Kinh Ði Ra Ðường (Giọng
Nam xuân)
1. "Thân vận động trong trường thế sự.
2. Ðạo nhơn luân cư xử cùng đời.
3. Ðòi phen lúc biến khi dời,
4. Thân như bèo bọt giữa vời linh đinh.
5. Dòm thấy cuộc kinh dinh dưới mắt,
6. E trở tâm, tánh bắt đổi thay.
7. Con xin nương bóng Cao Ðài,
8. Bước ra một bước cảm hoài căn tu.
9. Gót chơn đưa rủi như sát mạng,
10. Vật hữu linh phàm nhãn không soi.
11. Xin tha họa gởi tai rơi,
13. Ðại Từ Phụ oai linh bảo hộ,
14. Những chông gai quét ngõ ven đường.
15. Ði an khương,
về an khương,
16. Cõi Thiên, cảnh tục cũng dường chung nhau."
(Niệm 1 lần Câu
Chú của Thầy)
GIẢI NGHĨA
Câu 1: "Thân vận động
trong trường thế sự."
"Thân vận động: Thân thể hoạt động để làm
việc."
Trường: Nơi tụ họp nhiều
người. Thế sự: Việc đời.
C.1: "Tấm thân phải hoạt động làm việc để mưu cầu sự sống trong trường
đời."
Câu 2: "Ðạo nhơn luân
cư xử cùng đời."
Ðạo: Ðường lối, nguyên tắc
mà con người có nhiệm vụ gìn giữ và tuân theo trong cuộc sống trong xã hội.
Nhơn luân: Luân là cách cư
xử theo lẽ phải trong cuộc sống. Nhơn luân là cách cư xử giữa người với người
theo lẽ phải. Nho giáo dạy 5 cách đối xử, gọi là Ngũ Luân: Quân thần (Vua
quan), Phụ tử (Cha con), Phu phụ (Chồng vợ), Huynh đệ (Anh em), Bằng hữu (Bạn
bè).
C.2: "Học theo đạo Nhơn luân để cư xử với đời."
Câu 3-4: "Ðòi phen lúc biến khi dời,"
"Thân như bèo bọt giữa vời linh đinh."
Ðòi phen: Nhiều lần. Ðòi
là nhiều. Dời: Xê dịch.
Bèo bọt: Cánh bèo và cái
bọt nước nổi trôi trên mặt nước. Ý nói: Thân phận lênh đênh như cánh bèo trôi,
không biết đi về đâu, cũng không bền vững, dễ vỡ tan như bọt nước.
Giữa vời: Ở giữa vùng nước
rộng ngoài xa.
Linh đinh: Lênh đênh, trôi
nổi nay đây mai đó.
C.3-4: "Nhiều lần đổi thay, thân phận con
người như cánh bèo, như bọt nước, lênh đênh trên sóng nước mênh mông vô định."
Câu 5-6: "Dòm thấy cuộc kinh dinh dưới mắt,"
"E trở tâm, tánh bắt đổi thay."
Dòm thấy: Nhìn thấy. Kinh
dinh: Kinh doanh, tổ chức sản xuất hay mua bán cho sanh lợi. E: Sợ, e sợ.
Trở tâm: Lật ngược cái
Tâm. Cái Tâm trước đây tốt, không tham lam, khi lật ngược trở lại thì cái Tâm biến
thành xấu, tham lam ích kỷ.
C.5-6: "Nhìn thấy cuộc kinh doanh dưới mắt
sanh nhiều lợi lộc tiền bạc, e rằng lòng tham dấy lên làm thay đổi tánh nết."
Câu 7-8: "Con xin nương bóng Cao Ðài,"
"Bước ra một bước cảm hoài căn tu."
Nương bóng: Nhờ vào sự che
chở. Cao Ðài: Ðức Chí Tôn. Cảm hoài: Cảm là xúc động trong lòng, hoài là nhớ
nhung. Cảm hoài là xúc động nhớ nhung. Căn tu: Cái gốc tu hành, tức là cái gốc
của người đó là kẻ tu hành.
C.7-8: "Con xin nương dựa vào sự che chở của
Ðức Chí Tôn. Bước ra đường một bước, lòng cảm động nhớ rằng mình vốn là kẻ tu
hành."
Câu 9-10: "Gót chơn đưa
rủi như sát mạng,"
"Vật hữu linh phàm nhãn không soi."
Sát mạng: Giết chết một
mạng sống.
Vật hữu linh: Các loài
sinh vật đều có tánh linh, nhưng tánh linh nầy ít hay nhiều tùy theo loài và
đẳng cấp tiến hóa của nó. Loài Thảo mộc có tánh linh ít hơn Thú cầm, Thú cầm
thì tánh linh ít hơn nhơn loại. Chỉ có loài người là linh nhiều hơn hết vì có
đủ Tam hồn: Sanh hồn, Giác hồn và Linh hồn.
Phàm nhãn: Con mắt bằng
thịt của người phàm, nên còn gọi là Nhục nhãn. Ðối lại với Phàm nhãn là Huệ
nhãn, con mắt trí huệ. Khôn soi: Không nhìn thấy rõ.
C.9-10: "Bước chơn đi ra ngoài, rủi như đạp
chết một sinh vật có tánh linh, là vì mắt phàm không nhìn thấy rõ."
Câu 11-12: "Xin tha họa
gởi tai rơi,"
"Hồn linh nhờ có Ơn Trời chứng minh."
Họa gởi tai rơi: Tai họa
bất ngờ. Hồn linh: Linh hồn của sanh vật vừa bị đạp chết. Chứng minh: Chứng
thật rõ ràng.
C.11-12: "Xin tha thứ, đừng gieo tai họa bất
ngờ, xin hồn linh của sanh vật hiểu giùm, đừng báo oán, vì đây không cố ý sát
mạng, nhờ Ðức Chí Tôn chứng minh."
Câu 13-14: "Ðại Từ Phụ
oai linh bảo hộ,"
"Những chông gai quét ngõ ven đường."
Ðại Từ Phụ: Toàn cả chúng
sanh đều là con cái của Ðức Chí Tôn, nên gọi Ðức Chí Tôn là Ðại Từ Phụ.
Oai linh: Oai quyền TL. Bảo hộ: Gìn giữ và che
chở.
C.13-14: "Xin Ðại Từ Phụ dùng oai quyền thiêng liêng gìn giữ và che chở cho con
khỏi đạp lên những chông gai quét vào ngõ hay ở ven đường."
Câu 15-16: "Ði an khương, về an khương,"
"Cõi Thiên, cảnh tục cũng dường chung nhau."
An khương: An là yên ổn,
khương hay khang là vui vẻ mạnh khỏe. An khương là yên ổn, vui vẻ, mạnh khỏe.
Cõi Thiên: Cõi Trời, cõi TLHS. Cảnh tục: Cõi trần. Cũng dường chung nhau: Dường
như cũng giống như nhau.
C.15-16: "Xin cho con đi được an khương và khi
về cũng được an khương. Ði trên cõi Thiêng liêng hay đi trên đường trần cũng
đều được an khương như nhau."
KHẢO
DỊ:
-
Kinh TÐ-TÐ 1936: cũng dường.
-
Kinh Lễ, Kinh TÐ-TÐ 1968, 1974, 1975: cũng đường.
Dường: Giống như, hình như. Ðường: Con đường đi.
[ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ] [ 11 ] [ 12 ] [ 13 ] [ 14 ] [ 15 ] [ 16 ] [ 17 ] [ 18 ] [ 19 ] [ 20 ] [ 21 ] [ 22 ] [ 23 ] [ 24 ] [ 25 ] [ 26 ] [ 27 ] [ 28 ] [ 29 ] [ 30 ] [ 31 ] [ 32 ] [ 33 ] [ 34 ] [ 35 ] [ 36 ] [ 37 ] [ 38 ] [ 39 ] [ 40 ] [ 41 ] [ 42 ] [ 43 ] [ 44 ] [ 45 ] [ 46 ] [ 47 ] [ 48 ] [ 49 ] [ 50 ] [ 51 ] [ 52 ] [ 53 ] [ 54 ] [ 55 ] [ 56 ] [ 57 ] [ 58 ] [ 59 ] [ 60 ] [ 61 ] [ 62 ] [ 63 ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét