Giải Nghĩa Kinh Thiên Đạo Thế Đạo - 26 / 63 (HT.Nguyễn Văn Hồng)


VÃNG SANH THẦN CHÚ
Nam-mô :
A-Di-Ðà Bà-Dạ, Ða-Tha-Già-Ða-Dạ,
Ða-Ðiệt-Dạ-Tha: A-Di-Rị-Ðô-Bà-Tì,
A-Di-Rị-Ða, Tất-Ðam-Bà-Tì,
A-Di-Rị-Ða, Tì-Ca-Lan-Ðế,
A-Di-Rị-Ða, Tì-Ca-Lan-Ða,
Già-Di-Nị, Già-Già-Na,
Chỉ-Ca-Ða-Lệ, Ta-Bà-Ha.
(Tụng 3 lần rồi niệm Câu Chú của Thầy 3 lần).
GIẢI NGHĨA
Vãng sanh: Vãng là đã qua, ý nói chết, qua đời; Sanh là sanh ra và sống. Vãng sanh là chết ở thế giới ô trược nầy để linh hồn chuyển sanh qua một thế giới khác cao hơn, thanh khiết hơn, tốt đẹp hơn, an vui sung sướng hơn.

Thần chú: Thần là thiêng liêng mầu nhiệm, Chú là câu niệm đặc biệt có tác dụng rất huyền diệu.
Vãng sanh Thần chú: là Câu niệm bằng tiếng Phạn đặc biệt của Phật giáo để cầu nguyện với Ðức Phật A-Di-Ðà cứu độ linh hồn người chết được sanh về cõi CLTG.
Vãng sanh Thần chú gồm 59 chữ, được giải nghĩa theo Phật Học Từ Ðiển của Ông Ðoàn trung Còn như sau:
Nam-mô A-Di-Ðà Bà-Dạ: Tiếng Phạn là Namah Amitabhavyuha, nghĩa là: Qui kính Ðức A-Di-Ðà Phật.
Ða-Tha-Già-Ða-Dạ: Tiếng Phạn là Tathagata, nghĩa là: Như Lai. (Như Lai là một trong 10 hiệu của Phật).
Ða-Ðiệt-Dạ-Tha: dịch là tức thuyết chú viết, nghĩa là: Liền đọc bài Chú dưới đây.
10 câu tiếp theo: là mật ngữ, đại ý có nghĩa là: Nhổ bỏ tận gốc các nghiệp chướng.

Ta-Bà-Ha: tiếng Phạn là Swâha. Thường các bài Thần chú đều có 3 chữ chót là Ta-Bà-Ha, có nghĩa là: Thường tựu, kiết tường, tiêu tai tăng phước, viên tịch, vô trụ, kính Phật chứng minh.
Vãng Sanh Thần Chú còn được gọi là: Chú Vãng Sanh, Vãng Sanh Chơn ngôn, Vãng Sanh Quyết định Chơn ngôn.
1 ]  2 ]  3 ]  4 ]  5 ]  6 ]  7 ]  8 ]  9 ]  10 ]  11 ]  12 ]  13 ]  14 ]  15 ]  16 ]  17 ]  18 ]  19 ]  20 ] [ 21 ]  22 ]  23 ]  24 ]  25 ]  26 ]  27 ]  28 ]  29 ]  30 ]  31 ]  32 ]  33 ]  34 ]  35 ]  36 ]  37 ]  38 ]  39 ]  40 ]  41 ]  42 ]  43 ]  44 ]  45 ]  46 ]  47 ]  48 ]  49 ]  50 ]  51 ]  52 ]  53 ]  54 ]  55 ]  56 ]  57 ]  58 ]  59 ]  60 ]  61 ]  62 ]  63 ]

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét