KINH TIỂU TƯỜNG (Giọng Nam xuân)
1. "Tịnh niệm phép Nhiên Ðăng tưởng tín.
2. Hư Vô Thiên đến thính Phật điều.
3. Ngọc Hư Ðại Hội ngự triều.
4. Thiều quang nhị bá Thiên kiều để chơn.
5. Bồ Ðề Dạ dẫn hồn thượng tấn,
6. Cực Lạc quan đẹp phận Tây Qui.
7. Vào Lôi Âm kiến A-Di,
8. Bộ Công Di-Lạc Tam Kỳ độ sanh.
10. Ngôi liên đài quả phúc Dà Lam.
11. Vạn linh trổi tiếng mầng thầm.
12. Thiên Thơ Phật tạo độ phàm giải căn."
(Niệm Câu Chú của
Thầy 3 lần)
GIẢI NGHĨA
Kinh Tiểu Tường do Ðức
Phật Mẫu giáng cơ ban cho.
Từ ngày làm Tuần Cửu Cửu
(Chung Cửu) đến ngày làm Lễ Tiểu Tường là đúng 200 ngày.
Tiểu Tường cũng được làm
tại Thánh Thất sở tại, phải tụng bài Kinh Khai Cửu Ðại Tường và Tiểu Tường, rồi
kế đó mới tụng Kinh Tiểu Tường.
Câu 1: "Tịnh niệm
phép Nhiên Ðăng tưởng tín."
Tịnh niệm: Tịnh là trong
sạch, niệm là tưởng nghĩ tới. Tịnh niệm phép là phép tắc giữ lòng trong sạch để
tưởng nghĩ tới một Ðấng TL.
Nhiên Ðăng: Ðức Nhiên Ðăng
Cổ Phật, Giáo chủ Phật giáo thời Nhứt Kỳ Phổ Ðộ, chưởng quản từng Trời Hư Vô
Thiên. Tưởng tín: Tưởng là nhớ nghĩ tới, tín là tin. Tưởng tín là tin tưởng.
C.1: "Phép tịnh niệm giữ lòng trong sạch để niệm danh Ðức Nhiên Ðăng Cổ
Phật và tin tưởng nơi Ngài."
Câu 2: "Hư Vô Thiên đến thính Phật điều."
Hư Vô Thiên: Từng Trời thứ
10, ngay bên trên Cửu Trùng Thiên. Trong từng Trời nầy có Ngọc Hư Cung và CLTG.
Thính: Nghe. Phật điều: Những điều Phật dạy.
C.2: "Chơn hồn đến từng Trời Hư Vô Thiên để nghe những điều Phật dạy."
Câu 3: "Ngọc Hư Ðại
Hội ngự triều."
Ngọc Hư: Ngọc Hư Cung,
thuộc từng Trời Hư Vô Thiên. Ngự triều: Ngự là chỉ hành động của vua. Ngự triều
là Ðức Chí Tôn đến họp triều đình.
C.3: "Ðức Chí Tôn đến Ngọc Hư Cung để họp Ðại Hội triều đình."
Câu 4: "Thiều quang
nhị bá Thiên kiều để chơn."
Thiều quang: Thiều là đẹp, quang là ánh sáng.
Thiều quang là ánh sáng đẹp, ở đây chỉ 1 ngày. Nhị bá: 200.
Thiều quang nhị bá: 200 ngày. Từ ngày làm Tuần
Chung Cửu đến ngày làm Tiểu Tường là 200 ngày. Thiên kiều: Kiều là cây cầu.
Thiên kiều là cây cầu bắc lên Trời.
C.4: "Thiều quang nhị bá Thiên kiều để chơn, nghĩa là: Hai trăm ngày
sau, Chơn hồn được đặt chơn lên cây cầu Thiên kiều."
Câu 5-6: "Bồ Ðề Dạ dẫn hồn thượng tấn,"
"Cực Lạc quan
đẹp phận Tây Qui."
Thượng tấn: Thượng là đi
lên, tấn là tiến tới. Thượng tấn là tiến lên cao. Quan: Cái cổng lớn. Cực Lạc
quan: Cái cổng lớn đi vào CLTG. Ðẹp phận: Số phận tốt đẹp.
Tây Qui: Một địa danh nơi
cõi CLTG.
C.5-6: "Bồ Ðề Dạ hướng dẫn Chơn hồn tiến lên
cao, đến cái cổng lớn đi vào CLTG, rồi đi đến một chỗ gọi là Tây Qui, là nơi
định phận tốt đẹp cho Chơn hồn."
Câu 7-8: "Vào Lôi
Âm kiến A-Di,"
"Bộ Công Di-Lạc
Tam Kỳ độ sanh."
Vào Lôi Âm: Ði vào Lôi Âm
Tự, tức là đi vào Chùa Lôi Âm ở kinh đô của CLTG. Kiến: Thấy, gặp.
A-Di: nói tắt của từ ngữ
A-Di-Ðà Phật. Ðức Phật A-Di-Ðà là Chưởng giáo CLTG trong thời Nhị Kỳ Phổ Ðộ.
Qua thời TKPÐ, Ðức Phật A-Di-Ðà vâng lịnh Ðức Chí Tôn giao quyền Chưởng giáo
lại cho Ðức Di-Lạc Vương Phật, Ngài vào ngự trong Lôi Âm Tự cùng với Ðức Phật
Thích Ca.
Bộ Công: Bộ là sổ sách ghi
chép, Công là công quả. Bộ công là bộ sổ ghi chép công quả. Những người nào có
công quả giúp đời giúp Ðạo, phổ độ nhơn sanh thì được ghi vào Bộ Công Quả.
Trong thời ÐÐTKPÐ, Ðức Chí Tôn lập ra một Trường thi Công quả cho chúng sanh
đắc đạo, mà Ðức Phật Di-Lạc là Chánh Chủ Khảo nên Ðức Di-Lạc lập ra Bộ Công Quả
để căn cứ vào đó mà chấm thi đậu rớt.
Ðộ sanh: Cứu giúp Chơn hồn
đưa lên sống cõi TLHS.
C.7-8: "Chơn hồn đi vào Chùa Lôi Âm để bái
kiến Ðức Phật A-Di-Ðà. Ðức Phật Di-Lạc lập ra Bộ Công Quả trong thời ÐÐTKPÐ để
cứu giúp các Chơn hồn đưa lên cõi TLHS."
Câu 9: "Ao Thất Bửu gội mình sạch tục."
Thất bửu: 7 món báu, kể
ra: Vàng, Bạc, Ngọc Lưu ly, Ngọc Xà cừ, Ngọc Mã não, Ngọc Hổ phách, Ngọc San
hô.
Ao Thất Bửu: Cái ao nơi
cõi CLTG, được xây dựng và trang trí bằng 7 thứ quí báu đẹp đẽ lạ thường. Ðặc
biệt nước trong Ao Thất Bửu có đủ 8 công đức nên gọi là Bát Công Ðức Thủy.
Người nào được ân huệ vào tắm trong Ao Thất Bửu thì trí tuệ được khai thông và
chơn thần được trong sáng, vì các thứ ô trược nhiễm vào Chơn thần đã được gội
sạch bởi nước 8 công đức trong ao. Sạch tục: Rửa sạch hết các thứ dơ bẩn nơi
cõi trần đã bám vào Chơn thần. (Tục là chỉ cõi trần).
C.9: "Chơn hồn được đến tắm nơi Ao Thất Bửu để gội sạch hết các thứ dơ
bẩn của cõi trần đã bám vào Chơn thần."
Câu 10: "Ngôi liên đài quả phúc Dà Lam."
Liên đài: Tòa sen, ngôi vị
của Phật.
Quả phúc: Kết quả của
phước đức. Ðó là ngôi vị Tiên, Phật. Dà Lam: Già Lam, ngôi vị Phật gọi là Phật
Già Lam.
C.10: "Tòa
sen, ngôi vị Phật Dà Lam là kết quả của những phước đức tu hành."
Câu 11: "Vạn linh trổi tiếng mầng thầm."
Vạn linh: Tất cả các Chơn
linh trong CKVT gồm đủ Bát hồn. Trổi tiếng: Cất tiếng nói lên. Mầng thầm: Mừng
rỡ mà không lộ ra ngoài, mừng kín đáo trong lòng.
C.11: "Vạn linh trổi tiếng mừng thầm, nghĩa là: Vạn linh đều cất tiếng
nói thầm trong lòng là rất vui mừng thấy một Chơn linh đắc đạo vào phẩm vị
Phật."
Câu 12: "Thiên Thơ Phật tạo độ phàm giải căn."
Thiên thơ: Thơ là sách,
Thiên thơ là quyển sách của Trời ghi chép Thiên điều, tức là ghi chép các Luật
pháp điều hành sự vận chuyển của CKVT và sự tiến hóa của vạn linh. Thiên thơ
được các Ðấng Tiên Phật họp tại Ngọc Hư Cung lập ra nên câu kinh mới viết là:
Thiên thơ Phật tạo.
Ðộ phàm: Cứu giúp chúng
sanh nơi cõi trần. Ðộ là cứu giúp, phàm là tầm thường thấp kém, chỉ cõi trần .
Giải căn: Cởi bỏ cái gốc
rễ, cái gốc rễ ấy là những việc làm thiện ác trong kiếp sống trước tạo thành
các oan nghiệt nơi cõi trần. Giải căn là cởi bỏ các oan nghiệt của chúng sanh
nơi cõi trần .
C.12: "Thiên thơ Phật tạo độ phàm giải căn, nghĩa là: Chư Phật lập ra
Thiên thơ để cứu giúp và cởi bỏ hết các oan nghiệt của chúng sanh nơi cõi trần."
[ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ] [ 11 ] [ 12 ] [ 13 ] [ 14 ] [ 15 ] [ 16 ] [ 17 ] [ 18 ] [ 19 ] [ 20 ] [ 21 ] [ 22 ] [ 23 ] [ 24 ] [ 25 ] [ 26 ] [ 27 ] [ 28 ] [ 29 ] [ 30 ] [ 31 ] [ 32 ] [ 33 ] [ 34 ] [ 35 ] [ 36 ] [ 37 ] [ 38 ] [ 39 ] [ 40 ] [ 41 ] [ 42 ] [ 43 ] [ 44 ] [ 45 ] [ 46 ] [ 47 ] [ 48 ] [ 49 ] [ 50 ] [ 51 ] [ 52 ] [ 53 ] [ 54 ] [ 55 ] [ 56 ] [ 57 ] [ 58 ] [ 59 ] [ 60 ] [ 61 ] [ 62 ] [ 63 ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét