KINH TỤNG KHI THẦY QUI VỊ (Giọng Nam ai)
1. "Ðường công danh càng nhìn quảng đại,
2. Nghĩa thầy trò nghĩ lại khó quên.
3. Vái cùng sư phụ linh thiêng,
4. Chứng lòng đệ tử đáp đền ơn xưa.
5. Dầu hoạn lộ chưa vừa sở nguyện,
6. Dầu cửa quyền trọng tiếng chăn dân.
7. Ơn cha
sanh hóa ra thân,
9. Khoa
Võ môn dầu nhào qua khỏi,
10. Trương vi rồng học hỏi nơi ai?
11. Ðẹp mình với vẻ cân đai,
12. Công thầy tô điểm từ ngày ấu xuân.
13. Cõi Hư vô nay gần phước Thánh,
14. Xin châu toàn đường hạnh môn sinh.
15. Cõi Thiên xin gởi chút tình,
16. Rót chung ly hận gật mình đưa thương."
GIẢI NGHĨA
Qui vị: Qui là trở về, vị
là ngôi vị nơi cõi Thiêng liêng. Qui vị là trở về ngôi vị cũ nơi cõi TL, ý nói
chết rồi, linh hồn xuất ra khỏi thể xác, bay trở về ngôi vị cũ nơi cõi TL.
Câu 1-2: "Ðường công danh càng nhìn quảng đại,"
"Nghĩa thầy trò nghĩ lại khó quên."
Công danh: Công nghiệp và
tiếng tăm, chỉ việc ra làm quan để có được sự nghiệp và tiếng tăm vinh hiển với
đời.
C.1-2: "Con đường công danh càng nhìn càng
thấy rộng rãi. Tình nghĩa thầy trò suy nghĩ lại, thật khó mà quên được."
Câu 3-4: "Vái cùng sư phụ linh thiêng,"
"Chứng lòng đệ
tử đáp đền ơn xưa."
Vái: Chấp tay cúi đầu cầu
nguyện. Sư phụ: Thầy dạy học.
C.3-4: "Nguyện vái cùng thầy, linh thiêng xin
chứng cho lòng thành đệ tử muốn đền đáp ơn xưa của thầy."
Câu 5-6: "Dầu hoạn lộ chưa vừa sở nguyện,"
"Dầu cửa quyền trọng tiếng chăn dân."
Hoạn lộ: Con đường làm
quan. Hoạn là việc làm quan.
Sở nguyện: Ðiều quan trọng mà mình mong ước.
Cửa quyền: Cửa quan. Chăn
dân: Cai trị dân chúng.
C.5-6: "Dầu con đường làm quan chưa vừa sở
nguyện; Dầu nơi cửa quan quyền được kính trọng là người cai trị dân."
Câu 7-8: "Ơn cha sanh hóa ra thân,"
"Ơn thầy giáo
huấn cũng gần như nhau."
Sanh hóa: Sanh ra và nuôi
dưỡng cho lớn lên.
C.7-8: "Công cha sanh ra và nuôi dưỡng tấm thân nầy,
công thầy dạy dỗ, hai công ơn ấy cũng gần bằng nhau."
KHẢO DỊ:
- Kinh TÐ-TÐ 1936, Kinh Lễ 1952:
Ơn thầy huấn giáo.
- Kinh TÐ-TÐ 1968, 1974, 1975:
Ơn thầy giáo huấn.
Huấn giáo đồng nghĩa Giáo huấn: Dạy bảo học sinh.
Câu 9-10: "Khoa Võ môn
dầu nhào qua khỏi,"
"Trương vi rồng học hỏi nơi ai?"
Võ môn: Môn là cái cửa, Võ
là vua Hạ Võ bên Tàu, nối đời vua Thuấn, làm vua nước Tàu, mở ra nhà Hạ. Võ môn
là cái cửa do vua Hạ Võ làm ra ở thượng lưu sông Hoàng Hà, giữa huyện Hà Tân
tỉnh Sơn Tây và huyện Hàn Thành tỉnh Thiểm Tây. Tại đây có cái mõm đá nhô ra
giống như cái cửa. Vua Hạ Võ khi trị thủy đã đục phá mõm đá nầy cho rộng thêm
ra làm thành một cái cửa lớn cho thông đường nước chảy, và gọi đó là Võ môn.
Theo sách Tam Tần Ký, tại Võ môn thường có sóng dữ. Hằng năm, vào tháng 3 các
thứ cá chép tụ hội về đây để thi vượt Võ môn. Con nào vượt qua được thì hóa
thành rồng. Do đó, Võ môn được các nhà văn dùng để chỉ trường thi cử. Vượt qua
Võ môn, cá chép hóa rồng, ví như thi đậu Trạng Nguyên. Khoa Võ môn: Kỳ thi
tuyển lựa người tài giỏi.
Trương: Giương cao. Vi
rồng: Cái vây hay cái kỳ của con rồng. Trương vi rồng: Con rồng giương cái kỳ
ra cho mọi người nhìn thấy, tỏ ý khoe khoang tự đắc. Người đi thi, đậu được
Trạng Nguyên, ví như cá chép vượt qua Võ môn hóa thành rồng, rồi giương cái kỳ
ra để khoe mình tài giỏi, còn quan Trạng thì được vua cấp cho áo mão, xe ngựa,
quân hầu đi khoe Trạng khắp kinh thành và cho về quê vinh qui bái tổ.
C.9-10: "Thi đậu được Trạng Nguyên, giương danh
khoe giỏi với đời, vậy chớ nhờ học hỏi nơi ai?"
KHẢO
DỊ:
-
Kinh Lễ năm 1952:
Khóa
Võ môn đầu nhào.
Trượng
vi rồng.
-
Kinh TÐ-TÐ 1936, 1968, 1974, 1975:
Khoa
Võ môn dầu nhào.
Trương
vi rồng.
Câu 11-12:"Ðẹp mình với
vẻ cân đai,"
"Công thầy tô điểm từ ngày ấu xuân."
Cân đai: Cân là cái khăn
bịt đầu, ý nói cái mão; đai là cái vòng cứng choàng ngang bụng trong bộ triều
phục của các quan lớn thời xưa. Cân đai là chỉ phẩm phục của các quan nơi triều
đình. Ấu xuân: Ấu là bé nhỏ non nớt, xuân là thời niên thiếu. Ấu xuân là tuổi
trẻ thời niên thiếu.
C.11-12: "Thân mình đẹp đẽ với áo mão triều đình
là do công ơn của thầy dạy dỗ chăm sóc từ lúc tuổi còn niên thiếu."
Câu 13-14: "Cõi Hư vô nay
gần phước Thánh, "
"Xin châu toàn đường hạnh môn sinh."
Cõi Hư vô: Cõi trống
không, xem không thấy gì cả, nhưng rất mầu nhiệm. Cõi Hư vô là cõi TLHS. Ðường
hạnh: Con đường đức hạnh, con đường đạo đức. Môn sinh: Học trò.
C.13-14: "Nay linh hồn thầy ỏ nơi cõi TLHS, được
gần gũi với các vị Thánh mà hưởng phước, xin thầy giúp cho các học trò đi trọn
vẹn trong con đường đạo đức."
Câu 15-16: "Cõi Thiên xin
gởi chút tình,"
"Rót chung ly hận gật mình đưa thương."
Chung ly hận: Chung là cái chén nhỏ dùng để
uống rượu, ly là xa cách, hận là giận hờn vì thương tiếc, chỉ sự thương
tiếc. Chung ly hận là chung rượu biệt ly và thương tiếc.
Gật mình: Cúi mình lạy
xuống.
Ðưa thương: "Tiễn
đưa với tấm lòng thương nhớ.
C.15-16: Xin gởi chút tình cảm đến thầy nơi cõi TLHS,
xin rót chung rượu biệt ly và thương tiếc, kính lạy đưa tiễn thầy với tấm lòng
thương nhớ."
[ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ] [ 11 ] [ 12 ] [ 13 ] [ 14 ] [ 15 ] [ 16 ] [ 17 ] [ 18 ] [ 19 ] [ 20 ] [ 21 ] [ 22 ] [ 23 ] [ 24 ] [ 25 ] [ 26 ] [ 27 ] [ 28 ] [ 29 ] [ 30 ] [ 31 ] [ 32 ] [ 33 ] [ 34 ] [ 35 ] [ 36 ] [ 37 ] [ 38 ] [ 39 ] [ 40 ] [ 41 ] [ 42 ] [ 43 ] [ 44 ] [ 45 ] [ 46 ] [ 47 ] [ 48 ] [ 49 ] [ 50 ] [ 51 ] [ 52 ] [ 53 ] [ 54 ] [ 55 ] [ 56 ] [ 57 ] [ 58 ] [ 59 ] [ 60 ] [ 61 ] [ 62 ] [ 63 ]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét