim-Tự-Tháp tổng-số lụng lại vạn kiếp sanh của họ, vạn Pháp-Thân của họ tổng-số lại nên biến tướng nên hình ảnh vô biên vô tận của họ. Bần-Đạo nói: Tuy vậy, nếu chúng ta thấy Tử-Khí sợ sệt mà thật sự ra ta thèm thuồng biết bao nhiêu. Giờ phút này dưới cội cây Dương-Liễu ấy chúng ta vẫn thấy một Liên-Đài rực rỡ quí báu vô biên vô giới chiếu diệu cả muôn muôn vạn vạn linh-quang trong Càn-Khôn Vũ-Trụ bao phủ Càn-Khôn Vũ-Trụ. Trên Liên-Đài ấy giờ phút này vị Chưởng-Giáo ở Niết-Bàn là Đức Di-Lạc Vương-Phật đó vậy. Buổi trước Ngai đó thuộc quyền của Đức Di-Đà. Ngày giờ mở Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ tức nhiên mở Đạo Cao-Đài, Đức Chí-Tôn đã giao quyền lại cho Đức Di-Lạc, ngày giờ này giờ phút Thiêng-Liêng này, Đức Chí-Tôn ban cho nhơn-loại nguyên-tử-lực, cũng do nơi Liên-Đài đó vậy.

Nếu chúng ta đến cảnh Niết-Bàn thấy cái bí-mật là "chữ Khí", chúng ta thấy Đức Chí-Tôn đã để tại nơi sau lưng Hộ-Pháp là nó đó chẳng khác gì. Nếu đoạt nguyên-tử-lực nó là Khí-Sanh-Quang, còn tinh ba của nó là khí sanh của họ là Nguyên-Tử. Đức Di-Lạc ngự trên khối Nguyên-Tử là ngôi của Ngài, là Liên-Đài của Ngài đó vậy.

Giờ phút này Liên-Đài của Ngài là khối Nguyên-Tử ai cũng muốn, ai cũng thèm có chỗ đó. Đức Chí-Tôn tạo cảnh đó, các Chơn-Linh không ai mà không muốn, không thèm thuồng vì vinh vang, huê hạ, phú quí, giàu sang, dầu cho làm Chúa cả mặt địa-cầu này, dầu nơi Cực-Lạc Thế-Giái cũng chưa bằng các cảnh giới ấy. Còn nói gì ngự được trên Kim-Tự-Tháp, ngồi trên Liên-Đài rực rỡ ai cũng thèm ai cũng ham mà không phải không có người được, được hay không là do nơi mình. Bần-Đạo nói Đức Phật Thích-Ca đã nói hằng hà sa số Phật, Ngài không phải nói dối với chúng sanh, có thật vậy, không có số đếm.

Cảnh tượng ấy Bần-Đạo nói quả quyết, cảnh tượng của Đức Chí-Tôn đào tạo dành để cho con cái của Ngài đó vậy. Ngôi vị ấy trước kia ai ngồi đặng thì bây giờ mình cũng ngồi đặng, trước kia ai đoạt đặng thì mình bây giờ cũng đoạt đặng, ngự đặng, ấy là Kim-Bàn mình cũng ngồi đặng, mà ngồi đặng cũng là do nơi căn đức của mình, không phải của cải vô biên ấy, quí báu ấy, để lựa chọn cho có người, của ấy không phải của người nào hết, ai cũng đặng.

Các Chơn-Linh định quyền lập vị của mình, định quyền như ở thế gian, định quyền bao giờ cũng có thật. Muốn làm cho đặng, muốn có Liên-Đài nơi Kim-Tự-Tháp thì cũng do nơi mình, chúng ta muốn mà được bền hay không bền cũng do chúng ta. Sự thật vậy. Chơn-Lý nó bao giờ cũng vậy.

Bần-Đạo nói trước khi vô Cực-Lạc Thế-Giới, chúng ta sẽ gặp một đám ở ngoại-ô Cực-Lạc, chúng ta thấy đủ thứ hết, đủ các sắc dân trong Càn-Khôn Vũ-Trụ, không phải trái địa cầu 68 này mà thôi đâu. Trọc cũng có, râu dài cũng có, đủ thứ người, mà họ đi đến Cực-Lạc Thế-Giới, rồi họ gặp một bức tường cao vọi vọi cản ngăn họ cũng như Vạn-Lý Trường-Thành, chúng ta cũng lấy làm bực tức cho họ. Khi chúng ta đi trên không trung vào Cực-Lạc Thế-Giới dòm xuống thấy họ lao-nhao lố-nhố chùm nhum lại, chòm ba, chòm bảy, tới giờ cũng tụng kinh vậy, không phải nói đặng kêu ngạo người ta, hay nhạo báng người ta, mà thấy tình trạng của họ thấy thương quá, thấy tội nghiệp quá. Các chơn-hồn ấy là gì? Nếu chúng ta thấy được triết-lý của Đức Chí-Tôn thì không sợ cho những kẻ ấy, những kẻ ấy là các Tăng-Đồ của các nền Tôn-Giáo, dầu cho Tả-Đạo Bàn-Môn nhưng mà tâm-linh của mỗi người bao giờ họ cũng hướng về Đạo-Giáo, nhiều hạng trí-thức, nhiều Chơn-Linh siêu thoát. Một nền Tả-Đạo nào biết Tả-Đạo Bàn-Môn đi nữa cũng có người chỉ dẫn hướng đạo về triết-lý vừa bụng họ, tinh-thần họ, thấu đáo thiên-hạ mới theo, vì đó mà họ theo có gì lạ đâu.

Tội nghiệp cho người ta, không phải người ta duy-chủ, mà là người ta lầm-lạc đó, do nơi đâu có nền Tôn-Giáo thì người ta cứ theo không biết chơn-truyền là gì hết. Cũng như bây giờ chúng ta thấy cạo đầu vô chùa tu đặng thành Phật thôi, chớ không biết gì hết, lầm lạc đó do nơi chỗ nào? Chớ không phải do nơi họ. Điều hại bất ngờ cho họ, là họ không thấu đáo chơn-truyền, họ không biết cảnh Niết-Bàn thiệt-tướng của nó, Cực-Lạc thiệt-tướng thế nào? Biểu sao vô Cực-Lạc cho đặng? Họ thật tâm tu mà họ không vào được là tại nền Tôn-Giáo nơi mặt thế gian này thất chơn-truyền, rồi họ vì nghe, vì tin mà theo. Theo, họ cũng đến Cực-Lạc được, duy có một điều là họ không hưởng thiệt cảnh, họ hưởng giả cảnh mà thôi. Họ phải ở ngoại-ô Cực-Lạc một thời gian đặng họ biết, họ đào luyện tinh-thần họ, họ không có tội tình gì hết, họ chỉ đi lạc lối mà thôi, nên họ hưởng không phải thiệt cảnh nơi Cực-Lạc Thế-Giới hay Niết-Bàn. Họ chỉ ở đó ẩn thân tu luyện một thời gian năm bảy trăm năm, rồi đầu kiếp lại tu nữa. Nếu tái kiếp lại tu nữa, chừng đó mới tìm-tàng thấu đáo chơn-truyền, mới được nhập vào thiệt cảnh.

Bây giờ chúng ta thử hỏi gặp các bạn chúng ta nơi Cực-Lạc Thế-Giới rủ nhau ra khỏi Niết-Bàn cảnh, còn đi hội-hiệp nghị luận với họ, họ gặp ta, họ vấn nạn như mấy người Tây bên Pháp thấy mấy người bên thuộc-địa về, gặp họ hỏi thăm sự làm ăn ra sao? Anh em thế nào? Thì các Đấng Thiêng-Liêng kia cũng vậy, họ hỏi tình thế các chơn-hồn tội phước thế nào, họ có làm nên chuyện hay chăng? Họ có thấu đáo hay chăng? Các Chơn-Linh có biết mình hay không biết mình, chúng ta sẽ có một cuộc đàm luận rất hữu tình rất may duyên.

Nhơn-loại họ vì cớ nào họ lập vị họ khó khăn lắm vậy, chúng ta trả lời: Họ ngờ vực, họ tưởng đến mức đó là đủ rồi. Tại họ ngờ vực, họ không biết chơn-lý chỗ thiệt là chỗ nào. Họ nói dối đã nhiều rồi, họ nghi vì lẽ gì? Họ nghi về Niết-Bàn không có Cực-Lạc, họ nói không có cõi Thiên-Cung, chỉ mờ ám hình bóng chứ không có Phật, Tiên, Thánh, Thần gì hết, họ ngờ vực. Đến chừng mình trả lời thì họ chắc lưỡi họ than. Thấy ở thế-gian đủ kẻ ngu người dốt, dĩ chí tới bực thông-minh quyền phép thấu đáo cả cơ thể Tạo-Đoan, biết lợi dụng cơ thể Tạo-Đoan như chúng ta thấy ở thế-gian này vậy thì ở Tây-Phương Phật cũng có đẳng-cấp, do chơn-pháp tạo thành Thần, Thánh, Tiên, Phật. Nếu ở thế-gian chúng ta thấy có những bực cao siêu đến nước đó thì ở cảnh Thiêng-Liêng kia cũng vậy. Sự thật hiện đã có rồi, mà còn nghi hoặc gì nữa, tại mình không thấu đáo phẩm-vị cao siêu ấy, mờ ám là tại mình. Ở tại thế-gian này đã có những bậc cao siêu hơn, tinh-thần hoạt bát hơn, nhơn loại thường thấy như Đức Phật Thích-Ca, Đức Chúa Jésus Christ các vị Giáo-Chủ trên họ còn ai nữa, mà chính họ còn nói: Họ là Vị Phật tại thế, mà trên họ còn nữa. Mình chưa ngó thấy trên cửa Thiêng-Liêng Hằng-Sống nên chưa tin vậy. Chơn-Lý không tỏa được.

Ấy vậy, sự mờ ám ngờ vực của họ do nơi quả kiếp của họ, họ phải chịu thống khổ, phải chịu dưới quyền-lực của Tạo-Đoan, chịu tấn-triển mỗi kiếp sanh của họ, họ phải đi từ từ mà tấn-hóa trong khuôn luật quả kiếp của nhơn-loại. Đức Chí-Tôn có nói với con cái của Ngài: Nếu các con biết Đạo các con tu một kiếp thì đoạt đặng. Lời nói ấy của Đức Chí-Tôn nói không sai, đoạt đặng cùng chăng là do nơi mình ngó ngay Đức Chí-Tôn thì biết./.

Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống
Bài 33
Đức Hộ-Pháp
Thuyết-Đạo tại Đền-Thánh, đêm 22 tháng 03 năm Kỷ-Sửu (19-04-1949)

Hôm nay Bần-Đạo giảng tiếp sự dục-tấn trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống.

Kỳ trước Bần-Đạo đã dìu-dắt toàn cả con cái của Đức Chí-Tôn về tinh-thần vào Cực-Lạc Thế-Giới, Bần-Đạo còn đem họ lên đặng xem Niết-Bàn cảnh, Bần-Đạo còn chỉ cho họ ngó thấy Cực-Lạc môn ngoại, tưởng các chơn-pháp của Đức Chí-Tôn đến đây là đủ. Cửu-Thiên Khai-Hóa trên nữa ít ra phải đoạt Đạo mới có quyền đi đến.

Trước khi Bần-Đạo tỏa mấy cảnh trên, tưởng cũng cần phải cho toàn cả con cái của Ngài đặng hiểu biết con đường, đặng một ngày kia có qui liễu thì đã hiểu rõ khỏi sợ sệt, khỏi ngập ngừng bước tấn-hóa của mình.

Bần-Đạo nên nhắc lụng lại một điều trọng-yếu, duy thuộc về phận sự đặc-biệt của Bần-Đạo. Bần-Đạo phải làm ở trỏng, có ảnh hưởng các nền Tôn-Giáo, nhứt là nền Phật-Giáo. Chúng ta từ Thượng-Cổ đến giờ, tu thì nhiều mà thành chánh-quả thì ít, cái nguyên-lý ấy là tại Đạo bị bế.

Bần-Đạo chưa có duyên phần đặng vấn nạn hay luận-thuyết với các Đấng Thiêng-Liêng, đặng Bần-Đạo có hỏi cho tận tường.

Khi ở Ngọc-Hư-Cung Linh-Tiêu-Điện, Bần-Đạo đặng Thánh-Lịnh của Đức Chí-Tôn sai qua mở Cực-Lạc Thế-Giới. Buổi ban sơ, tinh-thần của Bần-Đạo còn hoang mang, không có biết sao lại còn có bổn phận đi mở Cực-Lạc Thế-Giới nữa. Cực-Lạc Thế-Giới là gì? Sao lại phải đi mở? Bần-Đạo tự hỏi. Tới chừng đi rồi mới biết tình-trạng của các Đẳng Chơn-Linh đã đoạt-vị trong Càn-Khôn Vũ-Trụ chịu nạn khảo-thí do nơi Kim-Quan-Sứ. Kim-Quan-Sứ đã đặng Đức Chí-Tôn cho làm Giám-Khảo kỳ thi Hạ-Ngươn Tam-Chuyển qua Thượng-Ngươn Tứ-Chuyển này.

Kim-Quan-Sứ là ai? Bên Thánh-Giáo Gia-Tô gọi là Quỉ-Vương đó vậy.

Kim-Quan-Sứ là một vị Đại-Tiên có quyền hành đem ánh sáng Thiêng-Liêng Đức Chí-Tôn chiếu diệu trong Càn-Khôn Vũ-Trụ, vị Đại-Tiên ấy đã gấm-ghé bước vào Phật-Vị, cái quyền-năng của Ngài đã đoạt đặng tưởng không thua kém Đức Chí-Tôn là bao nhiêu, do cái tự-kiêu tự-trọng còn một bước đường nữa mà đoạt không đặng, nếu người nhường là nhường Đức Chí-Tôn mà thôi. Vì người hám vọng, tự-tôn, tự-đại, gọi cả quyền-năng Đức Chí-Tôn người không nhường, tức nhiên người đủ quyền-năng hơn Đức Chí-Tôn mà chớ, vì cớ cho nên Ngài dành quyền trọng đại muốn cầm quyền một quyền-lực để điều khiển Càn-Khôn Vũ-Trụ, chưa đoạt đặng mà Ngọc-Hư-Cung đã biết tinh-thần Kim-Quan-Sứ muốn phản phúc.

Phản phúc dám đối diện cùng Đức Chí-Tôn mà Ngọc-Hư-Cung đã biết cho làm Thống-Đốc một thế-giới của chúng ta đương thời bây giờ.

Thế-giới địa hoàn này, nếu như người mà không có tự-kiêu, tự-đại, cái chức tước dù cho quả là làm Tổng-Thống của một Càn-Khôn Vũ-Trụ cũng không phải là hèn gì. Người không vừa, phản lại mới bị đọa vào Quỉ-Vị.

Nếu chúng ta muốn biết cái tình trạng của Ngài đoạt quyền Thiên-Cung buổi nọ thì coi trong Chơn-Truyền Thánh-Giáo Gia-Tô buổi nọ thì chúng ta thấy rõ.

Ngày giờ này, Đại-Tiên Kim-Quan-Sứ đã đặng ân xá, cũng như các Đẳng Chơn-Linh được ân xá, bởi vì trong Quỉ-Vị cũng được hưởng Hồng-Ân Đức Chí-Tôn ân xá, cũng như toàn-thể các Chơn-Hồn trong Càn-Khôn Vũ-Trụ. Vì cớ cho nên, người Quỉ Chúa đàng ấy còn lãnh một phận-sự tối trọng, tối yếu là làm Giám-Khảo dượt Chư Tiên đoạt phẩm-vị Phật.

Vì cớ cho nên người có giáng-cơ buổi Đạo đương bình tịnh, cả Thánh-Thể của Đức Chí-Tôn đương hòa ái với nhau, không có tâm-tánh gì phản động, chưa có một mảy may gì gọi là loạn, họ còn giữ theo nề-nếp chơn-truyền của Đức Chí-Tôn mà thinh không Kim-Quan-Sứ giáng-cơ cho một bài thi chẳng khác nào như tìm đến Thánh-Thể của Đức Chí-Tôn mà liệng một tối hậu thơ, bài thơ ấy như vầy:
"Cửu phẩm Thần-Tiên nễ mặt ta,
Thích-Ca dầu trọng khó giao hòa.
Cửa Kinh Bạch-Ngọc năng lui tới,
Đường Đạo Tây-Phương thử chánh tà".

Ngó thấy quyền của người ta như thế đó, hại thay! Đường đi từ Ngọc-Hư-Cung qua Cực-Lạc Thế-Giới buổi nọ bị Người ta ngăn đường không cho người ta đi qua, bằng không thì trở lại. Theo chúng ta lấy tình thật thì Đạo-Giáo sẽ chỉ điều ấy, cũng không có lạ gì với Đức Chí-Tôn.

Đấng mà dám đưa tay cho kẻ thù định phận, quyền năng đường ấy để khảo dượt toàn con cái của Ngài, tức nhiên là khảo-dượt Người, mà Người không có nao không có sợ. Chúng ta đủ biết quyền phép của Đức Chí-Tôn hơn quyền phép Kim-Quan-Sứ thế nào? Hơn nhiều lắm.

Đối với tinh-thần nhơn-loại đương nhiên bây giờ, đáng lẽ Đức Chí-Tôn gìn-giữ kỹ càng cho lắm, nhưng Ngài không cần để tâm giữ cho kỹ lưỡng điều đó mà chớ.

Bởi cớ cho nên khi mở Đạo, tại Từ-Lâm-Tự Ngài đến, Ngài cầm cơ viết tên Ngài, rồi Ngài liền thăng. Ngài cho Quỉ đến đặng phá, khảo-dượt, phá cho tiêu nền chơn giáo của Ngài. Ngài đã cho phép làm, nó vẫn thi hành chớ không có sợ sệt, e lệ gì không làm. Kim-Quan-Sứ đã thi hành trong hai mươi mấy năm, cả Thánh-Thể Đức Chí-Tôn và toàn thể con cái của Ngài nam, nữ cũng thế, đang bị tay Người làm tàn hại, đủ mưu lược, đủ mưu chước đặng hại cho thất Đạo. Không một điều gì, không một mưu chước gì mà Người không dùng, không mưu chước gì Người không làm đặng tàn phá Thánh-Thể của Đức Chí-Tôn, nhưng.... không phải dễ dầu quyền lực Kim-Quan-Sứ bao nhiêu đi nữa cũng chưa qua khỏi cái mức của Đức Chí-Tôn đã gạch sẵn cho con cái của Ngài đi thì chúng ta ngó thấy đủ bằng cớ đoạt đặng.

Ngộ-nghĩnh thay, tuy biết hay là không biết mình không chịu cho Kim-Quan-Sứ biết, Đức Chí-Tôn cho thử con cái của Ngài đặng bỏ cái phàm lấy cái Thánh.

Bần-Đạo đọc truyện sử còn nhớ buổi nọ, trước khi Hàn-Tín vào Quang-Trung, Trương-Tử-Phòng có đưa cho một giác-thư đặng được trọng dụng, Ngài đã đưa gươm Hùng-Kiếm tức nhiên là gươm Thư-Hùng có một cặp mà một cây thì Tiêu-Hà đã giữ, còn một cây đưa ra cho người đến Hớn-Bái-Công đặng nhìn Hàn-Tín thâu người cho làm Soái đăng đàng bái tướng.

Hàn-Tín đã đặng giác thơ của Trương-Tử-Phòng lập thân danh mà không biết thế nào người lại yểm giác thơ ấy đi, quyết lấy tài mình thi thố, làm cho Hớn-Bái-Công trọng dụng không cần phải có người tiến dẫn bằng một giác thơ.

Hại thay, Con người ta muốn tự mình cho người ta biết không phải dễ, cho nên Hàn-Tín bị khảo-dượt, lấy tài bao nhiêu đi nữa cũng không qua cái thời mà thôi. Cậy tài không được mà trái lại còn gặp giám-khảo là Phàn-Khoái làm cho Hàn-Tín trổ tài trí không được, rốt cuộc lập kế gọi là "ly gián", nửa đêm thoát lên ngựa về Quang-Trung, tới chừng Tiêu-Hà hay chạy rượt theo kịp, chừng đó mới chịu đưa giác thơ. Vì cảnh tự tôn, tự đại mới ra đến thế, mà cũng có cái cao thượng, nhưng rốt cuộc rồi cũng phải chịu khảo-dượt mới lập thân danh được hay giá-trị được.

Người thứ nhì nữa là Phụng-Sồ cũng y như vậy, bị Trương-Phi làm giám-khảo thành thử lập thân danh của người cũng không phải do tài đức của mình. Đức Chí-Tôn có thể định được cho mình, mà chính mình phải lập quyền do tài đức của mình. Đức Chí-Tôn có thể định vị cho mình mà mình phải lấy đạo-đức của mình mà lập phẩm-vị, tức nhiên mình phải chịu khảo-dượt, phải thi thố cho đậu mới đoạt đặng phẩm-vị cao siêu của mình. Rớt phải chịu đọa lạc không thế gì chối cãi được, giám-khảo ấy rất khó.

Theo cái chơn-pháp của Người còn khó định, huống chi Kim-Quan-Sứ người tự tôn, tự đại, không có Đấng nào, một Chơn-Hồn nào tới lo lót với Kim-Quan-Sứ cho tôi đoạt được đâu. Bởi cớ cho nên, Bần-Đạo phải thuật buổi mà Bần-Đạo do Thánh-Lịnh của Đức Chí-Tôn đi mở Cực-Lạc Thế-Giới.

Buổi ấy, Bần-Đạo đi với cái Pháp-Bửu bằng Vân-Xa, đi ngang qua từ Ngọc-Hư-Cung đến Cực-Lạc Thế-Giới. Khi Vân-Xa đi ngang qua đó, bị Kim-Quan-Sứ đón đường không cho đi, Bần-Đạo đương bối-rối không biết tính làm sao. Liền khi ấy ngó thấy Đức Lý-Minh-Vương trong Pháp-Thân của Đức Quyền Giáo-Tông Thượng-Trung-Nhựt cầm cây gậy cà thọt nhảy ra chiến-đấu với Kim-Quan-Sứ, Bần-Đạo ngó thấy cà ạch cà đuội, chơn cụt chơn dài nhảy cà quơ cà quơ.

Bần-Đạo ngồi trên Vân-Xa suy nghĩ Đức Lý-Minh-Vương có một mình mà làm sao đánh cho lại người ta, thấy ban đầu có một mình Đức Quyền Giáo-Tông, tức nhiên Đức Lý-Minh-Vương, bên kia Kim-Quan-Sứ, hai đàng đánh với nhau không phân thắng bại, bửu-bối không biết bao nhiêu mà bất phân thắng bại. Hồi lâu ngó thấy Đức Lý-Minh-Vương đập Kim-Quan-Sứ một gậy, đập văng hào quang ra như lọ nồi, như đập trong bình mực văng túa sua ra vậy, đập thấy biến ra người thứ nhì nữa. Đằng này, cả trong Thánh-Thể của Đức Chí-Tôn có một Vị Chức-Sắc Thiên-Phong mà tôi không nói tên ra cản đánh người thứ nhì đó.

Kim-Quan-Sứ biến ra bao nhiêu thì bên này cũng hiện ra bấy nhiêu để đánh với nhau một trận đại chiến náo nhiệt, Bần-Đạo ngồi trên Vân-Xa cũng như người ta ngồi trên máy bay mà khán trận vậy.

Dòm riết mỏi mòn buồn ngủ, ngủ đi rồi thức dậy thấy cũng còn đánh, ngồi lâu lắm gục xuống ngủ nữa, làm ba lần như vậy, tới chừng lần thứ ba tỉnh lại thấy mặt trận đầy Càn-Khôn Vũ-Trụ lớn quá bên mình không biết làm thế nào mà chiến-đấu cho lại, không lẽ ngồi trên Vân-Xa này hoài, phải có phương-pháp gì giúp tay mới đặng.(*)

Bần-Đạo vừa nghĩ như vậy, thì Pháp-Thân Bần-Đạo hiện ra một Người nữa. Hồi Bần-Đạo ngồi trên Vân-Xa mặc cái áo trắng, bịt khăn trắng y như cái đạo phục của tôi đi cúng thường ngày đây, làm bằng gì không biết mà mặc vào mình rồi nghe trong mình nhẹ-nhàng sung-sướng làm sao đâu. Tới chừng xuất Pháp-Thân của tôi ra, tôi ngó thấy mặc đồ Đại-Phục mà tôi đương nhái theo, làm theo kiểu đó mà cũng chưa thiệt trúng.

Mặc đồ Đại-Phục rồi tay cầm cây Giáng-Ma-Xử với cây Kim-Tiên bay giữa không trung ở trên đầu, có người ngồi dưới Vân-Xa. Có một điều là người ngồi dưới, và người ngồi trên biết hiểu như một người vậy.

Dòm thấy mặt trận lớn quá, mới cầm cây Kim-Tiên (còn Giáng-Ma-Xử thì không có hình tướng pháp-bửu ấy vô vi). Cây Kim-Tiên của Cửu-Tiên Cảm-Ứng Lôi-Âm Phổ-Hóa Thiên-Tôn, tức nhiên của Đức Thái-Sư Văn-Trọng, Ngài giao cho tôi một cây Pháp-Giới (chừng vô nhà tịnh mới ngó thấy). Pháp-Giới ấy để triệt Quỉ đừng cho nó lộng trong Đền-Thánh của Đức Chí-Tôn và đừng cho nó phá con cái của Ngài.

Đến chừng bay giữa không trung, thấy minh mông không biết làm sao gom lại được, để vậy đánh khó thắng lắm. Ai ngờ tôi cầm cây Kim-Tiên định vẽ vòng gom lại thì chẳng khác nào vãi cái chài vậy. Tôi cầm cây Kim-Tiên định thần gom lại, vừa gom thì nó thúc nhặt mặt trận ấy lại, nhỏ lần lần thấy đàng ta đã thắng Kim-Quan-Sứ!

Bên Đạo của ta là Lý-Minh-Vương đã diệt được bên Kim-Quan-Sứ, tới chừng rốt cuộc chỉ còn Đức Lý-Minh-Vương đánh với Kim-Quan-Sứ mà thôi, đánh với nhau một hồi, Đức Lý-Minh-Vương đập Kim-Quan-Sứ một gậy thì Kim-Quan-Sứ hóa hào-quang đằng vân bay mất.

Đi qua Cực-Lạc Thế-Giới phải chăng là vì lẽ ấy trong Đạo-Giáo có nói "Đạo bị bế ", phải chăng vì lẽ đó mà Đạo bị bế.

Còn nói nữa, khi tới cửa Cực-Lạc Thế-Giới môn-ngoại, khi gần tới thấy có hai cái chong chóng, hai cái chong chóng ấy quay tròn luôn, nếu chúng ta lấy trí tưởng-tượng chong chóng quay thì mặt dưới lên tới mặt trên ít nữa nó cũng năm mười ngàn thước đặng ngăn Cực-Lạc Thế-Giới môn ngoại như Vạn-Lý Trường-Thành không có một người nào qua lọt.

Hai cửa ấy, một cửa hóa ra hào-quang trắng, một cửa hóa ra hào-quang đỏ hồng hồng, mới ngó thấy hai cửa ấy tôi không biết gì hết. Ấy là hai cái cửa, tới chừng tôi dùng cây Giáng-Ma-Xử trong thân tôi định thần chỉ ngay vào bảo ngừng thì nó liền ngừng lại, coi kỹ vòng tròn trắng ấy là chữ Vạn. Tôi vừa biểu ngừng thì mấy người ở Cực-Lạc Môn-Ngoại chạy ùa vào, chừng vô được một mớ, tôi chỉ bên kia biểu ngừng cũng chạy vô được một mớ nữa.

Vô rồi thấy có một Vị Phật đứng ở trên hai tay bắt ấn liệng xuống chữ Vạn thì chữ Vạn quay nữa, thành thử họ vô được một mớ.

Khi tôi bắt đứng hai chữ Vạn lại, phải chăng vì nơi Cực-Lạc Môn-Ngoại có các Đẳng chơn-hồn đã đoạt-vị mà bị Pháp-Giới đã bế, khiến cho Tôi đi đến đó đặng bắt hai chữ Vạn ngừng lại cho họ vào. Tới chừng Vị Phật kia cho hai chữ Vạn chạy lại, tôi dám chắc các Đẳng Chơn-Hồn vô cửa Cực-Lạc Thế-Giới đã hết. Đó là do Thánh-ý của Đức Chí-Tôn chớ không phải theo con mắt của chúng ta tưởng, đó là sự tình cờ.

Ấy vậy, Đức Chí-Tôn sai qua mở cửa Cực-Lạc Thế-Giới:
1 - Vì đường từ Linh-Tiêu-Điện Ngọc-Hư-Cung qua Cực-Lạc Thế-Giới buổi nọ bị Kim-Quan-Sứ đón đường.
2 - Các vị Tăng-Đồ từ trước có tu mà thành thì không thành, vì bị thất Pháp-Bửu nên bị đồ lưu nơi Cực-Lạc Môn-Ngoại.

Đức Chí-Tôn biểu qua đó dẫn các chơn-hồn dành để cho có ngôi-vị nơi Cực-Lạc Thế-Giới./.

Phụ ghi:
Cuối những đoạn có dấu (*): Ðể cho người đọc được dể dàng, chúng tôi xin mạn phép phân đoạn tại những nơi có dấu (*). Nguyên bản chánh không có phân đoạn tại những nơi ấy. Kính cáo.

 Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống
Bài 34
Đức Hộ-Pháp
Thuyết-Đạo tại Đền-Thánh, đêm 26 tháng 03 năm Kỷ-Sửu (23-04-1949)

Đêm nay Bần-Đạo giảng tiếp sự dục-tấn của chúng ta trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống.
Bần-Đạo giảng tiếp kể từ Tạo-Hóa Huyền-Thiên tức nhiên Cung của Đức Phật-Mẫu, Phi-Tưởng Diệu-Thiên, cho tới Hư-Vô Cao-Thiên cầm quyền giải-thoát cho Vạn-Linh.

Quyền ấy, quyền Thiêng-Liêng không cho Bần-Đạo nói mà may thay trong kinh đã có minh tỏa không lạ gì, minh tỏa nói thêm nó cũng thừa không ích. Duy có Cung Hổn-Ngươn Thượng-Thiên chúng ta đương thấy giờ này đương trong Đệ Tứ-Chuyển này, Thượng-Ngươn Đệ-Tứ-Chuyển này giao quyền Chưởng-Quản trị phần hồn và phần xác của Càn-Khôn Vũ-Trụ do nơi tay của Đức Di-Lạc Vương-Phật mà trong Cung ấy là Cung chúng ta thấy mặt Đức Chí-Tôn tức nhiên gần Đức Đại-Từ-Phụ hơn hết.

Khi giảng Ngọc-Hư-Cung, Linh-Tiêu-Điện Bần-Đạo có nói Đức Chí-Tôn tức nhiên Đại-Từ-Phụ, nhưng khi đến Ngọc-Hư-Cung là Vị Thượng-Hoàng mà thôi chớ không phải Đại-Từ-Phụ. Cung Hổn-Ngươn-Thượng-Thiên Ngài đến với hình-thể danh-từ là một Vị Đại-Từ-Phụ. Chúng ta ngó thấy như dân Do-Thái được đoạt-pháp đã qui-liễu được về Cung Hổn-Ngươn Thượng-Thiên thì thấy Đức Chí-Tôn tức nhiên Đại-Từ-Phụ hiện hình là Jehovah giáo-hóa họ, đồng sống với họ. Bần-Đạo dám chắc được hạnh-phúc đó không Chơn-Linh nào không mơ ước.

Chúng ta là người Tàu, nếu đoạt-pháp về được nơi Cung Hổn-Ngươn Thượng-Thiên thì chúng ta thấy Đức Đại-Từ-Phụ đến với hình ảnh Hồng-Quân Lão-Tổ.

Người Ấn-Độ tùy theo trường hợp hành động của họ mà Đức Đại-Từ-Phụ sẽ đến với hình ảnh Brahma, Civa, hay là Christna.

Cung ấy là Cung Vạn-Linh hiệp Nhứt-Linh đó vậy, Cung ấy là Cung Chánh-Pháp của Đạo Cao-Đài để tại mặt thế này cho nhơn-loại đoạt đến.

Chúng ta thấy nơi Cung ấy Đức Chí-Tôn cho những kẻ dầu đoạt-pháp hay không đoạt-pháp, cũng vẫn về hiệp một cùng Đức Chí-Tôn, rồi chính mình Ngài đến đặng giáo-hóa, đặng dạy-dỗ, chính mình Ngài đến đặng cùng chung sống con cái của Ngài, trong buổi giáo-hóa, Ngài không tiếc chi với con cái của Ngài. Đức Nguyệt-Tâm Chơn-Nhơn tức nhiên là Đức Chưởng-Đạo có nói:
"Làm cha nuôi sống âm thầm,
Làm Thầy lại nhượng phẩm Thần, ngôi Thiên." (*1)

Nếu chúng ta muốn thấy hiện-tượng ấy là khi đến Cung Hổn-Ngươn Thượng-Thiên chúng ta mới ngó thấy được hạnh-phúc ấy.

Lại nữa, nơi Cung Hổn-Ngươn Thượng-Thiên cốt yếu là nơi chung hợp cùng các Đấng chơn-hồn cao-siêu, trí-thức, thông-minh, kể từ bậc Tiên-Thiên cho tới Phật Vị đều đến ở nơi đây. Ở nơi đây đặng tạo dựng đại-nghiệp của mình. Cả toàn-thể trong Càn-Khôn Vũ-Trụ hoặc tiêu-diệt hoặc biến sanh, cũng do nơi đó cầm chơn-pháp quyết định.

Nơi đây nhứt là nơi quyết định chương trình Long-Hoa Đại-Hội, của toàn-thể Vạn-Linh trong Càn-Khôn Vũ-Trụ.

Bởi cớ về nơi đó thấy họ thì thầm tưởng niệm không giờ phút nào xao lãng, không giờ phút nào không niệm danh của Đức Chí-Tôn. Sống trong Đức Chí-Tôn và hình ảnh hiệp một cùng Đức Chí-Tôn, vì cớ cho nên Đạo Pháp nhà Phật đã nói: Nếu chúng ta đã xuất hiện ra, biến tướng ra, đến ngày giờ nào chúng ta trở lại đặng, tức nhiên là ngày ấy chúng ta đoạt-pháp, đoạt Đạo đó vậy.

Ấy vậy nơi Cung Hổn-Ngươn Thượng-Thiên gọi là Cung-Định, Cung Pháp.
Tại sao Cung Định, Cung Pháp? Bởi cớ Cung ấy Vạn-Linh phải hiệp cùng Nhứt-Linh.
Hình ảnh của Đức Chí-Tôn tên tuổi của Người, chúng ta đã ngó thấy các vị Đại-Tiên ngự nơi đó, chính nơi đó là Cung Hổn-Ngươn Thượng-Thiên.

Kỳ tới Bần-Đạo sẽ dắt con cái của Đức Chí-Tôn qua Bạch-Ngọc-Kinh là hình ảnh của Bát-Quái-Đài chúng ta để tại mặt thế này./.

Phụ ghi:
(*1) Nguyên bản chánh in là:
"Làm Cha nuôi nấng ân cần,
Làm Thầy lại nhượng phẩm Thần ngôi Tiên".
Nơi bài thứ 17 in là:
Làm cha nuôi sống âm thầm;
Làm Thầy lại nhượng phẩm Thần, ngôi Thiên.
Để cho có sự nhất quán các tài liệu chúng tôi xin tạm chọn:
"Làm cha nuôi sống âm thầm,
Làm Thầy lại nhượng phẩm Thần, ngôi Thiên."
CĐEB Kính cáo

 Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống
Bài 35
Đức Hộ-Pháp
Thuyết-Đạo tại Đền-Thánh, đêm 30 tháng 03 năm Kỷ-Sửu (27-04-1949)

Bần-Đạo hôm nay giảng tiếp dục-tấn của chúng ta trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống.

Bần-Đạo xin cả thảy đều để ý buổi thuyết-giảng hôm nay cho lắm, vì nó có Bí-Pháp đoạt Đạo trong ấy, phải để tâm hạng nhứt là nghe và nhớ, trụ cả đức-tin mình nơi Đức Chí-Tôn đặng đoạt cơ giải-thoát. Chúng ta tu chỉ mong có bao nhiêu đó, cần yếu tu là chắc đoạt được cơ-quan giải-thoát mà thôi.

Kỳ rồi Bần-Đạo có dẫn toàn thể tinh-thần con cái của Đức Chí-Tôn được vào Cực-Lạc Thế-Giới nhứt là chúng ta được xem biết rõ Kim-Tự-Tháp.

Đêm nay Bần-Đạo rủ cả thảy vô Lôi-Âm-Tự cũng như Bần-Đạo đã đến trình diện với Đức Di-Đà.

Bởi Đức Di-Đà đã giao quyền lại cho Đức Di-Lạc, giao quyền Chưởng-Quản Càn-Khôn Vũ-Trụ, Đức Di-Lạc ngồi ngự nơi Kim-Tự-Tháp, còn Đức Di-Đà trở vào ngự nơi Lôi-Âm-Tự. Khi đến đó chỉ học các triết-lý Phật-Giáo từ tạo thiên lập địa đến giờ.

Cả triết lý ấy để tại mặt thế-gian này, duy nhơn-sanh không có tu nên không có đoạt-pháp, không có điều gì bí ẩn cả. Phật-Giáo cơ giải-thoát cũng để tại mặt thế-gian này, từ Thượng-Cổ đến giờ chỉ có nền Phật-Giáo tối cổ nhứt, một nền Tôn-Giáo mẹ của các nền Tôn-Giáo khác, vào đây Bần-Đạo được nghe thấy thuyết-pháp của Đức Di-Đà nơi đó là nền Tôn-Giáo tối cổ của nhà Phật.

Khi Bần-Đạo đến Lôi-Âm-Tự, liền khi đó Bần-Đạo nghe tiếng chuông kêu, trong tiếng chuông ngân ấy, lại có tiếng biểu Bần-Đạo phải lên Pháp-Xa tức nhiên Vân-Xa, đặng đi đến Bạch-Ngọc-Kinh, hai bên có hai Tiên-Nữ và Thần-Đồng điều khiển cái Pháp-Xa ấy thúc giục Bần-Đạo đi, Bần-Đạo dòm thấy dường như họ hối-hả thúc giục Bần-Đạo lên Pháp-Xa ấy đặng đi.

Ngày kia vào nhà tịnh có thì giờ Bần-Đạo sẽ tỏa cái Tướng và cái Hình của nó, khi Pháp-Xa ấy dung ruỗi trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống ấy. Bần-Đạo đi ngang Cung Hổn-Ngươn Thượng-Thiên là nơi Đức Di-Lạc đã thâu Pháp, đã định-vị nơi đấy.

Bần-Đạo có tỏa mà trong tâm còn mờ hồ không biết tại sao, vì lẽ gì Đức Phật-Mẫu là Mẹ phải chịu dưới quyền con là Đức Di-Lạc, trong bụng coi hơi bất mãn. Liền khi ấy Bần-Đạo ngó thấy cái Tướng Hình của Đức Phật-Mẫu đứng đàng trước, còn Đức Di-Lạc ở đàng sau lưng quì xuống đưa hai bàn tay lên, đặng tỏ cho Bần-Đạo hiểu dầu cho người con ấy mạnh-mẽ, quyền hành thế nào mà quyền Mẹ cũng vẫn là quyền Mẹ, không thể gì qua được. Ngài chỉ tuân theo mạng lịnh của Đức Phật-Mẫu đặng trị thế mà thôi. Bần-Đạo dung ruỗi luôn không có ngừng lại, cái Pháp-Xa ấy đi mãi mãi trên con đường Thiêng-Liêng Hằng-Sống, không thế gì luận cái thời-gian ấy đặng.

Thoạt tiên chúng ta thấy phía xa xăm có ánh sáng chói dọi cũng như mặt trời mọc buổi sáng. Đàng xa xăm ngó thấy một ánh sáng chiếu diệu cũng như một vừng thoại khí, khi Pháp-Xa của Bần-Đạo đến thấy hào-quang chiếu diệu chói vào Pháp-Xa sáng rỡ, dường thể ánh sáng đèn pha ở thế-gian này vậy. Hào-quang ấy chiếu vào mình của Bần-Đạo, trong mình của Bần-Đạo xuất hiện một bóng hào-quang trở lụng lại lạ lùng lắm, Pháp-Xa đi đến chừng nào thì sự vui sướng trong mình càng tăng lên mãi. Ngồi trên Pháp-Xa ấy mà Bần-Đạo mê-man không biết mình ở nơi nào, sự vui sướng vô cùng tỏa, không thể nào tỏa bằng ngôn-ngữ cho hết đặng.

Lại gần tới còn thấy một vật khác thường quái lạ, nhưng nó là một Tòa Thiên-Các đẹp-đẽ lắm, màu sắc đổi thay sáng rỡ, mà cả thoại khí bao quanh làm như thể vận chuyển hình-trạng của nó vậy.

Lầu đài chớn-chở mà nó là con vật sống chớ không như gạch đá của chúng ta làm đây, nó vận hành như con vật sống vậy, thay đổi màu sắc vô cùng vô biên, Bí-Pháp ấy không thể gì tỏa đặng, ngó thấy đặc sắc lắm.

Nhà cửa ở thế-gian này là con vật chết, nơi Bạch-Ngọc-Kinh là con vật sống, biến hóa thay đổi như thể vận hành, xung quanh thoại khí bao trùm từ Nam chí Bắc, từ Đông qua Tây. Khối lửa ánh sáng ấy chúng ta ngó thấy như mặt trời vậy, mà ánh sáng mặt trời thì nóng nực, bực bội, còn ánh sáng nơi Tòa Bạch-Ngọc-Kinh lại dịu-dàng và huyền-bí lắm, sung sướng khoái lạc lắm.

Tại sao đài-các nó là con tử vật mà nó sống? Sống là do nơi đâu? Nếu biết được thì không có lạ gì.

Nơi Bạch-Ngọc-Kinh nó là Hổn-Ngươn-Khí, biến hình Hổn-Ngươn-Khí ra là Khí Sanh-Quang của chúng ta đã thở, đã hô hấp, khí để nuôi cả sanh vật sống, ta sống cũng do nơi nó xuất hiện, mà biểu làm sao không sống?

Khi Bần-Đạo ngồi trên Pháp Xa đến thấy các chơn-linh hằng-hà sa số, bao vây trước cửa la-liệt không thể đếm. Pháp Xa vừa ngừng Bần-Đạo bước xuống thấy ba cửa nơi Bạch-Ngọc-Kinh có 12 vị Thời-Quân mặc khôi giáp tay cầm Bửu-Pháp đứng cản đường không cho thiên-hạ vô, Bần-Đạo giận quá chừng quá đổi, ba cửa ấy xa nhau, mỗi cửa có bốn người giữ.

Bần-Đạo muốn nói chuyện thì ba cửa ấy gom lại, mười hai người họp lại đứng trước mặt Bần-Đạo, Bần-Đạo hỏi vì cớ nào không cho người ta vô? Vừa hỏi thì họ bở-ngở nói Người ta biểu đừng cho vô. Nói người ta biểu thì Bần-Đạo liền biết là Kim-Quan-Sứ biểu nó xúi nó, đừng cho các Chơn-Linh vào Bạch-Ngọc-Kinh. Giận qua day mặt ra ngoài biểu các Chơn-Linh vô, họ tràn vô nghe một cái ào, dường như nước bể bờ chảy vào Bạch-Ngọc-Kinh vậy. Tới chừng các Chơn-Linh vô hết, liền biểu mười hai vị Thời-Quân vô, biểu họ đi rồi đứng dòm cùng hết thảy coi còn ai ở ngoài nữa không.

Bần-Đạo vác cây Giáng-Ma-Xử đi vô Bạch-Ngọc-Kinh sau hết. Bạch-Ngọc-Kinh chia ra làm ba căn, cửa chính giữa các vị Phật cao siêu ngự, mình đứng day vô, phía bên tả là phái Nữ, phía bên hữu là phái Nam. Bần-Đạo nghe đi rần rần rộ rộ bên kia, thì thấy hình bóng chiếu qua vách mà thôi, tấm vách thật lạ lùng trong trắng giống như sương sa vậy.

Buổi đầu Bần-Đạo không để ý đi tới nữa thấy cả thảy đều có ngôi-vị của họ sẵn, Bần-Đạo được vô cửa thấy họ ngồi có chỗ hết, còn mình bơ thờ vác cây Giáng-Ma-Xử đi vô không biết đi đâu. Nói sao người ta có chỗ ngồi còn mình không có? Vừa nói rồi thì thấy có người đứng gần bên mình mà không hay, họ trả lời: Cái Ngai của Ngài kia. Bần-Đạo dòm lên thấy cái Ngai tốt lắm, thấy rồi mà trong bụng hồ nghi nói không biết họ có gạt mình hay không? Bần-Đạo sợ, vừa sợ thì có người nói: "Chính cái Ngai đó là của Ngài".

Từ thử đến giờ dầu vạn kiếp sanh chịu khổ để tạo vị nơi mặt thế-gian này cũng không bằng ngồi được trên đó, nơi đó sung-sướng lắm, sung-sướng làm sao đâu. Trong bụng nói làm sao lên được trên đó, vừa tính rồi thì dường như có nấc thang. Bần-Đạo lên ngồi rồi thì thấy trước mặt của mỗi người đều có vật ăn và rượu để uống, Bần-Đạo nói: Sao họ có ăn còn mình không có? Vừa nói rồi thì có một trái Đào Tiên và một chung Tiên Tửu. Ở đó tưởng, muốn cái gì đều có hết, nhứt nhứt không có món gì mình tưởng muốn mà không có, tôi tưởng ở thế-gian dầu muôn triệu kiếp sanh cũng chưa có cái sang trọng sung-sướng dường đó.

Long-Hoa-Hội đó; Long-Hoa-Hội chúng ta đang ngự tại Bạch-Ngọc-Kinh đó vậy. Đức Chí-Tôn cho Bần-Đạo thấy trước và ngó thấy các Chơn-Linh ngự trước đó đặng ngày kia con cái của Ngài cũng ngự như vậy. Bần-Đạo làm chứng đặng nói lại với con cái của Ngài. Tôi tưởng nếu chúng ta đoạt được cơ giải-thoát về hiệp một cùng Đức Chí-Tôn được ngồi hưởng ngôi-vị nơi đó. Chúng ta đã đầu thai chịu cái khổ của đời mà lập-vị mình, đối với cái khổ hạnh muôn kiếp của mình nó trả lụng lại một cách vô đối. Nếu có thấy mới tưởng-tượng rằng Đức Chí-Tôn chẳng hề khi nào chịu thiếu nợ ai cả.

Rất hạnh-phúc cho kẻ nào dám cả gan cho Ngài vay, rất hạnh-phúc cho những kẻ nào biết yêu ái, biết làm tôi tớ cho Ngài, Ngài sẽ đáp lại cái ơn ấy cho mình. Tới chừng Đấng ấy làm tôi tớ lại cho mình thì không có cái hạnh-phúc hay giá-trị gì ở mặt thế-gian này bằng đặng.

À bây giờ, nói đến mấy Bà, ở bên kia. Bên nây chỉ thấy cái bóng của họ đi mà thôi, không biết tại sao dựng tấm vách cản ngăn không cho thấy? Không biết tại sao vậy? Giận tấm vách ấy quá chừng, lại gần coi như sương sa vậy; thò tay vào thì nó lủng, rút tay ra thì nó nhiếp lại, bằng cái gì không biết. Bần-Đạo lại có tánh tọc mạch, giận quá, muốn làm sao cho ngó thấy bên kia. Trong bụng vừa tính như vậy, thinh không nó chạy vẹt ra một bên, chừa một chỗ trống, ngó thấy bên kia toàn Nữ phái không, thấy sung-sướng làm sao đâu, sung-sướng lắm mấy Bà ơi! Bên Nam thế nào thì bên Nữ cũng vậy.

Trên cảnh đó họ lịch-sự lắm, vì cái pháp-thân của họ thiên biến vạn hóa, nơi Bạch-Ngọc-Kinh nên họ lịch-sự lắm, không biết thế nào mà họ lịch-sự quá vậy. Mấy Bà muốn lịch-sự thì rán tu đặng về cảnh ấy sẽ lịch-sự chớ ở thế-gian này không có gì lịch-sự đâu.

Kể từ ngày Bần-Đạo hội được Long-Hoa-Hội Thiêng-Liêng rồi thì không còn muốn sống nữa, muốn chết đặng có về cảnh ấy, ham chết làm sao đâu, ở càng thấy thêm bực bội, trông cho nó chết, chết đặng có về cảnh ấy mà thôi, mà chết không đặng.

Nếu ai không phải tinh-thần cao siêu, thì Đức Chí-Tôn không dám cho họ ngó thấy, nếu bất tử người nào được ngó thấy tôi tưởng họ điên đi mà chớ, hay họ tự vận đặng về cảnh ấy, đặng hưởng sung-sướng. Tự vận về cảnh ấy không đặng, trái lại còn phải xuống Uổng-Tử-Thành ở một thời gian để đền tội, rồi đầu thai trở lại nữa, rán tu rồi về đừng có nóng nảy hạng nhứt là mấy người ở trên núi kia (mấy Ông Đạo núi) cạo đầu tròn vo, không phải làm như thế mà đặng đâu, đừng có lật đật.

Khi Bần-Đạo vô trong Từ Phụ muốn biết Ổng là ai? Ông này có phải là Đức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế? Mà Ổng có phải là một người không? Làm sao cho tôi được biết Ổng với? Tôi vừa tưởng thì xa lắm, thấy cái gì bao phủ như tấm màn che vậy, vô gặp rồi biết Ổng ở trỏng. Có tấm màn che ý muốn cái màn này vạch ra đặng thấy Ổng, vừa muốn thì cái màn ấy hé vạch ra, dường như có từng có nấc xa lắm, không thể gì tỏa đặng. Kế đó ngó thấy Ổng bước ra mặc áo trắng, bịt khăn trắng giống như bộ đồ Tiểu-Phục của Giáo-Hữu mặc vậy, cũng có một hai miếng vải lòng thòng sau lưng, râu bạc trắng coi đẹp lắm, thấy thương làm sao đâu.

Trong bụng nói Ổng ngồi tại Linh-Tiêu-Điện mình ngó thấy Ổng mặc bộ đồ khác, không lẽ hai người, chắc không phải Ổng. Vừa nói rồi thì thấy Ổng bước ra đứng ngay chính giữa ngó ngay Bần-Đạo, dường như thể biểu Con coi đây. Ngó ngay lên Ổng thấy Đạo hào-quang chiếu diệu ra, tay cầm cây gậy coi đẹp lắm. Cây gậy của Ổng quảy cái bầu, bên mình Ổng mang một cái bị, mặc bộ đồ Ngọc-Hoàng Thượng-Đế, nắm ngang cây gậy trên tay thành cây đòn cân, Ổng kéo cái bầu ra thành cái giá cân, Ổng kéo cái bị ra thành trái cân. Ba món báu ấy hiệp lại thành Cây Cân-Thiêng-Liêng mà chính mình đã thấy Ổng nơi Linh-Tiêu-Điện, không còn ai xa lạ nữa, cũng Đại-Từ-Phụ nhưng thiên biến, vạn hóa của Ổng mà tạo ra Càn-Khôn Vũ-Trụ vậy.

Vì cớ cho nên dầu cho một cái bông chúng ta chưa chắc là một vật, nếu chúng ta bẻ nó một cách vô lối, rủi phải nhầm sanh mạng của Phật thì khó mà tu lắm.

Con thú, nếu chúng ta nói nó là một vật mà biết đâu trong nó là một Vị Phật Bồ-Tát đương chuyển kiếp, nếu mình ăn thịt nhằm nó ngày kia nó về trển nó ngồi ngang mình, nó nhắc: Kiếp trước Phật có ăn thịt tôi, nhắc nội bao nhiêu đó cũng đủ mang bầu, quảy gậy mà tái kiếp nữa. Chúng ta ngó thấy nơi thế-gian này, hằng-hà sa-số con vật, mà biết đâu trong con vật lại có một Vị Phật Bồ-Tát đương tái kiếp để tạo Liên-Đài, rủi thay ta ăn nhằm thì khó đoạt-vị lắm. Vì cớ cho nên Đức Chí-Tôn biểu chúng ta trường chay là phải vậy.

Chừng ngó thấy rồi còn tọc mạch nữa, muốn biết hết Bạch-Ngọc-Kinh vì thấy Bạch-Ngọc-Kinh lớn lắm, đi biết chừng nào cho cùng, coi biết chừng nào cho hết. Liền vô thưa Thầy, cho con coi toàn-thể trong Bạch-Ngọc-Kinh. Vừa nghĩ rồi dường như Ổng đã biết, Ổng bước lại gần cái Đôn, cái Đôn này để gần Bần Đạo mà Bần Đạo không hay. Đến chừng Đức Chí Tôn cầm cây gậy gõ vào cái Đôn, cái Đôn ấy biến ra một Ông Già, nhưng Bần-Đạo không biết tên gì, từ đó đến giờ Bần-Đạo chỉ gọi là Ông Đôn mà thôi, chớ không biết Ổng gì cả, nhờ Ổng dắt Bần-Đạo đi cùng khắp nơi này qua nơi khác, mỗi cảnh các chơn-linh đều thu nhỏ lụng lại như hòn non bộ vậy. Bần-Đạo đi cùng Bạch-Ngọc-Kinh mà sợ có chỗ còn sót nữa. Đi mệt quá, đi bằng Chơn-Linh mà cũng biết mệt. Càn-Khôn Vũ-Trụ minh-mông đại-hải, không có bờ bến mà thâu hẹp lại vô trong Bạch-Ngọc-Kinh. Cảnh giới ấy Nam cũng vậy, Nữ cũng vậy, về đến cảnh giới ấy rồi đừng sợ thiếu chỗ ngồi, không có thiếu đâu, nếu có thiếu kêu Bần-Đạo, Bần-Đạo thường cho.

Bần-Đạo dám chắc con cái của Đức Chí-Tôn, không thể gì thiếu chỗ, hay bị sa thảy đâu, còn dư chỗ ngồi nhiều lắm.

Ở thế-gian này rán tu, tu xin cho được về cảnh ấy mà thôi. Còn về chỗ ở mướn phố, mướn nhà để Bần-Đạo lo cho hết thảy.

Bần-Đạo cho hiểu đó cho ngó thấy đó, đặng cho mấy người tu, mà không tu là tại mình, đừng để sau này nói Hộ-Pháp không nói gì hết, nên tôi không biết, đừng có ăn gian ăn lận, nói ngược nói ngạo gì hết thảy, Bần-Đạo nói có chứng thiên-hạ hết thảy.
Từ đây đến sau con đường dục-tấn trên cảnh Thiêng-Liêng hằng sống đã chấm dứt.
Kỳ tới Bần-Đạo sẽ khởi thuyết Bí-Pháp./.

Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống
Bài 31b
Đức Hộ-Pháp
Thuyết-Đạo tại Đền-Thánh, đêm 14 tháng 03 năm Kỷ-Sửu (11-04-1949)

Hôm nay Bần-Đạo giảng có hơi lâu một chút, có mệt xin cảm phiền.
Trước khi Bần-Đạo dìu-dắt cả thảy con cái của Đức Chí-Tôn vào Cực-Lạc Thế-Giới, đêm nay là đêm giảng Đạo, một triết-lý cả con cái Đức Chí-Tôn phải để ý cho lắm, nhứt là Bần-Đạo sẽ dẫn đến một chỗ, một lịch cảnh mà từ thử tới giờ trong Đạo Phật thường có nói là nơi Niết-Bàn Cảnh, nhưng trước khi giảng vấn-đề ấy Bần-Đạo có đôi điều căn dặn.

Bởi thời giờ đã đến, có điều trọng yếu hơn hết là kết cuộc của sự quyết định tương lai nước nhà chủng tộc Việt Nam đó vậy. Bần Đạo khi nói đã tỏ ra cái hình trạng đương nhiên Quốc dân Việt Nam đối với Pháp, Bần Đạo đã kiếm được người mà đòi cái nợ của Quốc gia Việt Nam cho kỳ đặng, không đặng phải làm thế nào, đòi cho kỳ đặng mà thôi.

Bần Đạo tưởng cả toàn Quốc dân Việt Nam quyết định không cho người đó thất bại, mà người đó, Hoàng Đế Bảo Đại, phải đòi cho kỳ đặng độc lập và thống nhứt nước nhà.

Bần Đạo quả quyết rằng: Hoàng Đế Bảo Đại sẽ đòi đặng và đòi đặng, Ngài đòi đã đành, mà còn biết bảo thủ, bảo thủ cho tồn tại biết có đặng chăng? Điều trọng yếu nhứt là điều ấy, mà cần phải giữ cho tồn tại, chẳng phải quyền nơi Hoàng Đế Bảo Đại mà do toàn quốc dân.

Ngài để đoạt được phận sự của Ngài, Ngài phải đòi cho đặng, còn bảo thủ được hay chăng là do toàn thể Quốc dân không phải do nơi Ngài nữa.

Bần Đạo căn dặn điều nữa. Điều trọng yếu nữa, đưong giờ phút này, không có một người nào đứng ra nói mình đại diện cho Quốc dân hay mình cầm quyền cho Quốc dân, toàn thể Quốc dân chưa có ai cầm quyền mình, chưa có uy quyền nào quyết định tương lai nước nhà, toàn thể Quốc dân Nam Nữ cũng thế, không có kẻ trộm nào dám cả gan nói tôi đại diện cho Quốc dân. Ngưòi ta đã bị ăn trôm ăn cướp nhiều lắm rồi.

Bần Đạo tưởng toàn cả Quốc dân giờ phút này, họ khôn ngoan không để cho kẻ nào lạm quyền hạng ấy nữa. Bần Đạo nói qủa quyết lần nữa, tương lai nên hay hư do nơi trí độ, do tài sức, do sự sáng kiến minh nẫn khôn ngoan của nòi giống Việt Nam định tương lai vận mạng của nòi giống Việt Nam mà thôi.

Nước nhà chúng ta xem lụng lại. Nhứt là các cơ quan trọng yếu hơn hết, cơ quan chính tay Đức Chí Tôn đào tạo, đào tạo cốt yếu để dành cho đến ngày nay cần dùng ấy là Đạo Cao Đài toàn thể con cái của Đức Chí Tôn Nam, Nữ cũng vậy phải minh mẫn sáng suốt hơn nữa, cốt yếu dẫn tinh thần đạo đức cho tồn tại tương lai nước nhà. Sự tồn tại của nòi giống đi đến mục đích và hạnh phúc của toàn thể Quốc dân nói giống Việt Nam tức nhiên nòi giống Lạc Hồng bốn ngàn năm tối cổ.

Bần Đạo có điều căn dặn cần thiết coi chừng, mở con mắt cho lớn, phải nhặt nhịm, khôn khéo đừng để Ma dắt lối, Quỉ đem đường, nó dùng mưu chước đặng phá hoại cả cơ nghiệp của chúng ta, nó quyết định thâu chiếm lại.

Trót 80 năm nô lệ, họ chỉ cả trăm con đường trước mắt chúng ta, đặng họ dẫn lối lạc lầm cho cả tinh thần nòi giống phải lạc lầm đặng nô lệ lần nữa.

Bần Đạo chỉ một con đường cho toàn thể quyết đoán, con đường bốn ngàn (4.000) năm từ trước Tổ phụ để lại. Bốn ngàn năm lập nghiệp, biết bao phen cường quyền áp bức dưới một chế độ đại quốc, chịu ảnh hưởng của nước Trung Hoa, từ thử tới giờ biết bao phen, cũng vì đi theo con đường ấy. Đặng định quốc của mình tới ngày nay, không có con đường nào khác hơn con đường của Tổ phụ dẫn đi, phải đi thôi.

Điều trọng yếu hơn hết Bần Đạo đã có tỏa cho hiểu rằng nhà Vua kia chỉ lảm chủ một Tông Đường, mà Tông Đường đó là Chúa cả thảy, tức nhiên một trăm Tông Đường khác, nhà Vua có quyền làm Chúa cả Hoàng Đồ này, nhà Vua định vận mạng Tổ Quốc, không phải một mình mà độc quyền đặng, mà còn các chủ quyền khác tức nhiên những vị chủ trường các Tông Đường khác. Cho nên Bần Đạo lập Ban Kỳ Lão tức nhiên lập Ban Lão Thành cả Quốc dân, Nam cũng vậy, Nữ cũng vậy, cầm quyền đặng giúp đở nhà Vua, đặng định vận mạng cho nước nhà, nên toàn thể trong Đạo Nam Nữ từ 50 tuổi đổ lên phải làm thông qui cho Bần Đạo biết. Bần Đạo sẽ cậy ngoài đời nữa, đặng kêu toàn thể Lão Thành Nam, Nữ làm cho thành tựu Ban Kỳ Lão ấy, cho kịp ngày Đức Hoàng Đế Bảo Đại hồi loan, về đặng định Quốc vận của mình đều ấy đã xong.
Bây giờ Bần Đạo giảng tiếp Cực Lạc Thế Giới. .... .... .... (Xem tiếp bài 31)

  
Lời Cảm Tạ
Tập tài liệu này đã ra đời trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Sự thiếu thốn phương tiện ấn loát cũng như vấn đề vật giá gia tăng đã gây nhiều trở ngại cho sự hoàn thành quyển tài liệu này. Nhưng dù sao hôm nay nó cũng đã nên hình tướng. Ấy là nhờ ở lòng nhiệt thành giúp đỡ của quí vị, kẻ công người của đóng góp tận tình. Công lao của quí vị sẽ được người sau ghi ân đời đời.

Riêng toàn Ban Biên Tập chúng tôi xin gởi đến quí vị lời chân thành cám ơn lòng hảo tâm của quí vị, đã giúp chúng tôi sớm thực hiện được hoài bảo.

Ngoài ra, để tiếp tục công việc phụng sự cho lý tưởng bảo tồn truyền thống giáo lý của Đạo, chúng tôi xin trân trọng ký thác quyển tài liệu này đến quí vị. Nếu thời cuộc có đổi thay, chúng tôi tin tưởng rằng mỗi người chúng ta đều phải gánh lấy sự hy sinh vô đối để đảm nhận tới cùng trách nhiệm bảo vệ truyền thống giáo lý của mình.

Ban Biên Tập
Soạn thảo tài liệu.
Thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp.
Thành phần Ban Biên Tập:
Ông Nguyễn Văn Mới.
Ông Ngô Minh Phát.
Ông Lê Kỳ Thật.
Ông Huỳnh Văn Tân.
Ông Nguyễn Văn Nghĩa.
Ông Phan Quang Hạo.
Ông Trần Tấn Gặp.
Ông Trần Anh Dũng.
CHUNG
    Home             1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ] [ 5 ]  [ 6 ]  [ 7 ]  8 ]  [ 9 ]  [ 10 ]  [ 11 ]  [ 12 ]  [ 13 ]  [ 14 ]  [ 15 ]  [ 16 ]  [ 17 ]  [ 18 ]  [ 19 ]  [ 20 ]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét